You are on page 1of 4

VJE Tạp chí Giáo dục, Số đặc biệt Kì 2 tháng 5/2018, tr 86-89

NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG XÂY DỰNG CHUẨN ĐẦU RA


CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO Ở MỘT SỐ CƠ SỞ GIÁO DỤC ĐẠI HỌC NƯỚC TA
Hoàng Thị Hương - Trường Đại học Nội vụ Hà Nội

Ngày nhận bài: 18/05/2018; ngày sửa chữa: 23/05/2018; ngày duyệt đăng: 30/05/2018.
Abstract: The paper analyses the concept standards of learning outcomes for curricula at higher
education institutions in Vietnam. Also, the article proposes some solutions to improve
effectiveness of building standards of learning outcomes for curricula at tertiary institutions in line
with the trend of developing education with aim to meet demands of high quality human resources
of labour market in current period.
Keywords: Learning outcome standards, curricula, higher education institution, labour market.

1. Mở đầu nhận là đúng theo quy định hoặc theo thói quen phổ biến
Chuẩn đầu ra (CĐR) và chương trình đào tạo trong xã hội” [1; tr 246]. Theo nghĩa đó, CĐR của mỗi
(CTĐT) có mối quan hệ khăng khít, tác động qua lại và khóa học hay CTĐT bao gồm một hệ thống các giá trị,
chi phối lẫn nhau trong quá trình phát triển của mỗi cơ sở tiêu chí “chuẩn” về kiến thức, kĩ năng và thái độ mà
giáo dục đại học. Thời gian qua, các cơ sở giáo dục đại người học sẽ đạt được sau khi hoàn thành một khóa học
học nước ta đã đẩy mạnh việc phát triển CTĐT về cả số hay CTĐT.
lượng và chất lượng; nhiều ngành học mới ra đời với định Theo tài liệu hướng dẫn xây dựng CĐR CTĐT của
hướng phát triển năng lực người học và tăng tính ứng một số cơ sở giáo dục đại học trên thế giới và nước ta,
dụng nghề nghiệp nhằm nâng cao chất lượng đào tạo đáp CĐR là những mục tiêu cụ thể của chương trình và được
ứng nhu cầu lao động của xã hội. Tuy nhiên, chất lượng viết dưới dạng văn bản cụ thể, được trình bày thành một
CĐR chưa cao, chưa tương xứng với quá trình phát triển danh sách các chuẩn có thể đánh giá được. Theo đó, giữa
nhanh chóng và mạnh mẽ các CTĐT. Vì vậy, việc nghiên CĐR và CTĐT có mối quan hệ chặt chẽ với nhau, tuy
cứu cơ sở khoa học cho việc nâng cao chất lượng xây nhiên, khác biệt là: mục tiêu của CTĐT là đích hướng
dựng CĐR cho mỗi ngành học ở các cơ sở giáo dục đại đến còn CĐR là kết quả thực tế đạt được của các mục
học nước ta là vô cùng cần thiết. tiêu đó. Mục tiêu đào tạo phản ánh ý đồ của người dạy,
CĐR thể hiện kì vọng của người học về việc sẽ học được
Bài viết dựa trên cơ sở phân tích thực trạng xây dựng
gì, làm được gì sau khi tốt nghiệp. Đó chính là “hệ giá
CĐR CTĐT ở một số cơ sở giáo dục đại học ở nước ta
trị” mà nhà trường cam kết với người học về chất lượng
để đề xuất một số biện pháp nâng cao chất lượng xây
đào tạo; trên cơ sở đó, người học giám sát, đánh giá chất
dựng CĐR CTĐT phù hợp với xu hướng phát triển của
lượng đào tạo thể hiện qua sự hài lòng hay không hài lòng
giáo dục.
và những kết quả đạt được trong hoạt động nghề nghiệp
2. Nội dung nghiên cứu sau khi tốt nghiệp.
2.1. Khái quát về chuẩn đầu ra Thứ hai, nghiên cứu CĐR trong mối quan hệ giữa
Khái niệm “Chuẩn đầu ra” (Learning Outcomes) các cơ sở đào tạo, với các nhà tuyển dụng và xã hội.
được sử dụng ngày càng phổ biến trong các nền giáo dục CĐR được ví như một “đồng tiền chung” để trao đổi,
trên thế giới và Việt Nam. Đã có nhiều quan niệm khác công nhận lẫn nhau trong nước cũng như quốc tế. Mỗi
nhau về CĐR các CTĐT, ngành đào tạo từ nhiều cách cơ sở đào tạo xây dựng CĐR CTĐT là xác định chất
tiếp cận khác nhau, trong đó nổi lên hai cách tiếp cận: lượng tối thiểu của người học sau khi tốt nghiệp chương
Thứ nhất, nghiên cứu CĐR trong mối quan hệ với trình đó với những chỉ số về phẩm chất, kiến thức, kĩ
CTĐT trong nhà trường. Theo cách tiếp cận này, CĐR năng/kĩ xảo, tính cách/hành vi và khả năng/năng lực; hay
và CTĐT được phân tích là có tính độc lập tương đối tổng quát hơn là các “kĩ năng cứng” và “kĩ năng mềm”
nhưng có mối quan hệ chặt chẽ, tác động qua lại, chi phối cụ thể. Đó là hệ giá trị tối thiểu theo chuẩn chung của
lẫn nhau. quốc gia và quốc tế để công nhận văn bằng, chứng chỉ
Theo Từ điển tiếng Việt, Chuẩn là “cái được chọn của nhau.
làm căn cứ để đối chiếu, để hướng theo đó mà làm cho Một mục tiêu quan trọng hàng đầu nữa của CĐR là
đúng; cái được định ra thành tiêu chuẩn; cái được công thể hiện sự kết nối, gắn kết giữa cơ sở đào tạo với các nhà

