You are on page 1of 13

HƯỚNG DẪN CHỈNH SỬA MỤC TIÊU, CĐR,

MA TRẬN TÍCH HỢP GIỮA CĐR VÀ MỤC TIÊU CTĐT,


MA TRẬN TÍCH HỢP HỌC PHẦN VÀ CĐR CỦA CTĐT

PHẦN 1. CÁC VĂN BẢN CHỈ ĐẠO LIÊN QUAN:


1. Trích luật GDĐH số 34/2018 “Điều 50. Trách nhiệm của cơ sở giáo dục đại học
trong việc bảo đảm chất lượng giáo dục đại học 1. Xây dựng và phát triển hệ thống
bảo đảm chất lượng giáo dục bên trong cơ sở giáo dục đại học phù hợp với sứ mạng,
mục tiêu và điều kiện thực tế của cơ sở giáo dục đại học. 2. Xây dựng chính sách, kế
hoạch bảo đảm chất lượng giáo dục đại học. 3. Tự đánh giá, cải tiến, nâng cao chất
lượng đào tạo; định kỳ đăng ký kiểm định chương trình đào tạo và kiểm định cơ sở
giáo dục đại học. Cơ sở giáo dục đại học không thực hiện kiểm định chương trình theo
chu kỳ kiểm định hoặc kết quả kiểm định chương trình không đạt yêu cầu phải cải tiến,
nâng cao chất lượng đào tạo, bảo đảm cho người học đáp ứng chuẩn đầu ra của
chương trình đào tạo. Sau 02 năm, kể từ ngày giấy chứng nhận kiểm định chất lượng
đào tạo hết hạn hoặc từ ngày có kết quả kiểm định không đạt yêu cầu, nếu không thực
hiện kiểm định lại chương trình hoặc kết quả kiểm định lại vẫn không đạt yêu cầu thì
cơ sở giáo dục đại học phải dừng tuyển sinh đối với chương trình đào tạo đó và có biện
pháp bảo đảm quyền lợi cho người học.”
2. Trích nghị định 99/2019/NĐ-CP, ngày 30/12/2019:
“Điều 14. Trình độ đào tạo đối với một số ngành đào tạo chuyên sâu đặc thù
1. Trình độ đào tạo đối với một số ngành đào tạo chuyên sâu đặc thù là trình độ của
người đã tốt nghiệp các chương trình đào tạo chuyên sâu đặc thù sau đây:
a) Chương trình có khối lượng học tập từ 150 tín chỉ trở lên đối với người đã tốt
nghiệp trung học phổ thông và tương đương hoặc có khối lượng học tập từ 30 tín chỉ
trở lên đối với người đã tốt nghiệp trình độ đại học;
b) Chương trình có khối lượng học tập từ 90 tín chỉ trở lên đối với người có trình độ
tương đương Bậc 7 theo Khung trình độ quốc gia Việt Nam.
2. Căn cứ vào quy định về điều kiện đầu vào, khối lượng học tập tối thiểu, chuẩn giảng
viên, chuẩn đầu ra và các chuẩn khác trong chuẩn chương trình đào tạo các trình độ
của giáo dục đại học theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo, người tốt nghiệp
chương trình đào tạo chuyên sâu đặc thù được xếp vào bậc tương ứng trong Khung
trình độ quốc gia Việt Nam.
Điều 15. Văn bằng, chứng chỉ giáo dục đại học
1. Hệ thống văn bằng giáo dục đại học bao gồm:
a) Bằng cử nhân cấp cho người tốt nghiệp chương trình đào tạo trình độ đại học theo
quy định của pháp luật, đáp ứng yêu cầu chuẩn đầu ra bậc 6 theo Khung trình độ quốc
gia Việt Nam và các quy định cụ thể, hợp pháp của cơ sở đào tạo;
b) Bằng thạc sĩ cấp cho người tốt nghiệp chương trình đào tạo trình độ thạc sĩ theo quy
định của pháp luật, đáp ứng yêu cầu chuẩn đầu ra bậc 7 theo Khung trình độ quốc gia
Việt Nam và các quy định cụ thể, hợp pháp của cơ sở đào tạo;
c) Bằng tiến sĩ cấp cho người tốt nghiệp chương trình đào tạo trình độ tiến sĩ theo quy
định của pháp luật, đáp ứng yêu cầu chuẩn đầu ra bậc 8 theo Khung trình độ quốc gia
Việt Nam và các quy định cụ thể, hợp pháp của cơ sở đào tạo;
d) Văn bằng trình độ tương đương là văn bằng quy định tại khoản 2 Điều này.
2. Văn bằng đối với một số ngành đào tạo chuyên sâu đặc thù thuộc hệ thống giáo dục
đại học bao gồm bằng bác sĩ y khoa, bác sĩ nha khoa, bác sĩ y học cổ truyền, bằng
dược sĩ, bằng bác sĩ thú y, bằng kỹ sư, bằng kiến trúc sư, và một số văn bằng khác theo
quy định riêng của Chính phủ, được cấp cho người tốt nghiệp chương trình đào tạo
quy định tại Điều 14 Nghị định này.
3. Chứng chỉ đối với một số ngành đào tạo chuyên sâu đặc thù thuộc hệ thống giáo dục
quốc dân được cấp cho người học đã hoàn thành chương trình đào tạo hoặc bồi dưỡng
nâng cao trình độ học vấn, nghề nghiệp do bộ, cơ quan ngang bộ quy định hoặc cấp
cho người học dự thi đạt yêu cầu cấp chứng chỉ, phù hợp với quy định về cấp chứng
chỉ trong hệ thống giáo dục quốc dân.”
3. Thông tư 17/2021/TT-BGDĐT, ngày 22/6/2021, Quy định về chuẩn CTĐT, xây
dựng, thẩm định, ban hành CTĐT: (Các Tổ nghiên cứu kỹ văn bản này)
Trích Điều 2: “4. Chuẩn đầu ra là yêu cầu cần đạt về phẩm chất và năng lực của người
học sau khi hoàn thành một chương trình đào tạo, gồm cả yêu cầu tối thiểu về kiến
thức, kỹ năng, mức độ tự chủ, tự chịu trách nhiệm của người học khi tốt nghiệp.”
“6. CTĐT chuyên sâu đặc thù trình độ bậc 7 là chương trình đào tạo của
một số ngành chuyên sâu đặc thù theo quy định của Chính phủ với yêu cầu người tốt
nghiệp đạt trình độ tương ứng bậc 7 theo Khung trình độ quốc gia Việt Nam”
Trích Điều 5. Chuẩn đầu ra của chương trình đào tạo
1. Phải rõ ràng và thiết thực, thể hiện kết quả học tập mà người tốt nghiệp cần đạt được
