You are on page 1of 17

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN

BÀI TẬP NHÓM MÔN MARKETING CĂN BẢN

TÌM HIỂU HOẠT ĐỘNG MARKETING ĐỐI VỚI XE MÁY ĐIỆN XANH SM DO
CÔNG TY GSM TẠI THỊ TRƯỜNG VIỆT NAM TRONG THỜI GIAN QUA

GVHD: Ths. Nguyễn Thị Phương Dung


NHÓM SV: 2
NHÓM LỚP: TIẾT 5-6 THỨ 7
DANH SÁCH THÀNH VIÊN:
Danh sách thành viên nhóm 2

STT Họ và tên Mã sinh viên Ngày sinh


1 Lê Phạm Tuệ Anh 11236590 29/10/2005
2 Phạm Ngọc Bích 11233822 27/10/2005
3 Lê Duy 11233830 03/01/2005
4 Ngô Trí Dũng 11236609 01/10/2005
5 Đinh Hải Đăng 11233400 02/08/2005
6 Lê Duy Hiếu 11233852 19/02/2005
7 Đinh Tuấn Hưng 11233453 18/12/2005
8 Lê Thị Hiền Khanh 11233866 15/10/2005
9 Nguyễn Đắc Minh Khoa 11233868 30/12/2005
10 Đậu Diệu Linh 11233999 04/06/2005
11 Nguyễn Thị Khánh Linh 11233878 12/03/2005
12 Lưu Nhật Khánh Ly 11233888 24/09/2005
13 Nguyễn Hoàng Mai 11233890 03/02/2005
14 Trần Mỹ Na 11236329 14/04/2005
15 Dương Thị Minh Nguyệt 11234023 15/03/2005
16 Nguyễn Thị Yến Nhi 11233908 04/08/2005
17 Trần Thị Yến Nhi 11233910 09/01/2005
18 Trần Thị Kiều Oanh (Trưởng nhóm) 11233914 30/06/2005
19 Đoàn Minh Tâm 11233922 01/02/2005
20 Mai Bích Phượng 11234036 06/08/2005
MỤC LỤC
PHẦN 1. GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CÔNG TY GSM VÀ SẢN PHẨM XE MÁY ĐIỆN
XANH SM
1.1. Giới thiệu chung về công ty GSM
1.1.1. Tầm nhìn
1.1.2. Sứ mệnh
1.1.3. Thành tựu đã đạt được
1.2. Giới thiệu về sản phẩm Xe máy điện Xanh SM
1.2.1. Tên gọi
1.2.2. Sản phẩm Xe máy điện Xanh SM và hình ảnh minh họa
PHẦN 2. PHÂN TÍCH CÁC YẾU TỐ TỪ MÔI TRƯỜNG MARKETING ẢNH HƯỞNG
ĐẾN HOẠT ĐỘNG MARKETING CỦA SẢN PHẨM XE MÁY ĐIỆN XANH SM
2.1. Môi trường vĩ mô (STEEPLED)
2.1.1. Văn hóa – xã hội
2.1.2. Công nghệ
2.1.3. Kinh tế
2.1.4. Tự nhiên
2.1.5. Chính trị - luật pháp
2.1.6. Đạo đức
2.1.7. Nhân khẩu
2.2. Môi trường vi mô
2.2.1. Nội bộ doanh nghiệp VinFast
2.2.2. Các nhà cung cấp
2.2.3. Trung gian marketing
2.2.4. Đối thủ cạnh tranh
2.2.5. Công chúng
2.2.6. Khách hàng
2.2.7. Các sản phẩm thay thế
2.3. Ma trận SWOT
2.3.1. Strengths
2.3.2. Weaks
2.3.3. Opportunities
S-O
W-O
2.3.4. Threats
S-T
W-T
PHẦN 3. PHÂN TÍCH CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HÀNH VI MUA CỦA NGƯỜI
TIÊU DÙNG ĐỐI VỚI SẢN PHẨM XE MÁY ĐIỆN XANH SM CỦA CÔNG TY GSM
TẠI THỊ TRƯỜNG VIỆT NAM
3.1. Các yếu tố văn hóa
3.1.1. Nền văn hóa
3.1.2. Nhánh văn hóa
3.1.3. Sự giao thoa biến đổi văn hóa
3.2. Các yếu tố xã hội
3.2.1. Giai tầng xã hội
3.2.2. Nhóm tham khảo
3.2.3. Gia đình
3.2.4. Vai trò, địa vị
3.3. Các yếu tố thuộc về cá nhân
3.3.1. Tuổi tác
3.3.2. Giới tính
3.3.3. Nghề nghiệp
3.3.4. Thu nhập
3.3.5. Hôn nhân
3.3.6. Cá tính
3.3.7. Phong cách
3.4. Các yếu tố thuộc về tâm lý
3.4.1. Động cơ
3.4.2. Tri giác
3.4.3. Kiến thức
3.4.4. Niềm tin
3.4.5. Thái độ
PHẦN 4. PHÂN TÍCH CHIẾN LƯỢC STDP CHO SẢN PHẨM XE MÁY ĐIỆN XANH SM
CỦA CÔNG TY GSM TẠI THỊ TRƯỜNG VIỆT NAM TRONG THỜI GIAN VỪA QUA
4.1. Phân đoạn thị trường
4.1.1. Tiêu chí phân đoạn thị trường
4.1.2. Đánh giá các yêu cầu khi phân đoạn thị trường
4.2. Thị trường mục tiêu
4.2.1. Chân dung khách hàng mục tiêu
4.2.2. Tiêu chuẩn đánh giá thị trường mục tiêu
4.3. Phương án lựa chọn thị trường mục tiêu cho sản phẩm Xe máy điện Xanh SM của
công ty GSM
4.4. Sự khác biệt
4.5. Định vị sản phẩm trên thị trường
PHẦN 5. PHÂN TÍCH CÁC CHÍNH SÁCH MARKETING MIX CHO SẢN PHẨM XE
MÁY ĐIỆN XANH SM CỦA CÔNG TY GSM TẠI VIỆT NAM TRONG THỜI GIAN QUA
5.1. Mục tiêu marketing
5.2. Chính sách marketing mix cho sản phẩm Xe máy điện Xanh SM trong thời gian qua
5.2.1. Chính sách sản phẩm
5.2.2. Chính sách giá
5.2.3. Chính sách phân phối
5.2.4. Chính sách xúc tiến hỗn hợp (truyền thông marketing)
5.3. Đánh giá các chính sách marketing mix cho sản phẩm Xe máy điện Xanh SM của công
ty GSM trong thời gian qua tại thị trường Việt Nam
5.3.1. Về chính sách sản phẩm
5.3.2. Về chính sách giá
5.3.3. Về chính sách kênh phân phối
5.3.4. Về chính sách xúc tiến hỗn hợp
PHẦN 6. MỘT SỐ GIẢI PHÁP MARKETING CHO SẢN PHẨM XE MÁY ĐIỆN XANH
SM CỦA CÔNG TY GSM TRONG QUÝ/NĂM TẠI VIỆT NAM
6.1. Mục tiêu marketing cho sản phẩm Xe máy điện Xanh SM của công ty GSM tại Việt
Nam trong quý/năm
6.1.1. Mục tiêu dài hạn (cho cả năm nếu có)
6.1.2. Mục tiêu ngắn hạn
6.2. Chính sách marketing mix
6.2.1. Chính sách sản phẩm
6.2.2. Chính sách giá
6.2.3. Chính sách phân phối
6.2.4. Chính sách xúc tiến hỗn hợp
LỜI MỞ ĐẦU

