You are on page 1of 90

2

3
MỤC LỤC

PHẦN GIỚI THIỆU 6

I. CÁC VẤN ĐỀ CHUNG VỀ CÔNG NHẬN VĂN BẰNG, CHỨNG CHỈ NƯỚC 8
NGOÀI

II. HỆ THỐNG GIÁO DỤC CỦA MỘT SỐ QUỐC GIA 12

1. Hệ thống giáo dục của Mỹ 12

2. Hệ thống giáo dục của Úc 23

3. Hệ thống giáo dục của Nhật Bản 35

4. Hệ thống giáo dục của Singapore 44

5. Hệ thống giáo dục của Anh, Bắc Ai len và Wales thuộc Vương quốc Anh 53

III. MỘT SỐ HƯỚNG DẪN CHUNG VỀ NGHIÊN CỨU HỆ THỐNG GIÁO DỤC CÁC 64
QUỐC GIA PHỤC VỤ CÔNG NHẬN VĂN BẰNG, CHỨNG CHỈ DO CƠ SỞ GDNN
NƯỚC NGOÀI CẤP

IV. HƯỚNG DẪN CỤ THỂ VỀ CÔNG NHẬN VĂN BẰNG, CHỨNG CHỈ DO CƠ SỞ 66
GDNN CÁC QUỐC GIA MỸ, ÚC, NHẬT BẢN, SINGAPORE, VƯƠNG QUỐC ANH
(ANH, IRELAND VÀ WALES) CẤP

V. PHÂN TÍCH VÀ ĐỀ XUẤT MỘT SỐ NỘI DUNG KHÁC TỪ KẾT QUẢ NGHIÊN 82
CỨU HỆ THỐNG GIÁO DỤC MỘT SỐ QUỐC GIA

TÀI LIỆU THAM KHẢO 88

4
PHẦN GIỚI THIỆU

Báo cáo này cùng với với Báo cáo nghiên cứu và đề xuất chỉnh sửa quy định
hiện hành về công nhận văn bằng, chứng chỉ do cơ sở giáo dục nghề nghiệp (GDNN)
nước ngoài cấp là kết quả của hoạt động nghiên cứu vấn đề công nhận văn bằng,
chứng chỉ do cơ sở GDNN nước ngoài cấp, được thực hiện từ tháng 8 đến tháng 11
năm 2021, trong khuôn khổ Chương trình đổi mới đào tạo nghề tại Việt Nam được Bộ
Hợp tác Kinh tế và Phát triển CHLB Đức (BMZ) ủy quyền và Tổ chức Hợp tác Quốc
tế Đức (GIZ) thực hiện , phối hợp với Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp (Bộ Lao động –
Thương binh và Xã hội). Đây là hoạt động nhằm tăng cường năng lực cho Tổng cục
Giáo dục nghề nghiệp trong hoàn thiện và triển khai chính sách về công nhận văn
bằng, chứng chỉ nước ngoài trong lĩnh vực GDNN, góp phần thúc đẩy hội nhập quốc
tế, tăng cường liên kết đào tạo nước ngoài, đào tạo liên thông và hỗ trợ dịch chuyển
lao động quốc tế.
Báo cáo này trình bày kết quả nghiên cứu về hệ thống giáo dục của một số quốc
gia gồm Mỹ, Úc, Nhật Bản, Singpore và Vương quốc Anh (Anh, Bắc Ai len và Wales)
hiện là các quốc gia dẫn đầu trong thu hút sinh viên Việt Nam theo học ở trình độ
GDNN theo hình thức du học hoặc chương trình liên kết đào tạo nước ngoài tại Việt
Nam. Báo cáo tập trung mô tả các bậc trình độ đào tạo, các cơ sở GDNN và hệ thống
bảo đảm chất lượng đào tạo trình độ GDNN của các quốc gia để hỗ trợ Tổng cục Giáo
dục nghề nghiệp đánh giá, xác định sự tương đương về trình độ GDNN của các quốc
gia được nghiên cứu so với trình độ GDNN của Việt Nam đồng thời đưa ra hướng dẫn
chung về nghiên cứu hệ thống giáo dục các quốc gia phục vụ công nhận văn bằng,
chứng chỉ do cơ sở GDNN nước ngoài cấp. Báo cáo này còn có ý nghĩa:
- Giúp người học và phụ huynh trong lựa chọn chương trình đào tạo và cơ sở
đào tạo đảm bảo điều kiện pháp lý và có chất lượng để du học hoặc đăng ký theo học
chương trình liên kết đào tạo với nước ngoài tại Việt Nam;
- Hỗ trợ cơ sở đào tạo khi tuyển sinh, tiếp nhận người học có văn bằng, chứng
chỉ nước ngoài hoặc khi lựa chọn đối tác nước ngoài và chương trình đào tạo nước
ngoài để liên kết đào tạo hoặc thúc đẩy hợp tác khác;
- Hỗ trợ doanh nghiệp, đơn vị sử dụng khi tuyển dụng, quản lý lao động có văn
bằng, chứng chỉ nước ngoài; cung cấp thông tin hữu ích cho tổ chức, cá nhân làm
công tác tư vấn du học;
- Cung cấp thông tin phục vụ công tác nghiên cứu, xây dựng chính sách của cơ
quan quản lý nhà nước bao gồm hoàn thiện khung trình độ quốc gia và hệ thống đảm
bảo chất lượng đào tạo, đa dạng hoá phương thức, hình thức tổ chức đào tạo, tổ

5
chức, quản lý cơ sở GDNN; hỗ trợ việc thẩm định hồ sơ đăng ký liên kết đào tạo nước
ngoài; và thúc đẩy hợp tác quốc tế với các quốc gia, với các cơ sở đào tạo nước ngoài.
Nhóm nghiên cứu xin gửi lời cảm ơn chân thành tới lãnh đạo và cán bộ của Tổng
cục Giáo dục nghề nghiệp, Chương trình đổi mới đào tạo nghề Việt Nam - GIZ, CHLB
Đức tại Việt Nam và các chuyên gia tham vấn vì sự giúp đỡ và đóng góp đối với Báo
cáo.
Nhóm nghiên cứu đã hoàn thành Báo cáo với rất nhiều tâm huyết và nỗ lực
nhưng chắc chắn không tránh khỏi những sai sót. Nhóm chuyên gia rất mong nhận
được sự thông cảm và các ý kiến đóng góp từ các Quý độc giả để hoàn thiện Báo cáo.
Xin trân trọng cảm ơn./.

Nhóm chuyên gia nghiên cứu:


Vụ Đào tạo chính quy, Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp
TS Vũ Xuân Hùng
Thạc sỹ Phạm Thị Minh Hiền
Chuyên gia độc lập:
TS. Phạm Thị Hương
TS. Lê Thanh Nhu
Thạc sỹ Nguyễn Thị Bích Ngọc

6
I. CÁC VẤN ĐỀ CHUNG VỀ CÔNG NHẬN VĂN BẰNG, CHỨNG CHỈ NƯỚC
NGOÀI
1. Về thuật ngữ “công nhận văn bằng, chứng chỉ nước ngoài”
Theo Ủy ban Châu Âu, thuật ngữ công nhận văn bằng, chứng chỉ nước ngoài
được xem như là một xác nhận chính thức của cơ quan có thẩm quyền về giá trị của
văn bằng, chứng chỉ nước ngoài nhằm mục đích tiếp cận các hoạt động giáo dục hoặc
việc làm (European Commission, n.d.).
UNESCO (2020b) định nghĩa công nhận văn bằng, chứng chỉ nước ngoài là sự
công nhận chính thức của các cơ quan công nhận có thẩm quyền liên quan đến tính
hợp lệ và trình độ học vấn của văn bằng, chứng chỉ giáo dục nước ngoài, về việc học
từng phần hoặc quá trình học tập trước đó.
Cộng hòa Liên bang Đức (CHLB) Đức định nghĩa công nhận văn bằng, chứng
chỉ đào tạo nghề nước ngoài là việc công nhận trình độ đào tạo nghề của nước ngoài
tương đương với trình độ đào tạo nghề của CHLB Đức.
Theo Thông tư số 13/2021/TT-BGDĐT ngày 15/4/2021 của Bộ Giáo dục và Đào
tạo, công nhận văn bằng do cơ sở giáo dục nước ngoài cấp để sử dụng tại Việt Nam
là việc công nhận trình độ của người học được ghi trên văn bằng theo hệ thống giáo
dục của nước nơi cơ sở giáo dục nước ngoài đặt trụ sở chính và xác định mức độ
tương đương với trình độ đào tạo quy định tại Khung trình độ Quốc gia Việt Nam.
Tại Thông tư số 34/2017/TT-BLĐTBXH ngày 29/12/2017 của Bộ trưởng Bộ Lao
động - Thương binh và Xã hội quy định việc công nhận đối với văn bằng, chứng chỉ
GDNN do cơ sở GDNN nước ngoài cấp, mặc dù không giải thích thuật ngữ nhưng có
thể hiểu thuật ngữ này qua phạm vi quy định của Thông tư là quy định việc công nhận
tương đương đối với văn bằng, chứng chỉ giáo dục nghề nghiệp của người Việt Nam
do cơ sở giáo dục nghề nghiệp nước ngoài cấp so với các trình độ đào tạo của giáo
dục nghề nghiệp Việt Nam (sơ cấp, trung cấp, và cao đẳng).
Như vậy, có thể thấy những điểm chung trong các định nghĩa về công nhận văn
bằng, chứng chỉ nước ngoài nêu trên là sự công nhận chính thức về giá trị của các
văn bằng nước ngoài của cơ quan có thẩm quyền. Ở Việt Nam, khái niệm về việc công
nhận văn bằng, chứng chỉ của nước ngoài chỉ rõ việc xác định tương đương với một
trình độ trong khung trình độ quốc gia của Việt Nam.
2. Khung trình độ quốc gia, hệ thống bậc trình độ đào tạo quốc gia và một
số công cụ khác sử dụng trong công nhận văn bằng, chứng chỉ của nước ngoài
Tổ chức Hợp tác và phát triển kinh các trình độ đào tạo căn cứ các tiêu
tế (OECD) định nghĩa Khung trình độ là chí xác định đối với từng mức độ kết quả
một công cụ để xây dựng và phân loại học tập đạt được. Khung trình độ thể
hiện các yêu cầu về kiến thức và kỹ

7
năng, năng lực người học cần đạt được trình độ. Khung trình độ là một công cụ
(kết quả đầu ra) của một trình độ đào tạo hữu ích và minh bạch để hiểu cấu trúc
cụ thể và phản ánh sự liên thông giữa tổng thể của hệ thống giáo dục và so
các trình độ đào tạo. Khung trình độ sánh hệ thống trình độ đào tạo của các
Quốc gia (TĐQG) có thể là Khung tổng quốc gia khác nhau theo đó hỗ trợ việc
thể bao quát toàn bộ các bậc và loại hình công nhận văn bằng, chứng chỉ của
đào tạo bao gồm đào tạo hàn lâm và đào nước ngoài, góp phần thúc đẩy dịch
tạo nghề hoặc là Khung trong một ngành chuyển lao động giữa các quốc gia. Các
đào tạo hoặc một ngành nghề cụ thể. nước không có khung trình độ quốc gia
Theo một báo cáo của tổ chức đào tạo thì quy định về hệ thống các bậc trình độ
châu Âu, đến năm 2010 đã có khoảng đào tạo cũng được sử dụng làm công cụ
hơn 120 nước đã ban hành và triển khai đánh giá trong công nhận văn bằng,
khung trình độ quốc gia. Khung TĐQG chứng chỉ của nước ngoài.
của các nước phổ biến từ 8 đến 10 bậc
Ngoài công cụ là khung trình độ quốc gia và hệ thống trình độ đào tạo của mỗi
quốc gia, các công cụ khác sử dụng trong công nhận văn bằng, chứng chỉ của nước
ngoài bao gồm như hệ thống cấu trúc ba chu kỳ/bậc của quá trình Bologna (Bologna
process) mà các nước châu Âu sử dụng trong hệ thống giáo dục của họ (gồm trình độ
đai học, thạc sỹ, và tiến sỹ), khung trình độ khu vực, hay hệ thống phân loại ISCED.
3. Sử dụng sơ đồ ISCED để so sánh hệ thống giáo dục giữa các quốc gia
ISCED là một công cụ tổng hợp số liệu thống kê về các hệ thống giáo dục một
cách nhất quán. ISCED bao gồm hai biến số phân loại chéo là các bậc trình độ và lĩnh
vực giáo dục và thông tin bổ sung về định hướng phổ thông/học nghề /trước khi học
nghề và điểm đến của thị trường lao động-giáo dục (general/vocational/pre-vocational
orientation and education-labour market destination). ISCED đầu tiên được xây dựng
vào những năm 1970 và tiếp tục được hoàn thiện. ISCED được sửa đổi căn bản vào
năm 1997 và một lần khác vào năm 2011. Bất kỳ bản sửa đổi nào của ISCED, đều
được quốc tế đồng ý và Đại hội đồng các quốc gia thành viên UNESCO chính thức
thông qua. Theo bản bản cập nhật năm 2011, ISCED hiện có chín cấp học thay vì bảy
cấp như trước đây. Giáo dục đại học đã được mở rộng lên bốn cấp độ, theo đó, một
danh mục mới đã được ban hành bao gồm giáo dục mầm non cho trẻ em dưới ba tuổi.
ISCED 2011 hiện chỉ phân loại định hướng phổ thông (general) và đào tạo nghề
(vocational).
Cấp học khác nhau theo ISCED năm 2011 như sau:

ISCED 0: Giáo dục mầm non, bao gồm:

ISCED 01: Phát triển giáo dục mầm non (ECED), từ 0-2 tuổi

ISCED 02: Giáo dục mầm non, 3 tuổi đến đầu ISCED 1

8
ISCED 1: Chương trình giáo dục tiểu học, nhằm cung cấp cho học sinh các kỹ
năng cơ bản về đọc, viết và toán học. Yêu cầu về tuổi tác là yêu cầu
đầu vào duy nhất.

ISCED 2: Giáo dục trung học cơ sở, được thiết kế dựa trên kết quả học tập từ
ISCED 1. Học sinh thường ở độ tuổi từ 10 đến 13.

ISCED 3: Giáo dục trung học phổ thông, được thiết kế để hoàn thành giáo dục
trung học để chuẩn bị cho giáo dục đại học hoặc cung cấp các kỹ
năng để làm việc. Học sinh từ 14 đến 16 tuổi.

ISCED 4: Giáo dục sau trung học nhưng không thuộc giáo dục đại học (post-
secondary non-tertiary education), cung cấp kinh nghiệm học tập
dựa trên giáo dục trung học, chuẩn bị cho việc gia nhập thị trường
lao động. Yêu cầu đầu vào là hoàn thành ISCED 3.

ISCED 5: Các chương trình giáo dục sau trung học phổ thông với thời gian
học ngắn, nhằm cung cấp kiến thức, kỹ năng và năng lực chuyên
môn. Các chương trình mang tính thực hành nghề (practical) và cụ
thể theo từng ngành nghề mặc dù có thể là lựa chọn học tập để tiếp
tục học lên chương trình đại học cung cấp một con đường dẫn đến
các chương trình giáo dục đại học khác.

ISCED 6: Bằng cử nhân hoặc các chương trình tương đương để cung cấp
kiến thức, kỹ năng và năng lực học tập và/hoặc chuyên môn có cấp
độ trung bình (intermediate) dẫn đến văn bằng, chứng chỉ (degree)
đầu tiên hoặc văn bằng, chứng chỉ tương đương. Đầu vào có thể
phụ thuộc vào sự lựa chọn môn học và/hoặc điểm đạt được ở cấp
độ 3 và 4 của ISCED.

ISCED 7: Bằng Thạc sĩ hoặc chương trình tương đương để cung cấp kiến
thức, kỹ năng và năng lực học tập và/hoặc chuyên môn nâng cao
dẫn đến văn bằng, chứng chỉ thứ hai hoặc văn bằng, chứng chỉ
tương đương. Các chương trình này dựa trên lý thuyết nhưng có
thể bao gồm các thành phần thực hành và theo truyền thống được
cung cấp tại các trường đại học và các cơ sở giáo dục đại học khác.

ISCED 8: Chương trình tiến sĩ hoặc tương đương, để đạt được văn bằng,
chứng chỉ nghiên cứu nâng cao. Các chương trình này dành cho
nghiên cứu nâng cao và nghiên cứu ban đầu và thường chỉ được
các tổ chức giáo dục đại học theo định hướng nghiên cứu như các

9
trường đại học đào tạo. Các chương trình tiến sĩ có trong cả lĩnh
vực học thuật và nghề nghiệp (academic and professional fields).

Qua nghiên cứu, nhóm chuyên gia thấy rằng một số sơ đồ hệ thống giáo dục của
một số quốc gia theo ISCED không thể hiện hết các bậc trình độ và các văn bằng,
chứng chỉ trong hệ thống các bậc trình độ/khung trình độ của quốc gia đó (ví dụ: Khung
trình độ quốc gia của Úc có văn bằng graduate certificate, graduate diploma nhưng sơ
đồ ISCED không thể hiện) nhưng sơ đồ được xem như một kênh/công cụ đối sánh
theo bậc của ISCED. Chính vì vậy, phần trình bày về hệ thống giáo dục một số quốc
gia dưới dây sẽ đưa ra hai sơ đồ cho mỗi nước và khung trình độ quốc gia (nếu có)
để bổ sung, làm rõ các bậc trình độ đào tạo của từng nước.
4. Kiểm định, đảm bảo chất lượng
Văn bằng, chứng chỉ nước ngoài không thể được đánh giá đúng nếu không tính
đến vấn đề pháp lý của của tổ chức cấp bằng và /hoặc chương trình đào tạo được
thực hiện. Vì vậy, cơ quan đánh giá công nhận văn bằng, chứng chỉ nước ngoài cần
kiểm tra (1) tổ chức nước ngoài có được phép cấp văn bằng, chứng chỉ cho các mục
đích học tập và nghề nghiệp ở nước sở tại đó hay không, và / hoặc (2) chương trình
đó có được kiểm định, công nhận hay không.
Một tổ chức và/hoặc chương trình đào tạo được đánh giá và công nhận cho thấy
rằng văn bằng, chứng chỉ được đánh giá thể hiện một trình độ giáo dục ở quốc gia cụ
thể đó. Nói chung, văn bằng, chứng chỉ được cấp bởi các tổ chức được công nhận
được coi là văn bằng, chứng chỉ được công nhận. Tuy nhiên, ở một số quốc gia, việc
công nhận một chương trình đào tạo tách biệt với việc công nhận một tổ chức/cơ sở
giáo dục. Nói cách khác, các cơ sở giáo dục được công nhận có thể cung cấp các
chương trình đào tạo không được chính thức công nhận và các cơ sở không được
công nhận có thể cung cấp các chương trình đào tạo được công nhận. Do vậy cơ
quan đánh giá công nhận văn bằng, chứng chỉ nước ngoài cần xác xác minh tình trạng
của cơ sở giáo dục và /hoặc chương trình đào tạo mà thông qua đó văn bằng được
cấp và kiểm tra xem cơ sở giáo dục và /hoặc chương trình đào tạo có thuộc hệ thống
giáo dục của một quốc gia nhất định hay không. Cơ quan đánh giá cần dựa trên kết
quả kiểm định của cơ quan có thẩm quyền tại quốc gia sở tại làm minh chứng cho việc
cơ sở đào tạo và chương trình đào tạo đáp ứng các tiêu chuẩn chất lượng tối thiểu.

10
II. HỆ THỐNG GIÁO DỤC CỦA MỘT SỐ QUỐC GIA
1. Hệ thống giáo dục của Mỹ

Mỹ có diện tích 9,8 triệu km2, nằm trong thuộc danh sách 5 quốc gia rộng nhất
thế giới. Dân số Mỹ đứng thứ ba trên thế giới với hơn 331 triệu người. Mỹ có nền dân
chủ tự do với cơ cấu chính trị liên bang, bao gồm 50 tiểu bang và Đặc khu Columbia.
Đặc trưng của cơ cấu chính trị liên bang là sự tách biệt quyền lực giữa hành pháp, lập
pháp và tư pháp và các bang có thẩm quyền quản lý đáng kể trong phạm vi lãnh thổ
của bang.
Mỹ có một hệ thống giáo dục phi tập trung dựa trên Hiến pháp liên bang, bảo
đảm quyền của các tiểu ban và chính quyền địa phương trong quản lý giáo dục.
1.1. Các trình độ đào tạo
Sơ đồ về hệ thống giáo dục Mỹ

(Nguồn: https://www.nuffic.nl/en/education-systems/united-states)

Sơ đồ theo ISCED:

11
(Nguồn: https://unevoc.unesco.org/home/Dynamic+TVET+Country+Profiles/country=USA

Mỹ không có khung trình độ quốc gia. Hệ thống giáo dục Mỹ theo mô hình tương
tự như nhiều quốc gia khác. Đầu tiên là giáo dục mầm non (early childhood), tiếp theo
là tiểu học (primary/elementary education), trung học (secondary education) và sau đó
là sau trung học (postsecondary education).
Giáo dục tiểu học và giáo dục trung học
Tại Mỹ, giáo dục tiểu học kéo dài 6 năm, giáo dục trung học cũng kéo dài 6 năm.
Cách phân chia 12 lớp này khác nhau giữa các tiểu bang hoặc khu hành chính. Các
cách phân chia sau đây là phổ biến:
6 + 3 + 3 (tiểu học + trung học cơ sở + trung học phổ thông);
6 + 2 + 4 (tiểu học + trung học cơ sở + trung học phổ thông);
8 + 4 (tiểu học + trung học).

12
Dù phân chia thế nào thì cấp trung học cũng đều bắt đầu ít nhất từ lớp 7 khi học
sinh được học các môn độc lập và có thầy cô bộ môn hướng dẫn.
Các quốc gia khác thường sử dụng thuật ngữ technical vocational education and
training (TVET) cho đào tạo nghề nhưng Mỹ sử dụng career and technical education
(CTE). Đào tạo nghề ở bậc giáo dục trung học (secondary education) ở Mỹ khác biệt
theo từng bang, từng trường trung học. Tại một số nơi, bậc trung học học sinh vừa có
thể học chương trình phổ thông vừa học nghề. Từ năm 2008, Sở Giáo dục của thành
phố New York đã bắt đầu ý tưởng đào tạo nghề tại trường trung học phổ thông và học
sinh có cơ hội tiếp theo học nâng tại trường cao đẳng cộng đồng. Một số trường trung
học nghề (CTE schools) ngoài đào tạo nghề còn chuẩn bị cho học sinh kiến thức, kỹ
năng học tại trường cao đẳng/đại học. Một loại trường trung học mới thành lập là
Trung học bách khoa thành phố (City Polytechnic High School) cho phép học sinh
tham gia các khoá học ở trình độ cao đẳng/đại học (college courses) trong thời gian
học ở trường. Sinh viên sẽ tốt nghiệp sau thời gian 5 năm học thay vì 4 năm, và có
bằng tốt nghiệp trung học phổ thông và văn bằng associate degree đang được đánh
giá tương đương với bậc cao đẳng của Việt Nam.
Giáo dục sau trung học (Postsecondary education)
Bằng Associate (Associate’s degree)
Thời gian học là 2 năm, thường yêu cầu 60 tín chỉ, nội dung học thường bao gồm
các môn cơ sở như tiếng Anh, toán, khoa học xã hội, khoa học tự nhiên. Tên của văn
bằng thường bao gồm tên lĩnh vực nghệ thuật (Arts) hoặc khoa học (Science) như
Associate in Arts (AA), Associate in Applied Arts (AAA), Associate in Science (AS),
Associate in Applied Science (AAS). Người học có thể lấy bằng này ở 04 loại trường,
bao gồm các trường Junior College, trường Community College, hoặc College và
University. Về yêu cầu nhập học, thông thường chính sách tuyển sinh là mở cửa,
nhưng thường có một số hình thức tuyển sinh cho các chương trình đào tạo cụ thể.
Ví dụ: chuyên môn kỹ thuật, điều dưỡng và hầu hết các ‘chương trình chuyển tiếp’. Có
2 loại chương trình cấp bằng này gồm: ‘chương trình đầu cuối’ (terminal program’) hay
‘chương trình dạy nghề’ (vocational program) là chương trình chủ yếu chuẩn bị cho
người học sau khi tốt nghiệp kiếm được việc làm ngay; 'chương trình chuyển tiếp'
(định hướng nghề hoặc tổng quát) chuẩn bị cho sinh viên nhập học vào năm thứ 2
hoặc thứ 3 của chương trình cử nhân.
Bằng cử nhân (Bachelor’s degree)
Thời gian học lấy bằng cử nhân thường là 4 năm ở college hoặc university. Điều
kiện đầu vào là bằng tốt nghiệp trung học và các điều kiện khác phù hợp (chi tiết trình
bày ở phần dưới).