86
VJE Tạp chí Giáo dục, Số đặc biệt Kì 2 tháng 5/2018, tr 86-89

tuyển dụng, với xã hội; phản ánh mối quan hệ giữa “thế ĐT, các cơ sở giáo dục đại học đã xây dựng và công bố
giới học tập” với “thế giới nghề nghiệp”. Điều đó đòi hỏi CĐR theo quy định.
CĐR của mỗi CTĐT phải được xây dựng trên cơ sở điều Qua việc nghiên cứu, phân tích, tổng hợp, so sánh các
tra, nắm bắt “tín hiệu” từ thị trường lao động để từ đó xây tài liệu và điều tra thực tiễn bằng khảo sát, thống kê hoạt
dựng những “chuẩn” cụ thể về kiến thức, kĩ năng và thái động xây dựng CĐR chuyên ngành Chính trị học ở một
độ phù hợp. số cơ sở giáo dục đại học nước ta như Trường Đại học
Hơn nữa, CĐR còn là phát biểu cam kết của cơ sở Quốc gia Hà Nội, Trường Đại học Vinh, Học viện Báo
đào tạo về chất lượng tối thiểu phải đạt được của người chí và Tuyên truyền, Trường Đại học Nội vụ Hà Nội để
tốt nghiệp CTĐT - tức là cam kết về chất lượng sản phẩm tìm ra điểm chung về CĐR của một ngành cụ thể và CĐR
đào tạo của cơ sở đào tạo trước người học, nhà tuyển của một số ngành/chuyên ngành khác của Học viện Tài
dụng và xã hội. Đó là tuyên bố trách nhiệm về chất lượng chính, Trường Đại học Nội vụ Hà Nội,... từ tháng 5/2017
GD-ĐT của cơ sở đào tạo để xã hội giám sát, phản biện. - 5/2018, có thể rút ra một số nhận định sau:
Trước yêu cầu của việc nâng cao tính tự chủ và sự - Các cơ sở giáo dục đại học nước ta đã thực hiện sự
công khai, minh bạch về chất lượng đào tạo của các cơ chỉ đạo của Bộ GD-ĐT về việc xây dựng và công bố
sở giáo dục, từ năm 2010, Bộ GD-ĐT đã yêu cầu các cơ CĐR trong quá trình phát triển các CTĐT. Trong quá
sở giáo dục trong hệ thống giáo dục quốc dân phải xây trình đó, dựa trên cơ sở lí luận và pháp lí về CĐR; sứ
dựng và công bố CĐR. Theo văn bản hướng dẫn của Bộ mạng, mục tiêu đặc thù phát triển của mỗi nhà trường và
GD-ĐT, CĐR là quy định về nội dung kiến thức chuyên tham khảo kinh nghiệm của các cơ sở giáo dục đại học
môn; kĩ năng thực hành, khả năng nhận thức công nghệ có uy tín trong nước và quốc tế, các cơ sở giáo dục đại
và giải quyết vấn đề; công việc mà người học có thể đảm học đã xây dựng CĐR cho các CTĐT ngành nghề cụ thể.
nhận sau khi tốt nghiệp và các yêu cầu đặc thù khác đối - Để xây dựng được CĐR các ngành đào tạo bậc đại
với từng trình độ, ngành đào tạo [2]. học, các cơ sở giáo dục đại học đã nghiên cứu, lựa chọn
Như vậy, CĐR và CTĐT gắn kết chặt chẽ, bổ sung, và sử dụng nguyên tắc viết CĐR SMART, nguyên tắc
hỗ trợ nhau trong quá trình phát triển của mỗi cơ sở giáo phân loại Bloom và cũng đã chú ý đến việc gắn kết nhằm
dục đại học. Trong đó, sự khởi đầu của mọi CTĐT và đảm bảo sự phù hợp với xu hướng phát triển CTĐT theo