A. Lý do chọn đề tài: Sau nhiều năm nỗ lực và không ngừng vươn lên, Việt Nam đang là nước có
nền kinh tế thị trường phát triển mạnh mẽ. Cơ cấu kinh tế thay đổi tạo điều kiện cho nhiều ngành
phát triển, trong đó có kinh doanh dịch vụ vận chuyển. Những năm gần đây, thị trường vận chuyển
tại Việt Nam trở nên cạnh tranh hơn bao giờ hết khi có sự gia nhập của hàng loạt thương hiệu cả
trong và ngoài nước. Mới đây nhất vào ngày 6 tháng 3 năm 2023, Chủ tịch Tập đoàn Vingroup- ông
Phạm Nhật Vượng vừa công bố thành lập Công ty Cổ phần Di chuyển Xanh và Thông minh (Green
and Smart Mobility – GSM), đơn vị sẽ sử dụng ô tô và xe máy điện của VinFast để kinh doanh hai
lĩnh vực chính là: cho thuê ô tô điện – xe máy điện và taxi điện. Ấn tượng với GSM bởi đây là
doanh nghiệp đầu tiên trên thế giới cung cấp dịch vụ cho thuê phương tiện giao thông xanh đa nền
tảng nhằm mục đích phổ biến trải nghiệm di chuyển bằng điện, đồng thời lan tỏa lối sống xanh đến
cộng đồng, nhóm chúng tôi quyết định chọn xe máy điện Xanh SM làm đề tài để nghiên cứu.
B. Mục tiêu nghiên cứu: Nội dung bài thảo luận của nhóm chúng tôi dưới đây là phân tích
chiến lược marketing của GSM đối với Xe máy điện Xanh SM.
C. Đối tượng nghiên cứu: Xe máy điện Xanh SM (thuộc Công ty Cổ phần Di chuyển
Xanh và Thông minh, gọi tắt là GSM).
D. Phạm vi nghiên cứu: Tình hình Xe máy điện Xanh SM từ lúc thành lập cho tới nay.
E. Phương pháp nghiên cứu: Để hỗ trợ cho việc nghiên cứu đề tài, nhóm chúng tôi sử
dụng các phương pháp nghiên cứu khoa học phổ biến: phương pháp luận, phương pháp thu
thập số liệu, phương pháp phân tích và tổng hợp, phương pháp lịch sử và logic.
PHẦN 1. GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CÔNG TY GSM VÀ SẢN
PHẨM XE MÁY ĐIỆN XANH SM
1.1. Giới thiệu chung về công ty GSM
1.1.1. Tầm nhìn
GSM hướng tới góp phần phát thải ròng vào năm 2050 tại hội nghị COP26 bằng “0” ,
đồng thời thay đổi diện mạo giao thông công cộng và kết nối với hệ sinh thái du lịch
thông minh tại Việt Nam.