về hiểu biết chung và năng lực cốt lõi ở trình độ đào tạo, những yêu cầu riêng của lĩnh
vực, ngành đào tạo.
2. Phải đo lường, đánh giá được theo các cấp độ tư duy làm căn cứ thiết kế, thực hiện
và cải tiến nội dung và phương pháp giảng dạy; kiểm tra, đánh giá kết quả học tập và
cấp văn bằng cho người học.
3. Phải nhất quán với mục tiêu của chương trình đào tạo, thể hiện được sự đóng góp rõ
nét đồng thời phản ánh được những yêu cầu mang tính đại diện cao của giới tuyển
dụng và các bên liên quan khác.
4. Phải chỉ rõ bậc trình độ cụ thể và đáp ứng chuẩn đầu ra về kiến thức, kỹ năng, mức
độ tự chủ và trách nhiệm, năng lực cần thiết theo quy định cho bậc trình độ tương ứng
theo Khung trình độ quốc gia Việt Nam.
5. Phải bảo đảm tính liên thông với chuẩn đầu vào của trình độ đào tạo cao hơn (nếu
có), đồng thời tạo cơ hội liên thông ngang giữa các chương trình cùng trình độ đào tạo,
nhất là giữa các chương trình thuộc cùng nhóm ngành hoặc cùng lĩnh vực.
6. Phải được cụ thể hóa một cách đầy đủ và rõ nét trong chuẩn đầu ra của các học phần
và thành phần trong chương trình đào tạo, đồng thời được thực hiện một cách có hệ
thống qua liên kết giữa các học phần và các thành phần.
7. Phải đảm bảo tính khả thi, phù hợp với khối lượng chương trình để phần lớn người
học đã đáp ứng chuẩn đầu vào có khả năng hoàn thành của chương trình đào tạo trong
thời gian tiêu chuẩn.
Theo Chương II. Chuẩn chương trình đào tạo các trình độ của giáo dục đại học gồm
các mục cơ bản sau:
- Mục tiêu của CTĐT
- Chuẩn đầu ra của CTĐT
- Chuẩn đầu vào của CTĐT
- Khối lượng học tập
- Cấu trúc và nội dung CTĐT
- Phương pháp giảng dạy và đánh giá kết quả học tập
- Đội ngũ giảng viên và nhân lực hỗ trợ
- Cơ sở vật chất, công nghệ và học liệu
4. Quyết định số 1982/QĐ-TTg, Quyết định phê duyệt Khung trình độ quốc gia Việt
Nam, ngày 18/10/2016:
Trích Điều 1: “Cấu trúc Khung trình độ quốc gia Việt Nam như sau:
a) Bậc trình độ:
Bao gồm 8 bậc: Bậc 1 - Sơ cấp I; Bậc 2 - Sơ cấp II, Bậc 3 - Sơ cấp III, Bậc 4 - Trung
cấp; Bậc 5 - Cao đẳng; Bậc 6 - Đại học; Bậc 7 - Thạc sĩ; Bậc 8 - Tiến sĩ.
b) Chuẩn đầu ra bao gồm:
- Kiến thức thực tế và kiến thức lý thuyết;
- Kỹ năng nhận thức, kỹ năng thực hành nghề nghiệp và kỹ năng giao tiếp, ứng xử;
- Mức độ tự chủ và trách nhiệm cá nhân trong việc áp dụng kiến thức, kỹ năng để thực
hiện các nhiệm vụ chuyên môn.
c) Khối lượng học tập tối thiểu, được tính bằng số tín chỉ người học phải tích lũy cho
mỗi trình độ;
d) Văn bằng, chứng chỉ là văn bản công nhận kết quả học tập của một cơ sở giáo dục
đối với một cá nhân sau khi kết thúc một khóa học, đáp ứng chuẩn đầu ra do
cơ sở giáo dục quy định.”
“e) Bậc 6: Xác nhận trình độ đào tạo của người học có kiến thức thực tế vững chắc,
kiến thức lý thuyết toàn diện, chuyên sâu về một ngành đào tạo, kiến thức cơ bản về
khoa học xã hội, chính trị và pháp luật; có kỹ năng nhận thức liên quan đến phản biện,
phân tích, tổng hợp; kỹ năng thực hành nghề nghiệp, kỹ năng giao tiếp ứng xử cần
thiết để thực hiện các nhiệm vụ phức tạp; làm việc độc lập hoặc theo nhóm trong điều
kiện làm việc thay đổi, chịu trách nhiệm cá nhân, trách nhiệm với nhóm trong việc
hướng dẫn, truyền bá, phổ biến kiến thức, thuộc ngành đào tạo, giám sát người khác
thực hiện nhiệm vụ.
Bậc 6 yêu cầu khối lượng học tập tối thiểu 120 tín chỉ.
Người học hoàn thành chương trình đào tạo, đáp ứng yêu cầu chuẩn đầu ra Bậc 6 được
cấp bằng đại học.
g) Bậc 7: Xác nhận trình độ đào tạo của người học có kiến thức thực tế, kiến thức lý
thuyết sâu, rộng ở mức độ làm chủ kiến thức trong phạm vi của ngành đào tạo; có kỹ
năng phản biện, phân tích, tổng hợp và đánh giá dữ liệu, thông tin một cách khoa học
và tiên tiến; kỹ năng nghiên cứu phát triển, đổi mới và sử dụng các công nghệ phù hợp
trong lĩnh vực học thuật và nghề nghiệp; kỹ năng truyền bá, phổ biến tri thức trong các
lĩnh vực chuyên môn, có khả năng tự định hướng, thích nghi với môi trường nghề
nghiệp thay đổi; có khả năng hướng dẫn người khác thực hiện nhiệm vụ và khả năng
quản lý, đánh giá, cải tiến để nâng cao hiệu quả hoạt động nghề nghiệp.
Bậc 7 yêu cầu khối lượng học tập tối thiểu 60 tín chỉ đối với người có bằng tốt nghiệp
đại học.
Người học hoàn thành chương trình đào tạo, đáp ứng yêu cầu chuẩn đầu ra Bậc 7 được
cấp bằng thạc sĩ.
Người có bằng tốt nghiệp đại học chương trình đào tạo có khối lượng học tập tối thiểu
150 tín chỉ, đáp ứng chuẩn đầu ra tương đương Bậc 7 được công nhận có trình độ
tương đương Bậc 7.”
PHỤ LỤC
BẢNG MÔ TẢ KHUNG TRÌNH ĐỘ QUỐC GIA VIỆT NAM
(Kèm theo Quyết định số 1982/QĐ-TTg ngày 18 tháng 10 năm 2016 của Thủ tướng
Chính phủ)
Chuẩn đầu ra
Bậc Khối Văn
trình Người tốt nghiệp khóa đào tạo phải có: lượng bằng,
độ học tập chứng
Mức tự chủ và trách tối thiểu chỉ
  Kiến thức Kỹ năng
nhiệm