13
Bằng thạc sĩ (Master’s degree)
Thời gian học thường từ 1-3 năm đối với chương trình thạc sỹ nghiên cứu và 2-
3 năm đối với chương trình thạc sĩ định hướng nghề. Sinh viên có thể lấy bằng thạc
sĩ từ một trường college hoặc university. Yêu cầu nhập học: bằng cử nhân cộng với
các yêu cầu bổ sung như điểm GPA, các môn học bắt buộc và kỳ thi đầu vào
(GRE/GMAT/LSAT/MCAT). Thạc sỹ định hướng nghề (professionally oriented) chú
trọng vào thực hành một nghề (ở cấp độ cao).
Tiến sĩ triết học (Doctor of Philosophy (PhD))
Sinh viên theo học chương trình đào tạo Tiến sỹ ở trường đại học (univerisity),
thời gian học từ 4-6 năm
Ngoài ra, chương trình cấp bằng chuyên nghiệp nâng cao (Advanced
professional degree) cấp một loại văn bằng riêng biệt. Các chương trình này chuẩn
bị cho sinh viên theo những nghề nghiệp cụ thể, ví dụ: trong lĩnh vực y tế và luật. Thời
hạn học từ 1 đến 5 năm, ví dụ 3 năm đối với học luật và 4 năm nếu học về y. Yêu cầu
nhập học: thường là bằng cử nhân với một số môn học bắt buộc, chẳng hạn như
chương trình tiền y học, tiền kỹ thuật hoặc tiền luật, bổ sung các kỳ thi đầu vào và các
tiêu chí lựa chọn cho các chương trình thạc sĩ được quy định ở trên. Nội dung học có
sự kết hợp của các môn học lý thuyết, các môn học thực hành và thực tập. Văn bằng:
Tiến sĩ Juris, J.D. (luật), Tiến sĩ Y khoa, M.D., Tiến sĩ phẫu thuật nha khoa, D.D.S. và
Tiến sĩ Thú y, D.V.M. Trong trường hợp này, thuật ngữ Doctor không phải là chức
danh chuyên môn cũng không phải học vị tiến sỹ mà như một chứng chỉ hạnh nghề
tại bang.
Về điều kiện để học trình độ sau trung học phổ thông:
Vì trình độ và chất lượng của các cơ sở giáo dục sau phổ thông của Mỹ khác
nhau đáng kể, nên cũng có sự khác biệt lớn trong các yêu cầu nhập học. Các yêu cầu
này thay đổi từ cực kỳ thấp đến cực kỳ nghiêm ngặt.
- Yêu cầu nhập học là không có yêu cầu hoặc yêu cầu thấp: không yêu cầu văn
bằng, chứng chỉ, cụ thể là mọi người từ 18 tuổi trở lên đều được chào đón; yêu cầu
thấp: bất kỳ ai có bằng tốt nghiệp trung học (high school diploma) hoặc GED (General
Education Development Test). GED là kỳ thi dành cho học sinh chưa có bằng tốt
nghiệp trung học nhưng vẫn muốn có chứng nhận tương đương tốt nghiệp trung học
hoặc chứng nhận phát triển giáo dục phổ thông (High School Equivalency Diploma or
General Educational Development credential, gọi tắt là GED). Yêu cầu là các bài thi
4 môn là toán, khoa học, khoa học xã hội và tư duy qua nghệ thuật ngôn ngữ. Việc
lựa chọn đôi khi diễn ra trong quá trình đào tạo hơn là trong quá trình tuyển sinh. Trong
trường hợp đó, cơ sở giáo dục hầu như tiếp nhận bất kỳ ai nhưng chỉ có một tỷ lệ nhỏ
sinh viên thực sự tốt nghiệp.

14
- Yêu cầu nhập học trung bình: Hầu hết các cơ sở giáo dục nằm giữa các yêu
cầu nhập học thấp và nghiêm ngặt. Yêu cầu: Bằng Tốt nghiệp Trung học phổ thông
đạt được sau chương trình giảng dạy dự bị đại học, cộng với điểm trung bình trong
bài kiểm tra khả năng sẵn sàng vào đại học SAT hoặc ACT. SAT là bài thi tiêu chuẩn
đầu vào trường cao đẳng và đại học của Mỹ (standardised admission test). SAT bao
gồm bài kiểm tra đọc (Reading Test), Viết và Ngôn ngữ (Writing and Language Test),
và Toán (Math Test) và bài luận tuỳ chọn. ACT (a standardised college readiness test)
là kỳ thi sẵn sàng vào trường cao đẳng, đánh giá môn toán và kỹ năng ngôn ngữ tiếng
Anh và khoa học, lịch sử.
- Yêu cầu nhập học nghiêm ngặt

Một số lượng tương đối nhỏ các cơ sở giáo dục lựa chọn người học tốt nhất dựa
trên: trình độ, nội dung và thành tích trong 4 năm cuối trung học; điểm trong bài kiểm
tra khả năng sẵn sàng vào học là SAT hoặc ACT. Ngoài ra, các tổ chức giáo dục này
còn tính đến: việc tham gia vào các hoạt động ngoại khóa; bằng chứng về khả năng
lãnh đạo; bài luận; và thư giới thiệu của thí sinh.
Các loại hình cơ sở giáo dục đào tạo trung học nghề và sau trung học phổ
thông
Mỹ hiện có hơn 2.000 trường kỹ thuật nghề nghiệp đào tạo không cấp bằng ở
trình độ sau trung học phổ thông (postsecondary non-degree career and technical
schools) và hơn 4.000 cơ sở giáo dục có cấp bằng ở trình độ sau trung học (degree-
granting institutions of higher education), trong đó: hơn 1.600 cơ sở cấp bằng
Associate (associate degrees) (tương đương trình độ cao đẳng của Việt Nam) và
2.400 trường cấp bằng cử nhân và trên cử nhân.
Các cơ sở đào tạo này bao gồm cơ sở công lập và tư thục. Loại hình cơ sở đào
tạo công lập hay tư thục không phản ánh chất lượng hoặc trình độ của tổ chức đó.
Điều quan trọng là cơ sở đào tạo đó được công nhận/kiểm định hay không.
“College” and “University”
Các thuật ngữ “College” and “Univeristy” thường được sử dụng thay thế cho
nhau. ‘College‘ có dạy chương trình sau trung học phổ thông hệ 4 năm hay còn gọi là
chương trình cử nhân trong khi junior college hay community college thường chỉ cung
cấp các chương trình đào tạo 2 năm cấp bằng Associate.
Mặc dù có nhiều trường hợp ngoại lệ, nhưng sự khác biệt chính thường là như
sau:
- “Univeristy” đào tạo cả chương trình cấp bằng “associate” (thời gian học 2 năm),
cử nhân (bachelor) và chương trình thạc sĩ, tiến sỹ.

15
- College chủ yếu đào tạo các chương trình cấp bằng “associate” (thời gian học
2 năm) và cử nhân (bachelor).
Cao đẳng cơ sở (Junior college) và Cao đẳng cộng đồng (Community College)
Văn bằng, chứng chỉ cao nhất của cao đẳng cơ sở (Junior College) và cao đẳng
cộng đồng (Community College) là bằng Associate có thời gian học 2 năm. Điểm khác
nhau giữa 2 loại trường này là phần lớn cao đẳng cơ sở là trường tư và trường cao
đẳng cộng đồng là trường công. Sinh viên dự định vào năm thứ 3 của chương trình
cử nhân (chương trình đại học) phải hoàn thành 'chương trình chuyển tiếp' (transfer
programme) đào tạo tại các trường cao đẳng cộng đồng.
Ở Mỹ, các cơ sở đào tạo tư nhân chiếm tỷ trọng lớn trong các cơ sở đào tạo
nghề. Theo số liệu công bố của cơ quan thống kê về giáo dục quốc gia của Mỹ năm
2014, 2015, tổng số trường junior college và communicty colleges là 2.132 trường
trong đó trường công là 1.020, trường vì mục tiêu lợi nhuận là 954, và trường phi lợi
nhuận là 158 trường.
1.2. Kiểm định và đảm bảo chất lượng các trình độ sau trung học phổ thông
Kiểm định ở Mỹ là hoạt động đánh giá, công nhận của cơ quan độc lâp đối với
một cơ sở đào tạo hay một chương trình đào tạo khi đáp ứng tiêu chuẩn học thuật tối
thiểu. Các tiêu chuẩn chất lượng bao gồm các tiêu chuẩn về trình độ của đội ngũ cán
bộ, nhà giáo, chất lượng học thuật và kết quả học tập của người học. Tại Mỹ, các cơ
sở được kiểm định sẽ tăng cơ hội việc làm, các cơ hội về hỗ trợ tài chính (khoản tài
trợ, vay của bang hoặc liên bang, học bổng…) và cơ hội học thường xuyên và liên
thông. Các cơ sở đào tạo không được kiểm định thường bị cơ sở đào tạo khác hoặc
người sử dụng lao động đánh giá thấp. Không có kiểm định, cơ sở đào tạo khác hoặc
người sử dụng lao động không có cách nào để biết người học có mua văn bằng, chứng
chỉ hay không. Kết quả kiểm định là điều kiện để các cơ sở đào tạo khác, doanh
nghiệp, hội đồng cấp phép ở các bang và lãnh thổ khác công nhận tín chỉ cũng như
cơ quan công nhận văn bằng, chứng chỉ ở quốc gia khác công nhận kết quả đào tạo.
Để lựa chọn được chương trình đào tạo có chất lượng và cơ sở đào tốt trong
hàng ngàn cơ sở đào tạo sau trung học/đại học ở Mỹ, người học cần chọn chương
trình học đặt tại một cơ sở được kiểm định (accredited college or university), một
chương trình được kiểm định (accredited programme) nếu thuộc lĩnh vực chuyên môn
có cơ quan kiểm định chương trình chuyên biệt và tham khảo ý kiến của các hiệp hội
chuyên ngành đối với các chương trình không được kiểm định bởi tổ chức kiểm định
chuyên ngành.
Tổ chức kiểm định và công nhận tổ chức kiểm định:
- Kiểm định trình độ đào tạo sau trung học phổ thông là trách nhiệm của các cơ
quan kiểm định phi chính phủ. Kiểm định mang tính chất tự nguyện. Các cơ quan này

16
phát triển và áp dụng các tiêu chuẩn đối với các cơ sở đào tạo và chương trình đào
tạo.
- Các cơ quan kiểm định được công nhận (recognized accrediting agencies) gồm
2 dạng:
+ Các cơ quan kiểm định được liên bang công nhận: là những cơ quan được Bộ
Giáo dục của Chính phủ liên bang phê duyệt cho phép thực hiện kiểm định đối với cơ
sở đào tạo và chương trình đào tạo. Kết quả kiểm định tạo điều kiện cơ sở đào tạo và
người học tiếp cận nguồn kinh phí hỗ trợ của liên bang, theo đó phải đáp ứng các tiêu
chí của liên bang khi đăng ký, tiếp nhận trợ cấp kinh phí của liên bang.
Chính phủ liên bang không có thẩm quyền kiểm định các cơ sở đào tạo nhưng
có thẩm quyền công nhận/phê duyệt cơ quan kiểm định. Về lịch sử tại sao Bộ Giáo
dục của Chính phủ liên bang lại công nhận các tổ chức kiểm định, cơ chế này thực thi
từ khi lính xuất ngũ của Mỹ trở về từ cuộc chiến tranh ở Hàn Quốc muốn học tại các
trường cao đẳng, đại học, và giai đoạn này có rất các cơ sở đào tạo “rởm” đã mọc ra
để thu hút đối tượng người học này. Để đảm bảo thuế của người dân không lãng phí
vào các văn bằng không có giá trị, Quốc hội đã thông qua điều luật quy định cơ sở
đào tạo nào muốn nhận tiền hỗ trợ tài chính của liên bang phải đáp ứng các tiêu chuẩn
tối thiểu về chất lượng.
+ Các cơ quan kiểm định không được liên bang công nhận mà được công nhận
bởi Hội đồng Kiểm định Giáo dục Đại học (Council for Higher Education Accreditation
viết tắt là CHEA). Cơ quan kiểm định này phải đảm bảo yêu cầu cấp phép của tiểu
bang và cơ quan chuyên môn. Cơ quan kiểm định này không đảm bảo về khả năng
tiếp cận hỗ trợ kinh phí của liên bang theo luật hiện hành.
Như vậy 2 cơ quan thực hiện công nhận đối với tổ chức kiểm định gồm Bộ Giáo
dục của Chính phủ liên bang và CHEA. CHEA đã công nhận 60 tổ chức kiểm định
chương trình đào tạo và kiểm định cơ sở đào tạo.
Về kiểm định cơ sở đào tạo và kiểm định chương trình đào tạo:
- Kiểm định cơ sở đào tạo: là loại kiểm định mà cơ quan kiểm định đánh giá tất
cả các khía cạnh của toàn bộ tổ chức đào tạo. Cơ quan thực hiện kiểm định cơ sở
đào tạo gồm 2 loại là cơ quan kiểm định khu vực/vùng và quốc gia (regional and
national accrediting agencies). Hiện nay trong các cơ sở đào tạo được kiểm định thì
85% được kiểm định vùng và 15% còn lại được kiểm định quốc gia. Các cơ sở được
công nhận bởi bất kỳ cơ quan kiểm định khu vực hoặc quốc gia nào được coi là cơ sở
giáo dục đại học được kiểm định trong hệ thống giáo dục Mỹ.
- Kiểm định chương trình đào tạo: là loại kiểm định mà việc đánh giá chỉ tập
trung vào chương trình đào tạo cụ thể, không đánh giá toàn bộ cơ sở đào tạo. Gần

17
như tất cả các cơ quan kiểm định chương trình đào tạo hoạt động trong các lĩnh vực
chuyên môn hay còn gọi là kiểm định nghề.
Một số cơ quan kiểm định quốc gia (national accrediting agencies) kiểm định cả
các chương trình đào tạo một cách độc lập trong cơ sở đào tạo và kiểm định cơ sở
đào tạo đối với trường chuyên đào tạo về một hoặc một số lĩnh vực chủ đề như đề
cập ở trên.
Phân biệt kiểm định khu vực/vùng (regionally accredited) và kiểm định quốc gia
(nationally accredited)

Kiểm định vùng Kiểm định quốc gia

Là loại kiểm định uy tín và được công nhận So sánh các cơ sở đào tạo ở trên
rộng rãi nhất. Trước năm 2020mỗi tổ chức khắp đất nước tập trung cùng lĩnh
kiểm định sẽ đánh giá cơ sở đào tạo ở vị trí vực việc làm, hoặc chương trình
địa lý cụ thể (ở các bang khác nhau). Từ đào tạo (như điều dưỡng, nghệ
năm 2021, các CSGD có thể đăng ký kiểm thuật và thiết kế, đào tạo nghề)
định với bất kỳ tổ chức kiểm định nào mà
không cần theo vùng.

Tín chỉ được công nhận ở cả các trường Tín chỉ chỉ được công nhận ở các
được kiểm định vùng và kiểm định quốc gia trường được kiểm định quốc gia

Về hoàn trả trợ cấp doanh nghiệp, luôn Về hoàn trả trợ cấp doanh nghiệp,
được chấp thuận trong mọi trường hợp không luôn được hoàn trả

Đối tượng kiểm định là cơ sở đào tạo công Đối tượng kiểm định là cơ sở đào
lập và cơ sở đào tạo không vì lợi nhuận tạo vì lợi nhuận
(mostly non-profit), nguồn kinh phí từ tài trợ
của tư nhân, trợ cấp của chính phủ…

Tiêu chuẩn khắt khe hơn Tiêu chuẩn lỏng/dễ hơn

Giới thiệu về các tổ chức kiểm định:


- Ở Mỹ có 7 tổ chức kiểm định vùng được Bộ Giáo dục Chính phủ liên bang Mỹ
và/hoặc CHEA công nhận gồm:
Ủy ban Giáo dục Đại học Trung Mỹ (Middle States Commission on Higher
Education -MSCHE)
Hiệp hội các trường học và cao đẳng New England (NEASC) (New England
Association of Schools and Colleges -NEASC)

18
Ủy ban các trường cao đẳng và đại học Tây Bắc (Northwest Commission
on Colleges and Universities - NWCCU)
Ủy ban giáo dục đại học (Higher Learning Commission - HLC)
Hiệp hội các trường cao đẳng và trường học phía Nam (Southern
Association of Colleges and Schools Commission on Colleges -SACSCOC)
Hiệp hội các trường học và đại học phía Tây (Western Association of
Schools and Colleges -WASC)
Hiệp hội các trường đại học và cao đẳng (WASC Senior College and
University Commission - WSCUC)
- Các tổ chức kiểm định quốc gia (recognized national accreditation agencies)
gồm:
Hội đồng Giáo dục & Đào tạo Từ xa (Distance Education & Training Council
- DETC)
Ủy ban công nhận các trường học và cao đẳng nghề nghiệp (Accrediting
Commission of Career Schools and Colleges - ACCSC)
Hội đồng Giáo dục Nghề nghiệp (Council on Occupational Education - COE)
Hiệp hội các trường cao đẳng và trường học Cơ đốc giáo xuyên quốc gia,
Ủy ban công nhận (Transnational Association of Christian Colleges and Schools,
Accreditation Commission - TRACS)
Hội đồng kiểm định chất lượng giáo dục thường xuyên và đào tạo
(Accrediting Council for Continuing Education and Training - ACCET)
Hiệp hội Giáo dục Đại học Kinh thánh - Association for Biblical Higher
Education (ABHE)
Hiệp hội các trường học giáo lý và giáo lý tiên tiến (Association of Advanced
Rabbinical and Talmudic Schools (AARTS))
Hội đồng Giáo dục Nghề nghiệp (Council on Occupational Education -COE)
Ủy ban Kiểm định Giáo dục Từ xa (Distance Education Accrediting
Commission - DEAC)
Ủy ban Kiểm định Quốc gia về Khoa học và Nghệ thuật Nghề nghiệp
(National Accrediting Commission of Career Arts and Sciences - NACCS)
Hội đồng công nhận các trường cao đẳng và trường học độc lập
(Accrediting Council for Independent Colleges and Schools - ACICS)*: Cơ quan này
đã không được công nhận là cơ quan kiểm định nhưng tháng 4/2018 Bộ Giáo dục
Chính phủ liên bang đã công nhận lại.

19
- Một số tổ chức kiểm định chương trình đào tạo
(1) Accreditation Commission for Education in Nursing (ACEN)
(2) Accreditation Board of Engineering and Technology (ABET)
(3) Accreditation Council for Business Schools and Programs (ACBSP)
(4) American Bar Association (ABA)
Về quy trình kiểm định:
Kiểm định có ý nghĩa quan trọng như vậy nhưng kiểm định lại có tính chất tự
nguyện. Mặc dù vậy, cơ sở đào tạo nào muốn duy trì và nâng cao chất lượng đều nỗ
lực để được kiểm định. Quy trình kiểm định phù thuộc từng tổ chức kiểm định mà cơ
sở đào tạo lựa chọn nhưng dù lựa chọn tổ chức kiểm định nào thì toàn bộ quy trình
thường mất từ 1 đến 2 năm để hoàn thành.
(1) Bước đầu tiên, cơ sở đào tạo phải quyết định lựa chọn tổ chức kiểm định
nào. Trong số các cơ quan kiểm định được CHEA hoặc Bộ Giáo dục công nhận, một
số tổ chức kiểm định có uy tín hơn tổ chức khác, do có các tiêu chuẩn kiểm định khắt
khe hơn. Tổ chức kiểm định càng uy tín thì cơ sở đào tạo phải đáp ứng yêu cầu cao
hơn. Sau khi được kiểm định cơ sở đào tạo, cơ sở sẽ đăng ký kiểm định chương trình
đào tạo đối với một số chương trình.
(2) Khi cơ sở đào tạo đăng ký lựa chọn loại kiểm định nào thì phải xác định và
đáp ứng các yêu cầu về điều kiện để đạt kết quả là đã được công nhận. Trong thời
gian đăng ký này, trường chưa được công nhận nhưng đang trong lộ trình đáp ứng
các yêu cầu để được công nhận.
(3) Trong thời gian đăng ký, trường sẽ nộp rất nhiều hồ sơ, giấy tờ và tài liệu để
chứng minh trường đủ điều kiện để được công nhận (gồm các thông tin về giảng viên
của trường, khả năng tài chính của trường, chương trình lớp học, yêu cầu tốt nghiệp,
yêu cầu văn bằng, chứng chỉ và các mẫu bài làm của sinh viên…)
(4) Bước tiếp theo là đánh giá ngoài, trong đó các thành viên hội đồng sẽ xem
xét đánh giá để xác nhận xem việc công nhận có được đảm bảo hay không thông qua
việc nghiên cứu minh chứng bằng văn bản và tới kiểm tra thực tế cơ sở đào tạo.
(5) Cuối cùng, hội đồng đưa ra quyết định về công nhận. Cho đến khi có quyết
định, trường sẽ có nghĩa vụ liên tục cung cấp thông tin cập nhật về tình trạng đào tạo
và tài chính của mình. Nếu trường được công nhận, trường sẽ phải gia hạn công nhận
định kỳ, thường là vài năm một lần hoặc lâu hơn.
Về kiểm tra về tình trạng kiểm định của cơ sở đào tạo:
Các trường cao đẳng và đại học thường cung cấp thông tin về tình trạng kiểm
định của họ các trang thông tin điện tửtrang thông tin điện tử của trường. Nếu không

20
thể tìm thấy thông tin công nhận trên trang thông tin điện tử của cơ sở giáo dục, có
thể liên hệ trực tiếp với trường để tìm hiểu thêm về chứng chỉ công nhận của họ.
Người học cũng có thể xác minh tình trạng công nhận của trường hoặc chương trình
thông qua trang thông tin điện tử của CHEA hoặc cơ sở dữ liệu về các tổ chức và
chương trình sau trung học được công nhận của Bộ Giáo dục liên bang.
Về cách phát hiện văn bằng giả mạo: Một số cơ sở đào tạo đánh lừa người học
bằng việc chứng minh đã được công nhận nhưng thực chất đó là công nhận bởi tổ
chức kiểm định “giả” (fake hoặc accreditation mills”) - tổ chức dễ dàng cấp giấy công
nhận kiểm định so với với tổ chức kiểm định có uy tín, thâm chí chỉ cần trả một khoản
phí là sẽ cấp chứng nhận kiểm định. Dấu hiệu nhận biết tổ chức đào tạo không được
công nhận bởi một tổ chức kiểm định giả bao gồm:
- Tên và hình thức trang thông tin điện tử rất giống với một trường nổi tiếng và
được công nhận (nhằm gây nhầm lẫn cho người học)
- Các trường và nhà tuyển dụng khác trong cùng khu vực chưa bao giờ nghe nói
về trường.
- Tuyên bố được công nhận, nhưng cơ quan kiểm định không được Bộ Giáo dục
Mỹ hoặc CHEA công nhận.
- Có trạng thái công nhận đang chờ xử lý, không có ngày ước tính về thời điểm
được công nhận.
- Hứa hẹn hoàn thành văn bằng, chứng chỉ trong một khoảng thời gian ngắn bất
thường.
- Mức học phí cao hoặc thấp bất thường.
- Mức học phí cố định, bất kể số lượng khóa học của sinh viên.
- Tự động nhận vào trường.
- Thông tin khuyến mại mang tính chất “bán văn bằng, chứng chỉ”
- Mẫu văn bằng không có sẵn.
- Đưa ra những tuyên bố ấn tượng về chương trình của mình, chẳng hạn như
mức lương trung bình cao cho sinh viên tốt nghiệp hoặc tỷ lệ việc làm cao sau khi tốt
nghiệp mà không cần trích dẫn nguồn hoặc đưa ra cách xác minh thông tin đó.
- Không cung cấp địa chỉ cho một vị trí thực tế của khuôn viên trường hoặc văn
phòng của trường
- Yêu cầu tốt nghiệp và chương trình giảng dạy ít khắt khe hơn nhiều so với các
chương trình tương đương, được kiểm định.
- Văn bằng, chứng chỉ có thể được cấp chỉ dựa trên kinh nghiệm trước đó.

