You are on page 1of 8

MỘT SỐ CÂU HỎI GỢI Ý ÔN TẬP

(CÁC BẠN LÀM TRƯỚC ĐỂ TRẢ LỜI TRONG GIỜ ÔN TẬP)

I. Các nhận định sau đúng hay sai? Hãy giải thích?

Chương 2:

1. Điều kiện cần và đủ cho sự ra đời của sản xuất hàng hóa là phân công
lao động xã hội. (Sai vì phải đủ 2 điều kiện là có phân công lao động
xã hội và có sự tách biệt tương đối về mặt kinh tế của những người
sản xuất).
2. Giá trị của hàng hóa chính là tính có ích hay những công dụng mà nó
đem lại cho người dùng. (Sai vì giá trị của hàng hóa là lao động hao
phí của người sản xuất để sản xuất ra nó đã đc kết tinh vào trong hàng
hóa).
3. Giá trị của hàng hóa được quyết định bởi những công dụng của nó để
thỏa mãn nhu cầu của con người. (Đúng vì theo như giá trị sử dụng
của hàng hóa là công dụng khả năng đáp ứng nhu cầu nhất định của
người dùng).
4. Giá trị sử dụng của hàng hóa là hao phí lao động xã hội kết tinh trong
hàng hóa.(Sai vì giá trị sử dụng của hàng hóa là là công dụng của sản
phẩm có thể thỏa mãn nhu cầu nào đó của con người).
5. Lượng giá trị của hàng hóa là lượng lao động đã hao phí để tạo ra
hàng hóa.(Đúng vì giá trị là lao động xã hội của người sản xuất hàng
hóa kết tinh trong hàng hóa cho nên lượng giá trị hàng hóa đc đo bằng
lượng lao động tiêu hao để sản xuất ra hàng hóa đó).
6. Cường độ lao động tăng lên thì lượng giá trị của một đơn vị hàng hóa
cũng tăng lên tương ứng.(Sai vì cường độ lao động tăng lên thì lượng
giá trị không đổi).
7. Năng suất lao động có quan hệ tỉ lệ nghịch với lượng giá trị của một
đơn vị hàng hóa.(Đúng vì năng suất lao động tăng lên sẽ làm giảm
lượng thời gian hao phí lao động cần thiết trong một đơn vị hàng hóa
do vậy năng suất lao động tăng lên sẽ làm cho lượng giá trị trong một
đơn vị hàng hóa giảm xuống).
8. Giá cả của hàng hóa là biểu hiện bằng tiền của giá trị sử dụng của
hàng hóa.(Sai vì giá cả của hàng hóa là giá trị của hàng hóa được biểu
hiện bằng tiền).
9. Yêu cầu của quy luật giá trị là lưu thông phải tuân thủ nguyên tắc trao
đổi ngang giá được hiểu là giá cả của từng hàng hóa phải bằng đúng
giá trị của nó. (Đúng vì quy luật giá trị yêu cầu tất cả hàng hóa tham
gia lưu thông phải tuân thủ theo nguyên tắc trao đổi ngang giá, lấy giá
trị xã hội làm cơ sở, không dựa vào giá trị cá biệt, tức là dựa trên cơ sở
hao phí lao động cần thiết).
10. Mọi hàng hóa đều là sản phẩm của lao động và mọi sản phẩm của lao
động đều là hàng hóa.(Sai vì sản phẩm của lao động là hàng hóa chỉ
khi nhằm đưa ra trao đổi mua bán trên thị trường).
11. Đôi giầy được mua với số tiền là 300.000 đồng, 300.000 đồng được
gọi là giá trị của đôi giầy đó.(Sai vì 300k là giá cả của hàng hóa không
phải là giá trị).
12. Lao động cụ thể được thực hiện trước lao động trừu tượng.().
13.Lao động cụ thể và lao động trừu tượng là 2 loại lao động rất khác
nhau.(Đúng vì lao động cụ thể là hình thức lao động có chuyên môn
nghề nghiệp nhất định còn lao động trừu tượng là sự hao phí sức lao
động nói chung của người sản xuất hàng hóa về cơ bắp, tinh thần, trí
óc).