6 - Kiến thức thực tế - Kỹ năng cần thiết để có - Làm việc độc lập 120-180   Bằng
vững chắc, kiến thức lý thể giải quyết các vấn đề hoặc làm việc theo Tín chỉ Đại học
thuyết sâu, rộng trong phức tạp. nhóm trong điều kiện
phạm vi của ngành đào làm việc thay đổi, chịu
- Kỹ năng dẫn dắt, khởi
tạo. trách nhiệm cá nhân và
nghiệp, tạo việc làm cho
trách nhiệm đối với
- Kiến thức cơ bản về mình và cho người khác.
nhóm.
khoa học xã hội, khoa
- Kỹ năng phản biện, phê
học chính trị và pháp - Hướng dẫn, giám sát
phán và sử dụng các giải
luật. những người khác thực
pháp thay thế trong điều
hiện nhiệm vụ xác
- Kiến thức về công kiện môi trường không xác
định.
nghệ thông tin đáp ứng định hoặc thay đổi.
yêu cầu công việc. - Tự định hướng, đưa
- Kỹ năng đánh giá chất
ra kết luận chuyên môn
- Kiến thức về lập kế lượng công việc sau khi
và có thể bảo vệ được
hoạch, tổ chức và giám hoàn thành và kết quả thực
quan điểm cá nhân.
sát các quá trình trong hiện của các thành viên
một lĩnh vực hoạt động trong nhóm. - Lập kế hoạch, điều
cụ thể. phối, quản lý các
- Kỹ năng truyền đạt vấn đề
nguồn lực, đánh giá và
- Kiến thức cơ bản về và giải pháp tới người khác
cải thiện hiệu quả các
quản lý, điều hành hoạt tại nơi làm việc; chuyển tải,
hoạt động.
động chuyên môn. phổ biến kiến thức, kỹ năng
trong việc thực hiện những
nhiệm vụ cụ thể hoặc phức
tạp.
- Có năng lực ngoại ngữ
bậc 3/6 Khung năng lực
ngoại ngữ của Việt Nam.