21
Như vậy kiểm tra tình trạng kiểm định trên trang thông tin điện tử của trường
chưa đủ mà còn kiểm tra tổ chức kiểm định đó có được CHEA hay Bộ Giáo dục của
Chính phủ liên bang Mỹ có công nhận hay không.
2. Hệ thống giáo dục của Úc
Khối thịnh vượng chung Úc bao gồm tám tiểu bang và vùng lãnh thổ, cụ thể là
lãnh thổ thủ đô Úc, New South Wales, lãnh thổ phía Bắc, Queensland, Nam Úc,
Tasmania, Victoria và Miền Tây nước Úc. Dân số Úc gần 26 triệu người, đứng thứ 53
trên thế giới về dân số. Với diện tích 7.617.930 km2, Úc xếp hạng 6 trên thế giới về
diện tích và là quốc gia lớn nhất Châu Đại Dương.
Chính phủ Úc có ba cấp là liên bang, tiểu bang và lãnh thổ, địa phương. Quản lý
giáo dục và đào tạo là trách nhiệm của chính phủ Úc và các bang và vùng lãnh thổ.
Chính phủ Úc và chính quyền các bang và vùng lãnh thổ hợp tác về chính sách và kế
hoạch giáo dục thông qua Hội đồng Chính phủ Úc (Council of Australian Governments
- COAG). Thành viên COAG bao gồm thành viên từ Chính phủ Úc và các bộ trưởng
tiểu bang và vùng lãnh thổ. COAG bao gồm một số hội đồng, mỗi hội đồng có một
trọng tâm cụ thể.
2.1. Các trình độ đào tạo
Sơ đồ hệ thống giáo dục Úc:

22
23
Sơ đồ khác thể hiện cấp học theo ISCED

(https://unevoc.unesco.org/home/Dynamic+TVET+Country+Profiles/country=AU
S)
Giáo dục phổ thông (school education)
Giáo dục phổ thông có cấu trúc tương tự giữa các tiêu bang và vùng lãnh thổ.
Khác biệt nếu có thì khá nhỏ.
Giáo dục phổ thông (school education) được chia thành:
GD tiểu học bảy hoặc tám năm - Năm dự bị đến lớp 6 hoặc 7
GD trung học cơ sở ba hoặc bốn năm – Lớp 7-10 hoặc 8-10
Trung học phổ thông là hai năm – Lớp 11 và 12.
Giáo dục sau trung học phổ thông (postsecondary /tertiary education/)

Giáo dục sau trung học bao gồm giáo dục đại học và GDNN (VET).
Khung trình độ quốc gia Úc (Australian Qualifications Framework - AQF)

24
Khung trình độ quốc gia Úc (AQF) được ban hành năm 1995. Bộ Giáo dục của
Chính phủ Úc (The Australian Government Department of Education and Training)
chịu trách nhiệm quản trị Khung trình quốc gia Úc với sự tham vấn từ chính phủ các
bang và lãnh thổ.
Bậc
Trình độ GDNN Trình độ đại học
trên Loại trình độ
(VET) (higher education)
AQF

Văn bằng tốt nghiệp trung học


phổ thông
(Senior Secondary Certificate)

1 Chứng chỉ cấp I (Certificate I)

2 Chứng chỉ cấp II (Certificate II)

3 Chứng chỉ cấp III (Certificate III)

4 Chứng chỉ cấp IV (Certificate IV)

5 Văn bằng Diploma

Văn bằng nâng cao (Advanced


6
Diploma)

6 Associate Degree

Bằng cử nhân (Bachelor


7
Degree)

Bằng cử nhân danh dự


8
(Bachelor Honours Degree)

Chứng nhận sau cử nhân


8
(Graduate Certificate)

Văn bằng sau cử nhân


8
(Graduate Diploma)

9 Thạc sỹ (Masters Degree)

Tiến sỹ (Doctoral Degree


10
Doctor)

Sau tiến sỹ (Higher Doctoral


10
Degree Doctor)

25
Khung trình độ quốc gia Úc gồm 10 bậc trong đó bao gồm chứng chỉ trung học
phổ thông (senior secondary certificate) nhưng không được xếp tương đương bậc nào
trong 10 bậc trong Khung. Thời gian học tập trong vòng 2 năm.
Khung trình độ quốc gia Úc chia rõ 2 lĩnh vực GDNN và giáo dục đại học.
(1) Giáo dục đại học (higher education)
Các trình độ đào tạo:
Giáo dục đại học của Úc cấp bằng từ bậc 5 đến bậc 10 trong khung trình độ quốc
gia Úc. Hình thức đào tạo bao gồm toàn thời gian, bán thời gian, đào tạo trực tiếp, từ
xa, qua mạng. Dù phương thức hình thức đào tạo nào thì đều tuân thủ các quy định
về đảm bảo chất lượng.
Úc không có hệ thống tín chỉ quốc gia, mặc dù Khung trình độ quốc gia Úc quy
định khối lượng học tập điển hình cần thiết trong những năm học toàn thời gian và ban
hành chính sách chuyển tiếp và chuyển đổi tín chỉ. Mỗi tổ chức có thể linh hoạt phát
triển hệ thống tín chỉ của riêng mình để định lượng một khóa học. Bằng Cử nhân có
thể yêu cầu tổng cộng 24 tín chỉ tại một tổ chức giáo dục và 600 tín chỉ tại một tổ chức
khác. Điều này không có nghĩa là Bằng Cử nhân yêu cầu 600 tín chỉ là quan trọng hơn
Bằng Cử nhân yêu cầu 24 tín chỉ. Điều đó chỉ có nghĩa là các tổ chức đang sử dụng
một hệ thống tín chỉ khác nhau. Tín chỉ được sử dụng để đại diện cho khối lượng học
tập toàn thời gian. Một môn học có thể có giá trị 1 tín chỉ hoặc 25 tín chỉ, và nó có thể
có các yêu cầu về giờ học và giờ học khác nhau tùy thuộc vào hệ thống tín chỉ mà tổ
chức giáo dục đó sử dụng.
Diploma
Các chương trình đào tạo thường từ 1 đến 2 năm học toàn thời gian, người học
tốt nghiệp có thể hoặc tham gia vào thị trường lao động hoặc học lên trình độ cao hơn.
Diploma tương đương số tín chỉ năm đầu tiên của khoá học lấy bằng cử nhân.
Advanced Diploma
Các chương trình đào tạo thường từ 1,5 năm đến 2 năm học toàn thời gian,
người học tốt nghiệp có thể hoặc tham gia vào thị trường lao động hoặc học lên trình
độ cao hơn. Advanced Diploma tương đương số tín chỉ giữa một hoặc hai năm của
bằng đại học.
Associate Degree
Khoá học thường 2 năm toàn thời gian. Associate Degree và Advanced Diploma
ở cùng bậc 6 trong AQF nhưng khác nhau ở chỗ Associate Degrees định hướng hàn
lâm hơn và Advanced Diplomas chú trọng kỹ năng nghề hơn. Người tốt nghiệp có thể
tham gia thị trường lao động hoặc học lên trình độ cao hơn, thường tương đương một
1,5 đế 2 năm của chương trình đại học cùng chuyên ngành.

26
Cử nhân (Bachelor Degree)
Cử nhân trong lĩnh vực nghệ thuật và khoa học thường học từ 3-4 năm trong khi
các bằng chuyên môn (professional degrees) có thể từ 3 đến 6 năm hoặc hơn nếu học
toàn thời gian. Các trường đại học có quy định về số đơn vị học tập tối thiểu và tối đa
phải hoàn thành trong một năm, ở Úc có thể gọi là một module, một môn học hoặc
đơn vị năng lực.
Cử nhân danh dự (Bachelor Honours Degree)
Cần thêm một năm học tập trung sau khi có Bằng Cử nhân, hoặc học một khóa
học cử nhân tích hợp bốn năm. Năm bổ sung thường liên quan đến học tập và nghiên
cứu chuyên ngành, và nộp một luận án. Sinh viên tốt nghiệp bằng Danh dự có thể
nhập học trực tiếp chương trình đào tạo Bằng Tiến sĩ.
Thạc sỹ (Masters Degree)
Gồm 3 loại là nghiên cứu, học theo môn học và mở rộng. Hầu hết đều yêu cầu
1-2 năm để hoàn thành chương trình toàn thời gian sau khi có bằng cử nhân.
Tiến sỹ (Doctoral Degree)
Thường từ 3-4 năm học toàn thời gian.
Các loại cơ sở đào tạo đại học
Chia thành 3 loại gồm:
(1) Đại học (universities) (43 trường đại học trong đó 37 trường đại học công và
3 trường tư, một trường đại học chuyên biệt (Australian university of specialisation) và
2 trường đại học ở nước ngoài.
(2) Một số ít các cơ sở đào tạo trình độ đại học tự kiểm định (other self-accrediting
higher education institutions)
(3) Các cơ sở đào tạo trình độ đại học không tự kiểm định khác (123 cơ sở)
Tất cả cơ sở đào tạo các trình độ đại học đều cấp bằng trong khung trình độ quốc
gia Úc AQF đều phải đăng ký với TEQSA.
(2) Giáo dục nghề nghiệp (VET)
Lĩnh vực VET của Úc dựa trên mối quan hệ đối tác chặt chẽ giữa các chính phủ,
các tổ chức VET và các cơ quan trong ngành. Chính phủ cung cấp kinh phí, xây dựng
chính sách và ban hành các quy định và đảm bảo chất lượng của ngành. Các nhóm
ngành và người sử dụng lao động đóng góp vào các chính sách và ưu tiên đào tạo
cũng như phát triển các văn bằng, chứng chỉ có thể cung cấp kỹ năng cho lực lượng
lao động.

27
Lĩnh vực GDNN của Úc rất linh hoạt, với nhiều lựa chọn về chương trình học và
học lên trình độ cao hơn. GDNN có thể được triển khai tại trường học, tại nơi làm việc
và trong các tổ chức đào tạo đã đăng ký. Các phương thức đào tạo bao gồm toàn thời
gian, bán thời gian, giáo dục trực tuyến, đào tạo từ xa, học việc, thực tập và thông qua
công nhận học tập trước đó (recognition of prior learning (RPL).
Văn bằng, chứng chỉ của GDNN dựa trên năng lực và tập trung vào các kỹ năng
đạt được. Khung trình độ quốc gia Úc hỗ trợ các lộ trình học tập linh hoạt.
Các văn bằng, chứng chỉ GDNN bao gồm cấp độ từ Chứng chỉ cấp độ 1 đến 6
và ở cấp độ 8 trong Khung trình quốc gia
Chứng chỉ I (Certificate I)
Các khóa học chuẩn bị cho người học kiến thức và kỹ năng cơ bản trong một
lĩnh vực công việc hoặc học tập giới hạn hẹp. Các chương trình thường là toàn thời
gian từ sáu tháng đến một năm.
Chứng chỉ II (Certificate II)
Các chương trình Chứng chỉ II đủ điều kiện để sinh viên tốt nghiệp đạt được kiến
thức thực tế, kỹ thuật và thủ tục cơ bản trong một bối cảnh công việc hoặc học tập xác
định. Các chương trình thường là toàn thời gian từ sáu tháng đến một năm.
Chứng chỉ III (Certificate III)
Các chương trình Chứng chỉ III đủ điều kiện để sinh viên tốt nghiệp đạt được
kiến thức và kỹ năng thực tế, kỹ thuật, thủ tục và lý thuyết trong một lĩnh vực làm việc
hoặc học tập. Các chương trình thường kéo dài từ một đến hai năm toàn thời gian.
Nhiều Học việc của Úc dẫn đến Chứng chỉ III và thường yêu cầu đào tạo hoặc làm
việc ba hoặc bốn năm.
Chứng chỉ IV (Certificate IV)
Các chương trình Chứng chỉ IV đủ điều kiện để sinh viên tốt nghiệp đạt được
nền tảng kiến thức rộng bao gồm kiến thức thực tế, kỹ thuật và lý thuyết trong một lĩnh
vực làm việc hoặc học tập. Các chương trình thường kéo dài từ sáu tháng đến hai
năm toàn thời gian. Nhiều ngành nghề và lĩnh vực nghiên cứu được đề cập ở cấp độ
này, bao gồm một số lượng nhỏ các Chương trình Học việc của Úc (Australian
Apprenticeships).
Diploma
Theo các chương trình này là sinh viên tốt nghiệp đủ điều kiện để làm việc có kỹ
năng hoặc bán chuyên nghiệp hoặc học lên cao hơn. Kiến thức và kỹ năng ở cấp độ
này thể hiện sự hiểu biết về cơ sở kiến thức rộng, kết hợp các khái niệm lý thuyết với
chiều sâu trong một số lĩnh vực. Các chương trình thường kéo dài từ một đến hai năm

28
toàn thời gian. Sinh viên tốt nghiệp văn bằng có thể tiếp tục đi làm hoặc học lên cao
trong lĩnh vực VET (thường là khóa học Văn bằng nâng cao), hoặc trong lĩnh vực giáo
dục đại học (thường với một năm tín chỉ trong khóa học Bằng Cử nhân liên quan). Văn
bằng cũng được cung cấp như một văn bằng, chứng chỉ giáo dục đại học.
Advanced Diploma
Các khóa học này chuẩn bị cho sinh viên tốt nghiệp để làm công việc bán chuyên
nghiệp hoặc kỹ năng nâng cao hoặc học lên cao hơn. Các khóa học thường kéo dài
từ một năm rưỡi đến hai năm toàn thời gian. Sinh viên tốt nghiệp với Chứng chỉ Nâng
cao có thể tiếp tục đi làm hoặc học lên cao hơn (thường với từ một đến hai năm tín
chỉ trong chương trình Cử nhân liên quan). Văn bằng Nâng cao cũng được cấp như
một văn bằng giáo dục đại học.
Graduate Certificate and Graduate Diploma
Chứng chỉ được cung cấp trong lĩnh vực GDNN mang tính định hướng nghề
nghiệp nhiều hơn so với chứng chỉ sau đại học hoặc bằng tốt nghiệp trong lĩnh vực
giáo dục đại học. Các chương trình tập trung vào năng lực của ngành.
Họ cũng cung cấp một lộ trình GDNN từ bằng Cử nhân cho các ngành chuyên
môn hoặc những ngành đòi hỏi năng lực nghề nghiệp cụ thể. Sinh viên tốt nghiệp có
thể tiếp tục làm việc hoặc theo một số thỏa thuận hợp tác nhất định, tiếp tục theo học
một chương trình Thạc sĩ trong lĩnh vực giáo dục đại học.
Thực tập nghề ở Úc (Australian Apprenticeships)
Thực tập nghề là chương trình quốc gia dành cho người học nghề (Traineeships)
và thực tập sinh (Apprenticeships), có thoả thuận đào tạo giữa người sử dụng lao
động và người học nghề. Người học việc đồng ý đạt được một cấp độ năng lực thông
qua kết hợp đào tạo dựa trên công việc và đào tạo tại một cơ sở đào tạo đăng ký
(RTO). Các khóa học này có thể được thực hiện bán thời gian hoặc toàn thời gian và
dựa trên các gói đào tạo. Các khóa học cấp các văn bằng, chứng chỉ trên Khung trình
độ quốc gia của Úc và được công nhận ở phạm vi quốc gia. Việc phê duyệt các thỏa
thuận đào tạo trong thực tập nghề là trách nhiệm của các cơ quan quản lý đào tạo của
tiểu bang và vùng lãnh thổ với sự hợp tác của các nhà tuyển dụng và cơ sở đào tạo
đăng ký.
Thông báo kết quả học tập (Statement of Attainment)
Thông báo kết quả học tập do cơ sở đào tạo cấp cho những sinh viên hoàn thành
các đơn vị năng lực hoặc mô-đun từ Gói đào tạo hoặc khóa học được công nhận,
nhưng không hoàn thành toàn bộ khóa học để được cấp chứng chỉ AQF. Tuyên bố về
kết quả đạt được không phải là văn bằng, chứng chỉ trong Khung trình độ quốc gia.
Thông báo này có thể được sử dụng để công nhận quá trình học tập trước khi nhập

29
học vào một khóa học nghề để chuyển đổi tín chỉ để nhập học vào một khóa học trình
độ cao hơn hoặc cho mục đích tìm việc làm.
Yêu cầu nhập học
Đầu vào các chương trình giáo dục và đào tạo nghề khá linh hoạt. Có nhiều cách
tiếp cận giáo dục và đào tạo nghề, bao gồm: hoàn thành lớp 10; hoàn thành lớp 12;
hoàn thành chứng chỉ tiên quyết; kinh nghiệm làm việc; thể hiện khả năng hoặc sở
thích; và phỏng vấn. Các chương trình học có yêu cầu đầu vào là lớp 12 thường không
yêu cầu điểm ATAR - ATAR là viết tắt của Australian Tertiary Admission Ranking - Là
thứ hạng của học sinh cùng tham gia 1 kỳ thi tốt nghiệp trung học phổ thông tại Úc.
Các chương trình đào tạo nghề có thể có các điều kiện tiên quyết như toán học hoặc
tiếng Anh ở cấp lớp 12. Một số chương trình có trình độ tiên quyết. Ví dụ, đầu vào
Chứng chỉ Quản lý Dịch vụ Cộng đồng có thể dựa trên Chứng chỉ IV về dịch vụ cộng
đồng hoặc Chứng chỉ III về chăm sóc người già. Ngoài ra còn có các yêu cầu bổ sung:
xem xét khả năng đã được chứng minh hoặc sở thích trong lĩnh vực đã chọn, kinh
nghiệm làm việc hoặc phỏng vấn. .
Các loại hình cơ sở đào tạo GDNN
Chỉ các tổ chức đào tạo đã đăng ký mới tổ chức đào tạo GDNN. Các tổ chức này
cấp bằng trong khung trình độ quốc gia Úc và ban hành các thông báo về kết quả học
tập.
Có khoảng 5.000 cơ sở đào tạo được đăng ký, bao gồm các học viện Kỹ thuật
và Giáo dục Nâng cao (TAFE), các cơ sở đào tạo của chính phủ khác và các cơ sở
giáo dục tư nhân. Các học viện Kỹ thuật và Giáo dục Nâng cao là những đơn vị đào
tạo GDNN công lập lớn nhất ở Úc. Hiện có 40 các học viện Kỹ thuật và Giáo dục Nâng
cao đào tạo từ chứng chỉ 4 tới bậc cao đẳng Advanced Diploma. Các học viện Kỹ thuật
và Giáo dục Nâng cao do chính quyền tiểu bang và vùng lãnh thổ sở hữu. Một số các
học viện Kỹ thuật và Giáo dục Nâng cao được liên kết với các trường đại học. Một số
là chi nhánh của trường đại học.
Một số các tổ chức đào tạo đã đăng ký cũng là các tổ chức giáo dục đại học và
được công nhận để cấp bằng, chứng chỉ giáo dục đại học như Associate Degrees và
Bằng Cử nhân . Các tổ chức đào tạo đã đăng ký có thể được gọi là trường cao đẳng,
trường học hoặc viện. Một số hiệp hội doanh nghiệp cũng là các tổ chức đào tạo
GDNN. Một số các tổ chức đào tạo GDNN tư nhân chỉ cung cấp dịch vụ đánh giá và
không tổ chức các khóa đào tạo. Họ cung cấp các dịch vụ đánh giá cho những người
sử dụng lao động tổ chức đào tạo chương trình đào tạo tại nơi làm việc hoặc muốn
đánh giá về các kỹ năng của nhân viên của họ tại nơi làm việc.
Các tổ chức đào tạo GDNN dành cho người lớn và dựa trên cộng đồng bao gồm:
- Các tổ chức dịch vụ công cộng lớn như dịch vụ cứu hỏa và bệnh viện.

30
- Các tổ chức dịch vụ cộng đồng như các tổ chức từ thiện lớn và các tổ chức thể
thao.
- Các tổ chức có truyền thống cung cấp giáo dục cộng đồng dành cho người lớn
(ACE), trung tâm giáo dục di dân, trung tâm học tập dành cho người lớn và các trường
cao đẳng cộng đồng vào buổi tối.
Tại các trường trung học, học sinh cũng được học nghề để có kỹ năng tại nơi
làm việc ngay còn khi học trong trường. Học sinh có cơ hội nhận chứng chỉ được công
nhận theo khung trình độ quốc gia Úc, thường là chứng chỉ từ bậc 1 đến bậc 4 và
được tính vào khối lượng học tập cho Chứng chỉ tốt nghiệp trung học phổ thông
(Senior Secondary Certificate of Education). Một số học sinh có thể học thực tập nghề
bán thời gian ở trường hoặc ở doanh nghiệp theo nghề cụ thể hoặc kỹ năng chung
(part-time school-based apprenticeships and traineeships). Các chương trình cho học
sinh lựa chọn tham gia thì không giống nhau giữa các bang và vùng lãnh thổ. Khi tốt
nghiệp, học sinh được cấp chứng chỉ được công nhận trên toàn quốc theo Khung
Trình độ Quốc gia của Úc do các tổ chức GDNN. Học sinh có thể học ở các tổ chức
GDNN hoặc ở trường liên kết với các tổ chức GDNN.
2.2. Kiểm định và đảm bảo chất lượng các trình độ sau phổ thông
Đối với cơ sở GDNN

Cơ quan quản lý chất lượng kỹ năng Úc (Australian Skills Quality Authority


(ASQA) là cơ quan quản lý GDNN quốc gia của Úc. ASQA chịu trách nhiệm điều chỉnh
các tổ chức đào tạo GDNN ở Thủ đô Úc, New South Wales, Phía Bắc, Nam Úc,
Queensland và Tasmania. Victoria và Tây Úc đã không chuyển quyền hạn quản lý của
họ cho ASQA.

