You are on page 1of 2

KIỂM TRA GIỮA KỲ

Họ và tên : Hồ Đinh Duy Lực Lớp 21CLC04


MSSV: 21127351 Môn học: Kinh tế Chính trị Mác Lênin
Câu 1 (5 điểm):
Giá trị hàng hóa là gì? Trình bày mối quan hệ giữa giá trị hàng hóa và giá trị thặng dư. Tại
sao nhà tư bản mua hàng hóa sức lao động đúng giá trị mà vẫn cho là “bóc lột sức lao động” của
công nhân?
- Giá trị của hàng hóa là lượng lao động xã hội của người sản xuất hàng hóa “kết tinh” trong
hàng hóa đó và được tính bằng thời gian lao động xã hội cần thiết để tạo ra hàng hóa đó.
- Quan hệ giữa giá trị hàng hóa và giá trị thặng dư:
+ Kết quả của quá trình sản xuất là tạo ra hàng hóa có giá trị sử dụng nhất định. Sau khi có
được hàng hóa, nhà tư bản sẽ bán chúng và thu được giá trị thặng dư. Do hàng hóa là vật có giá
trị sử dụng nhưng lại ẩn chứa giá trị thặng dư nên có sự thống nhất giữa giá trị sử dụng và giá trị
thặng dư. Từ đó có thể nói không có giá trị sử dụng thì không có thặng dư.
+ Trong trường hợp giá trị hàng hóa không đổi thì việc làm giảm hao phí lao động xã hội
cần thiết trong quá trình sản xuất hàng hóa sẽ làm tăng giá trị thặng dư và ngược lại, nếu làm
tăng hao phí lao động xã hội sẽ làm giảm giá trị thặng dư.
- Nói“ Nhà tư bản mua hàng hóa sức lao động đúng giá trị mà vẫn cho là “bóc lột sức lao
động” của công nhân” vì:
Giả sử rằng: nhà tư bản mua hàng hóa sức lao động theo đúng giá trị và sử dụng hàng hóa
sức lao động tạo ra giá trị mới lớn hơn giá trị bản thân nó là may mắn cho người mua chứ không
bất công gì cho người bán. Ta cần xem xét thêm vì các yếu tố trên là chưa đủ để kết luận là có
hay không việc nhà tư bản đang bóc lột sức lao động công nhân.
Cần hiểu bóc lột giá trị thặng dư là một hiện tượng liên quan đến quá trình phân phối giá trị
mới do công nhân tạo ra. Bản chất của GTTD TBCN phản ánh quan hệ kinh tế - xã hội mà trong
đó giai cấp tư sản chiếm đoạt giá trị thặng dư do giai cấp công nhân tạo ra. Bản thân quá trình
tạo ra giá trị không có tính chất bóc lột nào cả. Tức là, việc người lao động làm việc dưới sự
kiểm soát của nhà tư bản, việc người lao động ngồi trong phòng làm việc đầy tiện nghi để lao
động sản xuất cũng không có tính chất bóc lột. Thế nhưng diều kiện làm việc hợp pháp đến giữa
thế kỷ XIX, được mô tả như sau: ngày lao động đến 15h, 12h, 10h… , trẻ em 9 tuổi đã vào công
xưởng làm việc, tiền công rẻ mạt, điều kiện sống tồi tàn,.... Hiện tượng bóc lột còn xảy ra sau
đó, ở trong khâu phân phối, khi phần giá trị mới do công nhân tạo ra là rất lớn (ví dụ 6$), nhưng
tất cả giá trị mới đó đều thuộc về nhà tư bản. Công nhân chỉ được nhận lại 1 phần bằng đúng giá
trị sức lao động của mình. Áp dụng tỷ suất giá trị thặng dư kết luận được nhà tư bản đã bóc lột
sức lao động của công nhân.

Câu 2 (5 điểm):
Tư bản là gì? Thế nào là nhà tư bản? Có nên khuyến khích các nhà tư bản phát triển ở Việt
Nam hiện nay hay không?
- Với vai trò là yếu tố sản xuất, tư bản có thể là mọi thứ như tiền bạc, máy móc, công cụ lao
động, nhà cửa, bản quyền, bí quyết, v.v.. nhưng không bao gồm đất đai và người lao động.
- Tư bản là sự vận động của giá trị (*) nhằm mang lại giá trị thặng dư.
(*)Giá trị = Tiền; Giá trị = Hàng hóa;
- Nhà tư bản là người chủ tiền( T - H – T’) , quy mô đủ lớn để không tham gia trực tiếp vào
quá trình sản xuất. Nhà tư bản vừa hoạt động với tư cách là kẻ sản xuất hàng hóa, vừa hoạt động
với tư cách là kẻ lãnh đạo việc sản xuất hàng hóa…
- Quan điểm của tôi là không nên khuyến khích các nhà tư bản phát triển ở Việt Nam hiện
nay vì :
+ Dù chủ nghĩa tư bản đã có sự điều chỉnh, thích nghi, tiếp tục phát triển, có những yếu tố
mới, đặc điểm mới để thích nghi với những thay đổi trong xã hội thế nhưng có thể khẳng định
rằng những điều chỉnh, những đặc điểm mới, yếu tố mới đó vẫn chưa phá vỡ được khuôn khổ,
nền tảng của chế độ tư bản chủ nghĩa, vẫn chỉ là những điều chỉnh, những sự chuyển biến trong
khuôn khổ của chế độ tư bản và bóc lột vẫn là bản chất của chủ nghĩa tư bản hiện đại. Việc
khuyến khích các nhà tư bản phát triển sẽ dẫn tới tình trạng sự phân hóa phân hóa giàu nghèo
trong xã hội gia tăng, chế độ bất công vẫn tiếp tục tồn tại. Và những điều ấy là trái với mục tiêu,
đích đến của nước ta “dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh”.
.

You might also like