· Góp phần phát thải ròng vào


năm 2050 tại hội nghị COP26
bằng “0”
·Thay đổi diện mạo giao thông
công cộng
·Kết nối với hệ sinh thái du
lịch thông minh tại Việt Nam
GSM hướng tới góp phần phát thải ròng vào năm 2050 tại hội nghị COP26 bằng “0” ,
thay đổi diện mạo giao thông công cộng và kết nối với hệ sinh thái du lịch thông minh
tại Việt Nam.
1.1.2. Sứ mệnh
Xanh SM giúp góp phần xanh hóa giao thông, sẵn sàng hợp tác với các hãng xe, hãng
vận tải muốn chuyển đổi sang xe điện; nhằm nâng cao nhận thức của mọi người về
việc chung tay bảo vệ môi trường; phổ cập về năng lượng sạch thay thế cho khi đốt
trong tương lai.
1.1.3. Thành tựu đã đạt được
1. Ngày 14 tháng 4 năm 2023, Công ty Xanh SM chính thức đưa vào hoạt động. Ngay
trong ngày ra mắt, ứng dụng Taxi Xanh SM đã đạt 100.000 lượt tải, và lên Top 1
travel và Top 2 toàn mạng của bảng xếp hạng Apple Store chỉ trong vài tiếng.
2. Ngày 27 tháng 4 năm 2023, Xanh SM khai trương tại Hồ Chí Minh.
3. Ngày 28 tháng 4 năm 2023, Dấu mốc 1 triệu khách của Xanh SM Bike được ghi
nhận chỉ 1 ngày sau khi dịch vụ này ra mắt tại TP.HCM.
4. Ngày 29 tháng 9 năm 2023 – Xanh SM công bố khách hàng thứ 6 triệu chỉ sau 5
tháng ra mắt thị trường.
5. Ngày 13 tháng 10, Xanh SM triển khai 150 xe ô tô điện VinFast (VF 5 Plus)
vào Lào, trở thành 1 hãng gọi xe điện quốc tế. Ngày 9/11, Xanh SM Laos khai trương
ở Viêng Chăn.
6. Kể từ khi chính thức đi vào hoạt động (14/4/2023), đến nay GSM đã phục vụ hơn 40
triệu lượt hành khách tại Việt Nam, tạo ra hơn 200 triệu km di chuyển xanh, góp phần
giảm 44.000 tấn khí thải CO2 (tương đương hơn 2 triệu cây xanh được trồng), đóng
góp hơn 12 tỷ đồng vào Quỹ Vì tương lai xanh của Tập đoàn Vingroup.

1.2. Giới thiệu về sản phẩm Xe máy điện Xanh SM


1.2.1. Tên gọi
Xanh SM Bike hay Xe máy điện Xanh SM là dịch vụ vận chuyển bằng xe máy điện
của công ty GSM. Bản chất của Xanh SM bike chính là "xe điện - Bảo vệ môi trường"
bởi xe dùng hoàn toàn bằng điện sạc, không xả thải khói bụi ra môi trường.

1.2.2. Sản phẩm Xe máy điện Xanh SM và hình ảnh minh họa
PHẦN 2. PHÂN TÍCH CÁC YẾU TỐ TỪ MÔI TRƯỜNG
MARKETING ẢNH HƯỞNG ĐẾN HOẠT ĐỘNG
MARKETING CỦA SẲN PHẨM XE MÁY ĐIỆN XANH SM
2.1. Môi trường vĩ mô (STEEPLED)
2.1.1. Văn hóa – xã hội
- Người Việt Nam có khuynh hướng ít sử dụng phương tiện giao thông công cộng và
thường ưa chuộng các phương tiện giao thông cá nhân, đặc biệt là xe máy. Năm 2016,
thống kê cho thấy có hơn 45 triệu mô tô và xe máy được đăng ký tại Việt Nam. Hiện
nay, khoảng 85% dân số Việt Nam sử dụng xe máy để di chuyển hàng ngày và cũng
để kiếm sống. Theo điều tra xác định tỷ lệ các loại xe trong một dòng xe thì có tới
85.8% xe là xe máy, 12.3% là ô tô.
- Cơ hội: Số lượng tài xế xe máy dày đặc cũng như tâm lý ưa chuộng xe máy tạo điều
kiện thuận lợi cho Xanh SM triển khai loại hình dịch vụ vận chuyển Xanh SM Bike.
2.1.2. Công nghệ
- Công nghệ là "vũ khí" quan trọng giúp Xanh SM nắm bắt cơ hội cạnh tranh. Bằng
cách phân tích một lượng lớn dữ liệu về khách hàng, họ có thể hiểu rõ hơn về nhu cầu
và mong muốn của họ. Ví dụ, thông tin này có thể được sử dụng để xác định tần suất
và các địa điểm đón trả khách phổ biến nhất, từ đó phân chia công việc xuống cho các
tài xế một cách hiệu quả. Ngoài ra, hệ thống đặt/gọi xe và thanh toán linh hoạt cũng là
một trong những điểm mạnh của công nghệ tại Xanh SM.
+ Đặt xe linh hoạt: Khách hàng có thể đặt xe qua ứng dụng Xanh SM.
+ Hình thức thanh toán: Khách hàng có thể trả bằng tiền mặt, thẻ hoặc qua ví điện tử
tích hợp ngay trên app.

