You are on page 1of 123

lOMoARcPSD|12837199

Tailieuxanh hoan thien hoat dong marketing tai truong cao


dang thuong mai va du lich 3567
Truyền thồng Marketing tích hợp (Học viện Công nghệ Bưu chính Viễn thông)

StuDocu is not sponsored or endorsed by any college or university


Downloaded by thuong huyen (thuonghuyen.hvtc.2508@gmail.com)
lOMoARcPSD|12837199

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO


TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NỘI
---------------------------------
NGUYỄN THỊ THANH NGÂN

NGUYỄN THỊ THANH NGÂN

HOÀN THIỆN HOẠT ĐỘNG MARKETING TẠI


TRƯỜNG CAO ĐẲNG THƯƠNG MẠI VÀ DU LỊCH
QUẢN TRỊ KINH DOANH

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ

QUẢN TRỊ KINH DOANH


KHOÁ 2011A

Hà Nội – 2013

Downloaded by thuong huyen (thuonghuyen.hvtc.2508@gmail.com)


lOMoARcPSD|12837199

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NỘI


---------------------------------------

NGUYỄN THỊ THANH NGÂN

HOÀN THIỆN HOẠT ĐỘNG MARKETING TẠI


TRƯỜNG CAO ĐẲNG THƯƠNG MẠI VÀ DU LỊCH

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ

QUẢN TRỊ KINH DOANH

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC

TS. PHẠM THỊ THANH HỒNG

Hà Nội – 2013

Downloaded by thuong huyen (thuonghuyen.hvtc.2508@gmail.com)


lOMoARcPSD|12837199

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan: Bản luận văn tốt nghiệp này là công trình nghiên cứu của
bản thân tôi, kết quả nghiên cứu nêu trong luận văn là trung thực, được thực hiện
trên cơ sở nghiên cứu lý luận khoa học tình hình thực tiễn hoạt động Marketing tại
Trường cao đẳng Thương mại và Du lịch, dưới sự hướng dẫn tận tình của TS. Phạm
Thị Thanh Hồng
Tất cả các số liệu, bảng biểu trong luận văn là kết quả của quá trình thu thập
tài liệu từ nhiều nguồn khác nhau, phân tích và đánh giá dựa trên cơ sở kiến thức tôi
đã tiếp thu được trong quá trình học tập, không phải là sản phẩm sao chép của các
đề tài nghiên cứu trước đây.
Một lần nữa tôi xin khẳng định về sự trung thực của lời cam kết trên. Nếu
sai, tôi hoàn toàn chịu trách nhiệm.
Tác giả

Nguyễn Thị Thanh Ngân

Downloaded by thuong huyen (thuonghuyen.hvtc.2508@gmail.com)


lOMoARcPSD|12837199

LỜI CẢM ƠN

Trong quá trình thực hiện Luận văn với đề tài: “Hoàn thiện hoạt động
Marketing tại Trường cao đẳng Thương Mại và Du Lịch”, tôi đã nhận được sự
quan tâm, giúp đỡ của các thầy giáo, cô giáo trong Khoa Kinh tế Quản trị kinh
doanh, Viện Kinh tế & Quản lý (Viện đào tạo sau đại học – Đại học Bách khoa Hà
Nội); Ban Giám Hiệu, các Khoa, các phòng ban Trường cao đẳng Thương Mại và
Du Lịch, … Đặc biệt là sự tận tình hướng dẫn, của TS.Phạm Thị Thanh Hồng; sự
ủng hộ, động viên của đồng nghiệp, gia đình và bè bạn.
Tôi xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ của các thầy cô giáo, các quý cơ quan,
gia đình, bạn bè và đồng nghiệp. Sự giúp đỡ này đã động viên, cổ vũ và giúp tôi
nhận thức, làm sáng tỏ thêm cả mặt lý luận và mặt thực tiễn về lĩnh vực mà luận văn
nghiên cứu.
Luận văn là quá trình nghiên cứu công phu, sự làm việc khoa học và nghiêm
túc của bản thân. Mặc dù tác giả đã rất cố gắng, nhưng do trình độ và thời gian có
hạn, nên khó tránh khỏi những khiếm khuyết nhất định.
Tôi rất mong nhận được sự quan tâm, ý kiến đóng góp của các thầy cô giáo
và những độc giả quan tâm đến đề tài này.
Xin chân thành cảm ơn!
Học viên lớp Cao Học Bách Khoa, Khóa 2011 - Thái Nguyên

Tác giả

Nguyễn Thị Thanh Ngân

Downloaded by thuong huyen (thuonghuyen.hvtc.2508@gmail.com)


lOMoARcPSD|12837199

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

STT Ký hiệu chữ viết tắt Nội dung viết tắt

1 7P Các yếu tố cấu thành Marketing dịch vụ

2 BGD&ĐT Bộ giáo dục và đào tạo

3 BGH Ban giám hiệu

4 BLĐTB&XH Bộ lao động thương binh và xã hội

5 CB Cán bộ

6 CBCNV Cán bộ công nhân viên

7 CĐ Cao đẳng

8 CĐN Cao đẳng nghề

9 CĐTM&DL Cao đẳng thương mại và du lịch

10 DN Doanh nghiệp

11 ĐH Đại học

12 GDP Tổng sản phẩm nội địa

13 GDTX Giáo dục thường xuyên

14 GVDG Giáo viên dạy giỏi

15 HĐND Hội đồng nhân dân

16 HSSV Học sinh sinh viên

17 KDNH-KS Kinh doanh nhà hàng – khách sạn

18 KDTM Kinh doanh thương mại

19 KHCN&ĐN Khoa học công nghệ và đối ngoại

Downloaded by thuong huyen (thuonghuyen.hvtc.2508@gmail.com)


lOMoARcPSD|12837199

20 KT&QTKD Kinh tế và quản trị kinh doanh

21 LPG Nghiệp vụ kinh doanh dầu khí dầu mỏ hóa lỏng

22 NCS Nghiên cứu sinh

23 NVKD Nhân viên kinh doanh

24 PTTH Phổ thông trung học

25 QL Quốc lộ

26 QTĐS Quản trị đời sống

27 TCCN Trung cấp chuyên nghiệp

28 TCHC Tổ chức hành chính

29 TCN Trung cấp nghề

30 THCN Trung học chuyên nghiệp

31 THPT Trung học phổ thông

32 TNCS Thanh niên cộng sản

33 TTKT&ĐBCL Thanh tra khảo thí và đảm bảo chất lượng

34 TTLT Thông tư liên tịch

35 TW4 Trung ương 4

36 VD Ví dụ

37 VHTT&DV Văn hóa thông tin và dịch vụ

Downloaded by thuong huyen (thuonghuyen.hvtc.2508@gmail.com)


lOMoARcPSD|12837199

DANH MỤC BẢNG BIỂU

Bảng 2.1: Cơ cấu lao động theo tính chất công việc và trình độ đào tạo................. 38
Bảng 2.2: Mức thu học phí của Trường từ năm 2010 đến 2013.............................. 60
Bảng 2.3: Mức thu học phí ngành học Kế toán, Quản trị kinh doanh của một số
trường ngoài công lập 2012 – 2013 ....................................................................... 61
Bảng 2.4: Chi phí cho tuyển sinh 2010 - 2012 ...................................................... 71
Bảng 2.5: Số lượng và trình độ giảng viên cơ hữu ................................................. 75
Bảng 2.6: Kết quả tuyển sinh của Trường .............................................................. 82

Downloaded by thuong huyen (thuonghuyen.hvtc.2508@gmail.com)


lOMoARcPSD|12837199

DANH MỤC HÌNH VẼ ĐỒ THỊ

Hình 1.1: Các yếu tố cấu thành Marketing dịch vụ ................................................. 7


Hình 2.1: Cơ cấu tổ chức bộ máy của Trường CĐ Thương mại và Du lịch ............ 37
Hình 2.2: Kênh tuyển sinh đào tạo của Trường CĐ Thương mại và Du lich .......... 64
Hình 2.3: Kênh tuyển sinh và đào tạo ngắn hạn của Trường CĐ Thương mại và Du
lịch ........................................................................................................................ 65
Hình 2.4: Quy trình đào tạo ngành Kế toán, Quản trị kinh doanh của Trường ........ 79
Hình 2.5: Quy trình đào tạo ngành Khách sạn – Du lịch của Trường CĐTM&DL 80

Downloaded by thuong huyen (thuonghuyen.hvtc.2508@gmail.com)


lOMoARcPSD|12837199

MỤC LỤC

MỞ ĐẦU ................................................................................................................ 1
1. Tính cấp thiết của đề tài ....................................................................................... 1
2. Mục tiêu nghiên cứu đề tài................................................................................... 2
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ........................................................................ 2
3.2. Đối tượng nghiên cứu ....................................................................................... 2
3.2. Phạm vi nghiên cứu .......................................................................................... 2
4. Phương pháp nghiên cứu ..................................................................................... 2
5. Kết cấu của luận văn ............................................................................................ 3
Chương I TỔNG QUAN VỀ MARKETING TRONG LĨNH VỰC ĐÀO TẠO ....... 4
1.1. Khái niệm và vai trò của hoạt động marketing .................................................. 4
1.1.1 Khái niệm Marketing ...................................................................................... 4
1.1.2. Vai trò của Marketing trong kinh doanh và quản lý ....................................... 5
1.2. Khái niệm và đặc điểm của marketing dịch vụ .................................................. 5
1.2.1. Khái niệm và đặc điểm của sản phẩm dịch vụ ................................................ 5
1.2.2. Khái niệm và đặc điểm của Marketing dịch vụ ............................................... 6
1.3. Hoạt động Marketing trong lĩnh vực đào tạo ..................................................... 8
1.3.1. Đặc điểm của Marketing trong lĩnh vực đào tạo (Marketing đào tạo) ............ 8
1.3.2. Nội dung hoạt động Marketing của cơ sở đào tạo ........................................ 12
1.3.2.1. Về nội dung nghiên cứu Marketing đào tạo ............................................... 12
1.3.2.2. Về phân đoạn thị trường và lựa chọn thị trường mục tiêu ......................... 13
1.3.2.3. Xây dựng và lựa chọn chiến lược Marketing trong đào tạo ....................... 14
1.3.2.4. Nội dung và chính sách các bộ phận cấu thành Marketing hỗn hợp
(Marketing- Mix) trong đào tạo ............................................................................. 17
1.4. Các yếu tố ảnh hưởng đến Marketing đào tạo ................................................. 30
1.4.1. Các yếu tố bên ngoài cơ sở đào tạo ............................................................. 30
1.4.2. Các yếu tố bên trong cơ sở đào tạo .............................................................. 32
Chương II PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG MARKETING ĐÀO TẠO .................... 34
TẠI TRƯỜNG CAO ĐẲNG THƯƠNG MẠI VÀ DU LỊCH ............................... 34

Downloaded by thuong huyen (thuonghuyen.hvtc.2508@gmail.com)


lOMoARcPSD|12837199

2.1. Giới thiệu về trường Cao đẳng Thương mại và du lịch.................................... 34


2.1.1. Quá trình phát triển ..................................................................................... 34
2.1.2. Về tổ chức bộ máy........................................................................................ 35
2.1.3. Lực lượng lao động ..................................................................................... 38
2.1.4. Về ngành nghề đào tạo, hệ đào tạo, quy mô đào tạo. ................................... 38
2.1.5. Về kết quả đào tạo: ...................................................................................... 40
2.2. Thực trạng các yếu tố môi trường và thị trường ảnh hưởng đến công tác đào tạo
và hoạt động Marketing của Trường CĐ Thương mại và Du lịch .......................... 40
2.2.1. Các yếu tố môi trường ................................................................................. 40
2.2.1.1. Các yếu tố địa lý tự nhiên, kỹ thuật, kinh tế xã hội nơi đặt trụ sở chính của
trường. .................................................................................................................. 40
2.2.1.2. Môi trường chính trị, pháp luật ................................................................. 43
2.2.2. Thị trường đào tạo của Trường cao đẳng Thương Mại và Du Lịch .............. 50
2.2.3. Về tình hình cạnh tranh trên thị trường đào tạo ........................................... 52
2.3. Thực trạng hoạt động Marketing của Trường cao đẳng Thương Mại và Du
Lịch. ...................................................................................................................... 53
2.3.1. Chiến lược Marketing .................................................................................. 53
2.3.2. Các chính sách Marketing hỗn hợp của Trường .......................................... 54
2.3.2.1. Chính sách sản phẩm ................................................................................ 54
2.3.2.2. Chính sách giá cả đào tạo ......................................................................... 59
2.3.2.3. Chính sách phân phối trong đào tạo của Trường ...................................... 62
2.3.2.4. Chính sách giao tiếp, khuếch trương (Xúc tiến Marketing ) ...................... 67
2.3.2.5 Chính sách con người ................................................................................ 72
2.3.2.6. Về xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ đào tạo ............................... 77
2.3.2.7. Về quy trình đào tạo.................................................................................. 78
2.3.3. Nhận xét dánh giá chung về hoạt động Marketing của Trường .................... 80
2.3.3.1. Những điểm mạnh và kết quả đạt được. .................................................... 80
2.3.3.2. Những tồn tại hạn chế và nguyên nhân ..................................................... 82

Downloaded by thuong huyen (thuonghuyen.hvtc.2508@gmail.com)


lOMoARcPSD|12837199

Chương III GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN MARKETING ĐÀO TẠO TẠI TRƯỜNG
CAO ĐẲNG THƯƠNG MẠI VÀ DU LỊCH ...................................................................89
3.1. Mục tiêu chiến lược Marketing của Trường CĐ Thương mại Du lịch ............. 89
3.1.1. Mục tiêu chiến lược phát triển nhà trường đến 2017, tầm nhìn đến 2025 ..... 89
3.1.2. Mục tiêu Marketing của Trường Cao đẳng Thương mại Du lịch .................. 90
3.2. Một số giải pháp, kiến nghị nhằm hoàn thiện Marketing đào tạo của Trường
Cao đẳng Thương mại Du lịch ............................................................................... 91
3.2.1. Các giải pháp hoàn thiện Marketing-Mix của Trường Cao đẳng Thương mại
Du lịch .................................................................................................................. 91
3.2.1.1. Mở rộng ngành nghề đào tạo .................................................................... 91
3.2.1.2. Nâng cao chất lượng đào tạo theo Học chế tín chỉ .................................... 95
3.2.1.3. Một số giải pháp khác ............................................................................... 99
3.2.2. Một số kiến nghị với các cơ quan quản lý cấp trên..................................... 102
3.2.2.1. Với Bộ Giáo dục và đào tạo .................................................................... 102
3.2.2.2. Với Bộ Công Thương .............................................................................. 105
KẾT LUẬN ......................................................................................................... 106
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................. 108

Downloaded by thuong huyen (thuonghuyen.hvtc.2508@gmail.com)


lOMoARcPSD|12837199

MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Marketing là một khoa học về kinh doanh, ra đời và phát triển trong nền kinh
tế thị trường. Ngày nay, nó không còn dừng lại ở phạm vi “làm thị trường” trong
lĩnh vực kinh doanh thương mại, mà đã đi sâu vào lĩnh vực sản xuất sản phẩm và
phát triển rộng sang các lĩnh vực khác của đời sống xã hội như dịch vụ, chính trị,
ngoại giao, đào tạo…
Trong đào tạo, lý luận Marketing cho chúng ta một tư duy mới, sự năng động,
sáng tạo trong cách nghĩ, cách làm đào tạo. Nó chỉ ra cho chúng ta rằng, cũng như
trong kinh doanh, đào tạo phải xuất phát từ nhu cầu của người học, xã hội, của thực
tế sản xuất kinh doanh ở từng ngành, từng địa phương, vùng, miền. Nhà trường phải
dạy những cái mà người học và xã hội cần chứ không phải chỉ dạy cái mà mình có.
Hơn nữa, cũng như các nước khác trên thế giới, trong nền kinh tế thị trường định
hướng xã hội chủ nghĩa ở nước ta hiện nay có nhiều thành phần tham gia đào tạo
(trường công lập, dân lập, tư thục…), người học được tự do lựa chọn ngành nghề,
chọn trường, chọn thày, các tổ chức sản xuất kinh doanh được tự do lựa chọn lao
động, thì sự cạnh tranh trong đào tạo là một tất yếu khách quan. Trong bối cảnh đó,
các cơ sở đào tạo nói chung, các trường đào tạo nói riêng muốn thu hút được người
học để tồn tại và phát triển phải chấp nhận tham gia cạnh tranh và muốn cạnh tranh
thắng lợi phải vận dụng Marketing để đổi mới công tác đào tạo của mình.
Vận dụng Marketing trong đào tạo hoàn toàn không phải là “thương mại hóa
đào tạo” hay hạ thấp yêu cầu đào tạo… mà trái lại, làm cho đào tạo trở nên thiết
thực hơn, chất lượng hơn, hấp dẫn hơn, thuận lợi hơn, đỡ tốn kém và có hiệu quả
cao hơn.
Nhận thức rõ ý nghĩa tầm quan trọng của Marketing trong lĩnh vực đào tạo
(gọi tắt là Marketing đào tạo), Trường Cao đẳng Thương mại và Du lịch
(CĐTM&DL), Bộ Công Thương đã thực hiện Marketing đào tạo nhiều năm và đã
đạt được những kết quả nhất định. Tuy nhiên, trong tình hình cạnh tranh gay gắt và
khó tuyển sinh như hiện nay, thì hoạt động Marketing của Trường còn nhiều hạn

Downloaded by thuong huyen (thuonghuyen.hvtc.2508@gmail.com)


lOMoARcPSD|12837199

chế. Vì thế, là một giảng viên công tác tại Trường, Tác giả lựa chọn đề tài “Hoàn
thiện hoạt động Marketing tại Trường cao đẳng Thương mại và Du lịch ” làm luận
văn tốt nghiệp cao học của mình.
2. Mục tiêu nghiên cứu đề tài
Mục tiêu tổng quát:
Nghiên cứu thực trạng hoạt động Marketing của Trường Cao đẳng Thương
mại và Du lịch, Bộ Công Thương, chỉ ra những những kết quả đã đạt được, những
tồn tại hạn chế và nguyên nhân, trên cơ sở đó đề xuất các giải pháp, kiến nghị nhằm
hoàn thiện Markerting ( Marketing – Mix) của Trường để thu hút được nhiều người
vào học tại Trường, góp phần đạt được các mục tiêu mà Nhà trường đã đề ra.
Mục cụ thể của đề tài là:
- Hệ thống hóa và làm rõ cơ sở lý luận về Marketing trong lĩnh vực đào tạo;
- Phân tích, đánh giá thực trạng hoạt động Marketing tại Trường cao đẳng
Thương mại và Du lịch cùng nguyên nhân của tình hình;
- Đề xuất các giải pháp để hoàn thiện Marketing của Trường cao đẳng
Thương mại và Du lịch.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
3.2. Đối tượng nghiên cứu
- Lý luận về Marketing trong lĩnh vực đào tạo, chủ yếu là Marketing-Mix của
một cơ sở đào tạo.
- Thực trạng hoạt động Marketing tại Trường cao đẳng Thương mại và Du
lịch
3.2. Phạm vi nghiên cứu
Đề tài chỉ giới hạn nghiên cứu trong hoạt động Marketing đào tạo của Trường
Cao đẳng Thương mại và Du lịch, Bộ Công Thương trong khoảng thời gian từ 2006
lại đây.
4. Phương pháp nghiên cứu
Đề tài sử dụng các phương pháp nghiên cứu Marketing: Thu thập và nghiên
cứu các tài liệu thứ cấp, khảo sát, điều tra, thống kê, phân tích, so sánh, thực

Downloaded by thuong huyen (thuonghuyen.hvtc.2508@gmail.com)


lOMoARcPSD|12837199

nghiệm, lấy ý kiến chuyên gia… và xem xét vấn đề theo quan điểm duy vật biện
chứng và lịch sử.
5. Kết cấu của luận văn
Ngoài phần mở đầu và kết luận, luận văn được chia làm ba chương:
- Chương 1: Tổng quan (cơ sở lý luận) về Marketing trong lĩnh vực đào tạo
- Chương 2: Thực trạng hoạt động Marketing tại Trường Cao đẳng Thương mại và
Du lịch
- Chương 3: Một số giải pháp hoàn thiện hoạt động Marketing của Trường Cao
đẳng Thương mại và Du lịch.

Downloaded by thuong huyen (thuonghuyen.hvtc.2508@gmail.com)


lOMoARcPSD|12837199

Chương I
TỔNG QUAN VỀ MARKETING TRONG LĨNH VỰC ĐÀO TẠO
1.1. Khái niệm và vai trò của hoạt động marketing
1.1.1 Khái niệm Marketing
Tùy thuộc vào sự phát triển, lĩnh vực hoạt động và góc độ quan tâm, người ta
đưa ra nhiều định nghĩa khác nhau về Marketing. Khi Marketing đã phát triển sang
các lĩnh vực khác ngoài sản xuất, kinh doanh, người ta đưa ra các định nghĩa khái
quát: “Marketing là quá trình xúc tiến với thị trường nhằm thỏa mãn những nhu
cầu và mong muốn của con người”[24-08], hay: “Marketing là một dạng hoạt động
của con người nhằm thỏa mãn những nhu cầu và mong muốn của họ thông qua trao
đổi”[29-09]. Trong định nghĩa này, “trao đổi” được hiểu là hành vi nhận từ một
người nào đó thứ mà mình muốn và đưa lại cho người đó một thứ khác. Nó không
những được thể hiện ở hình thức giao dịch (trao đổi có tính chất mua bán), mà còn
thể hiện ở cả hình thức chuyển giao như: tặng phẩm, tài trợ, hoạt động từ thiện…
với hy vọng có được một lợi ích dưới một hình thức nào đó, kể cả lợi ích tinh thần
như mối thiện cảm, lòng biết ơn, sự thoát khỏi cảm giác tội lỗi, sự nhận thức phổ
quát một lý tưởng… Định nghĩa như vậy đã bao quát và phù hợp với tất cả các lĩnh
vực của đời sống xã hội.
Từ định nghĩa Marketing đã nêu trên, ta thấy Marketing có các đặc trưng sau:
- Tìm hiểu thị trường, xác định nhu cầu ngay từ trước khi sản xuất ra sản
phẩm cho nhu cầu đó;
- Marketing không những nhằm thỏa mãn tối đa nhu cầu, mà còn khơi dậy
nhu cầu, hướng dẫn nhu cầu, thay đổi cơ cấu nhu cầu, kích thích nuôi dưỡng nhu
cầu của người tiêu dùng ngày càng phát triển;
- Quá trình triển khai hoạt động Marketing sản phẩm hữu hình được thông
qua 04 yếu tố cấu thành còn gọi là 4P, bao gồm: Sản phẩm (product); Giá cả (price);
Phân phối (place); Xúc tiến (promotion). Đây là những yếu tố được sử dụng làm
công cụ (phương tiện) thu hút khách hàng và cạnh tranh với đối thủ (nếu chúng tốt
hơn, hấp đẫn hơn).

Downloaded by thuong huyen (thuonghuyen.hvtc.2508@gmail.com)


lOMoARcPSD|12837199

- Marketing ngày nay không chỉ dừng lại ở phạm vi “làm thị trường” như
Marketing truyền thống, mà đã đi sâu vào quá trình sản xuất sản phẩm và phát triển
rộng sang các lĩnh vực khác của đời sống xã hội như dịch vụ, chính trị, ngoại giao,
tôn giáo, đào tạo...
1.1.2. Vai trò của Marketing trong kinh doanh và quản lý
Marketing có vai trò đặc biệt quan trọng trong sản xuất, kinh doanh (gọi
chung là kinh doanh) và quản lý vi mô (quản lý tổ chức cơ sở nói chung, các doanh
nghiệp nói riêng), vì nó định hướng kinh doanh, chỉ ra kinh doanh cái gì? như thế
nào? cho có hiệu quả. Nói cách khác, nó tạo ra sự kết nối làm cho toàn bộ hoạt động
kinh doanh cũng như từng bộ phận chức năng của doanh nghiệp thích ứng với thị
trường để doanh nghiệp tồn tại và phát triển. Người ta nói: Nếu hoạt động kinh
doanh mà không Marketing, thì không khác nào người khiếm thị đi đường.
Marketing cũng có vai trò to lớn trong quản lý vĩ mô (quản lý nhà nước về
kinh tế - xã hội), vì: Thị trường vừa là đối tượng và vừa là căn quan trọng để quản
lý vĩ mô. Thông qua thị trường, nhà nước điều tiết sản xuất, kinh doanh, thực hiện
các cân đối lớn (cung – cầu, tiền – hàng...) để điều khiển kinh tế, xã hội phát triển
đúng hướng, có hiệu quả. Muốn hiểu được thị trường, thì phải nghiên cứu nó qua lý
luận và hoạt động Marketing. Marketing là một trong những khoa học để thực hiện
yêu cầu của xã hội đối với quá trình tái sản xuất hàng hóa, dịch vụ là năng suất, chất
lượng, hiệu quả.
1.2. Khái niệm và đặc điểm của marketing dịch vụ
1.2.1. Khái niệm và đặc điểm của sản phẩm dịch vụ
Theo Philip Kotler, “ Dịch vụ là mọi biện pháp hay lợi ích mà một bên có thể
cung cấp cho bên kia và chủ yếu là không sờ thấy được và không dẫn đến sự chiếm
đoạt một cái gì đó. Việc thực hiện dịch vụ có thể có và cũng có thể không liên quan
đến hàng hóa dưới dạng vật chất của nó” [29- 478].
Khác với sản phẩm hàng hóa hữu hình, sản phẩm dịch vụ có những đặc tính
bao gồm:
- Tính vô hình (Intangibility)

Downloaded by thuong huyen (thuonghuyen.hvtc.2508@gmail.com)


lOMoARcPSD|12837199

Khác với sản phẩm vật chất, các dịch vụ không thể nhìn thấy, nghe thấy, nếm,
ngửi hay tiếp xúc, cảm giác được trước khi mua.
- Tính không tách rời nguồn gốc (Inseparability)
Các dịch vụ đều gắn chặt với nguồn gốc đã sinh ra nó. Nói cách khác, người
bán (cung cấp) dịch vụ không mất quyền sở hữu đối với dịch vụ đã bán. Người mua
dịch vụ không có quyền sở hữu, nên khi sử dụng xong, khách hàng không thể mang
theo làm của riêng mà chỉ mua quyền sử dụng tạm thời những thứ đó.
- Tính không thể tồn trữ (Perishability)
Dịch vụ không thể tồn trữ.Việc cung ứng và tiêu dùng dịch vụ diễn ra đồng
thời. Hầu hết các dịch vụ, người cung cấp dịch vụ và khách hàng phải tiếp xúc trực
tiếp với nhau, không thể tách rời nhau. Khách hàng tiếp xúc với nhân viên là một
phần quan trọng của sản phẩm dịch vụ.
- Tính chất lượng không ổn định (Variability)
Chất lượng của sản phẩm dịch vụ thường không ổn định, vì nó tuỳ thuộc
phần lớn vào người cung cấp, địa điểm cung cấp, và thời điểm cung cấp.
Từ đặc tính của dịch vụ nêu trên, việc quản lý chất lượng dịch vụ chính là
quản lý “bằng chứng”(điều kiện đảm bảo) chất lượng. Khách hàng đánh giá chất
lượng dịch vụ của cá nhân hay tổ chức cung ứng cũng thông qua những bằng chứng
chất lượng này. Vì thế, vấn đề đặt ra cho các tổ chức và cá nhân cung cấp dịch vụ là
phải làm cho các bằng chứng chất lượng này phải tốt hơn, hấp dẫn hơn để thu hút
khách hàng và đưa họ đến quyết định mua dịch vụ của mình.
1.2.2. Khái niệm và đặc điểm của Marketing dịch vụ
Marketing dịch vụ là hoạt động Marketing đối với sản phẩm dịch vụ của cá
nhân hay tổ chức trong các ngành và lĩnh vực dịch vụ xã hội. Nói cách khác,
Marketing dịch vụ là quá trình thu nhận, tìm hiểu, đánh giá và thỏa mãn nhu cầu
của khách hàng mục tiêu bằng hệ thống các chính sách, biện pháp tác động vào
toàn bộ quá trình tổ chức sản xuất, cung ứng và tiêu dùng dịch vụ nhằm đạt được
các mục tiêu của chủ thể Marketing

Downloaded by thuong huyen (thuonghuyen.hvtc.2508@gmail.com)


lOMoARcPSD|12837199

Từ đặc điểm của sản phẩm dịch vụ nêu trên, Marketing dịch vụ (Marketing –
Mix dịch vụ) có sự khác biệt so với Marketing hàng hóa hữu hình ở chỗ nó thường
có 7 yếu tố cấu thành, còn gọi là 7 P, bao gồm: Sản phẩm (product); Giá (price);
Địa điểm (place); Xúc tiến hay Truyền thông (promotion); Con người (People); Quy
trình (process) và Môi trường dịch vụ (Physical). Trong 7P này thì 4P đầu xuất phát
từ phối thức tiếp thị sản phẩm và 3P được mở rộng cho phù hợp với đặc điểm của
lĩnh vực kinh doanh dịch vụ. Tuy nhiên, trong các yếu tố mở rộng nêu trên cũng
không phải hoàn toàn như nhau với mọi dịch vụ, mà nó có thể thay đổi cho phù hợp
với từng loại dịch vụ cụ thể. Ví dụ: dịch vụ tư vấn thì không cần thiết bị nhiều,
nhưng dịch vụ khám - chữa bệnh lại đòi hỏi phải có thiết bị hiện đại, thậm chí thiếu
chúng thì không thể phát hiện ra bệnh tật.
Hình 1.1: Các yếu tố cấu thành Marketing dịch vụ

Nguồn: 7p cho Marketing dịch vụ tác giả DNA Branding-www.dna.com.vn


Sản phẩm: là điểm cốt lõi trong việc đáp ứng nhu cầu của khách hàng. Nếu
sản phẩm không tốt thì mọi nỗ lực của các phối thức tiếp thị khác đều sẽ thất bại.
Giá: cách định giá của dịch vụ sẽ ảnh hưởng rất nhiều đến mức độ hài lòng
của khách hàng. Thông thường giá cao sẽ tạo tâm lý hài lòng cao ở khách hàng vì
mọi người đều nghĩ “tiền nào của nấy”.
Địa điểm: là một yếu tố khác tạo ra giá trị cho khách hàng. Không ai lại đi
hàng chục cây số để đến một nhà hàng dùng bữa. Vì vậy, địa điểm phù hợp sẽ tạo

Downloaded by thuong huyen (thuonghuyen.hvtc.2508@gmail.com)


lOMoARcPSD|12837199

sự tiện lợi và giúp khách hàng tiết kiệm thời gian. Một nguyên tắc là vị trí càng gần
khách hàng thì khả năng khách hàng đến sử dụng dịch vụ càng cao.
Truyền thông: nhằm tạo sự nhận biết cũng như cảm nhận ban đầu của khách
hàng về các dịch vụ mà doanh nghiệp cung cấp. Để đảm bảo sự nhất quán và gia
tăng tính hiệu quả của truyền thông thì mọi thông điệp truyền tải cần phải bám sát
với định vị thương hiệu.
Con người: là phần mấu chốt trong việc thực hiện dịch vụ. Nếu nhà hàng có
những món ăn ngon mà người phục vụ quá kém thì cũng không tạo được sự hài
lòng của khách hàng. Sự ân cần và tươi cười luôn được đánh giá cao bởi khách
hàng.
Quy trình: là một phần quan trọng khác của chất lượng dịch vụ. Vì đặc tính
của dịch vụ là trừu tượng vì vậy quy trình sẽ giúp đảm bảo chất lượng và nối kết
giữa các công đoạn trong quy trình cung ứng dịch vụ. Ngoài ra, quy trình dịch vụ
còn giúp doanh nghiệp tiết kiệm khoảng thời gian chờ đợi của khách hàng và điều
này tạo ra giá trị lớn, chẳng hạn một khách hàng không thể chờ đợi hàng chục phút
để mua được phần thức ăn nhanh…
Môi trường dịch vụ: là một yếu tố khác ảnh hưởng đến sự hài lòng của
khách hàng. Đặc điểm của dịch vụ là sự trừu tượng, nên khách hàng thường phải
tìm các yếu tố “hữu hình” khác để quy chuyển trong việc đánh giá. Ví dụ, khi một
bệnh nhân tìm đến một nha sĩ thì yếu tố phòng khám sạch sẽ, trang nhã, yên tĩnh
hay trên tường treo nhiều giấy chứng nhận, bằng khen, bằng cấp, bài báo viết về vị
nha sĩ này sẽ tạo ra một niềm tin rất lớn từ bệnh nhân.
1.3. Hoạt động Marketing trong lĩnh vực đào tạo
1.3.1. Đặc điểm của Marketing trong lĩnh vực đào tạo (Marketing đào tạo)
Từ những khái niệm về Marketing, ta có thể nói rằng: Marketing đào tạo là
toàn bộ hoạt động chủ yếu của tổ chức cơ sở đào tạo nhằm thỏa mãn một cách hợp
lý, có ưu thế nhu cầu của cá nhân người học và của tổ chức sử dụng lao động được
đào tạo, để họ chấp nhận học, cử người đi học hay sử dụng người được đào tạo ở

Downloaded by thuong huyen (thuonghuyen.hvtc.2508@gmail.com)


lOMoARcPSD|12837199

cơ sở đào tạo thực hiện Marketing, qua đó thực hiện những mục tiêu chủ thể
Marketing đề ra.
Đặc điểm của mỗi loại Marketing được quyết định bởi mục đích Marketing,
tính chất Marketing, đặc điểm của đối tượng Marketing, cơ cấu thành phần
Marketing hỗn hợp và vai trò của các nhân tố ảnh hưởng đến nó. Theo đó
Marketing đào tạo có những đặc điểm chủ yếu sau:
Thứ nhất: Marketing đào tạo có sự giao thoa giữa Marketing xã hội,
Marketing đầu tư, Marketing dịch vụ và ở một chừng mực nhất định Marketing tổ
chức.
Marketing đào tạo, xét về mục đích, vừa thuộc loại Marketing xã hội (phi lợi
nhuận) vừa thuộc loại Marketing kinh doanh dịch vụ có lợi nhuận. Tính chất xã hội
của nó thể hiện ở chỗ không vì lợi nhuận, không lấy mục tiêu lợi nhuận làm chủ
yếu. Tính chất kinh doanh của nó thể hiện ở chỗ đào tạo có lợi nhuận. Trong một tổ
chức cơ sở đào tạo, thì mức độ tính chất xã hội và tính chất kinh doanh của
Marketing đào tạo có quan hệ tỷ lệ nghịch với nhau.
Chính vì lợi ích xã hội của hoạt động giáo dục đào tạo mà nhà nước, nhân dân
ở mọi quốc gia, dân tộc trên thế giới, dù theo thể chế chính trị nào cũng đều quan
tâm đầu tư cho lĩnh vực này, với mức độ nhiều, ít khác nhau và để đầu tư có hiệu
quả người ta phải nghiên cứu nhu cầu thị trường, xác định xem đầu tư đào tạo ai? ở
đâu? đào tạo như thế nào? Vì thế, Marketing đào tạo có tính chất của Marketing đầu
tư.
Theo tính chất đặc điểm của sản phẩm đào tạo - đối tượng trao đổi, thì
Marketing đào tạo thuộc loại Marketing dịch vụ và ở một chừng mực nhất định có
tính chất Marketing tổ chức. Cụ thể: Marketing đào tạo trước hết và chủ yếu là
Marketing sản phẩm đào tạo. Sản phẩm đào tạo với quan niệm mới là toàn bộ
những cái (chủ yếu là kiến thức, kỹ năng, thái độ nghề nghiệp) mà nhà trường cung
ứng cho người học và xã hội trong cả quá trình đào tạo cũng như trong mỗi nội
dung, yếu tố cấu thành quá trình đó thuộc loại dịch vụ. Nó có những đặc điểm chủ
yếu sau:

Downloaded by thuong huyen (thuonghuyen.hvtc.2508@gmail.com)


lOMoARcPSD|12837199

- Dịch vụ là vô hình, không giống như sản phẩm vật chất. Người ta không thể
nhìn thấy, nếm, ngửi, sờ mó, nghe… trước khi chúng được mua, được cung ứng. Để
đánh giá chất lượng dịch vụ người mua sẽ xem xét những dấu hiệu hoặc những
bằng chứng hữu hình của chất lượng thông qua con người, thiết bị, vật liệu kể cả
các ấn phẩm chứa thông tin, các biểu tượng, địa điểm, giá cả dịch vụ… Vì thế,
nhiệm vụ của người cung ứng dịch vụ là quản lý bằng chứng hữu hình làm cho cái
vô hình trở thành hữu hình. Đối với đào tạo, quản lý sản phẩm đào tạo chính là quản
lý số lượng và chất lượng các yếu tố cấu thành quá trình đào tạo như: mục tiêu, nội
dung chương trình, phương pháp, bài giảng… từng ngành nghề, bậc học.
- Cũng như các dịch vụ khác không thể tách rời khỏi nguồn gốc của nó, sản
phẩm đào tạo luôn gắn chặt với cơ sở đào tạo, với người (thày, cô giáo) đã cung ứng
ra nó. Với cùng một đối tượng đào tạo, nếu thày dạy có trình độ chuyên môn,
nghiệp vụ tốt, lại bỏ nhiều công sức chăm lo cho bài giảng có chất lượng tốt; nếu cơ
sở đào tạo có phòng học hợp vệ sinh, thiết bị đồ dùng học tập đầy đủ, tân tiến, điều
kiện ăn ở và môi trường giáo dục tốt… thì chắc chắn chất lượng đào tạo sẽ cao hơn
so với các cơ sở đào tạo thiếu những điều kiện như vậy. Điều này cũng giải thích
hiện tượng người học chọn trường, chọn thày trong cùng một ngành nghề đào tạo và
nhiều khi người ta chấp nhận mức đóng góp rất cao để được vào học những trường,
lớp, những thày dạy có uy tín. Đây cũng chính là lý do để tổ chức cơ sở đào tạo làm
Marketing chính mình nhằm cải thiện hình ảnh của mình và Marketing đào tạo có
tính chất của Marketing tổ chức.
- Sản phẩm đào tạo, xét trong một giới hạn thời gian ngắn, một tiết học, một
bài giảng hay một lớp ngắn ngày…có tính chất không ổn định về chất lượng. Do
gắn với nguồn gốc cung ứng, nên sản phẩm đào tạo xét trong một thời gian ngắn
dao động trong một khoảng rộng, tùy thuộc vào thày dạy, trạng thái tâm lý của
người thày, thời gian, địa điểm, điều kiện học tập và những yếu tố này không phải
lúc nào cũng tốt như nhau. Mặt khác, cũng cần thấy rõ một thực tế là: cùng một thày
dạy với những điều kiện học tập như nhau, mức đóng góp chi phí như nhau, bên
cạnh những học sinh rất giỏi vẫn có những học sinh học yếu, kém. Sở dĩ như thế là