ASQA đảm bảo chất lượng của GDNN bằng cách ban hành các tiêu chuẩn cho
các tổ chức đào tạo GDNN (Standards for Registered Training Organisations 2015) và
tiêu chuẩn công nhận các khóa học GDNN (the Standards for VET Accredited
Courses). ASQA cũng chịu trách nhiệm về tất cả các tổ chức đào tạo GDNN cung cấp
các khóa đào tạo GDNN cho sinh viên quốc tế theo Đạo luật Dịch vụ Giáo dục cho
sinh viên nước ngoài năm 2000.
Trước ASQA, có một cơ quan quản lý GDNN ở mỗi tiểu bang và vùng lãnh thổ
đảm bảo chất lượng cho các tổ chức đào tạo GDNN và các khóa học được công nhận
trong phạm vi quyền hạn của họ. Các quyết định do các cơ quan này đưa ra ở các tiểu
bang và vùng lãnh thổ vẫn có hiệu lực cho đến khi hết hạn hoặc đăng ký lại với ASQA
hoặc công nhận lại các tổ chức đào tạo GDNN hoặc các khóa học.
Tại Victoria và Tây Úc, các cơ quan quản lý của tiểu bang vẫn tiếp tục hoạt động.
Các yếu tố chính của kiểm định và đảm bảo chất lượng của hệ thống GDNN là:

31
- Cung cấp chất lượng thông qua Khung chất lượng GDNN và Khung đào tạo
chất lượng Úc (AQTF)
- Cơ quan quản lý GDNN quốc gia và cơ quan quản lý tiểu bang/lãnh thổ
- Sản phẩm đào tạo chất lượng thông qua các gói đào tạo và các khóa học được
công nhận.
- Đăng ký quốc gia đối với các tổ chức và khóa học GDNN.
Khung chất lượng GDNN và Khung đào tạo chất lượng tạo thành sự nhất quán
chung cho Úc trong việc đăng ký, giám sát và thực thi các tiêu chuẩn.
Về khung chất lượng GDNN

Khung Chất lượng GDNN được ban hành theo Đạo luật Quản lý Giáo dục và
Đào tạo Nghề Quốc gia năm 2011. Đây cũng là năm thành lập Cơ quan Chất lượng
Kỹ năng Úc (ASQA) với tư cách là Cơ quan Quản lý GDNN (the National VET
Regulator -NVR). Khung chất lượng VET là cơ sở cho GDNN chất lượng cao, nhất
quán trên toàn quốc. Khung chất lượng GDNN bao gồm các tiêu chuẩn để đăng ký,
giám sát và đảm bảo chất lượng của lĩnh vực GDNN và các tiêu chuẩn cho các quá
trình công nhận. Bao gồm:
- Tiêu chuẩn cho các tổ chức đào tạo đã đăng ký
- Khung trình độ của Úc
- Yêu cầu về sự phù hợp và phù hợp với con người
- Các yêu cầu đánh giá rủi ro khả năng tài chính
- Các yêu cầu cung cấp dữ liệu.
Ngoài Khung chất lượng GDNN còn có Tiêu chuẩn cho các khóa học GDNN
được công nhận giúp đánh giá việc tuân thủ các các tiêu chuẩn chất lượng liên quan
đến thiết kế khóa học.
Về Khung đào tạo chất lượng Úc (AQTF):
Các quốc gia và vùng lãnh thổ chưa chuyển quyền hạn đăng ký và quy định của
mình cho ASQA (Victoria và Tây Úc) phải đáp ứng các yêu cầu của Khung đào tạo
chất lượng Úc. Khung đào tạo chất lượng Úc là cơ sở đào tạo GDNN chất lượng cao,
nhất quán trên toàn quốc, bao gồm các tiêu chuẩn về đăng ký, đánh giá và đảm bảo
chất lượng của lĩnh vực GDNN và các tiêu chuẩn cho các quá trình công nhận. Bao
gồm:
- Tiêu chuẩn cho các tổ chức đào tạo đã đăng ký
- Tiêu chuẩn cho các cơ quan đăng ký tiểu bang và lãnh thổ
- Tiêu chuẩn cho các cơ quan công nhận của tiểu bang và vùng lãnh thổ

32
- Tiêu chuẩn cho các khóa học được công nhận.
Các tiêu chuẩn Khung đào tạo chất lượng Úc được Chính phủ Úc, các chính
quyền tiểu bang và vùng lãnh thổ, các tổ chức công nghiệp và đào tạo phối hợp phát
triển.
Các tổ chức đào tạo đã đăng ký được công bố trên trang thông tin điện tử
training.gov.au. Trang thông tin điện tử có các thông tin về tình trạng công nhận của
các tổ chức và các văn bằng, chứng chỉ mà họ cấp.
Đối với cơ sở đào tạo đại học (higher education)
Cơ quan tiêu chuẩn và chất lượng giáo dục đào tạo (tên tiếng Anh là: Tertiary
Education Quality and Standards Agency, viết tắt là TEQSA) là cơ quan kiểm định chất
lượng giáo dục đại học độc lập của quốc gia với mục tiêu xác định các cơ sở giáo dục
đại học đáp ứng tiêu chuẩn tối thiểu nhằm đảm bảo quyền lợi của sinh viên và danh
tiếng của giáo dục đại học của Úc. Cơ quan này bắt đầu hoạt động từ ngày 29 tháng
1 năm 2012 theo Luật dành cho cơ quan tiêu chuẩn và chất lượng giáo dục đại học
(GDĐH) (TEQSA Act 2011).
Sự “độc lập” của TESQA thể hiện ở việc TESQA báo cáo hàng năm và chịu sự
giám sát hoạt động của Quốc hội.
Tất cả các tổ chức đào tạo muốn triển khai một chương trình giáo dục đại học tại
Úc hoặc từ Úc phải đăng ký với TEQSA. Sau khi đăng ký ban đầu (initial registration),
họ phải nộp đơn để gia hạn đăng ký (registration renew) theo chu kỳ ít nhất 7 năm một
lần. Để được TEQSA chấp thuận đăng ký và gia hạn đăng ký, cơ sở đào tạo phải
chứng minh họ đáp ứng và duy trì việc đáp ứng các yêu cầu khung tiêu chuẩn GDĐH
(higher education standards framework - HES) do Bộ Giáo dục Úc quy định. Trừ khi
các cơ sở đào tạo được cấp quyền tự kiểm định cho một số hoặc tất cả các chương
trình, các cơ sở đào tạo phải làm thủ tục đăng ký kiểm định với TESQA trước khi tuyển
sinh cho các CTĐT và tái kiểm định theo chu kỳ 7 năm/lần.
Hiện tại, các trường đại học tại Úc đã được cho phép tự kiểm định cho toàn bộ
các CTĐT và một số lượng nhỏ cơ sở đào tạo giáo dục đại học độc lập được quyền
tự kiểm định cho một số hoặc tất cả các CTĐT. Khung tiêu chuẩn giáo dục đại học
đưa ra các yêu cầu để được công nhận quyền “tự kiểm định” và yếu tố cốt lỗi là cơ sở
đào tạo phải chứng minh cơ chế đảm bảo chất lượng bên trong hiệu quả để phát triển
và phê duyệt các CTĐT và để chỉnh sửa và cập nhật theo thời gian.
TEQSA lập trang thông tin điện tử www.teqsa.gov.au, có thể đăng ký miễn phí.
Trang này lưu trữ và cung cấp các thông tin về hoạt động đăng ký, kết quả kiểm định
của các cơ sở đào tạo và các CTĐT, bao gồm các quyết định từ việc giám sát tự kiểm
định và các biện pháp thực thi của TEQSA đối với cơ sở đào tạo.

33
3. Hệ thống giáo dục của Nhật Bản
Nhật Bản là quốc đảo có diện tích 377.975 m2, đứng thứ 62 trên thế giới về diện
tích. Với dân số 125,36 triệu người tập trung trên các đồng bằng nhỏ hẹp ven biển,
Nhật Bản là quốc gia đông dân thứ 11 trên thế giới đồng thời là một trong những quốc
gia có mật độ dân số cao nhất thế giới.
Nhật Bản là một quốc gia quân chủ lập hiến với chính phủ nghị viện. Nhà vua
đóng vai trò như nguyên thủ quốc gia. Nhật Bản bao gồm khoảng 3.900 hòn đảo và
được chia thành 47 tỉnh được chia thành các thành phố và làng mạc và 8 khu vực/vùng
truyền thống.
Trách nhiệm quản lý giáo dục và xây dựng chính sách được phân chia giữa các
cấp chính quyền ở ba cấp: quốc gia, tỉnh và thành phố. Ở cấp quốc gia, Bộ Giáo dục,
Văn hóa, Thể thao, Khoa học và Công nghệ (MEXT), chịu trách nhiệm về tất cả các
giai đoạn của hệ thống giáo dục, từ giáo dục mầm non đến nghiên cứu sau đại học
hoặc suốt đời.
3. 1. Các trình độ đào tạo
Nhật Bản không có khung trình độ quốc gia
Sơ đồ hệ thống giáo dục:

34
Hệ thống giáo dục của Nhật Bản bao gồm bậc tiểu học (primary education), trung
học cơ sở (lower secondary education), trung học phổ thông (senior high school) và
giáo dục sau trung học phổ thông (higher education). Đào tạo nghề kỹ thuật (Technical,
Vocational Education and Training (TVET) được thực hiện ở giáo dục trung học phổ
thông và giáo dục sau trung học phổ thông (https://prd-
nieuw.nuffic.nl/sites/default/files/2020-08/education-system-japan.pdf).
Sơ đồ theo ISCED:

35
(https://unevoc.unesco.org/home/Dynamic+TVET+Country+Profiles/country=JP
N)
Giáo dục tiểu học (Primary education): Thời gian 6 năm từ lớp 1 đến lớp 6.
Đây là bậc hoc bắt buộc của Nhật Bản
Trung học cơ sở (Lower secondary education): Thời gian 3 năm, từ lớp 6 đến
lớp 9. Đây là cũng là bậc học bắt buộc của Nhật Bản.
Trung học phổ thông (Upper secondary general education): Thời gian 3 năm.
Người học sau khi tốt nghiệp trung học cơ sở và thi đỗ kỳ thi đầu vào trung học phổ
thông sẽ vào học sau trung học phổ thông
Trung học nghề (Upper secondary vocational education): Đào tạo tại các
trường đào tạo chuyên biệt (specialized training schools) (koto-senshu-gakko)
Nhập học vào các chương trình ở cấp độ này yêu cầu phải có giấy chứng nhận
tốt nghiệp trung học cơ sở. Những người hoàn thành một chương trình kéo dài ba
năm trở lên đáp ứng các yêu cầu học tập tối thiểu do Bộ Giáo dục, Văn hóa, Thể thao,
Khoa học và Công nghệ đặt ra sẽ đủ điều kiện đăng ký vào một trường đại học hoặc

36
cao đẳng đào tạo nghề (a professional training college). Học sinh tốt nghiệp các
chương trình này được cấp Chứng chỉ tốt nghiệp Trung học nghề của cao đẳng đào
tạo chuyên môn/nghề (Specialized Training College Upper Secondary Certificate of
Graduation).
Sau trung học
1. Diploma (senmonshi): Thời gian đào tạo từ 1- 2 năm, hầu hết các chương trình
kéo dài 2 năm với tổng số 62 tín chỉ (1.700 tín chỉ), được học tại trường cao đẳng nghề
(Professional training college), Bằng diploma (senmonshi) học trong 2 năm đang được
đánh giá tương đương bằng Associate Degree của Nhật và tương đương với cao
đẳng của Việt Nam.
2. Advanced Diploma (kodo senmonshi): Thời gian đào tạo 3-4 năm, thông
thường là 4 năm với 124 tín chỉ (3.400 giờ) học tại các trường cao đẳng nghề
(professional training college), tương đương bằng cử nhân (Bachelor) của Nhật và
bằng cử nhân của Việt Nam.
3. Associate degree (professional)
Chương trình kéo dài từ 2 đến 3 năm, với 62 hoặc 93 tín chỉ trong đó một phần
ba phải học kỹ năng thực hành nghề bao gồm học ở ngoài cơ sở đào tạo. Chương
trình đào tạo ở các trường Cao đẳng nghề chuyên nghiệp (Professional and Vocational
Junior Colleges (tanki daigaku) là cơ sở đào tạo giảng dạy và nghiên cứu trong các
lĩnh vực có tính chuyên môn cao với mục tiêu phát triển năng lực thực hành ứng dụng
cho các lĩnh vực ngành, nghề cụ thể. Người tốt nghiệp có thể vào học đại học tổng
hợp (general university) hoặc đại học nghề chuyên nghiệp (a professional and
vocational university). Người học sẽ vào hai năm cuối của bằng cử nhân sau khi hoàn
thành bài kiểm tra đầu vào.
4. Associate (Diploma) (kōtō-senmon-gakkō or KOSEN):
Thời gian đào tạo 5 năm với 167 tín chỉ, đào tạo tại Cao đẳng Kỹ thuật - được
thành lập đầu tiên năm 1961. Chương trình đào tạo này bao gồm cả 2 bậc học là bậc
trung học phổ thông và sau trung học phổ thông. Đối tượng người học là học sinh sau
khi tốt nghiệp trung học cơ sở (Lower secondary education). Các ngành nghề đào tạo
thường trong lĩnh vực kỹ thuật, công nghệ và hàng hải. Người học sau khi tốt nghiệp
có thể vào học năm thứ 3 đại học.
5. Bachelor’s degree (Gakushi):
Là bậc học định hướng nghiên cứu và ứng dụng, học tại các trường đại học, thời
gian học là ít nhất 4 năm học toàn thời gian với tối thiểu 124 tín chỉ trong đó môn học
cơ sở trong 2 năm đầu thường chiếm 30-60 tín chỉ. Các chương trình y học, nha khoa,
khoa học dược và khoa học thú y yêu cầu sáu năm học và từ 182 đến 188 tín chỉ.

37
6. Master’s degree (shushi): là bậc học định hướng nghiên cứu, thường học 2
năm toàn thời gian và yêu cầu hoàn thành 30 tín chỉ.
7. Doctoral degrees (hakase): thường mất 5 năm để hoàn thành.
Ngoài các các trình độ và văn bằng do các cơ sở đào tạo cấp nêu trên, Nhật còn
có các bằng do NIQA-QA là 1 trong 15 cơ quan kiểm định được chứng nhận cấp, cụ
thể như sau:
NIAD-QE đánh giá các kết quả học tập khác nhau ở bậc trình độ sau trung học
phổ thông và cấp bằng cho người học được công nhận là có năng lực tương đương
hoặc cao hơn cho người học đã tốt nghiệp chương trình đại học hoặc chương trình
sau đại học. NIAD-QE cấp bằng theo hai cơ chế: (1) cho sinh viên tốt nghiệp các
trường cao đẳng công nghệ và cao đẳng công nghệ cơ sở, người học đã tích lũy số
giờ tín chỉ cho một mức độ học tập nhất định (chẳng hạn như bằng Cử nhân); và (2)
dành cho người học đã hoàn thành khóa học tại các cơ sở giáo dục do các bộ và cơ
quan của chính phủ điều hành được công nhận là tương đương với chương trình đại
học hoặc chương trình sau đại học (bằng Cử nhân, Thạc sĩ và Tiến sĩ).
Các loại hình cơ sở đào tạo GDNN bậc trung học phổ thông
Hệ thống các trường cao đẳng chuyên biệt (Specialized Training Colleges
(senshu gakku) triển khai đào tạo các chương trình nhằm phát triển các kỹ năng và
năng lực cần thiết cho các ngành nghề cụ thể, được giới thiệu lần đầu tiên vào năm
1976, gồm 3 loại trường là: (1) đào tạo phổ thông tổng quát (general), (2) trung học
nghề (upper secondary) và (3) sau trung học (post-secondary). Mỗi loại duy trì các yêu
cầu khác nhau để nhập học và đào tạo các chương trình đào tạo khác nhau về nội
dung và cường độ. Hầu hết các trường cao đẳng đào tạo chuyên biệt đều do tư nhân
sở hữu và điều hành. Các trường cao đẳng đào tạo chuyên biệt mới được thành lập
phải đáp ứng các yêu cầu chất lượng tối thiểu do Bộ Giáo dục Văn hóa, Thể thao,
Khoa học và Công nghệ của Nhật đặt ra, sau đó các trường này có thể được chính
quyền tỉnh nơi họ đặt trụ sở cấp phép hoạt động. Loại trường thứ nhất (1) đào tạo phổ
thông tổng quát và (2) trường trung học nghề phổ thông đào tạo nghề bậc trung học
phổ thông.
Trường Cao đẳng Đào tạo chuyên biệt, khoá học tổng quát (general) (senshu
gakko ippan katei) là cấp thấp nhất của trường cao đẳng đào tạo chuyên biệt cung
cấp các môn học nghề nói chung như may trang phục, nghệ thuật và nấu ăn Nhật Bản.
Bộ Giáo dục Văn hóa, Thể thao, Khoa học và Công nghệ của Nhật không đặt ra yêu
cầu nhập học cho các khóa học chung, thay vào đó cho phép các tổ chức cá nhân tự
đặt ra. Tính đến năm 2017, đã có 157 trường cao đẳng cung cấp các CTĐT phổ thông
cho khoảng 29.000 sinh viên.
Trường Cao đẳng Đào tạo chuyên biệt trung học nghề (koto-senshu-gakko)

38
Phổ biến hơn là các trường cao đẳng đào tạo chuyên biệt trung học nghề, cung
cấp các khóa học ở cấp trung học phổ thông. Tính đến năm 2017, 424 cơ sở cung cấp
các khóa học trung học nghề phổ thông cho khoảng 38.000 học sinh. Nhập học vào
các khóa học ở cấp độ này yêu cầu phải có giấy chứng nhận tốt nghiệp trung học cơ
sở. Các khóa học thường kéo dài từ một đến ba năm. Học sinh tốt nghiệp các khóa
học này được cấp Chứng chỉ tốt nghiệp trung học nghề của Trường Cao đẳng Đào
tạo chuyên biệt.
Các loại hình cơ sở đào tạo trình độ sau trung học
Không có quy định mang tính pháp lý nào về phạm vi của cơ sở đào tạo đại
học/sau trung học (higher education institutes) ở Nhật Bản. Mặt khác, phạm vi “các cơ
sở giáo dục đại học” tuân theo “Công ước khu vực Châu Á - Thái Bình Dương về công
nhận các văn bằng trong giáo dục đại học” (được gọi là “Công ước Tokyo”) được xác
định trong “Hướng dẫn về Công nhận Văn bằng Giáo dục Đại học - Công ước Khu
vực Châu Á - Thái Bình Dương về Công nhận Văn bằng trong Giáo dục Đại học. Theo
Hướng dẫn này, các CSGD đại học bao gồm “các trường đại học, trường Sau đại học
chuyên nghiệp, trường cao đẳng cơ sở, trường cao đẳng công nghệ và trường cao
đẳng đào tạo chuyên nghiệp (ngoại trừ trường cao đẳng nông nghiệp tỉnh) cũng như
trường đại học điều dưỡng quốc gia Nhật Bản, trường đại học Bách khoa và trường
đại học thủy sản quốc gia, các cơ sở giáo dục do các bộ, cơ quan của Chính phủ điều
hành”. Tuy nhiên, một số tài liệu khác cho rằng chỉ có trường đại học và trường cao
đẳng cơ sở là được xếp là cơ sở giáo dục sau trug học mang tính hàn lầm (higher
education).
Cao đẳng đào tạo chuyên nghiệp (Professional training college) (senmon gakko)
Cấp cao nhất trong hệ thống 03 trường cao đẳng đào tạo chuyên biệt nêu trên là
trường cao đẳng đào tạo chuyên nghiệp, cung cấp các khóa học ở trình độ sau trung
học bằng tốt nghiệp (senmonshi) thời gian đào tạo 2 năm, cấp văn bằng cao cấp (kodo
senmonshi), thời gian đào tạo 4 năm. Số lượng lớn cơ sở đào tạo này đều là tư nhân
và mức học phí khá cao.
Yêu cầu đầu vào học GDNN
Nhập học vào trường Cao đẳng đào tạo chuyên nghiệp (Professional college)
Người học đã hoàn thành 12 năm giáo dục phổ thông (giáo dục tiểu học và trung
học cơ sở) về nguyên tắc đủ điều kiện đăng ký vào trường Cao đẳng đào tạo chuyên
nghiệp.
Cao đẳng Công nghệ (Colleges of Technology) (kōtō-senmon-gakkō or KOSEN)
Không giống như các cơ sở dạy nghề khác, các trường cao đẳng công nghệ,
được thành lập vào năm 1961. Học sinh 15 tuổi hoặc hoàn thành trung học cơ sở tại

39
Nhật Bản hoặc chín năm giáo dục phổ thông trong hệ thống trường học không phải
của Nhật Bản có thể theo học tại các trường cao đẳng này, chủ yếu cung cấp các khóa
học về kỹ thuật, công nghệ và nghiên cứu hàng hải. Các chương trình thường kéo dài
trong 05 năm, yêu cầu 167 tín chỉ. Các trường cao đẳng công nghệ ngày càng phổ
biến vì nhiều sinh viên tốt nghiệp đại học không đảm bảo được việc làm ngay sau khi
tốt nghiệp. Đây là mô hình Việt Nam đang nghiên cứu học hỏi và đang xây dựng đề
án thí điểm đào tạo trình độ cao đẳng cho người học tốt nghiệp THCS. Thời gian đào
tạo cũng 5 năm như mô hình KOSEN.
Cao đẳng cơ sở chuyên môn nghề (Professional Vocational Junior Colleges -
PVJC- tanki daigaku)
Các trường cao đẳng này (tanki daigaku), đôi khi được gọi bằng tiếng Anh là
trường cao đẳng cộng đồng, cung cấp các chương trình từ hai đến ba năm trong nhiều
lĩnh vực khác nhau. Các chương trình hai năm yêu cầu hoàn thành tối thiểu 62 tín chỉ
và khóa học ba năm yêu cầu tối thiểu 93 tín chỉ. Phần lớn sinh viên theo học tại các
trường cao đẳng là nữ. Năm 2009, phụ nữ chiếm gần 90% số người đăng ký vào đại
học.
Đại học chuyên môn nghề (Professional and Vocational Universities (PVU hay
senmon shoku daigaku): cung cấp các khóa học tương tự như các khóa học được
cung cấp tại Trường Cao đẳng Chuyên nghiệp và Dạy nghề (Professional and
Vocational Junior Colleges -tanki daigaku) và cấp bằng cử nhân (chuyên nghiệp) bốn
năm, 124 tín chỉ.
Các Trường đại học Universities (Daigaku) gồm các trường đại học quốc gia, do
chính phủ thành lập; các trường đại học công lập do các quận và thành phố trực thuộc
trung ương thành lập; và các trường đại học tư thục, do các tập đoàn giáo dục thành
lập. Một đặc điểm đáng chú ý là tỷ lệ các cơ sở tư nhân của đất nước này cao.
Các Trường Sau đại học chuyên nghiệp (Professional Graduate Schools)
(senmon-shoku-daigakuin) chuyên đào tạo các chuyên gia có chuyên môn cao sẽ hoạt
động trên phạm vi quốc tế và bao gồm các trường luật và trường đào tạo giáo viên,
cấp bằng sau đại học.
Các Tổ chức giáo dục được các Bộ và Cơ quan của Chính phủ điều hành nằm
trong phạm vi của Công ước Tokyo gồm Cao đẳng Điều dưỡng Quốc gia, Nhật Bản
và hai trường đại học khác. Cao đẳng Điều dưỡng quốc gia do Bộ Y tế, Lao động và
Phúc lợi thành lập với mục tiêu đào tạo mọi người trở thành y tá, nữ hộ sinh và nhân viên
của Trung tâm Quốc gia về Chăm sóc Y tế Nâng cao và Chuyên biệt (NC). Trường được
thành lập như một cơ sở để giảng dạy lý thuyết và chuyên môn về điều dưỡng, Nghiên cứu
và đào tạo và được điều hành bởi Trung tâm Y tế và Sức khỏe Toàn cầu Quốc gia.

40
Các kỳ thi tuyển sinh đại học (chương trình đại học), PVU, PVJC được tiến hành
dựa trên "Hướng dẫn về Kỳ thi tuyển sinh Đại học" của Bộ Giáo dục Văn hóa, Thể
thao, Khoa học và Công nghệ của Nhật. Nội dung Hướng dẫn bao gồm các phương
pháp lựa chọn, thời điểm lựa chọn, v.v. Các quy trình lựa chọn khác nhau giữa các cơ
sở: xem xét điểm của Bài kiểm tra Trung tâm Quốc gia, thực hiện các bài kiểm tra và
phỏng vấn học thuật, kết hợp sàng lọc tài liệu và phỏng vấn. Ngoài ra, một số cơ sở
áp dụng các thủ tục đặc biệt cho các ứng viên không phải là người Nhật Bản.
Số lượng trường công lập và tư thục theo một số loại hình trường (số liệu năm
2016) như sau:
Loại hình trường Tổng số Quốc gia Công lập Tư thục

Cao đẳng chuyên biệt 2817 9 186 2622

Cao đẳng Công nghệ 57 51 3 3

Cao đẳng cơ sở (Junior College) 344 0 17 327

Cần lưu ý là các cơ sở đào tạo và hệ thống văn bằng nêu trên thuộc quản lý
nhà nước của Bộ Giáo dục Văn hóa, Thể thao, Khoa học và Công nghệ (MEXT). Các
cơ sở đào tạo nghề do Bộ Lao động, Phúc lợi xã hội Nhật Bản chỉ cấp các chứng chỉ
cho người hoàn thành khoá học dài hạn hai năm hay ngắn hạn không phải là văn
bằng, chứng chỉ trong hệ thống văn bằng quốc gia nêu trên.
3.2. Kiểm định và đảm bảo chất lượng
Hệ thống kiểm định và đảm bảo chất lượng hiện tại của Nhật Bản rất phức tạp.
Hệ thống này bao gồm (i) sự kiểm soát của chính phủ đối với việc thành lập các cơ sở
đào tạo sau trung học phổ thông mới (2), đánh giá, công nhận từ bên ngoài và (3) tự
giám sát và tự đánh giá của các cơ sở đào tạo.
- Về hệ thống phê duyệt thành lập mới các trường đại học: Đơn xin thành lập một
tổ chức như trường đại học, trường đào tạo sau đại học (graduate school), trường cao
đẳng cơ sở chuyên môn nghề (PVJC) hoặc trường cao đẳng công nghệ (college of
technology) được nộp cho Bộ Giáo dục Văn hóa, Thể thao, Khoa học và Công nghệ
của Nhật, Hội đồng hợp tác trường Đại học và trường học (Council for University
Chartering and School Corporation) để kiểm tra theo tiêu chuẩn thành lập các cơ sở
đào tạo. Bộ trưởng đưa ra quyết định cuối cùng về việc phê duyệt việc thành lập một
trường đại học mới dựa trên kết quả thẩm định đánh gái do Hội đồng thực hiện. Trong
các lĩnh vực được đánh giá có tổ chức và quản lý trường đại học, trình độ của nhân
viên, tỷ lệ sinh viên trên giảng viên, cơ sở vật chất và các chương trình giáo dục. Sau
khi tổ chức bắt đầu hoạt động và trước khi những sinh viên khoá đầu tiên tốt nghiệp,
hội đồng tiến hành “Khảo sát để theo dõi việc thực hiện các Kế hoạch thành lập cơ sở

41
đào tạo” (“Survey to Track Implementation of University Foundation Plans) để đảm bảo
rằng trường đại học tiếp tục duy trì các tiêu chuẩn do luật định.
- Đánh giá và công nhận được chứng nhận: Kể từ năm 2004, các cơ sở đào tạo
sau phổ thông của Nhật Bản đã phải tuân theo hệ thống đánh giá và công nhận được
chứng nhận (CEA). Theo hệ thống này, tất cả các cơ sở phải trải qua đánh giá toàn
diện về giáo dục, nghiên cứu và cơ sở vật chất của họ bởi các tổ chức CEA được Bộ
Giáo dục Văn hóa, Thể thao, Khoa học và Công nghệ của Nhật phê duyệt vào những
khoảng thời gian cố định. Tính đến năm 2020, Bộ Giáo dục Văn hóa, Thể thao, Khoa
học và Công nghệ của Nhật đã phê duyệt 15 tổ chức CEA, mỗi tổ chức phát triển và
áp dụng các tiêu chí đánh giá riêng của mình. Các tổ chức CEA chỉ được chấp thuận
để đánh giá một số loại tổ chức nhất định, chẳng hạn như các trường đại học hoặc
cao đẳng công nghệ, hoặc các chương trình chuyên nghiệp, chẳng hạn như luật và
quản lý kinh doanh. Mặc dù đánh giá CEA là bắt buộc, các cơ sở đào tạo được tự do
lựa chọn trong số danh sách các tổ chức CEA được chấp thuận. Kết quả đánh giá
được công bố công khai. Đối với các trường đại học, Bộ Giáo dục Văn hóa, Thể thao,
Khoa học và Công nghệ của Nhật đã phê duyệt năm cơ quan đánh giá và công nhận
CEA, trong đó lớn nhất là NIAD-QE cũng là cơ quan duy trì cơ sở dữ liệu có thể tìm
kiếm về các chương trình và cơ sở đào tạo được công nhận.
Tất cả các trường đại học công lập và tư thục, cao đẳng cơ sở và cao đẳng công
nghệ đều phải trải qua đánh giá CEA bảy năm một lần. Bên cạnh đánh giá toàn diện
về cơ sở đào tạo, các chương trình chuyên môn do PVJCs, PVU và các trường đào
tạo sau đại học chuyên nghiệp cung cấp bắt buộc phải trải qua đánh giá năm năm một
lần.
- Đánh giá các tập đoàn đại học quốc gia: các trường đại học trước đây là một
phần của Bộ Giáo dục Văn hóa, Thể thao, Khoa học và Công nghệ của Nhật chứ
không phải là các tổ chức độc lập có khả năng đưa ra các quyết định độc lập, khiến
họ không thể đáp ứng với những thay đổi xã hội với bất kỳ mức độ linh hoạt nào. Vì
họ đã được phép hoạt động với mức độ độc lập cao hơn, Bộ Giáo dục Văn hóa, Thể
thao, Khoa học và Công nghệ của Nhật đánh giá chất lượng giáo dục của họ từ xa.
- Tự đánh giá: Các trường đại học, cao đẳng cơ sở chuyên môn nghề và cao
đẳng công nghệ cũng phải thực hiện đánh giá chất lượng nội bộ và tự đánh giá, kết
quả được công bố công khai. Sau cải cách năm 2004, các trường đại học quốc gia
phải tham gia đánh giá bổ sung của Bộ Giáo dục Văn hóa, Thể thao, Khoa học và
Công nghệ của Nhật để theo dõi sự tiến bộ của họ trong việc đạt được các mục tiêu
đã xác định trước đó. Kết quả của những đánh giá này xác định mức tài trợ mà các
trường đại học quốc gia nhận được từ Bộ Giáo dục Văn hóa, Thể thao, Khoa học và
Công nghệ của Nhật.