CĐR là phải từ xã hội, không phải từ nhà trường. Điều định hướng phát triển năng lực người học CDIO và định
đó có nghĩa là: nhà trường phải dạy những gì xã hội cần hướng nghề nghiệp ứng dụng POHE,... Cụ thể:
chứ không phải những gì nhà trường có; phải đào tạo ra + Ứng dụng nguyên tắc SMART (Specific -
những sản phẩm xã hội đang, sẽ và luôn cần, luôn Measurable - Actionable - Relevant - Transparent): CĐR
đón nhận. xây dựng theo hướng đảm bảo tính đơn giản, rõ ràng và
2.2. Tình hình xây dựng chuẩn đầu ra chương trình các điều kiện có thể thực hiện, đo lường và đánh giá
đào tạo ở một số cơ sở giáo dục đại học nước ta được. Yêu cầu của nguyên tắc này là: CĐR phải cụ thể,
phải đo lường được, có thể hành động được để thu thập
Thời gian qua, các cơ sở giáo dục đại học nước ta đã bằng chứng, phải có tính gắn kết, hướng đến mục tiêu cụ
thực hiện đẩy mạnh việc phát triển CTĐT nhằm đáp ứng thể trong thực tế, phải rõ ràng, dễ hiểu.
nhu cầu về nguồn nhân lực chất lượng cao của thị trường
lao động với một “thế giới nghề nghiệp” đa dạng, phong + Ứng dụng nguyên tắc phân loại Bloom (bảng phân
phú. Trên cơ sở nghiên cứu lí luận, thực tiễn nhu cầu lao loại Bloom - Bloom’s Taxonomy) trong mô tả mức độ
động của xã hội, các cơ sở giáo dục đại học đã phát triển đạt được CĐR của một CTĐT trên các lĩnh vực cụ thể:
CTĐT một cách mạnh mẽ và nhanh chóng. Nhiều ngành nhận thức (Cognitive domain), cảm xúc (Affective
học truyền thống được cải tiến, nâng cấp; nhiều ngành domain), tâm vận (Sychomotor domain). Mỗi lĩnh vực
học mới xuất hiện, trong đó có nhiều ngành học cập nhật được phân chia thành 5 hoặc 6 mức độ, sắp xếp theo thứ
CTĐT tiên tiến của các trường đại học có uy tín trên thế tự từ đơn giản đến phức tạp đặt ra những yêu cầu người
giới. Bên cạnh đó, các cơ sở giáo dục đại học còn ứng học phải đạt được sau khi tốt nghiệp: kiến thức (biết,
dụng nhiều triết lí giáo dục mới của các nền giáo dục tiên hiểu, ứng dụng, phân tích, tổng hợp, đánh giá), kĩ năng
tiến trên thế giới để nâng cao chất lượng sản phẩm đào (bắt chước, thao tác, chuẩn hóa, phối hợp, tự nhiên hóa)
tạo như: CTĐT định hướng phát triển năng lực người học và thái độ (tiếp nhận, đáp ứng, hình thành giá trị, tổ chức,
CDIO (Conceive - Design - Implement - Operate); đào đặc trưng hóa).
tạo đại học định hướng nghề nghiệp ứng dụng POHE + Xây dựng CĐR theo phương pháp tiếp cận CDIO
(Profession Oriented Higher Education),... Song song nhằm đào tạo sinh viên toàn diện cả về kiến thức chuyên
với nó, từ năm 2010, thực hiện sự chỉ đạo của Bộ GD- môn, kĩ năng và phẩm chất đạo đức, trong đó nhấn mạnh

