You are on page 1of 49

LIÊN HIỆP CÁC HỘI KHOA HỌC VÀ KỸ THUẬT VIỆT NAM

VIỆN ĐÀO TẠO VÀ PHÁT TRIỂN NHÂN LỰC


...................................................

CHUYÊN ĐỀ 1
MỘT SỐ VẤN ĐỀ CHUNG VỀ QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC
TRONG LĨNH VỰC GIÁO DỤC NGHỀ NGHIỆP

(Tài liệu giảng dạy chức danh nghề nghiệp


viên chức chuyên ngành giáo dục nghề nghiệp )

Hà Nội, tháng 12.2023


1

CHUYÊN ĐỀ
NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG CỦA QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC GDNN
VÀ QUẢN LÝ CƠ SỞ GDNN

I. Thực trạng giáo dục nghề nghiệp


1. Khái quát về những kết quả đạt được từ 2016 đến nay
1.1. Về xây dựng chính sách, pháp luật về giáo dục nghề nghiệp và công
tác chỉ đạo, điều hành
Luật Giáo dục nghề nghiệp năm 2014 đã hình thành hệ thống GDNN trong
hệ thống giáo dục quốc dân, trong đó có quy định 3 cấp trình độ đào tạo là sơ
cấp, trung cấp (TC) và cao đẳng (CĐ), nhằm đáp ứng yêu cầu về cơ cấu nguồn
nhân lực phục vụ phát triển kinh tế trong giai đoạn mới. Tại Nghị quyết số
76/NQ-CP ngày 3/9/2016 của Chính phủ về phiên họp thường kỳ của Chính phủ
tháng 8/2016, Chính phủ thống nhất giao Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội
là cơ quan quản lý nhà nước về GDNN. Như vậy, từ năm 2017 đến nay là 3 năm
đầu tiên Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội thống nhất thực hiện chức năng
quản lý nhà nước về GDNN và vận hành toàn bộ hệ thống theo các quy định của
Luật Giáo dục nghề nghiệp, là những năm đánh dấu mốc quan trọng trong việc
thống nhất quản lý nhà nước, phát triển hệ thống GDNN, chấm dứt tình trạng
phân mảnh, cát cứ của hệ thống GDNN sau 21 năm, tính từ Luật Giáo dục năm
1998.
Theo chức năng, nhiệm vụ được giao, Bộ Lao động - Thương binh và Xã
hội đã trình ban hành và ban hành theo thẩm quyền 63 văn bản quy phạm pháp
luật hướng dẫn Luật Giáo dục nghề nghiệp trong đó có 08 nghị định, 09 quyết
định của Thủ tướng Chính phủ, 51 thông tư và 03 thông tư liên, bảo đảm hệ
thống GDNN vận hành tốt trong thực tiễn.
Ban Cán sự đảng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội đã ban hành Nghị
quyết số 617-NQ/BCSĐ ngày 28 tháng 12 năm 2018 về tiếp tục đổi mới và nâng
cao chất lượng GDNN đến năm 2021 và định hướng đến năm 2030. Đây là
những chỉ đạo, định hướng quan trọng làm cơ sở cho các bộ ngành, địa phương
chỉ đạo, hướng dẫn các cơ quan trực thuộc, các cơ sở GDNN thuộc quyền quản
lý cụ thể hóa thành những kế hoạch, chương trình hành động để tiếp tục đổi mới,
nâng cao chất lượng ở các địa phương, cơ sở GDNN.Ngoài ra, Bộ Lao động -
Thương binh và Xã hội đã tích cực, phối hợp với các Bộ, ngành, chỉ đạo các địa
phương, cơ sở GDNN triển khai thực hiện tốt việc tổ chức, hoạt động GDNN theo
quy định của Luật Giáo dục nghề nghiệp.
1.2. Về quy hoạch mạng lưới cơ sở GDNN
Mạng lưới cơ sở GDNN phát triển rộng khắp cả nước, đa dạng về loại hình,
trình độ đào tạo và mô hình hoạt động. Thực hiện Luật Giáo dục nghề nghiệp,
Nghị quyết số 19-NQ/TW ngày 25/10/2017 của Hội nghị lần thứ sáu Ban chấp
hành Trung ương khóa XII, Nghị quyết số 08/NQ-CP ngày 24/01/2018 của
Chính phủ về Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết số
19-NQ/TW, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội đã có nhiều văn bản hướng
2

dẫn các bộ, ngành, địa phương tổ chức rà soát, sắp xếp các cơ sở GDNN thuộc
phạm vi quản lý; đã cho ý kiến về Đề án sắp xếp, tổ chức lại hệ thống cơ sở
GDNN công lập của 11 địa phương; làm việc với lãnh đạo một số địa phương về
phương án sắp xếp các cơ sở GDNN công lập.
Các bộ, ngành, địa phương đã rà soát mạng lưới cơ sở GDNN theo các điều
kiện quy định. Những cơ sở GDNN không đáp ứng các điều kiện theo quy định
hoặc hoạt động không hiệu quả đã được các bộ, ngành, địa phương sắp xếp lại
theo hướng sáp nhập hoặc giải thể.
Theo thống kê đến tháng 6/2021, mạng lưới cơ sở GDNN trên cả nước có
1.909 cơ sở GDNN (409 trường cao đẳng, 442 trường trung cấp và 1.058 trung
tâm GDNN, trung tâm GDNN-GDTX); tất cả các tỉnh, thành phố trực thuộc
trung ương đã có trường trung cấp, trường cao đẳng; đã quy hoạch mạng lưới
trường nghề chất lượng caovà các nghề trọng điểm quốc gia, khu vực, quốc tế
theo từng cơ sở GDNN, từng vùng, địa phương và trình độ đào tạo; hình thành
và phát triển được một số trường nghề đặc thù để đào tạo cho người khuyết tật,
người dân tộc thiểu số(1) và trường đào tạo các ngành năng khiếu (văn hóa, nghệ
thuật, thể dục thể thao)(2), trường chính trị.
Hiện nay Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội đang xây dựng Đề án sắp
xếp, tổ chức lại hệ thống cơ sở GDNN đến năm 2030 theo hướng phân tầng:
Tầng cơ sở GDNN chất lượng cao thì được Nhà nước đầu tư trọng điểm; tầng cơ
sở GDNN tự chủ thì gắn với đặt hàng của Nhà nước và doanh nghiệp; tầng cơ sở
GDNN đặc thù được Nhà nước đầu tư, giao kinh phí hoạt động thường xuyên
theo Đề án phát triển và nâng cao chất lượng đã được phê duyệt.
1.3. Về tuyển sinh giáo dục nghề nghiệp
Năm 2016, cả nước tuyển sinh được 2,047,667 người, trong đó, trình độ
CĐ đạt 91,559 người; trình độ TC4 đạt 147,096 người).
3

Từ năm 2017 đến 2018, một phần do hệ thống GDNN đã vận hành ổn định,
một phần do thực hiện tốt công tác tuyên truyền, tư vấn tuyển sinh nên kết quả
tuyển sinh của năm 2017, 2018 đã có những biến chuyển tốt hơn so với năm
2016. Trong 3 năm (2017 - 2019) đã tuyển được hơn 2,2 triệu người/năm, trong
đó: tuyển sinh CĐ, TC hơn 540 ngàn người/năm; tuyển sinh trình độ sơ cấp
(SC) và các chương trình đào tạo nghề nghiệp khác hơn 1,6 triệu người/trên
năm, đạt từ 100,2 - 100,5%.
Bảng 1. Kết quả tuyển sinh từ 2016 - 2019
Trình độ Năm 2016 Năm 2017 Năm 2018 Năm 2019
Tổng cộng 2,074,667 2,204,400 2,210,000 2.338.000

1
Gồm 03 trường TCN với nhiệm vụ chủ yếu là dạy nghề cho người khuyết tật tại Thái Bình, Thanh Hóa; 01
trường CĐN thanh niên dân tộc Tây Nguyên; 12 trường TCN với nhiệm vụ chủ yếu là dạy nghề cho người dân
tộc thiểu số tại 12 tỉnh, 03 trường CĐN có khoa dạy nghề cho người dân tộc thiểu số.
2
Trường văn hóa nghệ thuật gồm 12 trường CĐ, 27 trường TC, trường đào tạo thể thao gồm 1 trường CĐ, 3
trường TC.
3
Bao gồm cả cao đẳng nghề và cao đẳng;
4
Bao gồm cả trung cấp chuyên nghiệp và trung cấp nghề
3

Trình độ Năm 2016 Năm 2017 Năm 2018 Năm 2019


Trình độ cao đẳng 91,559 230,400 219,800 236.000
Trình độ trung cấp 147,096 310,000 325,200 332.000
Cộng TC, CĐ 238,655 540,400 545,000 568.000
Sơ cấp và các chương
trình đào tạo nghề 1,836,012 1,664,000 1,665,000 1.770.000
nghiệp khác

Trong đó, nhiều trường cao đẳng đã thực hiện tuyển sinh theo mô hình 9+
với đối tượng tốt nghiệp trung học cơ sở để học liên thông lên trình độ cao đẳng.
Người học vừa được học văn hóa THPT vừa được đào tạo nghề nghiệp. Đây là
mô hình đã triển khai thành công ở nhiều nước trên thế giới, giúp rút ngắn thời
gian và chi phí đào tạo để người học sớm tham gia thị trường lao động. Đây
đang được xem là giải pháp đột phá cho GDNN trong thời gian tới và là hướng
đi hiệu quả trong tháo gỡ nút thắt phân luồng sau trung học cơ sở tại Việt Nam.
1.4. Chuẩn hóa các điều kiện bảo đảm chất lượng
* Xây dựng chuẩn đầu ra, đổi mới chương trình, giáo trình đào tạo
Ngay sau khi được giao quản lý nhà nước về GDNN, Bộ Lao động -
Thương binh và Xã hội đã ban hành 03 thông tư quy định xây dựng chuẩn đầu ra
(khối lượng kiến thức tối thiểu, yêu cầu về năng lực mà người học đạt được sau
khi tốt nghiệp trình độ TC, CĐ) và xây dựng chương trình, giáo trình làm căn cứ
cho các trường xây dựng, ban hành chương trình, giáo trình đào tạo5. Trên cơ sở
đó đã tổ chức xây dựng, thẩm định ban hành 320 chuẩn đầu ra của 160 ngành,
nghề đào tạo ở trình độ TC, CĐ theo quy định, để các trường theo đó xây dựng,
hoàn thiện chương trình đào tạo. Ngoài ra, đã ban hành 03 thông tư quy định về
đào tạo thường xuyên; quy định về đào tạo theo hình thức vừa làm vừa học; đào
tạo từ xa, tự học có hướng dẫn, tạo điều kiện cho người học ở các lứa tuổi có cơ
hội được học liên tục, học suốt đời, góp phần xây dựng xã hội học tập6. Các
chương trình đào tạo được xây dựng dựa trên chuẩn đầu ra, tiếp cận năng lực;
được thiết kế thuận lợi cho việc tổ chức đào tạo theo phương thức tích lũy mô
đun, tín chỉ.
Nhằm nâng cao chất lượng GDNN tiếp cận với chuẩn chất lượng của khu
vực ASEAN và thế giới, thực hiện Đề án “Chuyển giao các bộ chương trình; đào
tạo, bồi dưỡng giáo viên và cán bộ quản lý dạy nghề; đào tạo thí điểm các nghề
trọng điểm cấp độ khu vực ASEAN, quốc tế” theo Quyết định số 371/QĐ-TTg
5
Thông tư số 03/2017/TT-BLĐTBXH ngày 01/03/2027 quy định quy trình xây dựng, thẩm định và ban hành
chương trình; tổ chức biên soạn, lựa chọn, thẩm định giáo trình đào tạo trình độ trung cấp, trình độ cao đẳng;
Thông tư số 42/2015/TT-BLĐTBXH ngày 20/10/2015 quy định về đào tạo trình độ sơ cấp;Thông tư số
12/2017/TT-BLĐTBXH ngày 20/4/2017 quy định về khối lượng kiến thức tối thiểu, yêu cầu về năng lực mà
người học đạt được sau khi tốt nghiệp trình độ trung cấp, trình độ cao đẳng để làm căn cứ cho các trường xây
dựng, ban hành chương trình đào tạo
6
Thông tư số 43/2015/TT-BLĐTBXH ngày 20/10/2015 quy định về đào tạo thường xuyên; Thông tư số
31/2017/TT-BLĐTBXH ngày 28/12/2017 quy định về đào tạo trình độ cao đẳng, trung cấp, sơ cấp theo hình
thức đào tạo vừa làm vừa học; Thông tư số 33/2018/TT-BLĐTBXH ngày 26/12/2018 quy định về đào tạo trình
độ cao đẳng, trung cấp, sơ cấp theo hình thức đào tạo đào tạo từ xa, tự học có hướng dẫn.
4

ngày 28/02/2013 của Thủ tướng Chính phủ, Bộ Lao động - Thương binh và Xã
hội đã hoàn thành việc chuyển giao 34 bộ chương trình đào tạo các nghề trọng
điểm cấp độ quốc tế, trong đó 12 bộ chương trình chuyển giao từ Úc và 22 bộ
chương trình chuyển giao từ CHLB Đức.
* Chuẩn hóa đội ngũ nhà giáo
Đội ngũ nhà giáo phát triển mạnh về cả số lượng và chất lượng, từng bước
khắc phục được tình trạng bất hợp lý về cơ cấu ngành nghề; trình độ chuyên
môn, nghiệp vụ sư phạm và kỹ năng nghề, trình độ tin học, ngoại ngữ của nhà
giáo được cải thiện và từng bước được chuẩn hóa. Đã hình thành 44 Khoa Sư
phạm giáo dục nghề nghiệp ở các trường đại học, đại học sư phạm kỹ thuật, viện
nghiên cứu và trường cao đẳng để đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm cho
đội ngũ nhà giáo.
Tính đến năm 2019, cả nước có 86.350 nhà giáo đang giảng dạy ở 2.957 cơ
sở hoạt động GDNN, trong đó có: 37.826 nhà giáo giảng dạy trong trường cao
đẳng; 18.198 nhà giáo giảng dạy trong trường trung cấp và 15.481 nhà giáo
giảng dạy trong trung tâm GDNN; 14.845 nhà giáo giảng dạy trong các cơ sở
khác có tham gia hoạt động GDNN (Phụ lục 3: số lượng nhà giáo tại các cơ sở
gdnn).
Đến nay, cả nước thực hiện đào tạo, bồi dưỡng được 18.637 lượt nhà giáo.
Trong đó, Tổng cục GDNN đã phối hợp với các tổ chức quốc tế (EBG, APPE,
City&Guilds…), cụ thể:
+ Bồi dưỡng chuẩn hóa về nghiệp vụ sư phạm cho 1.400 nhà giáo; bồi
dưỡng chuẩn hóa và tổ chức kiểm tra, đánh giá cấp chứng chỉ kỹ năng nghề cho
930 nhà giáo.
+ Đào tạo, bồi dưỡng tiếng Anh chuyên ngành cho 860 nhà giáo dạy các
nghề trọng điểm quốc tế, khu vực.
+ Đào tạo bồi dưỡng nhà giáo ở nước ngoài cho 391 người: 127 nhà giáo tại
Úc và 264 nhà giáo tại Đức).
+ Đào tạo, bồi dưỡng nâng cao năng lực sư phạm cho 15.000 lượt nhà giáo.
Ngoài ra trong chương trình đào tạo nghề cho lao động nông thôn, Tổng
cục GDNN đã tiến hành: Đào tạo, bồi dưỡng nhà giáo, cán bộ quản lý GDNN;
giáo viên giảng dạy kiến thức kinh doanh khởi sự doanh nghiệp cho lao động
nông thôn; đào tạo bồi dưỡng cho giáo viên, người dạy nghề, cán bộ đào tạo
nghề của doanh nghiệp về kỹ năng dạy học, nghiệp vụ sư phạm, kỹ năng đào tạo
tại doanh nghiệp, kiến thức giảng dạy về an toàn vệ sinh lao động.
*Phát triển cán bộ quản lý giáo dục nghề nghiệp
Cùng với việc mạng lưới cơ sở giáo dục nghề nghiệp tăng lên, số lượng cán
bộ quản lý GDNN cũng tăng. Đến nay, cả nước có 20.748 cán bộ quản lý
GDNN, trong đó:
+ Cán bộ quản lý nhà nước: 1.559 người (176 cán bộ thuộc các Bộ, ngành,
tập đoàn, tổng công ty, các hiệp hội; 443 cán bộ của Phòng GDNN thuộc Sở
LĐTBXH; 801 cán bộ của Phòng LĐTBXH cấp huyện). Trong đó, 58,6% cán bộ
là nam, 41,4% là nữ; tổng số cán bộ trong biên chế chiếm 78%, cán bộ hợp đồng
5

chiếm 22%; cán bộ chuyên trách chiếm 25%. (Phụ lục 4: số lượng cán bộ quản
lý về GDNN).
Theo số liệu báo cáo của các Sở LĐTBXH, đến nay cả nước có 713 đơn vị
hành chính cấp huyện. Như vậy, trung bình mỗi Phòng LĐTBXH cấp huyện có
từ 1 – 2 cán bộ quản lý (801/713), mỗi Sở LĐTBXH có từ 4 - 5 cán bộ quản lý
(443/63).
+ Cán bộ quản lý cấp cơ sở: 19.189 người (10.312 trường cao đẳng, 5.169
trường trung cấp và 3.708 trung tâm GDNN). Trong đó, 70% cán bộ quản lý là
nam, 30% cán bộ quản lý là nữ, quản lý kiêm nhiệm giảng dạy 57,2%.
Đã tổ chức đào tạo bồi dưỡng: 45 lãnh đạo các trường nghề chất lượng cao,
05 cán bộ quản lý nhà nước được đào tạo, bồi dưỡng kỹ năng lãnh đạo, kỹ năng
quản lý CSGDNN tại Úc; 2.010 lượt cán bộ CSGDNN được bồi đưỡng theo
chương trình của ILO; 7.458 cán bộ quản lý nhà nước các cấp được đào tạo quản
lý CSGDNN (giai đoạn 2011 – 2015 đào tạo 1008 lượt người, giai đoạn 2016 –
2019 đào tạo 6.450 lượt người). Nhờ vậy, chất lượng đội ngũ cán bộ quản lý có
sự thay đổi, được bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng lãnh đạo, quản lý, điều hành
theo yêu cầu công việc.
* Chuẩn hóa cơ sở vật chất, thiết bị đào tạo
Thực hiện mục tiêu chuẩn hóa cơ sở, vật chất, thiết bị đào tạo, trong những
năm qua, Bộ LĐTBXH đã ban hành nhiều các văn bản quy phạm pháp luật và
văn bản hướng dẫn về các tiêu chuẩn, quy chuẩn, quy định trong đầu tư cơ sở
vật chất, thiết bị đào tạo.
Việc xây dựng, ban hành định mức kinh tế - kỹ thuật, danh mục thiết bị đào
tạo đã tạo hành lang pháp lý cho các cơ quan quản lý nhà nước trong việc kiểm
tra, giám sát, đánh giá năng lực, phê duyệt dự án đầu tư mua sắm, từng bước
thực hiện cơ chế giao quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm cho các cơ sở GDNN;
các cơ sở GDNN có căn cứ xây dựng kế hoạch đầu tư, mua sắm, tránh việc đầu
tư dàn trải, lãng phí và góp phần nâng cao chất lượng và hiệu quả đào tạo.
Đến hết năm 2019 đã xây dựng được 99 bộ danh mục thiết bị đào tạo tối
thiểu trình độ cao đẳng, trung cấp; 113 bộ định mức kinh tế - kỹ thuật về đào tạo
trình độ cao đẳng, trung cấp; tiêu chuẩn cơ sở vật chất trong thực hành, thực
nghiệm, thí nghiệm cho 2 nghề trình độ cao đẳng, trung cấp; đào tạo bồi dưỡng
chuyên môn nghiệp vụ quản lý và sử dụng cơ sở vật chất, thiết bị cho 435 lượt
cán bộ, giáo viên tại cơ sở GDNN.
1.5. Công tác đào tạo chất lượng cao
* Về phát triển trường chất lượng cao, quy hoạch nghề trọng điểm
Để đào tạo nhân lực chất lượng cao cho sự phát triển kinh tế đất nước theo
chủ trương của Đảng, Nhà nước, ngày 23/5/2014 Thủ tướng Chính phủ đã phê
duyệt Đề án phát triển trường nghề chất lượng cao đến năm 2020 (Quyết định số
761/QĐ-TTg). Theo đó, từ năm 2014 cả nước đã có 45 trường được lựa chọn để
tập trung ưu tiên đầu tư đồng bộ thành trường chất lượng cao vào năm 2020.
Hiện nay, trước bối cảnh thống nhất hệ thống GDNN, Bộ Lao động - Thương
binh và Xã hội đã trình Thủ tướng Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số nội dung
6

tại Quyết định số 761/QĐ-TTg, dự kiến lựa chọn 86 trường để tập trung ưu tiên
đầu tư đồng bộ trở thành trường chất lượng cao.
Ngoài ra, Bộ đã phối hợp với các Bộ, ngành, địa phương tổ chức lựa chọn,
phê duyệt ngành, nghề trọng điểm và trường được lựa chọn ngành, nghề trọng
điểm giai đoạn 2016 - 2020 và định hướng đến năm 20257. Mặt khác, Bộ Lao
động - Thương binh và Xã hội đã ban hành Thông tư số 21/2018/TT-
BLĐTBXH Quy định tiêu chí xác định chương trình chất lượng cao trình độ
trung cấp, trình độ cao đẳng. Đây là cơ sở quan trọng để các cơ sở GDNN tổ
chức thực hiện đào tạo các chương trình chất lượng cao, góp phần tăng nhanh
nguồn nhân lực chất lượng cao cho đất nước.
* Về đào tạo theo các chương trình chất lượng cao quốc tế
Hiện Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội đang triển khai thí điểm đào
tạo theo các bộ chương trình chuyển giao cấp độ quốc tế từ Úc và Đức cho
khoảng 2.000 sinh viên, để khi tốt nghiệp ra trường sinh viên sẽ được cấp 02
bằng (bằng cao đẳng của Việt Nam và bằng của Úc hoặc của Đức). Người học
ngoài việc có kỹ năng nghề nghiệp được quốc tế công nhận còn có năng lực
tiếng Anh thấp nhất đạt trình độ B1 đến B2 theo Khung năng lực ngoại ngữ châu
Âu để tham gia thị trường lao động trong nước, khu vực ASEAN và quốc tế
hoặc có thể học liên thông lên trình độ đại học tại hệ thống các trường đại học
của Úc, CHLB Đức.
Bên cạnh việc chuyển giao chương trình và đào tạo thí điểm theo chương
trình chuyển giao từ Úc, Đức, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội còn phối
hợp với chuyên gia, các tổ chức quốc tế thí điểm xây dựng chương trình đào tạo
tiếp cận năng lực theo tiêu chuẩn của Pháp, Bỉ, Hàn Quốc; thí điểm đào tạo theo
mô hình “đào tạo nghề kép” của Đức, Thụy Sỹ v.v...
1.6. Công tác kiểm định chất lượng GDNN
Thực hiện những đổi mới của Luật GDNN về công tác kiểm định, trong
năm 2017 - 2018, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội đã ban hành và trình
ban hành nhiều văn bản quy phạm pháp luật về hoạt động kiểm định và bảo đảm
chất lượng (01 nghị định, 03 thông tư), làm cơ sở pháp lý cho hoạt động kiểm
định và bảo đảm chất lượng GDNN; công tác kiểm định và tự kiểm định (tự
đánh giá) chất lượng trong GDNN đãđược chú trọng, góp phần nâng cao chất
lượng GDNN; nhiều cơ sở GDNN, nhiều nghề đào tạo đã đạt tiêu chuẩn kiểm
định của quốc tế (12 nghề của 25 trường đạt tiêu chuẩn kiểm định của Úc; 22
nghề của 45 trường đạt tiêu chuẩn kiểm định của Đức; 02 trường đạt tiêu chuẩn
kiểm định của OFSTEFD Anh, 01 trường đạt tiêu chuẩn ABET Mỹ ...).
1.7. Gắn kết với doanh nghiệp trong hoạt động GDNN
- Hợp tác giữa cơ sở đào tạo GDNN và doanh nghiệp có thể coi là bước đột
phá nhằm nâng cao chất lượng đào tạo nghề, đáp ứng tốt hơn nhu cầu của TTLĐ.
Học sinh được tiếp xúc thực tế sản xuất tại doanh nghiệp nhiều hơn, kỹ năng nghề
được nâng cao, có cơ hội việc làm tốt hơn. Các cơ sở đào tạo xây dựng được giáo