42
Thông tin thêm về đảm bảo chất lượng ở Nhật Bản cũng có sẵn trên trang thông
tin điện tử Bộ Giáo dục Văn hóa, Thể thao, Khoa học và Công nghệ của Nhật.
Các cơ sở giáo dục được công nhận: Để tìm hiểu xem một chương trình hoặc
cơ sở giáo dục đại học có được công nhận hay không, bạn có thể tham khảo cơ sở
dữ liệu trên trang thông tin điện tử của Trung tâm Thông tin Quốc gia về Công nhận
Học thuật Nhật Bản (NIC-Japan)
Danh sách tổ chức kiểm định được công nhận được Bộ Giáo dục Văn hóa, Thể
thao, Khoa học và Công nghệ của Nhật phê duyệt gồm:
Đối tượng đánh giá Certified Organizations (Ngày được
công nhận)

Japan University Accreditation


Association (JUAA) (31/8/2004)
NIAD-QE (14 Jan 2005)
Japan Institution for Higher Education
Trường đại học Evaluation (JIHEE) (12/7/2005)
Japan Association for Quality of
University Education
(JAQUE) (21/8/2019)
Japan Association for College
Accreditation (JACA) (30/3/2020)

JACA (14 Jan 2005)


Cao đẳng cơ sở chuyêm môn nghề
(PVJCs) JUAA (25 Jan 2007)
JIHEE (4/9/2009)

Cao đẳng Công nghệ NIAD-QE (12/7/2005)

Ngoài ra còn có danh sách các tổ chức được cấp phép kiểm định các các chương
trình chuyên môn do PVJCs, PVU và các trường đào tạo sau đại học chuyên nghiệp
cung cấp.
4. Hệ thống giáo dục của Singapore
Cộng hòa Singapore là một đảo quốc có diện tích 728 km2, dân số 5,7 triệu người
(năm 2019). Chế độ chính trị của Singapore là một nước Cộng hòa nghị viện đa
đảng nhất thể.
4.1. Các bậc trình độ đào tạo
Sơ đồ hệ thống giáo dục:

43
(https://www.nuffic.nl/sites/default/files/2020-08/education-system-
singapore.pdf)
Sơ đồ theo ISCED:

44
(https://unevoc.unesco.org/home/Dynamic+TVET+Country+Profiles/country=S
GP)
Singpore không có khung trình độ quốc gia nhưng Cục Thống kê Singapore đã
xây dựng Bảng phân loại Giáo dục Tiêu chuẩn Singapore (SSEC) cho mục đích thống
kê. Bảng phân loại Giáo dục Tiêu chuẩn Singapore phân biệt giữa các cấp độ giáo
dục khác nhau theo loại hình giáo dục (tiểu học, trung học cơ sở, sau trung học cơ sở,
v.v.), nhưng không đặt ra hoặc mô tả bất kỳ kết quả năng lực nào cho các cấp độ này.
Bảng có mười cấp độ như sau:
Cấp độ
Bậc trình độ Mô tả, đối sánh
số

1 Không có trình độ Không đỗ Kỳ thi Rời Trường Tiểu học


chuyên môn/Giáo dục (Primary School Leaving Examination)
mầm non/ Tiền Tiểu học (PSLE) hoặc tương đương

2 Tiểu học Đỗ kỳ thi rời trường tiểu học hoặc tương


đương

45
3 Trung học cơ sở (Lower Không đỗ chứng chỉ trung học cơ sở
Secondary (General Certificate of Education -GCE) ở
Qualification) trình độ N hoặc 0 hoặc tương đương

4 Trung học phổ thông Đạt ít nhất một trong hai chứng chỉ trung học
(Secondary cơ sở (General Certificate of Education
Qualification) GCE) ở trình độ N hoặc 0 hoặc tương
đương

5 Sau trung học (không Đạt ít nhất một trong hai trình độ trung học
phải trình độ đại học) phổ thông cấp độ nâng cao (A) hoặc tương
Postsecondary đương, hoặc ITE Nitec hoặc chứng nhận
Qualification (Non- Nitec nâng cao (ITE Nitec or Higher Nitec
Tertiary) certification) hoặc tương đương

6 Văn bằng Diploma bách Cấp bằng diploma hoặc or advanced


khoa (Polytechnic diploma của trường Bách khoa
Diploma) (Polytechnic)

7 Văn bằng nghề Đạt giấy chứng nhận, văn bằng Diploma
(Professional hoặc văn bằng khác do tổ chức nghề nghiệp
Qualification) hoặc trường nghề cấp

8 Cử nhân hoặc tương Được một trường đại học cấp bằng cử nhân
đương (Bachelor’s or hoặc tương đương
Equivalent)

9 Sau đại học, không bao Được trường đại học hoặc tổ chức đào tạo
gồm bằng Thạc sỹ, Tiến sau đại học cấp bằng sau đại học
sỹ (Postgraduate
Diploma/Certificate
Qualification excluding
Master’s and Doctorate)

10 Thạc sỹ và Tiến sỹ hoặc Được trường đại học hoặc tổ chức đào tạo
tương đương sau đại học cấp bằng thạc sỹ hoặc tiến sĩ

Giáo dục tiểu học (Primary education)


Ở Singapore, giáo dục tiểu học kéo dài 6 năm. Đây là chương trình bắt buộc và
miễn phí, dành cho trẻ em từ 6-12 tuổi.
Giáo dục trung học (Secondary education)
Giáo dục trung học kéo dài 4 hoặc 5 năm, tùy thuộc vào chương trình học lựa
chọn. Lộ trình cấp tốc (express) kéo dài 4 năm và kết thúc với kỳ thi cuối cấp quốc gia
Singapore-Cambridge GCE 'O' Level (gọi tắt là O-level). Học sinh cũng có thể chọn lộ
trình bình thường (Normal (Academic) [N(A)] Course) (gọi tắt là N-level) bao gồm hai
loại chương trình là bình thường (học thuật) và bình thường (kỹ thuật). Cả hai lộ trình
bình thường này đều học trong năm năm trong đó năm thứ 4 kết thúc với kỳ thi trình

46
độ N-level và sau khi hoàn thành chương trình, học sinh tham gia kỳ thi. Học sinh học
tốt nghiệp trình độ N-level được chuyển sang trình độ trung học 5 (Secondary 5) để
chuẩn bị cho kỳ thi O- Level. Các học sinh được chọn có thể tham dự kỳ thi O-Level
trong một số môn học ở trình độ trung học 4 (Secondary 4) hoặc bỏ qua kỳ thi trình độ
N-level và chuyển thẳng lên Cấp độ 5 để tham gia kỳ thi Cấp độ O-level theo chương
trình N- level Through Train. Kể từ năm 2013, có lựa chọn thay thế cho Trung học 5,
học sinh đạt điểm tốt ở trình độ N-level có hai con đường “xuyên suốt” để đến với
trường bách khoa - (i) Chương trình Dự bị Đại học Bách khoa (PFP) kéo dài một năm;
hoặc (ii) dự án nhập học trực tiếp hai năm vào Chương trình Bách khoa (DPP) thông
qua khóa học Nitec Cao hơn tại Học viện Sư phạm Kỹ thuật (ITE).
Giáo dục sau trung học (Post-secondary education)
Giáo dục hoàn thành sau cấp độ 'O' level của Singapore-Cambridge GCE thuộc
cấp độ sau trung học. Giáo dục sau trung học bao gồm nhiều cấp độ, chẳng hạn như
giáo dục nghề nghiệp dự bị đại học, bách khoa và trung học phổ thông.
Tiền đại học: GCE ‘A’ Level
Chứng chỉ cấp là Chứng chỉ Giáo dục Nâng cao Tổng quát Singapore-Cambridge
(GCE ‘A’ Level). Thời gian học trong hai năm tại một trường cao đẳng cơ sở (junior
college) hoặc ba năm tại một viện tập trung (centralised institute) (trong đó Viện Thiên
niên kỷ (Millennia Institute) là cơ sở duy nhất hiện còn lại).
Chương trình tích hợp (Integrated Programme (IP))
Năm 2004, Chương trình Tích hợp (IP) được giới thiệu là một chương trình học
để được tham dự kỳ thi lấy Chứng chỉ Giáo dục Nâng cao Tổng quát Singapore-
Cambridge (GCE ‘A’ Level). Lộ trình của Chương trình Tích hợp kéo dài sáu năm và
mang lại cho học sinh cơ hội chuyển tiếp lên trường cao đẳng cơ sở mà không cần
tham gia kỳ thi GCE ‘O’ Level. Thay vì đạt cấp độ ‘A’ của Singapore-Cambridge GCE,
trong một số trường hợp, lộ trình của Chương trình Tích hợp sẽ giúp người học đạt
được một chứng chỉ khác. Ví dụ: Bằng Trung học Đại học quốc gia Singapore (NUS)
hay Bằng Tú tài Quốc tế (International Baccalaureate).
Chương trình Polytechnic Diploma
Hiện có năm trường bách khoa ở Singapore. Các trường này đào tạo một loạt
các chương trình khác nhau. Các chương trình toàn thời gian kéo dài 3 năm kết thúc
với văn bằng Polytechnic Diploma một văn bằng, chứng chỉ để chuẩn bị cho sinh viên
tham gia thị trường lao động. Ngoài ra, sinh viên có văn bằng này có thể tiếp tục
chương trình cử nhân tại một trường đại học công lập ở Singapore, miễn là họ đáp
ứng một số yêu cầu bổ sung. Tùy thuộc vào chuyên ngành đã chọn, sinh viên có thể
bắt đầu vào năm đầu tiên của chương trình cử nhân hoặc năm thứ hai của chương
trình cử nhân trong một chuyên ngành liên quan. Bên cạnh chương trình này, các

47
trường bách khoa cũng cung cấp các chương trình khác. Ví dụ, các chương trình cấp
bằng Advanced Diploma hoặc Specialist Diploma.
Đạo tạo nghề bậc trên trung học (Senior secondary vocational education)
Trong hệ thống giáo dục, giáo dục nghề nghiệp trên trung học do Học viện Sư
phạm Kỹ thuật (Institute of Technical Education) (ITE) đào tạo. Có các chương trình
Chứng chỉ ITE Quốc gia (NITEC) 2 và 3 năm, và các chương trình NITEC bậc cao hơn
kéo dài 2 năm. Người học tốt nghiệp cấp độ GCE 'N' và Cấp độ GCE 'O' đều có quyền
theo học chương trình này.
Giáo dục đại học (Higher education)

Hệ thống giáo dục đại học là đơn nhất. Điều này có nghĩa là không có sự phân
biệt giữa giáo dục đại học và giáo dục nghề bậc cao (higher professional education).
Sinh viên có thể học tại các trường đại học tự chủ (các cơ sở công lập). Các trường
đại học cung cấp cả giáo dục hàn lâm và giáo dục nghề bậc cao. Tại Singapore, sinh
viên có thể đạt được những văn bằng, chứng chỉ này tại một trong sáu trường đại học
tự chủ:
Cử nhân (Bachelor)
Các chương trình cử nhân thường kéo dài 3-4 năm, ngoại trừ ngành y (5 năm).
Các cơ sở giáo dục thường chỉ cung cấp bằng cử nhân chương trình 3 năm. Như
bằng cử nhân thông thường (đạt) hoặc bằng danh dự (bằng cử nhân danh dự (the
honours bachelor) kéo dài 4 năm tại Đại học Quốc gia Singapore (NUS).
Thạc sỹ (Master)
Các chương trình Thạc sĩ gồm chương trình giảng dạy/môn học và chương trình
nghiên cứu. Nhập học vào chương trình thạc sĩ nghiên cứu yêu cầu phải có bằng cử
nhân danh dự trong một chuyên ngành liên quan. Các chương trình thạc sĩ toàn thời
gian có thời lượng một năm và thường phải hoàn thành trong vòng hai đến ba năm.
Bằng sau đại học (Postgraduate)
Ngoài các chương trình thạc sĩ, một số khoa cũng đào tạo các chương trình ngắn
hạn, cấp bằng sau đại học (Postgraduate Diploma).
Bằng tiến sĩ (Doctor)
Thời lượng chương trình tối thiểu có thể từ 2 đến 5 năm, tùy thuộc vào chương
trình học.
Cơ sở đào tạo trình độ sau trung học
Các trường Cao đẳng cơ sở (Junior Colleges)/Học viện tập trung (centralised
Institute).

48
Học sinh có thể đăng ký học dự bị đại học tại các trường cao đẳng cơ sở (Junior
Colleges) (khóa học hai năm) hoặc Học viện tập trung (centralised Institute) (khóa học
ba năm) để thi thi GCE A-Level hoặc bằng tú tài quốc tế. Các trường cao đẳng cơ sở
và Học viện tập trung đào tạo một loạt các chương trình và môn học tự chọn.
Trường Thể thao Singapore/Trường Nghệ thuật, Singapore (Singapore Sports
School/School of the Arts, Singapore (SOTA).
Học sinh có năng khiếu và sở thích thể thao và nghệ thuật có thể đăng ký theo
học chuyên ngành để lấy bằng Tú tài Quốc tế tại cả hai trường, hoặc bằng Cao đẳng
Nghiên cứu Kinh doanh tại Trường Thể thao Singapore.
Trường Bách khoa (Polytecnic)
Singapore có năm trường bách khoa, đều là trường công lập. Sinh viên quan tâm
đến việc theo đuổi con đường thiên về thực hành hơn có thể đăng ký các khóa học
lấy bằng tốt nghiệp toàn thời gian tại trường. Trường Bách khoa thường nhận sinh
viên có văn bằng, chứng chỉ O-Level hoặc văn bằng, chứng chỉ Nitec và Nitec bậc cao
của ITE, nhưng sinh viên Trung học 4 (Secondary 4) có thành tích cao nhất có thể
đăng ký vào Trường Bách khoa thông qua Chương trình Dự bị Đại học Bách khoa,
cung cấp chương trình giảng dạy theo định hướng thực hành thay cho Trung học 5
(Secondary 5). Các trường bách khoa cũng tuyển sinh học viên đang đi làm có kinh
nghiệm làm việc liên quan thông qua Kỳ tuyển sinh sớm của trường (Polytechnic Early
Admissions Exercise). Đặc trưng của trường là chú trọng đào tạo thực hành. Trải
nghiệm thực tế tại doanh nghiệp là một phần của chương trình giảng dạy và có thể
thay đổi về thời lượng từ sáu tuần đến sáu tháng hoặc lâu hơn đối với các khóa học
đã chọn. Sinh viên tốt nghiệp Bách khoa muốn học lên cao có thể được xét tuyển vào
các trường đại học dựa trên văn bằng, chứng chỉ tốt nghiệp của họ. Trường cũng đào
tạo các chương trình bán thời gian ở cấp độ cấp bằng ở trình độ diploma và post-
diploma cho những người học đã đi làm, muốn nâng cao kiến thức và kỹ năng của họ
trong nhiều lĩnh vực và ngành công nghiệp.
Học viện Sư phạm Kỹ thuật (ITE)
ITE là cơ sở đào tạo công lập. Sinh viên cũng có thể đăng ký vào ITE để theo
học giáo dục kỹ thuật hoặc dạy nghề, thông qua các khóa học Nitec toàn thời gian
hoặc Nitec cao hơn, hoặc các chương trình thực tập sinh được thực hiện với sự hợp
tác của các nhà tuyển dụng. ITE thường tuyển người có cấp độ N vào các khóa học
Nitec và người có cấp độ O vào các khóa học Nitec cao hơn, nhưng học sinh Cấp 4
N (A) Trung học đáp ứng các yêu cầu về tính đủ điều kiện có thể đăng ký tham gia các
khóa học Nitec cao hơn được chọn thông qua DPP, nhằm chuẩn bị cho học sinh tham
gia vào các chương trình cấp bằng bách khoa. ITE khai thác kiến thức chuyên môn
trong ngành thông qua các mối quan hệ đối tác và hợp tác sâu rộng để đảm bảo sinh

49
viên tốt nghiệp được trang bị đầy đủ các kỹ năng cần thiết cho ngành. ITE cung cấp
các cơ hội thực tập giúp sinh viên học tập có ý nghĩa trong công việc dưới sự hướng
dẫn của các cố vấn trong ngành. Sinh viên tốt nghiệp ITE muốn học cao hơn cũng có
thể được xem xét để nhập học vào các chương trình bách khoa, cũng như các chương
trình Chứng chỉ Kỹ thuật của ITE, dựa trên văn bằng, chứng chỉ Nitec hoặc Nitec cao
hơn của họ.
ITE cũng đào tạo các khóa học Nitec bán thời gian, Nitec cao hơn, Nitec chuyên
nghiệp và Chứng chỉ Kỹ năng ITE (ISC) theo dạng mô-đun, giúp người tham gia có
thể linh hoạt đăng ký đào tạo dựa trên nhu cầu của họ.
Các chương trình vừa học vừa làm (WSPostDip) (trước đây được gọi là chương
trình “SkillsFuture Earn and Learn”) là các chương trình vừa học vừa làm kéo dài 12
đến 18 tháng giúp sinh viên bách khoa tốt nghiệp khởi đầu sự nghiệp liên quan đến
ngành học của họ. WSPostDips tạo cơ hội cho sinh viên tốt nghiệp xây dựng dựa trên
các kỹ năng và kiến thức họ có được ở trường, và hỗ trợ quá trình chuyển đổi của họ
vào lực lượng lao động. Các học viên của WSPostDip trải qua quá trình học tập tại nơi
làm việc, có cố vấn học tập và được tạo điều kiện cho việc học, đồng thời nhận được
khuyến khích nhập học trị giá 5.000 đô la (chỉ dành cho người Singapore) và chứng
nhận được ngành công nhận sau khi hoàn thành.
Các chương trình Vừa học vừa làm (WSDip) tại ITE là các chương trình từ 2,5
đến 3 năm dành cho sinh viên tốt nghiệp ITE mới ra trường và đang làm việc. ITE’s
WSDip cung cấp cho học viên một lộ trình đào tạo thực hành, dựa trên kỹ năng và học
việc. Các khóa học WSDip do ITE và các công ty đối tác đồng phát triển và đồng cung
cấp, với cấu trúc đào tạo tại chỗ tại nơi làm việc của các công ty đối tác, chiếm 70%
tổng thời lượng chương trình học. Các học viên của WSDip là nhân viên chính thức
của các công ty đối tác và nhận lương trong suốt thời gian khóa học của họ. Thực tập
sinh WSDip đủ điều kiện (chỉ dành cho người Singapore) sẽ nhận được ưu đãi $ 5.000
khi nhập học.
Đối với những học viên muốn tiếp tục hoặc tiếp tục nâng cao trình độ học vấn ở
cấp trung học, ITE cũng có lộ trình đào tạo được Bộ Giáo dục Singapore hỗ trợ từ Cấp
độ N-level và 0-level trong Chương trình Giáo dục Phổ thông của trường. ITE cũng
thực hiện các bài kiểm tra đánh giá kỹ năng cho những người lao động có kinh nghiệm,
bên cạnh các kỹ năng hướng dẫn và các chương trình liên quan cho các giảng viên
trong ngành.
Các cơ sở đào tạo nghệ thuật (Arts Institutions)
Người học quan tâm đến nghệ thuật sáng tạo ở cấp đại học có thể đăng ký vào
các chương trình do Trường Cao đẳng Nghệ thuật LASALLE (LASALLE) hoặc Học
viện Mỹ thuật Nanyang (Nanyang Academy of Fine Arts-NAFA) cung cấp. Các cơ sở

50
này đào tạo một loạt các chương trình cấp bằng vàchứng chỉ dựa trên thực hành được
nhà nước tài trợ trong nghệ thuật thị giác, ứng dụng và biểu diễn. Sinh viên cấp độ N-
level đáp ứng các yêu cầu về điều kiện cũng có thể đăng ký Chương trình Dự bị NAFA
(NFP), một chương trình 35 tuần nhằm chuẩn bị cho sinh viên đăng ký vào các chương
trình cấp bằng của NAFA thông qua việc củng cố nền tảng của các ngành nghệ thuật
sáng tạo khác nhau. Ứng viên thành công được nhận một lời đề nghị nhập học tạm
thời cho các chương trình đào tạo cấp bằng của họ. Sau khi hoàn thành thành công
NFP, người học được tham gia khóa học lấy bằng tốt nghiệp mà họ đã chọn.
Trường đại học
Có sáu trường Đại học tự chủ được NS trợ cấp kinh phí ở Singapore cung cấp
nhiều lựa chọn học tập, nghiên cứu, vừa học vừa làm và cuộc sống sinh viên để đáp
ứng các sở thích và phong cách học tập đa dạng của sinh viên.
Có hai loại trường đại học tự chủ ở Singapore là các trường đại học chuyên sâu
về nghiên cứu có tính chất hàn lâm hơn và trường cấp bằng ứng dụng, nơi sinh viên
nhận được nhiều kinh nghiệm trải nghiệm thực tế hơn trong lĩnh vực ngành, nghề
Các trường đại học:
Đại học Quốc gia (Singapore National University of Singapore) (NUS)
Đại học Công nghệ Nanyang (Nanyang Technological University) (NTU)
Đại học Quản lý Singapore (Singapore Management University) (SMU)
Đại học Công nghệ và Thiết kế (Singapore ingapore University of Technology
and Design) (SUTD)
Học viện Công nghệ Singapore (SIT), (Singapore Institute of Technology) trước
đây là một học viện tư nhân, SIT trở thành một trường đại học tự chủ vào năm 2014.
Đại học Khoa học Xã hội Singapore (Singapore University of Social Sciences
(SUSS)), tiền thân là Đại học SIM (UniSIM), một trường đại học tư thục. SUSS là một
trường đại học tự chủ từ tháng 8 năm 2017.
Hiện Singapore có 294 cơ sở đào tạo tư nhân (PEI), có thể cung cấp giáo dục ở
mọi cấp độ và cung cấp các chứng chỉ (certificate) và văn bằng diploma của chính họ.
Các tổ chức giáo dục tư nhân có thể không cấp bằng (degree) của riêng họ, chẳng
hạn như Cử nhân hoặc Thạc sĩ nhưng họ có thể cung cấp các chương trình do tổ
chức khác cấp bằng. Trong quá trình xây dựng này, cơ sở tư nhân của Singapore
cung cấp giảng dạy và cơ sở đối tác nước ngoài cấp bằng.
4.2. Kiểm định và đảm bảo chất lượng
Giáo dục sau trung học hoặc đại học ở Singapore không có hệ thống kiểm định
được chính phủ công nhận.