Chương 3:

1. C và V có vai trò như nhau trong việc tạo ra giá trị thặng dư. (Đúng
vì để tiến hành sản xuất nhà tư bản cần mua tư liệu sản xuất và
hàng hóa sức lao động).
2. Tỷ suất giá trị thặng dư phản ánh hiệu quả đầu tư của tư bản.(Sai vì
tỉ suất giá trị thặng dư phản ánh trình độ bóc lột của nhà tư bản đối
với lao động làm thuê).
3. Khi nhà tư trả dựa đúng theo giá trị sức lao động của người công
nhân thì không thu được giá trị thặng dư.(Sai vì theo công thức về
giá trị của hàng hóa G = c + v + m thì trong giá trị của hàng hóa
nhà tư bản đã cộng phần hàng hóa sức lao động nên các nhà tư bản
vẫn thu đc thặng dư).
4. Tiền công thực chất là giá trị hàng hóa sức lao động.(Sai vì Tiền
công là giá cả của hàng hóa sức lao động).
5. Để có giá trị thặng dư thì độ dài của ngày lao động phải lớn hơn
thời gian lao động tất yếu.(Đúng vì theo công thức tỉ suất giá trị
thặng dư tính theo tỉ lệ phần trăm giữa thời gian lao động thặng dư
'
t
(t’) và thời gian lao động tất yếu (t) m’ = x 100 % trong đó khi thời
t
gian lao động tất yếu không đổi và thời gian lao động thặng dư đc
kéo dài thì các nhà tư bản vẫn thu đc lượng giá trị thặng dư).
6. Ở phương pháp sản xuất giá trị thặng dư tuyệt đối thì thời gian lao
động thặng dư thay đổi còn phương pháp sản xuất giá trị thặng dư
tương đối thì thời gian lao động thặng dư không đổi.(Sai vì phương
pháp sản xuất giá trị thặng dư tương đối nếu giá trị sức lao động
giảm khiến thời gian lao động tất yếu rút xuống thì thời gian lao
động thặng dư sẽ tăng lên).
7. Cả 2 phương pháp sản xuất giá trị thặng dư đều làm giảm giá trị
sức lao động.().
8. Nếu nhà tư bản trả công đúng bằng giá trị sức lao động thì họ vẫn
thu được giá trị thặng dư.(Đúng vì khi xét tới các tư liệu sản xuất
cấu thành nên giá trị hàng hóa, tư bản bất biến sẽ chuyển hóa toàn
bộ vào sản phẩm, còn tư bản khả biến qua quá trình sản xuất sẽ tạo
ra một giá trị mới giá trị này sẽ lớn hơn sức lao động bới vì hàng
hóa sức lao động là một loại hàng hóa đặc biệt, nó tạo ra giá trị lớn
hơn giá trị bản thân nó, sự chênh lệch lên là một phần giá trị thặng
dư mà các nhà tư bản thu đc).
9. Cần thường xuyên cải tiến dây chuyền máy móc vì chính máy móc
là nguồn gốc chủ yếu tạo ra giá trị thặng dư.(Sai vì theo C.Mác gọi
việc này là chênh lệch giữa tư bản sử dụng và tư bản tiêu dùng.
Theo C.Mác, máy móc đc sử dụng toàn bộ tính năng của nó song
giá trị chỉ đc tính dần vào giá trị sản phẩm qua khấu hao. Việc cải
tiến máy móc càng hiện đại thì sức lao động ngày càng cao, càng
tạo ra nhiều giá trị sử dụng).
10.Tiền công của người công nhân là giá cả quá trình lao động của họ.
(Sai vì theo C.Mác, tiền công không phải là giá trị hay giá cả của
lao động mà chỉ là giá trị hay giá cả của hàng hóa sức lao động).
11.Giá trị thặng dư chỉ xuất hiện khi thời gian lao động của người
công nhân vượt quá thời điểm mà ở đó đủ bù đắp lại giá trị sức lao
động của họ.().
12.Trong giai đoạn phát triển cao của sản xuất tư bản chủ nghĩa, giá trị
thặng dư chủ yếu được tạo ra là giá trị thặng dư tuyệt đối.(Sai vì
trong giai đoạn phát triển cao của sản xuất tư bản chủ nghĩa, giá trị
thặng dư chủ yếu đc tạo ra là giá trị thặng dư tương đối).
13.Giá trị thặng dư được tạo ra do khả năng lưu thông buôn bán của
nhà tư bản.(Sai vì giá trị thặng dư không tạo ra trong lưu thông).
14.Thực chất của tích lũy tư bản là vay vốn ngân hàng mở rộng quy
mô sản xuất.(Sai vì bản chất của tích lũy tư bản là quá trình tái sản
xuất mở rộng tư bản chủ nghĩa thông qua việc chuyển hóa giá trị
thặng dư thành tư bản phụ thêm để tiếp tục mở rộng sản xuất kinh
doanh thông qua mua thêm hàng hóa sức lao động, mở mang nhà
xưởng, trang thiết bị máy móc…).
15.Trong điều kiện của nền kinh tế thị trường thì lợi nhuận thu được
của mỗi nhà tư bản luôn bằng với giá trị thặng dư mà họ có được.
(Đúng vì trong thực tế sản xuất kinh doanh, giữa giá trị hàng hóa
và chi phí sản xuất có một khoảng chênh lệch cho nên sau khi bán
hàng hóa nhà tư bản không những bù đắp đủ số chi phí đã ứng ra
mà còn thu đc số chênh lệch bằng giá trị thặng dư).
16. Tỷ suất lợi nhuận phản ánh hiệu quả khai thác và sử dụng lao động
làm thuê của nhà tư bản.(Sai vì tỉ suất lợi nhuận phản ánh mức
doanh lợi đầu tư tư bản).
17.Tích lũy tư bản thực chất là mở rộng quy mô sản xuất của tư bản
bằng mọi hình thức(Đúng vì bản chất tích lũy tư bản là quá trình tái
sản xuất mở rộng tử bản chủ nghĩa thông qua việc chuyển hóa giá
trị thặng dư thành tư bản phụ thêm).
18.Thực chất của tích lũy tư bản là mở rộng quy mô sản xuất để tăng
giá trị thăng dư.(Đúng vì “giải thích như C14”)
19. Cấu tạo hữu cơ của tư bản (kí hiệu c/v) là cấu tạo giá trị được
quyết định bởi cấu tạo kĩ thuật và phản ánh sự biến đổi của cấu tạo
giá trị của tư bản.(Sai vì Cấu tạo hữu cơ của tư bản (kí hiệu c/v) là
cấu tạo giá trị được quyết định bởi cấu tạo kĩ thuật và phản ánh sự
biến đổi của cấu tạo kĩ thuật của tư bản).
20.Cả tích tụ và tập trung sản xuất đều làm tăng quy mô tư bản cá biệt
và không làm thay đổi quy mô tư bản xã hội.(Sai vì tích tụ và tập
trung sản xuất chỉ đều làm tăng quy mô của tư bản cá biệt chỉ có
riêng tập trung tư bản không làm tăng quy mô của tư bản xã hội).
Chương 4:

1. Các tổ chức độc quyền có quy mô tích tụ và tập trung sản xuất ngày càng
lớn là đặc điểm kinh tế quan trọng nhất của chủ nghĩa tư bản độc quyền.
().
2. Khi độc quyền ra đời, nó sẽ làm thủ tiêu cạnh tranh.(Sai vì độc quyền ta
đời không làm triệt tiêu cạnh tranh mà nó còn làm cạnh tranh gay gắt
hơn).
3. Khi độc quyền ra đời, nó không làm thủ tiêu cạnh tranh mà còn làm cho
cạnh tranh ngày càng gay gắt hơn. (Đúng vì “như câu 2”).
4. Khi độc quyền ra đời, nó không thủ tiêu hoàn toàn cạnh tranh nhưng chỉ
còn lại hình thức cạnh tranh giữa các tổ chức độc quyền với nhau.(Sai vì
vẫn còn tồn tại hình thức cạnh tranh với các doanh nghiệp ngoài độc
quyền tuy nhiên các doanh cũng đã bị suy yếu để tiếp tục phát triển họ
phát tăng cường tích tụ, tập trung sản xuất liên kết thành các doanh
nghiệp có quy mô lớn hơn).
5. Xuất khẩu tư bản trở thành phổ biến là đặc điểm quan trọng nhất quy định
nên bản chất của chủ nghĩa tư bản độc quyền.(Đúng vì đối với các tập
đoàn độc quyền việc đưa tư bản ra nước ngoài để tìm kiếm nơi đầu tư có
lợi nhất trở thành phổ biến gắn liền vs sự tồn tại của các tổ chức độc
quyền).
6. Sự thống trị của tư bản tài chính là đặc điểm quan trọng nhất của chủ
nghĩa tư bản độc quyền.(Đúng vì chúng chi phối các hoạt động khác nhau
phản ánh nhu cầu. Công nghiệp mang đến các snar phẩm trong nhu cầu
khác nhau từ tiêu dùng đến may mặc và với tài chính là yếu tố quan trọng
để đấp ứng đc các nhu cầu đó).
CHỮA ĐÚNG SAI ĐỀ KHÓA D21

ĐỀ 6

CÂU 1:

a) Sai vì khi trao đổi hàng hóa cho nhau người nta không thể căn cứ vào lao
động cụ thể mà phải quy lao động cụ thể về lao động chung đồng nhất –
lao động trừu tượng.
b) Sai vì nếu tư bản cố định không bao gồm các nguyên liệu mà giá trị
chuyển hết một lần vào sản phẩm trong quá trình sản xuất thì tư bản bất
biến bao gồm cả nguyên liệu.
c) Đúng vì bản chất của tích lũy tư bản là quá trình tái sản xuất mở rộng tư
bản chủ nghĩa thông qua việc chuyển hóa giá trị thặng dư thành tư bản
phụ thêm để mở rộng quy mô sản xuất.
ĐỀ 7