7
Quyết định số 1836/QĐ-LĐTBXH ngày 27/11/2017 và Quyết định số 1839/QĐ-LĐTBXH ngày 28/11/2017
của Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội
7

trình, tài liệu giảng dạy và học tập gắn với thực tiễn, yêu cầu của xã hội8. Các
doanh nghiệp có được nguồn lao động bổ sung cho doanh nghiệp đúng với yêu
cầu sản xuất, thời gian đào tạo cho người lao động mới khi vào làm việc tại doanh
nghiệp được rút ngắn.
- Cơ chế phối hợp 3 bên: Nhà nước - Nhà trường - Nhà doanh nghiệp được
hình thành và vận hành tốt trong thực tiễn. Hình thành nhiều mô hình gắn kết giữa
doanh nghiệp với cơ sở GDNN một cách hiệu quả như: (1) Mô hình trường trong
doanh nghiệp; (2) Mô hình liên kết đào tạo với các doanh nghiệp trong nước; (3)
Mô hình gắn kết với các doanh nghiệp FDI (đào tạo song hành); (4) Mô hình gắn
kết với nhiều doanh nghiệp.
- Ký kết thỏa thuận hợp tác về việc phối hợp đào tạo nghề nghiệp và cung
ứng nguồn lao động, tạo việc làm và hỗ trợ học sinh, sinh viên khởi nghiệp với
10 đơn vị (Hiệp hội Phần mềm và phát triển công nghệ thông tin (VINASA);
Tập đoàn Vingroup, Tập đoàn Trung Nguyên Legend, Tập đoàn Công nghệ
CMC, Công ty Cổ phần Eurowindow, Công ty Cổ phần Mắt bão BPO,
Alphanam Group, TTC Group, Công ty cổ phần Hàng không Vietjet, Công ty cổ
phần đầu tư BVG, Daikin, LG; Tổng hội nhà thầu, Tổng Công ty xây dựng Hòa
Bình).
- Phối hợp với VCCI tổ chức tọa đàm về gắn kết GDNN với doanh nghiệp;
kết nối hợp tác với các doanh nghiệp hướng dẫn việc thành lập Tổ Công tác gắn
kết GDNN với doanh nghiệp tại một số địa phương như Đà Nẵng, Vĩnh Phúc....
Hợp tác chặt chẽ với các doanh nghiệp, tổ chức: Công ty TNHH DENSO Việt
Nam, Công ty TNHH Samsung Electronics Việt Nam, Tổ chức GIZ, HRD - Hàn
Quốc trong việc phát triển kỹ năng nghề và tham gia Kỳ thi tay nghề Thế giới.
1.8 Công tác học sinh - sinh viên
- Triển khai thực hiện Đề án “Hỗ trợ học sinh, sinh viên khởi nghiệp đến
năm 2025”; Đề án "Xây dựng văn hóa ứng xử trong trường học giai đoạn 2018 -
2025". Tổ chức đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao trình độ chuyên môn, kỹ năng tư
vấn cho cán bộ, giáo viên làm công tác tư vấn hướng nghiệp tại các trường cao
đẳng, trung cấp; cán bộ, giáo viên hạt nhân giảng dạy kỹ năng mềm cho học
sinh, sinh viên các trường cao đẳng, trung cấp.
- Phối hợp với Trung ương Đoàn TNCS Hồ Chí Minh tổ chức Cuộc thi Vô
địch Thiết kế Đồ họa Thế giới 2019; Hội thi Olympic toàn quốc các môn khoa
học Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh mang tên “Ánh sáng soi đường” lần
thứ III năm 2019; Hội thi “Olympic tiếng Anh học sinh, sinh viên toàn quốc lần
thứ III” với thông điệp Chinh phục IELTS. Tổ chức Lễ tuyên dương “Học sinh 3
tốt” và “Học sinh 3 rèn luyện” cấp Trung ương năm học 2018 - 2019. Cuộc thi “Ý
tưởng khởi nghiệp học sinh, sinh viên giáo dục nghề nghiệp” năm 2020 - Starup
Kite.

8
Thông tư 29/2017/TT-BLĐTBXH ngày 15/12/2017 quy định về liên kết tổ chức thực hiện chương trình
đào tạo, trong đó, khuyến khích các cơ sở GDNN và doanh nghiệp liên kết để tổ chức đào tạo đáp ứng
nhu cầu xã hội, trong đó doanh nghiệp có thể đảm nhận giảng dạy đến 40% thời lượng của chương trình
đào tạo. Đã có 140 đại diện doanh nghiệp tham gia Ban Chủ nhiệm và Hội đồng thẩm định 100 chuẩn
đầu ra cho 50 ngành, nghề đào tạo trình độ trung cấp, cao đẳng.
8

- Phối hợp với Bộ Khoa học Công nghệ tổ chức Ngày hội khởi nghiệp, đổi
mới sáng tạo vùng đồng bằng sông Hồng và Trung du miền núi phía Bắc; tổ chức
Hội thảo khoa học xây dựng và phát triển mô hình khởi nghiệp đổi mới sáng tạo
trong các cơ sở GDNN.
- Phối hợp với Báo Tuổi trẻ tổ chức Ngày hội tư vấn tuyển sinh - hướng
nghiệp. Ngày hội đã thu hút sự tham gia của nhiều học sinh phổ thông và học
sinh, sinh viên các cơ sở GDNN. Bên cạnh đó, các Sở LĐTBXH cũng đã chủ
động tổ chức các ngày hội tư vấn tuyển sinh - hướng nghiệp GDNN với sự tham
gia đông đảo của các cơ sở GDNN và học sinh phổ thông trên địa bàn.
1.9. Ứng dụng CNTT trong quản lý, dạy học
Hiện nay, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội đang triển khai thực hiện
Đề án “Ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý, hoạt động dạy và học nghề
đến năm 2020” theo Quyết định số 1982/QĐ-TTg ngày 31/10/2017 của Thủ
tướng Chính phủ bằng các dự án thành phần. Các Dự án này sẽ tập trung vào
xây dựng hệ thống đào tạo trực tuyến và triển khai đến các cơ sở GDNN; xây
dựng hệ thống thông tin, cơ sở dữ liệu trong hoạt động kiểm định, đảm bảo chất
lượng GDNN và đánh giá kỹ năng nghề và đầu tư, nâng cấp hạ tầng, thiết bị
CNTT cho hệ thống.
Các phần mềm ứng dụng tiếp tục được nâng cấp để phục vụ cho công tác
quản lý, truyền thông về GDNN như Ứng dụng “Chọn nghề”, trang Web tuyển
sinh, trang Web diễn đàn doanh nghiệp, trang Web Hội thảo VEC 2019.
Hầu hết các trường đã ứng dụng các phần mềm tin học trong công tác quản
lý đào tạo (từ khâu quản lý công tác tuyển sinh; xây dựng, quản lý kế hoạch đào
tạo; quản lý kết quả đào tạo; quản lý văn bằng tốt nghiệp,....). Nhiều trường đã
thực hiện tuyển sinh online, quản lý kết quả đào tạo online... trên website của
trường. Công nghệ thông tin cũng được các giáo viên tại các cơ sở GDNN ứng
dụng mạnh mẽ từ việc biên soạn giáo án, bài giảng đến ứng dụng các phần mềm
chuyên ngành để thiết kế các bài giảng. Năm 2020 sẽ thí điểm triển khai thực
hiện đào tạo trực tuyến cho 02 môn học chung Tiếng Anh và Tin học.
1.10. Công tác chuẩn hóa chất lượng nguồn lao động, xây dựng tiêu
chuẩn kỹ năng nghề quốc gia (TCKNNQG) và tổ chức đánh giá công nhận,
cấp chứng chỉ KNNQG
Xây dựng và ban hành 193 bộ tiêu chuẩn nghề quốc gia, trong đó
có 86 TCKNNQG của nghề trọng điểm quốc gia; tổ chức đánh giá công nhận,
cấp chứng chỉ KNNQG cho 59.763 người lao động; thí điểm đánh giá, cấp
chứng chỉ KNN cho 10.130 người người tập trung vào các ngành nghề có công
việc thuộc danh mục công việc ảnh hưởng trực tiếp đến an toàn và sức khỏe của
cá nhân người lao động hoặc cộng đồng phải có chứng chỉ kỹ năng nghề và
những nghề nhiều lao động. Đào tạo nghiệp vụ đánh giá kỹ năng nghề quốc gia
cho gần 1.400 người ở 47 nghề.
Hình thành 42 Tổ chức đánh giá kỹ năng nghề quốc gia cho người lao động
gắn với đầu tư xây dựng các nghề trọng điểm ở các cơ sở GDNN, một số doanh
nghiệp; đã tổ chức thí điểm đánh giá kỹ năng nghề quốc gia cho người lao động
ở 30 nghề và 5 nghề theo tiêu chuẩn Nhật Bản. Thí điểm thành lập mô hình hội
9

đồng ngành để dự báo nhu cầu về kỹ năng nghềcho 02 lĩnh vực ngành nghề là
du lịch và nông nghiệp.
Kỳ thi kỹ năng nghề Quốc gia đã tổ chức được 10 lần và thu hút sự tham
gia của nhiều học sinh, sinh viên, lao động trẻ trong ngày hội tranh tài và lựa
chọn những thí sinh xuất sắc tham gia kỳ thi kỹ năng nghề ASEAN.
Kỳ thi kỹ năng nghề ASEAN đã tổ chức được 12 lần, Việt Nam tham dự 10
lần với kết quả rất khích lệ, đạt giải toàn đoàn trong 3 năm 2002; 2005 và 2014.
7 năm còn lại đều đứng ở vị trí thứ 2 – 4 toàn đoàn với nhiều thí sinh được huy
chương vàng, bạc, đồng.
Kỳ thi kỹ năng nghề thế giới đã tổ chức được 44 lần, Việt Nam tham dự 06
lần với kết quả ngày càng tiến bộ, 3 lần liền Việt Nam đều có thí sinh đạt huy
chương trong kỳ thi tranh tài thế giới.
1.11 Một số kết quả hoạt động khác
- Nhiều các hoạt động hợp tác quốc tế đã được đẩy mạnh, triển khai ở nhiều
lĩnh vực với sự tham gia của nhiều đối tác và nhiều quốc gia (Vương quốc Anh,
CHLB Đức, Pháp, Hà Lan, Bỉ, Luxembourg, Mỹ, Canada, Úc, Hàn Quốc, Nhật
Bản, Đan Mạch, các nước ASEAN...). Thông qua hợp tác quốc tế đã giúp cho
GDNN của Việt Nam từng bước tiếp cận với trình độ của các nước tiên tiến
trong khu vực ASEAN và thế giới.
- Công tác nghiên cứu khoa học đã được chú ý triển khai hiệu quả. Từ 2016
đến nay đã có 05 Đề tài thuộc Chương trình Khoa học công nghệ trọng điểm cấp
Bộ 2016;06 Đề tài trọng điểm cấp Bộ năm 2017 - 2018 được triển khai; nghiên
cứu, xuất bản Báo cáo quốc gia thường niên về GDNN năm 2016, 2017; xuất
bản định kỳ 12 số Tạp chí Giáo dục nghề nghiệp mỗi năm, góp phần tuyên
truyền về hoạt động GDNN, khoa học GDNN, góp phần ứng dụng khoa học
công nghệ vào thực tiễn.
- Công tác tuyên truyền, nâng cao nhận thức về đổi mới, nâng cao chất
lượng GDNN được thực hiện thông qua nhiều hình thức phong phú như: Tuyên
truyền trên các phương tiện thông tin đại chúng (báo, đài, truyền hình,…); trên
các Cổng thông tin điện tử, tạp chí; thông qua các hội nghị, hội thảo, gặp mặt
báo chí; thông qua phát hành các ấn phẩm, tài liệu, video...9
2. Đánh giá chung về thực trạng
2.1. Những ưu điểm
- Hệ thống GDNN đã và đang thực hiện đổi mới khá mạnh mẽ, đồng bộ,
nhất là trong việc xây dựng văn bản QPPL. Chỉ trong thời gian ngắn (3 năm),
gần một trăm văn bản QPPL đã được ban hành, kịp thời hướng dẫn triển khai thi
hành Luật Giáo dục nghề nghiệp, tạo điều kiện tốt nhất về pháp lý để thực hiện
đổi mới và nâng cao chất lượng GDNN;

9
Từ năm 2016 đến nay Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội đã thường xuyên phối hợp chặt chẽ với hơn 40 cơ
quan thông tấn báo chí của Trung ương và địa phương trong công tác truyền thông. Trong năm 2018, đã có trên
4.000 lượt tin, bài, ảnh, phóng sự được đưa trên các phương tiện thông tin đại chúng
10

- Công tác tuyên truyền về GDNN được chú trọng, nhận thức của người
học, người dân và xã hội về GDNN đã có những chuyển biến nhất định; kết quả
tuyển sinh trong 2 năm 2017, 2018 đã bắt đầu đạt và vượt chỉ tiêu đề ra;
- Các điều kiện bảo đảm chất lượng GDNN (chương trình đào tạo, nhà
giáo, cơ sở vật chất, thiết bị đào tạo) được cải thiện, từng bước chuẩn hóa, hiện
đại hóa, đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của đổi mới GDNN; nhiều cơ sở GDNN
đã có những nghề đạt tiêu chí kiểm định của Úc, Đức và Tổ chức ABET (Mỹ)10;
- Chất lượng và hiệu quả GDNN có bước chuyển biến tích cực; kỹ năng
nghề nghiệp của người tốt nghiệp các cơ sở GDNN đã được nâng lên. Ở nhiều
nghề, kỹ năng nghề của lao động Việt Nam đã đạt chuẩn quốc tế. Lao động qua
đào tạo nghề nghiệp tham gia vào hầu hết các lĩnh vực của nền kinh tế quốc dân
và đã đảm nhận được các vị trí, công việc phức tạp mà trước đây phải do chuyên
gia nước ngoài thực hiện; trên 80% người học tìm được việc làm hoặc tự tạo
việc làm ngay sau khi tốt nghiệp, ở một số nghề và một số cơ sở GDNN tỷ lệ
này đạt gần 100%11;
- Bắt đầu hình thành mô hình đào tạo chất lượng cao theo tiêu chuẩn quốc
tế thông qua các chương trình đào tạo chuyển giao; đáp ứng yêu cầu về lao động
chất lượng cao cho thị trường lao động trong nước (các doanh nghiệp FDI) và
cho thị trường lao động ngoài nước (lao động kỹ sư);
- Học sinh, sinh viên sau khi tốt nghiệp có việc làm đúng ngành, nghề đào
tạo đạt tỷ lệ cao và có thu nhập ổn định đã tác động tốt đến tâm lý của người học
và xã hội, góp phần làm thay đổi quan điểm và cách nhìn nhận của xã hội về học
nghề, lập nghiệp.
- Việc tăng cường gắn kết với doanh nghiệp trong tổ chức đào tạo, giải
quyết việc làm cho học sinh, sinh viên sau tốt nghiệp bước đầu đi vào chiều sâu,
hoạt động hiệu quả; cơ chế phối hợp 3 bên: Nhà nước - Nhà trường - Doanh
nghiệp bắt đầu hình thành và vận hành khá tốt trong thực tiễn.
2.2. Một số khó khăn, hạn chế
- Nhận thức của cấp ủy Đảng, chính quyền và các cơ quan chức năng về
GDNN ở một số địa phương chưa đầy đủ, thậm chí còn coi nhẹ; một bộ phận xã
hội vẫn chưa nhận thức đúng về vai trò quan trọng của GDNN trong đào tạo
nguồn nhân lực cho phát triển kinh tế - xã hội; tâm lý coi trọng bằng cấp vẫn còn
nặng nề; việc định hướng nghề nghiệp, phân luồng học sinh sau tốt nghiệp THCS,
THPT không đạt mục tiêu đề ra.
- Hiệu quả và hiệu lực của công tác quản lý nhà nước trong lĩnh vực GDNN
chưa cao; năng lực của cơ quan quản lý nhà nước về GDNN ở địa phương còn
hạn chế; đội ngũ cán bộ quản lý nhà nước về GDNN thiếu về số lượng, chưa
chuyên nghiệp và một bộ phận chưa đạt chuẩn; ứng dụng công nghệ thông tin
trong quản lý, đào tạo trong lĩnh vực GDNN chưa đáp ứng được yêu cầu;

10
Hiện có 15 trường có nghề đạt tiêu chuẩn kiểm định chất lượng của Úc và đang đào tạo thí điểm chương trình
của Úc để cấp văn bằng của Úc; 45 trường có từ 1 đến 3 nghề đạt tiêu chuẩn của Đức đang chuẩn bị đào tạo theo
chương trình của Đức; 01 trường có đạt tiêu chuẩn của ABET (Mỹ)
11
Trường CĐ Cao Thắng, CĐ Cơ điện Hà Nội, CĐ Lý Tự Trọng.v.v...
11