51
Các cơ sở công lập (trường đại học tự chủ và trường bách khoa): được thành
lập theo quy định của pháp luật. Có hai trường hợp ngoại lệ là Học viện Công nghệ
Singapore (SIT) và Đại học Khoa học Xã hội Singapore (SUSS - tiền thân là Đại học
SIM). Cả hai ban đầu đều là các tổ chức tư nhân, nhưng SIT đã trở thành một trường
đại học tự chủ vào tháng 3 năm 2014 và SUSS vào tháng 8 năm 2017. Kể từ đó, các
cơ sở này được phép cấp bằng của riêng mình.
Các cơ sở thuộc khu vực tư nhân như trình bày ở trên có thể cung cấp giáo dục
ở mọi cấp độ và cung cấp các chứng chỉ (certificate) và văn bằng diploma của chính
họ. Các chứng chỉ này không phải là văn bằng được công nhận trên toàn quốc.
Tất cả các tổ chức giáo dục tư nhân (PEI) phải được đăng ký với Ủy ban Giáo
dục tư nhân (Committee for Private Education) (CPE). Quy định cũng áp dụng cho các
cơ sở giáo dục nước ngoài có cơ sở tại Singapore. Tuy nhiên, đăng ký với CPE không
tương đương với sự công nhận. CPE không đảm bảo chất lượng của các chương
trình giáo dục.
Các tổ chức giáo dục tư nhân (PEI) có thể không cấp bằng của riêng họ, chẳng
hạn như Cử nhân hoặc Thạc sĩ nhưng họ có thể cung cấp các chương trình do bên
ngoài cấp. Trong quá trình xây dựng này, cơ sở tư nhân của Singapore cung cấp giảng
dạy và cơ sở đối tác nước ngoài cấp bằng. Các văn bằng được cấp do đó thuộc hệ
thống công nhận và chứng nhận tại quốc gia của đối tác quốc tế có liên quan.
5. Hệ thống giáo dục của Anh, Ireland và Wales thuộc Vương quốc Anh
Vương quốc Anh (The United Kingdom) bao gồm bốn quốc gia là Anh, Wales,
Scotland and Bắc Ai len. Tổng diện tích 242.500 km2, xếp thứ 78 thế giới và dân số
67,8 triệu người, đứng thứ 21 thế giới. Tỷ lệ diện tích của từng quốc gia so với tổng
diện tích của Vương quốc Anh lần lượt như sau Anh: 53,7%; Scotland 32,1%; Wales
8,5%; Bắc Ai Len 5,7%. Về tỷ lệ dân số: Anh: 84,3%; Scotland 8,2 %; Wales 4,7%;
Bắc Ai Len 2,8%.
Vương quốc Anh là một quốc gia dân chủ nghị viện thống nhất và chế độ quân
chủ lập hiến. Các quốc gia thuộc Vương quốc Anh có Chính phủ riêng với quyền hạn
khác nhau. Mỗi quốc gia có một hệ thống giáo dục riêng biệt.
Hệ thống giáo dục ở Anh, Wales và Bắc Ai Len có nhiều điểm tương đồng cả về
bậc trình độ đào tạo và hệ thống đảm bảo chất lượng. Scotland có nhiều điểm khác
biệt về bậc trình độ đào tạo và hệ thống đảm bảo chất lượng. Phần trình bày này dưới
đây chỉ giới thiệu về hệ thống giáo dục của Anh, Wales và Bắc Ai Len.
5.1. Các trình độ đào tạo
Sơ đồ hệ thống giáo dục của England, Wales, và Bắc Ai Len:

52
(https://www.nuffic.nl/en/education-systems/united-kingdom-england-wales-
and-northern-ireland/chart-education-system-england)
Các khung trình độ
Không có một khung trình độ sử dụng chung cho 3 quốc gia mà có các loại khung
trình độ sau:
1. Khung trình độ đào tạo (Regulated Qualifications Framework -RQF) cho các
cấp trình độ đào tạo ở Anh, Bắc Ailen và Wales. RQF đã thay thế Khung Trình độ và
Tín chỉ (Qualifications and Credit Framework) và Khung Trình độ Quốc gia (National
Qualifications Framework) (áp dụng từ năm 2008 đến 2015) vào tháng 10 năm 2015.
Có chín cấp độ trong khung, từ cấp độ đầu vào (được chia thành 3 cấp nhỏ) đến cấp
độ 8. Các văn bằng, chứng chỉ được nhóm lại với nhau theo các cấp độ khác nhau.
Mỗi cấp độ tương ứng với mức độ khó của một văn bằng, chứng chỉ cụ thể. Các văn
bằng có cùng cấp độ rất giống nhau về nhu cầu nhưng có thể rất khác nhau về nội
dung, thời lượng và phương pháp đánh giá.
Cấp độ của văn bằng, chứng chỉ được nêu trong tên gọi của văn bằng, chứng
chỉ để đảm bảo người sử dụng chứng chỉ đó thực sự rõ ràng. Ví dụ, các cấp độ GCE
(GCE A) ở cấp độ 3 trong RQF bằng với văn bằng, chứng chỉ Quốc gia BTEC Cấp độ

53
3 (BTEC Level 3 National qualifications) và bằng Dự án Mở rộng Cấp độ 3 (Level 3
Extended Project qualification).
2. Khung trình độ giáo dục đại học (FHEQ) cho giáo dục đại học ở Anh, Wales
và Bắc Ireland gồm trình độ tương ứng với cấp độ 4 đến 8 của RQF.
3. Khung Tín chỉ và Văn bằng, chứng chỉ (Credits and Qualifications Framework
Wales) (CQFW) trong hệ thống giáo dục ở Wales.
Các khung quy định này cũng có thể được tham chiếu với Khung trình độ Châu
Âu và Khung Chứng chỉ và Tín chỉ Scotland (SCQF) là hệ thống chuyển đổi tín chỉ
quốc gia cho tất cả các trình độ ở Scotland. Khung SCQF gồm 12 bậc trình độ nhiều
bậc trình độ hơn khung RQF nêu ở trên.

RQF/CQFW FHEQ EQF SQF Ví dụ bằng cấp

8 12 Bằng tiến sỹ

7 11 Bằng thạc sỹ

6 10 Cử nhân danh dự (honours


bachelor’s degree)

9 Cử nhân không danh dự (Non-


honours bachelor’s degree)

5 8 Bằng quốc gia nâng cao (Higher


National Diploma)

4 5 7 Chứng chỉ quốc gia nâng cao


(Higher National Certificate)

3 4 6 Bậc A level Chứng chỉ quốc gia

N/A (National Diploma)

2 3 5 GCSE (điểm A*- C)

1 2 4 GCSE ( điểm D-G_

E3 1 3
Entry/Bắt đầu E2 N/A 2 Kỹ năng cho cuộc sống

E1 1

Giáo dục tiểu học


Ở Anh, Wales và Bắc Ireland, giáo dục tiểu học kéo dài trong 6 năm. Bậc học
này bắt buộc đối với tất cả trẻ em từ 5 đến 11 tuổi.

54
Giáo dục trung học
Giáo dục trung học ở England, Wales và Bắc Ireland kéo dài trong 7 năm. Học
sinh hoàn thành 2 giai đoạn sau: (i) giáo dục trung học cơ sở (lower secondary
education) (ii) giáo dục trung học phổ thông (upper secondary education)
Giáo dục trung học cơ sở (lower secondary education)
Học sinh kết thúc những năm học trung học cơ sở bằng các kỳ thi lấy Chứng chỉ
Giáo dục trung học cơ sở (General Certificate of Secondary Education) (GCSE). Thời
thời gian học là 5 năm. Học sinh tự lựa chọn môn thi của mình và cũng quyết định xem
mình muốn thi bao nhiêu môn. Số môn thi của mỗi học sinh thường từ 5 đến 10. Tiếng
Anh luôn là môn học bắt buộc. Vào năm 2015, các kỳ thi lấy chứng chỉ của Anh (không
phải ở Wales và Bắc Ai Len) được thay đổi. Hệ thống đánh giá đã được điều chỉnh A*
đến G được thay thế bằng điểm từ 9 đến 1, với 9 là điểm cao nhất.
Giáo dục trung học phổ thông (upper secondary education)
Sau khi tốt nghiệp trung học cơ sở, học sinh từ 17 đến 19 tuổi có thể học lên
trung học phổ thông hoặc có thể chọn học trung cấp nghề.
Trong giáo dục trung học phổ thông ở Anh, Wales và Bắc Ireland, học sinh có
thể chọn từ 2 cấp độ khác nhau là cấp độ nhánh nâng cao (advanced subsidiary levels)
(các cấp độ AS) hoặc cấp độ A nâng cao (cấp độ A) (advanced levels (A levels) trong
đó cấp độ AS có số giờ học là 1 năm, bằng một nửa so với cấp độ A là 2 năm, ngoài
ra các kỳ thi cấp độ AS ở cấp độ thấp hơn so với các kỳ thi cấp độ A. Văn văn bằng,
chứng chỉ độ AS là chứng chỉ General Certificate of Education (GCE) advanced
subsidiary levels (AS levels), văn văn bằng, chứng chỉ độ A là General Certificate of
Education (GCE) advanced levels (A level).
Giáo dục trung học nghề (secondary vocational education or further
education)
Ở Anh, Wales và Bắc Ireland, giáo dục nghề nghiệp bậc trung học thường được
gọi là giáo dục nâng cao (further education). Bậc trình độ này tách biệt với giáo dục
trung học và cũng không phải là một phần của giáo dục đại học. Giáo dục nâng cao
bao gồm cả giáo dục định hướng nghề nghiệp và kết hợp giữa giáo dục trung học phổ
thông và giáo dục nghề nghiệp.
Hội đồng Giáo dục Kinh doanh và Công nghệ (BTEC): Năm 1984, Hội đồng Giáo
dục Công nghệ và Kinh doanh (BTEC) bắt đầu cung cấp các chương trình dạy nghề
ở các cấp độ khác nhau của khung trình độ quốc gia: (1) Cấp độ 2-3 trong giáo dục
trung cấp nghề của Anh; và (2) Cấp độ 4-7 trong giáo dục nghề nghiệp sau trung học
(higher education) ở Anh.
Chương trình BTEC Cấp độ 3:

55
Sinh viên có thể lấy nhiều chứng chỉ và văn bằng khác nhau ở Cấp độ 3 của
Khung trình độ. Các chương trình này khác nhau về thời lượng và giờ học. Giờ học
được tính bằng giờ học có hướng dẫn (Guilded learning hours GLH). Trong số các
văn bằng này, chỉ có Văn bằng Pearson BTEC Level 3 National Extended Diploma
(thời gian 2 năm, số giờ học 1.080 giờ có hướng dẫn mới cho phép sinh viên tốt nghiệp
nhập học vào các chương trình giáo dục sau phổ thông ở Hà Lan.
Giáo dục sau trung học (higher education)
Giáo dục sau trung học ở Anh, Wales và Bắc Ireland bao gồm: các chương trình
không cấp bằng (non-degree programmes) (thường cấp chứng chỉ certificate hoặc
diploma) và chương trình cấp bằng (degree programmes) (bằng cử nhân, bằng thạc
sĩ hoặc bằng tiến sĩ). Các chương trình có thể được định hướng nghiên cứu và định
hướng nghề nghiệp.
Các chương trình không cấp bằng (non-degree programmes)
Giáo dục đại học của Anh cũng bao gồm các chương trình không cấp học vị
(chẳng hạn như Cử nhân) nhưng được cấp loại chứng chỉ khác. Đây được gọi là các
chương trình không cấp bằng. Các chứng chỉ quan trọng mà sinh viên có thể đạt được
thông qua các chương trình không cấp bằng là:
• Chứng chỉ Quốc gia bậc cao (the Higher National Certificate) (HNC);
• Diploma Quốc gia bậc cao (the Higher National Diploma) (HND);
• Các văn bằng cơ sở (FD).
Chứng chỉ quốc gia bậc cao (HNC): Trong khi rất nhiều trường đại học cung cấp
các chương trình không cấp bằng này thì sinh viên thường lấy được Chứng chỉ quốc
gia cao hơn (HNC) hoặc Bằng tốt nghiệp quốc gia cao hơn (HND) tại các cơ sở giáo
dục đào tạo trình độ trung học nghề (giáo dục bậc cao) secondary vocational education
(cao đẳng bậc cao) further education colleges) và trường cao đẳng (higher education
colleges). Trình độ của chương trình HNC tương đương với năm thứ nhất của chương
trình cử nhân theo định hướng nghề nghiệp. Thời gian: 1 năm (2 đến 3 năm bán thời
gian). Giờ học: 120 tín chỉ (CATS). Nội dung: các khóa học thường mang tính thực
tiễn và định hướng nghề nghiệp. Yêu cầu nhập học: Chứng chỉ Quốc gia BTEC Cấp
độ 3 hoặc Văn bằng Mở rộng Quốc gia Cấp độ 3 BTEC. Khi được nhận vào dựa trên
các cấp độ GCE A và GCSE, thường phải có 1 cấp độ GCE A cộng với 3 đến 4 GCSE.
Tốt nghiệp chương trình HNC, người học có quyền chọn vào năm thứ 2 của
chương trình HND có liên quan; hoặc vào năm thứ 2 của chương trình cử nhân có liên
quan.
Higher National Diploma (HND)

56
Chương trình cấp (HND) này ở cấp độ tương đương với năm thứ nhất và thứ hai
của chương trình cử nhân. Thời gian: 2 năm, đôi khi 3 năm bao gồm 1 năm làm việc
(3 đến 4 năm bán thời gian). Giờ học: 240 tín chỉ (CATS). Nội dung: các khóa học
thường mang tính thực tiễn và định hướng nghề nghiệp. Yêu cầu nhập học: Chứng
chỉ Quốc gia BTEC Cấp độ 3 hoặc Văn bằng Mở rộng Quốc gia Cấp độ 3 BTEC. Khi
được nhận vào dựa trên các cấp độ GCE A và GCSE, thường phải có 1 cấp độ GCE
A cộng với 3 đến 4 GCSE. Với văn bằng HND, sinh viên có thể đăng ký vào năm thứ
2 hoặc thứ 3 của chương trình cử nhân có liên quan. Đáng chú ý, các tổ chức cũng
có thể nhận một sinh viên có bằng HND vào chương trình thạc sĩ nếu sinh viên được
đề cập có kinh nghiệm làm việc liên quan.
Bằng cơ sở (FD)
Bằng cơ sở (FD) được coi là một chương trình không cấp bằng vì chương trình
này không cấp bằng học thuật như bằng cử nhân hoặc bằng thạc sĩ. Các chương trình
FD nhằm chuẩn bị cho sinh viên theo các ngành nghề cụ thể. Trong nhiều trường hợp,
chính trường đại học cấp bằng cơ sở (FD) trong khi các tổ chức đối tác của trường
(được gọi là các trường cao đẳng đối tác) cung cấp các chương trình cấp bằng thực
tế có liên quan. Thời gian: 2 năm (3 năm bán thời gian). Giờ học: 240 tín chỉ (CATS).
Nội dung: kết hợp giữa lý thuyết và đào tạo thực hành. Yêu cầu nhập học: các yêu
cầu khác nhau, từ một số GCSE nhất định (thường là tiếng Anh và Toán với cấp độ 3
đến 1) hoặc 2 cấp độ GCE A (với cấp EE), hoặc Chứng chỉ Mở rộng Quốc gia BTEC
Cấp độ 3 trong một lĩnh vực liên quan.
Sau khi có văn bằng, chứng chỉ cơ sở (FD), người học có thể đi làm hoặc đăng
ký vào năm thứ 3 của chương trình cử nhân có liên quan (chương trình bổ sung 1
năm).
Về các chương trình cấp bằng (degree programmes):
• Bằng Cử nhân (Danh dự) (và bằng Cử nhân (Phổ thông)) (Bachelor (Honours)
degree (and intermediate a Bachelor (Ordinary) degree)
• Bằng thạc sĩ
• MA/MSc theo nghiên cứu (Master’s degree, MA/MSc by research)
• Thạc sĩ Nghiên cứu (MRes) (Master of Research (MRes)
• Thạc sĩ Triết học (MPhil) (Master of Philosophy (MPhil)
• Tiến sĩ Khoa học Doctor of Philosophy (PhD)
Bằng Cử nhân (Danh dự)
Hầu hết các chương trình cử nhân là chương trình cử nhân danh dự. Trong bối
cảnh này, thuật ngữ 'danh dự' không đề cập đến bất kỳ sự phân biệt tốt nghiệp cụ thể

57
nào, mà biểu thị rằng người học đã theo học một chương trình danh dự liên quan đến
một số giờ học nhất định. Thời lượng: thường là 3 năm, nhưng có những chương trình
đại học kéo dài 4 năm, chẳng hạn như cái gọi là chương trình sandwich có thêm một
năm, trong đó sinh viên có được kinh nghiệm làm việc (thông qua một vị trí làm việc).
Ngoại lệ: 5 đến 6 năm đối với các chương trình về y học, thú y, nha khoa và kiến trúc.
Số giờ học: 120 tín chỉ mỗi năm và 360 tín chỉ cho 3 năm học. Yêu cầu nhập học:
Chứng chỉ Giáo dục cơ sở (GCE) với ít nhất cấp độ A 3 (General Certificate of
Education (GCE) with at least 3 A levels) hoặc đôi khi là Bằng tốt nghiệp Quốc gia
BTEC Cấp độ 3 (BTEC Level 3 National Diploma) hoặc Văn bằng Mở rộng Quốc gia
Cấp độ 3 BTEC (BTEC Level 3 National Extended Diploma)
Người học không thể hoặc không muốn hoàn thành chương trình danh dự đầy
đủ sẽ đủ điều kiện nhận văn bằng:
• Chứng chỉ Giáo dục Đại học (CertHE) sau 1 năm ((120 CATS).
• Văn bằng Giáo dục Đại học (DipHE) sau 2 năm (240 CATS).
• Bằng Cử nhân (Phổ thông) sau hơn 2 năm (ít nhất 300 CATS)
Bằng thạc sĩ
Các chương trình thạc sĩ kéo dài một năm có thể được định hướng nghiên cứu
và định hướng chuyên nghiệp. Đây là những thạc sĩ được giảng dạy, bởi vì phần lớn
giáo dục được cung cấp dưới dạng các môn học. Thời hạn: thường là 1 năm. Giờ học:
180 CATS cho 12 tháng học (Thạc sĩ). Người học không thể hoặc không muốn hoàn
thành toàn bộ bằng thạc sĩ / thạc sĩ đã giảng dạy có thể đủ điều kiện nhận chứng chỉ,
văn bằng sau khi được một phần số lượng tín chỉ yêu cầu.
• Chứng chỉ Sau Đại học (PGCE) sau khi hoàn thành 60 CATS.
• Văn bằng Sau Đại học (PGDip) sau khi hoàn thành 120 CATS.
Các trường hợp ngoại lệ trong Thạc sĩ Nghệ thuật được trao cho sinh viên ít nhất
2 năm sau khi lấy bằng Cử nhân Nghệ thuật, tại 4 trường đại học cũ của Scotland
(Aberdeen, St Andrews, Edinburgh và Glasgow) và tại Đại học Dundee và Đại học
Heriot-Watt, người học không hoàn thành chương trình cử nhân nghệ thuật với bằng
cử nhân. Ngược lại, họ có được bằng Thạc sĩ Nghệ thuật (Danh dự).

Thạc sĩ tích hợp


Thạc sĩ tích hợp là chương trình thạc sĩ với thời gian 4 năm (480 CATS). Hoặc
thời hạn 5 năm nếu sinh viên theo học chương trình bánh sandwich với một năm thêm
mà họ có được kinh nghiệm làm việc (thông qua một vị trí làm việc). Người học có

58
thể ghi danh ngay sau khi đạt được các cấp độ GCE A của mình. Các chương trình
cấp bằng này về cơ bản là sự kết hợp của chương trình cấp bằng cử nhân và thạc sĩ.
MS/MSc theo nghiên cứu (Thời gian: 1 năm. Người học hoàn thành các môn học
và đào tạo về kỹ năng nghiên cứu và viết luận án khoảng 15.000 đến 30.000 từ).
Thạc sĩ nghiên cứu (MRes)
Trong chương trình Thạc sĩ Nghiên cứu (MRes), Người học thường thực hiện
nhiều dự án nghiên cứu. Thời hạn: 1 năm. Giờ học: 180 CATS. MRes đôi khi được
tính là năm đầu tiên của Tiến sĩ.
Thạc sĩ triết học (Master of Philosophy)

Thạc sĩ triết học (MPhil) cũng là một thạc sĩ nghiên cứu, nhưng ở cấp độ cao hơn
so với bằng thạc sĩ thông thường hoặc bằng MA/MSc theo nghiên cứu và thạc sỹ
nghiên cứu cứu (MRes). Lưu ý rằng trong bối cảnh này, thuật ngữ 'triết học' không đề
cập đến bất kỳ mối liên hệ nào của chương trình với việc nghiên cứu triết học, nhưng
triết học là nền tảng trong việc thực hiện nghiên cứu. Thời lượng: thường là 2 năm,
nhưng cũng có chương trình 9 tháng hoặc 1 năm.

Tiến sĩ Triết học (Tiến sĩ)


Sau khi lấy bằng thạc sĩ nghiên cứu, người học có thể học chương trình tiến sĩ.
Thời hạn: 3 năm. Yêu cầu nhập học: bằng MRes hoặc bằng thạc sĩ MPhi.
Các loại hình cơ sở đào tạo bậc sau trung học
Ở Vương quốc Anh, có nhiều loại cơ sở giáo dục sau trung học gồm:
1. Các trường đại học;
2. Các tổ chức phi đại học (non-university institutions), chẳng hạn như trường
cao đẳng, học viện (institututes), trường học (schools) và học viện (academies).
Các cơ sở này cung cấp cả giáo dục định hướng nghiên cứu và giáo dục nghề
nghiệp sau trung học. Ví dụ, một số cơ sở giáo dục đại học cung cấp kỹ thuật cả theo
định hướng nghiên cứu và các chương trình cử nhân theo định hướng nghề. Xin lưu
ý: chỉ các trường đại học được coi là cơ sở được công nhận, nghĩa là họ có thể cấp
văn bằng, chứng chỉ học thuật. Các tổ chức khác không có quyền này.
5.2. Kiểm định và đảm bảo chất lượng
Bậc trung học nghề và các bằng đào tạo nghề sau trung học
Bằng được đánh giá theo hai tiêu chí là sự công nhận của cơ quan quản lý
(regulatory body) và sự công nhận của cơ quan cấp bằng (awarding body).