2.1.3. Kinh tế
Xanh SM tiếp tục tạo điều kiện để góp phần phát triển kinh tế và nâng cao cộng đồng.
Trong năm 2023, Xanh SM đã đem về cho Vingroup 28.000 tỷ đồng. Xanh SM cũng
phần nào giúp khắc phục tình trạng thất nghiệp đối với người lao động.
2.1.4. Tự nhiên
- Cở sở hạ tầng (yếu tố bên ngoài): Xanh SM đã và đang đóng góp tích cực trong việc
giải quyết các vấn đề cơ bản của Đông Nam Á: Ùn tắc giao thông, việc làm, niềm tin
và sự tiếp cận nền kinh tế kỹ thuật số. Các vấn đề này đang ảnh hưởng tới sự tăng
trưởng kinh tế dài hạn của Đông Nam Á.
- Xanh SM còn góp phần giảm thiểu khí thải và khí gas ra môi trường, 1 vấn đề luôn
được bàn tán gần đây khi Việt Nam luôn nằm trong top các quốc gia có nguồn không
khí ô nhiễm nhất, bằng cách sử dụng 100% xe điện.
2.1.5. Chính trị - luật pháp
Công ty Xanh SM được hưởng những quyền và nghĩa vụ tại nền kinh tế Việt Nam.
Những quyền và nghĩa vụ này buộc công ty Xanh SM phải hoạt động làm sao để phù
hợp với luật pháp và thị trường Việt Nam. Mô hình kinh doanh ứng dụng dịch vụ công
nghệ kết nối vận tải của công ty Xanh SM sẽ được quản lý nghiêm ngặt hơn về thuế.
Bộ tài chính đã đưa ra những kiến nghị nhằm truy thu thuế một cách đầy đủ hơn đối
với mô hình kinh doanh của công ty này, tránh việc thất thoát thuế, gây tổn hại đến
ngân sách nhà nước. Thêm vào đó là các quy định về bảo mật thông tin người dùng,
nâng cao an toàn, an ninh mạng tránh gây rò rỉ các thông tin cá nhân buộc các công
tytheo mô hình này, trong đó có Xanh SM phải tham gia thực hiện nghiêm chỉnh. Mô
hình kinh doanh ứng dụng dịch vụ công nghệ kết nối vận tải hiện nay đang làm gia
tăng sự xung đột giữa mô hình kinh doanh mới và mô hình kinh doanh cũ; làm thay
đổi phương thức, cơ chế hoạt động thông thường... Vì vậy, các chính sách nhà nước sẽ
vừa hỗ trợ phát triển, vừa điều chỉnh, quản lý nghiêm ngặt hơn.
2.1.6. Đạo đức

-Về người lao đ ộng:


Cocoon là một doanh nghiệp
có môi trường làm việc thân
- Về người lao động: Xanh SM là một môi trường làm việc thân thiện và nhân văn.
Doanh nghiệp này cam kết đảm bảo quyền lợi và phúc lợi cho người lao động, bao
gồm: lương thưởng, chế độ bảo hiểm, đào tạo, môi trường làm việc an toàn và lành
mạnh.
- Về cộng đồng: Với sứ mệnh lan toả lối sống xanh, Xanh SM đồng hành và tiên
phong đóng góp 1.000 đồng trên mỗi chuyến xe vào quỹ “Vì tương lai xanh” của
Vingroup để mỗi chuyến đi của bạn với xe xanh là một hành động mang thông điệp
tích cực đến với mọi người
2.1.7. Nhân khẩu
Yếu tố nhân khẩu trong môi trường vĩ mô có tác động sâu sắc đến hoạt động của Xe
máy điện Xanh SM, được thể hiện qua các khía cạnh như:
- Quy mô và cơ cấu dân số: Dân số ở các tỉnh, thành phố như Hà nội, Thành phố Hồ
Chí Minh là một trong những khu đông dân cư nhất cả nước. Điều đó giúp cho dịch vụ
vận chuyển của xe máy điện Xanh SM được đẩy mạnh.
- Hành vi tiêu dùng của người tiêu dùng: Khi nhu cầu đi lại của người dân ngày
càng tăng cao, thì xe ôm công nghệ là một thứ không thể thiếu ở cuộc sống hiện nay,
đặc biệt là ở thành phố.
- Nguồn nhân lực là yếu tố quan trọng đối với hoạt động của doanh nghiệp: Để trở
thành một nhân viên chính thức của Xanh SM, tài xế cần có sơ yếu lý lịch, tư pháp
trong sạch và được xét duyệt kỹ năng lái xe kĩ càng. Ở các bậc xe phổ thông như xe
máy cần kinh nghiệm lái của tài xế ít nhất là 6 tháng.