10

Downloaded by thuong huyen (thuonghuyen.hvtc.2508@gmail.com)


lOMoARcPSD|12837199

do tư chất và sự cố gắng của mỗi người học khác nhau, dẫn tới khả năng, mức độ
tiếp thu kiến thức, kỹ năng của họ cũng khác nhau. Dạy và học là hai mặt của một
quá trình đòi hỏi sự nỗ lực chung mới có kết quả tốt. Đó cũng là tính đặc thù của
việc trao đổi sản phẩm đào tạo.
Thứ hai: Cơ cấu thành phần Marketing hỗn hợp của cơ sở đào tạo gồm 7 yếu
tố: Sản phẩm; Phân phối (hình thức, phương thức, địa điểm); Giá cả; Giao tiếp,
khuếch trương; Con người; Cơ sở vật chất kỹ thuật; Quy trình.
So với Marketing hàng hóa vật thể, Marketing đào tạo có thêm ba yếu tố: con
người, cơ sở vật chất kỹ thuật và quy trình. Đây là những yếu tố chủ yếu tạo nên
hình ảnh của cơ sở đào tạo và cũng là những yếu tố đảm bảo chất lượng, là bằng
chứng hữu hình về chất lượng đào tạo. Trong các yếu tố trên, sản phẩm đào tạo
(trong đó có Ngành nghề đào tạo) là yếu tố quan trọng nhất của Marketing hỗn hợp
trong đào tạo. Người học và xã hội (các tổ chức sản xuất, kinh doanh, các cơ quan
đoàn thể…) sẽ xem xét sản phẩm đào tạo của trường nào, thày dạy nào tốt nhất
(thông qua các bằng chứng chất lượng của nó) để lựa chọn.
Thứ ba: Giá cả đào tạo xét ở góc độ là giá cả dịch vụ của các tổ chức cơ sở
đào tạo có thu lợi nhuận có khả năng tách xa giá trị đích thực của nó và điều này
phụ thuộc lớn vào uy tín của cơ sở đào tạo. Vì sản phẩm đào tạo là dịch vụ mà dịch
vụ có tính vô hình, khách hàng khó xác định chất lượng trước khi nó được trao đổi
(được cung ứng) và rất khó định lượng giá trị, nên giá cả đào tạo có khả năng tách
xa khỏi giá trị đích thực của nó. Khả năng này phụ thuộc lớn vào uy tín của cơ sở
đào tạo: uy tín càng cao, sự nổi tiếng càng lớn, thì khả năng này càng lớn và ngược
lại. Đặc điểm này cho phép cơ sở đào tạo làm Marketing thực hiện một chính sách
giá phân biệt, linh hoạt phù hợp với từng khách hàng khác nhau.
Thứ tư: Chức năng của các phần tử trung gian trong các kênh đào tạo có sự
khác biệt so với chức năng các phần tử trung gian trong hệ thống phân phối sản
phẩm hàng hóa là vật thể. Họ không thể nhận sản phẩm đào tạo để bán lại, mà chỉ
có thể làm chức năng môi giới, tham gia tổ chức, quản lý các lớp đào tạo, bồi dưỡng

11

Downloaded by thuong huyen (thuonghuyen.hvtc.2508@gmail.com)


lOMoARcPSD|12837199

với các mức độ khác nhau. Trong cùng một thời gian, họ có thể làm trung gian cho
nhiều cơ sở khác nhau.
Thứ năm: Marketing đào tạo chịu ảnh hưởng lớn của các yếu tố môi trường,
nhất là chính sách của nhà nước. Các yếu tố môi trường vĩ mô như điều kiện tự
nhiên, kinh tế, văn hóa xã hội, nhất là các chính sách nhà nước có ảnh hưởng lớn tới
hoạt động Marketing đào tạo.
1.3.2. Nội dung hoạt động Marketing của cơ sở đào tạo
Quá trình hoạt động Marketing của một tổ chức cơ sở đào tạo bao gồm các
công đoạn lớn sau:
- Nghiên cứu, dự báo nhu cầu, môi trường và thị trường đào tạo (nghiên cứu
Marketing đào tạo);
- Phân đoạn thị trường và lựa chọn thị trường mục tiêu;
- Xây dựng và lựa chọn chiến lược chung Marketing đào tạo;
- Xác lập và thực hiện các chính sách bộ phận cấu thành Marketing hỗn hợp
(Marketing – Mix).
Nội dung và phương pháp tiến hành các công đoạn trên, về cơ bản cũng
tương tự như Marketing hàng hóa hữu hình. Luận văn chỉ trình bày một số vấn đề
có nhiều khác biệt, cần được chú ý hơn trong các công đoạn nêu trên của Marketing
đào tạo.
1.3.2.1. Về nội dung nghiên cứu Marketing đào tạo
Mục đích chủ yếu của việc nghiên cứu Marketing đào tạo là xác định khả
năng duy trì và phát triển đào tạo một chuyên ngành, một nghề hay một số ngành
nghề đào tạo nào đó của cơ sở đào tạo. Trên cơ sở đó, cơ sở đào tạo tìm ra giải pháp
nâng cao khả năng thích ứng thị trường của mình để thu hút người học, đẩy mạnh
hoạt động đào tạo, bồi dưỡng nhằm thực hiện được những mục tiêu đã đề ra.
Với mục đích trên, nội dung nghiên cứu Marketing đào tạo, ngoài việc nghiên
cứu tập tính, nhu cầu của “khách hàng” đào tạo, tình hình cạnh tranh trên thị trường
đào tạo, cần đặc biệt quan tâm tới việc nghiên cứu thực trạng, ảnh hưởng của các

12

Downloaded by thuong huyen (thuonghuyen.hvtc.2508@gmail.com)


lOMoARcPSD|12837199

yếu tố môi trường, nhất là pháp luật về đào tạo và việc xác định yêu cầu của công
tác đào tạo bồi dưỡng trong những điều kiện cụ thể.
1.3.2.2. Về phân đoạn thị trường và lựa chọn thị trường mục tiêu
a. Phân đoạn thị trường đào tạo
Việc phân đoạn thị trường thị trường đào tạo hay phân loại đối tượng tuyển
sinh thường dựa trên các tiêu chí chủ yếu sau: Theo ngành nghề đào tạo; Theo
phạm vi tuyển sinh; Theo học lực của học sinh và loại hình cơ sở giáo dục trung
học phổ thông; Theo kết quả thi đại học, cao đẳng. Tuy nhiên, trên thực tế các cơ
sở đào tạo thường coi trọng hai tiêu chí sau. Cụ thể:
* Theo loại hình cơ sở giáo dục trung học phổ thông
Hiện nay, giáo dục trình độ phổ thông ở nước ta có nhiều loại hình, gồm:
+ Các trường trung học phổ thông, gồm 02 loại:
- Trường trung học phổ thông (THPT) dành cho đa số học sinh phổ thông đủ
điều kiện học lực đầu vào của mỗi trường và không có năng khiếu học xuất sắc một
môn học nào;
- Trường trung học phổ thông năng khiếu (trường chuyên) dành cho những
học sinh có năng khiếu học xuất sắc một hoặc một số môn học nào đó.;
+ Các trung tâm giáo dục thường xuyên dành cho những học sinh không đủ
điểm vào các trường trung học phổ thông, phảỉ học chương trình bổ túc THPT và
những người đã đi làm phải vừa làm vừa học.
Việc phân đoạn thị trường đào tạo theo tiêu chí này là để cơ sở đào tạo biết
mình có thể và chỉ nên tập trung nỗ lực Marketing vào những loại trường nào,
người học nào cho có hiệu quả, tránh làm tràn lan gây lãng phí nguồn lực. Các
trường “tốp dưới” thì không có hy vọng tuyển sinh ở những trường chuyên nổi
tiếng.
* Theo kết quả thi đại học, cao đẳng
Sau khi có kết quả thi đại học, cao đẳng thì toàn bộ đối tượng tuyển sinh sẽ
được chia thành 02 loại:
- Những thí sinh có điểm từ đủ điểm sàn đại học trở lên;

13

Downloaded by thuong huyen (thuonghuyen.hvtc.2508@gmail.com)


lOMoARcPSD|12837199

- Những thí sinh có điểm từ đủ điểm tối thiểu vào cao đẳng đến cận điểm sàn
đại học.
Việc phân chia theo tiêu chí này để cơ sở đào tạo biết mình có thể tuyển sinh
ở phổ điểm nào.
b. Lựa chọn thị trường mục tiêu
Thị trường mục tiêu trong đào tạo là một đoạn hoặc một số đoạn thị trường
(vùng, loại trường phổ thông, đối tượng tuyển sinh) mà cơ sở đào tạo có hy vọng
thu hút, tuyển được nhiều người vào học và tập trung mọi nỗ lực Marketing của
mình vào đó.
Trên cơ sở phân đoạn thị trường đào tạo như trên, cơ sở đào tạo sẽ phân tích
những điểm mạnh, yếu của mình, đặc điểm về thị trường, tình hình cạnh tranh và
môi trường đào tạo để lựa chọn thị trường mục tiêu cho phù hợp.
1.3.2.3. Xây dựng và lựa chọn chiến lược Marketing trong đào tạo
Chiến lược chung Marketing (còn gọi là Marketing hỗn hợp) của một cơ sở
đào tạo đề cập đến vấn đề quan trọng nhất, bao trùm vào lâu dài của cơ sở đào tạo là
làm thế nào để thu hút được người học, đào tạo có chất lượng và hiệu quả, đáp ứng
được nhu cầu của người học và của xã hội. Nó là tư tưởng chủ đạo chi phối chính
sách sản phẩm, giá, phân phối giao tiếp – khuếch trương, con người, cơ sở vật chất
kỹ thuật và môi trường giáo dục, rồi từ những chính sách này mà hình thành những
quyết định chiến thuật đưa ra hàng ngày.
Việc lập và lựa chọn chiến lược chung Marketing đào tạo được tiến hành qua
các bước:
- Xác định mục tiêu chiến lược và chỉ tiêu cụ thể
- Phân tích dự đoán khả năng của cơ sở đào tạo và những yêu cầu bắt buộc
- Xác lập các chiến lược có thể
- Đánh giá và quyết định chọn chiến lược
Trong các nội dung trên, đối với Marketing đào tạo cần chú ý đến một số vấn
đề sau:

14

Downloaded by thuong huyen (thuonghuyen.hvtc.2508@gmail.com)


lOMoARcPSD|12837199

Về xác lập mục tiêu chiến lược và các chỉ tiêu cụ thể: Việc xây dựng và lựa
chọn chiến lược Marketing của một tổ chức cơ sở đào tạo cần hướng vào và đạt
được mục tiêu tổng hợp là thu hút được nhiều người học. Đây là điều kiện sống còn
của bất kỳ cơ sở đào tạo nào. Tuy nhiên, do mục đích chủ yếu của hoạt động đào tạo
của các loại hình cơ sở đào tạo khác nhau, nên mục tiêu tuyển được nhiều người học
được xác định thành những chỉ tiêu đào tạo cụ thể khác nhau và từ những chỉ tiêu
này mà xác lập, lựa chọn các chiến lược Marketing thích hợp. Chẳng hạn, cơ sở đào
tạo, bồi dưỡng của nhà nước và mục tiêu đào tạo chủ yếu là vì lợi ích đất nước,
trước tiên phải đảm bảo thực hiện các chỉ tiêu kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng mà nhà
nước đã giao theo từng ngành nghề, bậc, hệ đào tạo… và nhằm vào những đối
tượng đào tạo đã xác định. Ngoài số chỉ tiêu kế hoạch này, cơ sở đào tạo mới được
sử dụng phần năng lực đào tạo còn lại để mở rộng đào tạo (chủ yếu là đào tạo, bồi
dưỡng ngắn hạn, cấp chứng chỉ) theo nhu cầu xã hội. Còn các sơ sở đào tạo tư nhân
(điển hình là các trường, lớp dạy nghề tư nhân) với mục đích đào tạo chủ yếu là lợi
nhuận lại ưu tiên đào tạo những ngành nghề mà người học ưa thích, thời gian đào
tạo ngắn, lợi nhuận cao…Vì vậy, người lập chiến lược Marketing phải xác định rõ
mục đích, mục tiêu nhiệm vụ và các chỉ tiêu cụ thể của cơ sở đào tạo mới xác lập và
lựa chọn được chiến lược Marketing thích hợp.
Về phân tích, dự đoán khả năng của cơ sở đào tạo và các yêu cầu bắt buộc:
Trước khi vạch các chiến lược có thể đạt được các mục tiêu đề ra, cơ sở đào tạo cần
phải phân tích kỹ khả năng mọi mặt của mình, các yêu cầu bắt buộc phải tính đến
của cơ sở đào tạo, của thị trường và môi trường đào tạo bao gồm: Nguồn tài chính,
thày dạy, cơ sở vật chất kỹ thuật, những điểm mạnh, điểm yếu về ngành nghề đào
tạo, nội dung, phương pháp, phương thức, địa điểm đào tạo bồi dưỡng, kiến thức
kinh nghiệm của những người tổ chức, quản lý và thực hiện nhiệm vụ (kể cả những
người trung gian trong các kênh tuyển sinh, tổ chức lớp học).
Những yêu cầu bắt buộc của môi trường và thị trường đào tạo bao gồm:
Những yếu tố mà cơ sở đào tạo không thể thay đổi bằng chiến lược riêng của mình,
trái lại sẽ phải thích ứng với chúng. Đó là những quy định của cơ quan quản lý nhà

15

Downloaded by thuong huyen (thuonghuyen.hvtc.2508@gmail.com)


lOMoARcPSD|12837199

nước về đào tạo như điều kiện dự tuyển, kiểm tra, thi cử, đánh giá kết quả học tập...;
những điều kiện tự nhiên, kinh tế, văn hóa – xã hội có ảnh hưởng đến việc tuyển
sinh và quá trình đào tạo, bồi dưỡng …; những yếu tố ít bị thay đổi bởi chính sách
Marketing của cơ sở đào tạo như: số lượng cầu về sản phẩm đào tạo của toàn bộ thị
trường, một số thói quen, hình ảnh, động cơ, thái độ cũ đã ăn sâu của người tiếp thu,
tiếp nhận và sử dụng sản phẩm đào tạo, cơ cấu các kênh thông tin, cơ cấu về số
lượng, quy mô và thế lực của các cơ sở cạnh tranh trên thị trường…
Về xác lập các chiến lược có thể:
Việc xác lập chiến lược Marketing ở cơ sở đào tạo được tiến hành theo trình
tự: Lựa chọn đối tượng áp dụng chiến lược; Xác lập chiến lược có thể và xác định
khái quát Marketing hỗn hợp.
Đối tượng áp dụng chiến lược có thể là toàn bộ thị trường hay các đoạn phân
biệt của nó. Cơ sở đào tạo cần khai thác mạnh mẽ “khách hàng” hiện tại của mình
bằng cách quan tâm nhiều hơn đến “khách hàng” truyền thống để làm cho họ trung
thành với mình, tiếp tục gửi cán bộ, công nhân viên đi học tập, bồi dưỡng hoặc hợp
đồng mở lớp đào tạo bồi dưỡng hoặc nhận người đã được đào tạo ra; Cạnh tranh
giành “khách hàng” mới trên cơ sở đổi mới và nâng cao chất lượng đào tạo, tăng
cường sự phục vụ thuận lợi để thu hút người học, làm cho họ thoát khỏi sự hấp dẫn
của cơ sở đào tạo cạnh tranh với mình.
Cơ sở đào tạo cần chú ý sử dụng tốt các nhân tố thúc đẩy của mình như: tính
thiết thực, cái mới mẻ của ngành nghề và nội dung đào tạo, chi phí thấp và thời gian
học ngắn ở mức hợp lý, phương pháp đào tạo tân tiến, độc đáo; hình thức và
phương pháp đào tạo thuận lợi cho người học; việc đăng ký và thủ tục đi học thuận
tiện, đơn giản; khả năng tìm được việc sau khi tốt nghiệp lớn; chiến dịch thông tin
quảng cáo mạnh mẽ; sự khuyến khích thỏa đáng cho những người thực hiện nhiệm
vụ (kể cả các tổ chức, cá nhân làm trung gian) v.v... Sự kết hợp các yếu tố thúc đẩy
trên sẽ xác định “tinh thần” của chiến lược chung Marketing là “kéo” hoặc “đẩy”
hoặc kết hợp cả hai như nhau hoặc nghiêng về phía “kéo”hoặc nghiêng về phía
“đẩy”.

16

Downloaded by thuong huyen (thuonghuyen.hvtc.2508@gmail.com)


lOMoARcPSD|12837199

Về đánh giá và lựa chọn chiến lược Marketing đào tạo phải tuân thủ các
nguyên tắc: Đảm bảo tính khả thi; Đảm bảo sự tương quan hợp lý (sự kết hợp hài
hòa) giữa thỏa mãn nhu cầu của người học với yêu cầu của công tác quản lý và mục
đích riêng của cơ sở đào tạo. Ví dụ: đưa lớp học về các địa phương, càng gần và
thuận tiện cho người học bao nhiêu thì chi phí cho việc đi lại làm việc và giảng dạy
của cơ sở đào tạo càng lớn bấy nhiêu. Vì vậy, cần có sự tính toán để đưa lớp học về
gần người học ở mức độ nào? ở đâu? để vừa thỏa mãn nhu cầu người học vừa
không quá tốn kém cho cơ sở đào tạo. Mặt khác, một chiến lược Marketing đào tạo
có chất lượng tốt phải thể hiện được sự thích ứng với môi trường, thị trường và
chính cơ sở đào tạo, đảm bảo sự liên kết chặt chẽ, kết hợp hài hòa giữa các yếu tố
cấu thành Marketing hỗn hợp và phải có được lợi thế so sánh (ưu thế) so với các cơ
sở đào tạo khác.
1.3.2.4. Nội dung và chính sách các bộ phận cấu thành Marketing hỗn hợp
(Marketing- Mix) trong đào tạo
a. Chính sách sản phẩm đào tạo
Sản phẩm đào tạo trong nền kinh tế thị trường là toàn bộ những cái mà nhà
trường cung ứng cho xã hội trong cả quá trình đào tạo, cũng như trong mỗi nội
dung, yếu tố cấu thành quá trình đó. Đó là những kiến thức, kỹ năng, phương pháp
nghề nghiệp của những ngành nghề, bậc, hệ, loại hình đào tạo khác nhau được thể
hiện qua những nội dung chương trình, những bài giảng (cả lý thuyết và thực
hành)…tương ứng.
Nếu hiểu sản phẩm đào tạo như trên, nội dung các chính sách về sản phẩm
đào tạo sẽ là: không ngừng đổi mới và hoàn thiện sản phẩm nhằm nâng cao chất
lượng đào tạo, cụ thể:
+ Đổi mới về cơ cấu ngành nghề đào tạo
Ngành nghề đào tạo với kiến thức, kỹ năng của bậc đào tạo xác định là biểu
hiện quan trọng nhất của sản phẩm đào tạo. Nói đến cơ cấu ngành nghề đào tạo là
nói đến tên các ngành nghề, bậc, hệ, loại hình đào tạo các ngành nghề ấy và tỷ trọng
của chúng trong toàn bộ danh mục ngành nghề đào tạo của cơ sở đào tạo. Việc đổi

17

Downloaded by thuong huyen (thuonghuyen.hvtc.2508@gmail.com)


lOMoARcPSD|12837199

mới ngành nghề và cơ cấu ngành nghề đào tạo của một cơ sở đào tạo được tiến hành
trên cơ sở rà soát lại toàn bộ những ngành nghề hiện đang đào tạo, xem những
ngành nghề nào đang có nhu cầu cao, chiếm tỷ lệ trọng đào tạo lớn, có vị trí trọng
yếu trong cơ cấu ngành nghề đào tạo của trường; ngành nghề nào xã hội có nhu cầu
cao, cơ sở đào tạo có khả năng nhưng chưa đào tạo; ngành nghề nào không được
người học hưởng ứng và nguyên nhân của tình hình đó. Chính sách đổi mới và hoàn
thiện ngành nghề đào tạo cụ thể là:
- Giữ lại và hoàn thiện tốt hơn về nội dung và phương pháp đào tạo với những
ngành nghề, bậc, hệ, loại hình đào tạo có vị trí trọng yếu đang phát huy tốt.
- Phát triển đào tạo một số ngành nghề, bậc hệ, loại hình đào tạo mà nhu cầu
xã hội cao và cơ sở đào tạo có khả năng
- Đổi mới cơ bản, thậm chí thay đổi cả tên gọi (tất nhiên cơ sở đào tạo đề nghị
và phải được cơ quan cấp trên cấp phép) đối với những chuyên ngành đào tạo
không phù hợp, không được người học hưởng ứng.
- Giảm hoặc dừng đào tạo những chuyên ngành, những nghề mà nhu cầu xã
hội thấp hoặc đào tạo đã bão hòa, lại có nhiều cơ sở đào tạo khác đang đào tạo để
tập trung năng lực đào tạo vào những ngành nghề khác có hiệu quả hơn.
+ Đổi mới về mục tiêu, nội dung chương trình
Mục tiêu đào tạo từng chuyên ngành, từng nghề, từng bậc học là cái đích để
quá trình đào tạo hướng tới và phải đạt được. Nó quyết định nội dung, phương pháp
đào tạo. Cùng với sự phát triển của khoa học – công nghệ, kinh tế văn hóa – xã hội,
mục tiêu đào tạo các ngành nghề ở từng bậc học cũng biến đổi theo hướng ngày
càng nâng cao và hoàn thiện. Mặt khác, mỗi ngành nghề lại có những yêu cầu riêng
và phần lớn nguồn nhân lực mà một số cơ sở đào tạo ra được sử dụng trong những
môi trường xác định với những điều kiện tự nhiên, kinh tế kỹ thuật và văn hóa – xã
hội xác định. Do đó, mục tiêu đào tạo phải đảm bảo đào tạo ra những sản phẩm vừa
đáp ứng được yêu cầu chung, lại vừa đáp ứng được yêu cầu riêng của từng ngành
nghề, trên từng vùng, từng miền cụ thể. Để đổi mới mục tiêu đào tạo, cơ sở đào tạo
phải thường xuyên rà soát lại mục tiêu đào tạo, điều chỉnh cho phù hợp với những

18

Downloaded by thuong huyen (thuonghuyen.hvtc.2508@gmail.com)


lOMoARcPSD|12837199

yêu cầu ngày càng cao của sự phát triển và những biến đổi của điều kiện môi trường
sử dụng. Trên cơ sở đó, xác định nội dung và phương pháp đào tạo phù hợp với
mục tiêu đào tạo đã đề ra.
Nội dung đào tạo được thể hiện ở danh mục toàn bộ các môn học ghi trong kế
hoạch đào tạo từng chuyên ngành, từng nghề, từng bậc học và nội dung của từng
môn học, từng bài giảng cụ thể. Theo mục tiêu đào tạo đã được xác định, nội dung
đào tạo phải thường xuyên được chọn lọc, điều chỉnh, bổ sung. Chính sách đổi mới
nội dung là:
- Giữ lại và hoàn thiện hơn, làm phong phú thêm những nội dung (những môn
học, những vấn đề…) đang phù hợp với mục tiêu đào tạo và tình hình thực tế của
sản xuất, kinh doanh.
- Loại bỏ những môn học, những nội dung đã lạc hậu, kém thiết thực và
không cần thiết.
- Kịp thời bổ sung những môn học mới, những vấn đề mới cho phù hợp với
tình hình hiện tại và đáp ứng được yêu cầu phát triển trong tương lai.
Có như vậy, nội dung đào tạo mới đáp ứng được nhu cầu của người học và
của xã hội.
+ Đổi mới về phương pháp đào tạo
Phương pháp đào tạo, xét trên góc độ toàn khóa đào tạo một chuyên ngành,
một nghề nào đó, là phương pháp hình thành sản phẩm, là yếu tố quan trọng để
nâng cao chất lượng đào tạo theo mục tiêu đào tạo đã xác định. Xét trên góc độ
truyền đạt nội dung một môn học, phương pháp giảng dạy là bộ phận cấu thành
quan trọng nhất của phương pháp đào tạo, thuộc phạm vi hoạt động xúc tiến đào
tạo, xúc tiến chuyển giao sản phẩm đào tạo cho khách hàng. Mặt khác, việc dạy học
không chỉ là dạy kiến thức, kỹ năng mà còn là dạy phương pháp làm việc. Người
thày dạy bằng phương pháp làm việc tốt của mình, truyền đạt kiến thức, kỹ năng
cho người học cũng có nghĩa là người thày đã trao cái phương pháp tốt cho người
học. Hơn thế, bằng phương pháp giảng dạy và kiểm tra đánh giá, người thày bồi
dưỡng cho người học năng lực tự học một cách tích cực, chủ động, năng lực tư duy

19

Downloaded by thuong huyen (thuonghuyen.hvtc.2508@gmail.com)


lOMoARcPSD|12837199

sáng tạo, biết đặt và giải quyết vấn đề một cách khoa học. Với ý nghĩa đó, trong một
chừng mực nhất định, phương pháp đào tạo cũng thuộc phạm trù sản phẩm đào tạo.
Vì thế, chính sách sản phẩm về phương pháp đào tạo là không ngừng cải tiến để
phương pháp đào tạo nói chung, phương pháp truyền thụ kiến thức, kỹ năng nói
riêng ngày càng tốt hơn.
b. Chính sách “giá cả” đào tạo
Giá cả đào tạo đối với một cơ sở đào tạo là mức thu tài chính hợp lý (đủ tồn
tại, phát triển và được người học chấp nhận) mà cơ sở đào tạo thu được từ hoạt
động đào tạo tính trên mỗi người học ở từng ngành nghề, bậc, hệ, loại hình, lớp
đào tạo, bồi dưỡng xác định.
Ngân sách thu được từ hoạt động đào tạo của các cơ sở đào tạo tư nhân chủ
yếu do người học đóng góp, còn các trường công và bán công do hai nguồn kinh phí
nhà nước cấp và kinh phí đóng góp của người học.
Đối với một cơ sở đào tạo, kinh phí nhà nước cấp và mức thu học phí (có tính
chất bổ sung kinh phí đào tạo) của các đối tượng người học trong chỉ tiêu được giao
hoặc được Bộ Giáo dục và Đào tạo chấp nhận phải tuân thủ theo chế độ chính sách
chung. Ở góc độ Marketing, chúng tôi muốn bàn sâu về chính sách thu tiền học phí
– mức giá cả đào tạo mà người học phải trả cho cơ sở đào tạo dựa trên cơ sở quan
hệ thị trường. Trong giới hạn này, chính sách giá cả của cơ sở đào tạo thể hiện chủ
yếu qua các nội dung sau:
+ Xác định mức giá cả (mức thu học phí)
Để xác định mức thu học phí đối với người học trong một khóa đào tạo chính
quy hay một lớp đào tạo bồi dưỡng ngắn hạn, trước hết cơ sở đào tạo phải dự tính
được tổng chi phí đào tạo cần thiết và “giá thành đơn vị” đào tạo (mức chi phí bình
quân/ 1 người học), sau đó căn cứ vào các nhân tố ảnh hưởng như mục tiêu chủ yếu
của chiến lược Marketing (lợi nhuận hay sự tồn tại…), tình hình cạnh tranh trên thị
trường đào tạo, số lượng nhu cầu, sự phân tích ưu thế - các bằng chứng chất lượng
đào tạo của mình…mà xác định một mức giá chính thức.

20

Downloaded by thuong huyen (thuonghuyen.hvtc.2508@gmail.com)


lOMoARcPSD|12837199

Mức giá đào tạo không thể thấp dưới “giá thành đơn vị” đào tạo và không thể
cao vượt quá giới hạn mà người học có thể chấp nhận.
Do việc xác định giá cả đào tạo được tiến hành trước khi tuyển sinh đào tạo,
nên tổng chi phí đào tạo cần thiết, số lượng người học tuyển được và giá thành đơn
vị đào tạo chỉ là những con số dự tính. Hơn thế, giá cả đào tạo thuộc loại giá cả dịch
vụ, mà giữa giá trị đích thực của dịch vụ (khó xác định trước) và giá cả của nó có
một khoảng cách rộng, nên việc tính toán chỉ tiêu “giá thành đơn vị” đào tạo nêu
trên không thể và không đòi hỏi đưa ra số liệu chính xác tuyệt đối. Nó chỉ có ý
nghĩa tạo ra một cách tương đối cái ngưỡng dưới (“giá thành đơn vị” đào tạo) và
khoảng cách giới hạn cho giá cả đào tạo mà thôi. Đó cũng là đặc điểm của việc xác
định giá cả đào tạo.
+ Thực hiện chính sách giá phân biệt
Cơ sở đào tạo có thể áp dụng các mức giá khác nhau theo các vùng địa lý
theo thời gian học tập và mức độ sử dụng cơ sở vật chất kỹ thuật, theo các tầng lớp
xã hội và các đối tượng người học cụ thể. Điều này không những góp phần vào mục
tiêu chung mà còn nâng cao uy tín, địa vị và làm đẹp thêm hình ảnh của chính cơ sở
đào tạo với công chúng. Nội dung chính sách giá phân biệt của cơ sở đào tạo cụ thể
là:
- Giảm mức thu học phí cho người học ở nông thôn, miền núi - những vùng
thường gặp thiên tai (bão lũ), thu nhập thấp, đời sống kinh tế gặp nhiều khó khăn.
- Giảm mức học phí cho những người học theo các giờ học trong ngày, các
ngày học trong tuần mà mức độ sử dụng năng lực cơ sở vật chất kỹ thuật thấp (ít
người học).
- Giảm mức học phí cho những người nghèo, các đối tượng chính sách xã hội,
con thương binh, con liệt sỹ, con đồng bào các dân tộc thiểu số, đặc biệt có thể miễn
học phí cho những người tàn tật, trẻ mồ côi, học sinh, sinh viên nghèo vượt khó,
học giỏi…

21

Downloaded by thuong huyen (thuonghuyen.hvtc.2508@gmail.com)


lOMoARcPSD|12837199

Để làm được việc này, cơ sở đào tạo phải xác định mức giá công bố sao cho
tổng thu bù đắp được những thiếu hụt do việc giảm giá nêu trên, đảm bảo mang lại
hiệu quả tốt khi sử dụng giá phân biệt.
c. Chính sách phân phối trong đào tạo
Phân phối là đưa sản phẩm đào tạo và những thông tin có liên quan đến
những cá nhân và tổ chức là khách hàng theo những kênh, luồng địa chỉ xác định.
Nội dung chính sách phân phối trong đào tạo được thể hiện chủ yếu trên ba
vấn đề: Xác lập kênh tuyển sinh và đào tạo; Lựa chọn hình thức và phương thức đào
tạo; Lựa chọn địa điểm đào tạo.
+ Xác lập kênh tuyển sinh và đào tạo (Kênh Marketing đào tạo)
Để tổ chức tuyển sinh và đào tạo có hiệu quả, cơ sở đào tạo cần xác lập hệ
thống Marketing theo những kênh xác định. Việc lựa chọn số lượng kênh và các
loại kênh đòi hỏi cơ sở đào tạo phải cân nhắc kỹ. Nếu xác định không đủ số kênh và
số cấp cần thiết sẽ hạn chế kết quả Marketing và ngược lại, xác định dư thừa sẽ dẫn
đến hoạt động của các kênh kém hiệu quả, gây lãng phí.
Cơ sở đào tạo lựa chọn loại kênh, số lượng kênh phụ thuộc vào phạm vi
không gian địa lý của thị trường đào tạo. Nếu thị trường bó hẹp trong một thành
phố, thị xã, thì cơ sở đào tạo chỉ cần sử dụng loại kênh trực tiếp là đủ. Nếu thị
trường là một tỉnh, thì ngoài kênh trực tiếp còn sử dụng loại kênh một cấp. Nếu thị
trường rộng hơn phải sử dụng kênh hai, ba cấp…
Để các kênh được xác lập hoạt động tốt, vấn đề quan trọng đặt ra cho các cơ
sở đào tạo là phải lựa chọn đưa vào kênh được những phần tử trung gian phù hợp.
Các phần tử trong các kênh Marketing đào tạo có thể là những cá nhân làm môi giới
tự do hoặc làm công tác trong những cơ quan, đơn vị có liên quan tới hoạt động đào
tạo như giáo viên trong các trường phổ thông, những người làm công tác nhân sự -
đào tạo ở các phòng tổ chức - cán bộ của các tổ chức kinh tế, các cơ sở quản lý
ngành kinh tế, các chuyên viên ở phòng, ban theo dõi về đào tạo chuyên nghiệp và
dạy nghề thuộc Sở Giáo dục và Đào tạo, Sở Lao động –Thương binh và Xã hội các
tỉnh. Trung gian có thể là cơ quan, đơn vị, tổ chức đoàn thể… với tư cách là một tổ

22

Downloaded by thuong huyen (thuonghuyen.hvtc.2508@gmail.com)


lOMoARcPSD|12837199

chức. Đặc biệt thuận lợi nếu cơ sở đào tạo làm Marketing tìm được các cơ sở đào
tạo khác không có đủ điều kiện đào tạo ngành nghề, bậc học của chủ thể Marketing,
nhưng có đủ điều kiện về cơ sở vật chất kỹ thuật và khả năng tổ chức quản lý lớp
học... chấp nhận làm trung gian để tổ chức đào tạo tại các địa phương.
Việc lựa chọn những cá nhân, tổ chức trung gian (gọi tắt là người trung gian)
tham gia vào kênh đào tạo tùy thuộc vào đối tượng đào tạo chủ yếu, loại hình đào
tạo, yêu cầu của cơ sở đào tạo và khả năng của những người trung gian. Nếu đối
tượng đào tạo cần thu hút chủ yếu là học sinh tốt nghiệp phổ thông thì nên chọn các
trung gian là những người công tác ở hệ thống giáo dục - đào tạo từ cơ sở giáo dục -
đào tạo tỉnh đến các phòng giáo dục - đào tạo huyện, các giáo viên trong các trường
phổ thông cơ sở, phổ thông trung học, giao cho họ những công việc như tuyên
truyền, quảng cáo, đăng ký, thu nhận hồ sơ và có thể cả tổ chức thi tuyển ở địa
phương. Nếu đối tượng đào tạo chủ yếu là cán bộ nhân viên trong ngành hoặc loại
hình đào tạo, bồi dưỡng ngắn hạn, thì nên chọn trung gian là các cán bộ nhân sự -
đào tạo ở các phòng tổ chức cán bộ từ sở quản lý ngành ở tỉnh đến các đơn vị thuộc
ngành ở địa phương với mức độ từ tổ chức tuyển sinh, quảng cáo, đăng ký tuyển
sinh, lo cơ sở vật chất, tổ chức và quản lý lớp học (tại địa phương). Nếu đối tượng
đào tạo gồm nhiều thành phần và hình thức đào tạo được xác định là tại chức ở các
địa phương, thì tốt nhất là lựa chọn đưa vào kênh được một cơ sở đào tạo khác
(trường, trung tâm…) tại địa bàn với nhiệm vụ và quyền hạn tương đối rộng rãi.
Việc đưa các phần tử trung gian đã được lựa chọn vào các kênh đào tạo được
thực hiện trên cơ sở giải quyết thỏa đáng lợi ích vật chất và lợi ích khác của họ. Sau
khi đã xác lập được các kênh đào tạo, vấn đề còn lại là phải thường xuyên kiểm tra,
đôn đốc, đánh giá hoạt động của những người trung gian và áp dụng các biện pháp
xử lý cần thiết để đảm bảo cho kênh hoạt động tốt.
+ Lựa chọn hình thức và phương thức đào tạo
Hình thức và phương thức đào tạo có ảnh hưởng tới việc thỏa mãn nhu cầu về
sự thuận tiện của người học, việc tổ chức quá trình đào tạo và việc lựa chọn kênh
Marketing đào tạo. Cụ thể:

23

Downloaded by thuong huyen (thuonghuyen.hvtc.2508@gmail.com)


lOMoARcPSD|12837199

- Hình thức đào tạo tập trung đòi hỏi cơ sở đào tạo phải thường xuyên đảm
bảo tốt về cơ sở vật chất kỹ thuật, đội ngũ giáo viên, giảng viên và các yếu tố khác
theo một kế hoạch chặt chẽ, thống nhất, đồng bộ, có tính khoa học cao để đảm bảo
cho quá trình đào tạo được liên tục và có chất lượng.
- Hình thức đào tạo vừa làm vừa học (tại chức) đòi hỏi cơ sở đào tạo chú ý về
thời gian học sao cho phù hợp với điều kiện vừa học vừa làm. Nếu học tập trung
xen kẽ nhiều môn học thì đào tạo theo hình thức này phải bố trí học gọn từng môn,
có đầy đủ tài liệu cung cấp cho người học và thời gian thi hết môn vào giữa hai đợt
học (trước khi học môn tiếp theo).
Về phương thức đào tạo: Nếu phương thức đào tạo là trực tiếp, cơ sở đào tạo
có thể sử dụng các kênh đào tạo có các phần tử trung gian tham gia vào tổ chức đào
tạo. Nếu phương thức đào tạo là đào tạo từ xa, cơ sở đào tạo chỉ cần sử dụng kênh
trực tiếp với sự giúp đỡ của các phương tiện thông tin đại chúng và cần có đủ tài
liệu cung cấp (bán) cho người học.
Việc lựa chọn hình thức và phương thức đào tạo chủ yếu dựa vào điều kiên về
thời gian đi học của người học và phạm vi không gian địa lý của thị trường đào tạo.
+ Lựa chọn địa điểm đào tạo
Địa điểm đào tạo bố trí các lớp học của một cơ sở đào tạo thường chính là nơi
có trụ sở đào tạo. Tuy nhiên, một cơ sở đào tạo có thể có nhiều địa điểm đào tạo ở
các vị trí khác nhau trên cùng một địa phương hoặc ở các địa phương, các vùng,
thậm chí các miền khác nhau. Trong trường hợp đó, viêc xác định địa điểm đào tạo
hợp lý là rất quan trọng, vì nó ảnh hưởng đến số lượng người học, chất lượng học
tập và chi phí đào tạo. Vậy, cơ sở đào tạo nên lựa chọn địa điểm đào tạo như thế
nào?
Theo tư duy Marketing, địa điểm đào tạo phải được bố trí gần người học,
thuận tiện cho việc đi lại, học tập và sinh hoạt. Song, vị trí lớp học lại phải tách biệt
tương đối với xung quanh, tạo sự yên tĩnh cần thiết cho việc học tập, nghiên cứu và
đảm bảo an toàn cho người học. Hơn nữa, cơ sở đào tạo còn phải tính đến việc giải
quyết cơ sở vật chất kỹ thuật cho lớp. Nếu phải thuê toàn bộ cơ sở vật chất hỹ thuật

24

Downloaded by thuong huyen (thuonghuyen.hvtc.2508@gmail.com)


lOMoARcPSD|12837199

cho lớp học, thì chi phí sẽ cao, ảnh hưởng đến khả năng tài chính, giá cả đào tạo và
lợi nhuận của cơ sở đào tạo. Vì vậy, vấn đề dặt ra cho cơ sở đào tạo là phải lựa chọn
được những địa điểm thuận tiện cho người học, nhưng đảm bảo giảm chi phí, hạ giá
thành đào tạo để đạt được mục tiêu lợi nhuận mong muốn.
Ngoài những nội dung trên, ở một chừng mưc nhất định, chính sách phân
phối của cơ sở đào tạo còn thể hiện ở việc quan tâm giải quyết đầu ra của quá trình
đào tạo – việc làm cho học sinh, sinh viên sau khi tốt nghiệp ra trường. Trong cơ
chế thị trường, vai trò và khả năng giải quyết vấn đề này của các cơ sở đào tạo rất
hạn chế. Tuy nhiên, việc này ảnh hưởng đến kết quả truyển sinh - đầu vào của quá
trình đào tạo, nên cơ sở đào tạo phải tích cực tham gia giải quyết như một nhân tố
kích thích nhu cầu và thu hút người học.
Để giải quyết đầu ra cho quá trình đào tạo, ngoài việc đổi mới mục tiêu, nội
dung, phương pháp nhằm nâng cao chất lượng đào tạo và khả năng cạnh tranh cho
HSSV tốt nghiệp trên thị trường sức lao động, cơ sở đào tạo có thể làm một số việc
sau:
- Đề xuất với cơ quan quản lý ngành, Nhà nước về những vấn đề có liên quan
đến giải quyết việc làm cho người lao động được đào tạo;
- Liên hệ với các trường đào tạo trình độ cao hơn để các em được học liên
thông nếu có nguyện vọng và đủ điều kiện, khả năng;
- Liên hệ với các trung tâm giới thiệu việc làm, các doanh nghiệp, các cơ
quan hành chính, đơn vị sự nghiệp để giới thiệu các em đến tìm việc;
- Đẩy mạnh đào tạo theo địa chỉ để gắn đào tạo với bố trí, sử dụng HSSV khi
tốt nghiệp ra trường.
d. Chính sách giao tiếp và khuếch trương trong đào tạo
* Chính sách giao tiếp
Giao tiếp là hoạt động tiếp xúc, giao thiệp, tạo dựng các mối quan hệ giữa
cơ sở đào tạo với các tổ chức và cá nhân có liên quan đến hoạt động đào tạo của nó.
Trong đó, quan hệ với “khách hàng” đào tạo là quan trọng nhất.