59
Cơ quan quản lý là tổ chức chịu trách nhiệm bảo đảm chất lượng giáo dục trung
học và đào tạo nghề. Mỗi vùng có một cơ quan quản lý riêng. Các cơ quan quản lý
duy trì cơ sở dữ liệu về các văn bằng, chứng chỉ được công nhận và công nhận.
Cơ sở dữ liệu cho mỗi khu vực:
(i) Cơ quan đăng ký Ofqual cho Anh (Ofqual-register)
(ii) Hội đồng Chương trình giảng dạy, Kiểm tra & Đánh giá cho Bắc Ai len (Ireland
Council for the Curriculum, Examinations & Assessment -CCEA-);
(iii) Cơ quan văn bằng, chứng chỉ tại Wales (QiW) (Qualifications in Wales (QiW))
Tại Scotland thì cơ quan phụ trách là Scottish Qualifications Authority (SQA)

Cơ quan quản lý là tổ chức chịu trách nhiệm bảo đảm chất lượng giáo dục trung
học (và đào tạo nghề). Mỗi vùng có một cơ quan quản lý riêng. Các cơ quan quản lý
duy trì cơ sở dữ liệu về các văn bằng, chứng chỉ được công nhận.
Ofqual (the Office of Qualifications and Examinations Regulation):
Văn phòng Quy định về Văn bằng, chứng chỉ và Kiểm tra (Ofqual) quy định về
trình độ, kỳ thi và đánh giá ở Anh. Cơ quan này duy trì các tiêu chuẩn và sự tự tin về
văn bằng, chứng chỉ ở Anh: GCSEs, AS level, A level, kỹ thuật và nghề nghiệp như
HNC, HND. Ofqual được thành lập năm 2010, là cơ quan độc lập với Chính phủ, báo
cáo trực tiếp với Quốc hội Anh. Cơ quan này không quy định và quản lý các cơ sở đào
tạo mà quy định và quản lý đối với tổ chức cấp phát bằng (awarding organizations).
Ofqual quản lý các tổ chức cấp phát bằng thông qua thủ tục:
- Công nhận ban đầu: Thủ tục này đảm bảo các tổ chức này đáp ứng các yêu
cầu quy định gồm kết quả đầu ra phải đạt được, yêu cầu đối với tổ chức về quản lý và
hành vi, các yêu cầu liên quan trực tiếp đến chương trình như thiết kế nội dung, việc
triển khai đào tạo và cấp phát bằng.
- Kiểm tra, giám sát thường xuyên: Để đảm bảo các cơ quan cấp bằng duy trì
đáp ứng các điều kiện, Ofqual yêu cầu các cơ quan này báo cáo hoạt động hàng năm
và thực hiện kiểm tra các chương trình có cấp bằng. Ofqual cũng quản lý, giám sát
tổng thể quy trình cấp phát bằng, sử dụng cách tiếp cận so sánh. Nếu các tổ chức cấp
bằng không đáp ứng điều kiện quy định, Qfqual sẽ yêu cầu giải quyết vấn đề và giám
sát chặt chẽ quá trình này, hoặc công bố bằng chứng là tổ chức đào tạo không tuân
thủ quy định, hoặc đặt một khoản lệ phí tính trên số phí họ thu được từ cấp bằng, phạt
các tổ chức hoặc rút giấy công nhận hoạt động.
Công nhận của cơ quan cấp bằng
Các cơ sở đào tạo không cấp bằng mà công việc này do cơ quan cấp bằng thực
hiện. Tổ chức cấp bằng phải được cơ quan quản lý nêu trên ở từng quốc gia công

60
nhận. Có thể kiểm tra điều này bằng cách tra cứu về cơ quan cấp bằng trong cơ sở
dữ liệu của cơ quan quản lý được liệt kê ở trên.
Ví dụ cơ quan cấp phát bằng như: Các Hội đồng kiểm tra trình độ trung học cơ
sở và trung học phổ thông (The examination boards for secondary education -GCSE
and GCE levels) như AQA, Cambridge và OCR; City & Guilds là Hội đồng đánh giá
đào tạo nghề (The examination board for vocational education).
Cần lưu ý là các cơ quan cấp bằng đăng ký với Ofqual có thể cấp bằng quy định
(regulated qualifications) hoặc bằng theo nhu cầu (customised qualifications). Bằng
quy định (regulated qualifications) là bằng được Ofqual kiểm soát chất lượng và được
đăng tải trên trang thông tin điện tử của Ofqual. Bằng theo nhu cầu (customised
qualifications) không được đăng tải trên trang thông tin đăng ký Ofqual-register và
không được Ofqual kiểm soát chất lượng.
Giáo dục sau trung học (không bao gồm văn bằng đào tạo nghề)
Khi đánh giá các văn bằng trong giáo dục đại học ở Vương quốc Anh (văn bằng
học thuật, không bao gồm văn bằng đào tạo nghề), cần kiểm tra cơ sở đào tạo cấp
văn bằng đó có được công nhận hay không. Để kiểm tra việc này, cần xem cơ sở đào
tạo đó có được liên kết trong trang thông tin điện tử của Chính phủ trong phần tổng
quan về các cơ quan được công nhận (recognised bodies); hoặc các cơ sở được liệt
kê (listed bodies).
Danh sách cơ sở được công nhận (recognised bodies) được đăng tải trên trang
thông tin điện tửtrang thông tin điện tử của cơ quan Văn phòng cho sinh viên (Office
for Students) (OfS) tại mục The OfS Register. Để được công nhận, các cơ sở đào tạo
phải đáp ứng các tiêu chuẩn chất lượng - Core practices of the UK Quality Code for
Higher Education.
Các cơ sở được liệt kê (listed bodies) là các cơ sở giáo dục đại học không được
phép cấp bằng. Tuy nhiên, họ được phép đào tạo các chương trình được cấp bằng
theo chương trình hợp tác với một cơ sở đào tạo được công nhận. Trong trường hợp
đó, cơ quan được công nhận mà họ đang hợp tác sẽ đảm bảo chất lượng của chương
trình cấp bằng và tự cấp bằng. Các cơ quan được liệt kê được phép cung cấp các
chương trình không cấp bằng (non - degree) một cách độc lập, sau đó tự trao các
chứng chỉ và văn bằng từ các chương trình này. Danh sách các cơ sở này ở đường
link https://www.gov.uk/check-university-award-degree/recognised-awards.
Cơ quan đảm bảo chất lượng sau trung học (The Quality Assurance Agency for
Higher Education -QAA) chịu trách nhiệm về đảm bảo chất lượng đối với trình độ đào
tạo sau trung học (đối với văn bằng, chứng chỉ thuộc học thuật) ở Anh, Wales, Bắc Ai
Len, Scotland. QAA là cơ quan độc lập phối hợp và quản lý theo dõi các đợt kiểm tra
đánh giá các chương trình đào tạo. Thông tin về đảm bảo chất lượng sau trung học

61
(học thuật) trình bày ở tài liệu UK Quality Code UK Quality Code for Higher Education
- Part A: Setting and Maintaining Academic Standards.

62
III. MỘT SỐ HƯỚNG DẪN CHUNG VỀ NGHIÊN CỨU HỆ THỐNG GIÁO DỤC
CÁC QUỐC GIA PHỤC VỤ CÔNG NHẬN VĂN BẰNG, CHỨNG CHỈ DO CƠ SỞ
GDNN NƯỚC NGOÀI CẤP
Khi nghiên cứu về hệ thống giáo dục các quốc gia phục vụ công việc công nhận
văn bằng, chứng chỉ do cơ sở GDNN nước ngoài cấp, cần lưu ý các nội dung như
sau:
(i) Trước khi nghiên cứu về hệ thống giáo dục các quốc gia phục vụ công việc
công nhận văn bằng, chứng chỉ nước ngoài, cần nghiên cứu và hiểu rõ về hệ thống
giáo dục của Việt Nam, nghiên cứu khung trình độ quốc gia và hệ thống GDNN của
Việt Nam. Điều này rất cần thiết vì chỉ sau khi nắm rõ về các bậc trình độ GDNN của
Việt Nam thì mới xác định bậc trình độ, các văn bằng trong hệ thống của nước ngoài
có thể đối sánh và công nhận tương đương bằng GDNN của Việt Nam. Ví dụ, cần
hiểu rõ hệ thống giáo dục của Việt Nam hiện nay chỉ có một loại bằng cao đẳng để khi
nghiên cứu hệ thống giáo dục của Úc thì đều đánh giá công nhận văn bằng Advanced
Diploma trong GDNN của Úc và bằng Associate Degree và Advanced Diploma trong
hệ thống giáo dục đai học của Úc tương đương với bằng cao đẳng của Việt Nam.
(ii) Truy cập các trang thông tin của cơ quan quản lý nhà nước về giáo dục và
GDNN của Chính phủ các quốc gia, các cơ quan kiểm định, các tổ chức cấp bằng, cơ
quan công nhận văn bằng, chứng chỉ để có thông tin tin cậy, cập nhật về hệ thống
GDNN, các bậc trình đô đào tạo, chương trình đào tạo và hệ thống kiểm định, đảm
bảo chất lượng quốc gia đó. Việc không tìm hiểu về hệ thống giáo dục và GDNN của
các nước bao gồm hệ thống giáo dục đào tạo nghề (TVET) mà chỉ tìm hiểu về hệ
thống đào tạo nghề (vocational training) sẽ đem lại kết quả không mong muốn. Ví dụ
như hệ thống đào tạo nghề của Nhật Bản do Bộ Lao động, Phúc lợi và Xã hội quản lý
không cấp bằng cấp trong hệ thống giáo dục quốc dân mà hoàn toàn độc lập với hệ
thống GDNN do Bộ Giáo dục Văn hóa, Thể thao, Khoa học và Công nghệ của Nhật
quản lý nhà nước. Trong hệ thống đào tạo nghề do Bộ Lao động, Phúc lợi và Xã hội,
cơ sở đào tạo hay doanh nghiệp chỉ cấp chứng chỉ nghề và chứng chi này không được
công nhận như các văn bằng, chứng chỉ do Bộ Giáo dục Văn hóa, Thể thao, Khoa học
và Công nghệ của Nhật quản lý.
(iii) Nghiên cứu các tài liệu cung cấp các thông tin tổng quát về hệ thống giáo dục
của quốc gia đó bao gồm các thông tin về các bậc trình độ, khung trình độ nếu có và
hệ thống đảm bảo chất lượng để hiểu biết các vấn đề mang tính tổng quan trước khi
nghiên cứu các nội dung chi tiết hơn. Điều này vừa giúp hiểu dễ hơn các nội dung,
tiết kiệm thời gian, công sức vừa giúp hiểu đúng được các thuật ngữ liên quan đến
bậc trình độ và kiểm định chất lượng sử dụng theo từng quốc gia. Việc hiểu đúng thuật
ngữ vô cùng quan trọng và chỉ có thể hiểu đúng khi đặt trong bối cảnh hệ thống của
quốc gia đó. Ví dụ thuật ngữ accreditation ở Úc khác so với Mỹ hay thuật ngữ về higher

63
education, tertiary education và post secondary education khác nhau giữa các quốc
gia.
(iv) Sau khi tìm hiểu trên các trang thông tin của quốc gia nghiên cứu, có thể
tham khảo thêm các trang thông tin có uy tín và tin cậy như UNESCO, Eric-Naric,
NUFFIC…Mặc dù vậy, thông tin các trang này có thể không cập nhật như các trang
thông tin của Chính phủ các nước. Lưu về thời gian các thông tin được cung cấp, luôn
sử dụng thông tin cập nhật nhất.
(v) Tập trung nghiên cứu về các bậc trình độ đào tạo trong hệ thống GD quốc
gia, khung trình độ đào tạo, loại hình cơ sở đào tạo, thời lượng đào tạo của mỗi
chương trình đào tạo, số lượng tín chỉ, giá trị tín chỉ và thời lượng tương ứng so với
bằng cử nhân của quốc gia đó, điều kiện đào vào của mỗi bậc trình độ và việc công
nhận, kiểm định cơ sở GDNN và chương trình GDNN.
(vi) Nghiên cứu, tham khảo các khung trình độ tham chiếu khu vực, hệ thống
ISCED, các báo cáo, tài liệu đối sánh trình độ của quốc gia để thêm cơ sở đánh giá,
công nhận văn bằng, chứng chỉ.
(vii) Khi dịch thuật, ghi chú hay trình bày về hệ thống giáo dục các quốc gia phục
vụ công việc công nhận văn bằng, chứng chỉ nước ngoài, phần dịch nên giữ nguyên
một số thuật ngữ bằng tiếng Anh và tiếng bản xứ nếu cần thiết để đảm bảo phân biệt
chính xác các thuật ngữ và hiểu đúng thuật ngữ trong bối cảnh hệ thống giáo dục của
quốc gia đó.

64
IV. HƯỚNG DẪN CỤ THỂ VỀ ĐÁNH GIÁ, CÔNG NHẬN VĂN BẰNG, CHỨNG
CHỈ DO CƠ SỞ GDNN Ở CÁC QUỐC GIA ĐƯỢC NGHIÊN CỨU
1. Công nhận văn bằng, chứng chỉ của Mỹ:
1.1. Kiểm tra về tình trạng kiểm định của cơ sở đào tạo và chương trình đào tạo:
Bước 1: Tra trên trang thông tin điện tửtrang thông tin điện tử của Trường tìm
thông tin về kiểm định cơ sở đào tạo và kiểm định chương trình đào tạo. Nếu có tên
tổ chức kiểm định thì tiếp theo đến bước 2.
Bước 2: Tra cứu vào trang thông tin điện tửtrang thông tin điện tử của cơ quan
kiểm định để xác nhận tình trạng kiểm định công bố trên trang thông tin điện tử của
Trường
Bước 3: Kiểm tra cơ sở kiểm định có được công nhận hay không thì vào Bộ Giáo
dục chính phủ liên bang Mỹ (https://www.ed.gov/) vùng/khu vực hoặc của CHEA đối
với cơ quan kiểm định khác tìm tên cơ sở kiểm định.
Trong trường hợp, bước 1 không có thông tin về kiểm định thì truy cập trang
thông tin điện tử CHEA hoặc Bộ Giáo dục tìm thông tin về cơ sở đào tạo có được kiểm
định hay không và từ đó tìm được thông tin cơ quan kiểm định để có thể kiểm tra thông
tin chi tiết hơn về tình trạng kiểm định.
Ví dụ để kiểm tra chương trình đào tạo cấp bằng Associate in Sciences in
Business Administration Broward College, Floria tại Mỹ.
(1). Bước 1: Vào trang thông tin điện tử của Trường, trong mục về (about) có tiểu
mục về kiểm định (Accreditation)
Đọc mục Accreditation có thông tin về kiểm định cơ sở đào tạo do cơ quan kiểm
định vùng SACSCOC thực hiện, cụ thể như sau:

65
(2). Bước 2: Do tuyên bố nêu trên mới là của trường nên cần kiểm tra tại trang
thông tin điện tử của SACSCOC có thông tin kiểm định cơ sở đào tạo Broward College
hay không.

66
Kết quả là:

67
(3), Kết quả trên cho thấy tình trạng kiểm định của trường là đã được kiểm định
(accredited), và thời gian kiểm định lại tới 2014, 2019 sẽ đánh giá lại, năm xác nhận
lại về kiểm định là 2024. Ngoài ra, có đường dẫn để xem các chương trình đào tạo
của trường (view available programs). Truy cập vào đây sẽ ra các chương trình đào
tạo trong đó có chương trình Associate in Sciences in Business Administration.
Trong trường hợp chưa chắc SACSCOC có là cơ quan kiểm định được công
nhận hay không thì tìm tên cơ sở đào tạo trực tiếp trên trang thông tin điện tử của Bộ
Giáo dục liên bang và CHEA.

68
1.2. Đề xuất công nhận tương đương trình độ GDNN của Việt Nam:
Văn bằng, chứng chỉ của Mỹ Công nhận tương đương với trình độ
GDNN của Việt Nam

1 Bằng trung học nghề Trung cấp

Associate Degree (thời gian đào Cao đẳng


2
tạo 2 năm)

1.3. Website hữu ích:


- https://www.ed.gov/
- https://www.chea.org/
2. Công nhận văn bằng, chứng chỉ của Úc:
2.1. Kiểm tra về tình trạng kiểm định của cơ sở đào tạo và chương trình đào tạo:
(1) Truy cập trang https://training.gov.au/ chọn mục National Register of VET

69
(2) Gõ thông tin về cơ sở đào tạo tại mục Organisation/RTO, ví dụ như đang
công nhận văn bằng, chứng chỉ của Học viện Box Hill gõ chính xác tên trường bằng
tiếng Anh “Box Hill Institute”

(3) Vào tiếp mục registration để xem tình trạng kiểm định của cơ sở GDNN

70
Thông tin trên hiện ra các thông tin về thời điểm đăng ký ban đầu là năm 1995
(khi bắt đầu hoạt động), và thời gian bắt đầu đợt đăng ký gần đây nhất là 2015 và ngày
hết hiệu lực đăng ký là 2022. Như vậy cơ sở này trong tình trạng “được kiểm định và
cộng nhận”
(4) Sau đó vào mục Scope (Phạm vi) để kiểm tra chương trình đào tạo có trong
danh mục không (thể hiện cơ sở đào tạo được phép đào tạo chương trình)

71
(5) Bấm chuột vào tên chương trình cần xác minh, cửa sổ chi tiết về chương trình
hiện ra

(6) Trong đó có mục Display history sẽ hiện ra thông tin về lịch của chương trình,
mục này khá quan trọng vì người có nhu cầu công nhận có thể học các khoá học từ
rất lâu nên bảng này sẽ cung cấp thông tin xác thực về thời gian học của chương trình

2.2. Đề xuất công nhận tương đương trình độ GDNN của Việt Nam:

72
Công nhận tương đương với trình độ
Văn bằng, chứng chỉ của Úc
GDNN của Việt Nam

1 Certificate I

2 Certificate II Nếu thời gian đào tạo từ 3 tháng đến dưới


1 năm đề nghị công nhận tương đương Sơ
3 Certificate III cấp

4 Certificate IV

5 Diploma Trung cấp * (hiện nay Bộ GD và Bộ LĐ đang


công nhận là tương đương trung cấp, tuy
nhiên, một số chương trình thời gian đào
tạo 2 năm thì cần xem xét đề nghị công
nhận tương đương là cao đẳng nếu học
sinh đã có bằng tốt nghiệp trung học phổ
thông)

6 Advanced Diploma Cao đẳng

2.3. Các trang thông tin điện tử hữu ích


- https://training.gov.au/
- https://www.dese.gov.au/
- https://www.asqa.gov.au/
3. Công nhận văn bằng, chứng chỉ của Nhật Bản:
3.1. Kiểm tra về tình trạng kiểm định của cơ sở đào tạo và chương trình đào tạo:
(1) Truy cập trang thông tin điện tử của Trung tâm thông tin công nhận bằng cấp
học thuật của Nhật Bản (NIC-Japan) https://www.nicjp.niad.ac.jp/en/search/index.html
(2) Tại mục Search, gõ tên trường, chẳng hạn “Central Art School Tokyo”, màn
hình sẽ hiện thông tin về trường

73
(3) Sau đó click vào tên trường, sẽ hiện ra danh mục các chương trình đào tạo
để xác minh trong đó có đủ thông tin liên quan.

3.2. Đề xuất công nhận tương đương trình độ GDNN của Việt Nam:
Văn bằng chứng chỉ của Công nhận tương đương với trình độ
Nhật Bản GDNN của Việt Nam

1 Bằng cấp nghề của cao đẳng Trung cấp


đào tạo chuyên môn
(Specialized Training College
Upper Secondary Certificate
of Graduation).

74
2 Diploma (senmonshi) (thời Cao đẳng
gian học 2 năm)

3 Associate degree Cao đẳng


(professional)

4 Associate (Diploma) (kōtō- Cao đẳng


senmon-gakkō or KOSEN):

3.3. Trang thông tin điện tử hữu ích:

- https://www.nicjp.niad.ac.jp/
- https://www.mext.go.jp/en/
4. Công nhận văn bằng, chứng chỉ của Singapore:
4.1. Kiểm tra về tình trạng kiểm định của cơ sở đào tạo và chương trình đào tạo:
Nếu cơ sở đào tạo ở Singapore không trong danh sách 5 Trường Bách khoa và
Học viện Sư phạm Kỹ thuật (ITE) thì sẽ là trường tư thục.
Truy cập vào trang https://www.ssg.gov.sg/cpe/pei.html là trang của cơ quan Kỹ
năng tương lai (SkillsFuture Singapore -SSG) là hội đồng thuộc Bộ Giáo dục
Singapore.

Nhấn vào mục PTE Insitutions, sẽ hiện ra cửa sổ sau để tra cứu tên các cơ sở
đào tạo tư nhân của Singapore.
Cần lưy ý rằng các cơ sở đào tạo tư nhân như trình bày ở trên có thể cung cấp
giáo dục ở mọi cấp độ và cung cấp các chứng chỉ (certificate) và văn bằng diploma
của chính họ. Các chứng chỉ này không phải là văn bằng được công nhận trên toàn

75
quốc. Đăng ký với CPE không tương đương với công nhận. CPE không đảm bảo chất
lượng của các chương trình giáo dục. Các tổ chức giáo dục tư nhân (PEI) có thể không
cấp bằng của riêng họ nhưng họ có thể cung cấp các chương trình do bên khác cấp
bằng. Trong quá trình xây dựng này, cơ sở tư nhân của Singapore giảng dạy và cơ
sở đối tác nước ngoài cấp bằng. Các văn bằng được cấp do đó thuộc hệ thống công
nhận và chứng nhận tại quốc gia của đối tác quốc tế có liên quan.

Sau đó vào mục PTE listing, và tra cứu tên theo danh sách Aphabet

hoặc vào mục search và gõ tên trường, ví dụ “SINGAPORE INSTITUTE OF


MANAGEMENT”

76
Cửa số sẽ hiện ra thông tin đăng ký của cơ sở đào tạo và nhấn vào mục khoá
học “Courses” sẽ hiện ra các khoá đào tạo của trường.
4.2. Đề xuất công nhận tương đương trình độ GDNN của Việt Nam:
Văn bằng chứng chỉ của Công nhận tương đương với trình
Singapore độ GDNN của Việt Nam

1 Polytechnic Diploma Trung cấp

2 Chứng chỉ ITE Quốc gia Cao đẳng


(NITEC) 2 và 3 năm

3 Các cơ sở đào tạo tư nhân Việc công nhận tương đương Trung
cấp bằng Diploma hoặc cấp/Cao đẳng căn cứ xác minh bằng đó
Advanced Diploma cho chính cơ sở của Singapore cấp hay
bằng của nước ngoài, nếu của nước
ngoài thì cần căn cứ hệ thống bằng cấp
và kiểm định của nước ngoài. Việt Nam
cũng cần xem xét có công nhận văn
bằng của chính cơ sở đào tạo tư nhân
của Singapore cấp hay không do chính
bằng cấp này không được công nhận ở
nước sở tại.

4.3. Trang thông tin điện tử hữu ích:


- https://www.moe.gov.sg/

77
- https://www.ssg.gov.sg/cpe/pei.html
5. Công nhận văn bằng, chứng chỉ của Anh, Wales và Bắc Ireland:

5.1. Kiểm tra về tình trạng kiểm định của cơ sở đào tạo và chương trình đào tạo
(1) Đối với văn bằng của Anh, truy cập trang thông tin điện tử của (i) Cơ quan
đăng ký Ofqual của Anh (Ofqual-register):
https://www.gov.uk/government/organisations/ofqual

(2) Vào mục “Find a regulated qualification/organisation” để tìm tên văn bằng
hoặc tổ chức cấp phát bằng: vào Organisations rồi chọn tên tổ chức cấp phát bằng, ví
dụ là Pearson, sẽ hiện ra các thông tin về tình trạng công nhận của Pearson.

78
(3) Cần lưu ý là nếu chỉ kiểm tra tổ chức cấp bằng có trong danh sách tổ chức
cấp phát bằng được công nhận là chưa đủ mà cần kiểm tra văn bằng có là trong danh
sách được Ofqual công nhận hay không.
Cụ thể, có 2 loại bằng (qualifications) của tổ chức cấp phát bằng bao gồm: (1)
Bằng được quản lý (regulated qualifications) là chương trình đào tạo do tổ chức cấp
bằng xây dựng đăng ký với Ofqual, được Ofqual đánh giá và đảm bảo về chất lượng,
được đăng tải đăng tải trên trang thông tin điện tử của Ofqual
https://www.gov.uk/government/organisations/ofqual, mã văn bằng theo hệ thống
bằng cấp trong khung trình độ của Anh và (2) Bằng (customised qualifications) là
chương trình đào tạo do cơ sở đào tạo xây dựng và đề nghị tổ chức cấp bằng kiểm
định, cấp bằng; chương trình này không đăng ký với Ofqual và không được Ofqual
kiểm soát chất lượng.
(4) Cần kiểm tra tên văn bằng có trong danh sách được Ofqual công nhận, tại
mục search results, chọn “qualifications” và gõ tên văn bằng ví dụ “Pearson BTEC
level 5 HND Diploma Business” hoặc chọn theo cơ chế lọc tại bên trái màn hình.
Màn hình hiện ra tên chương trình đào tạo, đúng mã hiệu (Qualification number)
thì kết luận là văn bằng đó được Ofqual công nhận.

