You are on page 1of 3

Họ và tên: Hoàng Huệ Nhi

Lớp: Chiều thứ 6

Câu 1: Thực hành tình huống số 7: “Ai là người tạo ra giá trị
thặng dư?” (Tr 130; tài liệu HDOT KTCT UEH)

a. Theo em thì ý kiến của các sinh viên này, không có ý kiến nào đúng.

- Ý kiến của sinh viên Sơn là sai. Vì người máy (robot) là tư bản bất biến
mà tư bản bất biến thì không tạo ra giá trị thặng dư, nó là điều kiện cần thiết
để cho quá trình sản xuất giá trị thặng dư được diễn ra. Nguồn gốc tạo giá trị
thặng là sức lao động của người công nhân làm ra.

- Ý kiến của sinh viên Tú là sai. Vì ta có công thức về lượng giá trị hàng hóa
như sau: G = c + (v + m).
* Trong đó, (v + m) là giá trị mới của hàng hóa, do hao phí lao động tạo ra.
Còn c là giá trị cũ biểu hiện của hao phí lao động quá khứ. Bộ phận này thông
qua lao động cụ thể mà chuyển giá trị vào sản phẩm mới.
=> Cái tạo ra giá trị thặng dư là giá trị mới của hàng hóa. Còn người máy (tức
lao động quá khứ) thì không tạo ra giá trị mới.
=> Nhà sản xuất ra Robot và công nhân sản xuất Robot là những người tạo ra

giá trị cũ đó dĩ nhiên cũng không phải là người tạo ra giá trị thặng dư.

- Ý kiến của sinh viên Hằng là sai. Vì: Mặc dù nhà máy này do robot trực
tiếp làm việc, tự động hóa sản xuất nhưng thực chất vẫn phải có lao động sống
của người công nhân đứng đằng sau làm nhiệm vụ giám sát và điều hành.
=> Vẫn có người bóc lột người.
b. Theo quan điểm của em thì người tạo ra giá trị thặng dư gồm:
+ Những người công nhân làm nhiệm vụ giám sát và điều khiển cho robot
hoạt động trong nhà máy này.
+ Người chế tạo ra robot. Vì bộ phận tư bản khả biến có thể tồn tại dưới hình
thức sức lao động cả về chân tay lẫn trí óc (ở đây là lao động trí óc), là
nguồn gốc sinh ra giá trị thặng dư.
 Trong những nhà máy hiện đại này, số lượng người lao động làm việc
tại đây sẽ giảm và chất lượng của người lao động sẽ tăng.
+ Vì sự phát triển và tiến bộ của khoa học kĩ thuật đã làm cho việc sử dụng
máy móc, công nghệ, robot ngày càng phổ biến hơn, mang lại năng suất cao
hơn khiến các nhà tư bản ngày nay thuê ít công nhân hơn.
+ Đồng thời để làm việc trong những nhà máy tự động hóa sản xuất như vậy
cần có trình độ chuyên môn và những hiểu biết nhất định => những người
công nhân sẽ được đào tạo để nâng cao kĩ năng của họ => chất lượng của
người lao động sẽ tăng.

Câu 2: Từ nghiên cứu những đặc trưng của nền kinh tế thị
trường định hướng XHCN, bạn hãy cho biết: Đặc trưng nào là
quan trọng mang tính định hướng XHCN ? Đặc trưng nào là
quan trọng đảm bảo tính định hướng XHCN? Vì sao bạn chọn
đặc trưng đó?

- Theo em, đặc trưng quan trọng mang tính định hướng XHCN là “Quan
hệ giữa gắn tăng trưởng kinh tế với công bằng xã hội”. Vì:

+ Trong nền KTTT định hướng XHCN, giải quyết công bằng xã hội không
chỉ là phương tiện để duy trì sự tăng trưởng ổn định, bền vững mà còn là
mục tiêu phải hiện thực hóa.

+ Để thực hiện công bằng XH ở nước ta không chỉ dựa vào chính sách điều
tiết thu nhập, an sinh và phúc lợi XH mà còn phải tạo ra những điều kiện,
tiền đề cần thiết để bảo đảm cho mọi người dân đều có cơ hội như nhau
trong việc tiếp cận các dịch vụ XH cơ bản như: giáo dục, y tế, việc làm,…

- Đặc trưng quan trọng đảm bảo tính định hướng XHCN là “Quan hệ
quản lí nền kinh tế”. Vì:

+ Bản chất Nhà nước Việt Nam là Nhà nước pháp quyền XHCN “của dân,
do dân và vì dân”. Đảng Cộng sản VN giữ vai trò lãnh đạo thông qua cương
lĩnh, đường lối phát triển kinh tế - XH và các chủ trương, chính sách trong
từng thời kì của đất nước.

+ Việc quản lí của Nhà nước đối với nền KTTT không áp đặt cực đoan mà
dựa trên nguyên tắc tôn trọng các quy luật kinh tế của thị trường. Nhà nước
thực hiện các vai trò cơ bản như: Đảm bảo môi trường cạnh tranh là lành
mạnh và công bằng, khắc phục những khuyết tật của cơ chế thị trường, đảm
bảo công bằng và bình đẳng XH.

You might also like