25

Downloaded by thuong huyen (thuonghuyen.hvtc.2508@gmail.com)


lOMoARcPSD|12837199

Quan hệ với “khách hàng” đào tạo gồm: Quan hệ với “khách hàng” là tổ chức
và quan hệ với “khách hàng” là cá nhân người học. Cụ thể:
- Cơ sở đào tạo quan hệ với khách hàng là tổ chức trong việc ký kết hợp
đồng đào tạo tại doanh nghiệp, mở các lớp bồi dưỡng ngắn ngày. Trong mối quan
hệ này, cơ sở đào tạo cần chủ động tìm hiểu nhu cầu của tổ chức, nghiên cứu hình
ảnh sản phẩm đào tạo và hình ảnh bản thân của cơ sở đào tạo hiện hữu trong khách
hàng thông qua những câu chuyện hay nhận xét của họ… Chủ động giới thiệu và
làm cho khách hàng hiểu rõ hơn về các ngành nghề, bậc, hệ, loại hình đào tạo của
cơ sở đào tạo, đồng thời có những khích lệ cần thiết đối với những người có quyền
quyết định của tổ chức…
- Quan hệ với người học được thể hiện qua xúc tiến hoạt động đào tạo. Nó
diễn ra khi các chính sách Marketing của cơ sở đào tạo đã được xác định và đây là
bước thực hiện các chính sách đó. Thông qua hoạt động này, cơ sở đào tạo có thể
nhận rõ hơn tính thích ứng, tính hợp lý và hiệu quả của các chính sách Marketing
hỗn hợp đã đưa ra.
Chính sách giao tiếp với người học được thể hiện trong các chế độ, quy định
của cơ sở đào tạo, cách đối xử với người học. Trong đó, tiêu biểu nhất là mối quan
hệ thày trò trong quá trình giảng dạy học tập. Người thày khi giảng dạy phải tìm
hiểu trình độ nhận thức ban đầu, đặc điểm tâm lý của đối tượng đào tạo, những
mong muốn, yêu cầu của người học đối với bài giảng của thày để kịp thời điều
chỉnh và đáp ứng, những khó khăn của họ trong học tập để giúp đỡ… Làm được
như vậy cũng có nghĩa là người thày đã làm Marketing về sản phẩm đào tạo, làm
Marketing về chính bản thân mình để thu hút, hấp dẫn người học, làm cho người
học dễ tiếp thu, thích thú với những điều thày dạy, yêu mến kính phục và tin tưởng
ở thày mà cố gắng học tốt.
* Chính sách khuếch trương
Khuếch trương bao gồm các biện pháp và nghệ thuật mà cơ sở đào tạo dùng
để thông tin, giới thiệu về ngành nghề, bậc, hệ, loại hình đào tạo cùng sự phục vụ
kèm theo và về bản thân mình, nhằm tác động vào “khách hàng” đào tạo, lôi kéo,

26

Downloaded by thuong huyen (thuonghuyen.hvtc.2508@gmail.com)


lOMoARcPSD|12837199

thu hút họ vào học. Trong lĩnh vực đào tạo, các cơ sở đào tạo thường sử dụng hai
loại hình khuếch trương chủ yếu là quảng cáo và tuyên truyên.
+ Quảng cáo trong đào tạo: Quảng cáo đào tạo là sử dụng các phương tiện
truyền tin để đưa tới “khách hàng” đào tạo về việc đào tạo một ngành nghề, bậc,
hệ, loại hình đào tạo nào đó của cơ sở đào tạo. Chính sách quảng cáo được thể hiện
qua nội dung hoạt động quảng cáo, bao gồm: xác định mục tiêu quảng cáo, xác định
kinh phí quảng cáo, lựa chọn thông tin, xác định nội dung quảng cáo, lựa chọn
phương tiện truyền tin, xác định thời gian thực hiện, đánh giá chương trình quảng
cáo. Những vấn đề này đã được nhiều sách đề cập và trong lĩnh vực đào tạo không
có sự khác biệt.
+ Tuyên truyền trong đào tạo: là giới thiệu với công chúng về mục tiêu, nội
dung chương trình, quy trình, phương pháp, chất lượng đào tạo những ngành nghề,
bậc, hệ, loại hình đào tạo ở một cơ sở đào tạo nào đó và về chính bản thân cơ sở
đào tạo ấy dưới dạng những thông tin, tư liệu bài viết, phóng sự, bản tin, phim ảnh
qua đó đề cao hình ảnh, thuyết phục, củng cố niềm tin của người học tiềm năng
vào sản phẩm đào tạo và bản thân cơ sở đào tạo. Tuyên truyền được xem là một
bộ phận cấu thành của hoạt động tổ chức dư luận xã hội. Nội dung hoạt động tuyên
truyền gồm nhiều vấn đề. Tuy nhiên, để hoạt động tuyên truyền trong đào tạo đạt
kết quả tốt cơ sở đào tạo cần chú ý những nội dung sau:
- Xác định nhiệm vụ và lựa chọn đề tài tuyên truyền: Người làm công tac
tuyên truyền phải xác định rõ mục đích tuyên truyền nhằm hỗ trợ cho việc giải
quyết những nhiệm vụ Marketing nào? Làm tăng tính hấp dẫn, sức thuyết phục của
sản phẩm đào tạo hay đề cao hình ảnh, uy tín của nhà trường? Có hiểu rõ mục đích
thì người làm tuyên truyền mới xác định được những nhiệm vụ cụ thể như chuẩn bị
bài viết, hoạch định “chiến dịch” tuyên truyền và lựa chọn đề tài tuyên truyền phù
hợp.
- Lựa chọn nguồn phát tin: Người viết bài tuyên truyền có thể là giảng viên,
cán bộ nhân viên của co sở đào tạo hoặc thuê các nhà báo chuyên nghiệp. Nhưng dù
là người trong hay ngoài cơ sở đào tạo, công chúng thường tin tưởng vào thông tin

27

Downloaded by thuong huyen (thuonghuyen.hvtc.2508@gmail.com)


lOMoARcPSD|12837199

của những người có trình độ cao, có thái độ khách quan, trung thực, có uy tín và gây
được ấn tượng tốt đẹp.
đ. Chính sách con người trong Marketing đào tạo
Con người, đặc biệt là người thày có vai trò quyết định đến chất lượng giáo
dục đào tạo. Người thày giỏi, có ý thức trách nhiệm cao, thì bài giảng của thày mới
có chất lượng tốt, học trò của thày mới giỏi. Đó cũng là lý do để người học chọn
thày dạy, chọn trường và yếu tố con người - thày dạy trở thành một yếu tố cấu thành
Marketing đào tạo. Chính sách con người với tư cách là một yếu tố Marketing đòi
hỏi cơ sở đào tạo phải xây dựng được một đội ngũ giáo viên, giảng viên và cán bộ
quản lý có trình độ chuyên môn, nghiệp vụ cao, có phẩm chất đạo đức tốt, yêu nghề
và sử dụng tốt đội ngũ đó. Nói cách khác, phải tạo ra được hình ảnh của cơ sở đào
tạo, trong đó chủ yếu là hình ảnh của đội ngũ thày dạy có trình độ cao, rõ nét, đẹp,
có sức hấp dẫn và in sâu trong tâm trí công chúng. Để đạt được điều đó, cơ sở đào
tạo cần:
- Thu nhận (kể cả hợp đồng mời giảng) những người có trình độ chuyên môn,
nghiệp vụ cao từ nơi khác đến bằng chính sách “chiêu hiền đãi sĩ” của mình.
- Đào tạo bồi dưỡng đội ngũ hiện có bằng nhiều con đường.
- Tạo điều kiện cần thiết về thời gian, tài liệu để giáo viên, giảng viên tự học
tập, tự nghiên cứu , nâng cao trình độ về mọi mặt.
Về quản lý, sử dụng, cần chú ý một số điểm sau:
- Lao động của người thày có tính chất đặc thù (vừa là lao động trí óc, vừa là
lao động chân tay; vừa là lao động chuyên môn kỹ thuật, vừa là lao động nghệ
thuật…), đòi hỏi có phương pháp quản lý phù hợp.
- Con người là một hệ thống phức tạp, vận động theo những quy luật phức tạp
nên việc quản lý, sử dụng con người phải có quan điểm hệ thống - muốn có đầu ra
mong muốn phải có các yếu tố đầu vào thích hợp và đủ lượng cần thiết. Tuy nhiên,
do có ý thức, tiếp thu có chọn lọc, con người không phải là một hệ thống thụ động
mà là một hệ thống chủ động, tích cực. Vì vậy, phải áp dụng đồng bộ các biện pháp:
Giáo dục - động viên, tổ chức, hành chính, kích thích vật chất và tinh thần. Trong

28

Downloaded by thuong huyen (thuonghuyen.hvtc.2508@gmail.com)


lOMoARcPSD|12837199

đó, đặc biệt chú ý tới yêu cầu về sự công bằng, nhu cầu được công nhận của người
thày trong việc đánh giá, sử dụng cán bộ. Mặt khác, phải đề cao sự kính trọng và
tôn trọng người thày trong nhà trường, không được xúc phạm nhân cách, lòng tự
trọng hay có hành vi ảnh hưởng xấu đến uy tín, danh dự người thày. Mặt khác,
Marketing đào tạo cũng yêu cầu người thày phải chủ động làm Marketing chính bản
thân mình.
e. Chính sách cơ sở vật chất kỹ thuật
Cơ sở vật chất kỹ thuật bao gồm: phòng học, phòng thực hành, phòng thí
nghiệm, các máy móc thiết bị, dụng cụ là đồ dùng dạy học và các công trình phục
vụ sinh hoạt vừa là phương tiện vừa là điều kiện để nâng cao số lượng và chất lượng
đào tạo. Mặt khác, cơ sở vật chất kỹ thuật có liên hệ mật thiết với chi phí và giá cả
đào tạo, với con người sử dụng chúng. Do đó, chính sách cơ sở vật chất kỹ thuật,
với tư cách là yếu tố cấu thành của Marketing của một tổ chức cơ sở đào tạo, phải
được đặt trong mối quan hệ và đảm bảo sự kết hợp đồng bộ, hài hòa với chính sách
sản phẩm, giá, con người và các chính sách khác. Tuy nhiên, hướng chung nhất cho
mọi cơ sở đào tạo là phải tăng cường và thường xuyên đổi mới cơ sở vật chất kỹ
thuật, nhất là trang thiết bị, dụng cụ phục vụ trưc tiếp cho việc dạy và học cả lý
thuyết và thực hành.
g. Chính sách về quy trình đào tạo
Quy trình thực hiện một hoạt động nào đó là trình tự các công việc được sắp
xếp theo trật tự thời gian từ khi bắt đầu đến khi kết thúc, buộc người thực hiện phải
tuân thủ. Đối với hoạt động đào tạo, quy trình đào tạo là trình tự thực hiện các
khâu, bước tiến hành quá trình đào tạo từng ngành nghề, bậc, hệ đào tạo.
Các khâu của quá trình đào tạo bao gồm: Tuyển sinh; Tổ chức lớp học (theo
lớp niên chế hoặc lớp tín chỉ); Tổ chức giảng dạy các môn học (lý thuyết và thực
hành, thực tế); Tổ chức thực tập nghề nghiệp (rèn nghề) và thực tập tốt nghiệp; Tổ
chức thi, kiểm tra, đánh giá và xét công nhận tốt nghiệp (cấp Bằng tốt nghiệp) cho
người học. Trong mỗi khâu lại có quy trình thực hiện từng công việc với các bước
tiến hành cụ thể như: Quy trình lên lớp giảng dạy lý thuyết; Quy trình hướng dẫn

29

Downloaded by thuong huyen (thuonghuyen.hvtc.2508@gmail.com)


lOMoARcPSD|12837199

thực hành, thực tập...Tùy theo mục tiêu, nội dung chương trình, thời gian đào tạo,
phương pháp và hình thức đào tạo từng ngành nghề, bậc, hệ đào tạo mà cơ sở đào
tạo xây dựng quy trình đào tạo cho từng khóa học, lớp học cụ thể.
Yêu cầu chung đặt ra với mọi cơ sở đào tạo là: Quy trình đào tạo phải được tổ
chức hợp lý để tiết kiệm các nguồn lực (thời gian, công sức, tiền của...) nhằm nâng
cao chất lượng và hiệu quả đào tạo.
1.4. Các yếu tố ảnh hưởng đến Marketing đào tạo
1.4.1. Các yếu tố bên ngoài cơ sở đào tạo
a. Các yếu tố thuộc môi trường vĩ mô
Cũng như Marketing kinh doanh của các doanh nghiệp, Marketing của cơ sở
đào tạo chịu ảnh hưởng của nhiều yếu tố môi trường vĩ mô, bao gồm:
- Các yếu tố địa lý tự nhiên và cơ sở hạ tầng (đường giao thông). Các yếu tố
tự nhiên như địa hình, đất đai, khí hậu, thời tiết và điều kiện giao thông có ảnh
hưởng lớn tới phát triển kinh tế, văn hóa...Do đó, ảnh hưởng tới mặt bằng dân trí,
trình độ văn hóa – điều kiện đầu vào của các trường đào tạo đại học và chuyên
nghiệp.
- Các yếu tố dân cư, văn hóa – xã hội: Các yếu tố dân cư như số dân, cơ cấu
dân số theo thành phần dân tộc, lứa tuổi, địa bàn cư trú, phong tục tập quán, đặc
điểm tâm lý...; Các yếu tố văn hóa, xã hội như trình độ văn hóa phổ thông, những
quan điểm cơ bản tạo nên những nguyên tắc, giá trị xã hội, chuẩn mực đạo đức, tư
tưởng, tình cảm...đều ảnh hưởng đến nhu cầu học tập và việc lựa chọn nghề nghiệp
cúa các đối tượng tuyển sinh. Các yếu tố này cũng chi phối tới hình thức, phương
pháp truyền thụ kiến thức và giáo dục nhân cách.
- Các yếu tố kinh tế: Sự tăng trưởng và phát triển kinh tế, mức thu nhập bình
quân trên đầu người và số tiền tiết kiệm hàng năm...nói lên khả năng kinh tế và khả
năng chi trả cho việc học tập của người dân. Nếu kinh tế tăng trưởng, thu nhập tăng,
thì nhu cầu học tập, trong đó có nhu cầu được đào tạo nghề nghiệp cũng tăng và
ngược lại.

30

Downloaded by thuong huyen (thuonghuyen.hvtc.2508@gmail.com)


lOMoARcPSD|12837199

- Các yếu tố khoa học- công nghệ: Ngày nay, khoa học – công nghệ đã trở
thành lực lượng sản xuất trực tiếp, làm cho năng suất lao động tăng, kinh tế phát
triển, cơ cấu kinh tế và cơ cấu lao động chuyển dịch theo hướng tăng tỷ trọng khu
vực dịch vụ. nhiều ngành nghề mới ra đời. Tình hình trên tác động đến nhu cầu đào
tạo cả về số lượng, cơ cấu, chất lượng và sự phục vụ, làm cho chính sách các yếu tố
cấu thành Marketing đào tạo cũng phải thường xuyên đổi mới theo hướng ngày
càng tốt hơn. Đặc biệt, sự phát triển công nghệ thông tin, truyền thông và mạng
Internet...còn cung cấp cho các cơ sở đào tạo các công cụ quảng cáo, tuyên truyền
hiện đại, nhanh chóng, rộng khắp, hấp dẫn và hiệu quả.
- Các yếu tố chính trị, pháp luật: Các yếu tố này gồm thể chế chính trị, các
luật (Luật giáo dục, Luật giáo dục Đại học, Luật dạy nghề) và văn bản dưới luật, các
chính sách, chế độ, thể lệ, quy chế...cùng bộ máy quản lý Nhà nước về giáo dục -
đào tạo và bộ máy bảo vệ pháp luật. Tất cả tạo thành một hành lang pháp lý, đảm
bảo cho các hoạt động đào tạo diễn ra trong quỹ đạo quản lý của Nhà nước. Điều
này làm cho hoạt động Marketing của các cơ sở đào tạo, nhất là hoạt động quảng
cáo, chiêu sinh, thi cử, đào tạo liên kết...không thể vượt quá giới hạn cho phép.
Trong các yếu tố nêu trên, thì ảnh hưởng của cơ chế - chính sách thuộc môi
trường pháp luật là trực tiếp và lớn nhất. Sự tác động của chính sách nhà nước đối
với Marketing đào tạo thể hiện ở chỗ:
- Tạo ra sự biến động lớn về số lượng và cơ cấu nhu cầu đào tạo. Ví dụ: khi
nhà nước đưa ra chính sách tất cả những người muốn hành nghề kinh doanh Nhà
hàng – Khách sạn đều phải có văn bằng chứng chỉ đào tạo nghề phù hợp công việc,
thì nhu cầu đào tạo nghề về Nhà hàng – Khách sạn sẽ tăng lên đột biến.
- Tạo ra khuôn khổ và giới hạn pháp lý cho chính sách và quyết định
Marketing của cơ sở đào tạo về tuyển sinh, ngành nghề đào tạo, tuyên truyền quảng
cáo, đóng góp học phí… Do vậy, việc thỏa mãn nhu cầu đào tạo không phải là theo
ý người học một cách tùy tiện mà là sự thỏa mãn hợp lý (thỏa mãn có điều kiện),
phù hợp với quy chế Nhà nước và khả năng của cơ sở đào tạo. Ví dụ: Người học có
nhu cầu học cao đẳng, đại học muốn bỏ qua điều kiện tuyển sinh như trình độ văn

31

Downloaded by thuong huyen (thuonghuyen.hvtc.2508@gmail.com)


lOMoARcPSD|12837199

hóa đầu vào (bằng tốt nghiệp phổ thông hay bổ túc văn hóa) và các thủ tục thi tuyển
sinh… nhưng quy chế Nhà nước không cho phép.
b. Các yếu tố thuộc môi trường vi mô
Các yếu tố thuộc môi trường vi mô bên ngoài cơ sở đào tạo bao gồm:
- “Khách hàng” đào tạo là các đối tượng tuyển sinh của cơ sở đào tạo;
- Các đối tác của cơ sở đào tạo;
- Các đối thủ cạnh tranh với cơ sở đào tạo.
Trong các yếu tố nêu trên, thì động cơ, nhu cầu, thái độ, đặc điểm tâm lý...
của đối tượng tuyển sinh; Tinh thần tích cực, chủ động, nguồn lực hỗ trợ của các
đối tác; Những nỗ lực Marketing của các đối thủ cạnh tranh... có ảnh hưởng lớn tới
hoạt động và kết quả Marketing của cơ sở đào tạo.
1.4.2. Các yếu tố bên trong cơ sở đào tạo
Ngoài các yếu tố ảnh hưởng mạnh mẽ tới kết quả hoạt động đã trở thành các
các yếu tố cấu thành Marketing đào tạo (Marketing- Mix), hoạt động Marketing của
cơ sở đào tạo còn bị chi phối bởi nhiều yếu tố nội bộ khác, gồm:
- Mục tiêu chiến lược phát của cơ sở đào: Mục tiêu chiến lược phát triển cơ
sở đào tạo là mục tiêu bao trùm và lâu dài. Nó chi phối toàn bộ các kế hoạch, các
chương trình hoạt động, trong đó có mục tiêu hoạt động Marketing của cơ sở đào
tạo.
- Tầm nhìn, bản lĩnh quản trị của Ban lãnh đạo, nhất là của người đứng đầu và
sự ủng hộ của đội ngũ cán bộ nhân viên. Những yếu tố này cho biết khả năng một
giải pháp Marketing đưa ra có được lãnh đạo chấp thuận và mọi người đồng tình
hay không.
- Nguồn lực tài chính của cơ sở đào tạo: Nguồn lực tài chính mạnh sẽ cho
phép cơ sở đào tạo thực hiện các giải pháp Marketing mạnh như quảng cáo trên các
phương tiện thông tin quốc gia (Đài phát thanh –truyền hình Việt Nam, Báo Nhân
dân...), gửi Baner trên các trang mạng nổi tiếng, chi thù lao thỏa đáng cho những
người đi quảng bá, thu nhận hồ sơ đăng ký...Ngược lại, nguồn lực tài chính yếu thì
không thể thực hiện các giải pháp Marketing mạnh nhưng đòi hỏi chi phí lớn.

32

Downloaded by thuong huyen (thuonghuyen.hvtc.2508@gmail.com)


lOMoARcPSD|12837199

- Môi trường giáo dục


Môi trường giáo dục, ngoài yếu tố thày trò, cơ sở vật chất kỹ thuật là các yếu
tố cấu thành hoạt động giáo dục đào tạo, còn bao gồm các yếu tố khác như: Kỷ
cương, nền nếp trong học tập và sinh hoạt; Đời sống văn hóa tinh thần (nếp sống có
văn hóa); Vệ sinh môi trường và cảnh quan sư phạm; An ninh trật tự trong trường
và khu vực xung quanh.
Môi trường giáo dục, nhất là yếu tố an ninh trật tự và an toàn trong trường có
ảnh hưởng lớn tới kết quả tuyển sinh và chất lượng đào tạo toàn diện, thậm chí có
khi nó là tiêu chí quan trọng để các bậc phụ huynh và học sinh lựa chọn giữa các
trường có cùng ngành nghề đào tạo.
Việc xây dựng môi trường giáo dục tùy thuộc vào điều kiện và hoàn cảnh cụ
thể của từng cơ sở đào tạo. Tuy nhiên, mục tiêu chung nhất của chính sách về môi
trường giáo dục của mọi cơ sở đào tạo là phải tạo ra được một môi trường giáo dục
tốt, lành mạnh, an toàn. Môi trường giáo dục của cơ sở đào tạo có đạt được những
yêu cầu này thì mới tạo ra sự an tâm, tin tưởng của các bậc phụ huynh khi gửi con
em mình đến học, mới thu hút được nhiều người học tiềm năng và ngược lại.

33

Downloaded by thuong huyen (thuonghuyen.hvtc.2508@gmail.com)


lOMoARcPSD|12837199

Chương II
PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG MARKETING ĐÀO TẠO
TẠI TRƯỜNG CAO ĐẲNG THƯƠNG MẠI VÀ DU LỊCH
2.1. Giới thiệu về trường Cao đẳng Thương mại và du lịch.
2.1.1. Quá trình phát triển
Trường Cao đẳng Thương mại và du lịch, Bộ công thương tiền thân là
Trường trung cấp thương nghiệp miền núi, Bộ Thương mại, được thành lập ngày 11
tháng 6 năm 1962, với chức năng nhiệm vụ là đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, nhân viên
thương mại, dịch vụ cho khu vực miền núi trên phạm vi cả nước. Những khóa đầu
còn có cả một số cán bộ, học sinh người Campuchia theo học. Đến năm 1978, theo
chủ trương phân vùng đào tạo của Bộ Thương nghiệp lúc đó, Trường được đổi tên
thành Trường trung học thương nghiệp Bắc Thái, có chức năng nhiệm vụ đào tạo
cán bộ, nhân viên cho ngành thương nghiệp 9 tỉnh miền núi phía Bắc bao gồm: Bắc
Thái (nay là Thái Nguyên và Bắc Kạn), Cao Bằng, Lạng Sơn, Tuyên Quang, Hà
Giang, Yên Bái, Lào Cai, Lai Châu (nay là Lai Châu và Điện Biên), Sơn La. Năm
1990, theo chủ trương của Nhà nước, để phân biệt các trường thuộc Bộ, Ngành
trung ương với các trường trực thuộc địa phương, một lần nữa Trường được đổi tên
thành Trường trung học thương mại trung ương IV (TW4). Đến năm 2000, trong
điều kiện cơ chế thị trường cạnh tranh, Bộ Thương mại xóa bỏ việc phân vùng đào
tạo, nên Trường được trở lại tuyển sinh đào tạo trên phạm vi toàn quốc.
Với sự phát triển toàn diện của Trường cả về quy mô đào tạo, cơ sở vật chất
kỹ thuật, đội ngũ giảng viên và cán bộ quản lý, được sự đồng ý của Thủ tướng chính
phủ, sự nhất trí của các Bộ ngành hữu quan, ngày 27 tháng 3 năm 2006, Bộ trưởng
Bộ Giáo dục và Đào tạo đã có quyết định số 1534/QĐ- BGD&ĐT về việc thành lập
Trường Cao đẳng Thương mại và Du lịch trên cơ sở nâng cấp Trường trung học
thương mại TW4. Đây là mốc son đánh dấu sự phát triển về chất của Nhà trường.
Từ thời điểm đó, Trường trở thành một cơ sở đào tạo bậc đại học, trực thuộc Bộ
Công Thương, chịu sự quản lý về nghiệp vụ đào tạo của Bộ Giáo dục và Đào tạo

34

Downloaded by thuong huyen (thuonghuyen.hvtc.2508@gmail.com)


lOMoARcPSD|12837199

(BGD&ĐT), được tuyển sinh và đào tạo cán bộ, nhân viên có trình độ cao đẳng và
các trình độ thấp hơn cho ngành Thương mại và Du lịch trên phạm vi cả nước.
2.1.2. Về tổ chức bộ máy
Cơ cấu tổ chức bộ máy của Trường được kết cấu theo mô hình kết hợp Trực
tuyến - chức năng, gồm 6 phòng chức năng, 4 khoa đào tạo và một số đơn vị trực
thuộc cùng các lớp HSSV cụ thể:
* Ban giám hiệu, gồm:
- Hiệu trưởng
- Phó hiệu trưởng về đào tạo và nghiên cứu khoa học.
- Phó hiệu trưởng về nội chính, cơ sở vật chất kỹ thuật và đời sống.
* 6 phòng chức năng:
+ Phòng dào tạo: Có chức năng tham mưu, giúp Hiệu trưởng, Phó Hiệu
trưởng về đào tạo:
- Xây dựng kế hoạch và tổ chức tuyển sinh hàng năm.
- Xây dựng kế hoạch đào tạo: kế hoạch giảng dạy, thời khóa biểu, kế hoạch
thi học kỳ, thi tốt nghiệp…
- Quản lý việc thực hiện các kế hoạch giảng dạy lý thuyết và thực hành, thực
tập, quản lý các phòng học lý thuyết.
- Quản lý kết quả học tập của học sinh , sinh viên, làm các thủ tục xét, công
nhận tốt nghiệp và cấp bằng cho học sinh sinh viên .
- Làm các báo cáo về đào tạo theo yêu cầu của các cấp quản lý.
+ Phòng công tác học sinh sinh viên : Là phòng chức năng giúp Hiệu trưởng
thực hiện công tác quản lý, giáo dục học sinh sinh viên (HSSV) cụ thể:
- Làm thủ tục nhập học, quản lý hồ sơ học sinh sinh viên từ khi nhập học đến
khi tốt nghiệp ra trường.
- Thường xuyên tuyên truyền, giáo dục chính trị, tư tưởng, đạo đức, lối sống
cho học sinh sinh viên.
- Đề xuất quản lý, giáo viên chủ nhiệm và cố vấn học tập.
- Theo dõi, tổng hợp kết quả học tập và rèn luyện của học sinh sinh viên.

35

Downloaded by thuong huyen (thuonghuyen.hvtc.2508@gmail.com)


lOMoARcPSD|12837199

- Thực hiện các chế độ, chính sách đối với học sinh sinh viên theo quy định
của Nhà nước và nhà trường.
- Thực hiện công tác thi đua khen thưởng với học sinh sinh viên.
- Phối hợp với công đoàn, Đoàn TNCS Hồ Chí Minh, Hội sinh viên…tổ chức
các hoạt động phong trào và hoạt động ngoại khóa cho học sinh sinh viên.
+ Phòng khoa học công nghệ và đối ngoại(KHCN&ĐN): Là phòng chức
năng giúp việc Hiệu trưởng, Phó Hiệu trưởng về nghiên cứu khoa học trong việc
quản lý hoạt động nghiên cứu , ứng dụng khoa học kỹ thuật- công nghệ trong Nhà
trường; Thực hiện chức năng quan hệ đối ngoại.
+ Phòng thanh tra- khảo thí và đảm bảo chất lượng (TTKT&ĐBCL): Là
phòng chức năng giúp việc Hiệu trưởng về công tác thanh tra các mặt hoạt động của
Trường; Tổ chức các kỳ thi tuyển sinh, thi tốt nghiệp theo sự phân công của Hội
đồng thi; Tổ chức các hoạt động tự đánh giá và làm các thủ tục đề nghị được kiểm
định ngoài để đảm bảo nâng cao chất lượng đào tạo.
+ Phòng tổ chức- hành chính- kế toán(TCHC): Là phòng chức năng tham
mưu giúp Hiệu trưởng thực hiện các mặt công tác: Tổ chức cán bộ, thi đua khen
thưởng, tài chính kế toán.
+ Phòng quản trị -Đời sống(QTĐS): Là phòng chức năng tham mưu giúp
việc Hiệu trưởng thực hiện việc xây dựng, mua sắm, phát triển và quản lý (kể cả
bảo vệ) cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ công tác, giảng dạy, học tập và đời sống cán
bộ công nhân viên và HSSV của Trường.
* 4 khoa giảng dạy gồm:
+ Khoa Đại cương: Là đơn vị tác nghiệp thực hiện chức năng tổ chức quản lý
và thực hiện giảng dạy, nghiên cứu khoa học theo kế hoạch của Trường các môn
học chung như: Lý luận chính trị, Pháp luật, Văn hóa cơ bản, Ngoại ngữ, Giáo dục
thể chất và Giáo dục quốc phòng...
+ Khoa Kế toán – Tài chính: Là đơn vị tác nghiệp thực hiện chức năng tổ
chức quản lý và thực hiện giảng dạy, nghiên cứu khoa học theo kế hoạch của
Trường các môn học thuộc chuyên môn về Kế toán và Tài chính.

36

Downloaded by thuong huyen (thuonghuyen.hvtc.2508@gmail.com)


lOMoARcPSD|12837199

+ Khoa Kinh tế và quản trị kinh doanh(Kinh tế &QTKD): Là đơn vị tác


nghiệp thực hiện chức năng tổ chức quản lý và thực hiện giảng dạy, nghiên cứu
khoa học theo kế hoạch của Trường các môn học thuộc chuyên môn về kinh tế,
quản trị kinh doanh thương mại.
+ Khoa Khách sạn- Du lịch: Là đơn vị tác nghiệp thực hiện chức năng tổ
chức quản lý và thực hiện giảng dạy, nghiên cứu khoa học theo kế hoạch của
Trường các môn học Nghiệp vụ và Quản trị kinh doanh Nhà hàng - Khách sạn và
Du lịch lữ hành.
* Các đơn vị trực thuộc khác, gồm:
- Thư viện-Tư liệu; Ký túc xá sinh viên; xưởng trường…
* Các lớp học sinh sinh viên.
Toàn bộ cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý và tác nghiệp của Trường được thể
hiện qua Hình 2.1. dưới đây:
HIỆU TRƯỞNG
Các Hội đồng
Các Phó Hiệu trưởng
tư vấn

Phòng Phòng Phòng Phòng Phòng Phòng


Đào tạo Công tác TT. KT KHCN& TCHC- QT-ĐS
HSSV &ĐBCL ĐN Kế toán

Khoa Đại Khoa Kế toán Khoa Kinh tế Khoa K.Sạn-


cương – Tài chính - QTKD
Du lịch

Các lớp học sinh sinh viên

Hình 2.1: Cơ cấu tổ chức bộ máy của Trường CĐ Thương mại và Du lịch

37

Downloaded by thuong huyen (thuonghuyen.hvtc.2508@gmail.com)


lOMoARcPSD|12837199

2.1.3. Lực lượng lao động

Hiện nay trường có 146 cán bộ công nhân viên, trong đó có 109 giảng viên,
21 cán bộ quản lý và 16 nhân viên phục vụ. Phân theo trình độ đào tạo, có 2 tiến sĩ
chiếm 1,37%, 46 thạc sĩ chiếm 31,5%, 82 cử nhân chiếm 56,13%, trình độ khác
11%.

Bảng 2.1: Cơ cấu lao động theo tính chất công việc và trình độ đào tạo

Theo trình độ Trình độ


Tiến sĩ Thạc sĩ Cử nhân
khác

Theo tính Cộng


SL % SL % SL % SL %
chất công việc

Giảng viên 1 0,92 38 34,86 70 64,22 0 0 109

CBNV quản lý 1 4,76 8 38,10 12 57,14 0 0 21

Nhân viên phục vụ 0 0 0 0 0 0 16 16

Cộng 2 1,37 46 31,50 82 56,13 16 11 146

Nguồn: Phòng Tổ chưc cán bộ của Trường


2.1.4. Về ngành nghề đào tạo, hệ đào tạo, quy mô đào tạo.
Hiện nay trường đã đang đào tạo các ngành nghề và hệ đào tạo sau:
* Hệ cao đẳng chính quy (3 năm)
+ Ngành học quản trị kinh doanh.
+ Ngành học kế toán.
+ Ngành Việt Nam học.
* Hệ cao đẳng nghề (3 năm)
+ Kế toán doanh nghiệp
+ Dịch vụ nhà hàng.