2.2. Môi trường vi mô


2.2.1. Nội bộ doanh nghiệp GSM
a, Người lao động:
- Điểm mạnh:
+ Đội ngũ nhân viên có trình độ chuyên môn cao và kinh nghiệm rộng.
+ Chính sách phúc lợi và đào tạo nhân viên tốt.
- Điểm yếu:
+ Thiếu định hướng và quản lý hiệu quả trong việc phát triển và giữ chân nhân tài.
+ Khó khăn trong việc thu hút và giữ chân nhân viên chất lượng do cạnh tranh từ các
công ty khác.
b, Tài chính:
- Điểm mạnh:
+ Có nguồn vốn ổn định từ tập đoàn Vingroup.
+ Quản lý tài chính hiệu quả và có kế hoạch đầu tư dự án cụ thể.
- Điểm yếu:
+ Rủi ro về biến động thị trường và chính sách kinh tế.
+ Áp lực từ nợ nần và chi phí vận hành.
c, Trang thiết bị và cơ sở hạ tầng:
- Điểm mạnh:
+ Cơ sở hạ tầng hiện đại.
+ Sử dụng công nghệ tiên tiến trong quản lý và vận hành.
- Điểm yếu:
+ Cần đầu tư vào việc cập nhật và nâng cấp cơ sở hạ tầng định kỳ.
d, Thương hiệu:
- Điểm mạnh:
+ Định hướng thương hiệu thuần Việt tạo nên sức hút đối với người dân để trải nghiệm
và tin tưởng.
+ Uy tín và danh tiếng từ người sáng lập là Bác Phạm Nhật Vượng.
- Điểm yếu:
+ Cạnh tranh khốc liệt từ các đối thủ cùng ngành.
e, Nghiên cứu và phát triển
- Điểm mạnh:
+ Đầu tư đáng kể vào hoạt động nghiên cứu và phát triển.
+ Có đội ngũ nghiên cứu và phát triển chuyên nghiệp và sáng tạo.
- Điểm yếu:
+ Đối mặt với áp lực cạnh tranh và nhu cầu thị trường đa dạng.
2.2.2. Các nhà cung cấp
- Toàn bộ xe của Xanh SM Bike được cung cấp từ Vinfast với quy mô 100.000 xe điện
với nhiều đối tác lớn: Be, Taxi Xanh, AhaMove, Én Vàng Taxi, …
- Vốn điều lệ hơn 3000 tỷ đồng
- Nhân công hàng chục nghìn hồ sơ được tuyển chọn kĩ càng
2.2.3. Trung gian marketing
- Công ty phân phối: GSM, Be Group
- Đại lý dịch vụ marketing: Mạng xã hội Facebook, TikTok, Youtube như
PhoBolsaTV, Xế Cưng. Các trang báo: Thanh niên, Tuổi trẻ, VTC, báo điện tử Zing
News…
- Các tổ chức tài chính: Ngân hàng VPBank, VCB Digibank, BIDV SmartBanking,
VietinBank iPay Mobile, Agribank E-Mobile Banking, BAOVIET Smart, AB Ditizen,
VietABank EzMobile, Eximbank EDigi… và ví VNPAY.
* Nhận xét về:
 Xúc tiến, phân phối, bán sản phẩm đến khách hàng:
- Xúc tiến
+ GSM đã xúc tiến dịch vụ xe ôm công nghệ Xanh SM một cách thành công khi xây
dựng chiến lược marketing phù hợp và thu hút khách hàng tiềm năng khi đẩy mạnh
vào các hoạt động quảng cáo, gia tăng nhận diện trên mọi nền tảng như: Các diễn đàn
và các kênh truyền thông: Facebook, TikTok, báo điện tử Zing News; quảng cáo
thông qua banner, áp phích trên đường phố;... Ngoài ra, Xanh SM cũng gia tăng lượt
thảo luận bằng chính những bài chia sẻ từ trải nghiệm thực tế của các khách hàng
(PhoBolsaTV, Xế Cưng,...).
+ Dịch vụ xe ôm công nghệ Xanh SM cũng thu hút được nhiều khách hàng khi đưa ra
những chương trình khuyến mãi hấp dẫn và hoạt động tặng mã giảm giá cho hàng
khách mới. Hãng cũng đồng thời triển khai các hoạt động CSR khác như trích phần
trăm lợi doanh thu từ mỗi cuốc xe, bổ sung thêm vào quỹ "Vì tương lai xanh" của tập
đoàn.
- Phân phối
Trong công cuộc nỗ lực đẩy mạnh kênh phân phối của mình, Xanh SM cũng tiến
hành ký kết hợp tác với Be Group - đơn vị gọi xe trực tuyến Be. Thông qua đối tác
tài chính, tài xế của Be sẽ được hỗ trợ đổi từ xe xăng sang xe điện. Ngoài ra, Be
Group và Xanh SM cũng đồng thời phối hợp với ngân hàng VPBank để mang đến
những chính sách ưu đãi độc quyền cho tài xế Be để thuê hoặc mua xe máy điện
Vinfast với mức chi phí hợp lý.