79
Tương tự kiểm tra đối với văn bằng của Bắc Ireland và Wales.

5.2. Đề xuất công nhận tương đương trình độ GDNN của Việt Nam:
Văn bằng, chứng chỉ của Anh, Công nhận tương đương với trình
Wales và Bắc Ireland độ GDNN của Việt Nam

1 Chương trình BTEC Cấp độ Sơ cấp


1,2,3 (nếu thời lượng đào tạo
trên 3 tháng dưới 1 năm)

2 Chứng chỉ Quốc gia bậc cao (the Trung cấp


Higher National Certificate)
(HNC) (level 4)
3 Diploma Quốc gia bậc cao (the Cao đẳng
Higher National Diploma) (HND)

4 Các văn bằng cơ sở (FD) Tương đương giữa cao đẳng và đại học
nên có thể đề nghị các cơ sở GDNN
chuyển đổi tín chỉ

5.3. Trang thông tin điện tử hữu ích:


- https://www.gov.uk/government/organisations/department-for-education
- https://www.gov.uk/government/organisations/ofqual
- https://www.qiw.wales/
- https://ccea.org.uk

80
V. PHÂN TÍCH, ĐỀ XUẤT CÁC VẤN ĐỀ CHUNG TỪ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

V. Phân tích, đề xuất các vấn đề chung từ kết quả nghiên cứu:
Báo cáo này không trình bày toàn bộ các khía cạnh hay yếu tố của hệ thống giáo
dục của các quốc gia lựa chọn nghiên cứu mà chỉ tập trung mô tả các bậc trình độ đào
tạo, các cơ sở đào tạo GDNN và hệ thống đảm bảo chất lượng trình độ đào tạo GDNN
các quốc gia để phục vụ việc nghiên cứu, đánh giá, công nhận văn bằng của cơ sở
GDNN nước ngoài cấp. Mặc dù việc nghiên cứu chỉ phục vụ mục tiêu cụ thể nêu trên,
tuy nhiên, qua quá trình nghiên cứu, có thể rút ra một số xu hướng, đặc điểm chung
về bậc trình độ đào tạo GDNN, cơ sở GDNN và vấn đề đảm bảo chất lượng GDNN
trong hệ thống giáo dục của các quốc gia mà Việt Nam cần nghiên cứu, tham khảo
như sau:
1. Giáo dục nghề nghiệp ở bậc trung học
Đào tạo nghề ở bậc trung học tại các quốc gia nghiên cứu theo hai xu hướng là
vừa học trung học phổ thông vừa học nghề như ở Mỹ, Úc, hoặc tách riêng thành một
hệ đào tạo độc lập, song song với hệ đào tạo trung học phổ thông như Nhật Bản (gọi
là trung học nghề - vocational secondary education) và Anh, Bắc Ai len và Wales thuộc
Vương quốc Anh (gọi là giáo dục nâng cao - further education) - tương tự như GDNN
trình độ trung cấp ở Việt Nam.
Để từng bước phổ cập nghề cho thanh niên theo quy định của Luật GDNN, đẩy
mạnh phân luồng học sinh tốt nghiệp THCS vào học các trình độ GDNN, Việt Nam
nên nghiên cứu tham khảo hệ thống giáo dục của Úc để bổ sung thêm ngoài đào tạo
trình độ trung cấp ở trường cao đẳng, trung cấp như quy định hiện nay của Luật GDNN
(thời gian từ: 1-2 năm, không đòi hỏi kiến thức văn hóa THPT), còn triển khai vừa dạy
văn hoá phổ thông vừa dạy nghề cấp chứng chỉ sơ cấp 1,2,3 cho học sinh học tại các
trường trung học phổ thông, khối lượng học nghề được tính vào khối lượng học tập
để tốt nghiệp bằng trung học phổ thông. Ngoài ra, mô hình đào tạo trình độ cao đẳng
cho học sinh tốt nghiệp trung học cơ sở mà Việt Nam đang nghiên cứu triển khai khai
theo mô hình KOSEN tại các trường cao đẳng công nghệ của Nhật Bản (kết hợp đào
tạo bậc trung học phổ thông và đào tạo trình độ cao đẳng) cũng là một hướng đi đúng
đắn để tạo các cơ hội học tập cho người học, góp phần thực hiện phân luồng học sinh
tốt nghiệp THCS vào học GDNN.
2. Giáo dục nghề nghiệp ở bậc trên bậc 4, 5 của ISCED
Nhiều nghiên cứu về xu hướng của GDNN đã chỉ ra xu hướng phát triển GDNN
trình độ/bậc cao trong khung trình độ của quốc gia. Xu hướng này cũng thể hiện rõ tại
các quốc gia nghiên cứu. Khung trình độ quốc gia Úc gồm 10 bậc trong đó có các trình

81
độ thuộc GDNN gồm 7 bậc trong đó có một bậc tương đương sau đại học là bậc 8
gồm 2 loại văn bằng chứng chỉ là Vocational Graduate Certificate và Vocational
Graduate Diploma. Tại Mỹ, thời gian học thường từ 1-3 năm đối với chương trình thạc
sỹ nghiên cứu và 2-3 năm đối với chương trình thạc sĩ định hướng nghề (professionally
- oriented master) trong đó thạc sỹ định hướng nghề chú trọng vào thực hành nghề ở
trình độ cao. Tại Nhật Bản, trình độ Advanced Diploma (kodo senmonshi) có thời gian
đào tạo 3- 4 năm, thông thường là 4 năm với 124 tín chỉ (3.400 giờ) học tại các trường
cao đẳng chuyên nghiệp (professional training college), tương đương bằng cử nhân
(Bachelor) của Nhật Bản và bằng cử nhân của Việt Nam. Tại Singapore, các trường
đại học cung cấp cả bằng cử nhân theo giáo dục hàn lâm và giáo dục nghề bậc cao.
CHLB Đức không được lựa chọn nghiên cứu trong báo cáo này, tuy nhiên đây là quốc
gia phát triển hàng đầu về GDNN và Luật giáo dục nghề nghiệp được sửa đổi gần đây
nhất là năm 2020 đã bổ sung đào tạo nghề trình độ cao vào hệ thống GDNN. Ba bậc
trình độ đào tạo nghề nâng cao của CHLB Đức là Chuyên gia nghề (geprüfter
Berufsspecialist), Cử nhân chuyên nghiệp (Bachelor Professional) và Thạc sĩ chuyên
nghiệp (Master Professional). Như vậy, để đảm bảo cung cấp nguồn nhân lực có kỹ
năng nghề cao và tạo con đường học tập rộng mở cho người học GDNN đồng thời để
đảm bảo phù hợp theo xu thế chung của thế giới, Việt Nam nên nghiên cứu về trình
độ đào tạo bậc cao trong hệ thống GDNN.
3. Về cơ sở GDNN tư thục tham gia GDNN
Tại các quốc gia nghiên cứu, cơ sở tư thục chiếm tỷ lệ lớn trong tổng số cơ sở
GDNN. Theo số liệu công bố của cơ quan thống kê về giáo dục quốc gia của Mỹ, năm
2014, 2015, tổng số trường cao đẳng cơ sở (junior college) và cao đẳng cộng đồng
(community colleges) cấp bằng Associate Degree tương đương bằng cao đẳng của
Việt Nam là 2.132 trường, trong đó, số trường công lập là 1020 trường, số trường phi
lợi nhuận là 158 trường và trường vì mục tiêu lợi nhuận (tư thục) là 954 (chiếm 44,7%
tổng số cơ sở). Tại Úc, có khoảng 5.000 cơ sở đào tạo được đăng ký đào tạo GDNN
(RTO) nhưng chỉ 44 học viện Kỹ thuật và Giáo dục Nâng cao (TAFE) là cơ sở công
lập. Tại Nhật Bản, ngoài khối trường cao đẳng công nghệ (KOSEN) phần lớn là trường
công lập (54/57 trường), thì các trường cao đẳng chuyên biệt và cao đẳng cơ sở thì
hầu hết là trường tư thục (tỷ lệ trường tư thục trên tổng số trường thuộc trường cao
đẳng chuyên biệt là 2622/2817 tương đương 93%, tỷ lệ trường cao đẳng cơ sở tư
thục trên số trường cao đẳng cơ sở là 327/344, tương đương 95%. Tương tự, ở
Singapore, số cơ sở đào tạo GDNN công lập cũng rất nhỏ so với cơ sở đào tạo tư
thục.
So với các quốc gia nêu trên, số cơ sở GDNN tư thục ở Việt Nam trong tổng số
cơ sở GDNN còn khá khiêm tốn. Đến hết năm 2020, cả nước có 1.911 cơ sở GDNN
(410 trường cao đẳng, 444 trường trung cấp và 1.057 trung tâm GDNN), trong đó có

82
688 cơ sở GDNN tư thục và có vốn đầu tư nước ngoài (chiếm 36%). Như vậy, khuyến
nghị được đưa ra Việt Nam cần nghiên cứu, sắp xếp, tổ chức lại hệ thống cơ sở giáo
dục nghề nghiệp công lập, cơ cấu lại hoặc giải thể các đơn vị sự nghiệp công lập hoạt
động không hiệu quả hoặc không đáp ứng đủ tiêu chí, điều kiện thành lập để nâng cao
hiệu quả đầu tư của nhà nước, tăng số lượng cơ sở tư thục nhằm tăng cường thu hút,
sử dụng và quản lý các nguồn lực của các cá nhân, tổ chức ở trong và ngoài nước
đầu tư cho phát triển GDNN.
4. Đa dạng hoá các phương thức đào tạo, đảm bảo liên thông giữa các
bậc trình độ đào tạo và triển khai công nhận trình độ người học trước khi tham
gia khoá học (recognition of prior learning)
Các quốc gia nghiên cứu triển khai đa dạng các phương thức đào tạo, bao gồm
khoá học toàn thời gian, bán thời gian, đào tạo trực tuyến, đào tạo từ xa, học việc,
thực tập. Các quốc gia cũng triển khai đa dạng mô hình đào tạo gồm mô hình tại
trường học, đào tạo kép kết hợp giữa đào tạo tại trường và đào tạo tại nơi làm việc,
đào tạo tại doanh nghiệp. Các quốc gia như Mỹ, Anh, Úc, Singapore đều triển khai mô
hình thực tập sinh (apprenticeship) rất thành công. Hiện nay mô hình chủ yếu tại Việt
Nam là đào tạo tại trường (school-based training) do vậy Việt Nam cũng cần học hỏi
để đa dạng hoá phương thức đào tạo và mô hình đào tạo để cung cấp nhiều lựa chọn
cho người học và huy động doanh nghiêp tham gia GDNN.
Con đường liên thông ngang trong cùng trình độ và liên thông dọc từ trung học
phổ thông tới sau trung học, từ các trình độ GDNN lên trình độ đại học, sau đại học...
tạo điều kiện cho người học học tập suốt đời và phát triển nghề nghiệp cũng là nội
dung Việt Nam cần tham khảo học hỏi từ các quốc gia nghiên cứu. Yếu tố chính tạo
điều kiện thuận lợi cho liên thông ở Mỹ, Úc, Anh, Nhật Bản là phương thức đào tạo
theo mô đun, tín chỉ và hệ thống kiểm định/đảm bảo chất lượng thống nhất ở phạm
quốc gia (không phân biệt giữa trường công và trường tư (riêng Singapore, cơ sở
GDNN tư thục tự đảm bảo chất lượng, nhà nước chỉ có cơ chế kiểm soát, đảm bảo
chất lượng với cơ sở công lập). Ở Úc, hầu hết các cơ sở đào tạo đăng ký (RTO) đào
tạo chương trình theo gói đào tạo quy định áp dụng chung trong hệ thống và gói đào
tạo thiết kế theo từng cấp bậc, trình độ đào tạo do vậy rất tạo điều kiện liên thông từ
chứng chỉ cấp độ 1 lên cấp độ 4 và lên Diploma và từ Diploma lên Advanced Diploma.
Căn cứ theo điểm 2.1.10 tại Quy định học liên thông (AQF Qualifications Pathways
Policy) ban hành vào tháng 7/2011 số tín chỉ của bậc 5 (Diploma) được công nhận
tương đương 33% tín chỉ của bằng cử nhân 3 năm và tương đương 25% số tín chỉ
của cử nhân 4 năm; bậc 6 (Advanced Diploma hoặc Associate Degree) tương đương
50% số tín chỉ của bằng cử nhân 3 năm và 37,5% số tín chỉ của bằng cử nhân 4 năm.
Tương tự như vậy, ở Anh, trình độ của chương trình HNC tương đương với năm
thứ nhất của chương trình cử nhân theo định hướng nghề nghiệp. Thời gian: 1

83
năm (2 đến 3 năm bán thời gian). Giờ học: 120 tín chỉ (CATS); chương trình HND
ở cấp độ tương đương với năm thứ nhất và thứ hai của chương trình cử nhân, gồm
giờ học tương đương 240 tín chỉ (CATS) bao gồm 120 tín chỉ của trình độ HNC. Hiện
nay ở Việt Nam, nhiều cơ sở GDNN chưa đào tạo theo phương thức mô đun, tín chỉ
và hệ thống kiểm định chất lượng mới đang trong giai đoạn đầu ổn định, phát triển nên
việc liên thông trong GDNN và giữa GDNN lên trình độ đại học còn nhiều khó khăn.
Về chính sách công nhận học tập trước đó (recognition of prior learning) (RPL),
các quốc gia như Mỹ, Anh, Úc, đều đã triển khai chính sách này. Úc định nghĩa công
nhận quá trình học tập trước (RPL) là một quá trình đánh giá đánh giá việc học tập
chính quy, không chính quy và phi chính quy của một cá nhân để xác định mức độ
mà cá nhân đó đáp ứng các yêu cầu được quy định trong Gói đào tạo hoặc các khóa
học được VET công nhận. Mục tiêu của chính sách này để người học không phải học
lại kiến thức, kỹ năng mình đã có dù qua học tập hay qua thực tiễn làm việc. Chính vì
vậy, hệ thống GDNN của Úc rất mở, linh hoạt khi quy định đầu vào giáo dục nghề
nghiệp là hoàn thành lớp 10; hoàn thành lớp 12; hoàn thành chứng chỉ tiên quyết; kinh
nghiệm làm việc; thể hiện khả năng hoặc sở thích; một cuộc phỏng vấn. Tương tự như
vậy ở Anh, Mỹ cũng thực hiện chính sách về RPL. Một người học các chương trình
không chính thức (không có văn bằng, chứng chỉ trong hệ thống, khung trình độ quốc
gia) vẫn được xét tuyển vào học trình độ GDNN cấp bằng chính quy và người học
không phải học lại kiến thức, kỹ năng mình đã tích luỹ được.
Khoản 7 Điều 62 Luật GDNN của Việt Nam quy định “Những kiến thức, kỹ năng
mà người học tích lũy được trong quá trình làm việc và kết quả các mô-đun, tín chỉ,
môn học người học đã tích lũy được trong quá trình học tập ở các trình độ giáo dục
nghề nghiệp được công nhận và không phải học lại khi tham gia học các chương trình
đào tạo khác“. Như vậy, so với với chính sách RPL của các nước nêu trên, quy định
của Việt Nam chưa bao phủ việc công nhận kết quả từ học tập không chính quy, phi
chính quy. Ngoài ra, mặc dù quy định nêu trên đã bao quát cả việc công nhận những
kiến thức, kỹ năng mà người học tích lũy được trong quá trình làm việc tuy nhiên hiện
chưa có văn bản hướng dẫn triển khai nên chính sách này chưa được triển khai trong
thực tế. Triển khai chính sách RPL đã được vào chương trình công tác của Hội đồng
GDNN ASEAN nên Việt Nam cần nghiên cứu, triển khai chính sách này để đảm bảo
GDNN mở, linh hoạt theo chủ trương về đổi mới giáo dục đào tạo trong Nghị quyết đại
hội Đảng XIII.
5. Hệ thống kiểm định và đảm bảo chất lượng
Tất cả các quốc gia nghiên cứu, trừ Singapore, đều có hệ thống đảm bảo chất
lượng quốc gia đối với cả cơ sở GDNN công lập và tư thục. Tại Mỹ, Nhật Bản, Úc,
Vương quốc Anh, cơ sở đào tạo/chương trình đào tạo được công nhận/kiểm định hay
không phản ánh chất lượng của cơ sở đào tạo/chương trình đào tạo đó. Hệ thống

84
kiểm định/đảm bảo chất lượng của các quốc gia này đã thành công trong việc đảm
bảo niềm tin của người dân, của xã hội với hệ thống văn bằng, chứng chỉ của quốc
gia đó.
Tại Mỹ, các cơ sở đào tạo được kiểm định sẽ tăng cơ hội việc làm, các cơ hội về
hỗ trợ tài chính (khoản tài trợ, vay của bang hoặc liên bang, học bổng…) và cơ hội
học thường xuyên và liên thông. Các cơ sở đào tạo không được kiểm định thường bị
cơ sở đào tạo khác hoặc người sử dụng lao động đánh giá thấp. Kết quả kiểm định là
điều kiện để các cơ sở đào tạo khác, doanh nghiệp, hội đồng cấp phép ở các bang và
lãnh thổ khác công nhận tín chỉ cũng như cơ quan công nhận văn bằng, chứng chỉ ở
quốc gia khác công nhận kết quả đào tạo. Tương tự, ở Úc, người dân lựa chọn các
khoá học do các cơ sở đào tạo đăng ký (RTO) cung cấp và các chương trình trong
khung trình độ quốc gia AQF (có biểu tượng AQF trên văn bằng) để đảm bảo chương
trình đào tạo đó được công nhận trong phạm vi quốc gia, đảm bảo liên thông và chuyển
đổi tín chỉ thuận lợi. Ở Anh, các văn bằng GDNN được quy định (regulated
qualifications) là văn bằng của chương trình đào tạo được công nhận bởi Ofqual nhằm
đảm bảo niềm tin cho người học lựa chọn chương trình đào tạo được kiểm soát chất
lượng bởi cơ quan có thẩm quyền của quốc gia về đánh giá công nhận chất lượng.
Tại Việt Nam, công tác kiểm định chất lượng để đánh giá việc duy trì các điều
kiện đảm bảo chất lượng sau khi được cấp giấy đăng ký hoạt động mới dần đi vào ổn
định trong khi cơ chế, chính sách liên quan còn nhiều vướng mắc. Số lượng cơ sở
GDNN và chương trình GDNN được kiểm định còn hạn chế. Việt Nam cần nghiên cứu
hoàn thiện đồng bộ các quy định liên quan đến hệ thống đảm bảo chất lượng từ khi
thành lập cơ sở GDNN, đăng ký hoạt động, kiểm định, thanh tra...để nâng cao hiệu
quả quản lý nhà nước đối với cơ sở GDNN. Cần nghiên chính sách sử dụng kết quả
kiểm định như các nước ví dụ như chính sách sử dụng kết quả kiểm định liên quan
đến hỗ trợ tài chính, sử dụng kết quả kiểm định trong quản lý cơ sở GDNN, chương
trình GDNN theo cách tiếp cận dựa trên rủi ro (risk-based) để vừa đảm bảo kiểm soát
chất lượng GDNN vừa đảm bảo sử dụng tiết kiệm, hiệu quả sử dụng nguồn lực. Ngoài
ra, cần có giải pháp để người dân và xã hội dễ dàng phân biệt cơ sở đào tạo và
chương trình đào tạo được nhà nước công nhận, kiểm soát chất lượng (ví dụ, ngoài
tên văn bằng phải chính xác theo khung trình độ quốc gia, còn có thể thêm logo trên
văn bằng để dễ nhận biết, tương tự như logo của Ofqual trên văn bằng của Anh hay
logo AFQA trong văn bằng của Úc; tên cơ sở GDNN và chương trình đào tạo cấp phép
hoạt động được đăng tải trên trang thông tin điện tử cơ quan quản lý nhà nước có
thẩm quyền...)

85
6. Đảm bảo việc tiếp cận thông tin đầy đủ, minh bạch, thuận tiện về GDNN
cho người dân và xã hội
Tại các quốc gia nghiên cứu, các trang thông tin điện tử của cơ quan quản lý
về giáo dục nghề nghiệp, các tổ chức kiểm định, tổ chức cấp phát bằng (trong trường
hợp ở Vương quốc Anh) cung cấp rất đầy đủ, minh bạch các thông tin về cơ sở GDNN
và chương trình đào tạo được công nhận, kiểm định và việc truy cập rất dễ dàng,
thuận tiện và các thông tin mang tính tổng thể, đảm bảo sự kết nối thông tin. Các quốc
gia được nghiên cứu đều thực hiện chính phủ điện tử do vậy các thông tin công bố
theo quy trình nghiêm ngặt và đảm bảo độ chính xác. Thông tin này không chỉ hỗ trợ
người học lựa chọn chương trình học, cơ sở GDNN theo học và xác định được tính
pháp lý, chất lượng của chương trình, cơ sở GDNN lựa chọn mà còn hỗ trợ chính bản
thân các cơ sở GDNN, tổ chức cấp phát bằng do cơ sở GDNN, tổ chức cấp phát bằng
được đăng tải trên trang thông tin điện tử này như một sự công nhận về chất lượng
và hỗ trợ họ trong công tác tuyển sinh. Doanh nghiệp cũng truy câp trang thông tin
này để kết nối với cơ sở GDNN, và phục vụ mục đích tuyển dụng người học tốt nghiệp
từ cơ sở GDNN, chương trình GDNN được kiểm định, công nhận đảm bảo yêu cầu
của doanh nghiệp. Bên cạnh đó, công khai thông tin minh bạch còn hỗ trợ công nhận
văn bằng, chứng chỉ trong phạm quốc gia và công nhận của nước ngoài đối với văn
bằng, chứng chỉ của quốc gia đó, hỗ trợ quá trình liên thông, hợp tác liên kết đào
tạo....Ngoài ra, thông tin về hệ thống GDNN, các chính sách, quy định về GDNN...cũng
dễ dàng truy cập, tìm kiếm. Hiện nay, các thông tin về đăng ký hoạt động GDNN, về
kết quả kiểm định GDNN đã được đưa lên trang thông tin điện tử của Tổng cục Giáo
dục nghề nghiệp tuy nhiên nội dung và cách thức đăng tải thông tin chưa đảm bảo
tính hệ thống, kết nối do vậy việc khai thác sử dụng còn hạn chế. Việt Nam rất cần
nghiên cứu, tham khảo những kinh nghiệm quốc tế để GDNN ngày càng khẳng định
được vị thế và giá trị và đáp ứng tốt hơn các yêu cầu của người dân và xã hội./.

86
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Australian Government Department of Education, Skills and Employment.
(2021). https://training.gov.au/
2. Australian Skills Quality AGency (ASQA). (2021) https://www.asqa.gov.au/
3. The Council for Higher Education Accreditation (CHEA). (2021).
https://www.chea.org/
4. Department for Education UK. (2021).
https://www.gov.uk/government/organisations/department-for-education
5. European Commission (2021). Recognition of Foreign Qualifications.
https://ec.europa.eu/home-affairs/orphan-pages/glossary/recognition-foreign-
qualifications_en
6. Ireland Council for the Curriculum, Examinations & Assessment (CCEA)
(2021). https://ccea.org.uk
7. NIC-Japan. (2021). UNESCO’s Conventions on the Recognition of
Qualifications Concerning Higher Education. NIC-Japan, National Information Center
for Academic Recognition Japan. https://www.nicjp.niad.ac.jp/en/site/unesco-
conventions.html
8. Nuffic. (2020). The European Recognition Manual for Higher Education
Institutions. https://www.nuffic.nl/en/publications/european-recognition-manual-
higher-education-institutions
9. National Information Center for Academic Recognition Japan (NIC). (2021).
https://www.nicjp.niad.ac.jp/
10. Ministry of Education, Culture, Sports, Science and Technology of Japan.
(2021). https://www.mext.go.jp/en/
11. Ministry of Education (MOE) of Singapore. (20021).
https://www.moe.gov.sg/
12. Qualifications Wales. (2021). https://www.qiw.wales/
13. SkillsFuture Singapore (SSG). (2021). https://www.ssg.gov.sg/cpe/pei.html
14. The Germany Federal. (2021). Recogniton Procedure. https://www.make-it-
in-germany.com/en/working-in-germany/recognition/procedure
15. The Office of Qualifications and Examinations Regulation (Ofqual). (2021).
https://www.gov.uk/government/organisations/ofqual
16. UNESCO. (2020). What you need to know about qualifications recognition.
https://en.unesco.org/news/what-you-need-know-about-qualifications-recognition

87
17. UNESCO. (2021). Using ISCED Diagrams to Compare Education Systems.
http://isced.uis.unesco.org/wp-content/uploads/sites/15/2021/05/UIS-ISCED-
DiagramsCompare-web.pdf
18. UNESCO-UNEVOC. (2021). Country profiles.
https://unevoc.unesco.org/home/Dynamic+TVET+Country+Profiles
19. US Department of Education. (2021). https://www.ed.gov/

88
89
90

You might also like