87
VJE Tạp chí Giáo dục, Số đặc biệt Kì 2 tháng 5/2018, tr 86-89

năng lực thực hành (năng lực CDIO) và ý thức trách cầu mới đáp ứng nhu cầu lao động của xã hội như các cơ
nhiệm xã hội, đảm bảo cho sinh viên được học tập chủ sở giáo dục đại học mong muốn, cam kết và công bố cho
động và trải nghiệm thực tiễn. Trong bối cảnh toàn cầu người học và xã hội. Bên cạnh đó, CĐR tạo thành hệ
hóa và sự biến động mạnh mẽ của quá trình phát triển chuẩn giá trị định hướng hoạt động dạy - học, đổi mới
kinh tế, CĐR phải có tính linh hoạt nhằm đảm bảo tính nội dung, phương pháp giảng dạy, kiểm tra, đánh giá
ứng dụng của nghề nghiệp. cũng như đổi mới phương pháp học tập, rèn luyện của
+ Xây dựng CĐR theo phương pháp tiếp cận POHE người học cũng chưa đạt hiệu quả cao. Hệ quả là sản
nhằm đảm bảo sự gắn kết giữa “thế giới học tập” với “thế phẩm đào tạo (người học) vẫn nặng về lí thuyết mà nhẹ
giới nghề nghiệp”. Trong đó, CĐR phải xác định được về thực hành; yếu về kĩ năng, năng lực thực hành nghề
những phẩm chất nghề nghiệp như: tính ứng dụng và phổ nghiệp cũng như phẩm chất đạo đức nghề nghiệp.
rộng, tính liên ngành, ứng dụng được khoa học kĩ thuật 2.3. Một số giải pháp nâng cao chất lượng xây dựng
vào thực tiễn, chuyển giao công nghệ và khả năng giải chuẩn đầu ra ở các cơ sở giáo dục đại học nước ta
quyết vấn đề, tính sáng tạo và phức tạp trong hành động, Thứ nhất, cần thay đổi mạnh mẽ tư duy về mối quan
làm việc theo cách giải quyết vấn đề, được đào tạo để có hệ giữa CĐR và CTĐT. Giữa hai yếu tố này có mối quan
những kĩ năng mềm, có khả năng tự thể hiện tư duy và hệ tương hỗ chặt chẽ, tác động qua lại, làm tiền đề, cơ sở
hành động, làm việc một cách có tổ chức, có tinh thần của nhau; trong đó, CĐR phải được xác định là khâu
trách nhiệm với xã hội và sẵn sàng thay đổi khi cần thiết, trọng yếu, phải chú trọng trước hết. Trên cơ sở xác định
có khả năng học tập suốt đời, luôn biết cách cập nhật và CĐR của một ngành nghề cụ thể mới có thể thiết kế
mở mang hiểu biết, sự tiến bộ của bản thân và nhân loại. chương trình và phát triển CTĐT dựa trên cơ sở vững
- Việc xây dựng và công bố CĐR CTĐT ở các cơ sở chắc. Muốn vậy, mỗi cơ sở giáo dục đại học phải có định
giáo dục đại học nước ta thời gian qua đã bộc lộ một số hướng chỉ đạo đầu tư nguồn nhân lực, thời gian và kinh
hạn chế, tồn tại: phí phù hợp cho việc xây dựng CĐR.
+ Giữa CĐR và CTĐT chưa thật sự gắn bó chặt chẽ Thứ hai, triết lí giáo dục trong quá trình đổi mới căn
với nhau và làm cơ sở cho nhau trong quá trình phát triển. bản và toàn diện GD-ĐT phải được thể hiện trong quá
Trong thực tế, các cơ sở giáo dục đại học quan tâm tới trình xây dựng CĐR và phát triển CTĐT của các cơ sở
việc xây dựng và phát triển CTĐT hơn là xây dựng CĐR, giáo dục đại học. Triết lí giáo dục đó trước hết phải được
thể hiện ở tất cả các khâu: từ đầu tư nhân lực, thời gian quán triệt trong quá trình xây dựng CĐR để từ đó thấm
đến kinh phí. Từ đó dẫn đến quy trình ngược: có CTĐT sâu trong quá trình phát triển CTĐT. Điều đó có nghĩa
mới có CĐR; CĐR chủ yếu dựa trên việc bám vào CTĐT là: nếu muốn xây dựng các CTĐT theo hướng phát triển
trên mặt lí thuyết mà ít bám sát vào thực tiễn nhu cầu của năng lực và tăng tính ứng dụng nghề nghiệp cho người
thị trường lao động xã hội. CĐR chưa dựa trên sự tham học thì trước hết định hướng đó phải được thể hiện trong
vấn ý kiến của các nhà tuyển dụng, các cơ sở có khả năng nội dung CĐR của mỗi ngành nghề đào tạo cụ thể.
tiếp nhận, sử dụng lao động là người học sau khi được
Thứ ba, xây dựng CĐR phải bắt đầu từ nghiên cứu
đào tạo.
thị trường lao động để phát hiện những yêu cầu, “tín
+ Do CĐR chưa thật sự gắn kết với CTĐT đã dẫn đến hiệu” từ thị trường lao động. Nghiên cứu thị trường lao
CĐR chưa thể hiện được một cách đầy đủ và sâu sắc động, “thế giới nghề nghiệp” phải thật sự thấu đáo nhằm
những triết lí giáo dục trong quá trình phát triển CTĐT tìm hiểu kĩ lưỡng nhu cầu nguồn nhân lực trên các
theo định hướng mới phù hợp hơn với xu hướng vận phương diện cụ thể: kiến thức, kĩ năng, thái độ của
động của xã hội, của “thế giới nghề nghiệp” là phát triển những ngành nghề cụ thể. Trên cơ sở đó, khắc phục tính
năng lực người học và tăng tính ứng dụng nghề nghiệp. chung chung của CĐR, phân biệt được sự khác nhau giữa
+ Chất lượng CĐR chưa cao, nội dung CĐR còn khá CĐR của các ngành nghề và giữa các bậc học (đại học,
chung chung, chưa thực hiện đầy đủ các nguyên tắc xây sau đại học).
dựng CĐR và chưa thể hiện rõ tính đặc thù nghề nghiệp Thứ tư, trên cơ sở phân tích nhu cầu của xã hội, căn
và sự khác nhau giữa các bậc học, hệ đào tạo. Nguyên cứ vào sứ mạng, mục tiêu, đặc thù, chiến lược phát triển
nhân của hạn chế này là việc xây dựng CĐR các ngành của mỗi nhà trường để cải tiến, phát triển CTĐT những
đào tạo chủ yếu dựa trên kinh nghiệm, và tham khảo kết mã ngành học truyền thống; xây dựng CTĐT mã ngành
quả có sẵn của các trường mở ngành đào tạo đi trước. học mới một cách phù hợp. Từ đó vừa phát huy được nội
Những hạn chế trên đã dẫn đến CĐR chưa thể hiện lực của nhà trường vừa đáp ứng được yêu cầu cấp thiết
được vai trò, sứ mệnh của mình là làm cơ sở định hướng của xã hội trong từng giai đoạn phát triển KT-XH của địa
cho việc thiết kế CTĐT với những ngành nghề mới, yêu phương và quốc gia. CĐR thể hiện, phát huy được sắc