38

Downloaded by thuong huyen (thuonghuyen.hvtc.2508@gmail.com)


lOMoARcPSD|12837199

+ Quản trị doanh nghiệp vừa và nhỏ.


* Hệ liên thông:
+ Liên thông cao đẳng nghề sang cao đẳng chuyên nghiệp gồm:
- Kế toán (6 tháng)
- Quản trị kinh doanh Nhà hàng – Khách sạn (8 tháng)
+ Liên thông từ trung cấp chuyên nghiệp lên cao đẳng
- Kế toán (1,5 năm)
- Quản trị doanh nghiệp thương mại (1,5 năm)
- Quản trị kinh doanh Nhà hàng – Khách sạn (1,5 năm)
* Hệ trung cấp chuyên nghiệp: (2 năm)
Đào tạo 12 chuyên ngành thuộc các ngành học sau:
+ Mã 423401: Kinh doanh:
- Kinh doanh thương mại và dịch vụ
- Quản lý và kinh doanh du lịch
- Quản lý và kinh doanh khách sạn
- Quản lý và kinh doanh nhà hàng và dịch vụ ăn uống
- Kinh doanh xuất nhập khẩu
+ Mã 423403: Kế toán kiểm toán
- Kế toán doanh nghiệp
- Kế toán hành chính sự nghiệp
+ Mã 428101: Dịch vụ du lịch
- Du lịch lữ hành
- Du lịch sinh thái
- Hướng dẫn du lịch
+ Mã 428102: Khách sạn, nhà hàng
- Kỹ thuật chế biến món ăn
- Kỹ thuật pha chế và phục vụ đồ uống
- Nghiệp vụ lễ tân

39

Downloaded by thuong huyen (thuonghuyen.hvtc.2508@gmail.com)


lOMoARcPSD|12837199

Quy mô đào tạo bình quân khoảng 4.000 học sinh sinh viên. Năm học 2012
có 3.717 học sinh sinh viên, trong đó gồm: Cao đẳng chuyên nghiệp 2.251 sinh viên
, cao đẳng nghề 581 sinh viên , trung cấp chuyên nghiệp 259 học sinh, liên thông
626 sinh viên.
2.1.5. Về kết quả đào tạo:
Qua 50 năm đào tạo và phát triển, Trường đã đào tạo được hàng vạn cán bộ,
nhân viên cho Ngành Thương mại và Du lịch, góp phần hoàn thành tốt nhiệm vụ
của Ngành trong từng giai đoạn lịch sử của đất nước. Nhiều người trưởng thành đã
và đang giữ chức vụ quản lý chủ chốt của các cơ quan, ban, ngành hoặc của các
doanh nghiệp ở trung ương và các địa phương trên khắp mọi miền đất nước. Thành
tích đó đã được ghi nhận và thể hiện ở những phần thưởng cao quý mà Trường nhận
được, bao gồm: 01 Huân chương độc lập hạng ba, 03 Huân chương lao động ( nhất,
nhì, ba), hàng chục Cờ thi đua, Bằng khen của Chính phủ, các Bộ ngành và Ủy ban
nhân dân tỉnh Thái Nguyên về thành tích hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ đào tạo và
các mặt công tác khác.
2.2. Thực trạng các yếu tố môi trường và thị trường ảnh hưởng đến công tác
đào tạo và hoạt động Marketing của Trường CĐ Thương mại và Du lịch
2.2.1. Các yếu tố môi trường
2.2.1.1. Các yếu tố địa lý tự nhiên, kỹ thuật, kinh tế xã hội nơi đặt trụ sở chính của
trường.
Trường Cao đẳng Thương mại và Du lịch thuộc Bộ Công Thương, tuyển sinh
và đào tạo trên phạm vi cả nước, nhưng lại đóng trụ sở tại số: 478, đường Thống
nhất, Thành phố Thái Nguyên, cách trung tâm thủ đô Hà Nội 75 km về phía bắc.
Tỉnh Thái Nguyên, trong đó có Thành phố Thái Nguyên - nơi Trường đặt trụ
sở, có những đặc điểm sau:
Thái Nguyên cách Hà Nội 80 Km về phía Bắc, là một tỉnh nằm ở vị trí cửa
ngõ phía nam vùng Trung du- Miền núi Bắc Bộ, tiếp giáp giao lưu kinh tế - xã hội
với Thủ đô Hà Nội và các tỉnh vùng đồng bằng Bắc Bộ. Thái Nguyên có phía bắc
giáp vói tỉnh Bắc Kạn, phía đông giáp với các tỉnh Lạng Sơn, Bắc Giang, phía tây

40

Downloaded by thuong huyen (thuonghuyen.hvtc.2508@gmail.com)


lOMoARcPSD|12837199

giáp các tỉnh Vĩnh Phúc, Tuyên Quang và phía nam giáp Hà Nội. Tỉnh có 9 đơn vị
hành chính là: Thành phố Thái Nguyên, thị xã Sông Công và 7 huyện: Phổ Yên,
Phú Bình, Đồng Hỷ, Võ Nhai, Định Hóa, Đại Từ, Phú Lương. Toàn Tỉnh có 180 xã,
trong đó có 125 xã vùng cao và miền núi, còn lại là các xã đồng bằng và trung du.
Tỉnh có diện tích tự nhiên 3.562,82 Km2, dân số khoảng 1,2 triệu người, gồm 9 dân
tộc: Kinh, Tày, Nùng, Sán Dìu, H.Mông, Sán Chay, Hoa và Dao.
Thành phố Thái Nguyên là thủ phủ của tỉnh Thái nguyên, là trung tâm chính
tri, kinh tế của khu Việt Bắc, đang phấn đấu để trở thành trung tâm chính trị, kinh
tế, văn hóa, giáo dục đào tạo và y tế của cả vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ.
Từ thành phố Thái Nguyên theo quốc lộ (QL) 3 đi Bắc Kan, Cao Bằng ở phía
bắc hoặc về Hà Nội ở phía nam và đi khắp đất nước; Theo QL 1B đi Lạng Sơn;
Theo QL 37 đi hướng Đông Nam về Bắc Giang, Bắc Ninh, xuống đường 1A đi các
tỉnh đồng bằng, lên đường 18 đi Quảng Ninh, rẽ xuống Hải Dương, Hải Phòng, đi
về hướng Tây sang Tuyên Quang, có thể đi tiếp lên Hà Giang, Yên Bái, Lào Cai,
Lai Châu, Điện Biên, Sơn La…với điều kiện giao thông thuận tiện. Hiện nay, Nhà
nước đang cải tạo, mở rộng QL3 đoạn Thái Nguyên- Hà Nội và xây dựng một
đường cao tốc mới chạy song song với con đường này.
Ngoài điều kiện giao thông thuận tiện, các điều kiện cơ sở vật chất hạ tầng
khác như điện, nước sạch, bưu chính viễn thông và các dịch vụ khác phát triển khá
hoàn thiện và cung ứng tương đối tốt.
Về kinh tế, xã hội: Tình hình kinh tế xã hội của tỉnh Thái Nguyên trong
những năm gần đây, tuy có khó khăn do tình hình chung của thế giới và trong nước,
nhưng vẫn phát triển khá. Tốc độ tăng trưởng kinh tế cao hơn mức trung bình của cả
nước. GDP bình quân thời kỳ 2006-2010 tăng 12% - 13%. Năm 2012, những khó
khăn và thách thức đều lớn hơn dự báo, kinh tế trong nước gặp nhiều khó khăn, các
doanh nghiệp tiêu thụ hàng hóa chậm, lượng hàng hóa tồn kho lớn, mặt bằng lãi
suất tiền vay tuy có giảm nhưng vẫn ở mức cao..., nhưng với sự cố gắng phấn đấu
của các cấp, các ngành, các doanh nghiệp và nhân dân toàn Tỉnh, nền kinh tế của
Tỉnh vẫn tiếp tục phát triển. Tổng sản phẩm GDP của Tỉnh đạt 29.508 tỷ đồng, tăng

41

Downloaded by thuong huyen (thuonghuyen.hvtc.2508@gmail.com)


lOMoARcPSD|12837199

7,2% so với năm 2011(cả nước tăng 5,02%). Cơ cấu kinh tế tiếp tục chuyển dịch
theo hướng tích cực: Công nghiệp và xây dựng cơ bản chiếm 41,25%; Thương mại
dịch vụ chiếm 37,78%; Nông, lâm nghiệp và thuỷ sản chiếm 20,97%.
Mục tiêu phấn đấu của tỉnh năm 2013 là: GDP sẽ tăng 9%, tỷ suất sinh thô
giảm 0,1%; tạo việc làm mới cho 16.000 lao động; ổn định tỷ lệ che phủ rừng là
50%; tỷ lệ hộ nghèo giảm xuống dưới 12,5% (giảm 2,1% so với năm 2012); đảm
bảo an ninh trật tự xã hội…(Báo cáo kỳ họp thứ 5, HĐND tỉnh Thái Nguyên khóa
XII, bài đăng trên báo Thái Nguyên điện tử 12/12/2012).
Các yếu tố về vị trí địa lý, cơ sở hạ tầng giao thông, dịch vụ công cộng và sự
phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Thái Nguyên nói chung, thành phố Thái Nguyên
nói riêng nêu trên đã ảnh hưởng rất lớn tới hoạt động tuyển sinh và đào tạo cũng
như kết quả và hiệu quả hoạt động Marketing của Nhà trường. Cụ thể:
- Điều kiện về vị trí địa lý, giao thông đã tạo ra sự thuận lợi cho việc đi lại
của cán bộ, công nhân viên, giảng viên và học sinh sinh viên.
- Sự phát triển kinh tế, giao thông thuận tiện và khá tốt đã làm cho mặt bằng
giá cả hàng hóa, nhất là những mặt hàng nông sản - thực phẩm, dịch vụ ăn uống
hàng ngày thường thấp hơn Hà Nội và nhiều tỉnh khác. Đây là yếu tố đảm bảo cho
việc ổn định đời sống của cán bộ, công nhân viên và học sinh sinh viên, góp phần
làm chi phí cho người đi học giảm đáng kể.
Bên cạnh những thuận lợi được xem như điểm mạnh nêu trên, thì việc
Trường đóng ở Thái Nguyên cũng là điểm yếu so với các trường đóng ở Hà Nội.
Nhiều thí sinh chưa đến và rõ Thái Nguyên, nhưng nghe địa danh Thái Nguyên đã
nghĩ tới hình ảnh 1 tỉnh miền núi xa xôi, rừng núi “Thủ đô gió ngàn” trong thời kì
chống Pháp, nơi có nhiều đồng bào dân tộc sinh sống, cuộc sống nhiều khó khăn và
không sầm uất, hấp dẫn như Hà Nội. Hơn nữa, tâm lý phần lớn thí sinh trẻ muốn
được học các trường ở Hà Nội với nhiều lý do khác nhau như: Muốn được sống ở
Thủ đô đông vui, cuộc sống sôi động hoặc muốn có cơ hội đi làm thêm, va chạm
thử thách, dễ tìm việc sau khi tốt nghiệp ra trường.

42

Downloaded by thuong huyen (thuonghuyen.hvtc.2508@gmail.com)


lOMoARcPSD|12837199

Chính vì những nhận thức đó, nên trụ sở của Trường đóng ở tỉnh lẻ như Thái
Nguyên là một bất lợi lớn trong tuyển sinh vào Trường.
2.2.1.2. Môi trường chính trị, pháp luật
Hoạt động đào tạo của các cơ sở đào tạo nói chung và của Trường Cao đẳng
Thương mại và Du lịch nói riêng hiện được đặt trong môi trường chính trị ổn định,
nhưng môi trường chính sách, pháp luật có nhiều thay đổi, chưa ổn định, cụ thể:
* Hệ thống quản lý giáo dục – đào tạo còn chưa hợp lý
Ở nước ta hiện nay, có 2 hệ thống quản lý về đào tạo: Hệ thống quản lý thuộc
Bộ Giáo dục và Đào tạo; Hệ thống quản lý thuộc Bộ Lao động Thương binh và Xã
hội (BLĐTB&XH).
Hệ thống quản lý thuộc Bộ giáo dục và Đào tạo bao gồm trên cùng là Bộ giáo
dục và Đào tạo, ở cấp tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (gọi tắt là cấp tỉnh) có
Sở giáo dục và Đào tạo, còn ở các huyện, thị, thành phố thuộc tỉnh (gọi tắt là cấp
huyện) có các phòng Giáo dục và Đào tạo. Hệ thống các đơn vị tác nghiệp đào tạo
bao gồm các trường Đại học, Cao đẳng, Trung cấp chuyên nghiệp (TCCN) thuộc
Bộ giáo dục và Đào tạo, các Bộ ngành khác và các cơ sở đào tạo thuộc địa phương.
Hệ thống quản lý dạy nghề thuộc Bộ Lao động Thương binh và Xã hội, gồm:
Trên là Tổng cục dạy nghề. Bên dưới là các Sở Lao động Thương binh và Xã hội
địa phương (tỉnh) có Phòng quản lý đào tạo nghề.
Hệ thống các đơn vị tác nghiệp có các trường Cao đẳng nghề (CĐN), Trung
cấp nghề (TCN) trực thuộc Bộ LĐTB&XH và các Bộ ngành khác hoặc trực thuộc
UBND các tỉnh, các Trung tâm dạy nghề cấp huyện. Ngoài ra còn các trường ĐH,
Cao đẳng và Trung cấp chuyên nghiệp của các Bộ ngành và địa phương có tham gia
đào tạo nghề.
Sự tồn tại của 2 hệ thống quản lý đào tạo cùng với 2 bộ luật (luật giáo
dục và luật dạy nghề) và các chính sách do 2 Bộ quản lý ban hành đôi khi đã không
có sự thống nhất, thậm chí mâu thuẫn, gây khó khăn cho các cơ sở đào tạo trong
việc thi hành. Chẳng hạn, khi luật dạy nghề xác định là học CĐN, TCN có thể học
liên thông lên cao đẳng chuyên nghiệp và Đại học…thì Bộ giáo dục và đào tạo đã

43

Downloaded by thuong huyen (thuonghuyen.hvtc.2508@gmail.com)


lOMoARcPSD|12837199

không đồng ý. Trước áp lực của dư luận xã hội, sau nhiều lần thảo luận, ngày 28
tháng 10 năm 2010, Bộ Giáo dục và Đào tạo với Bộ Lao động – Thương binh và Xã
hội mới ra Thông tư liên tịch số: 27/2010/ TTLT- BGDĐT – BLĐTBXH về hướng
dẫn đào tạo liên thông từ trình độ trung cấp nghề, cao đẳng nghề lên trình độ cao
đẳng, đại học. Theo đó, trường nào muốn đào tạo liên thông các đối tượng trên phải
làm tờ trình nói rõ quá trình đào tạo nghề, so sánh giữa chương trình đào tạo nghề
với chương trình đào tạo chuyên nghiệp và đề xuất nội dung chương trình, thời
lượng các môn học và thời gian đào tạo liên thông, báo cáo Bộ giáo dục và đào tạo
xem xét, ra quyết định cho phép, thì mới được đào tạo. Thời gian ban hành thông tư
này cũng rất chậm, nên những học sinh, sinh viên học nghề tốt nghiệp năm học
2008 – 2009 phải dừng lại 1 năm mới được học liên thông và điều này đã làm cho
việc tuyển sinh TCN, CĐN của nhiều trường khối kinh tế vào các năm học 2008 –
2009, 2009 – 2010 không thực hiện được.
* Số lượng các cơ sở đào tạo phát triển quá nhanh, quá nhiều dẫn đến thiếu
nguồn tuyển sinh và cạnh tranh thiếu lành mạnh.
Năm 1987, cả nước có 101 trường Đại học và cao đẳng (63 trường Đại học,
chiếm 62%; 38 trường cao đẳng, chiếm 38%) đều là công lập, không có trường
ngoài công lập và trường cao đẳng nghề. Đến tháng 3 năm 2013, sau hơn 25 năm
đổi mới và phát triển, cả nước có 457 trường Đại học, cao đẳng (đại học 242
trường; cao đẳng 215 trường) tăng gấp sấp sỉ 4,53 lần so với 1987; có 266 trường
TCCN; 142 trường CĐN, 316 trường TCN và 905 trung tâm dạy nghề và hàng trăm
trung tâm giáo dục thường xuyên cấp tỉnh, huyện. Số trường phát triển nhanh và
quá nhiều đã dẫn đến thiếu nguồn tuyển sinh, năm 2012 cả nước có 940.225 học
sinh tốt nghiệp THPT (kể cả bổ túc THPT) nhưng riêng chỉ tiêu tuyển sinh các
trường Đại học, cao đẳng đã là 556.918 chỉ tiêu (theo Báo cáo Tổng kết các kỳ thi
phổ thông và thi tuyển sinh đại học, cao đẳng, trung cấp chuyên nghiệp năm 2012
và phương hướng, nhiệm vụ năm 2013 của Bộ Giáo dục và Đào tạo đọc tại Hội nghị
thi và tuyển sinh năm 2013 của Bộ, tổ chức ngày 22 tháng 01 năm 2013), còn lại là
chỉ tiêu 684 trường CĐN, TCCN và TCN khác. Các trường này chủ yếu tuyển đối

44

Downloaded by thuong huyen (thuonghuyen.hvtc.2508@gmail.com)


lOMoARcPSD|12837199

tượng học sinh tốt nghiệp THPT. Trong khi đó, nhiều em thì không đạt mức điểm
sàn hoặc đạt nhưng không chấp nhận học các trường Cao đẳng mà muốn ở lại tiếp
tục thi năm sau, nên nguồn tuyển thực tế của các trường cao đẳng, cao đẳng nghề
còn ít hơn nữa. Tình hình trên đã dẫn tới tình trạng cạnh tranh thiếu lành mạnh ở
nhiều trường.
* Các chính sách về mở ngành tuyển sinh và đào tạo còn nhiều hạn chế, bất cập,
chưa ổn định
+ Về ngành học: Ngày 27/4/2010 Bộ giáo dục và đào tạo đã ra thông tư
14/2010/TT-BGDDT về việc ban hành Danh mục giáo dục, đào tạo cấp IV trình độ
cao đẳng, đại học, thay thế cho quyết định số 230/QĐ-LB ngày 22 tháng 12 năm
1990 của Bộ trưởng Bộ giáo dục và Đào tạo và Tổng cục trưởng Tổng cục thống kê
về việc ban hành Danh mục ngành đào tạo đại học nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa
Việt Nam.
Theo thông tư mới này, thì giữa ngành học và ngành kinh tế có sự lẫn lộn
chưa hợp lý. Bởi vì, khi xem xét ngành học là xem xét tính chất nghiệp vụ của
ngành nghề đó. Nếu tính chất nghiệp vụ của ngành nghề như nhau (đòi hỏi kiến
thức, kỹ năng như nhau) thì xếp vào ngành học như nhau.
Như thế, một ngành học như Quản trị kinh doanh, Quản lý kinh tế….có thể
áp dụng ở nhiều ngành kinh tế khác nhau như: Công nghiệp, Nông – lâm - ngư
nghiệp, Thương mại - dịch vụ…Nếu hiểu như vậy, thì ngành học cấp IV mà Bộ
Giáo dục và Đào tạo quản lý chỉ cần ghi là ngành học “Quản trị kinh doanh” còn
quản trị kinh doanh cái gì? ở ngành kinh tế nào? Nên để các trường xác định là
chuyên ngành đào tạo như trước đây. Song hiện nay, khi Thông tư 14/2010/TT-
BGDĐT ra đời, thì ngoài ngành học “Quản trị kinh doanh” (mà không biết kinh
doanh cái gì) vẫn để nguyên, lại có quản trị kinh doanh một số ngành kinh tế cụ thể
như: Quản trị dịch vụ du lịch, lữ hành, Quản trị khách sạn, Quản trị nhà hàng và
dịch vụ ăn uống…tức là nâng việc quản trị kinh doanh một số ngành kinh tế cụ thể
thành ngành học. Tiêu chí để xếp ngành học cấp IV ở đây không rõ ràng, chưa hợp
lý. Điều này làm cho nhiều trường đang đào tạo các chuyên ngành quản trị kinh

45

Downloaded by thuong huyen (thuonghuyen.hvtc.2508@gmail.com)


lOMoARcPSD|12837199

doanh bỗng nhiên phải chuyển thành ngành học, phải mở ngành lại và theo quy định
mới thì lại chưa đủ các điều kiện để mở ngành.
+ Về mở ngành đào tạo:
Thông tư số 08/2011/TT-BGDĐT, ngày 17 tháng 2 năm 2011 của Bộ Giáo
dục và Đào tạo về Quy định điều kiện, hồ sơ, quy trình mở ngành đào tạo, đình chỉ
tuyển sinh thu hồi quyết định mở ngành đào tạo trình độ đại học, trình độ cao đẳng,
điểm a khoản 1, điều 3 về “điều kiện được xem xét để mở ngành trình độ cao đẳng”
có ghi “có đội ngũ giảng viên cơ hữu đảm nhận giảng dạy tối thiểu 70% khối lượng
của chương trình đăng kí mở ngành, trong đó có ít nhất 4 giảng viên có trình độ
thạc sỹ đúng ngành đăng ký”. Đây là một quy định thiếu thực tế. Bởi vì ngày nay,
trong cơ chế thị trường cạnh tranh, mỗi ngành học có rất nhiều trường đào tạo (khác
với thời kỳ kế hoạch hóa tập trung Nhà nước phân công ngành nghề đào tạo cho các
trường), nên thường mỗi năm, mỗi ngành học một trường chỉ tuyển được 1-2 lớp
học, thậm chí không tuyển đủ 1 lớp. Vì thế, dù có bố trí 100% giảng viên giảng dạy
có trình độ thạc sĩ thì phần lớn các trường không cần có 4 thạc sĩ được đào tạo đúng
ngành (mà thực chất là chuyên ngành) học đăng ký, vì không đủ giờ giảng cho các
thầy cô. Trên thực tế, sau khi có quy định này, rất ít trường cao đẳng đủ điều kiện
về giảng viên cơ hữu đúng ngành để mở ngành học mới.
+ Về liên kết đào tạo
Quyết định số 42/2008/QĐ-BGDĐT ngày 28/7/2008 của Bộ trưởng Bộ Giáo
dục và Đào tạo ban hành quyết định về liên kết đào tạo trình độ trung cấp chuyên
nghiệp, cao đẳng, đại học, trong điều 2 “đối tượng áp dụng” ghi rõ. Quy định này áp
dụng đối với các Đại học, học viện, trường trung cấp chuyên nghiệp, trường cao
đẳng, trường đại học (gọi chung là các trường) trong liên kết đào tạo theo các hình
thức giáo dục chính quy và vừa làm vừa học. Điều này có nghĩa là việc đào tạo và
cấp bằng chính quy cũng có thể thực hiện ngoài trụ sở chính của trường, tại các địa
điểm đủ điều kiện do 2 bên tham gia liên kết đào tạo quy định. Nhưng ngày
14/11/2009 Bộ giáo dục lại có công văn số 7628/BGĐT-GDDH v/v chấn chỉnh liên
kết đào tạo đại học, cao đẳng, trong đó quy định:

46

Downloaded by thuong huyen (thuonghuyen.hvtc.2508@gmail.com)


lOMoARcPSD|12837199

1- Không liên kết tuyển sinh và đào tạo liên thông ngoài cơ sở đào tạo để
cấp bằng cao đẳng, đại học hệ chính quy.
2 – Chỉ liên kết tuyển sinh và đào tạo liên thông tại các trường trung cấp
chuyên nghiệp trường cao đẳng, trường đại học, hoặc trung tâm giáo dục thường
xuyên cấp tỉnh.
Như vậy, theo văn bản này thì việc đào tạo chính quy ở ngoài trụ sở chính của
trường sẽ không được cấp bằng chính quy nữa và điều này trái với quy định về liên
thông theo Quyết định 42/2008/QĐ-BGDĐT của Bộ giáo dục đào tạo trước đó.
Hơn thế, việc đào tạo đặt địa điểm bắt buộc tại các cơ sở liên kết, không tính
tới điều kiện cụ thể của nơi học tập, chưa hẳn đã có những công trình xây dựng làm
lớp học tốt hơn ở chỗ khác.
Những quy định này ra đời và ngay lập tức có hiệu lực áp dụng, không có
thời gian chuẩn bị cho các lớp đang đào tạo dở dang, biến việc đào tạo theo địa chỉ
theo nhu cầu xã hội trước đó đang đúng thành sai, làm cho các trường bị động, lúng
túng, gây bức xúc cho người học và gây khó khăn cho các trường đang đào tạo liên
kết chính quy dở dang. Điều này không tạo điều kiện cho người học và do đó cũng
gây ảnh hưởng tới việc tuyển sinh vào trường.
+ Về đào tạo liên thông: Trước tháng 12 năm 2012 việc đào tạo liên thông từ
trình độ TCCN lên Cao đẳng, Đại học hoặc từ Cao đẳng lên Đại học được quy định
bởi các văn bản:
- Quyết định số 06/2008/QĐ-BGDĐT ngày 13/2/2008 của Bộ trưởng Bộ giáo
dục và Đào tạo. Theo đó, việc đào tạo liên thông 1 cấp từ trình độ THCN lên Cao
đẳng, hoặc từ trình độ cao đẳng lên Đại học do Hiệu trưởng các trường quyết định.
Đào tạo liên thông 2 cấp: Từ THCN lên Đại học thì các trường phải báo cáo Bộ
giáo dục Đào tạo và được Bộ ra Quyết định cho phép. Những học sinh sinh viên tốt
nghiệp loại khá thì sẽ được học liên thông ngay, còn những học sinh sinh viên tốt
nghiệp loại trung bình khá phải sau 1 năm mới được thi liên thông, thời gian học
liên thông 1 cấp là 1,5 năm;

47

Downloaded by thuong huyen (thuonghuyen.hvtc.2508@gmail.com)


lOMoARcPSD|12837199

- Thông tư liên tịch số:27/2010/TTLT-BGDĐT-BLĐTBXH, ngày 28/10/2010


liên tịch giữa Bộ giáo dục và đào tạo và Bộ thương binh xã hội hướng dẫn việc đào
tạo liên thông từ trình độ TCN lên cao đẳng và từ trình độ cao đẳng nghề lên đại
học với nội dung đã nêu trên;
- Ngoài ra, việc đào tạo liên thông được quy định tại điều khoản 2 của Thông
tư số: 43/2011/TT-BGDĐT sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số
14/2009/TT-BGDĐT ban hành Điều lệ trường cao đẳng.
Việc thực hiện đào tạo liên thông theo tinh thần các văn bản trên, tuy có cơ sở
đào tạo làm sai, chưa nghiêm túc, nhưng cơ bản đã được các trường chấp hành
nghiêm túc đi vào nề nếp, ổn định. Song, trước tình hình có một số trường thực hiện
chưa nghiêm túc, Bộ giáo dục Đào tạo đã ra thông tư số 55/2012/TT-BGDĐT ngày
25/12/2012 về quy định đào tạo liên thông và thay thế tất cả các văn bản trên. Theo
tinh thần của thông tư này, thì việc đào tạo liên thông sẽ được xiết chặt, cụ thể:
- Những học sinh sinh viên tốt nghiệp TCCN, TCN, CĐ, CĐN trong thời
gian 3 năm kể từ ngày có Quyết định tốt nghiệp nếu muốn liên thông lên cao đẳng,
đại học phải dự kỳ thi tuyển sinh CĐ, ĐH cùng với học sinh tốt nghiệp PTTH do Bộ
Giáo dục và Đào tạo tổ chức hàng năm. Những học sinh này nếu trúng tuyển khi
vào học sẽ được nhà trường miễn giảm những học phần đã học. Những học sinh,
sinh viên tốt nghiệp sau 3 năm đi làm mới được thi liên thông vào các trường theo
đề thi riêng có môn cơ sở ngành do các trường tự ra đề và tổ chức thi. Chỉ tiêu đào
tạo liên thông của các trường không quá 20% tổng chỉ tiêu đào tạo đã đăng ký.
Trường đào tạo liên thông phải là trường đã đào tạo học chế tín chỉ và đã có báo cáo
kiểm định chất lượng đào tạo.
Những quy định mới này có tác dụng phần nào nâng cao chất lượng đào tạo
liên thông, nhưng cũng gây xôn xao dư luận xã hội và tạo ra những bức xúc cho học
sinh, sinh viên đang học dở dang. Đồng thời, nó cũng ảnh hưởng đến việc tuyển
sinh của các trường cao đẳng. Nhiều học sinh thi chưa đỗ đại học sẽ chọn con
đường ôn tập thêm 1 năm, chứ không thi vào trường cao đẳng để rồi 3 năm sau mới

48

Downloaded by thuong huyen (thuonghuyen.hvtc.2508@gmail.com)


lOMoARcPSD|12837199

được thi đại học. Như thế, nguồn tuyển sinh của các trường cao đẳng đã ít lại càng ít
hơn.
+ Về chính sách tuyển sinh: Từ nhiều năm nay, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã
có quy chế thi tuyển sinh đại học, cao đẳng và hàng năm đều có bổ sung. Việc thi
tuyển sinh theo phương thức “3 chung” nhiều năm nay đã đi vào nề nếp, ổn định và
tỏ ra có nhiều ưu điểm, nên được đa số các trường hưởng ứng, ủng hộ. Việc quy
định điểm sàn để vào đại học, cao đẳng đảm bảo chất lượng đầu vào cho các trường
là rất cần thiết. Nó tránh tình trạng tuyển sinh bừa bãi, lấy điểm đầu vào đại học quá
thấp dẫn đến chất lượng sinh viên tốt nghiệp ra trường thấp, không đáp ứng được
nhu cầu xã hội và làm giảm uy tín chung của giáo dục đại học Việt Nam. Thực tế,
từ năm học 2012, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã cho phép một số trường tốp trên tự
chủ động trong việc tuyển sinh, nhưng nhiều trường cũng từ chối thi riêng và tự
nguyện tuyển sinh theo phương thức “3 chung”. Tuy nhiên, việc xác định điểm sàn
và cách thức thí sinh dự thi và xét tuyển thì cần phải tiếp tục nghiên cứu và hoàn
thiện, cụ thể:
- Về điểm sàn: Nhiều năm nay, Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định điểm sàn
vào đại học, tùy theo khối thi và thường giao động khoảng 13-15 điểm. Còn điểm
tối thiếu vào cao đẳng thường thấp hơn điểm sàn đại học khoảng 3 điểm. Ví dụ:
Năm 2012 vừa qua, bộ quy định điểm sàn vào đại học khối A là 13 điểm còn vào
cao đẳng là 10 điểm. Việc quy định điểm sàn như thế, đối với các trường đại học thì
thuận lợi vì có 242 trường đại học được tuyển số học sinh thi có điểm nằm trong
phổ rất rộng từ 13 điểm (thực tế 12,75 đã làm tròn thành 13 điểm) đến 30 điểm. Còn
đối với các trường cao đẳng, nếu tính cả hệ cao đẳng trong các trường đại học thì
457 trường chỉ được tuyển trong số lượng rất hạn hẹp những học sinh có điểm thi
nằm trong khoảng từ 10 điểm đến 12,5 điểm. Như thế có nghĩa là tổng chỉ tiêu đào
tạo cao đẳng của 457 trường rất nhiều, nhưng học sinh có điểm thi nằm trong phổ
điểm được tuyển vào các trường cao đẳng lại rất ít.
- Về cách thức tổ chức thí sinh dự xét tuyển: Những năm trước 2012 theo quy
định của Bộ Giáo dục và Đào tạo, những thí sinh chưa đỗ vào trường dự thi theo

49

Downloaded by thuong huyen (thuonghuyen.hvtc.2508@gmail.com)


lOMoARcPSD|12837199

nguyện vọng 1 sẽ được các trường cấp 02 phiếu điểm đóng dấu đỏ để tham gia xét
tuyển vào các trường khác, ngành khác cùng khối thi. Phiếu số 1 sẽ dùng để xét
tuyển nguyện vọng 2, còn phiếu số 2 sẽ dùng xét tuyển nguyện vọng 3. Quy định
này buộc thí sinh phải tính toán kĩ để gửi phiếu điểm vào trường nào có khả năng
trúng tuyển. Nhờ đó, nhiều em đủ điểm, thậm chí điểm thi trên điểm sàn đại học vẫn
vào học ở trường cao đẳng.
Năm 2012 Bộ Giáo dục và Đào tạo lại ra quy định mới cho phép thí sinh có
thể phô tô phiếu điểm và gửi đi rất nhiều trường. Các trường xét trúng tuyển và gọi
nhập học. Thí sinh quyết định học trường nào mới đem phiếu điểm chính (có dấu
đỏ) đến làm thủ tục nhập học. Cách làm này tạo ra rất nhiều cơ hội học tập cho thí
sinh, nhưng cũng gây ra rất nhiều khó khăn cho các trường. Bởi vì, số trúng tuyển
ảo sẽ rất lớn. Các trường khó ước đoán được số lượng thí sinh nhập học, nên không
gọi nhiều thì sợ thiếu người học, mà gọi nhiều quá lại lo vượt chỉ tiêu, bị phạt. Vì
thế, để an toàn các trường thường định điểm trúng tuyển thấp, nếu tuyển được gần
đủ chỉ tiêu sẽ tăng điểm xét tuyển các nguyện vọng sau. Mặt khác, cách làm này dãn
đến hệ quả là: Số thí sinh có điểm thi đạt từ 12,5 điểm trở lên sẽ chắc chắn đỗ đại
học, vì được dàn xếp hết, không vào trường này sẽ vào trường khác, không còn tình
trạng thí sinh có điểm thi đạt hoặc cao hơn điểm sàn đại học lại vào học cao đẳng
như những năm trước. Hơn nữa, nhiều trường đại học có đào tạo hệ cao đẳng cũng
gọi thẳng học sinh thi vào trường có điểm nằm trong phổ cao đẳng vào học hệ cao
đẳng trường mình mà không phát phiếu điểm nữa. Điều này làm cho nguồn tuyển
sinh của các trường cao đẳng đã ít lại trở nên ít hơn nữa. Như vậy, chính sách tuyển
sinh hiện nay cùng với việc có quá nhiều trường đào tạo ra đời đã làm cho việc
tuyển sinh đào tạo của các trường cao đẳng hiện nay rất khó khăn và việc cạnh tranh
tuyển sinh cao đẳng trở nên cực kỳ gay gắt.
2.2.2. Thị trường đào tạo của Trường cao đẳng Thương Mại và Du Lịch
Thị trường đào tạo của Trường cao đẳng Thương Mại và Du Lịch bao gồm
những người học tiềm năng và các cơ quan đơn vị sự nghiệp, doanh nghiệp sử dụng
học sinh, sinh viên tốt nghiệp ra trường trên phạm vi toàn quốc. Tuy nhiên, trong

50

Downloaded by thuong huyen (thuonghuyen.hvtc.2508@gmail.com)


lOMoARcPSD|12837199

điều kiện nguồn nhân lực được đào tạo về các ngành kinh tế và quản trị kinh doanh
dư thừa thì các tổ chức nói trên được thoả sức lựa trọn người cần tuyển trên thị
trường lao động, nên ít quan tâm và không muốn ràng buộc với bất cứ trường đào
tạo nào.Vì thế, “khách hàng” - đối tượng marketing mà các trường nói chung và
Trường cao đẳng Thương Mại và Du Lịch nói riêng cần thu hút chủ yếu là học sinh
tốt nghiệp THPT và phụ huynh của các em với những đặc điểm chủ yếu sau:
- Mục tiêu phấn đấu của phần lớn các em cũng như mong muốn của gia đình
là thi đỗ vào học một trường đại học theo những ngành nghề phù hợp. Nếu thi
không đỗ thì có thể vào một trường cao đẳng có ngành nghề thích hợp với hy vọng
sau đó có thể học liên thông lên đại học. Vì thế, việc thi và học cao đẳng chỉ là
phương án dự phòng. Chỉ có một phần các em đã trải qua hai mùa thi không đỗ đại
học mới lấy thi cao đẳng làm mục tiêu phấn đấu và yên tâm học ở trình độ này.
- Tâm lý chung của thí sinh là muốn đươc học ở những trường đứng trên địa
bàn Thủ đô Hà Nội nếu điều kiện kinh tế của gia đình cho phép. Điều này có ảnh
hưởng lớn tới việc đăng ký thi và gửi phiếu xét tuyển vào các trường tỉnh lẻ nhưng
không xa Hà Nội như Trưòng Cao Đẳng Thương Mại và Du Lịch. Bởi vì, nếu điều
kiện kinh tế không cho phép thì các em có thể học các trường đại học, cao đẳng
ngay tại tỉnh nhà hay các trường khu vực gần hơn; còn nếu đã có điều kiện đến học
tại Thái Nguyên, thì người ta sẵn sàng “cố thêm” để học tại Hà Nội với nhiều lý do
như đã nói ở mục trước.
- Thị trường đào tạo của Trường Cao đẳng Thương Mại và Du Lịch được mở
rộng trên phạm vi cả nước. Tuy nhiên, trên thực tế tuyển sinh nhiều năm vẫn tập
trung vào các tỉnh thuộc khu vực Trung du, Miền núi phía Bắc và một phần ở các
tỉnh Bắc Trung bộ ( Thanh, Nghệ - Tĩnh) và nông thôn đồng bằng Bắc Bộ. Đây là
những vùng kinh tế khó khăn, thu nhập bình quân người dân còn thấp, trong đó có
nhiều tỉnh thu nhập bình quân thấp dưới mức trung bình của cả nước. Mặt khác, đây
cũng là vùng tập trung nhiều đồng bào các dân tộc thiểu số, có nhiều phong tục tập
quán đa dạng, trình độ dân trí còn thấp so với các tỉnh miền xuôi, đô thị. . .