- Kiến thức thực tế và - Kỹ năng phân tích, tổng - Nghiên cứu, đưa ra
lý thuyết sâu, rộng, tiên hợp, đánh giá dữ liệu và những sáng kiến quan
tiến, nắm vững các thông tin để đưa ra giải trọng.
nguyên lý và học pháp xử lý các vấn đề một
- Thích nghi, tự định
thuyết cơ bản trong cách khoa học;
hướng và hướng dẫn
lĩnh vực nghiên cứu
- Có kỹ năng truyền đạt tri người khác.
thuộc chuyên ngành
thức dựa trên nghiên cứu,
đào tạo. - Đưa ra những kết luận
thảo luận các vấn đề
mang tính chuyên gia
- Kiến thức liên ngành chuyên môn và khoa học
trong lĩnh vực chuyên
có liên quan. với người cùng ngành và
môn.
với những người khác.
- Kiến thức chung về
- Quản lý, đánh giá và 30-60 Bằng
7 quản trị và quản lý.  - Kỹ năng tổ chức, quản
cải tiến các hoạt động Tín chỉ Thạc sĩ
trị và quản lý các hoạt động
chuyên môn.
nghề nghiệp tiên tiến.
- Kỹ năng nghiên cứu phát
triển và sử dụng các công
nghệ một cách sáng tạo
trong lĩnh vực học thuật và
nghề nghiệp.
- Có trình độ ngoại ngữ
tương đương bậc
4/6 Khung năng lực ngoại
ngữ Việt Nam.