 Đưa dịch vụ tiếp cận tới khách hàng (Bán sp tới khách hàng):

Dịch vụ xe ôm công nghệ Xanh SM cũng ghi điểm với khách hàng khi có phương
thức gọi xe và thanh toán linh hoạt: Khách hàng có thể đặt xe qua ứng dụng của Xanh
SM, qua app gọi xe Be hoặc gọi trực tiếp qua tổng đài. Đối với hình thức thanh toán:
Khách hàng có thể trả bằng tiền mặt, thẻ hoặc qua ví điện tử tích hợp ngay trên app.
Với hệ thống vận hành thông minh.

Tiết kiệm chi phí, nâng cao hiệu quả hoạt động marketing:
GSM đã nâng cao hiệu quả marketing khi xác định rõ ràng đối tượng khách hàng, hiểu
rõ nhu cầu của khách hàng từ đó xây xây dựng chiến lược marketing phù hợp. Hãng
cũng biết tận dụng lợi lợi thế của mình so với đối thủ ở giá thành, chất lượng phương
tiện và tài xế để từ đó lập các kế hoạch marketing và triển khai các hoạt động
marketing hiệu quả.
Coi trung gian marketing như là các đối tác quan trọng:
+ Bên cạnh phát triển ứng dụng gọi xe riêng như các đối thủ, Xanh SM đã thực hiện
loạt chiến lược partnership (cộng tác) để tận dụng hệ sinh thái khách hàng của đối tác
và tạo ra trải nghiệm tiện lợi mọi nơi cho khách hàng.
+ Thứ nhất, Xanh SM hiện diện trên Be, như một dịch vụ mới của Be - dịch vụ di
chuyển bằng xe điện. Với sự hợp tác này, Be mở rộng dịch vụ đa dạng hơn, còn Xanh
SM thu hút được sự chú ý từ nhóm người dùng hiện hữu của Be.
+Thứ hai, Xanh SM hợp tác với VNPAY và nhiều ứng dụng ngân hàng như VCB
Digibank, BIDV SmartBanking, VietinBank iPay Mobile, Agribank E-Mobile
Banking… Người dùng có thể dễ dàng thanh toán cước phí ngay trên ứng dụng ngân
hàng, ví điện tử.

2.2.4. Đối thủ cạnh tranh


Đối thủ: Grab, Be, Gojeck
Chiến lược của đối thủ:
-Product:
+ Cả Be, Grab, Gojeck đều đa dạng hóa dịch vụ của mình, song song với nhu cầu của
khách hàng. Ứng dụng đặt xe được thiết kế khá gọn nhẹ, dung lượng thấp, giao diện
đơn giản, dễ sử dụng, các dịch vụ được đề xuất ngay tại trang chủ giúp tất cả người
dùng smartphone đều dễ dàng tiếp cận.
+ Đối với Grab, các hình thức khuyến mãi hay chào mừng khách hàng mới luôn được
chú trọng. Còn đối với Be, hãng này còn hợp tác với VPBank để phát triển một dịch
vụ tài chính mới - BeFinancial, đây là nền tảng tài chính có chức năng thanh toán,
tích lũy điểm thưởng,...
+ Tính năng giám sát hành trình của Gojeck, Be, Grab còn giúp nhiều khách hàng an
tâm đặt xe đưa đón con hay giao các món hàng quan trọng như giấy tờ, tài liệu.
-Price
Khi mới bước chân vào thị trường Việt Nam, cả Be và Gojeck để sử dụng chiến lược
giá thâm nhập thị trường để thu hút người dùng. Đới với Gojeck, hãng này sử dụng
phương pháp định giá dựa trên đối thủ cạnh tranh, với mức giá thấp hơn từ 10% đến
30%. Các hãng xe công nghệ này cũng có những chính sách giá nhằm thu hút người
dùng mới và giữ chân khách hàng cũ như thường xuyên tung ra những mã giảm giá
ưu đãi cho khách hàng để khuyến khích người dùng chuyển sang nền tảng của mình.
-Place:
Cả 3 hãng xe ôm công nghệ đều sở hữu ứng dụng đặt xe với giao diện rõ ràng, push-
notification, các tính năng linh hoạt. Người dùng chỉ cần có một chiếc điện thoại
smartphone là đã có thể sử dụng app sau khi tải về từ cửa hàng Google Play hoặc
App Store. Trong khi Be, Gojeck sử dụng hình thức phân phối trực tiếp cho dịch vụ
gọi xe thì Grab sở hữu hình thức phân phối trực tiếp và gián tiếp, khách hàng vừa có
thể đặt xe thông qua ứng dụng, vừa có thể gọi xe trực tiếp trên đường.