51

Downloaded by thuong huyen (thuonghuyen.hvtc.2508@gmail.com)


lOMoARcPSD|12837199

Đây là những đăc điểm chủ yếu rất quan trọng mà nhà trường phải chú ý và
tính đến khi xây dựng chính sách marketing của mình.
2.2.3. Về tình hình cạnh tranh trên thị trường đào tạo
Như trên đã nói, do nguồn tuyển có hạn (chỉ giới hạn trong những người thi
đại học có phố điểm từ 10-12,5 điểm khối A,A1,D hoặc 11- 13,5 điểm khối C,
những người thi cao đẳng nhưng đã thi đại học rồi) số trường đào tạo trình độ cao
đẳng quá nhiều (457 trường), nên tình hình cạnh tranh trong tuyển sinh giữa các
trường trở lên cực kì gay gắt.
Ngoài cạnh tranh về nguồn tuyển nêu trên, Trường cao đẳng Thương Mại và
Du Lịch còn phải cạnh tranh với các trường cao đẳng cùng ngành nghề đào tạo và
các trường này lại có vị trí thuận lợi hơn như Trường cao đẳng Thương Mại và Du
Lịch Hà Nội thành lập cuối năm 2008, trực thuộc UBND Thành phố Hà Nội, nhưng
cũng được tuyển sinh trên phạm vi cả nước; Hệ cao đẳng trong Trường Đại học
Thương Mại Hà Nội; Trường Cao đẳng kỹ thuật Khách Sạn- Du Lịch, Bộ Công
Thương ở Hải Dương và các trường cùng đào tạo các ngành Kế toán, Quản trị kinh
doanh Thương Mại và Du Lịch khác.
Tỉnh Thái Nguyên - nơi Trường đặt trụ sở cũng là một trung tâm đào tạo lớn
thứ ba toàn quốc, sau Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh. Tại đây có đại học Thái
Nguyên và 7 trường đại học thành viên (Đại học Kỹ thuật Công nghiệp, Đại học Sư
Phạm, Đại học Y khoa, Đại học Nông – Lâm nghiệp, Đại học Công nghệ thông tin,
Đại học Khoa học) và Trường Cao đẳng Kinh tế Kỹ thuật Thái Nguyên. Ngoài Đại
học Thái Nguyên, còn có 11 trường cao đẳng, trung cấp chuyên nghiệp thuộc các
Bộ ngành khác và hàng chục trường cao đẳng nghề, trung cấp nghề thuộc Bộ quốc
phồng, Tổng liên đoàn lao động Việt Nam, các tập đoàn kinh tế và tư nhân. Riêng
Bộ Công Thương đã có 5 trường trực thuộc ở đây (Trường Cao đẳng Thương Mại
và Du Lịch, Trường Cao đẳng Cơ khí - Luyện kim, Trưòng Cao đẳng Công nghiệp
Thái Nguyên, Trường Cao đẳng Kỹ thuật Việt Đức, Trường Cao đẳng Công nghệ
và Kinh tế Công nghiệp).

52

Downloaded by thuong huyen (thuonghuyen.hvtc.2508@gmail.com)


lOMoARcPSD|12837199

Như vậy, ngay trong những thí sinh có nguyện vọng học các trường trên địa
bàn Thái Nguyên cũng bị chia sẻ cho khoảng 30 trường đào tạo. Trong cuộc cạnh
tranh nguồn tuyển tại đây, thì các trường đại học, nhất là Đại học Kinh tế Quản trị
kinh doanh có nhiều ngành nghề đào tạo trùng với Trường sẽ có ưu thế hơn.
Tình hình cạnh tranh gay gắt về nguồn tuyển sinh trên phạm vi cả nước, khu
vực Miền Bắc cũng như tại địa bàn tỉnh Thái Nguyên nêu trên đòi hỏi Nhà trường
phải có các chính sách, giải pháp Marketing hợp lý mới mong thu hút được người
học để tồn tại và phát triển.
2.3. Thực trạng hoạt động Marketing của Trường cao đẳng Thương Mại và Du
Lịch.
Xuất phát từ thực trạng môi trường đào tạo, nhất là môi trường chính sách
pháp luật Nhà nước, trong đó có những yếu tố bắt buộc mà Trường không thể thay
đổi, phải chấp nhận để vượt qua; từ đặc điểm của thị trường đào tạo và tình hình
cạnh tranh về nguồn tuyển cực kỳ gay gắt nêu trên, Nhà trường đã thực hiện
Marketing đào tạo như sau:
2.3.1. Chiến lược Marketing
+ Mục tiêu là: Tuyển đủ số lượng người học theo chỉ tiêu đã đăng ký hàng
năm; Tập trung vào “ khách hàng” - những học sinh THPT có lực học trung bình ở
các trường THPT có chất lượng trung bình, các trung tâm giáo dục thường xuyên
cấp huyện, tỉnh.
+ Tư tưởng của chiến lược: Sử dụng chiến lược kéo dựa trên cơ sở nâng cao
chất lượng đào tạo, tăng cường công tác tuyên truyền quảng bá về ngành nghề đào
tạo, quyền lợi của người học, hình ảnh Nhà trường về cơ sở vật chất kỹ thuật, đội
ngũ giảng viên và cán bộ công nhân viên, môi trường giáo dục, kết hợp với chiến
lược đẩy thông qua khuyến khích lợi ích các đối tác trong việc tuyển sinh và đào tạo
ở các cơ sở liên kết.
+ Thực hiện các chính sách - giải pháp hợp lý trên các yếu tố cấu thành
Marketing – Mix được trình bày dưới đây:

53

Downloaded by thuong huyen (thuonghuyen.hvtc.2508@gmail.com)


lOMoARcPSD|12837199

2.3.2. Các chính sách Marketing hỗn hợp của Trường


2.3.2.1. Chính sách sản phẩm
Từ khái niệm sản phẩm của cơ sở đà tạo đã nêu (ở chương I), chính sách sản
phẩm đào tạo của Trường là: Không ngừng đổi mới và hoàn thiện sản phẩm đào
tạo, nhất là nâng cao chất lượng đào tạo để hấp dẫn, thu hút sự quan tâm đăng ký thi
và dự xét tuyển của thí sinh và phụ huynh, sự quan tâm của các tổ chức, nhất là các
doanh nghiệp trong ngành Thương mại và Du lịch. Nhà trường đã thực hiện các giải
pháp sau:
* Đặt tên trường có phổ ngành rộng và hấp dẫn
Với tên là Trường Cao đẳng Thương Mại và Du Lịch, Nhà trường nhằm thu
hút những thí sinh có nguyện vọng làm việc trong 2 ngành kinh tế dịch vụ lớn của
xã hội là ngành Thương mại và ngành Du lịch. Hoạt động thương mại tức hoạt động
buôn bán hàng hóa ngày nay được phát triển rộng khắp, không phải chỉ giới hạn
trong lĩnh vực thuần thương mại, mà có ngay trong các ngành sản xuất vật chất khi
các doanh nghiệp mua bán nguyên, nhiên, vật liệu và tiêu thụ hàng hoá sản xuất ra.
Nó cũng phát triển rộng sang các lĩnh vực dịch vụ khác. Có thể nói hoạt động
thương mại đã bao chùm lên mọi hoạt động kinh tế của đời sống xã hội. Còn Du
Lịch là ngành kinh tế đang phát triển mạnh mẽ của đất nước. Đặc biệt, khi kinh tế
phát triển, đời sống nhân dân được cải thiện, thì nhu cầu đi du lịch, thăm thú các
danh lam thắng cảnh, tìm hiểu lịch sử, văn hoá của người dân trong nước cũng như
của khách nước ngoài là rất cao, nên cơ hội phát triển của ngành Du lịch và nhu cầu
nguồn nhân lực của ngành Du lịch là rất lớn.
Việc đặt tên Trường hàm chứa nội dung đào tạo các ngành nghề thuộc hai
ngành kinh tế lớn như trên được các chuyên gia Marketing các trường bạn đánh giá
cao và nhiều trường hiện nay cũng muốn làm theo.
* Về ngành nghề đào tạo
Hiện nay nhà trường đang đào tạo các ngành nghề sau:
+ Hệ cao đẳng, thời gian đào tạo ba năm, gồm các ngành:
- Quản trị kinh doanh với các chuyên ngành và chương trình đào tạo sau:

54

Downloaded by thuong huyen (thuonghuyen.hvtc.2508@gmail.com)


lOMoARcPSD|12837199

. Quản trị doanh nghiệp Thương mại


. Quản trị kinh doanh xuất nhập khẩu
. Quản trị kinh doanh Khách sạn
. Quản trị kinh doanh Nhà hàng
. Quản trị kinh doanh Nhà hàng – Khách sạn
. Quản trị kinh doanh Du lịch lữ hành
. Quản trị chế biến sản phẩm ăn uống
. Quản trị kinh doanh Bảo hiểm
- Ngành kế toán - kiểm toán, gồm:
. Kế toán doanh nghiệp
. Kế toán tổng hợp
- Ngành Việt Nam học gồm:
. Hướng dẫn du lịch
. Tiếng anh du lịch
+ Hệ trung cấp chuyên nghiệp, thời gian đào tạo 2 năm, gồm các chuyên
ngành:
- Nghiệp vụ kinh doanh thương mại
- Quản trị doanh nghiệp thương mại
- Nghiệp vụ kinh doanh xuất nhập khẩu
- Nghiệp vụ kinh doanh nhà hàng – khách sạn
- Nghiệp vụ lễ tân khách sạn
- Nghiệp vụ kinh doanh xăng dầu
- Kỹ thuật xăng dầu
- Kỹ thuật chế biến sản phẩm ăn uống
- Nghiệp vụ kinh doanh du lịch lữ hành
- Kế toán doanh nghiệp
- Kế toán tổng hợp
+ Hệ cao đẳng nghề, thời gian đào tạo 3 năm, gồm các nghề:
- Kế toán, với 2 chương trình đào tạo là:

55

Downloaded by thuong huyen (thuonghuyen.hvtc.2508@gmail.com)


lOMoARcPSD|12837199

. Kế toán doanh nghiệp


. Kế toán tổng hợp
- Dịch vụ nhà hàng – khách sạn
+ Hệ sơ cấp, học 3 tháng và đào tạo ngắn hạn thường xuyên với các nghề:
- Nghiệp vụ kinh doanh xăng dầu
- Nghiệp vụ kinh doanh khí dầu mỏ hoá lỏng ( LPG )
- Nghiệp vụ Lễ tân - buồng khách sạn
- Nghiệp vụ phục vụ Bàn, Bar
- Kỹ thuật chế biến món ăn
- Hướng dẫn du lịch ( 1,2 hoặc 3 tháng tuỳ thuộc đối tượng đào tạo)
Về cơ bản, danh mục đào tạo ngành nghề của Trường đã có hầu hêt các ngành
nghề trong lĩnh vực Thương mại và Du lịch. Tuy nhiên, trong cơ chế thị trường, với
chủ trương đào tạo theo nhu cầu xã hội và tự trang trải chi phí thường xuyên nên chỉ
những ngành nghề nào tuyển sinh đủ số lượng tối thiểu của 1 lớp học (khoảng 20
sinh viên) thì Trường mới mở lớp. Vì thế, có những ngành nghề năm có lớp, năm lại
không.
Đặc biệt, khi Danh mục ngành đào tạo cấp 4 của Bộ Giáo dục và Đào tạo ban
hành theo Thông tư số: 14/2010/TT – BGDĐT ngày 27/4/2010, nhiều chuyên ngành
đang đào tạo của Trường như: Quản trị kinh doanh Nhà hàng - Khách sạn...phải
đăng ký thành ngành mới, trong khi quy định mở ngành đào tạo theo Thông tư
08/2011/TT – BGDĐT ngày 17/02/2011 lại đưa ra điều kiện cao là phải có 4 thạc sỹ
đúng ngành ( tức chuyên ngành cũ ), thì Trường lại chưa đủ. Sau khi có danh mục
ngành mới, Bộ Giáo dục và Đào tạo chỉ cho in thông tin đến những ngành học trên
“Những điều cần biết về tuyển sinh đại học, cao đẳng”. Vì thế, từ chỗ Trường có
nhiều chuyên ngành đào tạo in trên quyển: “ Những điều cần biết về tuyển sinh đại
học, cao đẳng...” thì nay chỉ còn ghi được 3 ngành học, lại không rõ ràng là:
- Quản trị kinh doanh
- Kế toán
- Việt Nam học

56

Downloaded by thuong huyen (thuonghuyen.hvtc.2508@gmail.com)


lOMoARcPSD|12837199

Đây là một bất lợi lớn cho Trường, vì là Trường Cao đẳng Thương mại và Du
lịch nhưng trên ấn phẩm thông tin tuyển sinh chính thống của Bộ về ngành đào tạo
lại không có một chữ nào dính đến Thương mại và Du lịch.
Mặt khác, các ngành nghề đào tạo Cao đẳng nghề còn ít ( mới có 2 nghề)
trong khi tiềm năng mở các nghề mới về Khách sạn và Du lịch còn nhiều. Hơn nữa,
Trường cũng đủ khả năng đào tạo hệ Trung cấp nghề, nhưng trên thực tế lại chưa
tuyển sinh và đào tạo hệ này.
* Về mục tiêu, nội dung chương trình đào tạo
Mục tiêu đào tạo từng chuyên ngành, từng nghề, từng bậc học là cái đích để
quá trình đào tạo hướng tới và đạt được. Nó quyết định nội dung, phương pháp đào
tạo. Hiểu rõ điều này, trong những năm qua, Trường đã thường xuyên rà soát lại
mục tiêu đào tạo từng ngành nghề, điều chỉnh cho phù hợp với yêu cầu ngày càng
cao của sự phát triển và những biến đổi của môi trường sử dụng. Mục tiêu đào tạo
của các ngành học đã được cụ thể hoá thành các chuẩn đầu ra về kiến thức, kỹ năng,
thái độ và công bố công khai trên website của Trường. Trên cơ sở đó, Trường
thường xuyên rà soát lại nội dung chương trình, phương pháp đào tạo cho phù hợp
với mục tiêu đề ra. Cụ thể:
- Giữ lại và hoàn thiện, làm phong phú thêm những môn học, những nội dung
đang phù hợp với mục tiêu đào tạo và tình hình thực tế sản xuất kinh doanh.
- Loại bỏ những môn học, những nội dung đã lạc hậu, kém thiết thực và
không cần thiết.
- Kịp thời bổ sung những môn học mới, những vấn đề mới cho phù hợp với
tình hình hiện tại và đáp ứng yêu cầu phát triển trong tương lai.
Nhờ những hoạt động đó mà mục tiêu, nội dung chương trình đào tạo của
Trường được đổi mới, đáp ứng yêu cầu của người học và xã hội.
Hiện nay, chương trình đào tạo ngành Kế toán của Trường được các đối tác (
Công ty cổ phần đào tạo và du lịch Hoàng Long, Hiệp hội du lịch Việt Nam ) đánh
giá là chương trình hoàn thiện về chuyên môn, dạy đầy đủ, chi tiết kế toán các loại
hình doanh nghiệp ( sản xuất xây lắp, thương mại, dịch vụ ), kế toán các cơ quan

57

Downloaded by thuong huyen (thuonghuyen.hvtc.2508@gmail.com)


lOMoARcPSD|12837199

hành chính và đơn vị sự nghiệp với thời lượng ( lý thuyết và thực hành ) lớn hơn
hẳn chương trình đào tạo ngành này ở các trường khác có liên kết đào tạo với họ.
Chương trình đào tạo hướng dẫn du lịch kết cấu theo kiểu ngành chính -
ngành phụ ( ngành chính là Nghiệp vụ hướng dẫn du lịch, ngành phụ là Tiếng Anh
du lịch ) đã nâng thời lượng học Tiếng Anh từ 18 đơn vị học trình lên 41 đơn vị học
trình, đảm bảo sinh viên tốt nghiệp ra trường có thể sử dụng Tiếng Anh để hướng
dẫn cho du khách nước ngoài, khắc phục tình trạng yếu kém về Tiếng Anh của
hướng dẫn viên du lịch nội địa được các trường đào tạo ra hoặc phải sử dụng người
tốt nghiệp đại học ngoại ngữ làm hướng dẫn viên nhưng lại thiếu kiến thức Việt
Nam học và kiến thức nghiệp vụ hướng dẫn.
Cũng nhờ chính sách sản phẩm này, nội dung chương trình và cách thức đào
tạo Cao đẳng nghề của Trường đã có những đổi mới theo hướng hoàn thiện hơn,
chặt chẽ hơn, chất lượng hơn, được Bộ Giáo dục - Đào tạo ghi nhận, đánh giá tốt.
Vì thế, Trường cao đẳng Thương Mại và Du Lịch là trường duy nhất trong cả nước
được Bộ Giáo dục và Đào tạo cho phép đào tạo liên thông ngang từ cao đẳng nghề
sang cao đẳng chuyên nghiệp ( chính quy ) trong thời gian 6 đến 8 tháng tuỳ theo
ngành học. Điều này đã làm tăng uy tín của Trường trong hệ thống các trường cao
đẳng và xã hội, đồng thời tạo ra sức hút đối với học sinh vào học hệ cao đẳng nghề
của Trường.
* Về đổi mới phương pháp đào tạo
Như chương I đã trình bày, việc dạy học ở bậc đại học không chỉ là truyền đạt
kiến thức, kỹ năng, mà còn dạy cả phương pháp làm việc. Hơn thế, bằng phương
pháp dạy học, kiểm tra, đánh giá, người thầy bồi dưỡng cho HSSV năng lực tự học
một cách tích cực, chủ động, năng lực tư duy sáng tạo, biết đặt và giải quyết vấn đề
một cách khoa học. Với ý nghĩa đó, trong một chừng mực nhất định, phương pháp
đào tạo cũng thuộc phạm trù sản phẩm đào tạo. Chính sách sản phẩm về phương
pháp đào tạo là không ngừng cải tiến để phương pháp đào tạo nói chung, phương
pháp truyền thụ kiến thức kỹ năng nói riêng ngày càng tốt hơn.

58

Downloaded by thuong huyen (thuonghuyen.hvtc.2508@gmail.com)


lOMoARcPSD|12837199

Bên cạnh việc đổi mới, hoàn thiện quy trình và phương pháp đào tạo toàn
khóa, phương pháp giảng dạy của các thày, cô giáo cũng không ngừng được đổi
mới theo hướng giảng dạy tích cực - lấy người học làm trung tâm, tăng tính chủ
động, sáng tạo của người học. Người thày đóng vai trò tổ chức, hướng dẫn, giao
nhiệm vụ, kiểm tra, đánh giá kết quả. Học sinh, sinh viên tự học, tự nghiên cứu là
chủ yếu qua các tài liệu, thư viện và mạng internet. Nhà trường đã trang bị đèn
chiếu Projecter và thiết bị âm thanh cho tất cả các phòng học, yêu cầu giảng viên
biên soạn và giảng các bài giảng điện tử, trong đó chú trọng sử dụng các video clip,
các hình ảnh minh hoạ để tăng tính sinh động, hấp dẫn của bài giảng, tạo hứng thú
học tập cho người học. Thực tế cho thấy, bằng cách này chất lượng và hiệu quả các
bài giảng đã được nâng cao hơn trước.
2.3.2.2. Chính sách giá cả đào tạo
Giá cả đào tạo đối với cơ sở đào tạo là mức thu tài chính hợp lý, đủ tồn tại,
phát triển và được người học chấp nhận mà cơ sở đào tạo thu được từ hoạt động đào
tạo tính trên mỗi người học ở từng ngành, nghề, bậc học , loại hình, lớp đào tạo, bồi
dưỡng xác định.
Đối với trường Cao đẳng Thương mại và Du lịch, Bộ Công Thương, tuy là
trường công lập, nhưng từ năm 2000 Bộ chủ quản đã thực hiện việc giao khoán kinh
phí. Theo đó, Bộ chỉ cấp khoảng 20% - 25% nhu cầu chi tiêu thường xuyên (chi
hoạt động nghiệp vụ đào tạo, tiền công, tiền lương, xăng, xe, điện, nước…). Phần
còn lại, Trường phải tự lo từ nguồn thu học phí và các dịch vụ khác.
Mức thu học phí của Trường đối với học sinh sinh viên đào tạo phải theo quy
định của Nhà nước tại Nghị định số: 49/2010/NĐ-CP ngày 14 tháng 5 năm 2010
quy định miễn giảm học phí, hỗ trợ chi phí học tập và cơ chế thu, sử dụng học phí
đối với cơ sở giáo dục thuộc hệ thống giáo dục quốc dân từ năm học 2010-2011 đến
2014-1015 ( gọi tắt là Nghị định số: 49/2010/ NĐ-CP). Theo đó, mức thu học phí
của Trường đối với hệ Cao đẳng và TCCN học chính quy từ năm học 2010 – 2011
đến năm học 2012- 2013 được thể hiện qua bảng sau:

59

Downloaded by thuong huyen (thuonghuyen.hvtc.2508@gmail.com)


lOMoARcPSD|12837199

Bảng 2.2: Mức thu học phí của Trường từ năm 2010 đến 2013
Đơn vị tính: 1000 đồng/ người/ tháng

Năm học Năm học Năm học


HỆ ĐÀO 2010 -2011 2011 -2012 2012 -2013
NGÀNH HỌC
TẠO
QĐ Thu QĐ Thu QĐ Thu
Kế toán - QTKD 232 230 284 280 336 335
CAO
Khách sạn – Du lịch 248 245 316 315 384 380
ĐẲNG
TRUNG Kế toán – QTKD 203 200 248 245 294 290
CẤP Khách sạn – Du lịch 217 215 276 275 336 335

Chú giải: QĐ – Mức thu học phí theo quy định tại Nghị định số: 49/2010/ NĐ-CP
Thu – Mức thu học phí của Trường
Nguồn: Phòng Kế toán của Trường
Mức thu học phí của Trường nêu trên thấp hơn mức quy định của Nhà nước
không nhiều, nhưng trong điều kiện Trường phải tự lo 75 – 80% kinh phí thường
xuyên như đã nói trên, thì cũng là một sự cố gắng giảm nhẹ cho người học. Hơn thế,
mức thu này thấp hơn nhiều so với mức thu của các trường ngoài công lập có điều
kiện kinh tế, xã hội tương tự. Ví dụ: Mức thu học phí của một số trường cao đẳng
ngoài công lập đối với sinh viên học ngành Kế toán và ngành Quản trị kinh doanh
năm học 2012 -2013 như sau:

60

Downloaded by thuong huyen (thuonghuyen.hvtc.2508@gmail.com)


lOMoARcPSD|12837199

Bảng 2.3: Mức thu học phí ngành học Kế toán, Quản trị kinh doanh

của một số trường ngoài công lập 2012 – 2013

Đơn vị tính: 1000 đồng/ người/ tháng

STT TÊN TRƯỜNG NƠI ĐẶT TRỤ SỞ MỨC THU

01
Trường CĐ Asean Văn lâm, Hưng Yên 450

02
Trường CĐ Bách khoa Hưng Yên Mỹ Hào, Hưng Yên 450

03
Trường CĐ công nghệ Bắc Hà Từ Sơn, Bắc Ninh 440

04
Trường CĐ công nghệ Hà Nội Từ Liêm, Hà Nội 520

05
Trường CĐ Đại Việt Từ Liêm, Hà Nội 550
Trung bình: 482
Nguồn: Những điều cần biết về tuyển sinh đại học, cao đẳng năm 2013, NXB Giáo dục
Việt Nam.
Như vậy, so với mức thu học phí trung bình các ngành học Kế toán và Quản
trị kinh doanh của các trường ngoài công lập nêu trên (482.000 đồng/ SV/ tháng),
thì mức thu học phí cùng các ngành học này của Nhà trường (335.000 đồng/ SV/
tháng) thấp hơn 147.000 đồng/SV/ tháng. Điều này, thể hiện lợi thế của trường công
lập nói chung và của Trường nói riêng trong việc tuyển sinh vào trường.
Đối với đào tạo ngắn hạn, bồi dưỡng, thì mức thu học phí do Trường tự tính
dựa trên những chi phí cần thiết cho một lớp học và số người học dự kiến sẽ tham
gia lớp.
Nhà trường đã luôn thực hiện chính sách giá phân biệt trong quá trình đào
tạo. Cụ thể:
Trong đào tạo chính quy, Trường luôn thực hiện tốt chính sách miễn giảm
học phí cho các học sinh sinh viên nghèo, các đối tượng thuộc diện chính sách xã

61

Downloaded by thuong huyen (thuonghuyen.hvtc.2508@gmail.com)


lOMoARcPSD|12837199

hội như thương binh, con thương binh, con liệt sĩ, học sinh sinh viên là người dân
tộc thiểu số, người học ở nông thôn miền núi, vùng cao, vùng sâu, vùng xa, biên
giới, hải đảo, những vùng thường xuyên gặp thiên tai bão lụt…thu nhập thấp, đời
sống kinh tế gặp nhiều khó khăn. Tỷ lệ học sinh sinh viên thuộc diện này của
Trường khá cao. Tuy nhiên, từ khi có Nghị định số: 49/2010/NĐ-CP, các khoản hỗ
trợ cho học sinh, sinh viên này đã được Nhà nước chi thông qua các Sở Lao động
Thương binh và Xã hội ở địa phương.
Đối với các lớp đào tạo ngắn hạn và bồi dưỡng, Nhà trường cũng thực hiện
chính sách giá phân biệt, mềm dẻo, tùy thuộc vào điều kiện kinh tế cụ thể của người
học ở tùng địa phương. Ví dụ, các lớp mở tại Thái Nguyên, Bắc Ninh, Vĩnh Phúc,
Phú Thọ có thể thu học phí cao hơn các lớp mở tại Bắc Kạn, Cao Bằng, Hà Giang…
Nhờ chính sách này, nên không có học sinh sinh viên hoặc người học nào
đang học mà phải bỏ học vì điều kiện học phí.
Ngoài học phí, các chi phí khác cho người học tại Trường cũng rất thấp.
Ví dụ: Chi phí ở ký túc xá của trường năm 2011-2012 là 80.000đ/ người / tháng
với điều kiện ở tốt như: Nhà xây kiên cố, sạch đẹp, công trình vệ sinh khép kín,
đầy đủ điện nước.
2.3.2.3. Chính sách phân phối trong đào tạo của Trường
Nội dung chính sách phân phối trong đào tạo được thể hiện chủ yếu trên các
vấn đề: Xác lập kênh tuyển sinh và đào tạo; Lựa chọn hình thức và phương thức đào
tạo; Lựa chọn địa điểm đào tạo và giải quyết “đầu ra” của quá trình đào tạo.
+ Xác lập kênh tuyển sinh và đào tạo (Kênh Marketing đào tạo )
Để tuyển sinh và đào tạo có hiệu quả, Trường đã lập một số kênh tuyển sinh
và đào tạo thông qua liên kết, hợp tác với các đối tác (một số trường TCCN hoặc
các đơn vị có chức năng đào tạo) ở các địa phương, các Sở Giáo dục và Đào tạo,
các Trường THPT, các Trung tâm giáo dục thường xuyên (GDTX). Cụ thể:
- Trực tiếp đến một số trường THPT và trung tâm GDTX tỉnh, huyện của một
số tỉnh trong khu vực để tuyên truyền quảng cáo tuyển sinh và đặt quan hệ hợp tác;

62

Downloaded by thuong huyen (thuonghuyen.hvtc.2508@gmail.com)


lOMoARcPSD|12837199

- Trường đã tới tham dự các Hội nghị triển khai công tác tuyển sinh đại học,
cao đẳng hàng năm do các sở Giáo dục và Đào tạo địa phương tổ chức và gửi các
bản thông tin về tuyển sinh, các tờ rơi quảng cáo có thông tin về ngành nghề, chỉ
tiêu đào tạo, một số hình ảnh về Trường đến các trường THPT, trung tâm GDTX
tỉnh, huyện khi các đơn vị này tới dự hội nghị (có trả thù lao cho người nhận và phát
tài liệu ở các đơn vị). Trong kênh này, cán bộ Phòng giáo dục chuyên nghiệp các sở,
lãnh đạo và cán bộ thực hiện ở các trường THPT, trung tâm GDTX tỉnh, huyện
được xem là các trung gian trong tuyển sinh. Các năm 2011, 2012, Trường đã làm
như vậy với các tỉnh Thái Nguyên, Bắc Kạn, Cao Bằng, Bắc Giang, Tuyên Quang,
Hà Giang.
- Sử dụng các đơn vị liên kết, hợp tác trong tuyển sinh và đào tạo. Theo kênh
này, Trường ủy quyền cho các đơn vị hợp tác phân phát các thông báo tuyển sinh,
trực tiếp thu nhận các hồ sơ đăng ký xét tuyển gửi về trường để xét. Trường có giấy
báo nhập học gửi đến các đơn vị liên kết, hợp tác để gửi đến người học và làm thủ
tục nhập học. Lớp học có thể đặt tại Trường hoặc tại đơn vị liên kết tùy theo điều
kiện về địa vị pháp lý (đúng Thông tư 42/TT- BGDĐT) và điều kiện cơ sở vật chất
kỹ thuật của đơn vị liên kết. Sau đó, Trường tổ chức đào tạo và cấp Bằng, còn đơn
vị hợp tác sẽ phối, kết hợp trong công tác quản lý học sinh sinh viên. Theo tinh thần
đó, Trường đã có liên kết với các đơn vị sau:
. Trường THPT Chu Văn An ở thành phố Móng Cái, tỉnh Quảng Ninh để đào
tạo được nhiều lớp cho khu vực Móng Cái và các huyện khác nhau của tỉnh Quang
Ninh.
. Công ty cổ phần đào tạo và du lịch Hoàng Long ở Hà Nội, thuộc Hiệp hội
du lịch Việt Nam, là đơn vị đầu mối của Hiệp hội trong việc hợp tác với Trường để
đào tạo nguồn nhân lực cho các doanh nghiệp thành viên của Hiệp hội.
. Trường TCCN Công Thương Hà Nội

63

Downloaded by thuong huyen (thuonghuyen.hvtc.2508@gmail.com)


lOMoARcPSD|12837199

Trường CĐTM&DL

Sở GD&ĐT Các đơn vị liên kết


hợp tác

Các trung tâm


Các trường THPT GDTX tỉnh,
huyện

Đối tượng tuyển sinh

Hình 2.2: Kênh tuyển sinh đào tạo của Trường CĐ Thương mại và Du lich

Đối với đào tạo nghề ngắn hạn như Nghiệp vụ kinh doanh (NVKD) Xăng-
dầu, NVKD khí dầu mỏ hóa lỏng(LPG), Kỹ thuật chế biến sản phẩm ăn uống,
Nghiệp vụ phục vụ bàn, bar, Lễ tân khách sạn, Nghiệp vụ hướng dẫn du lịch cấp
chứng chỉ…thì Trường hợp tác với các Sở Công Thương, Sở Văn hóa Thể thao và
Du lịch của các dịa phương để mở lớp. Trong đó, Trường ủy quyền cho các sở này
chiêu sinh tại địa phương, lo cơ sở vật chất kỹ thuật , tổ chức và quản lý lớp học,
thu học phí. Trường đào tạo và cấp chứng chỉ. Thực tế Trường đã mở được nhiều
lớp, khắp các tỉnh thuộc khu vực Trung du - Miền núi phía Bắc.

64

Downloaded by thuong huyen (thuonghuyen.hvtc.2508@gmail.com)


lOMoARcPSD|12837199

Trường CĐTM&DL

Sở Công Thương Sở VH,TT&DL

Các DN, hộ KDTM Các DN& hộ KD


NH-KS

Người học ngắn hạn

Hình 2.3: Kênh tuyển sinh và đào tạo ngắn hạn

của Trường CĐ Thương mại và Du lịch

+ Lựa chọn hình thức và phương thức đào tạo:

Việc lựa chọn hình thức và phương thức đào tạo có ảnh hưởng tới việc thỏa
mãn nhu cầu về sự thuận tiện của người học, về tổ chức quá trình đào tạo và việc
lựa chọn kênh Marketing đào tạo. Vì thế, xuất phát từ điều kiện, hoàn cảnh cụ thể
của mình, Trường đã sử dụng các hình thức và phương thức đào tạo hợp lý. Cụ thể:
- Về hình thức đào tạo: Trường đã sử dụng hình thức đào tạo tập trung với
các lớp đào tạo chính quy dài hạn tại trường và một số đơn vị liên kết đảm bảo được
các điều kiện về cơ sở vật chất kỹ thuật và người học chủ yếu là học sinh tốt nghiệp
THPT, bổ túc THPT, chưa có nghề nghiệp và chưa đi làm.
Trường cũng mở một số lớp học theo hình thức vừa học vừa làm. Để tạo điều
kiện cho những người học thuộc đối tượng này, Trường bố trí học vào buổi tối, các

65

Downloaded by thuong huyen (thuonghuyen.hvtc.2508@gmail.com)


lOMoARcPSD|12837199

ngày nghỉ cuối tuần và đối với các lớp học xa Trường thì học theo hình thức “cuốn
chiếu” - học lần lượt từng học phần từ bắt đầu đến kết thúc trong một thời gian liên
tục.
- Về phương thức đào tạo:
Hiện nay, Trường mới chỉ sử dụng phương thức đào tạo trực tiếp, chưa có
thực hiện đào tạo từ xa qua các phương tiện nghe nhìn.
+ Việc lựa chọn địa điểm đào tạo:
Đối với các lớp đào tạo dài hạn tập trung, Trường đã tổ chức đào tạo chủ yếu
là tại địa điểm đóng trụ sở chính của Trường. Nhà trường cũng mở lớp ở các địa
điểm của một số đối tác có đủ điều kiện về phòng học và thiết bị giảng dạy để tạo
điều kiện thuận lợi cho người học.
Đối với đào tạo ngắn hạn như NVKD Xăng - dầu, NVKD khí dầu mỏ hóa
lỏng(LPG), Kỹ thuật chế biến sản phẩm ăn uống, Nghiệp vụ phục vụ bàn, bar, Lễ
tân khách sạn, Nghiệp vụ hướng dẫn du lịch cấp chứng chỉ…Trường chủ yếu đặt
lớp tại địa phương khi các Sở quản lý ngành hoặc các đối tác chiêu sinh đủ lớp và
thuê được những lớp học đủ tiêu chuẩn. Việc đặt lớp học tại các địa phương để đào
tạo ngắn hạn cho các đối tượng người học ở địa phương theo phương châm “đưa
lớp học về gần người học” đã tạo ra sự thuận tiện cho người học trong việc đi lại, ăn
ở là rất hợp lý. Nhờ đó , các lớp học thu hút được đông đảo người học.
Ngoài đào tạo tại các tỉnh, Trường cũng thường xuyên mở lớp đào tạo ngắn
hạn tại Trường để thu nhận những người chưa kịp học các lớp ở địa phương, tạo
điều kiện cho họ có thể theo học ngay cùng các học viên các tỉnh khác mà không
phải đợi mở lớp tiếp theo ở tỉnh mình.
+ Giải quyết “đầu ra” của quá trình đào tạo:
Ngoài những nội dung nêu trên, chính sách phân phối sản phẩm của cơ sở đào
tạo còn thể hiện ở việc quan tâm giải quyết “đầu ra” của quá trình đào tạo - việc
làm hoặc học tiếp của học sinh sinh viên tốt nghiệp ra trường. Để làm được việc
này, ngoài việc đổi mới mục tiêu, nội dung, phương pháp giảng dạy để nâng cao
chất lượng đào tạo nhằm xây dựng “thương hiệu” cho sản phẩm, nâng cao khả năng

66

Downloaded by thuong huyen (thuonghuyen.hvtc.2508@gmail.com)


lOMoARcPSD|12837199

cạnh tranh của “mặt hàng” sức lao động ngành nghề cung ứng cho thị trường sức
lao động, Nhà trường đã thực hiện các giải pháp sau:
- Hợp tác với Hiệp hội du lịch Việt Nam để đào tạo nguồn nhân lực theo nhu
cầu của các doanh nghiệp thành viên Hiệp hội - đào tạo theo địa chỉ. Theo đó, Nhà
trường đào tạo và cấp Bằng, còn doanh nghiệp đầu mối của Hiệp hội – Công ty cổ
phần đào tạo và du lịch Hoàng Long sẽ lo chỗ thực tập và giới thiệu việc làm cho
học sinh sinh viên tốt nghiệp ra trường tại các thành viên của Hiệp hội.
- Giới thiệu những học sinh sinh viên tốt nghiệp với các tổ chức sản xuất kinh
doanh có nhu cầu tuyển dụng lao động.
- Tổ chức đào tạo liên thông từng ngành, nghề, bậc học để tạo điều kiện cho
học sinh sinh viên tốt nghiệp có nhu cầu học tiếp được thỏa mãn. Cụ thể:
. Tổ chức đào tạo Bằng 2 để các em có nhiều ngành nghề, đáp ứng nhu cầu đa
dạng của thị trường sức lao động, qua đó dễ tìm được việc làm.
. Đào tạo liên thông từ TCCN lên CĐ (liên thông dọc)
. Đào tạo liên thông từ CĐN sang CĐ chính quy (liên thông ngang) nhằm
hoàn thiện kiến thức CĐ, tạo điều kiện thuận lợi cho sinh viên học liên thông lên
trình độ đại học. Hiện nay, theo công bố của Bộ Giáo dục và Đào tạo, Trường Cao
đẳng Thương mại và Du lịch là trường duy nhất được đào tạo liên thông ngang từ
CĐN nghề sang CĐ. Đây là lợi thế lớn của trường. Thực tế cho thấy, trong khi
tuyển sinh CĐ khó khăn, thì việc tuyển sinh CĐN và liên thông ngang đã mở ra cho
người học cơ hội học tập lớn, đồng thời làm cho Trường có sức hút lớn đối với
người học và xã hội .
Nhờ các giải pháp trên, qua khảo sát có trên 90% học sinh sinh viên do
Trường đào tạo ra tìm được việc làm đúng ngành nghề đào tạo hoặc được học liên
thông lên trình độ cao hơn.
2.3.2.4. Chính sách giao tiếp, khuếch trương (Xúc tiến Marketing )
* Chính sách giao tiếp:
Như phần lý luận đã nêu: Giao tiếp là hoạt động tiếp xúc, giao thiệp, tạo
dựng mối quan hệ giữa cơ sở đào tạo với các tổ chức, cá nhân có liên quan tới hoạt

67

Downloaded by thuong huyen (thuonghuyen.hvtc.2508@gmail.com)


lOMoARcPSD|12837199

động đào tạo của nó.