5. Ngoài ra các Tổ trưởng có thể tham khảo thêm các văn bản về kiểm định CTĐT:
- Thông tư 04/2016/TT-BGDÐT, ngày 14/3/2016: Quy định về tiêu chuẩn đánh giá
chất lượng chương trình đào tạo các trình độ của giáo dục đại học.
- Công văn số 1669/QLCL-KĐCLGD, ngày 31/12/2019, tài liệu hướng dẫn đánh giá
chất lượng chương trình đào tạo các trình độ của giáo dục đại học.
PHẦN 2. HƯỚNG DẪN VIẾT CĐR CTĐT (CĐR ĐỀ CƯƠNG CHI TIẾT)
Chý ý:
1. Viết chuẩn đầu ra phải căn cứ vào:
+ Điều 2 và Điều 5, Thông tư 17/2021/TT-BGDĐT (Xem lại bên trên)
+ Quyết định số 1982, Khung trình độ quốc gia Việt Nam (Xem lại bên trên)
2. Đánh giá đo lường chuẩn đầu ra như sau:
Kiến thức Mức tự chủ và trách nhiệm
Kỹ năng
Thang Bloom được hiệu chỉnh bởi Viết theo Khung trình độ QGVN hoặc cụ thể
Mức đánh giá CĐR Thang Bloom
Anderson và Krathwohl (2001) hơn như sau:
Mức độ Động từ thường dùng Mức độ Diễn giải Mức độ Diễn giải
Để trống - Không
đóng góp
1-Đóng góp thấp 1. Nhớ Hồi tưởng, ghi nhớ, kết 1. Bắt Làm theo mẫu, Chú ý: Đánh giá mức độ tùy theo yêu cầu của
nối, chọn lọc, nhận diện, chước thiếu sự liên kết từng ngành: để mức 2 hoặc 3
lựa chọn, phác thảo.... cơ bắp – hệ thần
kinh
2-Đóng góp mức TB 2. Hiểu Định nghĩa, tóm tắt, 2. Thao Làm theo mẫu, Phẩm chất cá Sẵn sàng đương đầu với
phân loại, mô tả, trình tác có sự liên kết cơ nhân khó khăn và chấp nhận rủi
bày, giải thích.... bắp - hệ thần ro, thể hiện bản lĩnh, kiên
kinh trì, công minh – chính trực,
nhiệt tình, sáng tạo, tự tin
3. Vận dụng Đề xuất, kiểm tra, chỉnh
sửa, dự đoán, xây dựng,
sử dụng, thể hiện, giải
quyết, tính toán...
3-đóng góp mức cao 4. Phân tích Phân biệt, điều tra, phân 3. Làm Làm theo mẫu, Đạo đức nghề Trách nhiệm nghề nghiệp,
tích, tổng hợp, xem xét, chuẩn xác có sự liên kết cơ nghiệp ứng xử chuyên nghiệp,
đặt vấn đề... bắp - hệ thần phong cách, làm việc độc
kinh chuẩn xác lập, chủ động...
5. Đánh giá Đánh giá, phản biện, phê 4. Liên Thực hiện hành Phẩm chất đạo Trách nhiệm với cộng đồng
phán, quản lý, điều kết động có sự phối đức xã hội và xã hội, tuân thủ pháp
hành, cho ý kiến, bình hợp của một loạt luật, bảo vệ lẽ phải, đổi
luận, thẩm vấn, kiểm hành động khác mới, sáng tạo...
tra,...
6. Sáng tạo Phát triển, thiết kế, thiết 5. Tự Thành thạo, tự
lập, tổ chức, xây dựng, nhiên hóa nhiên, trở thành
sáng tác, đề xuất, tập kỹ năng thuộc
hợp... tiềm thức hay
bản năng
PHẦN 3. CÁC NỘI DUNG CẦN SỬA THỐNG NHẤT TRONG CTĐT
I. MỤC TIÊU ĐÀO TẠO
1.1. Tầm nhìn- Sứ mạng- Triết lý giáo dục của Nhà trường
Tầm nhìn: Đến năm 2035, Trường Đại học Công nghiệp Quảng Ninh trở thành
cơ sở đào tạo và nghiên cứu đa ngành, đa lĩnh vực có uy tín trong nước và khu vực về
công nghiệp và dịch vụ theo hướng ứng dụng.
Sứ mạng: Là một trung tâm đào tạo đại học, sau đại học cung cấp nguồn nhân lực
chất lượng cao, nhằm đáp ứng nhu cầu xã hội, phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa,
hiện đại hóa đất nước và hội nhập quốc tế; Là trung tâm nghiên cứu khoa học chuyển
giao công nghệ về các lĩnh vực công nghiệp và dịch vụ.
Triết lý giáo dục: Giá trị cốt lõi của Trường Đại học Công nghiệp Quảng Ninh là
một hệ giá trị mang tính toàn diện, bao gồm: Liêm chính – Đoàn kết – Trách nhiệm –
Sáng tạo.
1.2. Mục tiêu chung
Đào tạo Kỹ sư ( hoặc cử nhân) ngành ……có phẩm chất chính trị, có đạo đức, có
sức khỏe; thích nghi với môi trường làm việc, có trách nhiệm với nghề nghiệp, có kiến
thức về KHCB, LLCT, GDQPAN, Ngoại ngữ, tin học, có kiến thức chuyên môn toàn
diện, kỹ năng thực hành cơ bản, có năng lực sáng tạo khoa học kỹ thuật, có khả năng
làm việc nhóm, khả năng làm việc độc lập, ứng dụng chuyển giao công nghệ phục vụ
nhu cầu phát triển kinh tế xã hội, có khả năng giải quyết các vấn đề chuyên môn thuộc
lĩnh vực……………………………….
………………………………………………………(Ghi thêm theo ngành)
1.3. Mục tiêu cụ thể
A. Về kiến thức
+ Kiến thức giáo dục đại cương
A1. Có Kiến thức cơ bản về khoa học xã hội, khoa học chính trị và pháp luật,
kinh tế - xã hội, quốc phòng an ninh để vận dụng giải quyết các vấn đề thực tiễn.
A2. Có kiến thức về toán học, ngoại ngữ, khoa học tự nhiên để tiếp thu kiến thức
chuyên môn và học tập nâng cao trình độ.
A3. Kiến thức về công nghệ thông tin đáp ứng yêu cầu công việc.
+ Kiến thức chuyên môn
A4…. (Phần này xem thêm khung năng lực quốc gia VN cột 1 phụ lục để viết
theo ngành đào tạo)
…..
B. Về kỹ năng
B1. Có năng lực về ngoại ngữ, tin học, kỹ năng lập luận, tính toán đáp ứng nhu
cầu của công việc thực tế
B2. Có kỹ năng đánh giá, phân tích, tổng hợp, tư duy sáng tạo, năng lực dẫn dắt,
giải quyết vấn đề.
B3. Có kỹ năng……(Phần này xem thêm khung năng lực quốc gia VN cột 2 phụ
lục để viết theo ngành đào tạo)