- Mạng lưới cơ sở GDNN còn bất cập về phân bố giữa các vùng miền,
ngành nghề, trình độ đào tạo; quy mô đào tạo của nhiều cơ sở GDNN còn nhỏ;
việc sáp nhập cơ sở GDNN ở một số địa phương còn mang tính hành chính, cơ
học, chưa có nguyên tắc sáp nhập cụ thể, chưa có cơ chế bảo đảm hiệu quả hoạt
động của các cơ sở GDNN sau sắp xếp;
- Cơ cấu trình độ đào tạo trong GDNN vẫn còn chưa hợp lý, chủ yếu vẫn là
đào tạo trình độ sơ cấp và đào tạo thường xuyên, ngắn hạn (chiếm 75%), trình
độ trung cấp, cao đẳng chỉ chiếm khoảng 25% trên tổng số tuyển sinh;
- Công tác tuyển sinh trongGDNN vẫn còn gặp nhiều khó khăn, thách thức,
đặc biệt đối với những ngành, nghề học nặng nhọc độc hại, ngành nghề đòi hỏi
trình độ năng khiếu;
- Chất lượng, hiệu quả đào tạo của nhiều cơ sở GDNN mặc dù đã được cải
thiện, tuy nhiên vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu, chưa gắn bó hữu cơ với nhu
cầu nhân lực của từng ngành, lĩnh vực cụ thể và yêu cầu của đổi mới cơ cấu kinh
tế - xã hội;
- Việc gắn kết với doanh nghiệp còn nhiều hạn chế; chưa có quy định cụ thể
về trách nhiệm của doanh nghiệp chỉ được sử dụng, tuyển dụng lao động phải qua
đào tạo nghề nghiệp ở tất cả các lĩnh vực lao động theo quy định của Luật Giáo
dục nghề nghiệp; nhiều doanh nghiệp chưa nhận thức đúng về trách nhiệm xã hội
trong việc tham gia hoạt động GDNN.
- Công tác quản lý và kiểm soát chất lượng GDNN còn hạn chế; tiêu chuẩn
kỹ năng nghề quốc gia ban hành còn chậm; việc tổ chức đánh giá, cấp chứng chỉ
kỹ năng nghề chưa triển khai được rộng rãi;
- Việc chuẩn bị đào tạo nhân lực đáp ứng yêu cầu của cuộc CMCN 4.0 còn
có những khó khăn và chưa triển khai được nhiều.
- Việc huy động các nguồn lực đầu tư cho GDNN chưa đáp ứng yêu cầu phát
triển; ngân sách nhà nước đầu tư cho GDNN những năm gần đây tuy có tăng
nhưng vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu, chưa tương xứng với mục tiêu nhiệm vụ
đề ra; nhiều địa phương chưa ưu tiên nguồn lực đầu tư cho phát triển GDNN.
II. ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN GIÁO DỤC NGHỀ NGHIỆP
1. Quan điểm phát triển giáo dục nghề nghiệp
- Phát triển GDNN là một trong những nhiệm vụ quan trọng hàng đầu góp
phần nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, thích ứng với những biến đổi nhanh
chóng của thị trường lao động, đáp ứng yêu cầu của cuộc Cách mạng công
nghiệp lần thứ tư, hội nhập quốc tế và phát triển bền vững của đất nước.
- Đổi mới và nâng cao chất lượngGDNN cần chú trọng cả quy mô, cơ cấu
và chất lượng đào tạo; kế thừa và phát huy những thành tựu đã đạt được, tiếp thu
có chọn lọc kinh nghiệm quốc tế phù hợp với điều kiện kinh tế - xã hội của Việt
Nam, đảm bảo tính ổn định của hệ thống nhưng cần tầm nhìn dài hạn; nâng chất
lượng GDNN từng bước đạt chuẩn khu vực và quốc tế để đáp ứng nhu cầu nhân
lực trong nước và hội nhập với thị trường lao động khu vực và thế giới.
- Phát triển hệ thống GDNN theo hướng mở, đa dạng, linh hoạtvới nhiều
phương thứcvà trình độ đào tạo nhằm đáp ứng nhu cầu học tập và nâng cấp kỹ
12

năng nghề nghiệp suốt đời của người lao động để đáp ứng yêu cầu của vị trí làm
việc, giảm tình trạng thất nghiệp và sử dụng có hiệu quả nguồn nhân lực, nâng
cao năng suất lao động, cải thiện thu nhập và đời sống cho người lao động; Phát
triển hệ thống GDNN cần sự tham gia của Nhà nước với ưu tiên bố trí ngân sách
cho GDNN trong tổng chi ngân sách nhà nước cho giáo dục và đào tạo; sự tham
gia của các đối tác trong và ngài nước.
- Gắn kết chặt chẽ GDNN với nhu cầu của thị trường lao động và phát triển
kinh tế - xã hội của đất nước; lấy sự chấp nhận của thị trường lao động là thước
đo của hiệu quả GDNN; chú trọng đào tạo thường xuyên, đào tạo cập nhật, đào
tạo lại và đào tạo tại doanh nghiệp để phù hợp với yêu cầu của doanh nghiệp
nhằm duy trì việc làm bền vững cho người lao động và nhu cầu sử dụng nhân
lực của doanh nghiệp; có chính sách đầu tư phát triển GDNN đối với các vùng
đặc biệt khó khăn, vùng dân tộc thiểu số, biên giới, hải đảo, vùng sâu, vùng xa
và các đối tượng chính sách, đối tượng dễ bị tổn thương, tạo cơ hội cho mọi
người lao động học nghề, lập nghiệp, góp phần xóa đói, giảm nghèo thực hiện
công bằng xã hội.
- Phát triển GDNN là nhiệm vụ của cả hệ thống chính trị, là trách nhiệm
của cấp ủy đảng, chính quyền, trước hết là của ngành lao động thương binh và
xã hội các cấp, của doanh nghiệp và người dân.
2. Mục tiêu chung về phát triển giáo dục nghề nghiệp
Tiếp tục đổi mới, tạo sự chuyển biến mạnh mẽ về số lượng tuyển sinh, chất
lượng đào tạo và hiệu quả của GDNN; phát triển hệ thống GDNN với nhiều
phương thức và trình độ đào tạo nghề nghiệp, nhất là đào tạo chất lượng cao
theo hướng ứng dụng, thực hành, bảo đảm đáp ứng nhu cầu nhân lực qua đào tạo
cho thị trường lao động, góp phần nâng cao năng suất lao động, chất lượng tăng
trưởng, sức cạnh tranh của nền kinh tế trong bối cảnh cuộc Cách mạng công nghiệp
lần thứ tư và hội nhập quốc tế.
3. Một số giải pháp trong thời gian tới
3.1. Tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo công tác thông tin, tuyên truyền
nâng cao nhận thức của xã hội về GDNN
Tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo trong thông tin và truyền thông, tạo sự
chuyển biến về nhận thức, sự đồng thuận và huy động sự tham gia của toàn xã
hội đối với việc đổi mới, nâng cao chất lượng GDNN; nâng cao hơn nữa nhận
thức của các cấp ủy, các đơn vị trong ngành nhất là các cấp ủy, thủ trưởng đơn
vị về ý nghĩa, tầm quan trọng của đổi mới, nâng cao chất lượng GDNN đối với
việc phát triển nhân lực phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất
nước.
Tập trung lãnh đạo, chỉ đạo toàn ngành quán triệt, triển khai tổ chức thực
hiện nghiêm túc các nghị quyết, chỉ thị của Đảng, chỉ đạo của Chính phủ, Thủ
tướng Chính phủ về phát triển GDNN; chỉ đạo các tổ chức đảng, đoàn thể quần
chúng, các đơn vị trực thuộc và các cơ sở GDNN xây dựng kế hoạch thực hiện
thiết thực, hiệu quả.
3.2. Quy hoạch mạng lưới cơ sở GDNN
13

Quy hoạch mạng lưới cơ sở GDNN theo hướng mở, bảo đảm quy mô, cơ
cấu, hợp lý về ngành, nghề, trình độ đào tạo (đa ngành, chuyên ngành), vùng
miền, chuẩn hóa, hiện đại hóa, có phân tầng chất lượng.
Sáp nhập hoặc giải thể các cơ sở GDNN yếu kém, hoạt động không hiệu
quả, không đủ năng lực triển khai tự chủ; từng bước sáp nhập trường TC công lập
vào trường CĐ; sáp nhập trung tâm giáo dục thường xuyên, trung tâm kỹ thuật
tổng hợp hướng nghiệp, trung tâm GDNN thành một cơ sở GDNN trên địa bàn
cấp huyện và hợp tác chặt chẽ với các trường CĐ, TC để tổ chức đào tạo.
Tập trung nguồn lực đầu tư một số cơ sở GDNN chất lượng cao, ngành,
nghề trọng điểm đã được quy hoạch theo các cấp độ (quốc tế, khu vực ASEAN
và quốc gia) và các cơ sở GDNN chuyên ngành, các nhóm đối tượng đặc thù.
Khuyến khích thành lập mới cơ sở GDNN tư thục, cơ sở GDNN của doanh
nghiệp và có vốn đầu tư nước ngoài. Đẩy mạnh phân luồng, thu hút học sinh tốt
nghiệp trung học cơ sở vào học theo chương trình 9+.
3.3. Tăng cường gắn kết GDNN với thị trường lao động và việc làm bền
vững
Nâng cao chất lượng hoạt động dự báo ngắn hạn, trung hạn và dài hạn về
nhu cầu nguồn nhân lực, nhu cầu việc làm và nhu cầu đào tạo theo lĩnh vực,
ngành nghề, cấp trình độ đào tạo; hình thành cơ sở dữ liệu về cung cầu thị trường
lao động.
Tiếp tục hoàn thiện cơ chế, chính sách, khuyến khích doanh nghiệp tham
gia hoạt động GDNN. Phát huy vai trò của các đơn vị sử dụng lao động, người
sử dụng lao động, hiệp hội nghề nghiệp trong đổi mới, nâng cao chất lượng
GDNN. Hình thành mối quan hệ chặt chẽ giữa cơ sở GDNN và các trung tâm
dịch vụ việc làm, sàn giao dịch việc làm, hội chợ việc làm nhằm hỗ trợ người
học tìm việc làm sau tốt nghiệp. Chú trọng phát triển tinh thần khởi nghiệp trong
GDNN.
Thí điểm thành lập các hội đồng kỹ năng ngành trong một số lĩnh vực ưu
tiên; xây dựng mô hình hợp tác công tư (PPP) trong lĩnh vực GDNN.
3.4. Đẩy mạnh tự chủ của các cơ sở GDNN gắn với trách nhiệm giải
trình, cơ chế đánh giá độc lập, sự kiểm soát của nhà nước, giám sát của xã
hội
Thực hiện tự chủ toàn diện; chuyển đổi hoạt động của các cơ sở GDNN
công lập đủ điều kiện sang cơ chế tự chủ, tự chịu trách nhiệm, hạch toán như
doanh nghiệp; kiên quyết chuyển sang cơ chế tự bảo đảm hoàn toàn về tài chính,
tổ chức nhân sự và thực hiện nhiệm vụ đối với các cơ sở GDNN công lập đào
tạo những ngành nghề có khả năng xã hội hóa cao trên cơ sở Nhà nước thực hiện
lộ trình bảo đảm kinh phí hoạt động có thời hạn.
Đẩy mạnh việc thực hiện cơ chế tự chủ đi đôi với trách nhiệm giải trình,
tăng cường sự kiểm tra, giám sát của nhà nước và xã hội. Đối với các cơ sở
GDNN đang hoạt động có hiệu quả, có khả năng tự chủ, tự chịu trách nhiệm thì
tiếp tục triển khai thực hiện đào tạo theo quy định hiện hành sau khi Thủ tướng
Chính phủ phê duyệt quy hoạch mạng lưới cơ sở GDNN thời kỳ 2021 - 2030.
14

3.5. Chuẩn hóa các điều kiện bảo đảm chất lượng trong hệ thống
GDNN; phát triển hệ thống đảm bảo chất lượng, đánh giá và cấp chứng chỉ
kỹ năng nghề quốc gia
Ban hành tiêu chuẩn nghề kỹ năng nghề quốc gia, chuẩn đầu ra, các chuẩn về
điều kiện bảo đảm chất lượng, các định mức kinh tế - kỹ thuật cho từng ngành,
nghề.
Ban hành các chuẩn và đào tạo, bồi dưỡng chuẩn hóa cho nhà giáo, cán bộ
quản lý GDNN, người dạy tại các doanh nghiệp; xây dựng và triển khai chương
trình chuyên gia quốc tế trong lĩnh vực GDNN.
Đổi mới chương trình đào tạo theo định hướng năng lực thực hiện; đẩy
mạnh đào tạo theo phương thức tích lũy mô đun, tín chỉ; tiếp tục thí điểm đào
tạo cho sinh viên của các nghề trọng điểm cấp độ quốc tế theo chương trình
chuyển giao và cấp bằng của nước ngoài; thí điểm triển khai chương trình đào
tạo liên thông chất lượng cao từ trung cấp lên cao đẳng đối với đối tượng tốt
nghiệp trung học cơ sở; tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý,
tổ chức đào tạo, quản trị nhà trường (xây dựng học liệu điện tử; quản lý tuyển
sinh, tổ chức đào tạo trực tuyến; đào tạo từ xa; số hóa quản lý văn bằng chứng
chỉ...); đẩy mạnh dạy và học ngoại ngữ trong GDNN.
Ban hành các chuẩn về cơ sở vật chất, thiết bị; tập trung đầu tư cơ sở vật
chất, trang thiết bị cho các trường chất lượng cao, trường được lựa chọn đầu tư
nghề trọng điểm, các trường đại học sư phạm kỹ thuật và các trường chuyên
biệt; hiện đại hóa hạ tầng công nghệ thông tin - truyền thông, phương tiện và
thiết bị dạy học đáp ứng yêu cầu của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư.
Phát triển mạng lưới các tổ chức kiểm định và đẩy mạnh kiểm định chất
lượng GDNN; xây dựng, cập nhật tiêu chuẩn nghề quốc gia đảm bảo tương thích
với tiêu chuẩn nghề khu vực ASEAN, APEC; đẩy mạnh đánh giá, cấp chứng chỉ
kỹ năng nghề quốc gia cho người lao động; đàm phán, công nhận kỹ năng nghề
giữa Việt Nam và các nước trong khu vực ASEAN và quốc tế.
3.6. Hoàn thiện hệ thống chính sách, pháp luật, nâng cao năng lực, hiệu
lực, hiệu quả quản lý nhà nước về GDNN; thúc đẩy xã hội hóa GDNN
Tiếp tục nghiên cứu, rà soát, sửa đổi, bổ sung, hoàn thiện hệ thống chính
sách, pháp luật về GDNN đảm bảo tính thống nhất, đồng bộ, công khai, minh
bạch và phù hợp với yêu cầu thực tiễn; xây dựng chương trình mục tiêu, đề án,
dự án đổi mới GDNN, gắn với đào tạo và đào tạo lại đáp ứng yêu cầu cuộc Cách
mạng công nghiệp lần thứ tư. Hoàn thiện chính sách cho nhà giáo, cán bộ quản
lý GDNN; chính sách cho người học, cơ sở GDNN và chính sách cho doanh
nghiệp khi tham gia hoạt động GDNN. Đổi mới cơ chế cấp phát ngân sách nhà
nước sang cơ chế Nhà nước đặt hàng, giao nhiệm vụ đào tạo căn cứ vào số
lượng, chất lượng đầu ra hoặc đấu thầu cung cấp dịch vụ đào tạo nghề nghiệp;
đổi mới công tác giám sát, thanh tra, kiểm tra việc thực hiện chính sách, pháp
luật về GDNN.
Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin vào quản lý nhà nước về GDNN.
Tăng cường năng lực đội ngũ cán bộ, công chức của ngành làm công tác quản lý
nhà nước về GDNN theo hướng hiện đại. Xây dựng cơ chế để người học và
người sử dụng lao động tham gia chủ động vào đánh giá chất lượng đào tạo.
15

Nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác nghiên cứu khoa học và hợp tác quốc tế
trong GDNN. Thúc đẩy xã hội hóa GDNN, xây dựng xã hội học tập; đẩy mạnh
hình thức vừa làm, vừa học của người lao động trong các doanh nghiệp.
Có thể nói, kể từ khi được giao chính thức quản lý nhà nước thống nhất về
GDNN, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội đã phối hợp với các bộ, ngành
liên quan, các địa phương, cơ sở GDNN triển khai thực hiện tốt các quy định
của Luật Giáo dục nghề nghiệp. Hệ thống GDNN đã phát triển ổn định và bước
đầu đã được những kết quả đáng khích lệ. Trong thời gian tới, để tiếp tục đổi
mới, nâng cao chất lượng GDNN, đưa GDNN phát triển ở một tầm cao mới, cần
thực hiện đồng bộ các mục tiêu, nhiệm vụ giải pháp nêu trên, để GDNN thực sự
đáp ứng tốt yêu cầu của thị trường lao động trong đào tạo và phát triển nguồn
nhân lực, góp phần phát triển kinh tế - xã hội, nâng cao năng lực cạnh tranh của
Việt Nam trên trường quốc tế.
III. Phát triển hệ thống GDNN theo hướng mở, linh hoạt, liên thông
3.1. Chủ trương của Đảng
Văn kiện đại hội Đảng lần thứ X (năm 2006) nêu quan điểm: “Chuyển dần
mô hình giáo dục hiện nay sang mô hình giáo dục mở - mô hình xã hội học tập với
hệ thống học tập suốt đời, đào tạo liên tục, liên thông giữa các bậc học, ngành
học; xây dựng và phát triển hệ thống học tập cho mọi người và những hình thức
học tập, thực hành linh hoạt, đáp ứng nhu cầu học tập thường xuyên; tạo nhiều
khả năng, cơ hội khác nhau cho người học, bảo đảm sự công bằng xã hội trong
giáo dục” 12. Khi bàn về đổi mới cơ bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, Nghị
quyết 29/NQ-TW chủ trương :“Đổi mới hệ thống giáo dục theo hướng mở, linh
hoạt, liên thông giữa các bậc học, trình độ và giữa các phương thức giáo dục, đào
tạo…” 13. Đối với GDNN Nghị quyết 19/NQ-TW định hướng“Sắp xếp, tổ chức lại
hệ thốngcơ sở GDNN theo hướng mở và linh hoạt đáp ứng nhu cầu nhân lực của
thị trường lao động” 14.
- Đại hội XIII nêu định hướng phát triển giáo dục đào tạo giai đoạn 2021-
2025: “ Đa dạng hoá phương thức đào tạo dựa theo mô hình giáo dục mở, khung
trình độ quốc gia, gắn với thị trường và đáp ứng yêu cầu cuộc Cách mạng công
nghiệp lần thứ tư. Chuẩn bị nguồn nhân lực cho chuyển đổi số để phát triển xã
hội số”. 15
3.2. Quy định của pháp luật
- Khoản 1- Điều 6 của Luât GDNN (năm 2014) quy định: “ Phát triển hệ
thống GDNN mở, linh hoạt, đa dạng theo hướng chuẩn hóa, hiện đại hóa, dân chủ
hóa, xã hội hóa và hội nhập quốc tế, liên thông giữa các trình độ GDNN và liên
thông với các trình độ đào tạo khác”. Điều 9 - Luật GDNN quy định về liên thông
giữa các trình độ trong GDNN và liên thông giữa các trình độ đào tạo GDNN với
các trình độ giáo dục đại học.
12
Báo cáo chính trị của BCHTW Đảng khoá IX tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X
13
Nghị quyết 29/NQ-TW
14
Nghị quyết 19/NQ-TW
15Văn kiên Đại hội XIII: Dư thảo báo cáo đánh giá kết quả thực hiên nhiệm vụ phát triển kinh tế-xã hội 5 năm
2016-2020, phương hướng nhiệm vụ phát triển kinh tế-xã hội 5 năm 2021-2025
16

- Khoản 1- Điều 6 của Luật Giáo dục sửa đổi (2019) quy định: “Hệ thống
giáo dục quốc dân là hệ thống giáo dục mở, liên thônggồm giáo dục chính quy
và giáo dục thường xuyên”.Điều 10- Luật giáo dục 2019 quy định về liên thôngg
giữa các cấp học, trình độ đào tạo trong hệ thống giáo dục quốc dân.
- Thể chế hóa chủ trương và quy đinh của Luật, nhiều văn bản pháp luật quan
trọng liên quan đến phát triển giáo dục và GDNN theo hướng mở, linh hoạt đã
đươc phê duyệt và đang triển khai như: Đề án Xây dựng xã hội học tập giai đoạn
2012-2020, Đề án đào tạo nghề cho lao động nông thôn giai đoạn 2009-2020, Đề
án Ứng dụng công nghệ thông tin-truyền thông đến năm 2025 và tầm nhìn đến
năm 2030; “ Chương trinh chuyển đổi số quốc gia đến năm 2025 và đinh hướng
đến năm 2030” 16; Quyết định số 127/QĐ-TTg ngày 26/1/2021 “Ban hành Chiến
lược quốc gia về nghiên cứu, phát triển và ứng dụng Trí tuệ nhân tạo đến năm
2030” 17...
- Đã ban hành các văn bản quy phạm pháp luật hướng dẫn nội dung liên
quan đến GDNN mở linh hoạt và liên thông.
3.3. Xu hướng phát triển GDNN
- Phát triển hệ thống GDNN theo hướng mở và linh hoạt là xu hướng tất yếu,
khách quan góp phần thực hiện phương châm học suốt đời và xây dựng xã hội học
tập nhằm nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, nâng cao sức cạnh tranh của nền
kinh tế, nhất là trong bối cảnh hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng,thị tường việc
làm không biên giới và đa văn hóa rộng mở; cách mạng công nghiệp 4.0 với sức
mạnh chuyển đổi số đang tác động mạnh mẽ đến tất cả các lĩnh vực đời sống xã
hội, mang đến cả những thách thức và cơ hội cho sự phát triển của giáo dục trong
đó có GDNN. Tiếp cận theo hướng mở, liên thông là xu hướng phát triển giáo
dục của thế giới, Jacques Delors trong báo cáo của Hội đồng quốc tế về “Giáo dục
cho thế kỷ 21” gửi UNESCO viết “Giáo dục có sứ mạng giúp cho mọi người,
không trừ một ai, được phát huy tất cả mọi tài năng và tất cả mọi tiềm lực sáng
tạo, bao gồm cả tinh thần trách nhiệm đối với đời sống của bản thân và việc đạt
được những mục đích cá nhân”.18
- Dự thảo chiến lược phát triển GDNN đến năm 2030đã lựa chọn giải pháp
“ Đảm bảo tính phù hợp, linh hoạt và mở của hệ thống” là giải pháp đột phá.
Với muc tiêu: “Tạo điều kiện cho mọi đối tượng được thụ hưởng và tham gia
các dịch vụ của hệ thống GDNN mở và liên thông trong suốt cuộc đời lao động
nghề nghiệp”.
3.4. Kinh nghiệm từ hoạt động thực tiễn của hệ thống GDNN và cơ sở
GDNN
Từ nhiều năm qua hoạt động GDNN với các hình thức phong phú,phương
thức linh hoạt đáp ứng ngày càng tốt hơn nhu cầu đa dạng của các đối tượng xã
hội, đáp ứng nhu cầu cao của doanh nghiệp, của thị trường lao động luôn biến

16
Quyết định số 749/QĐ-TTg ngày 03/6/2020
17
Quyết định số 127/QĐ-TTg ngày 26/1/2021
18
Jacques Deloers - Học tập một kho báu tiềm ẩn- Learning: the treasure witthin -UNESCO-năm 1996
17