88
VJE Tạp chí Giáo dục, Số đặc biệt Kì 2 tháng 5/2018, tr 86-89

thái, thế mạnh đào tạo của mỗi nhà trường, đồng thời góp [8] Đại học Quốc gia Hà Nội (2010). Văn bản số
phần tạo nên một “thế giới học tập” đa dạng và chuỗi 3109/HD-ĐHQGHN ngày 29/10/2010 về việc
cung ứng thị trường lao động cho xã hội lựa chọn. hướng dẫn xây dựng và hoàn thiện chương trình đào
Thứ năm, xây dựng CĐR phải dựa trên cơ sở của tạo theo chuẩn đầu ra ở Đại học Quốc gia Hà Nội.
những lí thuyết giáo dục tiên tiến nhằm đảm bảo nâng [9] Đại học Nội vụ Hà Nội (2016). Văn bản số 447/HD-
cao chất lượng CĐR và tính ứng dụng phục vụ quá trình ĐHNV ngày 05/04/2016 về việc hướng dẫn xây
phát triển CTĐT. Trong quá trình xây dựng CĐR phải dựng và hoàn thiện chuẩn đầu ra chương trình đào
nghiên cứu lí thuyết và nâng cao kĩ năng vận dụng các tạo theo hệ thống tín chỉ của Trường Đại học Nội vụ
nguyên tắc xây dựng CĐR nhằm đáp ứng yêu cầu về chất Hà Nội.
lượng nội dung và đảm bảo yêu cầu về kĩ thuật của CĐR. [10] Học viện Báo chí và Tuyên truyền (2017). Văn bản
3. Kết luận số 2228/QĐ-HVBC&TT ngày 26/06/2017 quyết
CĐR là một trong những khâu trọng yếu trong quá định về việc ban hành chuẩn đầu ra các chương
trình phát triển CTĐT của mỗi cơ sở giáo dục đại học. trình đào tạo trình độ đại học tại Học viện Báo chí
Trên cơ sở những bài học rút ra từ thực tiễn xây dựng và Tuyên truyền.
CĐR đã đặt ra việc phải thực hiện một số giải pháp cơ [11] Học viện Tài chính (2017). Văn bản số 154/QĐ-HVTC
bản nhằm nâng cao chất lượng xây dựng CĐR. Đó là sự ngày 23/02/2017 về việc ban hành chuẩn đầu ra đối
gắn bó chặt chẽ hơn nữa các cơ sở giáo dục đại học là nơi với sinh viên tốt nghiệp các ngành/chuyên ngành đào
cung cấp nguồn nhân lực chất lượng cao với các nhà tạo hệ đại học chính quy ở Học viện Tài chính.
tuyển dụng, thị trường lao động thường xuyên biến động;
gắn kết chặt chẽ giữa CĐR và CTĐT trong quá trình phát
triển của mỗi nhà trường; CĐR phải dựa trên cơ sở vận
dụng linh hoạt, hiệu quả những lí thuyết giáo dục tiên tiến MỘT SỐ VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ HOẠT ĐỘNG...
phù hợp điều kiện, thế mạnh của mỗi nhà trường. (Tiếp theo trang 156)