Cơ sở đào tạo có mối quan hệ ngang là quan hệ với cơ sở đào tạo cạnh tranh
với mình và các cơ quan đơn vị có liên quan như kho bạc nhà nước, ngân hàng…và
các mối quan hệ dọc bao gồm các mối quan hệ với các cơ quan quản lý cấp trên và
các “khách hàng” đào tạo, chủ yếu là người học hiện tại và tiềm năng của mình.
Đối với Trường Cao đẳng Thương mại và Du lịch, trong mối quan hệ ngang,
Nhà trường đã tạo dựng được sự hiểu biết lẫn nhau, thân thiện và hợp tác với các
trường bạn trong Bộ Công Thương, các trường ĐH, CĐ trên địa bàn tỉnh Thái
Nguyên, với Kho bạc nhà nước, các ngân hàng, cơ quan bảo hiểm xã hội, y tế…ở
địa phương tỉnh Thái Nguyên, các hiệp hội, các đối tác đào tạo... nên dã được các
cơ quan, đơn vị này tạo điều kiện thuận lợi trong quá trình thực hiện các nghiệp vụ
liên quan.
Mối quan hệ dọc của Trường bao gồm: Mối quan hệ với Bộ Công Thương -
Bộ chủ quản, quản lý toàn diện Nhà trường; Bộ Giáo dục và Đào tạo quản lý về
hoạt động nghiệp vụ đào tạo; Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch, trực tiếp là Vụ đào
tạo và Tổng cục du lịch trong việc quản lý chuyên môn nghiệp vụ về du lịch (Khách
sạn, Lữ hành); Bộ Lao động Thương binh và Xã hội trong hoạt động dạy nghề… và
các sở quản lý ngành trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên. Trong các mối quan hệ này,
Nhà trường đã tạo dựng được sự đồng cảm, ủng hộ, giúp đỡ những chính sách,
quyết định Marketing của mình trong các hoạt động có liên quan, trong điều kiện
cho phép và khuôn khổ pháp luật hiện hành.
Mối quan hệ với “khách hàng” đào tạo gồm quan hệ với các tổ chức có nhu
cầu đào tạo và cá nhân người học.
Trường Cao đẳng Thương mại và Du lịch có mối quan hệ với khách hàng là
tổ chức chủ yếu trong việc mở lớp đào tạo, bồi dưỡng ngắn hạn tại các địa phương
trong khu vực. Cụ thể: Mối quan hệ với Sở Công Thương các tỉnh Trung du, Miền
núi Bắc Bộ trong việc đào tạo các lớp NVKD xăng - dầu, gas; Sở VHTT&DL trong
việc mở các lớp đào tạo nghiệp vụ du lịch như: Lễ tân khách sạn; Phục vụ buồng,
bàn, bar; Kỹ thuật chế biến sản phẩm ăn uống; Du lịch cộng đồng; Nghiệp vụ

68

Downloaded by thuong huyen (thuonghuyen.hvtc.2508@gmail.com)


lOMoARcPSD|12837199

hướng dẫn du lịch ngắn hạn… Trong các mối quan hệ này, Trường đã tạo dựng
được sự hiểu biết lẫn nhau, hợp tác, chia xẻ những khó khăn của địa phương, đã chủ
động nghiên cứu nhu cầu đào tạo của cơ quan, đơn vị, hình ảnh của sản phẩm đào
tạo và bản thân Nhà trường hiện hữu trong từng khách hàng để chủ động uốn nắn
những nhận thức sai lạc, chủ động giới thiệu và làm cho khách hàng hiểu rõ hơn về
những ngành nghề, bậc, hệ đào tạo của Trường, đồng thời có những kích thích cần
thiết (chia xẻ lợi ích) khi mở được lớp.
Mối quan hệ với “khách hàng” là người học hiện tại và tiềm năng được thể
hiện qua việc thực hiện các giải pháp tuyển sinh và quá trình đào tạo. Nó diễn ra khi
các chính sách Marketing đã được xác định và đây là bước thực hiện các chính
sách đó.
Chính sách giao tiếp với người học hiện tại được thể hiện trong các chế độ,
quy định của Trường, cách đối xử của các bộ phận công tác và cán bộ, công nhân
viên với người học. Trong đó, tiêu biểu nhất là mối quan hệ thày - trò trong quá
trình giảng dạy, học tập. Ban Giám hiệu Nhà trường đã rất quan tâm tới việc xây
dựng mối quan hệ thày trò lành mạnh, trong sáng, trong đó thày cô giáo phải là tấm
gương sáng về đạo đức, tác phong, ý thức tổ chức kỷ luật và tinh thần tận tụy làm
việc để học sinh sinh viên học tập tốt. Vì thế, ngoài việc các thày, cô giáo phải tìm
hiểu kỹ tâm lý học sinh, sinh viên để đưa ra bài giảng và phương pháp giảng dạy
phù hợp, tạo hứng thú và nâng cao chất lượng giờ giảng, thì việc hưởng ứng và thực
hiện cuộc vận động “hai không với bốn nội dung” mà Bộ Giáo dục và Đào tạo phát
động đã được Nhà trường quán triệt và thực hiện nghiêm chỉnh. Các hiện tượng tiêu
cực trong quá trình giảng dạy, thi, kiểm tra đánh giá như học sinh, sinh viên mua
điểm hay giáo viên nhận phong bì khi coi thi, kiểm tra...về cơ bản không còn nữa.
Điều này đã tác động tích cực đến tinh thần, thái độ học tập của học sinh, sinh viên
và việc đánh giá kết quả học tập của các em qua các học kỳ đã đảm bảo trung thực,
chính xác hơn. Chất lượng giảng dạy, học tập vì thế cũng được nâng lên một bước.
* Khuếch trương trong đào tạo

69

Downloaded by thuong huyen (thuonghuyen.hvtc.2508@gmail.com)


lOMoARcPSD|12837199

Khuếch trương trong đào tạo bao gồm: Các loại hình như quảng cáo tuyên
truyền và kích thích tiêu thụ sản phẩm đào tạo.
+ Về quảng cáo: Từ nhiều năm nay, khi mùa tuyển sinh tới, Trường đã tích
cực quảng cáo trên nhiều phương tiện truyền tin. Cụ thể:
- Quảng cáo thường xuyên trên Website của Trường tại địa chỉ
www.cdtmdl.edu.vn hay www.ctm.edu.vn;
- Quảng cáo bằng áp phích tấm lớn tại cổng Trường;
- Quảng cáo theo các thời điểm làm hồ sơ thi tuyển sinh vào tháng 2, 3 và xét
tuyển tháng 7,8 trên các báo: Nhân dân, Công Thương, Giáo dục và thời đại, Thái
Nguyên, Đài phát thanh - truyền hình Việt Nam, Đài phát thanh - truyền hình Thái
Nguyên, Tạp chí Công Thương, báo Dân trí điện tử…in và phát các tờ rơi quảng
cáo về Trường.
Trường đã in mỗi năm khoảng 20.000 tờ gấp, trong đó có các thông tin về
ngành nghề đào tạo, phạm vi tuyển sinh, một số hình ảnh và địa chỉ Trụ sở Nhà
trường…Để phát những tờ gấp này, Trường đã cử cán bộ đến Hội nghị triển khai
công tác tuyển sinh của các Sở Giáo dục và Đào tạo địa phương để gửi về các
trường THPT hoặc cử người đến thẳng các trường để phát trực tiếp cho học sinh.
Đối với một số trường trong tỉnh Thái Nguyên, Nhà trường đã cử cán bộ đến dự các
hội nghị tư vấn tuyển sinh để tuyên truyền, quảng cáo, phát tài liệu, chiếu phim
Video về Nhà trường, tuyên truyền các ngành, nghề đào tạo và nói rõ ưu thế của
từng ngành, nghề, bậc học , điều kiện học tập, cơ hội việc làm, hướng phát triển của
học sinh, sinh viên sau khi tốt nghiệp ra trường. Nhìn chung, hoạt động quảng cáo,
tuyên truyền tuyển sinh, Trường đã tiến hành rất bài bản, sử dụng hầu hết các hình
thức phương tiện truyền tin chủ yếu. Nội dung quảng cáo đã cung cấp cho người
nhận tin những nội dung cơ bản.

70

Downloaded by thuong huyen (thuonghuyen.hvtc.2508@gmail.com)


lOMoARcPSD|12837199

Bảng 2.4: Chi phí cho tuyển sinh 2010 - 2012

Đơn vị tính: 1000 đồng

Nội Dung Chi cho


Công tác các
Chi quảng In tờ gấp
In lịch phí đi trường
cáo (tờ rơi) Tổng cộng
quảng bá
Năm PTTH

2010 65.400 15.655 37.480 0 0 102.880

2011 80.040 62.040 44.000 74.803 56.700 255.543

2012 119.775 74.800 43.225 68.238 129.500 360.738

Cộng 265.215 152.495 124.705 143.041 186.200 719.161

Nguồn: Tác giả tập hợp từ số liệu Phòng Kế toán của Trường.

+ Tuyên truyền: Tuyên truyền trong đào tạo là giới thiệu với người học và
công chúng rộng rãi về quá trình đào tạo, sản phẩm đào tạo và bản thân cơ sở đào
tạo dưới dạng những thông tin tư liệu, bài viết, phóng sự, hình ảnh… qua đó thuyết
phục, đề cao hình ảnh, củng cố niềm tin của họ vào sản phẩm đào tạo và bản thân
cơ sở đào tạo. Nó được xem là một bộ phận cấu thành hoạt động tổ chức dư luận xã
hội.
Trường Cao đẳng Thương mại và Du lịch thường tổ chức viết bài tuyên
truyền về Nhà trường và quá trình đổi mới để nâng cao chất lượng đào tạo của
Trường vào các dịp kỷ niệm lớn như: Ngày 20/11, Ngày kỷ niệm thành lập Trường
11/6… Nhà trường xây dựng các dĩa phim nhân dịp kỷ niệm 45 năm, 50 năm ngày
thành lập Trường để giới thiệu toàn diện về Nhà trường, từng ngành, nghề, bậc
học…của Trường bằng ngôn ngữ, hình ảnh.
+ Về kích thích tiêu thụ:

71

Downloaded by thuong huyen (thuonghuyen.hvtc.2508@gmail.com)


lOMoARcPSD|12837199

Để kích thích những người đi quảng bá tuyển sinh, Nhà trường dã có chế độ
bồi dưỡng ngoài chế độ công tác phí mà Nhà nước quy định. Cụ thể: Đã chi thêm
ngoài chế độ 100.000đ/ người/ ngày công tác. Chi thù lao cho Lãnh đạo và cán bộ
tuyển sinh của các trường THPT, các TTGDTX mỗi đơn vị 500.000đ. Tổng chi phí
cho hoạt động quảng bá tuyển sinh của Trường hàng năm là khá lớn (xem Bảng 2.1).
2.3.2.5 Chính sách con người
Yếu tố con người trong đào tạo bao gồm toàn thể cán bộ công nhân viên
(CBCNV) của cơ sở đào tạo, nhưng chủ yếu là đội ngũ giảng viên và cán bộ quản
lý.
Trường Cao đẳng Thương mại và Du lịch nhận thức rõ về vai trò, tầm quan
trọng có tính chất quyết định của đội ngũ giảng viên và cán bộ quản lý Nhà trường
trong việc nâng cao chất lượng đào tạo và xây dựng thương hiệu của Trường, nên
đã có nhiều chính sách cụ thể để xây dựng đội ngũ này. Cụ thể:
* Đối với đội ngũ giảng viên:
+ Về tuyển dụng: Để tuyển dụng được đội ngũ giảng viên có chất lượng .
Trường đã tiến hành một quy trình tuyển dụng như sau:
- Xây dựng các tiêu chuẩn tuyển dụng:
. Về chuyên môn nghiệp vụ: Tùy theo chuyên môn cần tuyển mà mức độ yêu
cầu có cao thấp khác nhau, nhưng tối thiểu người được tuyển dụng phải đạt trình độ
chuyên môn, nghiệp vụ theo quy định của pháp luật hiện hành - Luật giáo dục đại
học.
. Về phẩm chất đạo đức: Không bị hạnh kiểm xấu hoặc bị kỷ luật trong quá
trình học tập, công tác trước đó.
. Về ngoại hình và sức khỏe: Đạt chiều cao tối thiểu quy định với Nam
1,60m, nữ từ 1,55m trở lên, hình thức khá, không dị dạng dị tật, sức khỏe tốt, không
nói ngọng, nói lắp, có tố chất làm giảng viên.
- Tiến hành sơ tuyển, gồm:

72

Downloaded by thuong huyen (thuonghuyen.hvtc.2508@gmail.com)


lOMoARcPSD|12837199

. Xem xét hồ sơ dự tuyển và con người cụ thể để đảm bảo các tiêu chuẩn tối
thiểu cần thiết nêu trên. Nếu trường hợp ứng viên nào không đáp ứng được các tiêu
chuẩn đã đề ra, thì loại ngay ở vòng sơ tuyển này.
- Tổ chức cho ứng viên học việc 3 tháng.
Mục đích học việc là để ứng viên tìm hiểu, làm quen với môi trường công tác
và công việc của người giảng viên, nghiên cứu , biên soạn bài giảng, giáo án, tập
giảng, dự giờ, học hỏi kinh nghiệm của những người đi trước, đồng thời thể hiện
bản thân về phẩm chất đạo đức, năng lực làm việc, ý thức chấp hành kỷ luật lao
động, tính hợp tác trong công việc…trước tập thể lao động và cũng là thời gian để
tập thể đánh giá ứng viên về các mặt nêu trên.
Trong thời gian học việc, ứng viên phải nghiên cứu các tài liệu về pháp luật
liên quan, về chuyên môn nghiệp vụ, biên soạn một vài chương, bài, chuẩn bị bài
giảng, giáo án, tập giảng và giảng thực hành 3 bài giảng, mỗi bài 1 tiết (45 phút)
trước tập thể giảng viên bộ môn và lãnh đạo khoa. Cuối thời gian học việc, ứng viên
phải làm bản kiểm điểm tự đánh giá kết quả học việc và tập thể giảng viên bộ môn,
khoa phải họp nhận xét, tham gia góp ý kiến với ứng viên. Nếu ứng viên đạt yêu
cầu, khoa phải lập biên bản cuộc họp và kiến nghị với Ban Giám hiệu Nhà trường,
Hội đồng tuyển dụng cho ứng viên đó được giảng báo cáo trước Hội đồng tuyển
dụng, BGH nhà trường 1 bài. Hội đồng tuyển dụng sẽ đánh giá tiết giảng bằng
phiếu chấm tuyển dụng giảng viên, trong đó đề cao các điểm thuộc tố chất giảng
viên của ứng viên. Các thành viên Hội đồng độc lập chấm điểm và người đạt yêu
cầu phải có điểm chấm trung bình từ 12/20 điểm trở lên.
Nếu ứng viên đạt yêu cầu học việc sẽ được BGH Trường ký hợp đồng vụ việc
để giảng dạy học phần đã nghiên cứu, chuẩn bị trong thời gian học việc đến khi thi
tuyển chính thức vào tháng 8 hàng năm.
- Việc thi tuyển giảng viên tuân thủ theo các quy định của pháp luật.
+ Về đào tạo, bồi dưỡng: Nhà trường thực hiện việc đào tạo, bồi dưỡng giảng
viên theo cách:

73

Downloaded by thuong huyen (thuonghuyen.hvtc.2508@gmail.com)


lOMoARcPSD|12837199

- Kèm cặp, bồi dưỡng tại đơn vị công tác. Theo đó, các giảng viên mới được
tổ bộ môn phân công người hướng dẫn, giúp đỡ biên soạn bài giảng, giáo án và thực
hành giảng dạy để lấy ý kiến của đồng nghiệp; Họ phải đi dự giờ giảng của những
giảng viên lâu năm, giỏi chuyên môn nghiệp vụ để học hỏi kinh nghiệm và rút ra
những bài học cần thiết cho mình.
- Tổ chức lớp bồi dưỡng ngắn hạn về nghiệp vụ đào tạo như: Nghiệp vụ sư
phạm bậc 1, bậc 2, Nghiệp vụ giáo dục đại học, Khai thác mạng Internet và sử dụng
các phần mềm ứng dụng vào thiết kế các bài giảng điện tử…
- Cử giảng viên đi thi và học cao học, nghiên cứu sinh ở các trường đại học
phù hợp chuyên môn…
+ Về sử dụng: Việc phân công giảng dạy cho giảng viên của Trường đảm bảo
đúng chuyên môn ngành nghề được đào tạo để tạo điều kiện cho họ đi sâu nghiên
cứu, nâng cao chất lượng giảng dạy. Việc định mức lao động tuân theo định mức
và chế độ công tác giảng viên của Nhà nước quy định tại Thông tư liên tịch số
06/2011/TTLT-BNV-BGDĐT ngày 01/06/2011 của Bộ Nội vụ và Bộ Giáo dục và
Đào tạo.
Để tăng cường kỷ luật lao động và động viên những CBCNV, giảng viên thực
hiện tốt nhiệm vụ, Nhà trường đã xây dựng tiêu chuẩn và tiến hành bình xét công
A,B,C hàng tháng để phân phối tiền lương làm thêm. Giảng viên vượt định mức
giảng dạy được Nhà trường thanh toán tiền vượt giờ đầy đủ, kịp thời.
+ Về đãi ngộ nhân sự: Những năm gần đây, nhờ mở rộng quy mô đào tạo,
đẩy mạnh mở các lớp đào tạo, bồi dưỡng ngắn hạn, ngân sách của Nhà trường đã
dảm bảo chi lương cho giảng viên, CBCNV thêm mỗi năm 4 tháng lương cơ bản.
Ngoài ra, còn duy trì được chế độ ăn trưa 300.000đ/người/ tháng. Ngày lễ, tết,
Trường đều có quà cho CBCNV (tết Nguyên đán, Trường chi 2.000.000đ/ người).
Tính chung, thu nhập hàng năm của CBCNV đạt từ 1,5 đến 2,0 lần lương cơ bản.
Những người có thành tích giảng dạy, công tác được khen thưởng động viên theo
Luật thi đua khen thưởng hiện hành của Nhà nước.

74

Downloaded by thuong huyen (thuonghuyen.hvtc.2508@gmail.com)


lOMoARcPSD|12837199

Những giảng viên đi học cao học, ngoài việc Nhà trường đóng 100% học phí,
tính thời gian công tác cho việc học 10 tuần/ năm nếu học ở Hà Nội, 6 tuần/ năm
nếu học ở Thái Nguyên và khi có Bằng tốt nghiệp được hỗ trợ 5.000.000đ. Giảng
viên đi nghiên cứu sinh được đóng 100% học phí, tính giảm 50% thời gian làm việc
tại Trường và khi có Bằng tốt nghiệp được hỗ trợ 70.000.000đ/ người
Ngoài khuyến khích vật chất, những giảng viên có thành tích trong giảng dạy,
nghiên cứu được đánh giá công nhận các danh hiệu thi đua như Giảng viên dạy giỏi
(GVDG) cấp trường, cấp tỉnh, Chiến sĩ thi đua cấp cơ sở và Chiến sĩ thi đua cấp Bộ,
được quy hoạch đề bạt các vị trí quản lý.
Các chính sách nêu trên đã tạo ra động lực mạnh mẽ để giảng viên phấn đấu
liên tục nhằm nâng cao trình độ, năng lực giảng dạy và nghiên cứu khoa học, góp
phần quan trọng vào việc nâng cao chất lượng đào tạo toàn diện, nâng cao hình ảnh,
uy tín và thương hiệu của Trường, qua đó hấp dẫn thu hut người học.
Hiện nay, đội ngũ giảng viên cơ hữu của Nhà trường có 109 người (tính cả
giảng viên kiêm quản lý), trong đó có 25 Nam chiến 22,94%, 84 nữ chiếm 77,06%,
có 1 tiến sĩ, 38 người có trình độ thạc sĩ. Ngoài ra, hiện có 2 người đang nghiên cứu
sinh (NCS), 16 người đang theo học cao học.

Bảng 2.5: Số lượng và trình độ giảng viên cơ hữu

Tiến sĩ Thạc sĩ Đại học


Tổng
Năm
SL Tỷ lệ SL Tỷ lệ SL Tỷ lệ
số

2010 101 01 0,99 25 24,75 75 74,26

2011 106 01 0,94 27 25,47 78 73,59

2012 109 01 0,92 38 34,86 70 64,22

Nguồn: Tác giả tự tập hợp từ số liệu của phòng TCCB Trường

75

Downloaded by thuong huyen (thuonghuyen.hvtc.2508@gmail.com)


lOMoARcPSD|12837199

Qua biểu trên cho thấy tỷ lệ giảng viên có trình độ thạc sĩ đã tăng mạnh từ
25,47% năm học 2011 lên 34,86% năm học 2012 và hiện còn 16 người đang học
làm luận văn tốt nghiệp cao học. Nếu tính đến tháng 10/2013, khi số người đang
học cao học và NCS bảo vệ thành công luận văn, luận án thì số người có trình độ
thạc sĩ trở lên sẽ là 55/109 người đạt tỷ lệ 50,46%. Số lượng và trình độ giảng viên
như trên cơ bản đáp ứng được nhu cầu hiện tại, nhưng để có thể mở thêm ngành đào
tạo và phát triển thành Trường Đại học Thương mại và Du lịch vào năm 2017 như
mục tiêu đặt ra, thì đội ngũ này còn thiếu cả số lượng và trình độ, nhất là giảng viên
có trình độ tiến sỹ.
Tiêu chuẩn giảng viên của Trường đề ra là:
- Về trình độ: Có trình độ Thạc sỹ trở lên về chuyên môn; Tiếng Anh B; Tin
học B (nhưng sử dụng thành thạo các chương trình ứng dụng để soạn thảo bài giảng
điện tử); Có chứng chỉ Giáo dục đại học và chứng chỉ Nghiệp vụ sư phạm bậc 2;
Chứng chỉ Quản lý hành chính nhà nước cho ngạch chuyên viên và tương đương.
- Về đạo đức, lối sống: Theo tiêu chuẩn chung của viên chức. Đặc biệt, không
vi phạm pháp luật Nhà nước hoặc vi phạm kỷ luật về đạo đức, lối sống từ mức cảnh
cáo trở lên.
- Về ngoại hình và sức khỏe: Như tiêu chuẩn tuyển dụng đã nêu ở trên.
Tiêu chuẩn giảng viên của Trường nêu trên ngang bằng với tiêu chuẩn giảng
viên của trường đại học mà Luật Giáo dục Đại học hiện hành quy định ( về trình độ
chuyên môn thì cao hơn tiêu chuẩn giảng viên trường cao đẳng ghi trong Luật).
*Đội ngũ CB quản lý và nhân viên phục vụ
Đội ngũ cán bộ quản lý của Trường gồm các quản trị viên từ cấp tổ trưởng trở
lên như Hiệu trưởng, các Phó Hiệu trưởng, trưởng, phó các Phòng, Ban, Khoa và
phụ trách các đơn vị trực thuộc khác.
Việc tuyển chọn, đề bạt cán bộ quản lý theo quy hoạch công tác cán bộ của
Trường. Cụ thể, dưới sự lãnh đạo của Đảng ủy, sau mỗi kỳ Đại hội, cùng với việc
quy hoạch đội ngũ cán bộ Đảng, Nhà trường tiến hành làm công tác quy hoạch đội
ngũ cán bộ chính quyền (chuyên môn) cho nhiệm kỳ kế hoạch 5 năm sau và có xem

76

Downloaded by thuong huyen (thuonghuyen.hvtc.2508@gmail.com)


lOMoARcPSD|12837199

xét, điều chỉnh, bổ sung hàng năm. Nguồn cán bộ quản lý chủ yếu phát triển từ đội
ngũ giảng viên các khoa và chuyên viên các phòng, ban. Việc quy hoạch được tiến
hành công khai, dân chủ, đúng quy trình, theo các bước: Phát hiện giới thiệu của
CBCNV; Lập danh sách đưa vào quy hoạch dự thảo; Lấy phiếu tín nhiệm của cán
bộ chủ chốt và đưa vào quy hoạch chính thức, đảm bảo mỗi vị trí công tác quản lý
có 3 người và mỗi người được quy hoạch không quá 3 vị trí công tác. Những người
được đưa vào quy hoạch sẽ tự phấn đấu và được Trường tạo điều kiện cho đi học
các lớp đào tạo, bồi dưỡng những kiến thức, kỹ năng cần thiết còn thiếu so với tiêu
chuẩn của vị trí đã được quy hoạch.
Việc quy hoạch cán bộ quản lý công khai, dân chủ nêu trên gắn liền với việc
dánh giá chất lượng và năng lực công tác cũng như phẩm chất đạo đức của từng
người đã tạo ra dộng lực cho CBCNV, giảng viên phấn đấu không ngừng theo các
tiêu chuẩn của người cán bộ quản lý. Sau khi đã có quy hoạch, thì việc cân nhắc bổ
nhiệm một vị trí quản lý nào đó sẽ được xem xét cụ thể trong số những người có
trong quy hoạch ở vị trí đó.
Hiện nay toàn Trường có 146 CBCNV, thì cán bộ quản lý tính từ tổ trưởng
trở lên có 24 người, chiếm tỷ lệ 16,44% tổng số CBCNV. Trong đó, có 18/24 người
chiếm tỷ lệ 75% cán bộ quản lý có trình độ thạc sĩ trở lên. Đây là đội ngũ mạnh, có
trình độ chuyên môn nghiệp vụ vững vàng, đủ sức để chèo lái sự nghiệp đào tạo và
phát triển Nhà trường trong điều kiện cơ chế thị trường cạnh tranh gay gắt hiện tại.
2.3.2.6. Về xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ đào tạo
Nhận thức rõ tầm quan trọng của cơ sở vật chất kỹ thuật trong việc thu hút
người học và nâng cao chất lượng đào tạo, nên Lãnh đạo Nhà trường đã rất quan
tâm tới việc xây dựng các công trình và mua sắm thiết bị phục vụ việc dạy và học.
Hiện tại, tính đến 31/12/2012, Trường có diện tích đất 39.760m 2, bao gồm nhà
Hiệu bộ 1.922m2, 35 phòng học lý thuyết có diện tích 5.740m2, phòng thực hành,
nhà xưởng 1.097m2, nhà thư viện 1.503m2, 3 nhà ký túc xá 5 tầng với tổng diện tích
6.254m2. Nếu tính riêng diện tích xây dựng trực tiếp phục vụ đào tạo thì hiện nay
Trường có 7.931m2. Diện tích này, theo điểm a, khoản 2, điều 5 của Thông tư số:

77

Downloaded by thuong huyen (thuonghuyen.hvtc.2508@gmail.com)


lOMoARcPSD|12837199

57/2011/TT-BGDĐT ngày 2 tháng 12 năm 2011, thì đủ điều kiện học tập cho
khoảng 4.000 học sinh sinh viên . Hiện Trường có quy mô đào tạo là 3.510 học sinh
sinh viên, nên còn thiếu khoảng 500 sinh viên nữa mới sử dụng hết diện tích xây
dựng theo tiêu chuẩn quy định tại văn bản này.
Về thiết bị phục vụ đào tạo, ngoài bàn ghế, bảng đen trang bị cho các phòng
học, Trường đã trang bị đèn chiếu Projector lắp cố định cho khoảng 50% số phòng
học lý thuyết và để hàng chục đèn chiếu lưu động cho các giảng viên sử dụng khi
giảng dạy ở nơi khác. Hiện tại, Trường có khoảng hơn 300 máy vi tính cho học sinh
sinh viên học tập, đảm bảo khi học tin học, thực hành kế toán máy có đủ 01 máy/ 01
HSSV.
Các thiết bị phục vụ thực hành các môn học khác và rèn nghề Nhà hàng-
Khách sạn (buồng, bàn, bar, bếp, lễ tân) đều được trang bị đầy đủ.
Về học liệu: Ngoài việc cung cấp sách, giáo trình các môn học trực tiếp cho
học sinh sinh viên, đảm bảo học môn nào có giáo trình môn đó, Nhà trường còn có
một Trung tâm thư viện để cán bộ, giảng viên, học sinh sinh viên đến đọc và mượn
sách. Thư viện của Trường gồm có 2.000 đầu sách với số lượng hàng vạn cuốn
đang sử dụng, đảm bảo cập nhật kiến thức mới và phù hợp các ngành nghề đang đào
tạo (đã thường xuyên rà soát, loại bỏ những sách cũ, nội dung lạc hậu, không còn
phù hợp với thực tế hiện nay); Phòng đọc của thư viện, ngoài sách, báo, tạp chí,
thông tin khoa học…, Trường còn bố trí 25 máy tính nối mạng Internet và mở cửa
cả ngày để phục vụ học sinh sinh viên vào đọc. Trường cũng đã phủ sóng Wìfie
toàn Trường để HSSV vào mạng ở bất cứ vị trí nào trong khuôn viên của Trường.
Điều kiện cơ sở vật chất kỹ thuật thuận lợi trên đã là yếu tố quan trọng góp
phần nâng cao chất lượng đào tạo của Trường và là một trong những bằng chứng
hữu hình về chất lượng đào tạo để thu hút người học.
2.3.2.7. Về quy trình đào tạo
Nhà trường đã rà soát lại quy trình đào tạo, điều chỉnh lại quy trình đào tạo
toàn khoá với từng chuyên ngành cho hợp lý hơn theo hướng tăng tỷ lệ thực hành,

78

Downloaded by thuong huyen (thuonghuyen.hvtc.2508@gmail.com)


lOMoARcPSD|12837199

thực tế, bố trí giảng dạy các môn học và các khâu của quá trình đào tạo theo một
trình tự logic. Quy trình đào tạo cụ thể đối với các ngành học như sau:
a. Đối với các ngành học Kế toán, Quản trị kinh doanh

Tuyển Tổ chức Học chính Học lý Thực hành


lớp học trị đầu thuyết và tổng hợp
sinh khóa thực hành

Ôn thi và Thực tập


thi tốt nghiệp
tốt nghiệp

Hình 2.4: Quy trình đào tạo ngành Kế toán, Quản trị kinh doanh của Trường

So với quy trình đào tạo trình độ cao đẳng của tất cả các trường khác, thì quy
trình đào tạo của Trường có thêm công đoạn Thực hành tổng hợp nhằm khâu nối
các phần thực hành của các học phần chuyên môn thành một hệ thống từ đầu đến
cuối, từ đơn giản đến phức tạp và rèn luyện kỹ năng nghề cho sinh viên. Nhờ có
công đoạn này mà kỹ năng thực hành của sinh viên được nâng cao.

b. Đối với ngành Khách sạn – Du lịch:

Quy trình đào tạo đối với các chuyên ngành thuộc ngành Khách sạn – Du
lich, ngoài các công đoạn như quy trình đào tạo Kế toán và Quản trị kinh doanh nêu
trên, Nhà trường còn bố trí thêm 2 đợt thực tế và một đợt thực hành rèn nghề ngoài
Trường. Cụ thể:

- Đợt 1: vào năm thứ nhất - thực tế nhận thức nghề nghiệp;

- Đợt 2: vào năm thứ hai - thực tế bổ sung kiến thức, minh hoạ các môn học.
Ví dụ: Chuyên ngành Hướng dẫn du lịch đưa sinh viên đến thăm các danh lam
thắng cảnh, các di tích lịch sử văn hoá...);

79

Downloaded by thuong huyen (thuonghuyen.hvtc.2508@gmail.com)


lOMoARcPSD|12837199

- Đợt 3: vào năm thứ ba - thực hành rèn nghề ngoài Trường trước khi các em
đi thực tập tốt nghiệp. Ví dụ: Sinh viên học chuyên ngành Hướng dẫn du lịch đi
thực hành trên thực địa 10 ngày, đến các điểm du lịch dọc “con đường di sản miền
trung” vào tận Thánh địa Mỹ Sơn, Hội An sau khi đã thực hành Nghiệp vụ hướng
tại Trường. Qua đợt thực hành trên thực địa này, chất lượng đào tạo hướng dẫn viên
đã được nâng cao, được sinh viên, gia đình và xã hội đánh giá tốt

Quy trình đào tạo các chuyên ngành thuộc ngành Khách sạn – Du lịch được
thể hiện qua hình sau:

Tuyển Tổ chức Học chính Học lý thuyết Thực tế


lớp học trị đầu khóa và TH môn học
sinh năm 1

Thực hành rèn Học lý thuyết và Thực tế Học lý thuyết và


nghề trong trường TH môn học tiếp TH môn học tiếp
năm 2

Thực hành rèn Thực tập Ôn và thi TN hoặc


nghề ngoài trường bảo vệ khóa luận TN
tốt nghiệp

Hình 2.5: Quy trình đào tạo ngành Khách sạn – Du lịch của Trường CĐTM&DL

Với Quy trình đào tạo như trên, chất lượng đào tạo nguồn nhân lực ngành
Khách sạn – Du lịch, nhất là kỹ năng thực hành của sinh viên đã được nâng cao,
đảm bảo cho các em tốt nghiệp ra trường có thể làm việc được ngay, thậm chí nhiều
học sinh, sinh viên đang thực tập tốt nghiệp đã được các doanh nghiệp đăng ký
tuyển dụng.
2.3.3. Nhận xét dánh giá chung về hoạt động Marketing của Trường
2.3.3.1. Những điểm mạnh và kết quả đạt được.

80

Downloaded by thuong huyen (thuonghuyen.hvtc.2508@gmail.com)


lOMoARcPSD|12837199

a. Những điểm mạnh nổi bật


Nhà trường đã tiến hành đồng bộ các yếu tố cấu thành Marketing – Mix về
đào tạo để thu hút người học. Cụ thể:
- Đã lựa chọn được tên Trường với phổ ngành nghề đào tạo rộng, thuộc hai
lĩnh vực đang phát triển của đời sống kinh tế, xã hội là Thương mại và Du lịch. Do
đó, đã gây được sự quan tâm chú ý và tăng sức thu hút người học;
- Đã thường xuyên rà soát, đổi mới mục tiêu, nội dung chương trình và
phương pháp đào tạo để nâng cao chất lượng đào tạo toàn diện;
- Đã chú trọng xây dựng đội ngũ giảng viên và cán bộ quản lý dủ về số lượng,
tốt về chất lượng, có cơ cấu hợp lý để đảm bảo nâng cao chất lượng đào tạo và là
một trong những bằng chứng chất lượng nhằm thu hút người học;
- Đã chú trọng xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật, bao gồm các phòng học lý
thuyết, thực hành, mua sắm các thiết bị phục vụ giảng dạy, học tập; Xây dựng ký
túc xá khang trang, tạo điều kiện tốt cho việc ăn, ở của học sinh sinh viên;
- Xây dựng được Quy trình đào tạo hợp lý (khoa học), trong đó chú trọng
nâng cao kỹ năng thực hành nghể và phù hợp với từng ngành học;
- Xây dựng được môi trường giáo dục tốt – Xanh, sạch, đẹp, trong sáng, lành
mạnh, an ninh, an toàn;
- Đã hợp tác với đơn vị bạn để thực hiện phương châm đưa lớp học về gần
người học, tạo điều kiện thuận lợi cho người học;
- Xác định mức học phí đúng quy định của Nhà nước, thấp hơn nhiều các
trường ngoài công lập, đỡ khó khăn cho người học;
- Thực hiện việc tuyên truyền quảng bá rộng rãi hình ảnh và thương hiệu của
Nhà trường.
b. Kết quả đạt được
+ Tuyển sinh:
Nhờ các giải pháp đồng bộ nêu trên, Trường đã thu hút được nhiều người học
các ngành, nghề, bậc học của Trường.

