You are on page 1of 6

I. CÁC NHẬN ĐỊNH SAU ĐÚNG HAY SAI? HÃY GIẢI THÍCH?

Chương 2:

1. Điều kiện cần và đủ cho sự ra đời của sản xuất hàng hóa là phân công lao
động xã hội.
 SAI
 SX hàng hóa là kiểu tổ chức hoạt động kinh tế mà ở đó những người
sản xuất ra sản phẩm nhằm mục đích trao đổi mua bán
 Phân công lao động xã hội chỉ là điều kiện cần để sản xuất hàng hóa
ra đời đáp ứng hai điều kiện. Điều kiện cần là có sự phân công lao
động xã hội và điều kiện đủ là có sự tách biệt về mặt kinh tế của các
chủ thể sản xuất ( xuất hiện sở hữu tư nhân )
2. Giá trị của hàng hóa chính là tính có ích hay những công dụng mà nó
đem lại cho người dùng.
 Sai
 Giá trị hàng hóa là hao phí lao động xã hội kết tinh vào trong hàng
hóa đó
 Còn giá trị sử dụng mới quyết định tính có ích hay công dụng mà nó
đem lại cho người dùng
3. Giá trị của hàng hóa được quyết định bởi những công dụng của nó để
thỏa mãn nhu cầu của con người.
 Sai
 Giá trị hàng hóa dược quyết định bởi hao phí lao động xã hội kết tinh
vào trong hàng hóa đó
 Giá trị sử dụng của hàng hóa được quyết định bởi công dụng công
dụng của nó , tính có ích để thỏa mãn nhu cầu của con người

4. Giá trị sử dụng của hàng hóa là hao phí lao động xã hội kết tinh trong
hàng hóa.
 Sai
 Giá trị sử dụng của hàng hóa là khả năng của nó để đáp ứng nhu
cầu và mong muốn của người sử dụng.
5. Cường độ lao động tăng lên thì lượng giá trị của một đơn vị hàng hóa
cũng tăng lên tương ứng.
 Sai
 Cường độ lao động là mức độ khẩn trương tích cực của hoạt động lao
động trong sản xuất
 Giá trị của một đơn vị hàng hóa được đo lường bởi thời gian lao động
xã hội cần thiết để sản xuất ra hàng hóa đó
 Cường độ lao động chỉ làm tăng tổng lượng giá trị hàng hóa tạo ra
trong một đơn vị thời gian chứ không làm thay đổi lượng giá trị của
một đơn vị hàng hóa
6. Năng suất lao động có quan hệ tỉ lệ nghịch với lượng giá trị của một đơn
vị hàng hóa.
 Đúng
 Năng suất lao động là năng lực sản xuất của người lao động được tính
bằng số lượng sản phẩm sản xuất ra trong một đơn vị thời gian hay số
lượng thời gian hao phí để sản xuất ra một đơn vị sản phẩm
 Lượng giá trị của một đơn vị hàng hóa được đo bởi thời gian lao động
xã hội cần thiết để sản xuất ra hàng hóa đó
 Năng suất lao động tăng sẽ làm giảm lượng thời gian lao động xã hội
cần thiết trong 1 đơn vị hàng hóa do vậy năng suất lao động tăng sẽ
làm lượng giá trị của một đơn vị hàng hóa cũng giảm xuống
7. Giá cả của hàng hóa là biểu hiện bằng tiền của giá trị sử dụng của hàng
hóa.
 Sai
 Giá cả của hàng hóa là biểu hiện bằng tiền của giá trị hàng hóa
 Giá trị sử dụng là công dụng của sản phẩm tính có ích nhằm đáp ứng
nhu cầu nào đó của con người
…
8. Mọi hàng hóa đều là sản phẩm của lao động và mọi sản phẩm của lao
động đều là hàng hóa.
 Sai
 Hàng hóa là sản phẩm của lao động được tạo ra nhằm đáp ứng nhu
cầu nào đó của con người và thông qua trao đổi mua bán
 Với mọi hàng hóa đều là sản phẩm của lao động là đúng
 Mọi sản phẩm của lao động đều là hàng hóa là sai vì phải thảo mãn
nhu cầu con người và thông qua trao đổi mua bán thì mới được gọi là
hàng hóa
9. Đôi giầy được mua với số tiền là 300.000 đồng, 300.000 đồng được gọi
là giá trị của đôi giầy đó.
 Sai
 300k là giá cả của đôi giày đó chứ không phải là giá trị
 Giá cả là biểu hiện bằng tiền của giá trị hàng hóa.
 Giá trị là hao phí lao động xã hội kết tinh vào trong hàng hóa.
10. Lao động cụ thể và lao động trừu tượng là 2 loại lao động rất khác nhau.
 Sai
 Lao động cụ thể là lao động có ích dưới một hình thức cụ thể của nghề
nghiệp chuyên môn nhất định
 Lao động trừu tượng là lao động xã hội của người sản xuất hàng hóa
không kể đến hình thức cụ thể của nó
 Bản chất của lao động cụ thể là tạo ra giá trị sử dụng cho hàng hóa
 Bản chất của lao động trừu tượng của sản xuất hàng hóa tạo ra giá trị
cảu hàng hóa
 Lao động cụ thể và lao động trừu tượng không phải hai loại lao động
mà là hai mặt của một quá trình lao động,tính hai mặt của lao động
sản xuất hàng hóa phản ánh tính chất tư nhân và tính chất xã hội của
lao động sản xuất hàng hóa