động là kinh nghiệm, là cơ sở thuyết phục cho việc định hướng và phát triển
GDNN đúng với bản chất vàđịnh nghĩa: Hệ thống giáo dục là hệ thống mở linh
hoạt và liên thông.
3.5 Nhận diện GDNN theo hướng mở, linh hoạt và liên thông
3.5.1. Nhân thức về hệ thống GDNN mở, linh hoạt và liên thông
Có ý kiến cho rằng giáo dục mở mới xuất hiện vào những năm 2005, tuy
nhiên cũng có ý kiến cho rằng giáo dục mở và GDNN mở, linh hoạt đã xuất hiện
và tồn tại từ trước đó khá lâu. Tự thân GDNN từ xa xưa, trong suốt quá trình hình
thành và phát triển đã mang tính “mở”. Các hình thức học trên lưng trâu, kèm cặp
theo kiểu cầm tay chỉ việc, truyền nghề, “bình dân học vụ”19, học buổi tối, dạy
nghề tại thôn bản, buôn, sóc; dạy nghề tại sản xuất, tại doanh nghiệp, tại đồng
ruộng, học trên luống cầy, học tại công trường, tại chiến trường, học qua tích lũy
kinh nghiệm lao động sản xuất, cập nhật kiến thức kỹ thuật công nghệ, học từ xa,
đào tạo nghề thường xuyên, đào tạo người lớn tuổi, đào tạo trực tuyến, học suốt
đời, xã hội học tập …. đã mang tính “mở và linh hoạt” dưới góc độ tạo moi cơ hội
thuận lợi cho mọi người được thực hiện quyền học tập dưới mọi hình thức, ở mọi
lúc, mọi nơi tùy theo điều kiên của riêng mình; học suốt đời trong suốt cuộc đời
lao động …Mở và linh hoạt là thuộc tính của giáo dục, bẩm sinh và rất đậm nét
trong GDNN.
Nhà giáo dục học Marcel Proust đã nói: “Những cuộc phiêu lưu khám phá
thực sự không nằm ở chỗ nhìn thấy những khung cảnh mới, mà ở chỗ có những
cách nhìn mới”. Những năm gần đây dưới góc nhìn mới, vị thế, vai trò của giáo
dục và GDNN mở, linh hoạt, liên thông được nâng tầm nhận thức ở các cấp độ:
- Hình thành chủ trương, đường lối (Nghị quyết của Đảng),
- Chế định hóa (quy định của pháp luật),
- Nghiên cứu triết lý và lý luận thông qua các công trình, đề tài nghiên cứu và
các Hội thảo trong nước và quốc tế.
- Bước đầu đã được triển khai trên cơ sở khoa học tại một số cơ sở GDNN.
Hình thành GDNN mở, linh hoạt và liên thông là tiền đề, là điều kiện để thực
hiện học suốt đời và tiến tới xã hội học tập
3.5.2. Cách hiểu về GDNN theo hướng mở, linh hoạt, liên thông
Có nhiều định nghĩa, cách hiểu khác nhau về hình hài, cấu trúc, nguyên tắc,
đặc trưng, yêu cầu, nội dung …. của GDNN mở, linh hoạt tùy theo góc nhìn về
quản lý, về khoa học về kinh tế và về thực tiễn. Tuy nhiên hiện nay có 2 khái niệm
mang tính quốc tế hóa và gần gũi hơn với GDNN đó là:
- Góc độ rỡ bỏ rào cản: Mở là rỡ bỏ tất cả rào cản trọng hoạt động đào tạo
đối với người lao động để họ học nghề, khởi nghiệp, có việc làm bền vững. Rỡ
bỏ các rào cản về pháp lý, tài chính và kỹ thuật trong đó rào cản lớn nhất và
phổ biến là những chế định không phù hợp, gây cản trở; nhất là các thủ tục

19
Vũ Đức Đam – Hệ thống giáo dục mở trong bối cảnh tự chủ giáo dục đại học và hội nhập quốc tế-Tập 3
18

hành chính. Rỡ bỏ rào cản để giải phóng và huy động mọi tiềm năng trong xã
hội tham gia hoạt động và phát triển GDNN.
- Góc độ công bằng cơ hội: Mở là tạo cơ hội thuận lợi cho mọi người tiếp
cận với các dịch vụ GDNN, ai cũng có cơ hội học tập, ai cũng được xã hội tạo điều
kiện và không loại trừ bất cứ ai trong xã hội được học nghề, khởi nghiệp, hành
nghề và có được sinh kế bền vững. Điều này phù hợp với thông điệp của Liên hợp
quốc: “Ai cũng có quyền được làm việc, được tự do lựa chọn việc làm…” và: “Ai
cũng có quyền được hưởng giáo dục. Giáo dục phải được miễn phí ít nhất ở cấp sơ
đẳng và căn bản. Giáo dục sơ đẳng có tính cách cưỡng bách. Giáo dục kỹ thuật
và chuyên nghiệp phải được phổ cập..” 20. Trong thông điệp trên, cụm từ “phải
được phổ cập” đã khẳng định tính mở của GDNN.
Luật pháp của Việt Nam cũng quy định tương tự: “Công dân có quyền và
nghĩa vụ học tập” 21 và “1. Bảo đảm quyền làm việc, tự do lựa chọn việc làm và
nơi làm việc; 2. Bình đẳng về cơ hội việc làm và thu nhập”. 22
3.5.3. Tính đặc thù của hê thống GDNN mở, linh hoạt và liên thông
Khuyến nghị “Học suốt đời là cuộc hành trình với nhiều hướng đi, đào tạo
nghề là hướng đi chủ yếu trong hành trình này”23đã xác định vị trí quan trọng của
GDNN trong việc học suốt đời.
Tính mở và linh hoạt trong GDNN có điểm chung với giáo dục mở nhưng
cũng cần nhấn mạnh đến đặc thù riêng.
- Mở, linh hoạt đa chiều: Đối tượng tham gia là số đông (chiếm khoảng
87%) lao động qua đào tạo do hệ thống GDNN đảm trách. Các đối tượng học
nghề rất đa dạng bao gồm cả nhóm yếu thế, thiệt thòi, nghèo, cận nghèo, người
lao động ở nông thôn vùng sâu, vùng xa, vùng có điều kiện kinh tế-xã hội đặc biệt
khó khăn, với họ cơ hội học nghề, khởi nghiệp và việc làm hạn chế hơn. Các
thành phần kinh tế (Nhà nước, tư nhân, nước ngoài ..), các tổ chức xã hội, xã hội
nghề nghiệp, các doanh nghiệp, các cá nhân và tổ chức khác tham gia hoạt động
gDNN. Điều đó yêu cầu GDNN phải mở và linh hoạt đa chiều đến với mọi người
trong học tập suốt đời và trong xã hội học tập.
- Mục tiêu của GDNN là cung cấp nhân lực trực tiếp trong sản xuất, kinh
doanh và dịch vụ , ở đó thị trường việc làm thay đổi với tần xuất cao, chu kỳ
thời gian, chuyển đổi nghề nghiệp và di chuyển việc làm ngắn hơn; yêu cầu
GDNN phải linh hoạt trong tuyển sinh (một số trình độ đào tạo nghề yêu cầu đầu
vào không đồng nhất), mở ngành nghề, phát triển các chương trình đáp ứng nhu
cầu thị trường, thực hiện tư vấn và hướng nghiệp trước, trong và cả sau quá trình
đào tạo …..
- Thích ứng nhanh Bản chất giáo dục luôn chậm pha và có độ trễ so với
nhu cầu xã hội; nhưng đối với GDNN mở biên độ chậm pha nhỏ hơn và độ trễ

20
Tuyên ngôn nhân quyền 1948 của Liên hợp quốc (khoản 1- điều 25 và khoản 1 - điều 26)
21
Hiến pháp nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam năm 2013
22
Luật việc làm (khoản 1 và 2 Điều 4)
23
Khuyến nghị của UNESCO tại Hội nghị Seoul-Hàn quốc năm 1999
19

ngắn hơn vì nhu cầu học nghề của mọi người lao động và và việc làm của thị
trường lao động luôn biến động. Phát triển GDNN phát triển theo hướng mở, linh
hoạt là tất yếu để thích ứng nhanh, mềm dẻo và linh hoạt linh hoạt về nội dung,
thời gian, địa điểm , phương thức đào tạo….để đáp ứng nhu cầu sản xuất và thị
trường việc làm.
Những đặc thù trên vừa là thuận lợi vừa là thách thức tác động đến định
hướng phát triển giáo duc nghề nghiệp theo hướng mở, linh hoạt và liên thông.
3.5.4. Định vị và cấu trúc hệ thống GDNN theo hướng mở, linh hoạt, liên
thông
a) Định vị hệ thống GDNN mở, linh hoat và liên thông
- GDNN là một phân hệ của hệ thống giáo dục quốc dân thống nhất. Vì vậy
GDNN mở cũng là thành tố của hệ thống giáo dục mở, hoạt động và phát triển
trong môi trường giáo dục mở. Cả 4 phân hệ giáo dục mần non, giáo dục phổ
thông, giáo dục đại học, và GDNN nhất thiết phải cùng mở, linh hoạt, liên thông
đồng bộ và không là rào cản của nhau.
- GDNN mở không phải là hệ thống khác, biệt lập; tính chất mở, linh hoạt và
liên thông được đan xen, xâm nhập và thẩm thấu vào hệ thống giáo dục hiện hành.
Khoản 1- Điều 6 - Luật giáo dục sửa đổi (2019) duy danh: “Hệ thống giáo dục
quốc dân là hệ thống giáo dục mở, liên thông gồm giáo dục chính quy và giáo dục
thường xuyên” 24.
Hai thành tố của hệ thống GDNN là đào tạo chính quy và đào tạo thường
xuyên đều phải tổ chức, quản lý và triển khai các hoạt động đào tạo theo hướng
mở, linh hoạt và liên thông.
Công ước của Tổ chức Lao động quốc tế (ILO) về Hướng nghiệp và đào tạo
nghề trong phát triển nguồn nhân lực (năm 1975) đã yêu cầu: “Mỗi nước thành
viên thiết lập và phát triển các hệ thống giáo dục phổ thông, kỹ thuật và đào tạo
nghề mở, linh hoạt có khả năng hỗ trợ và bổ sung cho nhau cho dù các hoạt động
này diễn ra trong hệ thống giáo dục chính thức hay bên ngoài nó”.25 Điều đó cũng
xác định hệ thống GDNN mở, linh hoạt không có cấu trúc độc lập mà đan xen
xâm nhập vào các hệ thống giáo dục hiện hành.
b) Cấu trúc mở của GDNN
Mở về ý tưởng (Open to ideas)
Việc đao tạo nghề và phổ cập nghề mở ra những ý tưởng về phát triển sản
xuất, kinh doanh, thúc đẩy việc mở mang nghề mới, từng bước hiện đại hóa các
nghề đang hoạt động, đẩy mạnh việc duy trì và mở rộng các nghề truyền thống,
xây dựng các làng nghề v.v... Việc đào tạo nghề luôn phát huy tinh thần sáng tạo,
khởi nghiệp, lập nghiệp cho mọi người dân gắn mục tiêu đào tạo nghề với tăng
trưởng kinh tế, xây dựng văn hóa, phát triển xã hội bền vững.
Mở cho mọi người (Open to people)
24
Luật giáo dục (2019)
25
Công ước số 142 của ILO (1975)
20

Bất cứ ai trong xã hội cũng cần có nghề và do đó, phải giúp cho người dân
được học nghề. Ở nhiều nước, những người về hưu và người cao tuổi khi muốn
học thêm về nghề, nhà nước vẫn phải đáp ứng nhu cầu của họ.... Tất nhiên, với
người đang độ tuổi lao động, việc dạy nghề ở nhiều quốc gia được tiến hành hết
sức đa dạng.
Mở về địa điểm (Open to place)
Với người học, việc tổ chức học phải tính đến chọn vị trí của trường, lớp,
trung tâm để người học có nhiều cơ hội lựa chọn nhằm giảm những khó khăn về
địa lý, về giao thông, về nhiều phương diện khác liên quan đến sinh hoạt hàng
ngày.Dựa trên những công nghệ hiện đại, có thể chọn các địa điểm học như học tại
trường chính quy, tại các cơ sở không chính (trạm, trại, tại nơi sản xuất, nơi làm
việc và ngay tại nhà...
Mở về thời gian (Open to time)
Việc học nghề tại các cơ sở chính quy thường quy định khuôn cứng và chặt
chẽ về thời gian lên lớp, thời gian thực hành, thời gian đi trải nghiêm thực tế, thời
gian thi hoặc kiểm tra. Với những người học thương xuyên không chính quy, cần
có chương trình đáp ứng việc tổ chức học theo thời gian khác nhau để thuận lợi
cho học viên. Đặc biệt là việc dạy nghề cho lao động nông thôn thì thời gian học
cần hết sức mềm dẻo.
Mở về chương trình học (Open to curriculum)
Chương trình học cần hết sức đa dạng về nội dung, về cách học và cơ chế học
từng chương trình sao cho người học có thể chọn được chương trình theo nguyên
vọng, sở trường và điều kiện của họ. Vấn đề quan trọng là, chương trình phải
mang được những nghề mà xã hội cần, phải mở mang đến với từng người dân,
từng gia đình, từng cộng đồng dân cư, ai cũng có cơ hội tìm được một nghề phù
hợp với nhu cầu, khả năng, môi tường sống của mình.
Mở về phương pháp (Open to methods)
Cần sử dụng nhiều phương pháp khác nhau tùy theo những công nghệ học tập
và các phương tiện kỹ thuật được sử dụng trong các hình thức đào tạo, bồi dưỡng,
huấn luyện. Cần phải tiếp cận và sử dụng những phương pháp hiện đại để đòa tạo
nghề, cho dù là những nghề đòi hỏi kỹ năng không cao.
Mở về nguồn lưc (Open to resources)
Đầu tư cho giáo dục nghề nghiêp đươc ưu tiên trong kế hoach phát triển kinh
tế-xã hội, phát triển nhân lực. Huy động mọi tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước
đầu tư cho giáo dục nghề nghiêp
3.6. Một số vấn đề cần quan tâm đến phát triển giáo dục nghề nghiệp
theo hướng mở, linh hoạt và llieen thông
3.6.1. Phát triển GDNN mở, linh hoạt và liên thông trong mối quan hệ
giữa chất lượng và quy môđào tạo
21

Trong giáo dục luôn luôn tồn tại mâu thuẫn nội tại giữa mở rộng quy mô và
yêu cầu chất lượng của thị trường lao động, GDNN cũng không ngoại lệ.
- Chất lượng đào tạo trong GDNN là yếu tố “bất biến”. Hệ thống GDNN luôn
đối mặt với những thách thức của thị trường lao động và phải thích ứng linh hoạt
và nhanh nhạy với yêu cầu của thị trường. Tuy nhiên không vì quy mô mà dễ dãi
với chất lượng, buông lỏng kiểm soát và quản lý chất lượng. Chất lượng xác định
mức độ đạt được mục tiêu đào tạo. Sản phẩm đầu ra của hệ thống GDNN phải là
những con người chủ động, sáng tạo, có tư duy phản biện, có kiến thức (lý thuyết
và thực tế) và kỹ năng (kỹ năng nghề nghiệp, kỹ năng sống, kỹ năng giao tiếp, kỹ
năng số ..) để thích ứng linh hoạt với các tình huống xảy ra trong công việc, tự chủ,
tự chịu trách nhiệm với công việc của mình …,
- Quy mô đào tạo là yếu tố “vạn biến”. Quy mô đào tạo luôn thích ứng linh
hoạt với biến động nhu cầu nhân lực của thị trường lao động về cơ cấu trình độ, cơ
cấu ngành, nghề và cơ cấu vùng, miền. Phát triển quy mô đào tạo theo hướng mở:
mở về tư duy, mở về loại hình cơ sở GDNN, mở địa điểm đào tạo; linh hoạt và đa
dạng về chương trình đào tạo, thời gian đào tạo, phương pháp đào tạo và huy động
nguồn lực xã hội …. Thích ứng còn thể hiện sự thông thoáng linh hoạt trong
tuyển sinh, mở ngành, nghề mới mà xã hội có nhu cầu, tuy nhiên cần tăng cường
giám sát chặt chẽ và đảm bảo chất lượng đầu ra.
Phát triển giáo dục nghề nghiêp mở, liên thông cần quán triệt quan điểm:
“Chuyển phát triển giáo dục và đào tạo từ chủ yếu theo số lượng sang chú trọng
chất lượng và hiệu quả, đồng thời đáp ứng yêu cầu số lượng ”. 26
- Trong GDNN phải quan tâm đến phân tầng chất lượng trong đó phát triển
nhân lực chất lượng cao là cốt lõi của hệ thống, là điều kiện tiên quyết cải thiện
hình ảnh của GDNN trước công chúng, cải thiện năng lực cạnh tranh quốc gia,
khẳng định vị thế trong hội nhập quốc tế, là yếu tố quyết định các mối quan hệ với
các chủ thể khác tham gia hoạt động GDNN. Trong mạng lưới cần xây dựng một
số trường chất lượng cao, có năng lực cạnh tranh quốc tế.
- Để nâng cao chất lượng cần đổi mới phương pháp dạy và học. Vai trò nhà
giáo GDNN đã và đang thay đổi từ địa vị người dạy sang người thiết kế, cố vấn,
huấn luyện và tạo ra môi trường học tập sáng tạo, là người cung cấp, gây ảnh
hưởng tới cách tư duy và học có phê phán của người học; họ không chỉ là chuyên
gia kiến thức về công nghệ, kỹ thuật số, không chỉ dạy trong môi trường học tập
lấy người học làm trung tâm, mà còn kiến tạo môi trường phát triển tính sáng tạo,
năng động để giải quyết những vấn đề phát sinh và giúp người học tự định hướng
trong học tập.
- Đào tạo theo năng lực là xu thể tất yếu, hai trụ cột của năng lực thực hiện là
“Kỹ năng nghề và Năng lực đổi mới sáng tạo” 27 sẽ quyết định chất lượng và sự
thích ứng của nhân lực qua đào tạo với TTLĐ. Kỹ năng kinh doanh cũng cần sớm
đưa vào lồng ghép trong chương trình đào tạo và thích ứng với từng ngành, nghề

26
Nghị quyết 29 về đổi mới giáo dục và đào tạo
27
Trích xuất báo cáo Năng lực cạnh tranh toàn cầu 2018 của Diễn đàn kinh tế thế giới (WEF)
22

cụ thể. Kỹ năng nghề thành thạo vả năng lực đổi mới sáng tạo và được định hình
trong Khung trình độ quốc gia Việt Nam.
Công thức chung các quốc gia thành công áp dụng, trong đó có thành tố:
“Tăng cường đầu tư vào nghiên cứu, tri thức và vốn nhân lực chất lượng cao”28.
Giải quyết mâu thuẫngiữa mở rộng quy mô và yêu cầu cao về chất
lượngchính là giải quyết hài hòa giữa yếu tố “bất biến” và yếu tố “tùy biến” khi
phát triển GDNN theo hướng mở, linh hoạt và liên thông.
3.6.2. Phát triển GDNN mở, linh hoạt, liên thông với cơ hội sinh kế, việc
làm bền vững và phát triển bền vững
Mục tiêu cuối cùng của đào tạo là việc làm, nếu người học nghề sau khi tốt
nghiệp mà không có việc làm hoặc nhà trường đào tạo những nội dung mà thị
trường việc làm không cần đến thì coi như không thành công. Đào tạo và việc làm
là hại mặt gắn kết không thể tách rời của một quá trình. Việc làm, việc làm bền
vững vừa là mục tiêu, vừa là động lực của GDNN và ở chiều ngược lại GDNN là
nền tảng là chìa khóa để phát triển việc làm bền vững. Hội thảo quốc tế “Đào tạo
nghề giữ vai trò trọng tâm của các chính sách phát triển” năm 2007 do Tổ chức
giáo dục, khoa học, văn hóa liên hợp quốc (UNESCO), Cơ quan phát triển Pháp
(AFD), Tổ chức hợp tác phát triển Đức (GIZ) tại Paris đã đưa ra thông điệp: “Một
hệ thống đào tạo nghề đổi mới không thể được nhìn nhận bên ngoài chính sách
chung về tạo việc làm”.29
Quyền được học, quyền được phổ cập nghề và quyền có việc làm có mối
quan hệ hữu cơ, chặt chẽ với nhau:“Ai cũng có quyền được làm việc, được tự do
lựa chọn việc làm, được hưởng những điều kiện làm việc công bằng và thuận lợi
và được bảo vệ chống thất nghiệp”.30 và : “Công dân có quyền làm việc, lựa chọn
nghề nghiệp, việc làm và nơi làm việc”.31
Khi thị trường lao động (TTLĐ) ảm đạm thì nhà trường vắng người học và
khi TTLĐ sôi động thì nhà trường tấp nập người học. TTLĐ là thước đo chất
lượng và hiệu quả của đào tạo nghề: “Coi sự chấp nhận của thị trường lao động
đối với người học là tiêu chí quan trọng để đánh giá uy tín, chất lượng của cơ sở
giáo dục đại học, nghề nghiệp và là căn cứ để định hướng phát triển các cơ sở
giáo dục, đào tạo và ngành nghề đào tạo”32.
Khuyến nghị về một mô hình giáo dục sẵn sàng cho tương lai (theo Diễn đàn
Kinh tế thế giới 2017)33 bao gồm tám khuyến nghị hành động chủ chốt được xác
định, trong đó có 6 khuyến nghị liên quan trực tiếp đến GDNN, cụ thể là:

Việt Nam 2035 Hướng tới Thịnh vượng, Sáng tạo, Công bằng, dân chủ (Bao cáo tổng quan của
28

Nhóm Ngân hàng thế giới-Bộ Kế hoạch và đầu tư


29
Kỷ yếu Hội thảo GEFOP năm 2007
30
Khoản 1-Điều 23 - Tuyên ngôn nhân quyền 1948
31
Khoản 1-Điều 35 Hiến pháp nước Cộng hòa Xã hội Chủ Nghĩa Việt Nam năm 2013.
32
Nghị quyết số 29-NQ/TW về đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục và đào tạo
33
Phạm Đỗ Nhật Tiến (Theo diễn đàn kinh tế thế giới năm 2017)
23