Câu 1:

a) Đúng vì chính lao động trừu tượng của người sản xuất hàng hóa mới tạo
ra giá trị của hàng hóa như vậy có thể nói giá trị của hàng hóa là lao động
trừu tượng của người sản xuất hàng hóa kết tinh trong hàng hóa.
b) Sai vì bản chất của tích lũy tư bản là quá trình tái sản xuất mở rộng tư bản
chủ nghĩa thông qua việc chuyển hóa giá trị thặng dư thành tư bản phụ
thêm để mở rộng quy mô sản xuất.
c) Sai vì khi độc quyển ra đời nó không thủ tiêu hoàn toàn cạnh tranh nhưng
bên bên cạnh đó vẫn còn hình thức cạnh tranh với các doanh nghiệp lớn
tuy nhiên các doanh nghiệp này cũng suy yếu để tiếp tục phát triển họ
phải tăng cường tích tụ, sản xuất liên kết thành doanh nghiệp có quy mô
lớn hơn.

ĐỀ 1

Câu 1:

a) Đúng vì theo tính chất hai mặt của lao động trừu tượng là hai mặt của
cùng một lao động sản xuất hàng hóa phản ánh tính tư nhân và xã hội của
lao động người sản xuất hàng hóa.
b) Đúng vì giá trị thặng dư tương đối là giá trị thặng dư thu được do rút
ngắn thời gian lao động tất yếu bằng nâng cao năng suất lao động trong
ngành sản xuất tư liệu sinh hoạt để hạ thấp giá trị sức lao động nhờ đó mà
thời gian lao động thặng dư tăng lên ngay trong thời gian ngày lao động,
cường độ vẫn như cũ.
c) Đúng vì để tiến hành sản xuất nhà tư bản cần mua tư liệu sản xuất và
hàng hóa sức lao động cho nên cả C và V đều đóng vai trò trong quá trình
sản xuất giá trị thặng dư.

ĐỀ 2

Câu 1:

a) Đúng vì giá trị là lao động xã hội của người sản xuất kết tinh trong hàng
hóa do vậy lượng giá trị đc do bằng lượng lao động hao phí của người sản
xuất.
b) Sai vì việc chia tư bản thành lưu động và cố định là dựa vào phương pháp
chu chuyển giá trị khác nhau của từng bộ phận của chúng trong sản phẩm
c) Đúng vì đối với các tập đoàn độc quyền việc đưa tư bản ra nước ngoài
tìm kiếm sự đầu tư có lợi nhất trở thành phổ biến gắn liền vs sự tồn tại
của các tập đoàn độc quyền.

Đề 4

Câu 1:

a) Sai vì giá cả của hàng hóa là sự biểu hiện bằng tiền của giá trị trao đổi
của hàng hóa, trên thị trường giá trị và giá cả không ăn khớp với nhau vì
chịu sự tác động của cung – cầu, cạnh tranh.
b)
II. Câu hỏi tự luận

Chương 5:

1. Phân tích tính tất yếu khách quan của việc phát triển kinh tế thị trường
định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam?
2. Phân tích những đặc trưng của kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ
nghĩa ở Việt Nam?
3. Trình bày bản chất, biểu hiện của lợi ích kinh tế và vai trò của lợi ích kinh
tế đối với các chủ thể kinh tế xã hội?
4. Phân tích bản chất và các nhân tố ảnh hưởng đến các quan hệ lợi ích kinh
tế?
5. Trình bày một số quan hệ lợi ích kinh tế cơ bản trong nền kinh tế thị
trường?

Chương 6:

1. Phân tích tính tất yếu và nội dung quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa
ở Việt Nam?
2. Phân tích quan điểm và những giải pháp để thực hiện công nghiệp hóa,
hiện đại hóa ở Việt Nam trong bối cảnh cuộc cách mạng công nghiệp 4.0?
3. Phân tích tính tất yếu khách quan của quá trình hội nhập kinh tế quốc tế ở
Việt Nam?
4. Phân tích những tác động của quá trình hội nhập kinh tế quốc tế đến sự
phát triển của Việt Nam?
5. Trình bày những phương hướng nâng cao hiệu quả hội nhập kinh tế quốc
tế trong sự phát triển của Việt Nam hiện nay?

You might also like