C. Mức tự chủ và trách nhiệm
C1. Có năng lực làm việc độc lập, làm việc theo nhóm và chịu trách nhiệm trong
công việc.
C2- Hướng dẫn, giám sát những người khác thực hiện nhiệm vụ ……………….
(ghi theo ngành đào tạo)
C3. Tự định hướng, đưa ra kết luận chuyên môn và có thể bảo vệ được quan
điểm cá nhân.
C4. Lập kế hoạch, điều phối, quản lý các nguồn lực, đánh giá và cải thiện hiệu
quả các hoạt động…….(ghi theo ngành đào tạo)
…….
1.4. Vị trí làm việc sau tốt nghiệp
…….
1.5. Khả năng học tập, nâng cao trình độ sau khi ra trường
……………….
III. CHUẨN ĐẦU RA
3.1. Kiến thức
+Kiến thức giáo dục đại cương
3.1.1. Hiểu được Triết học Mác – Lênin, Kinh tế chính trị Mác – Lênin, chủ
nghĩa xã hội khoa học, lịch sử Đảng cộng sản Việt Nam, tư tưởng Hồ Chí Minh, pháp
luật đại cương, kinh tế học đại cương, phương pháp luận ngiên cứu khoa học, vận
dụng được các kiến thức LLCT, giáo dục quốc phòng an ninh, giáo dục thể chất trong
việc giải quyết các vấn đề thực tiễn.
3.1.2. Vận dụng kiến thức về toán học, khoa học tự nhiên và ngoại ngữ để tiếp
thu kiến thức giáo dục chuyên nghiệp và học tập nâng cao trình độ.
3.1.3. Có kiến thức về công nghệ thông tin đáp ứng yêu cầu công việc.
+Kiến thức chuyên môn
3.1.4. …
3.1.5. …
.…
3.2. Kỹ năng
3.2.1. Có năng lực ngoại ngữ bậc 3/6 Khung năng lực ngoại ngữ của Việt Nam.
3.2.2. Thực hiện các hoạt động, các thao tác tính toán chính xác, linh hoạt trong
lĩnh vực được học.
3.2.3……….
………
3.3. Mức tự chủ và trách nhiệm
3.3.1. Có khả năng làm việc độc lập hoặc làm việc theo nhóm, chịu trách nhiệm
cá nhân và trách nhiệm đối với nhóm trong điều kiện làm việc thay đổi.
3.3.2. Có khả năng hướng dẫn, giám sát những người khác thực hiện nhiệm vụ
chuyên môn.
3.3.3. Tự định hướng, đưa ra kết luận chuyên môn và có thể bảo vệ được quan
điểm cá nhân thuộc lĩnh vực .....................
3.3.4. Lập kế hoạch, điều phối, quản lý các nguồn lực, đánh giá và cải thiện hiệu
quả các hoạt động sản xuất liên quan đến ngành............
3.3.5. …