 Chương trình đào tạo “sẵn sàng cho tương lai” (dạy cái gì:
những kỹ năng của thế kỷ 21; dạy như thế nào: cập nhật và thích ứng, phối
hợp và rà soát trong xây dựng chương ttrình, định kỳ đánh giá;)
 Đội ngũ nhà giáo chuyên nghiệp hóa;
 Tiếp xúc sớm với nơi làm việc và hướng nghiệp liên tục;
 Thông thạo kỹ thuật số;
 GDNN vững mạnh và được tôn trọng;
 Rộng mở cho canh tân giáo dục.
Các khuyến nghị trên gửi đến thông điệp mang tính truyền thống về
mối quan hệ gắn kết giữa đào tạo và sử dụng, giữa đào tạo và việc làm. Trong
mối quan hệ gắn kết đó GDNN đặc biệt quan trọng đối với phát triển kỹ năng,
thúc đẩy và hỗ trợ phát triển nguồn nhân lực có kỹ năng cao từng bước đáp ứng
được yêu cầu việc làm của thị trường lao động. Thực chất kỹ năng nghề là thước
đo mức độ thành thạo công việc, mức đo việc làm tốt hơn và là cầu nối giữa đào
tạo và việc làm. Mark Ostour đã viết: “Vũ khí cạnh tranh quyết định ở thế kỷ XXI
là giáo dục và kỹ năng của lực lượng lao động”34.
GDNN theo hướng mở, liên thông và phát triển bền vững đều có chung nội
hàm:
- GDNN theo hướng mở: Tạo thuận lợi cho mọi người về cơ hội tiếp
cận với các dịch vụ đào tạo, ai cũng bình đẳng cơ hội, ai cũng được tạo điều kiện,
không bỏ sót ai lại phía sau và không loại trừ bất cứ ai trong xã hội được học
nghề, khởi nghiệp, hành nghề và có việc làm bền vững. Tất cả lực lượng xã hội
đều được khuyến khích và tạo điều kiện thuận lợi tham gia hoạt động GDNN.
- Giữa khái niêm về phát triển hệ thống GDNN mở linh hoạt và liên
thông với phát triển bền vững có mối tương đồng. Mục tiêu thứ 4 trong 17 mục
tiêu phát triển bền vững (SDGs) của Liên Hiệp quốc đến năm 2030 là: “Đảm bảo
giáo dục chất lượng, rộng mở, công bằng và nâng cao cơ hội học tập suốt đời
cho tất cả mọi người”.Phát triển bền vững là: “Phát triển nhanh gắn liền với phát
triển bền vững, phát triển bền vững là yêu cầu xuyên suốt trong chiến lược”.35
Phát triển bền vững tạo điều kiện để mọi người và mọi cộng đồng trong xã hội có
cơ hội bình đẳng để phát triển, được tiếp cận những nguồn lực chung, tham gia,
đóng góp và hưởng lợi, tạo ra những nền tảng vật chất, tri thức và văn hóa tốt đẹp
cho những thế hệ mai sau. Không để ai bị bỏ lại phía sau, tiếp cận những đối
tượng khó tiếp cận nhất, bao gồm trẻ em, phụ nữ, người cao tuổi, người nghèo,
người khuyết tật, đồng bào vùng sâu, vùng xa và những đối tượng dễ bị tổn
thương khác.“ Phát triển bền vững-việc làm bền vững là kết hợp chặt chẽ, hợp lý
và hài hòa giữa phát triển kinh tế với phát triển xã hội và bảo vệ tài nguyên, môi
trường, chủ động ứng phó với biến đổi khí hậu, bảo đảm quốc phòng, an ninh,
trật tự an toàn xã hội và bảo vệ vững chắc độc lập, chủ quyền quốc gia”36.
34
Tư duy lại tương lai
35
Chiến lược phát triển kinh tế- xã hội giai đoạn 2011-2020
36
Quyết định 662/QĐ-TTg ngày 20/5/2017
24

Tiếp cận với cơ hội việc làm, việc làm bền vững và phát triển bền vững là
định hướng quan trọng trong chiến lược phát triển GDNN theo hướng mở, linh
hoạt và liên thông nhằm đáp ứng nhu cầu nhân lực phát triển kinh tế-xã hội.
3.6.3. Phát triển GDNN mở, linh hoạt và liên thông tiếp cận cách mạng
công nghiệp 4.0, chuyển đổi số và sử dụng hiệu quả tài nguyên mở
Cách mạng công nghiệp 4.0 với độ phức tạp và tích hợp nhiều công nghệ
khác nhau làm thay đổi từng hệ thống, giữa các hệ thống và toàn bộ đời sống xã
hội, trong đó có GDNN.
- Đối với GDNN: Quy mô và tốc độ của đổi mới công nghệ xét trên cả hai
phương diện: sự phát triển và tính phổ biến diễn ra nhanh hơn bao giờ hết. Đồng
thời còn tích hợp rất nhiều lĩnh vực khác nhau, tất cả phát minh công nghệ mới đều
có đặc điểm chung là tận dụng sức mạnh của số hóa và công nghệ thông tin. Các
ngành nghề mới xuất hiện, chương trình đào tạo có tính liên ngành, để người học
có kiến thức nền tảng, từ đó hình thành kỹ năng sáng tạo và thích ứng với nhiều
công việc khác nhau. Sự thay đổi nhanh chóng của công nghệ số đòi hỏi nguồn
nhân lực chất lượng cao, có năng lực thích ứng nhanh. Cơ cấu trình độ, sự phân
tầng chất lượng sẽ phá vỡ những cách thức đào tạo truyền thống, cứng nhắc, hình
thành hệ thống trường lớp mở, áp dụng phương thức đào tạo linh hoạt với mục tiêu
cao nhất là cung cấp nguồn nhân lực chất lượng cao và thích ứng với các chuẩn
mực đạo đức nghề nghiệp thay đổi.
- Đối với thị trường việc làm: Theo Klaus Schwab: “Cách mạng công nghiệp
4.0 tác động đến việc làm theo hai chiều đối nghịch giữa Hiệu ứng triệt tiêu (một
số ngành nghề sẽ mất đi theo đó là thất nghiệp và chuyển đổi nghề nghiệp…) và
Hiệu ứng tư bản (sẽ xuất hiện ngành nghề mới, yêu cầu các kỹ năng mới, việc làm
mới, cơ hội khởi nghiệp và cơ hội kinh doanh mới…)”37.
Công nghệ số sẽ làm thay đổi mạnh mẽ bản chất công việc ở hầu hết các
ngành nghề và sẽ có sự phân cực mạnh mẽ hơn trong TTLĐ.“Các cuộc cách mạng
công nghệ thường thổi bùng những lo ngại về thất nghiệp khi máy móc làm tất cả
mọi việc”38. Vì vậy khả năng khan hiếm lao động có kỹ năng cao là rào cản đối với
đổi mới sáng tạo, năng lực cạnh tranh và tăng trưởng kinh tế. Năng xuất lao động,
yếu tố quan trọng nhất quyết định tăng trưởng dài hạn và nâng cao chất lượng cuộc
sống là yêu cầu bức thiết và khắc nghiệt của thị trường việc làm trong cuộc cách
mạng 4.0. Ngày càng nhiều doanh nghiệp sử dụng “Đám mây nhân sự” để thực
hiện các giao dịch về hợp đồng lao động. Đó có thể là khởi đầu cho cuộc cách
mạng việc làm mới, linh hoạt và thuộc về những người tham gia kết nối Internet.
Chia sẻ là đặc điểm cơ bản nhất của hệ thống GDNN mở , linh hoạt, liên thông vì
vậy:
- Nguồn tài nguyên mở - là điều kiện hàng đầu để bảo đảm cho tính khả thi và
hiệu quả của hệ thống GDNN mở.

37
Cách mạng công nghiệp lần thứ tư - Klaus Schwab
38
http://hame.org.vn/cuoc-cach-mang-cong-nghiep-lan-thu-tu
25

- Tài nguyên giáo dục mở , nguồn học tư liệu mở, nguồn tư liệu học tập mở
được hiểu là những tài nguyên dạy học và nghiên cứu được tự do chia sẻ, khai
thác, không có rào cản về pháp lý, tài chính và kỹ thuật, có thể hoàn toàn được sử
dụng và tùy biến thích nghi trong môi trường số.
- Tối đa hóa sức mạnh của công nghệ số, công nghệ thông tin, Internet để
người học truy cập nhiều hơn, có hiệu quả hơn khi tiếp cận với cơ hội học nghề.
Khai thác tài nguyên giáo dục mở: Theo UNESCO “Tài nguyên giáo dục mở
là bất kỳ dạng tư liệu giáo dục nào nằm trong phạm vi công cộng hoặc được giới
thiệu với một giấp phép mở. Bản chất tự nhiên của các tư liệu mở ngụ ý bất kỳ ai
cũng có thể hợp pháp và tự do sao chép, sử dụng, tùy biến thích nghi và chia sẻ lại
chúng. Các tài nguyên giáo dục mở trải từ các sách giáo khoa cho tới các chương
trình giảng dạy, đề cương bài giảng, ghi chép bài giảng, bài tập, bài kiểm tra, dự
án, âm thanh, video và hoạt hình” 39.
Khai thác tài nguyên giáo dục mở theo nguyên tắc cơ bản (5R) 40 bao gồm: Sử
dụng lại (Reuse); Phân phối lại (Redistribution); Làm lại (Revise); Pha trộn
(Remix); Giữ lại (Retain). Tối đa hóa sức mạnh của công nghệ thông tin, Internet
để người lao động có thể truy cập nhiều hơn, hiệu quả hơn khi tiếp cận với cơ hội
học nghề và việc làm.
Xây dựng “Kho tài nguyên giáo dục mở” để khai thác và hướng cách thức sử
dụng tài nguyên mở, học liệu mở, lưu trữ, cập nhật, chia sẽ miễn phí, không có rào
cản về pháp lý, kỹ thuật và tài chính với tất cả những ai quan tâm từ cơ quan quản
lý các cấp, người sử dụng lao động đến người chuẩn bị bước vào thị trường lao
động và những người đang làm việc trong thị trường lao động. Xây dựng hạ tầng
cơ sở để khai thác tài nguyên mở, đào tạo trực tuyến và ứng dụng phổ biến công
nghệ thông tin trong dạy và học. Các cơ sở GDNN cần nghiên cứu các phương
thức và chuẩn bị điều kiện để có thể khai thác tài nguyên mở phục vụ đổi mới đào
tạo dựa trên cơ sở công nghệ giáo dục (phương pháp tiếp cận, quá trình dạy, học…
và đổi mới công nghệ trong giáo dục, sử dụng phần mềm, tài nguyên mở, trực
tuyến...). Phát triển công nghệ thông tin và truyền thông là phương tiện sáng tạo
để mở rộng tỷ lệ truy cập và tham gia của các đối tượng thiệt thòi, đảm bảo bình
đẳng trong các cơ hội tiếp cận với GDNN .
Cả bề rộng lẫn chiều sâu của cách mạng công nghiệp 4.0, chuyển đổi số đều
báo trước sự chuyển đổi toàn bộ hệ thống sản xuất, quản lý và quản trị của xã hội
và theo đó là những yêu cầu cấp bách đổi mới hệ thống GDNN theo hướng mở,
linh hoạt và liên thông.
3.6.4. Vai trò động lực và thúc đẩy của doanh nghiệp đối với phát
triển hệ thống GDNN theo hướng mở, linh hoạt và liên thông
Thực chất đào tạo nghề là đào tạo tại sản xuất, tại doanh nghiệp. Nhà Giáo
dục học Nga X.I. Batusep viết:“Giáo dục học và giáo dục học nghề nghiệp có

39
http://www.unesco.org/new/en/communication-and-information/access-to-knowledge/open-
educational-resources/what-are-open-educational-resources-oers/
40
Giáo dục mở xu thế toàn cầu trong thế kỷ 21- Hiệp hội các trường đại học, cao đẳng
26

nét khác biệt. Dạy thực hành trong các trường dạy nghề là một đặc điểm, chính
việc dạy thực hành là một bộ phận quan trọng nhất của giáo dục học nghề
nghiệp” 41. Như vậy có thể nói đào tạo nghề chủ yếu là đào tạo thực hành trong
hoạt động sản xuất, kinh doanh và dịch vụ. Khuyến nghị về mô hình giáo dục
sẵn sàng cho tương lai đề xuất 8 lĩnh vực hành động chủ chốt trong đó có: “Tiếp
xúc sớm với vị trí việc làm và tư vấn hướng nghiệp thường xuyên, liên tục”. 42
Quốc gia là con thuyền, doanh nghiệp là tay chèo, vì vậy doanh nghiệp là đối
tác quan trọng nhất tham gia vào toàn bộ quá trình đào tạo: Đầu vào- Quá trình
Dạy và học - Đầu ra. Doanh nghiệp tham gia sâu vào hoạt động GDNN từ ý tưởng,
xây dựng chiến lược, quy hoạch; kế hoạch tuyển sinh; ươm tạo khởi nghiệp; phát
triển cơ sở GDNN tại doanh nghiệp, liên kết đào tạo, đặt hàng đào tạo; địa điểm
đào tạo; phát triển chương trình đào tạo, linh hoạt về thời gian, đa dạng về phương
pháp; đánh giá chất lượng đào tạo; chia sẻ nguồn lực, tài chính, khai thác tài
nguyên mở, học liệu mở và cùng tư vấn, hướng nghiệp và tạo việc làm.
Kết nối nhà trường và doanh nghiệp hiệu quả (thực chất là kết nối cung - cầu)
cần dựa trên cơ sở hình thành các Hội đồng kỹ năng ngành với vai trò là cầu nối
giữa đào tạo và sử dụng. Hội đồng kỹ năng ngành chỉ thành lập khi có nhu cầu
thực từ thị trường lao động và có phải sự tham gia của ba bên hoặc nhiều bên.
Trong cách mạng công nghiệp 4.0, doanh nghiệp là “trung tâm của đổi mới
sáng tạo”43. Chìa khóa để huy động sự tham gia thực chất và hợp tác có hiệu quả là
các doanh nghiệp phải đồng hành với GDNN trong việc định hình chiến lược phát
triển với tư cách là chủ thể của cả quá trình đào tạo (Đầu vào-Quá trình dạy và
học-Đầu ra). Khi đó doanh nghiệp sẽ tự thân trở thành mục tiêu và động lực phát
triển GDNN.
Doanh nghiệp là thành tố quan trọng nhất giữ vai trò động lực thúc đẩy
phát triển hệ thống GDNN theo hướng mở, linh hoạt và liên thông.
3.6.5. Phát triển GDNNmở, linh hoạt và liên thông tiếp cận với quyền tự
chủ, trách nhiệm giải trình, áp dụng cách thức quản trị của doanh nghiệp
Phát triển GDNN và nâng cao chất lượng đào tạo phải song hành với việc
trao quyền tự chủ đầy đủ cho các cơ sở GDNN “Nhiều khả năng sức mạnh từ sự
trao quyền là khởi nguồn cho một trong những tác động lớn lao nhất”. Tuy nhiên
“Tự chủ và tự do đương nhiên vẫn nằm trong giới hạn và trách nhiệm nhất
định”44; đồng thời thực hiện trách nhiệm giải trình: Giải trình trong nội bộ (công
khai trước các đơn vị, các thành viên) và Giải trình với bên ngoài (Nhà nước, cộng
đồng, xã hội).
Yếu tố quan trọng nhất của tự chủ đảm bảo tính “bất biến” về chất lượng đào
tạo và chất lượng dịch vụ. Mô hình tự chủ phải gắn với trách nhiệm giải trình theo
hướng đảm bảo chất lượng; sử dụng kiểm định chất lượng và đánh giá như là công
41
I.A.Batusep: Cơ sở giáo dục học nghề nghiệp
42
Khuyến nghị về mô hình giáo dục tương lai (Diễn đàn kinh tế thế giới 2017)
43 Việt Nam 2035 Hướng tới Thịnh vượng, Sáng tạo, Công bằng, dân chủ (Bao cáo tổng quan của
Nhóm Ngân hàng thế giới-Bộ Kế hoạch và đầu tư
44
Vũ Ngọc Hoàng - Hệ thống giáo dục mở trong bối cảnh tự chủ giáo dục đại học và hội nhập quốc tế-Tập 3
27

cụ quản lý của nhà nước để kiểm soát chất lượng đào tạo, dịch vụ và là căn cứ để
giao quyền tự chủ cho cơ sở GDNN.
Thông qua bảo đảm chất lượng, quyền tự chủ và trách nhiệm giải trình của
các cơ sở GDNN được nâng cao. Tuy nhiên khi được giao quyền tự chủ, một số
cơ sở GDNN có thể lạm dụng, tùy tiện mở rộng quy mô đào tạo mà không quan
tâm đến chất lượng. Nếu sản phẩm trong sản xuất có khuyết tật thì loại bỏ, nhưng
sản phẩm của GDNN là con người khó có thể loại bỏ ngay và sẽ gây hậu quả
nghiêm trọng và rất lâu dài.
Giao quyền tự chủ cho cơ sở GDNN không có nghĩa là nhà nước “buông”
đầutư, cắt kinh phí mà trái lại cần quan tâm đầu tư mạnh hơn để các cơ sở GDNN
(nhất là các cơ sở đào tạo nhân lực chất lượng cao) tự chủ tốt hơn và giám sát chặt
chẽ hơn để đảm bảo chất lượng đào tạo. “Nhà nước giữ vai trò chủ đạo trong đầu
tư phát triển giáo dục và đào tạo…..; chú trọng nâng cao hiệu quả sử dụng vốn
ngân sách. Từng bước bảo đảm đủ kinh phí hoạt động chuyên môn cho các cơ sở
giáo dục, đào tạo công lập..”45
Các cơ sở GDNN tiến hành rà soát, loại bỏ, sửa đổi và bổ sung cơ chế, chính
sách và các chế định không phù hợp, giảm thiểu tối đa các rào cản về thủ tục hành
chính trong hoạt động đào tạo và dịch vụ. Đây là điều kiện tiên quyết để thực hiện
tự chủ đáp ứng nhu cầu học nghề, khởi nghiệp và tạo việc làm, việc làm bền vững
cho người lao động.
Đổi mới cách thức quản lý và quản trị: Với cơ quan quản lý nhà nước chuyển
vai trò kiểm soát sang giám sát, với các cơ sở GDNN chuyển sang áp dụng phương
thức quản trị của doanh nghiệp vào hoạt động đào tạo và dịch vụ. Trước hết giao
quyền tự chủ cho các cơ sở GDNN chất lượng cao.
Đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ quản lý và nhà giáo của các cơ sở GDNN
mang tính chuyên nghiệp; tạo sự đồng thuận của các bộ phận và mọi thành viên
trong cơ sở GDNN là những điều kiện bảo đảm tự chủ thành công và hiệu quả.
Đầu tư công có vai trò hết sức quan trọng trong phát triển kinh tế, không chỉ
đóng góp trực tiếp vào tăng trưởng GDP mà còn thúc đẩy đầu tư khu vực tư nhân
phát triển. Trao quyền tự chủ cho cơ sở GDNN sẽ góp phần triển khai hợp tác công
tư, áp dụng hình thức hợp tác “Đầu tư công và Quản trị tư” là hướng đi có hiệu quả
trong GDNN để tạo ngoại ứng tích cực, lan tỏa đến khu vực tư nhân, giảm dần sự
phụ thuộc, trông chờ vào ngân sách nhà nước, hỗ trợ khu vực này phát triển và
đóng góp vào tăng trưởng kinh tế.
Trao quyền tự chủ, thực hiện trách nhiệm giải trình và áp dụng cách thức
quản trị của doanh nghiệp sẽ góp phần quyết định sự tồn tại và thương hiệu của các
cơ sở GDNN, đồng thời tác động tích cực đến phát triển GDNN mở, linh hoạt và
liên thông trong thời gian tới.
Phát triển hệ thống GDNN theo hướng mở, linh hoạt và liên thông sẽ tạo cơ
hội thuận lợi cho mọi người lao động học nghề-khởi nghiệp- việc làm bền

45
Nghị quyết 29/NQ-TW
28

vững;góp phần đổi mới và nâng cao chất lượng GDNN. Phát triển hệ thống giáo
dục theo hướng mở, linh hoạt và liên thông chắc chắn tạo nên diện mạo mới của
GDNN trong kỷ nguyên số hóa và toàn cầu hóa; góp phầnnâng cao chất lượng
nguồn nhân lực, phấn đấuthực hiện mục tiêu đến năm 2025nước ta là nước đang
phát triển, có công nghiệp theo hướng hiện đại, vượt qua mức thu nhập trung bình
thấpvà kỳ vọng đến năm 2045trở thành nước phát triển, thu nhập cao.