Chương 3:

1. Tư bản bất biến và tư bản khả biến có vai trò giống nhau trong việc
tạo ra giá trị thặng dư.
 Tư bản bất biến là bộ phận tư bản tồn tại dưới hình thái tư liệu sản
xuất giá trị của nó được bảo tồn và dịch chuyển vào trong sản phẩm
mà không có khả năng tự tăng lên về lượng => cho nên không sinh ra
giá trị thặng dư khác
 Tư bản khả biến là bộ phận tư bản tồn tại dưới hình thái sức lao động
thông qua lao động trừu tượng của nhân công mà có khả năng tăng lên
về lượng giá trị=> nên sinh ra giá trị thặng dư
2. Tỷ suất giá trị thặng dư phản ánh hiệu quả đầu tư của tư bản.
 Tỷ suất giá trị thặng dư là tỉ số tính theo (%) giữa giá trị thặng dư thu
được và tư bản khả biến cần thiết để tạo ra thặng dư đó.Vì thế cho nên
tỷ suất giá trị thặng dư phản ánh mức độ khai thác lao động ,trình độ
khai thác lao động,trình độ bóc lột sức lao động của nhà tư bản đối với
nhân công.Nó chưa phản ánh được hiệu quả đầu tư của tư bản.Muốn
phản ánh được hiệu quả đầu tư của nhà tư bản gọi là lợi nhuận
3. Khi nhà tư trả dựa đúng theo giá trị sức lao động của người công nhân
thì không thu được giá trị thặng dư.
 Sai
 Nếu khái niệm tiền công là giá cả cảu sức lao động tức là biểu hiện
bằng tiền của giá trị sức lao động cho nên giá cả biểu hiện giá trị nahf
tư bản trả tiền công vẫn dựa theo giá trị của sức lao động tuy nhiên
sức lao động là hàng hóa đặc biệt nó có khả năg tạo ra 1 lượng giá trị
mới lớn hơn giá trị của bản thân nó cho nên sức lao động tạo ra 1
lượng mới là v+m,nhà tư bản trả tiền công theo v, giá trị thăng dư m
sẽ thuộc về các nhà tư bản.
4. Tiền công thực chất là giá trị hàng hóa sức lao động.
 Sai
 Tiền công là giá cả của sức lao động biểu hiện bằng tiền của giá trị
sức lao động
 Giá cả không đồng nhất với giá trị giá cả có thể lên xuống xung quanh
giá trị cho nên không thể đồng nhất được tiền công là giá trị hàng sức
lao động
5. Để có giá trị thặng dư thì độ dài của ngày lao động phải lớn hơn thời
gian lao động tất yếu.
 Đúng
 Thời gian lao động tất yếu là thời gian cần thiết để người lao động có
thể tạo ra 1 lượng giá trị bằng giá trị của bản thân sức lao động
 Muốn xuất hiện giá trị thặng dư thì thời lao động trong ngày phải lớn
hơn thời gian lao động tất yếu tức là xuất hiện thời gian lao động dư ra
so với thời gian tất yếu và thời gian lao động thặng dư đó sẽ tạo ra giá
trị thặng dư
6. Ở phương pháp sản xuất giá trị thặng dư tuyệt đối thì thời gian lao
động thặng dư thay đổi còn phương pháp sản xuất giá trị thặng dư
tương đối thì thời gian lao động thặng dư không đổi.
 Sai
 Phương pháp sản xuất giá trị thặng dư tuyệt đối kéo dài thời gian lao
động trong ngày với điều kiện thời gian lao động tất yếu giữ nguyên
khi đó thời gian lao động thặng dư tăng.
 Phương pháp sản xuất giá trị thặng dư tương đối thời gian lao động