-Promotion:

Chú trọng truyền thông thương hiệu qua mạng xã hội: Be đẩy mạnh hoạt động của
mình trên các nền tảng social như: Facebook, Tik Tok, Youtube,.. Be còn mạnh dạn
áp dụng chiến thuật marketing stunt (một hình thức tiếp thị gây ấn tượng, thậm chí là
giật gân đối với người tiêu dùng). Gojek gây ấn tượng bằng cách đầu tư lớn cho các
quảng cáo với những nội dung sáng tạo độc đáo vì cộng đồng. Grab cũng lựa chọn
nền tảng social là nơi nâng cao nhận diện thương hiệu với những chiến dịch lan tỏa
đến số đông và ngập tràn tính nhân văn, đơn giản nhưng sâu sắc.
-Đề xuất thị trường của đối thủ:

Mở rộng sang các thị trường khác và hợp tác với các đối tác mới. Đồng thời nắm bắt
nhu cầu thị trường và nhu cầu khách hàng, đẩy mạnh nghiên cứu phát triển cũng như
đào tạo đội ngũ nhân viên chuyên nghiệp.

-Quy mô và vị thế của đối thủ:

Tính đến thời điểm hiện tại, thị phần ngành gọi xe công nghệ Việt Nam vẫn được
chiếm lĩnh phần lớn bởi Grab với khoảng 56%, Be Group ở vị trí thứ 3 (9,21%), Gojek
ở vị trí thứ 4 (5,87%).

- Nhận xét, đưa ra đề xuất thị trường tốt hơn đối thủ cạnh tranh:
Xanh SM có thể tận dụng lợi thế tiên phong trong thị trường xe điện để chiếm lĩnh thị
phần. Hãng cũng cần đầu tư vào việc phát triển công nghệ để nâng cao chất lượng dịch
vụ, tăng hiệu quả hoạt động, giảm chi phí. Đồng thời cần xây dựng thương hiệu, tạo
dựng hình ảnh uy tín, chuyên nghiệp, nâng cao nhận thức của khách hàng về Xanh SM
và tạo dựng niềm tin với khách hàng.

2.2.5. Công chúng


- Công chúng tài chính: VCB Digibank, BIDV SmartBanking, VietinBank iPay
Mobile, Agribank E-Mobile Banking, BAOVIET Smart, AB Ditizen, VietABank
EzMobile, Eximbank EDigi… và ví VNPAY.
- Giới truyền thông (công luận): Mạng xã hội Facebook, TikTok, Youtube…, báo điện
tử Zing News. Các trang báo: Thanh niên, Tuổi trẻ, VTC.
- Chính quyền (cơ quan công quyền): Ủy ban thành phố Hà Nội
- Giới hoạt động xã hội:
- Công chúng địa phương:
- Công chúng nói chung: Thực tế là chỉ trong một khoảng thời gian ngắn, dịch vụ xe
điện công nghệ Xanh SM đã tạo được lòng tin và thay đổi được thói quen di chuyển
của một bộ phận hành khách Việt.
- Công chúng nội bộ:

Nhận xét, đưa ra đề xuất quan hệ tốt với các nhóm, các tổ chức có ảnh hưởng đến
DN:

Về cơ bản, Xanh SM đã tạo dựng được mối quan hệ và hình ảnh tương đối tốt với các
nhóm và tổ chức. Trong tương lai, hãng cần sử dụng các kênh truyền thông phù hợp để
tiếp cận các nhóm công chúng, tổ chức các sự kiện, hoạt động để tăng cường tương tác
với các nhóm công chúng, đo lường hiệu quả của các hoạt động quan hệ công chúng.
Đồng thời cần duy trì và phát triển mối quan hệ bằng cách luôn lắng nghe và phản hồi
ý kiến của các nhóm công chúng, cung cấp dịch vụ và hỗ trợ tốt nhất cho các nhóm
công chúng và xây dựng mối quan hệ bền vững với các nhóm công chúng.
2.2.6. Khách hàng
Thị trường người tiêu dùng: Báo cáo của Mordor Intelligence về thị trường gọi xe
công nghệ Việt Nam 2023 cho thấy, sau 7 tháng gia nhập thị trường, Xanh SM chiếm
18,17% thị phần, đứng thứ hai toàn ngành. Theo đó, thị phần của Xanh SM gấp đôi Be
Group ở vị trí thứ 3 (9,21%), gấp hơn 3 lần so với Gojek ở vị trí thứ 4 (5,87%).