IV. Quản lý cơ sở GDNN

4.1 Quản lý giáo dục nghề nghiệp và quản lý cơ sở giáo dục nghề
nghiệp
Hệ thống giáo dục quốc dân trong đó có GDNN là một hệ thống xã hội. QL
GDNN chịu sự chi phối của các quy luật xã hội và tác động của quản lý xã hội.
QLGDNN được hiểu là sự tác động của chủ thể quản lý đến các đối tượng quản
lý trong lĩnh vực hoạt động GDNN. QLGDNN là hệ thống những tác động có
mục đích, có kế hoạch, hợp quy luật của chủ thể quản lý trong hệ thống GDNN,
là sự điều hành hệ thống và các CSGDNN nhằm góp phần thực hiện mục tiêu
nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài. QLGDNN là hoạt động
điều hành, phối hợp các lực lượng xã hội nhằm đẩy mạnh hoạt động GDNN
theo yêu cầu phát triển xã hội.
Quản lý GDNN những đặc trưng chủ yếu sau đây:
- Sản phẩm GDNN có tính đặc thù nên QLDN nên phải tránh sự dập khuôn,
máy móc khi tạo ra sản phẩm cũng như không được phép tạo ra phế phẩm.
- QLDN và Quản lý CSGDNN phải chú ý đến sự khác biệt giữa đặc điểm lao
động sư phạm so với lao động xã hội nói chung.
Trong QLDN các hoạt động quản lý hành chính nhà nước và quản lý sự
nghiệp chuyên môn đan xen vào nhau, thâm nhập lẫn nhau không thể tách rời, tạo
thành hoạt động thống nhất. QLDN đòi hỏi yêu cầu cao về tính toàn diện, tính
thống nhất, tính liên tục, tính kế thừa, tính phát triển, v.v...
Dựa vào phạm vi quản lý có thể chia ra hai loại hình quản lý:
- Quản lý hệ thống GDNN: Quản lý diễn ra ở tầm vĩ mô, trong phạm vi toàn
quốc, trên địa bàn lãnh thổ địa phương và các ngành (Quản lý nhà nước).
- Quản lý CSGDNN: Quản lý trong phạm vi một CSGDNN (Quản lý cơ sở)
Điều 84 của Luật Giáo dục nghề nghiệp quy định về Cơ quan quản lý nhà
nước về giáo dục nghề nghiệp.
1. Chính phủ thống nhất quản lý nhà nước về giáo dục nghề nghiệp
2. Cơ quan quản lý nhà nước về giáo dục nghề nghiệp ở Trung ương chịu trách
nhiệm trước Chính phủ thực hiện quản lý nhà nước về giáo dục nghề nghiệp
3. Bộ, cơ quan ngang Bộ phối hợp với cơ quan quản lý nhà nước về giáo dục
nghề nghiệp ở Trung ương thực hiện việc thống nhất quản lý nhà nước về giáo
29

dục nghề nghiệp theo thẩm quyền.


4. Ủy ban nhân dân các cấp thực hiện quản lý nhà nước về giáo dục nghề
nghiệp theo phân cấp của Chính phủ và có trách nhiệm đầu tư phát triển giáo
dục nghề nghiệp đáp ứng nhu cầu nguồn nhân lực của địa phương.

Quản lý cơ sở giáo dục nghề nghiệp


CSGDNN là đối tượng quản lý của tất cả các cấp QLGDNN trong hệ thống
GDNN, đồng thời, CSGDNN lại là một hệ thống độc lập tự quản của xã hội. Lý do
tồn tại của các cấp QLGDNN trước hết là vì chất lượng và hiệu quả hoạt động của
CSGDNN mà trung tâm ở đó là hoạt động đào tạo hay giáo dục (nghĩa rộng) và có
thể hiểu:
- Quản lý CSGDNN là tập hợp những tác động tối ưu (cộng tác, tham gia, hỗ
trợ, phối hợp, huy động, can thiệp…) của chủ thể quản lý đến tập thể giáo viên,
học sinh và nhân viên nhằm khai thác hiệu quả các nguồn lực do nhà nước đầu tư,
đóng góp của cộng đồng và các nguồn tự có để hướng vào việc đẩy mạnh thực
hiện có chất lượng mục tiêu, kế hoạch đào tạo và đưa CSGDNN tiến lên trạng thái
mới.
- Quản lý CSGDNN là hệ thống những tác động có mục đích, có kế hoạch,
hợp quy luật của chủ thể quản lý (các cấp quản lý của HTDN) nhằm làm cho
CSGDNN vận hành theo nguyên tắc nhất định để đạt tới mục tiêu đào tạo trong
từng thời kỳ phát triển của đất nước. Quản lý CSGDNN thực chất là quản lý tất cả
các mặt, các khía cạnh liên quan đến hoạt động đào tạo trong phạm vi CSGDNN.
Việc quan niệm nhất quán về quản lý CSGDNN là rất quan trọng vì từ đó
chúng ta có thể xác định đúng đắn những kiến thức thức, kỹ năng, thái độ, các
phẩm chất cần có của người hiệu trưởng cũng như của cán bộ quản lý ở CSGDNN.
4.2. Nguyên tắc quản lý giáo dục nghề nghiệp
QLGDNN phải tuân thủ những nguyên tắc quản lý nói chung và áp dụng
những nguyên tắc đó vào quản lý ở phạm vi một CSGDNN (tham khảo quy định
trong Hộp 2) , bao gồm:
Nguyên tắc thống nhất quản lý
Đây là nguyên tắc cơ bản của quản lý giáo dục nói chung và QLGDNN nói
riêng. Nguyên tắc này đòi hỏi mọi chủ trương, chính sách dạy nghề cũng như
những quy định đề ra phải phục vụ đường lối và nhiệm vụ cách mạng trong từng
giai đoạn.
Nội dung, phương pháp và việc tổ chức quá trình đào tạo phải đảm bảo những
nguyên lý giáo dục đường lối chính sách dạy nghề của Nhà nước. CSGDNN
không đứng ngoài chính trị mà phục vụ chính trị. Nguyên tắc thống nhất
QLGDNN là nguyên tắc cơ bản để giải quyết vấn đề lý luận và thực tiễn trong
công cuộc đổi mới QLGDNNvà quản lý CSGDNN hiện nay.
Nguyên tắc tập trung dân chủ
30

Nguyên tắc này thể hiện mối quan hệ biện chứng giữa sự lãnh đạo tập trung
của Nhà nước về dạy nghề và việc phát huy tối đa sáng kiến đóng góp của
CSGDNN, cộng đồng vào công tác quản lý.
Ở phạm vi một CSGDNN, nguyên tắc này thể hiện sự thống nhất hai mặt:
Một mặt phải tăng cường quản lý tập trung, thống nhất của người quản lý; Mặt
khác phải phát huy, mở rộng quyền chủ động của các đơn vị, cá nhân, đảm bảo sự
phù hợp của các quy định chung với điều kiện cụ thể ở CSGDNN.
Tập trung trong QLDN đảm bảo được sự thống nhất ý chí, ngăn chặn khuynh
hướng tự do, địa phương chủ nghĩa. Đó cũng là yêu cầu của HTDN phát triển. Dân
chủ là hình thức quản lý hiệu quả, giúp giải phóng được năng lực to lớn của mọi
thành phần tham gia, làm tăng hiệu quả của các nguồn lực. Nguyên tắc này đòi hỏi
thực hiện một cách nghiêm túc "tập thể lãnh đạo, cá nhân chịu trách nhiệm" trong
quản lý HTDN nói chung và quản lý CSGDNN nói riêng.
Nguyên tắc kết hợp Nhà nước và xã hội
Nguyên tắc này có vai trò quan trọng trong QLGDNN, đòi hỏi phải kết hợp
việc QLGDNN mang tính nhà nước với việc QLGDNN mang tính xã hội. Cộng
đồng, các tổ chức đoàn thể, xã hội cần được lôi cuốn tham gia tích cực vào quản lý
giáo dục nghề nghiệp và quản lý CSGDNN trên cơ sở của cơ chế quản lý phù hợp.
Nguyên tắc tính khoa học
QLGDNN và quản lý CSGDNN cần phải được xây dựng dựa trên những cơ
sở khoa học, đặc biệt là lý luận khoa học quản lý, vận dụng những thành tựu của
nhiều khoa học khác như Tâm lý học, Giáo dục học, Xã hội học, Điều khiển học,
Tổ chức lao động khoa học,...
Nguyên tắc tính kế hoạch
Bất cứ hoạt động nào cũng đều cần đến kế hoạch. Hoạt động QLGDNN và
quản lý CSGDNN luôn đòi hỏi phải đảm bảo tính kế hoạch. Nguyên tắc này đòi
hỏi CSGDNN phải có các kế hoạch chính xác, phù hợp với trình độ yêu cầu quản
lý thực tế, đồng thời cũng phải có dự kiến việc kiểm tra, giám sát và đánh giá tổ
chức thực hiện các kế hoạch đó.
Nguyên tắc tính cụ thể, thiết thực và hiệu quả
Giáo dục nghề nghiệp là loại hình hoạt động phức tạp, kết quả của nó là do cả
quá trình dạy học - giáo dục liên tục, cụ thể và thiết thực tạo nên. Nguyên tắc này
đòi hỏi người quản lý trong QLGDNN và quản lý CSGDNN, phải nắm thông tin
chính xác, cụ thể, nhanh chóng để đề ra các biện pháp, xử lý, giải quyết đúng đắn,
phù hợp, cụ thể, thiết thực và kịp thời.
Nguyên tắc trách nhiệm và phân công trách nhiệm
- Trách nhiệm thể hiện ở sự thống nhất giữa hai mặt: mặt tích cực, ý thức
trách nhiệm của chủ thể quản lý, và mặt tiêu cực khi buộc phải áp dụng các chế tài
đối với những người vi phạm pháp luật nhà nước và quy định của đơn vị. Trách
nhiệm hình thành trên cơ sở tương tác giữa ba thành tố:
(i) Ý thức về nghĩa vụ được quy định trong quy phạm đạo đức và pháp luật;
31

(ii) Đánh giá hành vi bao gồm sự tự đánh giá của chủ thể và sự đánh giá của
các cấp có thẩm quyền theo tiêu chuẩn pháp lý, đạo đức;
(iii) Áp dụng các chế tài đối với những hành vi vi phạm.
Nguyên tắc này đòi hỏi mỗi người phải trả lời được các câu hỏi như:
(i) Công việc mình phải làm ?;
(ii) Giới hạn hành động và quyền hạn của mình ?;
(iii) Thuộc quyền quản lý của ai?...
- Phân công trách nhiệm là tổ chức sự uỷ quyền, cho phép tự chủ trong hành
động và quyết định. Tuy nhiên, phân công trách nhiệm không làm giảm bớt trách
nhiệm thủ trưởng. Việc duy trì quyền lực và tính thống nhất của, quản lý đòi hỏi
phải tổ chức sự phối hợp và kết hợp chặt chẽ trong phân cấp.
4.3. Các phương pháp cơ bản quản lý giáo dục nghề nghiệp và quản lý
CSGDNN
a) Các phương pháp hành chính - tổ chức
Phương pháp hành chính - tổ chức là phương pháp mà chủ thể quản lý dùng
quyền lực trực tiếp đưa ra các mục tiêu nhiệm vụ, các yêu cầu để đối tượng quản lý
thực hiện. Phương pháp này được tiến hành thông qua các văn bản hoặc lời nói
trực tiếp; chỉ thị, nghị quyết, thông tri từ cấp trên xuống, các quy chế, quy định của
chủ thể quản lý trực tiếp đưa ra (phân công, kế hoạch …), các mệnh lệnh bằng lời,
kết luận trong cuộc họp ... tác động trực tiếp đến cá nhân, tác động nhóm, tổ chức.
Các phương pháp hành chính - tổ chức có mặt tích cực và tiêu cực trong việc vận
dụng.
Mặt tích cực là:
Có căn cứ pháp lý;
Tạo ra sự thống nhất trong hệ thống, trong tổ chức;
Tác động mạnh, dứt khoát, bắt buộc chấp hành.
Mặt hạn chế là:
Dễ bị lạm dụng và nếu tuyệt đối hoá phương pháp này dẫn đến nhiều chỉ thị,
nghị quyết kém hiệu lực, hiệu quả;
Dễ mắc phải chủ quan, quan liêu, duy ý chí;
Dễ gây tâm lý tiêu cực đối với đối tượng quản lý;
Tạo sự thụ động cho cán bộ, công nhân viên.
Khi sử dụng các phương pháp hành chính - tổ chức, chủ thể quản lý phải nắm
vững các văn bản pháp lý với tư cách như các công cụ quản lý, biết rõ giới hạn,
quyền hạn trách nhiệm của mình. Khi xây dựng các quy định phải đảm bảo tính
khoa học và thực tiễn. Phải có nghệ thuật để sử dụng công cụ quản lý đúng nơi,
đúng lúc, đồng thời phải kiểm tra và nắm được thông tin phản hồi.
32

b) Các phương pháp giáo dục đào t ạo


Phương pháp giáo dục đào tạo là phương pháp mà chủ thể quản lý tác động
trực tiếp hoặc gián tiếp (vào đối tượng quản lý) đến thái độ, nhận thức và hành vi
nhằm tạo ra hiệu quả hoạt động của tổ chức, của các cá nhân thông qua:
Việc học tập nâng cao giác ngộ xã hội, trách nhiệm công dân, ý thức đóng
góp của đơn vị, cá nhân vào mục đích xã hội;
Hoạt động sinh hoạt, học tập của các tổ chức đoàn thể, tạo ra tính tích cực và
môi trường tâm lý xã hội cho đơn vị;
Nền nếp kỷ luật lao động, sinh hoạt tạo thói quen truyền thống của đơn vị;
Giáo dục cá biệt, giao tiếp trực tiếp cá nhân;
Nêu gương tốt của chủ thể quản lý.
Các phương pháp giáo dục đào tạo có mặt tích cực và hạn chế khi vận dụng:
- Tích cực: Hiệu quả sâu sắc, bền vững, tác động đến nhân cách mỗi nhân
viên, truyền thống và nền nếp của đơn vị.
- Hạn chế: Dễ ảo tưởng cho giáo dục đào tạo là vạn năng, nếu bị lạm dụng sẽ
làm mất tính tích cực chủ động sáng tạo của quần chúng.
c) Các phương pháp tâm lý - xã hội
Phương pháp tâm lý - xã hội là phương pháp mà chủ thể quản lý vận dụng các
quy luật tâm lý - xã hội tác động vào đối tượng quản lý nhằm tạo nên môi trường
tâm lý - xã hội tích cực. Phương pháp này được tiến hành thông qua:
(i) Sinh hoạt giao tiếp chung của đơn vị (nhóm chính thức);
(ii) Các hình thức nhóm nhỏ (tổ chuyên môn, nhóm bạn bè, nhóm không
chính thức);
(iii) Giao tiếp trực tiếp tạo quan hệ chiều sâu, thân tình, trao đổi thông tin;
(iv) Các hình thức thi đua, sinh hoạt văn hoá, văn nghệ, thể dục thể thao tạo
không khí gắn bó, đoàn kết;
(v) Xây dựng môi trường tâm lý thích thú, thoải mái;
(vi) Xây dựng mối quan hệ với môi trường bên ngoài, sự ủng hộ, ổn định, cân
bằng.
d) Các phương pháp kinh tế
Phương pháp kinh tế là phương pháp chủ thể quản lý tác động vào lợi ích kinh
tế của đối tượng quản lý giáo dục nhằm tạo ra hiệu quả hoạt động tối ưu; tác động
gián tiếp thông qua cơ chế lương, thưởng, phạt, phụ cấp,… để tác động đến đối
tượng quản lý và bao gồm:
Tác động đến cá nhân, nhóm đối tượng quản lý;
Có thể được thực hiện công khai hoặc không công khai.
Việc vận dụng phương pháp này có mặt tích cực và tiêu cực sau:
33

Mặt tích cực:


Tác động kinh tế có những sức mạnh quyết định (bản chất quan hệ kinh tế -
tạo thu nhập chính đáng);
Biện pháp kinh tế tác động vô hình, nhẹ nhàng, kích thích mạnh, điều chỉnh
hành vi một cách có hiệu lực thực tế;
Có chỉ số để tính được hiệu quả (bằng tiền).
Mặt hạn chế:
Tuyệt đối hoá phương pháp kinh tế dễ dẫn đến thực dụng, xói mòn tính nhân
văn, quan hệ con người - con người;
Có thể gây ra mất đoàn kết, rạn nứt nếu thiếu công bằng.
Vì vậy, khi sử dụng phương pháp kinh tế phải lưu ý chăm lo đời sống cán bộ
công nhân viên, phải đảm bảo nguyên tắc làm theo năng lực, hưởng theo năng suất
và hiệu quả công tác. Kích thích kinh tế nội bộ phải tính đến tương quan với môi
trường bên ngoài.
Mỗi phương pháp quản lý trên đây đều có mặt tích cực và hạn chế nhất định.
Người quản lý phải biết tuỳ theo đối tượng quản lý , tuỳ theo hoàn cảnh, điều kiện,
thời gian, ... để lựa chọn và vận dụng kết hợp các phương pháp đó một cách linh
hoạt và phù hợp.
4.3 Cơ cấu tổ chức của cơ sở GDNN

4.3.1. Cơ sở giáo dục nghề nghiệp


Cơ sở GDNN là một thể chế thống nhất, toàn vẹn, được liên kết bằng các yếu
tố: Mục tiêu, chương trình đào tạo, hình thức tổ chức, phương tiện, phương pháp,
người dạy, người học, đánh giá kết quả...
Các loại hình cơ sở giáo dục nghề nghiệp
Luật Giáo dục quy định các loại hình cơ sở giáo dục nghề nghiệp trong Hệ
thống giáo dục quốc dân
Cơ sở giáo dục nghề nghiệp( Điều 5-Luật GDNN)
1. Cơ sở giáo dục nghề nghiệp bao gồm:
a) Trung tâm giáo dục nghề nghiệp;
b) Trường trung cấp;
c) Trường cao đẳng.
2. Cơ sở giáo dục nghề nghiệp được tổ chức theo các loại hình sau đây:
a) Cơ sở giáo dục nghề nghiệp công lập là cơ sở giáo dục nghề nghiệp
thuộc sở hữu Nhà nước, do Nhà nước đầu tư, xây dựng cơ sở vật chất;
b) Cơ sở giáo dục nghề nghiệp tư thục là cơ sở giáo dục nghề nghiệp
thuộc sở hữu của các tổ chức xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp, tổ chức
kinh tế tư nhân hoặc cá nhân, do các tổ chức xã hội, tổ chức xã hội - nghề
nghiệp, tổ chức kinh tế tư nhân hoặc cá nhân đầu tư, xây dựng cơ sở vật
34

chất;
c) Cơ sở giáo dục nghề nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài gồm cơ sở giáo
dục nghề nghiệp 100% vốn của nhà đầu tư nước ngoài; cơ sở giáo dục
nghề nghiệp liên doanh giữa nhà đầu tư trong nước và nhà đầu tư nước
ngoài.
4.3.2. Cơ cấu tổ chức của cơ sở giáo dục nghề nghiệp
Cơ cấu tổ chức của các CSGDNN tương đối khác nhau, một phần chúng phản
ánh chính sách đối ngoại và môi trường tổ chức của cơ sở, cách thức thực hiện các
nhu cầu về dịch vụ dạy nghề cũng như những hạn chế của sự tự chủ.
Tuy nhiên, nhìn chung, cơ cấu của CSGDNN sẽ bao gồm một vài hoặc tất cả
các bộ phận sau:
- Hội đồng quản trị;
- Người điều hành;
- Đội ngũ quản lý bao gồm người điều hành và các nhà quản lý cao cấp khác
(“nhóm điều hành” hoặc “nhóm quản lý cao cấp”...);
- Hội đồng đào tạo;
- Một số bộ môn đào tạo chuyên ngành (thường được gọi là các đơn vị hoạt
động hoặc các trung tâm chi phí);
- Một số phòng ban phụ trách về đào tạo, hành chính và hỗ trợ khác;
- Các chi nhánh.
Quy định của Luật GDNN về mô hình cơ cấu tổ chức chung cho các
CSGDNN
Cơ cấu tổ chức của cơ sở giáo dục nghề nghiệp (Điều 10-Luật GDNN)
1. Cơ cấu tổ chức của trường trung cấp, trường cao đẳng công lập, tư thục
bao gồm:
a) Hội đồng trường đối với trường trung cấp, trường cao đẳng công lập;
hội đồng quản trị đối với trường trung cấp, trường cao đẳng tư thục;
b) Hiệu trưởng, phó hiệu trưởng;
c) Các phòng hoặc bộ phận chuyên môn, nghiệp vụ;
d) Các khoa, bộ môn;
đ) Các hội đồng tư vấn;
e) Phân hiệu; tổ chức nghiên cứu khoa học và công nghệ; tổ chức phục vụ
đào tạo, nghiên cứu khoa học và triển khai ứng dụng; cơ sở sản xuất, kinh
doanh, dịch vụ (nếu có).
2. Cơ cấu tổ chức của trung tâm giáo dục nghề nghiệp công lập, tư thục bao
gồm:
a) Giám đốc, phó giám đốc;
35

b) Các phòng hoặc bộ phận chuyên môn, nghiệp vụ;


c) Các tổ bộ môn;
d) Các hội đồng tư vấn;
đ) Các đơn vị phục vụ đào tạo; cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ (nếu
có).
3. Cơ sở giáo dục nghề nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài được tự chủ về cơ
cấu tổ chức.
Một số CSGDNN có nhiều chi nhánh sẽ không bổ nhiệm các nhà quản lý
chi nhánh; do đó, các khoá học thường do các trưởng khoa hoặc bộ môn đào tạo
của trụ sở chính của cơ sở đó quản lý.
Phân hiệu của trường trung cấp, trường cao đẳng (Điều 16-Luật GDNN)
1. Phân hiệu của trường trung cấp, trường cao đẳngthuộc cơ cấu tổ chức và chịu
sự quản lý, điều hành của hiệu trưởng trường trung cấp, trường cao đẳng. Phân
hiệu của trường trung cấp, trường cao đẳng không có tư cách pháp nhân độc
lập, đặt ở tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương khác với nơi đặt trụ sở chính
của trường trung cấp, trường cao đẳng, chịu sự quản lý nhà nước theo lãnh thổ
nơi đặt phân hiệu theo quy định của pháp luật.
2. Phân hiệu của trường trung cấp, trường cao đẳngthực hiện các nhiệm vụ theo
sự điều hành của hiệu trưởng trường trung cấp, trường cao đẳng, báo cáo với
người đứng đầu trường trung cấp, trường cao đẳngvề các hoạt động của phân
hiệu, báo cáo với cơ quan nhà nước có thẩm quyền nơi đặt phân hiệu về các hoạt
động liên quan đến thẩm quyền quản lý của địa phương.
3. Điều kiện thành lập hoặc cho phép thành lập; thẩm quyền, thủ tục thành lập
hoặc cho phép thành lập, đăng ký hoạt động giáo dục nghề nghiệp đối với phân
hiệu của trường trung cấp, trường cao đẳngđược thực hiện theo quy định tại
Điều 18 và Điều 19 của Luật này.
Các cơ sở GDNN có các hoạt động thương mại và thu phí dịch vụ thường
lập các bộ phận chuyên môn để xúc tiến và phối hợp các hoạt động này, tuyển
các nhân viên có kỹ năng và kinh nghiệm về kinh doanh và thương mại để thực
hiện các chức năng này.
Việc xác định một cơ cấu tổ chức nội bộ tối ưu là một vấn đề mà HĐQT
và cấp quản lý của cơ sở GDNN cần xem xét. Những thay đổi dự kiến đối với cơ
cấu tổ chức nội bộ là các vấn đề mà các cán bộ hỗ trợ và đào tạo khá quan tâm
và sẽ thay đổi được cơ cấu nếu HĐQT và cấp quản lý đảm bảo tham vấn đầy đủ
các cán bộ nhân viên để giảm tối đa sự chia rẽ mất đoàn kết nội bộ.
Cơ cấu tổ chức của trường cao đẳng nghề (Điều lệ trường cao đẳng -Quyết
định số 1308/VBHN-BLĐTBXHngày 5/4/2019)
Điều 9. Cơ cấu tổ chức, thành lập, chấm dứt hoạt động, giải thể tổ chức cửa
trường cao đẳng
1. Cơ cấu tổ chức của trường cao đẳng gồm:
a) Hội đồng trường đối với trường cao đẳng công lập, hội đồng quản trị đối với
36

trường cao đẳng tư thục;


b) Hiệu trưởng, phó hiệu trưởng;
c) Các phòng hoặc bộ phận chuyên môn, nghiệp vụ;
d) Các khoa, bộ môn;
đ) Các hội đồng tư vấn;
e) Phân hiệu; tổ chức nghiên cứu khoa học và công nghệ; tổ chức phục vụ đào
tạo, nghiên cứu khoa học và triển khai ứng dụng; cơ sở sản xuất, kinh doanh,
dịch vụ (nếu có).
2. Việc thành lập, chấm dứt hoạt động phân hiệu của trường cao đẳng thực hiện
theo quy định tại Nghị định số 143/2016/NĐ-CP ngày 14 tháng 10 năm 2016
của Chính phủ quy định điều kiện đầu tư và hoạt động trong lĩnh vực giáo dục
nghề nghiệp.
3. Việc thành lập, giải thể các tổ chức trực thuộc trường cao đẳng; cơ cấu tổ
chức, nhiệm vụ, quyền hạn của từng tổ chức được thực hiện theo quy định của
pháp luật, của Thông tư này và được cụ thể hóa trong quy chế tổ chức, hoạt
động của trường.