trong ngày không đổi nhưng giảm thời gian lao động tất yếu nên thời
gian lao động thặng dư cũng tăng
7. Cả 2 phương pháp sản xuất giá trị thặng dư đều làm giảm giá trị sức
lao động.
 Sai
 Phương pháp sản xuất giá trị thặng dư tuyệt đối :kéo dài thời gian lao
động trong ngày với điều kiện thời gian lao động tất yếu không đổi
năng suất lao động,giá trị sức lao động không đổi => giá trị sức lao
động không đổi
 Phương pháp sản xuất giá trị thặng dư tuyệt đối : nó làm tăng năng
suất lao động,giảm giá trị sức lao động và giảm được tgian lao động
tất yếu kéo dài được tgian lđ thặng dư.
8. Cần thường xuyên cải tiến dây chuyền máy móc vì chính máy móc là
nguồn gốc chủ yếu tạo ra giá trị thặng dư.
 Sai
 Tư bản bất biến là bộ phận tư bản dưới hình thái tư liệu sản xuất cho
nên máy móc dù hiện đại đến đâu cũng chỉ được xếp vào tư liệu sản
xuất(tư bản bất biến),tư bản bất biến giá trị của nó dịch chuyển vào
trong sản phẩm không có khả năng tự tăng lên về lượng cho nên máy
móc không phải nguồn gốc của giá trị thặng dư vì nó không sinh ra
giá trị tăng thêm
 Mà giá trị tăng thêm là do tư bản khả biến tức là kết quả sức lao động
của nhân công nên tư bản khả biến là nguồn gốc tạo giá ra trị thặng dư
9. Tiền công của người công nhân là giá cả quá trình lao động của họ.
 Sai
 Quá trình lao động không thuộc về họ vì muốn tiến hành quá trình lao
động phải có tư liệu sản xuất cho nên quá trình lao động không thuộc
về công nhân nên họ không bán được
 QTLĐ sẽ tạo ra 1 lượng giá trị là v+m nên nếu tiền công là giá cả của
quá trình lao động thì nó sẽ dựa trên lượng giá trị là v+m như vậy
lượng giá trị tdu sẽ ko thuộc về nhà tư bản => vô lí.
10.Giá trị thặng dư chỉ xuất hiện khi thời gian lao động của người công
nhân vượt quá thời điểm mà ở đó đủ bù đắp lại giá trị sức lao động
của họ.
 Đúng
 Giá trị thặng dư là bộ phận của giá trị mới dôi ra ngoài giá trị của sức
lao động do người công nhân tạo ra và thuộc về nhà tư bản
 Giá trị thặng dư là bộ phận giá trị mới dôi ra ngoài giá trị sức lao
động, người công nhân phải tạo ra một lượng giá trị đủ bù đắp cho giá
trị sức lao động dôi ra gọi là giá trị thặng dư cho nên thời gian lao
động trong ngày của người công nhân phải vượt qua thời điểm mà đủ
bù đắp lại giá trị sức lao động(tức là vượt qua thời gian lao động tất
yếu)

II. CÂU HỎI TỰ LUẬN


1. Hãy phân tích những đặc trưng của kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ
nghĩa ở Việt Nam?
2. Hãy phân tích một số quan hệ lợi ích kinh tế cơ bản trong nền kinh tế thị
trường ở Việt Nam hiện nay?
3. Hãy phân tích vai trò của các cuộc cách mạng công nghiệp tính tất yếu
khách quan thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở Việt Nam?
4. Hãy phân tích những tác động của quá trình hội nhập kinh tế quốc tế đến sự
phát triển của Việt Nam?

You might also like