81

Downloaded by thuong huyen (thuonghuyen.hvtc.2508@gmail.com)


lOMoARcPSD|12837199

Bảng 2.6: Kết quả tuyển sinh của Trường

So sánh
Hệ đào Năm Năm Năm
2011/2010 2012/2011
tạo 2010 2011 2012
SL Tỷ lệ % SL Tỷ lệ %

Cao đẳng
682 1.223 651 541 79,33 -572 -87,86

CĐ. nghề 130 176 981 46 35,38 805 457,39

151 132 145 -19 -12,58 13 9,85


TCCN
Cộng 963 1.531 1.777 568 58,98 246 16,08

Nguồn: Tác giả tự tổng hợp từ số liệu của Phòng Đào tạo Trường

Tuy cơ cấu học sinh, sinh viên tuyển được theo các hệ có thay đổi, nhưng
tổng số học sinh, sinh viên tuyển được qua các năm có tăng lên. Năm 2011 so với
năm 2010 tuyển tăng 568 học sinh sinh viên, tương ứng tăng 58,98%. Năm 2012 so
với năm 2011 tuyển tăng 246 học sinh sinh viên, tương ứng tăng 16,08%.
2.3.3.2. Những tồn tại hạn chế và nguyên nhân
Bên cạnh những điểm mạnh và kết quả đã nêu trên, thì Marketing –Mix của Trường
còn một số những tồn tại và hạn chế như sau:
a. Về sản phẩm
+ Ngành nghề đào tạo của trường còn hẹp. Đặc biệt, theo danh mục mã
ngành cấp 4 mà Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành và được lấy làm chuẩn để đăng
danh mục ngành đào tạo cho Trường trên “Những điều cần biết về tuyển sinh đại
học, cao đẳng”, thì hiện nay Trường chỉ có 3 ngành là Quản trị kinh doanh, Kế
toán, Việt Nam học. Điều này đã rất ảnh hưởng tới việc quảng bá tuyển sinh của
Trường, vì quyển “Những điều cần biết về tuyển sinh đại học, cao đẳng” hàng năm
do Bộ Giáo dục và Đào tạo phát hành là căn cứ chủ yếu để học sinh tìm hiểu về

82

Downloaded by thuong huyen (thuonghuyen.hvtc.2508@gmail.com)


lOMoARcPSD|12837199

ngành nghề đào tạo của các trường. Việc chỉ có 3 ngành đào tạo, lại không có chữ
nào thể hiện Thương mại và Du lịch được đăng trên tài liệu thông tin chính thức của
Bộ Giáo dục và Đào tạo làm cho các em học sinh không biết được Nhà trường đào
tạo những chuyên ngành cụ thể nào thuộc lĩnh vực Thương mại và Du lịch. Do đó,
nó thiếu sự hấp dẫn và hạn chế việc các em đăng ký vào học ở Trường.
Nguyên nhân của tình trạng này là:
Khi có thông tư 14/2010/TT – BGDĐT Ngày 27 tháng 4 năm 2010 của Bộ
Giáo dục & Đào tạo ban hành “ Danh mục giáo dục đào tạo cấp IV trình độ cao
đẳng, đại học”, do tiêu trí phân ngành học không rõ ràng, lẫn lộn giữa ngành học và
ngành kinh tế , nên nhiều chuyên ngành đào tạo theo ngành kinh tế được nâng lên
thành ngành học và theo thông tư 08/2011/TT- BGDĐT ngày 17 tháng 2 năm 2011
của Bộ Giáo dục & Đào tạo về việc “Quy định điều kiện hồ sơ , quy trình mở ngành
đào tạo, đình chỉ tuyển sinh, thu hồi quyết định mở ngành đào tạo trình độ đại học,
cao đẳng” thì nhiều chuyên ngành đang đào tạo của Trường phải nâng lên thành
ngành đào tạo, phải đăng ký lại và phải có đủ điều kiện như đăng ký mới. Cũng theo
thông tư này , điều kiện mở ngành mới kể cả các chuyên ngành đào tạo nâng lên
thành ngành đào tạo cũng phải có 4 thạc sỹ đúng tên ngành. Quy định này , không
thực tế, vì trong điều kiện đào tạo “trăm hoa đua nở” hiện nay, mỗi năm các trường
chỉ tuyển được 1 đén 2 lớp cho một ngành học mà thực chất là chuyên ngành cũ, thì
việc tuyển dụng 4 thạc sỹ đúng tên ngành cho mỗi ngành đào tạo để làm gì? Không
trường nào chấp nhận trả lương cho giảng viên mà không có việc làm cho họ. Tuy
nhiên, thông tư mới ra đời nên không dễ gì thay đổi và vì thế hàng loạt các chuyên
ngành đào tạo của Trường trước đây chưa đủ điều kiện nâng thành ngành bị cắt bỏ,
không được ghi trong “Những điều cần biết về tuyển sinh…” của Bộ Giáo dục và
Đào tạo .
Về chủ quan, Trường cũng chưa thật tích cực để chuẩn bị tốt cho việc đăng
ký lại các ngành đào tạo trên, chưa buộc một số giảng viên đi học cao học và tìm
kiếm giảng viên có trình độ thạc sỹ để đủ điều kiện mở ngành như quy định của Bộ
Giáo dục và Đào tạo .

83

Downloaded by thuong huyen (thuonghuyen.hvtc.2508@gmail.com)


lOMoARcPSD|12837199

+ Chất lượng đào tạo theo học chế tín chỉ chưa cao
Năm học 2009-2010, khi Trường còn đào tạo theo niên chế kết hợp với học
phần mềm dẻo, thì tỷ lệ học sinh, sinh viên xếp loại học tập yếu, kém có 10,3%,
nhưng sang năm 2010-2011, năm học đầu tiên Nhà trường áp dụng chuyển sang đào
tạo theo Học chế tín chỉ, thì tỷ lệ học sinh sinh viên xếp loại học tập yếu kém lên
đến 26,3%, tăng gấp hơn 2 lần.
Nguyên nhân: Kết quả học tập của sinh viên đào tạo theo Học chế tín chỉ
chưa cao là do:
- Về phía người học: Khi chuyển từ đào tạo niên chế sang đào tạo tín chỉ, thời
gian học tập tiếp xúc với thày cô trên lớp giảm xuống, còn thời gian sinh viên tự
học tập, nghiên cứu tăng lên. Nhưng sinh viên không tự chủ động tận dụng được
thời gian này vào việc học tập, mà thường sử dụng nó như những thời gian nhàn rỗi,
cùng với phương pháp, kỹ năng, kinh nghiệm tự nghiên cứu của sinh viên còn yếu
dẫn tới kết quả chưa cao.
- Về phía người dạy: Một số thày cô giáo chưa đổi mới được phương pháp
giảng dạy, kiểm tra dánh giá , chưa thực sự lấy người học làm trung tâm, cách chấm
điểm theo tư duy cũ 5/10 là đạt yêu cầu. Hơn thế, có nhiều thày cô còn chưa thật sự
hiểu rõ về đào tạo theo Học chế tín chỉ, chưa thực sự cố gắng nghiên cứu , chuẩn bị
bài giảng tốt, chưa giao được nhiệm vụ và chỉ ra các tài liệu cần thiết cho sinh viên,
đồng thời chưa có biện pháp hữu hiệu để quản lý được việc sử dụng thời gian tự học
của sinh viên. Vì thế, giờ tự học của sinh viên trở thành thời gian nhàn rỗi, sinh viên
không tự học, mất kiểm soát dẫn tới kết quả học tập của sinh viên kém.
- Về phía quản lý: Ngoài những nguyên nhân đã nêu trên, việc Trường chưa
xây dựng chuẩn đầu ra thật cụ thể, chi tiết cho từng chuyên ngành đào tạo và chưa
công bố báo cáo kiểm định chất lượng, nhất là chưa được các tổ chức kiểm định
đánh giá ngoài cũng làm giảm động lực phấn đấu của người dạy và người học, dẫn
tới đào tạo chất lượng chưa cao và điều này cũng ảnh hưởng hạn chế tới việc quảng
bá hình ảnh, thương hiệu của Nhà trường.

84

Downloaded by thuong huyen (thuonghuyen.hvtc.2508@gmail.com)


lOMoARcPSD|12837199

b. Về phân phối sản phẩm:


Để khắc phục sự bất lợi về vị trí trụ sở ở tỉnh lẻ trong việc tuyển sinh đào tạo,
Trường đã kết hợp với nhiều đối tác để mở rộng đào tạo ở Hà Nội và nhiều địa
phương khác. Tuy nhiên, trong hoạt động phân phối, việc giải quyết đầu ra cho quá
trình đào tạo của Trường thời gian qua còn nhiều hạn chế. Theo kết quả khảo sát
của Trường nhân dịp kỷ niệm 50 năm ngày thành lập Trường vào cuối năm 2012,
ngoài số học sinh, sinh viên tiếp tục học liên thông lên trình độ cao hơn, có hơn
90% học sinh sinh viên tốt nghiệp ra trường tìm được việc làm phù hợp với ngành
nghề đào tạo. Song, kết quả này có được là do ngành nghề đào tạo của Trường khá
phù hợp với nhu cầu hiện tại của xã hội . Nhu cầu sử dụng học sinh sinh viên tốt
nghiệp về kinh doanh Nhà hàng - Khách sạn, kỹ thuật chế biến sản phẩm ăn uống…
rất cao, Trường đào tạo ra không đủ cung cấp cho các doanh nghiệp và các em cũng
chủ động vận động tìm việc làm ngay từ khi còn đi học. Việc tìm kiếm, giới thiệu
việc làm cho học sinh, sinh viên tốt nghiệp ra trường của Nhà trường còn rất hạn
chế, hầu như chưa làm được gì đáng kể. Ngay cả việc thành lập một Trung tâm tư
vấn tuyển sinh và giới thiệu việc làm cho học sinh, sinh viên tốt nghiệp, Trường đã
có dự kiến từ lâu, nhưng vẫn chưa thực hiện được. Việc chậm ra đời Trung tâm giới
thiệu việc làm, tuy không ảnh hưởng nhiều đến việc giải quyết đầu ra với sản phẩm
đào tạo của Trường, nhưng xét dưới góc độ Marketing, thì chưa tạo thêm được sự
hấp dẫn đối với người học và xã hội.
Nguyên nhân của việc chậm ra đời trung tâm này là do:
- Hầu hết học sinh, sinh viên ra trường vẫn tự tìm được việc làm phù hợp với
ngành nghề Trường đào tạo. Một số ngành nghề Trường đào tạo ra không đủ cung
ứng cho các đơn đặt hàng của các doanh nghiệp, nên chưa tạo ra áp lực buộc phải
có Trung tâm giới thiệu việc làm cho các em.
- Thiếu cán bộ quản lý có năng lực đảm nhận công việc này. Để làm việc ở
Trung tâm tư vấn tuyển sinh và giới thiệu việc làm có hiệu quả, chất lượng, người
cán bộ tư vấn phải thật sự am hiểu về mục tiêu, nội dung chương trình đào tạo từng
ngành, nghề, bậc, hệ đào tạo của trường, có kinh nghiệm ,kiến thức ,kỹ năng giao

85

Downloaded by thuong huyen (thuonghuyen.hvtc.2508@gmail.com)


lOMoARcPSD|12837199

tiếp, trình bày, diễn đạt hấp dẫn, có sức thuyết phục “khách hàng” đến tìm hiểu.
Ngoài ra, cán bộ tư vấn phải có tính năng động, sáng tạo trong công việc, có quan
hệ rộng rãi, nhất là quan hệ với các doanh nghiệp và các trung tâm giới thiệu việc
làm khác, có kỹ năng sử dụng, khai thác mạng Internet tốt. Một cán bộ đáp ứng
được những yêu cầu trên không dễ tìm. Với lý do như vậy, Lãnh đạo Nhà trường
chưa mạnh dạn quyết định thành lập Trung tâm này.
c. Về tuyên truyền quảng bá tuyển sinh:
Việc tuyên truyền quảng bá tuyển sinh thời gian qua, Trường đã có nhiều giải
pháp và mạnh dạn chi phí. Tuy nhiên, việc này vẫn còn một số hạn chế như sau:
- Việc quảng bá trên phương tiện thông tin đại chúng đã có nhưng còn hạn
hẹp, chủ yếu là báo, truyền hình địa phương, một số lần quảng cáo trên Tạp chí
Thương mại...Còn quảng cáo trên Báo Nhân dân và Truyền hình Việt Nam rất ít.
- Chưa sử dụng và chưa có chính sách khuyến khích CBCNV và học sinh,
sinh viên Nhà trường tích cự tuyên truyền, quảng bá ngành nghề đào tạo, giới thiệu
và thu nhận hồ sơ tuyển sinh cho Trường; Chưa có chính sách khuyến khích vật
chất mạnh dạn đối với các trường THPT để họ tích cực giúp đỡ việc tuyên truyền,
giới thiệu và thu nhận hồ sơ dự tuyển sinh cho Trường.
Nguyên nhân của những hạn chế nêu trên chính là chi phí của những loại
hình quảng bá và kích thích nêu trên quá lớn, trong khi kinh phí của Trường công
lập nói chung và của Nhà trường nói riêng lại rất hạn hẹp. Mặt khác, do kinh phí
tuyển sinh theo quy định của Nhà nước thấp, chưa đủ cho việc tổ chức thi tuyển, cơ
chế quản lý chi tiêu của các trường công lập theo chế độ Nhà nước khá chặt chẽ,
nên Trường thường phải chủ động lấy thêm các quỹ khác để thực hiện việc quảng
cáo, tuyên truyền và nhiều khi việc thanh quyết toán gặp khó khăn. Hơn nữa, lãnh
đạo Nhà trường chưa mạnh dạn chi các khoản khuyến khích như vậy.
d. Về yếu tố con người (Đội ngũ giảng viên và cán bộ quản lý)
Đội ngũ giảng viên và cán bộ quản lý của Trường về cơ bản đáp ứng được
yêu cầu nhiệm vụ hiện tại của Nhà trường. Tuy nhiên, để có thể nâng cấp một số
chuyên ngành về kinh doanh Nhà hàng – Khách sạn thành ngành học và mở thêm

86

Downloaded by thuong huyen (thuonghuyen.hvtc.2508@gmail.com)


lOMoARcPSD|12837199

một số ngành học mới như: Thương mại điện tử, Kinh doanh dịch vụ Logistic...,
nhất là chuẩn bị cho mục tiêu phấn đấu thành Trường Đại học Thương mại và Du
lịch vào năm 2017 và để xây dựng thương hiệu, thu hút được nhiều người học thì
đội ngũ giảng viên của Trường còn một số hạn chế sau:
- Thiếu khoảng 50 giảng viên cho các ngành học (kể cả bổ sung cho ngành
học hiện tại và để đủ điều kiện giảng viên cho ngành học mới sẽ mở);
- Tỷ lệ giảng viên có trình độ thạc sỹ trở lên còn chưa cao, nếu tính cả những
người sẽ bảo vệ luận văn thạc sỹ từ nay đến tháng 10 năm 2013, thì mới có 55/109
người đạt tỷ lệ 50,46%, trong đó tỷ lệ trình độ tiến sỹ rất thấp.
Nguyên nhân của tình hình trên là: Một số giảng viên mới tuyển vào Trường
dưới 03 năm chưa kịp đi học Cao học; Một số giảng viên có trình độ thạc sỹ có tư
tưởng “an phận”, ngại làm nghiên cứu sinh (NCS), sợ khó khăn và chi phí tốn kém.
Mặt khác, Nhà trường hỗ trợ kinh tế cho người đi học, làm NCS chưa nhiều và cũng
chưa có biện pháp mạnh để buộc một số giảng viên có khả năng phải đi học.
e. Về cơ sở vật chất kỹ thuật:
- Hiện nay, Trường còn thiếu 01 nhà lớp học 5-7 tầng, nhà học thực hành thực
tập (khách san 5 tầng), 1 hội trường lớn, 1 nhà thể thao đa năng để phục vụ giảng
dạy học tập.
Việc xây dựng những ngôi nhà này vừa làm tăng diện tích trực tiếp phục vụ
giảng dạy, học tập, vừa làm cho cảnh quan của Trường thêm bề thế, xứng đáng với
trường công lập có bề dày truyền thống 51 năm xây dựng và phát triển, tạo thêm
bằng chứng chất lượng đào tạo và củng cố thêm lòng tin của xã hội qua đó thu hút
người học.
- Trường cũng còn thiếu trang thiết bị phục vụ đào tạo. Hiện nay, hầu hết các
lớp học lý thuyết trong Trường đã lắp máy chiếu Projector. Tuy nhiên, cần mua
thêm nhiều máy chiếu để lắp cho các phòng học còn thiếu và sử dụng lưu động khi
giảng viên đi giảng dạy ngoài Trường. Hơn nữa, cần trang bị hệ thống âm thanh (âm
ly, loa đài) cho một số phòng học, vì có nhiều môn học thuộc về nghiệp vụ kinh

87

Downloaded by thuong huyen (thuonghuyen.hvtc.2508@gmail.com)


lOMoARcPSD|12837199

doanh thương mại, nhà hàng, khách sạn, hướng dẫn du lịch… rất cần chiếu các
Video Clip có âm thanh hình ảnh.
Trên đây là những hạn chế và nguyên nhân của những hạn chế trong hoạt
động Marketing-Mix của Trường trong thời gian qua. Bên cạnh phát huy những mặt
mạnh, những kết quả đạt được trong hoạt động xây dựng và thực hiện chính sách
Marketing đào tạo của Trường đã nêu, Nhà trường cần sớm khắc phục nguyên nhân
gây ra những hạn chế trên đây để Marketing đào tạo của Trường được hoàn thiện
hơn, thu hút được sự quan tâm của người học và xã hội, làm cho việc tuyển sinh và
đào tạo của Trường đạt kết quả tốt hơn.

88

Downloaded by thuong huyen (thuonghuyen.hvtc.2508@gmail.com)


lOMoARcPSD|12837199

Chương III
GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN MARKETING ĐÀO TẠO TẠI TRƯỜNG
CAO ĐẲNG THƯƠNG MẠI VÀ DU LỊCH
3.1. Mục tiêu chiến lược Marketing của Trường CĐ Thương mại Du lịch
3.1.1. Mục tiêu chiến lược phát triển nhà trường đến 2017, tầm nhìn đến 2025
Căn cứ vào Luật giáo dục đại học (số 08/2012/QH 13) đã được Quốc hội
khóa XIII Nước cộng hòa XHCN Việt Nam thông qua ngày 18 tháng 6 năm 2012,
có hiệu lực thi hành từ 01/01/2013; Chiến lược phát triển giáo dục giai đoạn 2011-
2020 ban hành theo Quyết định số: 711/QĐ-TTG ngày 13/6/2012 của Thủ tướng
Chính phủ, Nghị quyết số: 14/2005/NQ-CP ngày 02 tháng 11 năm 2005 của Thủ
tướng Chính phủ về đổi mới cơ bản và toàn diện giáo dục Việt Nam giai đoạn
2006-2020; Điều lệ trường Cao đẳng ban hành theo Thông tư số: 14/2009/TT-
BGDĐT ngày 28/5/2009 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo; Chương trình
hành động của ngành giáo dục và đào tạo triển khai kết luận số 51- KL/TW Đảng
và chỉ thị số 02/CT/ ngày 22/01/2013 của Thủ tướng chính phủ, Trường Cao đẳng
Thương mại Du lịch, Bộ công thương đã xây dựng Chiến lược phát triển Trường
giai đoạn 2013-2017, tầm nhìn đến 2025. Theo đó, sứ mạng, mục tiêu và tầm nhìn
cuả Nhà trường được xác định như sau:
Sứ mạng của Trường: “Trường Cao đẳng Thương mại và Du lịch là cơ sở
đào tạo, bồi dưỡng cán bộ có trình độ chuyên môn nghiệp vụ cao trong các lĩnh
vực Thương mại và Du lịch, cung cấp cho Ngành Thương mại và Du lịch, cho xã
hội nguồn nhân lực có chất lượng cao, tương ứng với mỗi bậc học, đảm bảo cho
học sinh sinh viên khi ra trường tìm được việc làm dễ dàng, lập thân, lập nghiệp và
phát triển tốt; Nghiên cứu và thực nghiệm khoa học- công nghệ phục vụ đào tạo,
sản xuất, kinh doanh. Qua đó, đáp ứng được yêu cầu của sự nghiệp công nghiệp
hóa, hiện đại hóa đất nước và hội nhập quốc tế, nâng cao vị thế và khảng định
thương hiệu Trường Cao đẳng Thương mại và Du lịch - một địa chỉ đào tạo tin cậy
của xã hội”.

89

Downloaded by thuong huyen (thuonghuyen.hvtc.2508@gmail.com)


lOMoARcPSD|12837199

Mục tiêu phát triển Trường Cao đẳng Thương mại Du lịch đến năm 2017 và
tầm nhìn 2025:
Mục tiêu tổng quát:
Phấn đấu đến năm 2017, trở thành Trường Đại học Thương mại và Du lịch
đào tạo đa cấp học, đa ngành nghề, loại hình và phát triển toàn diện, có quy mô 200
cán bộ, công nhân viên, trong đó 85% giảng viên có trình độ thạc sỹ trở lên với
khoảng 6.000 học sinh, sinh viên; Đến năm 2025 có quy mô 500 cán bộ, công nhân
viên và khoảng 11.000 học sinh, sinh viên; Có cơ sở vật chất kỹ thuật khang trang,
hiện đại, môi trường giáo dục tốt, đời sống vật chất , tinh thần của cán bộ, giảng
viên và học sinh, sinh viên được nâng cao. Nhà trường trở thành một địa chỉ đào tạo
tin cậy, có uy tín và thương hiệu mạnh trong phạm vi cả nước.
Mục tiêu cụ thể:
Về ngành nghề đào tạo: Ngoài những ngành nghề đào tạo hiện có như: Kế
toán (gồm 2 chuyên ngành: Kế toán doanh nghiệp; Kế toán tổng hợp); Quản trị kinh
doanh gồm 8 chuyên ngành: Quản trị doanh nghiệp thương mại, Quản trị kinh
doanh thương mại; Quản trị kinh doanh xăng dầu; Quản trị kinh doanh Nhà hàng;
Quản trị kinh doanh Khách sạn; Quản trị kinh doanh du lịch lữ hành; Quản trị chế
biến sản phẩm ăn uống; Quản trị kinh doanh bảo hiểm; Việt Nam học gồm 2 chuyên
ngành: Hướng dẫn du lịch và Tiếng Anh du lịch, Trường Cao đẳng Thương mại Du
lịch sẽ chuẩn bị để đủ điều kiện mở thêm một số ngành học mới như: Tiếng Anh
thương mại; Thương mại điện tử; Marketing kinh doanh…
Về quy mô đào tạo: Từng bước nâng cao quy mô đào tạo thích ứng với sự
phát triển năng lực đào tạo của Nhà trường, đảm bảo tăng quy mô đào tạo hàng năm
từ 10% - 15%, đến năm 2017 đạt quy mô 6.000 học sinh, sinh viên và đến năm
2025 đạt quy mô 10.000 học sinh, sinh viên.
3.1.2. Mục tiêu Marketing của Trường Cao đẳng Thương mại Du lịch
Để đạt được các mục tiêu trên, cùng với việc tăng cường nguồn lực con
người, tài chính, cơ sở vật chất kỹ thuật …hoạt động Marketing của Trường cần
được đẩy mạnh với mục tiêu là: Xây dựng các chính sách trên 7 yếu tố cấu thành

90

Downloaded by thuong huyen (thuonghuyen.hvtc.2508@gmail.com)


lOMoARcPSD|12837199

Marketing – Mix thực sự hấp dẫn người học, nhất là mở rộng ngành nghề và nâng
cao chất lượng sản phẩm đào tạo, xây dựng và quảng bá thương hiệu Trường Cao
đẳng Thương mại và Du lịch, nhằm đạt được mục tiêu mỗi năm tăng quy mô sinh
viên từ 10% - 15% và đến năm 2017 đạt quy mô 6.000 học sinh, sinh viên như mục
tiêu chiến lược phát triển Trường đã đề ra.
3.2. Một số giải pháp, kiến nghị nhằm hoàn thiện Marketing đào tạo của
Trường Cao đẳng Thương mại Du lịch
Để khắc phục những hạn chế, thiếu xót, hoàn thiện Marketing - Mix của
Trường nhằm thu hút nhiều người học và đạt được các mục tiêu chiến lược đã đề ra,
tôi xin mạnh dạn đề xuất một số giải pháp, kiến nghị sau:
3.2.1. Các giải pháp hoàn thiện Marketing-Mix của Trường Cao đẳng Thương
mại Du lịch
3.2.1.1. Mở rộng ngành nghề đào tạo
a. Căn cứ hình thành giải pháp
Giải pháp này được hình thành dựa trên các căn cứ sau:
+ Tầm quan trọng của ngành nghề đào tạo: Theo lý luận về Marketing trong
lĩnh vực đào tạo, thì ngành nghề đào tạo được xác định là một yếu tố cấu thành quan
trọng của sản phẩm đào tạo. Người học chọn trường học trước hết là chọn ngành
nghề đào tạo. Họ phải cân nhắc xem học ngành nào xã hội đang cần, để khi ra
trường có thể tìm được việc làm phù hợp, có thu nhập cao, đảm bảo cuộc sống của
bản thân, có điều kiện giúp đỡ gia đình và đóng góp được phần nhỏ cho xã hội. Đó
là lý do chủ yếu để người học chọn ngành này, trường này mà không chọn ngành
khác, trường khác, tạo nên tình trạng có ngành học, trường học rất nhiều người đăng
ký, nhưng cũng có những ngành học, trường học rất ít, thậm chí không có người
học. Vì thế, muốn thu hút và tuyển được nhiều người học, thì danh mục ngành nghề
đào tạo của các trường nói chung, Trường Cao đẳng Thương mại và Du lịch nói
riêng phải được mở rộng, trong đó có những ngành học hấp dẫn, nhu cầu xã hội cao
như: Quản trị kinh doanh Nhà hàng – Khách sạn; Kỹ thuật chế biến sản phẩm ăn
uống; Quản trị kinh doanh du lịch lữ hành...

91

Downloaded by thuong huyen (thuonghuyen.hvtc.2508@gmail.com)


lOMoARcPSD|12837199

+ Pháp luật Nhà nước về mở ngành đào tạo trình độ đại học, cao đẳng. Cụ
thể:
- “Luật Giáo dục Đại học” ban hành theo Nghị quyết số 08/ 2012/ QH 13
ngày 16 tháng 6 năm 2012 của Quốc hội Khóa 13, nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa
Việt Nam, “Điều 33- Mở ngành, chuyên ngành đào tạo”;
- Thông tư 14/2010/TT – BGDĐT Ngày 27 tháng 4 năm 2010 của Bộ Giáo
dục & Đào tạo ban hành “ Danh mục giáo dục , đào tạo cấp IV trình độ cao đẳng,
đại học”;
- Thông tư 08/2011/TT- BGDĐT ngày 17 tháng 2 năm 2011 của Bộ Giáo
dục & Đào tạo về việc “Quy định điều kiện hồ sơ , quy trình mở ngành đào tạo,
đình chỉ tuyển sinh, thu hồi quyết định mở ngành đào tạo trình độ đại học, cao
đẳng”.
+ Kết quả phân tích thực trạng Marketing của Trường Cao đẳng Thương mại
và Du lịch, trong đó có những tồn tại hạn chế về ngành nghề đào tạo và nguyên
nhân của tình hình (đã trình bày ở Chương II );
+ Mục tiêu chiến lược phát triển Nhà trường và mục tiêu Marketing của
Trường (Mục 3.1)
b- Mục tiêu giải pháp
Mục tiêu của giải pháp này là: Nâng cấp được một số chuyên ngành đang đào
tạo (chủ yếu về Nhà hàng – Khách sạn) thành Ngành đào tạo và mở được một số
Ngành học mới, được Bộ Giáo dục và Đào tạo công nhận, cho phép (ra Quyết định)
và được đăng trên “Những điều cần biết về tuyển sinh đại học, cao đẳng” do Bộ
Giáo dục và Đào tạo phát hành hàng năm.
c- Nội dung giải pháp
Nội dung của giải pháp này là một số việc mà Trường phải làm, bao gồm:
+ Đào tạo nâng cao trình độ cho một số giảng viên Khoa Khách sạn – Du lịch
để đủ điều kiện có 04 Thạc sỹ đúng tên ngành nhằm nâng cấp các chuyên ngành về
Kinh doanh Nhà hàng – Khách sạn thành Ngành học. Cụ thể:

92

Downloaded by thuong huyen (thuonghuyen.hvtc.2508@gmail.com)


lOMoARcPSD|12837199

Như đã nêu ở chương 2, khi chưa có Thông tư số: 14/2010/ TT- BGDĐT
ngày 27 tháng 4 năm 2010 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Danh
mục đào tạo cấp IV trình độ cao đẳng, đại học, thì ngành học Quản trị kinh doanh
của Trường gồm rất nhiều chuyên ngành đào tạo về Thương mại, Nhà hàng - khách
sạn… và đều được thể hiện trong quyển “những điều cần biết về tuyển sinh đại học
và cao đẳng” do Bộ Giáo dục và Đào tạo phát hành. Nhưng khi Thông tư số:
14/2010/ TT- BGDĐT ra đời, thì trên “Những điều cần biết về tuyển sinh…”
Trường chỉ còn 3 ngành học là: Quản trị kinh doanh , Kế toán và Việt Nam học,
không thể hiện được gì về Thương mại và Du lịch. Điều này đã làm cho xã hội
không thực sự hiểu về các chuyên ngành đào tạo của Trường, cảm thấy danh mục
đào tạo của Trường nghèo nàn, đơn điệu, kém hấp dẫn và giảm số người đăng ký
học. Vì thế, Trường cần khẩn trương cử một số giảng viên của Khoa Khách sạn –
Du lịch đi học cao học để đủ điều kiện có 04 Thạc sỹ đúng tên ngành nhằm nâng
cấp các chuyên ngành về Kinh doanh Nhà hàng – Khách sạn thành Ngành học.
+ Trường cũng cần tuyển dụng thêm giảng viên và cử đi đào tạo nâng cao
trình độ để đủ điều kiện mở thêm một số ngành học mới như: Tiếng Anh thương
mại, Thương mại điện tử, Marketing kinh doanh… và làm thủ tục mở ngành, đề
nghị Bộ Giáo dục và Đào tạo xét duyệt và ra quyết định.
d- Điều kiện thực hiện giải pháp
Để thực hiện được giải pháp này, Trường cần phải làm tốt một số việc có tính
chất điều kiện sau:
+ Thực hiện việc chuẩn hóa đội ngũ giảng viên với mục tiêu: Giảng viên của
Trường Cao đẳng Thương mại và Du lịch phải đạt trình độ Thạc sỹ trở lên, ngang
bằng với trình độ chuẩn của giảng viên các trường đại học như quy định tại Khoản
3, Điều 5, Luật Giáo dục Đại học số 08/ 2012/ QH 13 hiện hành. Việc chuẩn hóa
trình độ như vậy buộc các giảng viên khi được tuyển dụng vào Trường phải chủ
động thu xếp việc đi học cao học hoặc làm nghiên cứu sinh để đạt được trình độ
chuẩn mà Nhà trường đề ra;
+ Tăng cường giáo dục nâng cao nhận thức về sự cần thiết và ý thức trách

93

Downloaded by thuong huyen (thuonghuyen.hvtc.2508@gmail.com)


lOMoARcPSD|12837199

nhiệm cho đội ngũ CBCNVC nói chung, đội ngũ giảng viên nói riêng trong việc
học tập nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ để làm việc tốt, đồng thời góp
phần vào việc mở ngành đào tạo và phát triển Nhà trường;
+ Đảng ủy Nhà trường cần có Nghị quyết chuyên đề về xây dựng đội ngũ
giảng viên và cán bộ quản lý của Trường, trong đó có việc giao nhiệm vụ cho một
số giảng viên là Đảng viên có khả năng và điều kiện phải đi học tập, nghiên cứu
nâng cao trình độ, làm gương cho các giảng viên khác noi theo, tạo ra phong trào
tích cực học tập, nghiên cứu để nâng cao trình độ học vấn trong đội ngũ giảng viên
và cán bộ quản lý của Trường;
+ Có chế độ ưu tiên tuyển dụng và ưu đãi đặc biệt đối với những người có
trình độ Thạc sỹ, Tiến sỹ đúng ngành nghề cần tuyển từ các cơ quan, đơn vị khác
chuyển đến làm giảng viên của Trường; Đồng thời, có chế độ khuyến khích thỏa
đáng đối với giảng viên đi học cao học, đặc biệt ưu đãi đối với giảng viên đi làm
NCS để trở thành Tiến sỹ.
đ- Kết quả dự kiến
Thực hiện được giải pháp này, thì:
- Danh mục ngành nghề đào tạo của Trường sẽ được mở rộng và hấp dẫn
người học hơn. Cụ thể: Từ ngành Quản trị kinh doanh hiện tại sẽ phát triển thành
các ngành học: Kinh doanh thương mại (Mã số 51340115); Quản trị dịch vụ du lịch
và lữ hành (Mã số 51340103); Quản trị Khách sạn (Mã số 51340407); Quản trị Nhà
hàng và dịch vụ ăn uống (Mã số 51340109). Ngoài những chuyên ngành được nâng
thành Ngành đào tạo nêu trên, thì Trường còn có thể mở thêm được một số ngành
học mới như: Thương mại điện tử; Kinh doanh dịch vụ Logistic...
- Ngành nghề đào tạo của Trường sẽ được thông tin đầy đủ trên “Những điều
cần biết về tuyển sinh đại học, cao đẳng” hàng năm của Bộ Giáo dục và Đào tạo –
một kênh thông tin tuyển sinh quan trọng, chủ yếu, có tính pháp lý cao, phạm vi lan
tỏa rộng sẽ làm cho thông tin về ngành nghề đào tạo của Trường đến với mọi người,
nhất là các thí sinh được đầy đủ và rõ ràng hơn.