- Thị trường khách hàng doanh nghiệp

- Thị trường đại lý:

- Thị trường chính phủ:

- Thị trường quốc tế:

Nhận xét, đề xuất nghiên cứu kỹ đặc điểm của mỗi nhóm khách hàng trước khi
đặt mục tiêu tiếp cận

GSM cần phân loại nhóm khách hàng và nghiên cứu kĩ đặc điểm của mỗi nhóm khách
hàng. Bên cạnh đó cần cập nhật thông tin thường xuyên, phân tích dữ liệu hiệu quả và
cá nhân hóa trải nghiệm khách hàng

2.2.7. Các sản phẩm thay thế


- Các sản phẩm thay thế chính: xe công nghệ Be, Grab, Gojeck…
- Đối thủ sở hữu các sản phẩm thay thế mạnh yếu ra sao (thị phần, thương hiệu…): Thị
phần ngành gọi xe công nghệ Việt Nam vẫn được chiếm lĩnh phần lớn bởi Grab với
khoảng 56%, Be Group ở vị trí thứ 3 (9,21%), Gojek ở vị trí thứ 4 (5,87%).
Nhận xét, đề xuất giải pháp ứng phó:
GSM cần nâng cao chất lượng dịch vụ, cạnh tranh bằng giá cả, mở rộng mạng lưới
hoạt động, đầu tư công nghệ và xây dựng thương hiệu mạnh. Ngoài ra, Xanh SM cần:
Luôn cập nhật xu hướng thị trường, tăng cường nghiên cứu và phát triển, và xây dựng
đội ngũ nhân viên chuyên nghiệp.
2.3. Ma trận SWOT
2.3.1. Strengths 2.3.2. Weaks
- -
2.3.3. Opportunities S-O W-O
- - -
2.3.4. Threats S-T W-T
- - -

Điểm mạnh Điểm yếu


- Có công ty mẹ là tập đoàn VinGroup: -Mới tham gia thị trường nên chưa
Nguồn lực tài chính dồi dào, dễ được chiếm được nhiều thị phần.
tiếp nhận vì thương hiệu Vin Group - Mạng lưới tài xế còn hạn chế, nguồn
mạnh có hình ảnh tốt tại thị trường Việt khách hàng chưa nhiều.
Nam. - Giá còn khá cao so với đối thủ cạnh
- Công nghệ và khả năng phát triển nền tranh nên chưa có lợi thế cạnh tranh về
tảng kỹ thuật tốt, chất lượng dịch vụ giá trên thị trường.
tương đối đồng đều, sạch sẽ, không phát - Độ nhận diện thương hiệu chưa cao.
thải, không tiếng ồn. - Do yếu tố khách quan là xe điện nên
- Sản phẩm thân thiện với môi trường bất tiện về thời gian để sạc cũng như
kết nối được những người yêu môi quãng đường di chuyển cũng bị hạn chế.
trường, có lối sống xanh với nhau(Tiktok - Quy trình đào tạo thời gian dài, nghiêm
mê xanh, group mê xanh), có lợi thế ngặt nên tài xế chưa được phân bổ rộng
tuyệt đối so với các đối thủ cạnh rãi.
tranh khác. Tạo được hình ảnh tích cực
để bảo vệ môi trường.
- Tài xế Xanh SM chỉ cần đầu tư một
khoản nhỏ để nhận được xe điện, được
hưởng chính sách đảm bảo thu nhập,
chương trình thưởng chồng thưởng: đảm
bảo tháng đầu tiên thu nhập 20 triệu với
những tài xế gia nhập trong tháng 11 và
hạy đủ 50 chuyến trong 7 ngày đầu tiên
sẽ được thưởng nóng 500.000 đồng.

Cơ hội Thách thức


-Dân số và mức thu nhập tăng dẫn đến -Dân số già hóa, khó khăn trong việc
nhu cầu di chuyển ngày càng cao. tiếp cận công nghệ mới.
- Giá xăng dầu tăng dẫn đến sự gia tăng - Sự cạnh tranh gay gắt đến từ các đối
giá dịch vụ vận chuyển và hàng hóa. Tuy thủ lớn hiện hữu
nhiên, thị trường xe điện gần như không - Chi phí đầu tư lớn để có thể cạnh tranh
bị ảnh hưởng do chạy bằng năng lượng và phát triển.
điện - Sự thay đổi nhanh chóng của công
- Thị trường gọi xe công nghệ ở VN nghệ.
đang phát triển mạnh. - Sự thay đổi thói quen và nhu cầu của
- Nhà nước có các chính sách hỗ trợ cho
các hãng sản xuất xe điện
- Người dùng ngày càng quan tâm đến
trải nghiệm và chất lượng dịch vụ, đến
vấn đề môi trường.
- Công nghệ mới mang lại cơ hội đổi
mới sản phẩm.
- Tiềm năng mở rộng ra các dịch vụ tiện
ích khác.

You might also like