4.3.3 Nhiệm vụ và trách nhiệm người điều hành cơ sở GDNN

a) Nhiệm vụ
Nhìn chung, ở một số nước cơ cấu quản lý của một CSGDNN tự chủ bao
gồm các bộ phận (hoặc tương đương) sau đây:
Hội đồng quản trị;
Thư ký cho các thành viên hội đòng (hay các uỷ viên hội đồn quản trị);
Người điều hành;
Bộ phận quản lý (bao gồm người điều hành và các nhà quản lý cao cấp);
Hội đồng đào tạo;
Trưởng các bộ môn, đơn vị và các trung tâm hoạt động (chi phí)
Theo cơ cấu này, người điều hành sẽ nắm giữ vị trí quản lý các vấn đề
hành chính và đào tạo và là người sử dụng lao động của cơ sở đó. Quyền của
HĐQT là đảm bảo người điều hành quản lý cơ sở phù hợp với nhiệm vụ, mục
tiêu và các kết quả đã đặt ra.
HĐQT phải đảm bảo uỷ quyền phù hợp cho người điều hành để người đó
có đủ thẩm quyền cần thiết để quản lý cơ sở đó. Một nội dung quan trọng của
việc ủy quyền đó là, mặc dù HĐQT có thể ủy quyền thực hiện một hành động
nhưng trách nhiệm đối với hành động đó vẫn thuộc Hội đồng quản trị.
Các cơ cấu quản lý của các CSGDNN có thể rất khác nhau. Trong một số
cơ cấu, giám đốc điều hành cũng là cán bộ phụ trách chính về đào tạo (hoặc giáo
viên).
37

Mặc dù vai trò của cán bộ phụ trách về hành chính ( hay còn được goi là
thủ quỹ hoặc người quản lý hổ sơ sổ sách) có thể cũng khác biệt nhưng anh ta
hoặc cô ta cũng có thể đóng vai trò là thư ký (hoặc văn thư) cho Hội đồng quản
tri. Bằng cách này, HĐQT sẽ có hai con đường để tiếp cận với các vấn đề hành
chính và đào tạo của cơ sở. HĐQT cũng phải quyết định liệu nó có nhập vai trò
của thư ký của Hội đồng với vai trò của cán bộ phụ trách hành chính hay không.
Khi HĐQT đã quyết định về nhiệm vụ và các chiến lược của cơ sở thì
người điều hành sẽ chịu trách nhiệm thực hiện các nhiệm vụ:
- Chuẩn bị kế hoạch tập thể (đây là một tài liệu quản lý nội bộ, nó mô tả
việc làm thế nào để cơ sở đạt được các mục tiêu và các kết quả mong muốn);
- Xây dựng kinh phí hoạt động và kinh phí dành cho tài sản cố định; đảm
bảo thiết lập các cơ chế kiểm soát nội bộ để giám sát chi tiêu và tài chính;
- Quản lý công việc của nhân viên và duy trì quan hệ lao động;
- Đảm bảo thiết lập hệ thống báo cáo nội bộ để giám sát việc thực hiện kế
hoạch; chuẩn bị báo cáo hàng năm để đánh giá hoạt động của cơ sở so với
những mục tiêu đã đặt ra.
Trong một số hệ thống luật pháp, cơ sở công lập tự chủ phải thành lập
một ban/hội đồng đào tạo hoặc tương đương để tư vấn cho HĐQTvề các vấn đề
liên quan tới các khóa đòa tạo, chương trình đào tạo, việc cấp vằn bằng chứng
chỉ và các vấn đề liên quan tới đào tạo khác. Hội đồng đào tạo thông thường
gồm giám đốc điều hành làm chủ tịch hội đồng và các đại diện của nhân viên và
học viên.
Mối quan hệ giữa Hội đồng quản trị, Hội đồng đào tạo và giám đốc điều
hành của mỗi cơ sở tự chủ cũng khác nhau, nhưng điều quan trọng là, mỗi bên
đều có vai trò cụ thể của mình. Trong một số hệ thống luật pháp, các Hội đồng
đào tạo ngày càng tham gia nhiều vào các cuộc tự đánh giá và quá trình kiểm
định trong về đào tạo.
Người điều hành còn có một vai trò quan trọng khác nữa đó là, quản lý cái
được gọi là “các ranh giới” mà chúng không phải lúc nào cũng rõ ràng. Phải có
một ai đó giải quyết các mối quan hệ với các bên liên quan khác nhau, chẳng
hạn như nhà tài trợ, thanh tra, chủ sử dụng lao động, cộng đồng và các cơ quan
nhà nước tại địa phương, và ... Người điều hành của cơ sở công lập hoặc phải
thực hiện điều đó hoặc phải ủy quyền cho người khác.
b) Trách nhiệm
Giám sát và báo cáo hoạt động
Thông thường, người điều hành chịu trách nhiệm báo cáo chính thức trước
các bên có liên quan, trong đó bao gồm cả các cơ quan cấp kinh phí. Các tập
đoàn thường thực hiện báo cáo chính thức theo cách này, nhưng đối với cơ sở
GDNN công lập tự chủ thì, HĐQT thường ủy quyền cho Chủ tịch Hội đồng báo
cáo, Chủ tịch là người sẽ trực tiếp phê chuẩn bất cứ tài liệu nào do giám đốc
điều hành hoặc nhóm chuẩn bị.
38

Chủ tịch HĐQT hoặc giám đốc điều hành thông thường là người chịu trách
nhiệm trao đổi thông tin với các phương tiện thông tin đại chúng (và trao đổi
một cách gián tiếp với các bên liên quan) và điều đó tùy thuộc vào vấn đề nội
dung chi tiết hay các vấn đề quan tâm của cộng đồng. Thông thường HĐQT sẽ
quyết định người chịu trách nhiệm phát ngôn các vấn đề quản trị và quản lý với
phương tiện truyền thông đại chúng.
Tuy nhiên, thường giám đốc điều hành, giám đốc phụ trách quan hệ công
chúng và chủ tịch HĐQT của cơ sở sẽ tự thảo luận riêng với nhau về vấn đề này.
Theo tiền lệ, thường giám đốc điều hành sẽ quyết định liệu có cần tham khảo ý
kiến của chủ tịch HĐQT về một vấn đề cụ thể hoặc về một vấn đề mới trước khi
trao đổi với phương tiện thông tin đại chúng không.
Quy định về giám đốc trung tâm giáo dục nghề nghiệp và Hiệu trưởng trường
trung cấp, trường cao đẳng (Luật GDNN)
Điều 13. Giám đốc trung tâm giáo dục nghề nghiệp
1. Giám đốc trung tâm giáo dục nghề nghiệp là người đứng đầu trung tâm, đại
diện cho trung tâm giáo dục nghề nghiệp trước pháp luật, chịu trách nhiệm quản
lý các hoạt động của trung tâm giáo dục nghề nghiệp.
Nhiệm kỳ của giám đốc trung tâm giáo dục nghề nghiệp là 05 năm.
2. Giám đốc trung tâm giáo dục nghề nghiệp phải có đủ các tiêu chuẩn sau đây:
a) Có phẩm chất, đạo đức tốt;
b) Có bằng tốt nghiệp cao đẳng trở lên;
c) Đã qua đào tạo, bồi dưỡng về nghiệp vụ quản lý giáo dục nghề nghiệp;
d) Có đủ sức khoẻ.
3. Giám đốc trung tâm giáo dục nghề nghiệp có nhiệm vụ, quyền hạn sau đây:
a) Ban hành các quy chế, quy định trong trung tâm giáo dục nghề nghiệp;
b) Quyết định thành lập, sáp nhập, chia, tách, giải thể các tổ chức của trung tâm
giáo dục nghề nghiệp; bổ nhiệm, miễn nhiệm và cách chức các chức danh trưởng,
phó các tổ chức của trung tâm;
c) Xây dựng quy hoạch và phát triển đội ngũ nhà giáo, cán bộ quản lý; quyết định
cơ cấu, số lượng người làm việc và quyết định trả lương theo hiệu quả, chất lượng
công việc; tuyển dụng viên chức, người lao động theo nhu cầu của trung tâm giáo
dục nghề nghiệp; ký kết hợp đồng làm việc, hợp đồng lao động, quản lý, sử dụng
viên chức, người lao động và chấm dứt hợp đồng theo quy định của pháp luật;
d) Tổ chức thực hiện các hoạt động đào tạo, hợp tác quốc tế, kiểm định chất lượng
giáo dục nghề nghiệp và phối hợp với doanh nghiệp trong tổ chức đào tạo nghề
nghiệp; tổ chức hướng nghiệp cho học sinh phổ thông;
đ) Quản lý cơ sở vật chất, tài sản, tài chính và tổ chức khai thác, sử dụng có hiệu
quả các nguồn lực huy động được để phục vụ cho hoạt động đào tạo của trung tâm
giáo dục nghề nghiệp theo quy định của pháp luật;
e) Thực hiện chế độ thông tin, báo cáo và chịu sự giám sát, thanh tra, kiểm tra
theo quy định của pháp luật;
39

g) Xây dựng và thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở; chịu sự giám sát của cá nhân,
tổ chức, đoàn thể trong trung tâm giáo dục nghề nghiệp;
h) Hằng năm, báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn với cơ quan quản lý
trực tiếp;
i) Các nhiệm vụ, quyền hạn khác theo quy định của pháp luật.
4. Thẩm quyền bổ nhiệm, công nhận, miễn nhiệm, cách chức giám đốc trung tâm
giáo dục nghề nghiệp được quy định như sau:
a) Người có thẩm quyền quyết định thành lập trung tâm giáo dục nghề nghiệp
công lập bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức giám đốc trung tâm giáo dục nghề
nghiệp công lập trực thuộc;
b) Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh công nhận, không công nhận giám đốc trung
tâm giáo dục nghề nghiệp tư thục trên địa bàn theo đề nghị của những người góp
vốn thành lập trung tâm hoặc tổ chức, cá nhân là chủ sở hữu trung tâm giáo dục
nghề nghiệp tư thục.
5. Thủ tục bổ nhiệm, công nhận, miễn nhiệm, cách chức giám đốc trung tâm giáo
dục nghề nghiệp được quy định trong Điều lệ trung tâm giáo dục nghề nghiệp.
Điều 14. Hiệu trưởng trường trung cấp, trường cao đẳng
1. Hiệu trưởng trường trung cấp, trường cao đẳng là người đứng đầu trường trung
cấp, trường cao đẳng, đại diện cho nhà trường trước pháp luật, chịu trách nhiệm
quản lý các hoạt động của nhà trường. Nhiệm kỳ của hiệu trưởng là 05 năm. Hiệu
trưởng được bổ nhiệm và bổ nhiệm lại theo nhiệm kỳ và không quá hai nhiệm kỳ
liên tiếp.
Hiệu trưởng trường trung cấp, trường cao đẳng công lập là chủ tài khoản, chịu
trách nhiệm trước pháp luật về toàn bộ công tác quản lý tài chính và tài sản của
nhà trường.
2. Hiệu trưởng trường trung cấp, trường cao đẳng phải có đủ các tiêu chuẩn sau
đây:
a) Có phẩm chất, đạo đức tốt, đã có ít nhất là 05 năm làm công tác giảng dạy hoặc
tham gia quản lý giáo dục nghề nghiệp;
b) Có bằng tốt nghiệp đại học trở lên đối với hiệu trưởng trường trung cấp; có
bằng thạc sỹ trở lên đối với hiệu trưởng trường cao đẳng;
c) Đã qua đào tạo, bồi dưỡng về nghiệp vụ quản lý giáo dục nghề nghiệp;
d) Có đủ sức khoẻ; bảo đảm độ tuổi để tham gia ít nhất một nhiệm kỳ hiệu trưởng
đối với việc bổ nhiệm hiệu trưởng trường trung cấp, trường cao đẳng công lập.
3. Hiệu trưởng trường trung cấp, trường cao đẳng có nhiệm vụ, quyền hạn sau
đây:
a) Ban hành các quy chế, quy định trong trường trung cấp, trường cao đẳng theo
nghị quyết của hội đồng trường, hội đồng quản trị;
b) Tổ chức thực hiện nghị quyết của hội đồng trường, hội đồng quản trị;
c) Quyết định thành lập, sáp nhập, chia, tách, giải thể các tổ chức của nhà trường
theo nghị quyết của hội đồng trường, hội đồng quản trị; bổ nhiệm, miễn nhiệm và
cách chức các chức danh trưởng, phó các tổ chức của nhà trường;
40

d) Xây dựng quy hoạch và phát triển đội ngũ nhà giáo, cán bộ quản lý; quyết định
cơ cấu, số lượng người làm việc và quyết định trả lương theo hiệu quả, chất lượng
công việc; tuyển dụng viên chức, người lao động theo nhu cầu của nhà trường; ký
kết hợp đồng làm việc và hợp đồng lao động, quản lý, sử dụng và chấm dứt hợp
đồng theo quy định của pháp luật;
đ) Tổ chức thực hiện các hoạt động đào tạo, hợp tác quốc tế, kiểm định chất lượng
giáo dục nghề nghiệp và phối hợp với doanh nghiệp trong tổ chức đào tạo;
e) Quản lý cơ sở vật chất, tài sản, tài chính và tổ chức khai thác, sử dụng có hiệu
quả các nguồn lực huy động được để phục vụ cho hoạt động đào tạo của trường
theo quy định của pháp luật;
g) Thực hiện chế độ thông tin, báo cáo và chịu sự giám sát, thanh tra, kiểm tra
theo quy định của pháp luật;
h) Xây dựng và thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở; chịu sự giám sát của cá nhân,
tổ chức, đoàn thể trong nhà trường;
i) Hằng năm, báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ của hiệu trưởng và ban giám
hiệu trước hội đồng trường, hội đồng quản trị;
k) Các nhiệm vụ, quyền hạn khác theo quy định của pháp luật.
4. Thẩm quyền bổ nhiệm, công nhận, miễn nhiệm, cách chức hiệu trưởng trường
trung cấp, trường cao đẳng được quy định như sau:
a) Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ,
Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh, người đứng đầu tổ chức chính trị - xã hội bổ
nhiệm, miễn nhiệm, cách chức hiệu trưởng trường trung cấp, hiệu trưởng trường
cao đẳng công lập trực thuộc;
b) Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh công nhận, không công nhận hiệu trưởng
trường trung cấp tư thục trên địa bàn theo đề nghị của hội đồng quản trị;
c) Thủ trưởng cơ quan quản lý nhà nước về giáo dục nghề nghiệp ở trung ương
công nhận, không công nhận hiệu trưởng trường cao đẳng tư thục theo đề nghị của
hội đồng quản trị.
5. Thủ tục bổ nhiệm, công nhận, miễn nhiệm, cách chức hiệu trưởng trường trung
cấp, trường cao đẳng được quy định trong Điều lệ trường trung cấp, Điều lệ
trường cao đẳng.

4.3.4 Thông tin quản lý của cơ sở GDNN


a) Cơ cấu tổ chức của Hệ thống thông tin quản lý
Một CSGDNN hiện đại cần phải có Hệ thống thông tin (HTTT) quản lý để
giúp quản lý cơ sở hiệu quả, hỗ trợ viết báo cáo hoạt động trong nội bộ, với bên
ngoài và giúp xác định cơ chế trách nhiệm trong cơ sở đó.
Chính phủ cần có: (i) Thông tin về hoạt động của hệ thống giáo dục nghề
nghiệp để giải quyết các vấn đề các bên liên quan gặp phải; (ii) Thông tin cập
nhật về quy mô tuyển sinh và các khoá học có chất lượng đảm bảo của cơ sở để
căn cứ vào đó tiến hành phân bổ ngân sách nhà nước một cách hiệu quả. Các
41

CSGDNN cần thông tin về hoạt động của ccác đơn vị liên quan; số lượng học
viên đăng ký và tiến bộ học tập của học viên…. để lập kế hoạch một cách hiệu
quả và để đáp ứng nhanh chóng những thay đổi của cầu đào tạo. Học viên cũng
cần dễ dàng tiếp cận được với thông tin đầy đủ về các chương trình đào tạo và
kết quả học tập dự kiến.
Một HTTT quản lý toàn diện để hoạt động hiệu quả thông thường sẽ bao
gồm một cơ chế thu thập dữ liệu quốc gia mà các CSGDNN sẽ cung cấp các dữ
liệu về khoá học và học viên . Có thể sử dụng hệ thống thu thập dữ liệu quốc gia
để hỗ trợ cho một số cơ sở dữ liệu hữu ích, chẳng hạn như:
- Danh sách các cơ sở đào tạo, các trình độ chuyên môn, các gói đào tạo, và
các khoá học có chất lượng đảm bảo trong toàn bộ hệ thống để hỗ trợ cho việc
đảm bảo chất lượng;
- Thông tin về các khoá đào tạo và các kết quả đào tạo để hỗ trợ cho việc ra
quyết định liên quan đến quản lý của CSGDNN.
Các cơ quan trung ương chịu trách nhiệm thu thập, lưu trữ, phân tích, so
sánh đối chiếu và cung cấp các thông tin hữu ích sẵn có trên cho toàn bộ hệ
thống dạy nghề quốc gia và sẽ cập nhật, duy trì cơ sở dữ liệu quốc gia này. Việc
thu thập thông tin sẽ được hỗ trợ đáng kể bằng cách đưa ra một hệ thống nhận
dạng (sử dụng các ký hiệu đã được thống nhất) để phân biệt học viên cũ và học
viên hiện tại. Tuy nhiên, việc sử dụng hệ thống ký hiệu học viên quốc gia sẽ gây
ra một số vấn đề về tự do cá nhân của học viên và nên giải quyết các vấn đề này
một cách phù hợp.
Các dữ liệu được thu thập, lưu trữ, phân tích và phổ biến có thể bao gồm
một số hoặc tất cả các thông tin sau:
- Sự tham gia của học viên - chẳng hạn như đăng ký tuyển sinh, học viên bán
thời gian và học viên chính quy;
- Các đặc điểm của học viên - các thông tin cơ bản về học viên (độ tuổi, giới
tính, sắc tộc, quốc tịch, nơi cư trú)
- Kết quả học tập của học viên - chẳng hạn như thi đỗ các kỳ thi, các tín chỉ
đã đạt được, các trình độ chuyên môn được cấp, đích đến trên TTLĐ và sự hài
lòng của chủ sử dụng lao động;
- Các khoá học được đào tạo - theo ngành, nghề và bậc trình độ đào tạo;
- Kiểm định/phê duyệt chất lượng, kiểm tra chất lượng, sự hài lòng, sự phàn
nàn;
- Các hoạt động nghiên cứu - chẳng hạn như lĩnh vực nghiên cứu, chi phí và
đầu ra;
- Chi phí khoá học - chẳng hạn như chi phí trên một học viên chính quy quy
đổi (HVCQQĐ);
- Phí và lệ phí học viên;
42