94

Downloaded by thuong huyen (thuonghuyen.hvtc.2508@gmail.com)


lOMoARcPSD|12837199

Kết quả cuối cùng là danh mục ngành nghề đào tạo của Trường sẽ rộng hơn,
phong phú, hấp dẫn hơn, với những ngành nghề cụ thể, rõ ràng về lĩnh vực Thương
mại và Du lịch, thể hiện được thế mạnh của Trường, lại được thông tin đầy đủ trên
những kênh chính thống, có độ tin cậy cao, nên thu hút được nhiều người vào học
và kết quả tuyển sinh của Trường sẽ tốt hơn hiện nay.
3.2.1.2. Nâng cao chất lượng đào tạo theo Học chế tín chỉ
a- Căn cứ hình thành giải pháp
Giải pháp này được hình thành xuất phát từ những căn cứ sau:
Thứ nhất, Xuất phát từ ý nghĩa, tầm quan trọng của chất lượng đào tạo: Đây
là mặt chất của sản phẩm đào tạo - một yếu tố cấu thành quan trọng nhất của
Marketing đào tạo. Xã hội và người học sẽ nhìn vào chất lượng sản phẩm đào tạo
của Trường xem những người được Trường đào tạo ra có làm được việc theo ngành
nghề (chuyên môn, nghiệp vụ) đã được đào tạo không? Làm việc với năng suất,
chất lượng, hiệu quả như thế nào? Có được người sử dụng lao động (các doanh
nghiệp) chấp nhận hay không? Vì thế, việc nâng cao chất lượng đào tạo nói chung,
chất lượng đào tạo theo học chế Tín chỉ nói riêng là điều kiện sống còn của bất kỳ
cơ sở giáo dục đào tạo nào và Trường Cao đẳng Thương mại và Du lịch không phải
là trường hợp cá biệt, ngoại lệ;
Thứ hai, căn cứ“Quy chế đào tạo đại học và cao đẳng hệ chính quy theo hệ
thống tín chỉ” ban hành theo Quyết định số: 43/2007/QĐ-BGDĐT ngày 15 tháng 8
năm 2007 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo (gọi tắt là Quy chế 43/2007);
Thứ ba, căn cứ vào thực trạng chất lượng đào tạo theo Học chế Tín chỉ tại
Trường còn hạn chế (thấp) và nguyên nhân của tình hình (đã phân tích ở Chương
II). Cụ thể:
Khi chuyển từ đào tạo theo niên chế sang đào tạo theo Học chế tín chỉ, theo
“Quy chế đào tạo đại học và cao đẳng hệ chính quy theo hệ thống tín chỉ” ban hành
theo Quyết định số: 43/2007/QĐ-BGDĐT ngày 15 tháng 8 năm 2007 của Bộ trưởng
Bộ Giáo dục và Đào tạo (gọi tắt là Quy chế 43/2007) mà nội dung cơ bản của nó là
làm tăng tính chủ động, tích cực của người học, giảm thời lượng tiếp xúc trực tiếp

95

Downloaded by thuong huyen (thuonghuyen.hvtc.2508@gmail.com)


lOMoARcPSD|12837199

trên lớp giữa giảng viên và sinh viên so với đào tạo theo niên chế hoặc theo niên
chế kết hợp với học phần mềm dẻo (Quy chế đào tạo ban hành theo Quyết định số
25/2006/QĐ-BGDĐT ngày 26/6/2006 của Bộ Giáo dục và Đào tạo) , thì chất lượng
học tập của học sinh, sinh viên có phần giảm sút. Năm học 2010-2011 số học sinh,
sinh viên yếu kém tăng cao tới 26,3% . Nguyên nhân tỷ lệ học sinh sinh viên xếp
loại yếu kém tăng cao là do năm đầu tiên Nhà trường chuyển sang đào tạo theo Học
chế tín chỉ, nhiều sinh viên chưa quen với phương pháp tự học và một số giảng viên
chưa đổi mới phương pháp giảng dạy, đánh giá sinh viên cho phù hợp, nên kết quả
đạt được chưa cao. Tình trạng này cần phải sớm được khắc phục.
Thứ tư, Căn cứ vào mục tiêu chiến lược phát triển Nhà trường đến 2017, tầm
nhìn đến 2025 và mục tiêu Marketing của Trường (đã nêu trên).
b- Mục tiêu giải pháp
Mục tiêu của giải pháp là: Nâng cao chất lượng đào tạo theo Học chế Tín chỉ.
Cụ thể: Nâng tỷ lệ HSSV xếp loại học tập Khá và Giỏi (theo mục tiêu phấn đấu của
Trường) lên từ 35 – 45%, giảm tỷ lệ HSSV xếp loại Yếu, Kém xuống dưới 5%.
c- Nội dung giải pháp
Nội dung của giải pháp này là: Đổi mới mục tiêu, nội dung chương trình,
phương pháp đào tạo (quy trình đào tạo; phương pháp dạy và học; phương pháp
kiểm tra, đánh giá) để nâng cao chất lượng đào tạo. Cụ thể:
+ Rà soát, đổi mới mục tiêu, nội dung chương trình đào tạo theo hướng thiết
thực, chú trọng trang bị phương pháp tổ chức, học tập, nghiên cứu, tăng cường kỹ
năng thực hành...
+ Đổi mới phương pháp đào tạo, bao gồm:
- Đổi mới quy trình đào tạo theo hướng kết hợp chặt chẽ giữa học lý thuyết và
thực hành, thực tế;
- Đổi mới phương pháp dạy và học theo hướng tích cực, “lấy người học làm
trung tâm”, thể hiện qua việc tăng tính tự chủ cho người học trong việc chọn thày,
chọn lớp học, chọn tiến độ và thời khóa biểu học tập...; Tăng tính chủ động, tự giác
học tập, nghiên cứu của HSSV thông qua việc thực hiện các nhiệm vụ cụ thể như

96

Downloaded by thuong huyen (thuonghuyen.hvtc.2508@gmail.com)


lOMoARcPSD|12837199

làm các bài tập lớn, viết tiểu luận môn học, nghiên cứu các đề tài khoa học... dưới
sự hướng dẫn, giúp đỡ của thày, cô giáo; Tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin
trong giảng dạy để nâng cao tính hấp dẫn và hiệu quả của bài giảng.
- Đổi mới phương pháp kiểm tra, đánh giá kết quả học tập theo hướng tránh
kiểm tra và trả bài theo dạng “học thuộc lòng”.
d- Điều kiện thực hiện giải pháp
Để thực hiện được giải pháp này, cần phải làm tốt một số việc cụ thể sau:
+ Đối với giảng viên:
- Mỗi giảng viên cần nghiên cứu kỹ Quy chế 43/2007 về đào tạo theo học
chế tín chỉ để chuẩn bị giảng dạy tốt; cần xác định rõ những nội dung giảng dạy trên
lớp, những nội dung cần giao cho sinh viên tự học tập, nghiên cứu và hệ thống các
tài liệu tham khảo cần đọc.
- Giảng viên cần nghiên cứu để đổi mới phương pháp giảng dạy theo hướng
tích cực – lấy người học làm trung tâm. Phương pháp này thể hiện ngay trong việc
tổ chức từng buổi giảng, cách thức truyền đạt và thực hiện nội dung bài giảng; Xây
dựng nội dung bài giảng có ứng dụng công nghệ thông tin, tăng cường các hình ảnh,
các video clip để minh họa… làm cho bài giảng thêm sinh động, hấp dẫn. Hơn thế,
ngoài việc giao nhiệm vụ học tập thường xuyên, giảng viên cần tổ chức cho các em
nghiên cứu, viết tiểu luận và tham gia nghiên cứu các đề tài khoa học, tạo cho các
em niềm say mê nghiên cứu, học tập...
- Giảng viên cần đổi mới tư duy và phương pháp đánh giá cho phù hợp với
quy chế đào tạo tín chỉ. Chẳng hạn, đào tạo theo niên chế thì điểm 5/10 là trung
bình, còn đào tạo theo học chế tín chỉ thì điểm trung bình phải từ 5,5 đến 6,9. Như
thế, khi chấm điểm, nếu giảng viên vẫn tư duy cũ, khi chấm thấy các em đạt mức
trung bình mà chấm điểm 5, thì thực chất các em lại không đạt điểm trung bình theo
học chế tín chỉ. Mặt khác, việc đánh giá phải chú trọng đánh giá về phương pháp, về
tính sáng tạo, chứ không nên đánh giá về mặt thông tin đơn thuần theo kiểu học
thuộc lòng những gì chép được.
+ Đối với tổ Bộ môn và Khoa:

97

Downloaded by thuong huyen (thuonghuyen.hvtc.2508@gmail.com)


lOMoARcPSD|12837199

- Tổ bộ môn phải thảo luận kỹ và đi tới thống nhất đề cương từng bài giảng,
từng môn học, xác định rõ nội dung nào giảng viên giảng trên lớp, nội dung nào
giao cho sinh viên tự nghiên cứu; Thống nhất danh mục tài liệu tham khảo tối thiểu
mà giảng viên và sinh viên bắt buộc phải đọc đối với từng môn học; Đồng thời,
thường xuyên tổ chức dự giờ, thao giảng để rút kinh nghiệm giảng dạy và học hỏi
lẫn nhau.
- Khoa, tổ bộ môn cần tổ chức các Hội thảo về phương pháp giảng dạy, đánh
giá đối với học sinh, sinh viên theo học chế tín chỉ để tìm ra phương pháp giảng
dạy, đánh giá tốt, phù hợp.
- Trưởng khoa, trưởng bộ môn cần phân công giảng viên đủ trình độ, năng
lực và có kinh nghiệm để giảng dạy, hướng dẫn khóa luận và tăng cường việc kiểm
tra, giám sát để các quy định về giảng dạy, đánh giá kết quả học tập của sinh viên
được thực hiện nghiêm túc.
+ Đối với Nhà trường:
Cùng với việc xây dựng đội ngũ giảng viên đủ về số lượng, tốt về chất lượng,
Nhà trường cần thực hiện tốt những việc sau:
- Tổ chức các cuộc Hội thảo ở cấp Trường về phương pháp giảng dạy, học
tập, kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của HSSV đào tạo theo Học chế Tín chỉ;
- Sớm hoàn thiện và công bố chuẩn đầu ra các ngành, chuyên ngành đào tạo
và hoàn thành Báo cáo kiểm định chất lượng đào tạo. Đây là những cam kết đối với
xã hội và khẳng định chất lượng đào tạo của Nhà trường.
- Tổ chức cho học sinh, sinh viên nghiên cứu kỹ Quy chế 43/2007/QĐ-
BGDĐT ngày 15/8/2007 về đào tạo tín chỉ để các em thấy rõ tầm quan trọng của
việc tự học tập, nghiên cứu, có thái độ học tập đúng đắn, chủ động, tự giác và tích
cực học tập để có kiến thức thực sự cho bản thân, tránh hiện tượng sử dụng thời
gian tự học tập vào làm những việc riêng không thuộc về học tập.
- Trang bị bổ sung thêm các thiết bị phục vụ giảng dạy như: máy chiếu
Projector, hệ thống âm thanh, các thiết bị thực hành rèn nghề về nghiệp vụ Nhà
hàng – Khách sạn...

98

Downloaded by thuong huyen (thuonghuyen.hvtc.2508@gmail.com)


lOMoARcPSD|12837199

- Xây dựng đội ngũ “cố vấn học tập” mạnh, nắm vững mục tiêu, nội dung
chương trình đào tạo từng ngành nghề, bậc, hệ đào tạo và có kinh nghiệm tư vấn để
giúp đỡ các em HSSV trong quá trình học tập.
đ- Kết quả dự kiến
Thực hiện được giải pháp này sẽ đưa việc đào tạo theo Học chế Tín chỉ của
Trường phát triển theo chiều sâu và nâng cao được chất lượng đào tạo. Nó cho phép
tăng dần tỷ lệ HSSV xếp loại học tập Khá, Giỏi qua từng học kỳ, từng năm để đến
năm 2017 đạt tỷ lệ 40 – 45% như mục tiêu đề ra. Kết quả là: Chất lượng đào tạo
toàn diện của Trường được nâng cao. HSSV tốt nghiệp ra trường làm được việc và
dễ tìm được việc làm đúng ngành nghề đào tạo. Uy tín, hình ảnh và thương hiệu của
Trường được nâng cao, tạo điều kiện thu hút được nhiều người học hơn.
3.2.1.3. Một số giải pháp khác
a- Giải pháp về yếu tố con người
Yếu tố con người trong Marketing đào tạo là một trong những yếu tố quan
trọng để thu hút người học, vì nó là yếu tố đảm bảo chất lượng đào tạo, là “bằng
chứng” về chất lượng đào tạo. Người học và xã hội sẽ nhìn vào đội ngũ giảng viên
và cán bộ quản lý của Trường để đánh giá chất lượng đào tạo và quyết định có chọn
học ở Trường hay không.
Cán bộ quản lý của Trường về cơ bản đạt trình độ theo tiêu chuẩn chức danh
từng vị trí. Đội ngũ giảng viên hiện có 109 người, trong đó mới có 39 người đạt
trình độ thạc sỹ trở lên và đến tháng 10 năm 2013, khi có thêm 16 người bảo vệ
thành công luận văn thạc sỹ nữa, thì tổng số giảng viên có trình độ thạc sỹ trở lên
của Trường sẽ là 55/109 người, đạt tỷ lệ 50,46%,
Trình độ đội ngũ giảng viên của Trường như trên đã 100% đạt chuẩn giảng
viên trình độ cao đẳng, đảm đương được nhiệm vụ hiện tại và so với mặt bằng
chung của các trường cao đẳng thì tỷ lệ có trình độ thạc sỹ trở lên tương đối cao,
nhưng so với mục tiêu phấn đấu thành Trường Đại học Thương mại và Du lịch
(Khoản 3, Điều 5, Luật giáo dục đại học hiện hành quy định trình độ chuẩn của
chức danh giảng viên dạy trình độ đại học là thạc sỹ trở lên), thì còn thấp xa. Đặc

99

Downloaded by thuong huyen (thuonghuyen.hvtc.2508@gmail.com)


lOMoARcPSD|12837199

biệt, để nâng cấp thành trường đại học, Trường cần phải có ít nhất 10% giảng viên
đạt trình độ tiến sỹ.
Để đạt mục tiêu đó, Nhà trường phải gấp rút đào tạo đội ngũ bằng cách:
- Yêu cầu các giảng viên vào Trường sau 2 năm phải đi học cao học, để năm
2016 phải đạt tỷ lệ 95% có trình độ thạc sỹ trở lên (chỉ trừ những giảng viên mới
tuyển thêm chưa kịp học cao học);
- Cử ngay một số giảng viên có trình độ thạc sỹ, có khả năng và điều kiện đi
nghiên cứu sinh để trở thành tiến sỹ. Điều này, đòi hỏi Đảng ủy Trường phải có
Nghị quyết (như đã nói ở trên) để Ban giám hiệu Trường giao nhiệm vụ cho một số
giảng viên, trước hết là những cán bộ, đảng viên thực hiện. Cùng với việc giao
nhiệm vụ như thế, trường cần có chính sách hỗ trợ về mặt thời gian, kinh phí nghiên
cứu cho nghiên cứu sinh và đưa vào quy chế chi tiêu nội bộ để thực hiện. Theo tôi,
cần nâng cao mức hỗ trợ tài chính cho mỗi nghiên cứu sinh từ 70 triệu như hiện tại
lên mức 100 triệu đồng để động viên, khích lệ và tạo điều kiện cho họ hoàn thành
tốt nhiệm vụ nghiên cứu.
Ngoài việc nâng cao trình độ đội ngũ giảng viên và cán bộ quản lý như trên,
Đảng ủy và Ban giám hiệu, các tổ chức đoàn thể trong Trường cần tăng cường giáo
dục cán bộ công nhân viên lao động của Trường ý thức trách nhiệm, tinh thần tận
tụy phục vụ người học, trước hết là thái độ ứng xử có văn hóa, tôn trọng người học,
quý mến khách đến Trường, tạo ra hình ảnh đẹp về người cán bộ, nhân viên Trường
cao đẳng Thương mại Du lịch.
b- Giải pháp về phân phối sản phẩm
Trường cần sớm thành lập Trung tâm tư vấn tuyển sinh và giới thiệu việc làm
để có người chuyên trách đảm nhận nhiệm vụ tìm kiếm, giới thiệu việc làm cho học
sinh, sinh viên khi tốt nghiệp ra trường. Đây là vấn đề rất quan trọng. Bởi vì, nếu
không giải quyết được đầu ra của quá trình đào tạo, nếu nhiều sinh viên ra trường
không tìm được việc làm đúng ngành nghề, thì sẽ không thu hút được người đăng
ký tuyển sinh và vào học tại Trường.

100

Downloaded by thuong huyen (thuonghuyen.hvtc.2508@gmail.com)


lOMoARcPSD|12837199

Trung tâm tư vấn tuyển sinh và giới thiệu việc làm cần bố trí ở cổng Trường,
nơi dễ nhận biết và thuận tiện cho việc ra vào của học sinh, sinh viên và của khách;
Phải có nhiều máy tính nối mạng và phải có quan hệ rộng với các doanh nghiệp, các
đơn vị hành chính sự nghiệp, đặc biệt phải liên kết với các Trung tâm giới thiệu việc
làm của các Sở lao động và thương binh xã hội của các địa phương, các trung tâm
hay công ty dịch vụ và tư vấn giới thiệu việc làm và tuyển dụng lao động chuyên
nghiệp… để cung cấp thông tin cho các em và hướng dẫn các em tự tìm kiếm thông
tin qua mạng máy tính. Có như vậy, Trung tâm mới thực sự hữu ích, có ý nghĩa
giúp Trường giải quyết đầu ra của quá trình đào tạo.
c- Giải pháp về quảng bá, xúc tiến tuyển sinh
Để quảng bá thương hiệu, giới thiệu các ngành nghề đào tạo cũng như điều
kiện ăn ở, học tập tại Trường tới người học và xã hội, ngoài các hình thức xúc tiến
tuyển sinh đã trình bày ở phần thực trạng, Nhà trường cần thực hiện thêm một số
việc sau:
- Cần thông báo tuyển sinh trên một số báo, đài trung ương, có tầm thông tin
trên phạm vi toàn quốc như: Báo nhân dân, Đài phát thanh tiếng nói Việt Nam…
Chi phí đăng, phát thông tin trên các phương tiện này tuy lớn, nhưng thông tin trên
phạm vi toàn quốc và có sức lan tỏa lớn.
- Thực hiện kích thích vật chất, trả thù lao bằng tiền đối với học sinh, sinh
viên và cán bộ, công nhân viên trong việc tuyên truyền, giới thiệu, thu nhận hồ sơ
đăng ký vào học ở Trường có kết quả. Theo đó, nếu học sinh, sinh viên và cán bộ,
công nhân viên giới thiệu được một người nộp hồ sơ vào Trường, dự thi hoặc xét
tuyển và đến học tại Trường, thì sau một kỳ học sẽ được trả thù lao ở mức nhất định
(theo tôi khoảng 300.000 đ/ HSSV tuyển được). Khoản tiền này không lớn nhưng
khuyến khích học sinh, sinh viên đang học tại Trường và cán bộ, công nhân viên
của Trường quan tâm, tích cực hơn trong việc giúp Trường tuyển sinh. Giải pháp
này sẽ có hiệu quả hơn việc cử cán bộ đi các tỉnh để tuyển sinh, vì lực lượng học
sinh, sinh viên của Trường đông, kỳ nghỉ hè, nghỉ tết về thăm gia đình sẽ có mặt ở
mọi địa phương.

101

Downloaded by thuong huyen (thuonghuyen.hvtc.2508@gmail.com)


lOMoARcPSD|12837199

- Đẩy mạnh hợp tác, có chính sách khuyến khích thỏa đáng các đối tác như
quy định tỷ lệ % được hưởng trên mức thu học phí để họ làm các trung gian tích
cực của Trường trong việc tuyên truyền, quảng bá thương hiệu, ngành nghề đào tạo
và thu nhận hồ sơ đăng ký vào học ở Trường.
d- Giải pháp về cơ sở vật chất kỹ thuật
- Trường cần xây dựng thêm (ngoài các công trình đã có) một số công trình
phục vụ đào tạo như khu giảng đường từ 5 đến 7 tầng với khoảng 30 đến 35 phòng
học; Nhà thực hành thực tập về Thương mại và Nhà hàng – Khách sạn (Khách sạn 5
tầng), một hội trường lớn khoảng 500 - 700 chỗ ngồi và một nhà thể thao đa năng…
- Cần định kỳ sơn lại các công trình xây dựng để đảm bảo bộ mặt của Trường
luôn mới, sáng sủa.
- Trường cũng cần mua sắm thêm trang thiết bị phục vụ giảng dạy, học tập
còn thiếu như: máy chiếu projector và hệ thống âm li – loa đài lắp đủ cho 100% số
phòng học; Các thiết bị về Nhà hàng – Khách sạn như: máy hút bụi, máy giặt, là
công nghiệp, lò làm bánh, máy vặt lông gà vịt, máy rửa bát đĩa… và thường xuyên
rà soát, bổ sung, thay thế các máy móc, thiết bị, dụng cụ hiện có đã hư hỏng, lạc
hậu, xuống cấp…
Đây là những điều kiện đảm bảo chất lượng và là bằng chứng về chất lượng
đào tạo mà người học và xã hội dễ nhận biết, đánh giá…, nên trường cần thường
xuyên hoàn thiện và đổi mới.
3.2.2. Một số kiến nghị với các cơ quan quản lý cấp trên
3.2.2.1. Với Bộ Giáo dục và đào tạo
Để cho việc đào tạo của các trường cao đẳng nói chung, Trường Cao đẳng
Thương mại và Du lịch nói riêng được tiến hành thuận lợi, đúng pháp luật, tôi mạnh
dạn đề xuất với quý Bộ một số kiến nghị như sau:
- Bộ cần xem xét, điều chỉnh lại “Danh mục ngành học cấp IV trình độ cao
đẳng, đại học” đã ban hành theo Thông tư số 14/2010/TT-BGDĐT, ngày 27 tháng
4 năm 2010 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và đào tạo theo hướng phân biệt rõ ngành
học với ngành kinh tế. Cụ thể: Bộ Giáo dục chỉ cần quản lý ngành học Quản trị kinh

102

Downloaded by thuong huyen (thuonghuyen.hvtc.2508@gmail.com)


lOMoARcPSD|12837199

doanh (Mã: 51340101), còn quản trị kinh doanh ngành kinh tế nào là để cho các
trường tự xác định thành chuyên ngành đào tạo; Không nâng quản trị kinh doanh
ngành kinh tế cụ thể (ví dụ: Quản trị kinh doanh Khách sạn; Quản trị kinh doanh
Nhà hàng và dịch vụ ăn uống...) thành một ngành học ngang bằng với ngành học
Quản trị kinh doanh.
- Bộ Giáo dục và Đào tạo cũng cần xem xét, điều chỉnh điểm a, khoản 1, Điều
3 của “Quy định điều kiện, hồ sơ, quy trình mở ngành đào tạo… trình độ đại học,
trình độ cao đẳng” ban hành theo Thông tư số 08/2011/TT-BGDĐ, ngày 17 tháng 2
năm 2011 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo, trong đó quy định: Muốn mở
ngành học nào đó trình độ cao đẳng, thì trường cao đẳng “phải có ít nhất 4 giảng
viên có trình độ thạc sỹ đúng ngành đăng ký”, mà thực chất ngành đăng ký theo
danh mục ngành đào tạo cấp IV mà Bộ ban hành theo Thông tư 14/2010/TT-
BGDĐT nói trên chỉ như một chuyên ngành đào tạo trước đây. Điều này là không
sát với thực tế như đã phân tích ở chương 2. Tôi đề nghị quý Bộ cần điều chỉnh tiêu
chuẩn này xuống 2 thạc sỹ như trước đây, vì như thế cũng đủ có 100% thạc sỹ
giảng dạy các môn chuyên môn rồi. Điều chỉnh như vậy sẽ rất sát với thực tế, vẫn
đảm bảo nâng cao chất lượng giảng dạy và lại tạo điều kiện thuận lợi cho các trường
trong việc mở ngành đào tạo và chấp hành pháp luật Nhà nước.
- Cần sửa đổi điểm b, khoản 2, Điều 7 của “Quy định về liên kết đào tạo trình
độ trung cấp chuyên nghiệp, cao đẳng, đại học” ban hành theo Quyết định số
42/2008/QĐ- BGDĐT, ngày 28 tháng 7 năm 2008 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và
Đào tạo, theo đó địa điểm đặt lớp liên kết đào tạo cao đẳng, đại học phải là các
trường, các trung tâm giáo dục thường xuyên cấp tỉnh. Thực tế cho thấy không nên
quy định “cứng” về điều này, vì nhiều nơi trung tâm giáo dục thường xuyên cấp
quận, huyện còn có cơ sở vật chất, kỹ thuật, nhất là các lớp học khang trang, sạch
đẹp hơn cả trung tâm giáo dục thường xuyên cấp tỉnh. Quy định như Quyết định số
42/2008/QĐ- BGDĐT đã hạn chế khả năng liên kết, hợp tác – kênh phân phối sản
phẩm đào tạo của các trường cao đẳng, đại học.

103

Downloaded by thuong huyen (thuonghuyen.hvtc.2508@gmail.com)


lOMoARcPSD|12837199

- Cần nghiên cứu kỹ trước khi ban hành chính sách và ổn định chính sách
quản lý để một chính sách được ban hành có thời gian “sống” tương đối dài, ổn
định, tạo điều kiện cho các cơ sở đào tạo chủ động các kế hoạch đào tạo của mình.
Khi một văn bản thay đổi, cần có thời gian để chuẩn bị thực hiện, không nên phủ
định tức thời văn bản cũ dẫn đến các cơ sở đào tạo không kịp chuẩn bị, dẫn đến tình
trạng “nay đúng, mai sai”. Ví dụ, theo Quyết định số 42/2008/QĐ- BGDĐT thì các
trường không bị cấm sử dụng cả chỉ tiêu đào tạo chính quy để đào tạo theo địa chỉ,
theo nhu cầu xã hội và cấp Bằng tốt nghiệp đại học, cao đẳng chính quy cho các
sinh viên học ở những lớp này theo hình thức đào tạo chính quy. Nhưng công văn
số: 7628/BGDĐT-GDĐH, ngày 14 tháng 11 năm 2011 về việc chấn chỉnh liên kết
đào tạo đại học, cao đẳng của Bộ Giáo dục và Đào tạo lại quy định “chỉ cấp bằng tốt
nghiệp hình thức vừa làm vừa học” (tại chức cũ). Công văn này có hiệu lực ngay
sau ngày ký đã biến các lớp đào tạo theo địa chỉ, theo nhu cầu xã hội học tại các cơ
sở liên kết ngoài trường cấp Bằng chính quy đang “đúng thành sai”, gây bức xúc
cho các cơ sở đào tạo, người học và xã hội.
- Cần xem xét lại và sửa đổi Thông tư 55/2012/TT-GDĐT về “Quy định đào
tạo liên thông trình độ cao đẳng, đại học” cho hợp lý hơn. Cụ thể, điểm b, khoản 1,
điều 9 – Tuyển sinh có quy định: “người có bằng tốt nghiệp trung cấp nghề, trung
cấp chuyên nghiệp, cao đẳng nghề, cao đẳng chưa đủ 36 tháng kể từ ngày được
bằng tốt nghiệp đến ngày nộp hồ sơ thi lên trình độ cao đẳng hoặc đại học phải dự
thi tuyển các môn văn hóa, năng khiếu theo khối thi tuyển sinh cao đẳng, đại học
chính quy do Bộ Giáo dục và Đào tạo tổ chức hàng năm” là chưa thực sự công
bằng với các em. Bởi vì, giữa điểm đỗ thi đại học với chưa đỗ thi đại học nhiều khi
chỉ cách nhau 0,25 điểm (ví dụ: Khối A, thí sinh thi được 12,5 điểm không đỗ vào
đại học, nhưng thí sinh thi được 12,75 điểm thì đỗ vào đại học) và các em không đỗ
đại học đó vào học cao đẳng, khi học liên thông đã phải học thêm ½ năm rồi. Quy
định như trên đã làm giảm đáng kể nguồn tuyển sinh của các trường cao đẳng, vì
phần lớn các em có mục tiêu học đại học sẽ quyết định không học cao đẳng mà tiếp
tục ôn thi đại học.

104

Downloaded by thuong huyen (thuonghuyen.hvtc.2508@gmail.com)


lOMoARcPSD|12837199

- Cần xác định khoảng cách điểm tối thiểu đỗ cao đẳng và điểm sàn đỗ đại
học cách xa nhau. Như nhiều năm lại đây, khoảng cách này khá sát nhau, nên nguồn
tuyển sinh vào các trường cao đẳng khá ít. Cụ thể, lấy ví dụ khối A, nếu xác định
điểm sàn đỗ đại học là 13 điểm (thực chất từ 12,75 làm tròn thành 13 điểm) còn
điểm tối thiểu đỗ cao đẳng là 10 điểm, thì phổ điểm được tuyển của hơn 200 trường
đại học rất rộng từ 12,75 đến 30 điểm (với việc cho các em gửi phiếu điểm photo
đến các trường thì số này sẽ được sắp xếp hết), còn phổ điểm tuyển của các trường
cao đẳng rất hẹp, 457 trường cao đẳng hoặc đại học có đào tạo hệ cao đẳng sẽ tranh
tuyển những thí sinh có điểm tuyển nằm trong phổ hẹp từ 10 điểm đến 12,5 điểm,
mà số này chiếm tỷ lệ rất thấp trong tổng số học sinh dự thi. Mặt khác, phần lớn các
em thi cao đẳng đều đã thi đại học, còn thi cao đẳng chỉ là dự phòng. Vì thế, các
trường cao đẳng thiếu nguồn tuyển sinh là đương nhiên. Tôi đề nghị, giãn cách giữa
điểm tối thiểu vào cao đẳng và điểm sàn đỗ đại học là 5. Cụ thể: Với khối A, nếu
điểm tối thiều để vào trường cao đẳng (đối với thí sinh khu vực 3) là 10 điểm, thì
điểm sàn đỗ vào trường đại học phải là 15 điểm. Các khối thi khác cũng tương tự.
Có như vậy, người được vào học các trường đại học cũng thật xứng đáng, nguồn
tuyển sinh cho các trường cao đẳng sẽ được nhiều lên.
3.2.2.2. Với Bộ Công Thương
Bộ cần quan tâm đầu tư cho Trường xây thêm các công trình xây dựng còn
thiếu như: 01 nhà lớp học 30 đến 35 phòng học; 01 khách sạn thực hành 5 tầng và 1
Hội trường lớn để có đủ điều kiện cơ sở vật chất, kỹ thuật phục vụ đào tạo và góp
phần đổi mới hơn nữa “bộ mặt” của Nhà trường, nhằm thu hút được nhiều người
học hơn nữa.

105

Downloaded by thuong huyen (thuonghuyen.hvtc.2508@gmail.com)


lOMoARcPSD|12837199

KẾT LUẬN
Xuất phát từ ý nghĩa, tầm quan trọng của hoạt động Marketing đối với các cơ
sở đào tạo nói chung, Trường Cao đẳng Thương mại và Du lịch nói riêng trong điều
kiện cạnh tranh và hội nhập quốc tế; Từ thực trạng hoạt động Marketing của Trường
và thực tiễn công tác của bản thân tại đây, Tác giả đã chọn đề tài nghiên cứu: “Hoàn
thiện Marketing đào tạo của Trường cao đẳng Thương mại và Du lịch” làm luận văn
tốt nghiệp cao học của mình. Đề tài đã hoàn thành được mục tiêu nghiên cứu đề ra
là:
- Hệ thống hóa lý luận về Marketing đào tạo;
- Phân tích, đánh giá thực trạng hoạt động Marketing (chủ yếu là Marketing -
mix) về đào tạo của Trường cao đẳng Thương mại và Du lịch cùng nguyên nhân của
tình hình;
- Đề xuất các giải pháp, kiến nghị nhằm hoàn thiện Marketing của Trường
trong thời gian tới.
Trên cơ sở hệ thống hóa lý luận về Marketing nói chung, Marketing trong lĩnh
vực dịch vụ và Marketing của một cơ sở đào tạo nói riêng; Từ phân tích, đánh giá
thực trạng hoạt động và kết quả Marketing đào tạo tại Trường Cao đẳng Thương
mại và Du lịch, làm rõ ưu, nhược điểm và nguyên nhân của tình hình, luận văn đã
đề xuất các giải pháp cụ thể để hoàn thiện Marketing đào tạo của Trường nhằm
nâng cao chất lượng đào tạo toàn diện, xây dựng thương hiệu và thu hút được ngày
càng nhiều người học hơn. Luận văn cũng kiến nghị với Bộ Giáo dục và Đào tạo,
Bộ Công Thương về một số vấn đề thuộc cơ chế chính sách có liên quan để hoạt
động đào tạo, hoạt động Marketing của các trường cao đẳng, trong đó có Trường
Cao đẳng Thương mại và Du lịch được tiến hành thuận lợi, đúng pháp luật và có
hiệu quả hơn.
Do trình độ và thời gian có hạn, những giải pháp, kiến nghị nêu ra có thể chưa
toàn diện, chưa thấy hết các khía cạnh của vấn đề và Luận văn không tránh khỏi
những sai sót, hạn chế, nhưng Tác giả tin tưởng rằng nếu các giải pháp đó được
Trường áp dụng và các kiến nghị được các Bộ quan tâm sẽ góp phần làm cho

106

Downloaded by thuong huyen (thuonghuyen.hvtc.2508@gmail.com)


lOMoARcPSD|12837199

Marketing đào tạo của Trường cao đẳng Thương mại và Du lịch được hoàn thiện và
hoạt động Marketing của Trường sẽ đạt kết quả tốt hơn.
Tác giả rất mong nhận được sự góp ý của các thày, cô giáo, các bạn đồng
nghiệp để Luận văn được hoàn thành với chất lượng tốt hơn và xin trân trọng cảm
ơn !

107

Downloaded by thuong huyen (thuonghuyen.hvtc.2508@gmail.com)


lOMoARcPSD|12837199

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Đảng Cộng sản Việt Nam: Kết luận số 51-KL/TW ngày 29 tháng 10 năm 2012
của Hội nghị lần thứ sáu Ban chấp hành Trung ương Đảng khóa XI về Đề án “Đổi
mới, căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa,
hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội
nhập quốc tế”.
2. Thủ tướng Chính phủ: Chỉ thị 02-CT-TTg, ngày 2 tháng 1 năm 2013 về việc triển
khai thực hiện Kết luận số 51-KL/TW ngày 29 tháng 10 năm 2012 của Hội nghị lần
thứ sau Ban chấp hành Trung ương khóa XI về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục
và đào tạo, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế
thị trường định hướng xh chủ nghĩa và hội nhập quốc tế.
3. Thủ tướng Chính phủ: Chiến lược phát triển giáo dục 2011-2020 ban hành theo
Quyết định số 711/QĐ-TTg, ngày 13 tháng 6 năm 2012 của Thủ tướng Chính phủ.
4. Thủ tướng Chính phủ: Quyết định số 579/QĐ-TTg, ngày 19 tháng 4 năm 2011
của Thủ tướng Chính phù phê duyệt chiến lược phát triển nhân lực Việt Nam thời
kỳ 2011-2020.
5. Bộ Giáo dục và Đào tạo: Chương trình hành động của ngành Giáo dục triển khai
Kết luận số 51-KL/TW ngày 29 tháng 10 năm 2012 của Hội nghị lần thứ sáu Ban
chấp hành Trung ương Đảng khóa XI và Chỉ thị 02-CT-TTg, ngày 2 tháng 1 năm
2013 về việc triển khai thực hiện Kết luận số 51-KL/TW.
6. Nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam; Luật Giáo dục ban hành ngày 14
tháng 6 năm 2005; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật giáo dục ngày 25
tháng 11 năm 2009.
7. Nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam: Luật giáo dục đại học ngày 28 tháng
6 năm 2012.
8. Chính phủ: Nghị định số 75/2006/NĐ-CP, ngày 02 tháng 8 năm 2006 của Chính
phủ Quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Giáo dục.

108

Downloaded by thuong huyen (thuonghuyen.hvtc.2508@gmail.com)


lOMoARcPSD|12837199

9. Chính phủ: Nghị định số 31/2011/NĐ-CP, ngày 11 tháng 5 năm 2011 của Chính
phủ sửa đối, bổ sung một số điều của Nghị định số 75/2006/NĐ-CP, ngày 02 tháng
8 năm 2006 của Chính phủ Quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của
Luật Giáo dục.
10. Bộ Giáo dục và Đào tạo: Thông tư số 14/2009/TT-BGDĐT, ngày 28 tháng 5
năm 2009 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành điều lệ trường cao
đẳng.
11. Bộ Giáo dục và Đào tạo: Quyết định số 42/2008/QĐ-BGDĐT, ngày 28 tháng 7
năm 2008 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành quy chế liên kết đào tạo
trình độ trung cấp chuyên nghiệp, cao đẳng, đại học.
12. Bộ Giáo dục và Đào tạo: Quyết định số 06/2008/QĐ-BGDĐT, ngày 13 tháng 2
năm 2008 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành quy định liên thông
trình độ cao đẳng, đại học.
13. Bộ Giáo dục và Đào tạo: Quyết định số 795/QĐ-BGDĐT, ngày 27 tháng 2năm
2010 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành quy định về việc xác định chỉ
tiêu tuyển sinh, quy trình đăng ký, thông báo chỉ tiêu tuyển sinh, kiểm tra và xử lý
việc thực hiện các quy định về xác định chỉ tiêu tuyển sinh sau đại học, đại học, cao
đẳng và trung cấp chuyên nghiệp.
14. Bộ Giáo dục và Đào tạo: Thông tư số 14/2010/TT-BGDĐT, ngày 27 tháng 4
năm 2010 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành danh mục giáo dục đào
tạo cấp IV – trình độ cao đẳng, đại học.
15. Bộ Giáo dục và Đào tạo – Bộ Lao động Thương binh Xã hội: Thông tư liên tịch
số 27/2010/TTLT-BGDĐT-BLĐTBXH, ngày 28 tháng 10 năm 2010 liên tịch Bộ
Giáo dục và Đào tạo và Bộ Lao động Thương binh và Xã hội hướng dẫn đào tạo
liên thông từ trình độ trung cấp nghề, cao đẳng nghề lên trình độ cao đằng và đại
học.
16. Bộ Giáo dục và Đào tạo: Thông tư số 08/2011/TT-BGDĐT, ngày 17 tháng 2
năm 2011 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định điều kiện hồ sơ, quy

109

Downloaded by thuong huyen (thuonghuyen.hvtc.2508@gmail.com)


lOMoARcPSD|12837199

trình mở ngành đào tạo đình chỉ tuyển sinh, thu hồi quyết định mở ngành đào tạo
trình độ đại học, cao đẳng.
17. Bộ Giáo dục và Đào tạo: Công văn số 7628/BGDĐT-GDĐH, ngày 14 tháng
11năm 2011 về việc chấn chỉnh liên kết đào tạo đại học, cao đẳng.
18. Bộ Giáo dục và Đào tạo: Thông tư số 09/2012/TT-BGDĐT, ngày 05 tháng 3
năm 2012 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành quy chế tuyển sinh đại
học, cao đẳng hệ chính quy.
19. Bộ Giáo dục và Đào tạo: Thông tư số 55/2012/TT-BGDĐT, ngày 25 tháng 12
năm 2012 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Quy định đào tạo liên thông trình
độ cao đẳng, đại học.
20. Tổng cục dạy nghề (Bộ Lao động Thương binh và Xã hội), Dự án giáo dục kỹ
thuật và dạy nghề (VTFP): Sổ tay Marketing, NXB. Văn hóa thông tin, Hà Nội,
2007.
21. Trương Đình Chiến, “Giáo trình Quản trị Marketing”, NXB. Thống Kê, Hà Nội,
2002.
22. TS.Trương Đình Chiến, “Giáo trình Quản trị kênh phân phối (kênh Marketing)”,
NXB. Thống Kê, Hà Nội, 2004.
23. TS.Trương Đình Chiến, “Giáo trình Quản trị Marketing trong doanh nghiệp”,
NXB. ĐH Kinh tế Quốc dân, Hà Nội, 2011.
24. PGS.TS. Trần Minh Đạo, “Giáo trình Marketing căn bản”, NXB. Giáo dục, Hà
Nội, 2002.
25. TS. Lưu Văn Nghiêm, “Giáo trình Marketing trong kinh doanh, dịch vụ”, NXB.
Thống Kê, Hà Nội, 2001.
26. Nguyễn Đức Ngọc, “Nghệ thuật Marketing”, NXB. Lao động – Xã hội, 2002.
27. PGS.TS. Nguyễn Xuân Quang, “Giáo trình Marketing Thương mại”, NXB. ĐH
Kinh tế Quốc dân, 2010.
28. Nguyễn Đình Thọ và Nguyễn Thị Mai trang, “Nguyên lý Marketing”, NXB.
NXB. ĐH Quốc gia TP HCM, 2003.

110

Downloaded by thuong huyen (thuonghuyen.hvtc.2508@gmail.com)


lOMoARcPSD|12837199

29. PhilipKotler, “Marketing căn bản”- Bản dịch của TS Phạm Thăng, TS. Vũ Thị
Phương, Giang Văn Chiến, NXB. Thống kê, Hà Nội, tái bản lần 3, 20.

111

Downloaded by thuong huyen (thuonghuyen.hvtc.2508@gmail.com)

You might also like