Tài liệu tham khảo [2] Ban Bí thư Trung ương Đảng (1995). Hồ Chí Minh
toàn tập (tập 6). NXB Chính trị Quốc gia - Sự thật.
[1] Trung tâm Từ điển học (2010). Từ điển tiếng Việt.
NXB Đà Nẵng. [3] Hoàng Phê (2000). Từ điển tiếng Việt. NXB Đà Nẵng.
[2] Bộ GD-ĐT (2010). Công văn số 2196/BGDĐT- [4] Nguyễn Lân (2009). Từ điển và Ngữ Hán Việt. NXB
GDĐH ngày 22/04/2010 về việc hướng dẫn xây TP. Hồ Chí Minh.
dựng và công bố chuẩn đầu ra ngành đào tạo. [5] Phạm Viết Vượng (2008). Giáo dục học. NXB Đại
[3] Bộ GD-ĐT (2009). Thông tư số 09/2009/TT- học Quốc gia Hà Nội.
BGDĐT ngày 07/5/2009 ban hành Quy chế thực [6] Bộ Tổng Tham mưu - Cục Nhà trường (2006). Từ
hiện công khai đối với cơ sở giáo dục của hệ thống điển Giáo dục học quân sự. NXB Quân đội Nhân dân.
giáo dục quốc dân. [7] Ban Chấp hành Trung ương (2013). Nghị quyết số
[4] Bộ GD-ĐT (2013). Công văn số 2435/BGDĐT- 29-NQ/TW ngày 04/11/2013 về đổi mới căn bản,
GDĐH ngày 12/04/2013 về việc rà soát chuẩn đầu toàn diện giáo dục và đào tạo, đáp ứng yêu cầu công
ra và biên soạn giáo trình. nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị
trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập
[5] Bộ GD-ĐT (2016). Phát triển chương trình đào tạo
quốc tế.
đại học định hướng nghề nghiệp ứng dụng (Dự án
Phát triển giáo dục đại học theo định hướng nghề [8] Ngô Công Hoàn (chủ biên, 1998). Giao tiếp sư
nghiệp ứng dụng ở Việt Nam giai đoạn 2). NXB Đại phạm. NXB Giáo dục.
học Sư phạm. [9] Nguyễn Cảnh Toàn (2004). Học và dạy cách học.
[6] Lê Đức Ngọc - Trần Hữu Hoan (2010). Chuẩn đầu NXB Đại học Sư phạm.
ra trong giáo dục đại học. Tạp chí Khoa học giáo [10] Phạm Trung Thanh (2006). Rèn luyện nghiệp vụ sư
dục, số 55, tr 4-6. phạm thường xuyên. NXB Đại học Sư phạm.
[7] Đoàn Thị Minh Trinh - Nguyễn Hội Nghĩa (2014). [11] Thái Duy Tuyên (2007). Phương pháp dạy học
Hướng dẫn thiết kế và phát triển chương trình đào truyền thống và đổi mới. NXB Giáo dục.
tạo đáp ứng chuẩn đầu ra. NXB Đại học Quốc gia [12] Tổng cục Chính trị (2003). Lí luận dạy học quân sự.
TP. Hồ Chí Minh. NXB Quân đội nhân dân.

89

You might also like