3.3.n. …

Bảng 1. Ma trận tích hợp mục tiêu và chuẩn đầu ra của chương trình đào tạo

(Ghi chú: Đánh dấu  vào ô tích hợp (Xóa dòng này trong CTĐT))

Mục tiêu Chuẩn đầu ra của chương trình đào tạo


của CTĐT Kiến thức Kỹ năng Mức tự chủ và trách nhiệm
3.1.1 3.1.2 3.1.3 … 3.2.1 3.2.2 3.3.3 … … 3.3.1 3.3.2 3.3.3 3.3.4 …
A1
A2
A3

B1
B2
B3


C1
C2
C3

8.4. MA TRẬN TÍCH HỢP HỌC PHẦN – CHUẨN ĐẦU RA CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO
Chuẩn đầu ra của chương trình đào tạo
TT Tên học phần Kiến thức Kỹ năng Mức tự chủ và trách nhiệm
3.1.1 3.1.2 3.1.3 … 3.2.1 3.2.2 3.2.3 … 3.3.1 3.3.2 3.3.3 3.3.4 …..
1 Triết học Mác - Lênin
2 Tiếng anh cơ bản 1
3 Toán cao cấp 1
4 Nhập môn tin học
5 Đường lối quốc phòng và an ninh của Đảng
cộng sản Việt Nam
6 Công tác quốc phòng an ninh
7 Quân sự chung
8 Kỹ thuật chiến đấu bộ binh và chiến thuật
9 Kỹ năng mềm
10 Giáo dục thể chất 1
11 Kinh tế chính trị Mác - Lênin
12 Tiếng anh cơ bản 2
13 Toán cao cấp 2
14 Phương pháp luận nghiên cứu khoa học
15 Tư tưởng Hồ Chí Minh
16 Giáo dục thể chất 2
17 Chủ nghĩa xã hội khoa học
18 Giáo dục thể chất 3
19 Pháp luật đại cương
20 Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam
21 Kinh tế học đại cương

…..

Chú ý:
- Mức đánh giá: Để trống: không đóng góp; 1: Đóng góp thấp; 2: Đóng góp mức trung bình; 3: Đóng góp mức cao.
- Bảng phía trên là mẫu, khi điền nên điền trên file excel để khi thêm dòng, cột cho tiện, sau đó copy bảng đã điền đủ vào file word CTĐT của
ngành.
- Xây dựng đề cương chi tiết học phần có chuẩn đầu ra gồm 3 yếu tố kiến thức, kỹ năng, năng lực tự chủ tự chịu trách nhiệm vì vậy khi đánh giá
trên ma trận phải cho điểm trên cả 3 yếu tố này.
+ Điền mức đánh giá đủ 3 yếu tố: + ít nhất 1 trong các mục: 3.1.1, 3.1.2, 3.1.3, ....
+ ít nhất 1 trong các mục: 3.2.1, 3.2.2, 3.2.3, ....
+ ít nhất 1 trong các mục: 3.3.1, 3.3.2, 3.3.3, ....

You might also like