- Các khoản hỗ trợ trực tiếp dành cho học viên - chẳng hạn như các khoản
vay và trợ cấp;
- Quá trình hoạt động của cơ sở đó - chẳng hạn như các báo cáo về khả năng
tự chủ.
Thông tin được các cơ quan cấp quốc gia thu thập có thể được cung cấp cho
các mục đích khác nhau. Chẳng hạn, một cơ quan trung ương có thể thu thập và
phổ biến thông tin trong hệ thống đào tạo nghề quốc gia nhằm:
- Cung cấp thông tin về phân bổ ngân sách nhà nước cho các dạy nghề bao
gồm thông tin về tuyển sinh học viên, các chi phí khoá học, chất lượng khoá
học, quá trình hoạt động của cơ sở đó….
- Cung cấp thông tin về kết quả học tập, việc làm của học viên, các chi phí
khoá học, chất lượng và học phí…để các học viên ra quyết định.
Các cơ sở dữ liệu thường được chính các CSGDNN lưu trữ để phục vụ cho
quá trình ra quyết định của hội đồng quản trị (HĐQT) và bộ phận quản lý cấp
cao của cơ sở. Khi một hoặc nhiều cơ quan nào đó đưa ra yêu cầu mới về phân
loại hoặc ký hiệu thông tin mà cơ sở cần phải báo cáo, thì có thể sẽ là một thách
thức đối với HTTT của CSGDNN, nhất là khi đó lại là một điều kiện để được
cấp ngân sách nhà nước. Tuy nhiên, việc này có thể giúp cơ sở ra quyết định
một cách hiệu quả hơn, vì HĐQT và bộ phận quản lý cấp cao của cơ sở sẽ có
được những thông tin tốt hơn có sẵn trong cở sở dữ liệu của cơ sở mình và/hoặc
có trong cơ sở dữ liệu quốc gia của các cơ quan quản lý cấp trên.
Cần phải phân biệt giữa thông tin vận hành tối thiểu và thiết yếu cần để vận
hành một cơ sở hiệu quả với thông tin quản lý. Ví dụ, thông tin vận hành có thể
gồm những thông tin sau: (i) Thông tin cụ thể rõ ràng về các khoản tiền mà
CSGDNN đã giải ngân; (ii) Thông tin lưu trữ về tiến bộ của học viên (chẳng
hạn như học bạ/hồ sơ đánh giá kết quả học tập của mỗi học viên). Rất rõ ràng là
CSGDNN không thể vận hành hiệu quả mỗi ngày nếu không có loại dữ liệu vận
hành này. Tuy nhiên, một số phần của thông tin vận hành có thể trở thành thông
tin quản lý khi nó được tập hợp lại, so sánh và phân tích để có thể phục vụ cho
việc ra quyết định quản lý.
Ngoài ra, rất nhiều bộ phận thông tin được phân tích trong các quyết định
quản lý mà không phải là “thông tin vận hành” thiết yếu đối với nhu cầu quản lý
hàng ngày tại chỗ của cơ sở. Những bộ phận thông tin này bao gồm: (i) Các văn
bản chính sách của chính phủ và các cơ quan nhà nước; các dữ liệu thống kê cơ
bản về nhân khẩu của cộng đồng; (ii) Các dữ liệu về TTLĐ có liên quan, chẳng
hạn như cơ cấu nghề trong các ngành tại địa phương; các dữ liệu về phát triển
kinh tế địa phương.
Có một ví dụ giả định về việc sử dụng dữ liệu hoạt động làm dữ liệu quản lý
là: chính phủ sẽ thực hiện một chính sách điển hình với mong muốn tăng số
người từ 25 – 45 tuổi có trình độ chuyên môn nghề, đặc biệt là văn bằng trình độ
4. Khi đó, cơ sở cần xem xét lại cơ sở dữ liệu của mình để xem trong vòng 4
hoặc 5 năm qua cơ sở này cấp trình độ chuyên môn cho bao nhiêu học viên, xem
43

quy mô của nhóm người trong độ tuổi này trong tổng dân số của khu vực tuyển
sinh của cơ sở, xây dựng các chính sách để có thể tăng tuyển sinh học viên trong
độ tuổi đó và theo dõi thường xuyên sự tăng (hay giảm) số học viên này trong
tổng số học viên của cơ sở. Phải thực hiện việc này không những đối với toàn bộ
học viên của cơ sở mà còn phải đánh giá xem khoa nào, bộ môn nào và khoá
học nào đang hoạt động tốt và những bộ phận nào hoạt động kém hơn. Như vậy,
trong trường hợp này, những dữ liệu hoạt động cơ bản của cơ sở đã trở thành
thông tin quản lý. Rõ ràng là các ký hiệu chung hoặc các phân loại thông tin
được sử dụng trong cơ sở dữ liệu giáo dục nghề nghiệp phải giống như ký hiệu
và phân loại được sử dụng trong các tài liệu chính sách, tài liệu hoạt động hoặc
tài liệu về cấp ngân sách của chính phủ hoặc các cơ quan nhà nước. Những ký
hiệu cơ bản này phải phù hợp với các phân loại được sử dụng trong dữ liệu về
dân số, kinh tế, và TTLĐ trên quy mô lớn hơn mà cơ sở đó được sử dụng.
Thông thường, GDNN sẽ xây dựng HTTT của riêng mình cho phù hợp với
các yêu cầu và mục đích cụ thể của CSGDNN. Nhìn chung, HTTT sẽ dựa theo
các gói phần mềm bán sẵn trên thị trường hoặc có thể sẽ được một nhóm hoặc
một hiệp hội GDNN xây dựng để phục vụ cho các mục tiêu cụ thể, đôi khi
nhóm hoặc hiệp hội GDNN phối hợp với một công ty phát triển phần mềm tư
nhân để xây dựng.
Nếu có thể, các HTTT theo mảng công việc của cơ sở nên kết hợp được với
nhau (cần chú ý không được làm cho các hệ thống này quá phức tạp và quá khó
để kết hợp được với nhau) hoặc nên cho phép chuyển đổi thông tin dễ dàng giữa
các hệ thống. Chẳng hạn, có thể cần sử dụng thông tin về nguồn nhân lực cho
mục đích quản lý về tài chính; các thông tin về hoạt động của học viên có thể sẽ
rất hữu ích cho việc giám sát ngân sách mà trong đó mức độ thanh toán học phí
của học viên phụ thuộc vào mức độ hoàn thành chương trình của học viên;
thông tin về cán bộ giảng dạy có thể được kết hợp cùng với các thông tin về học
viên để lập thời khoá biểu và bố trí cán bộ giảng dạy.
Có 7 nhân tố thành công cơ bản trong việc quản lý dữ liệu và thông tin, gồm:
- Chất lượng thông tin: Các cơ sở phải đảm bảo có các hệ thống để quản lý
một cách hiệu quả độ chính xác, tính tiếp cận, độ xử lý, tính cập nhật, tính hoàn
chỉnh và tính phù hợp của thông tin của cơ sở đó, cũng như hỗ trợ và đào tạo
phù hợp cho cán bộ nhân viên của cơ sở,
- Thuộc tính vật chất của thông tin: Các cơ sở cần phải có các hệ thống để
đảm bảo dễ thu thập, lưu trữ, xử lý và phổ biến thông tin trong tất cả các đơn vị
hoặc phòng ban, bộ môn của cơ sở đó.
- Thông tin về độ hài lòng của khách hàng: Các cơ sở phải đảm bảo có các
hệ thống để quản lý một cách hiệu quả việc nhận biết và báo cáo các nhu cầu
của khách hàng, so sánh nhu cầu của khách hàng với hoạt động thực tế của cơ
sở, dữ liệu về khách hàng, khách hàng tiềm năng và dữ liệu về các thị trường.
- Cơ sở hạ tầng tổ chức: Cấp quản lý của cở sở phải cam kết duy trì hệ
thống quản lý thông tin hiệu quả.
44

- Thông tin quản lý : CSGDNN cần đảm bảo rằng các hệ thống được áp
dụng để quản lý các thông tin chiến lược sẽ cho phép dự báo, lập kế hoạch, đánh
giá và báo cáo một cách hiệu quả các mục tiêu của tổ chức, quá trình đưa các
mục tiêu đó vào kế hoạch hoạt động và/hoặc các kế hoạch công việc của cơ sở.
- Các thông tin tổ chức: Cơ sở cần đảm bảo có các hệ thống để quản lý có
hiệu quả nguồn nhân lực, các bên nhận hợp đồng và các bên nhận hợp đồng phụ,
các nhu cầu đào tạo của cán bộ nhân viên, hoạt động tài chính, tài sản, thiết bị và
vật dụng và các quá trình phân phối sản phẩm và dịch vụ.
- Quyền sở hữu của cán bộ nhân viên: Các cơ sở cần phải có các hệ thống để
đảm bảo sự trao đổi thông tin tối đa giữa tất cả các cấp của cơ sở, đảm bảo
quyền sở hữu thông tin của nhân viên ở mức độ cao và đảm bảo độ tin cậy cao
của các thông tin được sử dụng.

Yêu cầu đối với hệ thống thông tin


Để các kỹ năng cung cấp phù hợp với nhu cầu mà TTLĐ đòi hỏi thì
các hệ thống thông tin về TTLĐ phải đưa ra kết quả, phân tích và phổ biến
thông tin đáng tin cậy về lĩnh vực cũng như ngành nghề, các tổ chức kết
nối nhà tuyển dụng với các nhà cung cấp đào tạo. Về sự bình đẳng trong
cơ hội tiếp cận với giáo dục, đào tạo, dịch vụ việc làm và việc làm, để đáp
ứng nhu cầu đào tạo từ tất cả các lĩnh vực của xã hội.
(Nguồn: A skilled Workforce for Strong, Sustainable and Balanced
Growth-A G20 Training Strategy)

b) Các bộ phận chính của HTTT quản lý


Các HTTT quản lý của các CSGDNN tự chủ bao gồm một số các bộ phận
cơ bản, thông thường chúng được xây dựng dựa trên các gói phần mềm được
bán sẵn mà sẽ mua được khi cần.
Hệ thống thông tin quản lý tài chính
Các hệ thống quản lý tài chính hỗ trợ cho việc chuẩn bị ngân sách cho các
chương trình và trung tâm chi phí; việc báo cáo tài chính về thu nhập và chi tiêu
và những chênh lệch của các chương trình/dự án và trung tâm chi phí đến thời
điểm hiện tại; giám sát các dòng tiền mặt; báo cáo hoạt động định kỳ so với các
yêu cầu của thoả thuận về cấp kinh phí và hoạt động; kết toán kiểm tra và cân
đối tài chính, kiểm toán cuối năm và báo cáo theo các tiêu chuẩn của nhà nước;
và chuẩn bị báo cáo và báo cáo kiểm toán hàng năm.
Hệ thống này cũng bao gồm cả việc quản lý thực hiện hợp đồng, lập hoá đơn
và thanh toán.
Hệ thống thông tin quản lý nguồn nhân lực
Các hệ thống quản lý nguồn nhân lực bao gồm tất cả các thông tin về nhân
sự, tiền lương, thanh toán cho những ngày phép, trách nhiệm của từng cán bộ,
45

nhân viên, trình độ chuyên môn, cơ hội tiếp cận và tham gia vào quá trình đào
tạo và phát triển
Hệ thống thông tin theo dõi và quản lý hồ sơ học viên
Các hệ thống theo dõi và quản lý hồ sơ học viên sẽ lưu trữ tất cả các hồ sơ
đăng ký học viên, các thông tin về nhân khẩu, tiến bộ học tập qua các mô
đun/môn học và các kết quả học tập của học viên, phù hợp với và có khả năng
để tải lên các hệ thống dữ liệu quốc gia.
Hệ thống thông tin Giám sát hoạt động của học viên
Các hệ thống giám sát hoạt động của học viên sử dụng một loạt các khả
năng lựa chọn bao gồm việc mượn tài liệu thư viện, in ấn từ các máy tính nối
mạng, truy cập các phương tiện học ngoài giờ, tham gia lớp học, trả học phí,
truy cập các hệ thống trực tuyến, các bản đánh giá và các kết quả đánh giá, ...
Có một số hoạt động sẽ phải trả phí trong khi đó một số hoạt động khác
được coi là một phần trong phí tuyển sinh. Trong cả hai trường hợp thì các hoạt
động đều được lưu trữ lại. Các học viên sẽ thanh toán bằng một tài khoản thẻ
thông minh mà sau đó tài khoản này sẽ được tự động ghi nợ khi tiến hành các
hoạt động đã được xác định
Hệ thống thông tin đảm bảo chất lượng
Các hệ thống đảm bảo chất lượng bao gồm các tiêu chuẩn đảm bảo chất
lượng và các tiêu chuẩn thực hiện, và nó cho phép theo dõi việc thực hiện và sự
tuân thủ các tiêu chuẩn đó (chẳng hạn các kết quả của học viên, sự hài lòng của
chủ sử dụng lao động và sự hài lòng của học viên). Các kế hoạch sẽ bao gồm các
biên bản và quá trình đánh giá lại.
Hệ thống thông tin cơ sở vật chất và tài sản
Các hệ thống cơ sở vật chất và tài sản lưu giữ các thông tin về cơ sở vật
chất cố định, bao gồm các toà nhà, đồ đạc văn phòng, máy móc được sử dụng
trong đào tạo, các thiết bị phòng học và các phương tiện đi lại. Các thông tin
lưu trữ phải bao gồm các thông tin về giá cả, khấu hao và lịch bảo trì và thay
thế các tài sản.
Hệ thống thông tin nội bộ và Hệ thống thông tin ngoài
Một HTTT trên trang thông tin điện tử nên cung cấp các thông tin thống
nhất, cập nhật và dễ truy cập cho các bên liên quan trong nội bộ cũng như bên
ngoài. Các lựa chọn về nội dung và hoạt động của trang thông tin điện tử cần
đáp ứng được nhu cầu của công chúng quan tâm, các học viên tiềm năng, các
học viên và cán bộ nhân viên hiện tại của cơ sở. Cần có các thông tin tổng hợp,
thông tin về các khoá học và tuyển sinh, các nguồn học liệu và thư viện liên
quan đến các khoá học và các nguồn hỗ trợ dành cho cán bộ nhân viên.
Những vấn đề cần xem xét bao gồm: (i) Lựa chọn công nghệ nền cho giao
diện trang thông tin điện tử bằng cách sử dụng công nghệ web thông thường hay
công nghệ cổng; (ii) Các tính toán về bảo mật để chống lại hacker và những kẻ
46

phá hoại mạng; (iii) Các thoả thuận về bảo mật đối với những phần truy cập hạn
chế của trang web dành cho những người sử dụng được phép, chẳng hạn như
cán bộ nhân viên và học viên; (iv) Việc sử dụng các mẫu, biểu tượng hoặc các tờ
mẫu để củng cố và bảo vệ thương hiệu; (v) Việc hợp nhất Hướng dẫn Truy cập
Nội dung Web 1.0 của Côngxoocxiom Web Toàn cầu (World Wide Web
Consortium - W3C) để hỗ trợ cho những người tàn tật truy cập; (vi) Tính chủ
quyền của thông tin để đảm bảo việc sử dụng các nguồn thông tin theo thẩm
quyền duy nhất trong cơ sở dữ liệu; (vii) Cơ chế xây dựng và bảo trì hệ thống
một cách tiết kiệm chi phí và hiệu quả; (viii) Các chức năng bổ sung như tiếp
thị và xúc tiến thương mại của trang web, truy cập của học viên, thông tin và
trao đổi của cộng đồng của cơ sở đó.
Trong số các vấn đề trên thì quan trọng hơn cả là các trung tâm chi phí hay
các trung tâm giám sát quản lý. Việc quản lý hiệu quả đòi hỏi phải quy tất cả các
chi phí hoạt động cho một trung tâm chi phí, mà ở đó, một nhà quản lý cụ thể
(hoặc một nhóm quản lý) sẽ đưa ra các quyết định có ý nghĩa về mặt chi phí.
Một số chi phí phải được coi là trung tâm (hoặc coi là chi phí quan trọng nhất).
Tuy nhiên, ngay cả đối với những chi phí này, cũng cần phải áp dụng một số cơ
chế để quy cho hoặc phân bổ chúng cho các trung tâm quản lý (như khoa, bộ
môn, …). Trong một hệ thống quản lý thì vấn đề quan trọng nhất là phải xem hệ
thống nên bố trí các trung tâm chi phí ở các cấp độ nào để các nhà quản lý ý
thức được các chi phí và ý nghĩa của các quyết định của họ.
Ngoại trừ gói phần mềm quản lý học viên đáng chú ý, hầu hết các gói phần
mềm quản lý được nêu ở phần trên đều có các ứng dụng không chỉ đối với
CSGDNN, do đó chúng luôn được bán sẵn. Mặc dù các công ty phát triển phần
mềm tư nhân cũng đưa ra các gói phần mềm sử dụng cho quản lý học viên
(chẳng hạn như phần mềm PeopleSoft) vì thị trường giáo dục và đào tạo lớn,
nhưng có thể CSGDNN tự chủ (hoặc hiệp hội ) lại quyết định phát triển hệ
thống quản lý học viên của riêng họ - có thể họ cùng cộng tác với công ty phát
triển phần mềm tư nhân để làm điều đó.
Điều quan trọng là ngay từ đầu, các HTTT quản lý học viên đã được thiết
kế phù hợp với các yêu cầu báo cáo của các cơ quan trung ương phụ trách việc
cấp ngân sách nhà nước và/hoặc phụ trách việc kiểm định chất lượng ngoài của
cơ sở. Các hệ thống này cũng nên tương thích với các tiêu chuẩn của ngành
thông tin, trong đó bao gồm các tiêu chuẩn của Microsoft Windows và hệ điều
hành UNIX, để phát huy việc sử dụng giao diện người – máy bằng đồ hoạ của
Windows và nếu có thể, được thiết kế để tương đồng với các gói phần mềm máy
tính cá nhân được sử dụng rộng rãi.
c) Phát triển và bảo trì HTTT quản lý
Viêc chính phủ triển khai hệ thống thu thập dữ liệu mới về học viên có thể sẽ
tạo ra thách thức nghiêm trọng đối với HTTT của một CSGDNN, đặc biệt là về
sự tương đồng của dữ liệu. Thêm vào đó, ngay cả khi CSGDNN đã tự xây dựng
HTTT của mình thì các hoạt động cũng không thể nhịp nhàng hơn nếu không có
sự đồng thuận về các thoả thuận dữ liệu chuẩn. Một thoả thuận như vậy không
47

tốn kém chi phí nhiều, và sẽ dễ dàng đạt được thông qua các cuộc trao đổi thảo
luận giữa các quan chức chính phủ và các đại diện của CSGDNN đó. Hiệp hội
của CSGDNN có thể đóng vai trò đáng kể trong việc tạo ra sự đồng thuận về các
thoả thuận dữ liệu chuẩn trong cả nước.
Rất nhiều bộ phận chuẩn của HTTT hiện có tại các CSGDNN thường dựa
vào các gói phần mềm bán sẵn (xem phần trên). Trong một số hệ thống luật
pháp, các cơ sở sẽ lựa chọn cùng nhau xây dựng và sử dụng một hệ thống quản
lý học viên đa ngành như là một giải pháp thay thế cho các gói phần mềm bán
sẵn. Các nhóm người sử dụng đại diện cho các cơ sở tham gia xây dựng có thể
cùng nhau tập hợp các nguồn lực và kinh nghiệm lại và không ngừng đẩy mạnh
xây dựng hệ thống quản lý học viên của riêng mình.
Một yếu tố quan trọng trong quá trình triển khai hệ thống thu thập dữ liệu
học viên quốc gia tổng thể đó là việc đưa ra hệ thống ký hiệu quốc gia dành cho
học viên, hệ thống này bao gồm các ký hiệu thống nhất áp dụng cho các học
viên cũ và các học viên hiện tại tham gia vào hệ thống đào tạo quốc gia. Việc
đưa ra một hệ thống ký hiệu như vậy đòi hỏi phải có sự can thiệp của cơ quan
trung ương (chẳng hạn như cơ quan ở cấp trung ương tương đương chịu trách
nhiệm cấp ngân sách nhà nước cho CSGDNN), cơ quan trung ương này sẽ chịu
trách nhiệm phối hợp với các công ty bán các HTTT quản lý học viên để thiết
kế, phát triển và thí điểm hệ thống ký hiệu học viên quốc gia này.
Do tính chất phức tạp của các quá trình và hệ thống quản lý học viên của cơ
sở, đặc biệt là hệ thống cấp trình độ chuyên môn, mỗi cơ sở cần có hệ thống ký
hiệu học viên riêng của mình. Tuy nhiên, do cách đặt tên, kết quả có thể là trong
một nước sẽ có rất nhiều các học viên trùng tên. Để tránh nhầm lẫn, CSGDNN
cần phải xây dựng các ký hiệu riêng cho các học viên của cơ sở đó. Một cơ quan
quốc gia cũng có thể tham gia xây dựng các ký hiệu riêng cho học viên (công
dân) mà học viên sẽ sử dụng ký hiệu này trong suốt cuộc đời của họ. Có rất
nhiều người phản đối điều này, họ đưa ra các lập luận về sự bảo mật hoặc các
vấn đề đời tư. Và cũng có rất nhiều người phản đối bởi vì thông thường, các cơ
sở cần tạo cho các học viên một cơ hội khác để cho phép họ bắt đầu lại từ đầu
mà không lưu lại những kết quả không tích cực trong suốt cuộc đời của họ.
Nhưng cho dù trong tình huống nào đi chăng nữa thì cơ sở dữ liệu của bất cứ
CSGDNN nào cũng cần phải có các ký hiệu thống nhất cho các học viên của họ
- chẳng hạn như các ký hiệu theo số hoặc các ký hiệu theo vần và số nên được
sử dụng lại ít nhất là trong vòng từ 5 đến 6 năm.
Trách nhiệm đối với việc vận hành hàng ngày hệ thống ký hiệu học viên
quốc gia là trách nhiệm của cơ quan trung ương và trách nhiệm này gồm cả việc
duy trì các thoả thuận truy cập cho các cơ sở đào tạo, việc phổ biến tài liệu và hỗ
trợ kỹ thuật và hỗ trợ vận hành.

You might also like