You are on page 1of 4

KIỂM TRA GIỮA KỲ MÔN KINH TẾ CHÍNH TRỊ MÁC-LÊNIN

SV: Đoàn Thị Tuyết Phương


MSSV: 2053401020167
Lớp: QTL45B1
Đề 1:
Bài 1: Thị trường có ba chủ thể cung cấp cùng một loại sản phẩm, A cung cấp 900 sản
phẩm với trị giá 8 USD/SP. B cung cấp 50 sản phẩm với trị giá 7 USD/SP, C cung cấp 40
sản phẩm với trị giá 6 USD/SP. Hỏi giá trị xã hội của một sản phẩm?
Trả lời: 8 USD/SP (giá trị xã hội của một sản phẩm là giá trị của chủ thể cung cấp đại bộ
phận sản phẩm đó ra xã hội).
Bài 2: Tổng giá trị hàng hóa phải tạo ra là 600.000 USD, trong đó chi phí máy móc thiết
bị C1 = 100.000 USD, chi phí nguyên, nhiên vật liệu C2 = 200.000 USD, tỷ suất giá trị
thặng dư m’ = 300%. Tính tư bản lưu động?
Ta có:
Tổng giá trị hàng hóa: W = c + v + m = 600.000 USD
Tư bản bất biến: C = C1 + C2 = 100.000 + 200.000 = 300.000 USD
 Bộ phận giá trị mới của hàng hóa: (v + m) = W – C = 600.000 – 300.000 =
300.000 USD
Tỷ suất giá trị thặng dư: m’ = (m : v) x 100% = 300%  m:v = 300% : 100% = 3
 v = 75.000 USD và m = 225.000 USD
Tư bản lưu động: tiền đầu tư vào dưới dạng nguyên, nhiên vật liệu + sức lao động = C2 +
v = 200.000 + 75.000 = 275.000 USD
Bài 3: Tổng giá trị hàng hóa tạo ra là 800.000 USD, trong đó chi phí tư liệu sản xuất là
400.000 USD, tỷ suất giá trị thặng dư là 300%, biết giá trị sức lao động bằng giá trị
nguyên, nhiên, vật liệu (v=c2). Tính tư bản cố định?
Ta có:
Tổng giá trị hàng hóa: W = c + v + m = 800.000 USD
Bộ phận mới của giá trị hàng hóa: (v + m) = W – c = 800.000 – 400.000 = 400.000 USD
Tỷ suất giá trị thặng dư: m’ = 300% => m : v = 3 => m = 300.000 USD và v = 100.000
USD
Theo đề bài, ta có: v = c2 = 100.000 USD
Tư bản cố định: c1 = c – c2 = 400.000 – 100.000 = 300.000 USD
Bài 4: Tư bản đầu tư 1000 ngàn USD, trong đó chi phí tư liệu sản xuất là 780.000 USD,
tỷ suất giá trị thặng dư là 200%, số công nhân làm thuê là 400 người. Tính giá trị mới do
một công nhân tạo ra?
Ta có:
Tư bản đầu tư 1000 ngàn USD: c + v = 1.000.000.000 USD
Mà c = 780.000 USD
 v = 220.000 USD
Tỷ suất giá trị thặng dư: m’ = (m.100%)/v
 m = (200% . 220.000)/100% = 440.000 USD
Giá trị mới do 400 người làm ra:
 v + m = 220.000 + 440.000 = 660.000 USD
Giá trị mới do một công nhân làm ra: 660.000/400 = 1650 USD
Bìa 5: Tại sao nói: “Sản xuất giá trị thặng dư là quy luật kinh tế tuyệt đối của chủ nghĩa
tư bản?”. Trong điều kiện hiện nay quy luật này có còn phát huy tác dụng không? Liên hệ
vấn đề này ở Việt Nam hiện nay.
- Sản xuất giá trị thặng dư là quy luật kinh tế tuyệt đối của chủ nghĩa tư bản vì:
+ Phản ánh mục đích của nền kinh tế tư bản chủ nghĩa là theo đuổi giá trị thặng dư
tối đa.
+ Phản ánh bản chất quan hệ kinh tế của xã hội tư bản là quan hệ người bóc lột –
người tạo ra sự bất bình đẳng trong xã hội, trong đó giai cấp tư sản bóc lột giai cấp
công nhân làm thuê.
+ Sản xuất giá trị thặng dư còn phản ánh phương tiện, biện pháp mà nhà tư bản sử
dụng để đạt mục đích trên như: kéo dài ngày lao động, tăng cường độ lao động,
tăng năng suất lao động, mở rộng quy mô sản xuất hoặc các biện pháp cưỡng bức
kinh tế.
+ Sản xuất giá trị thặng dư chi phối quá trình ra đời tồn tại phát triển của chủ nghĩa
tư bản và chính nó sẽ làm cho mâu thuẫn cơ bản mâu thuẫn đối kháng trong lòng
chủ nghĩa tư bản ngày càng gay gắt dẫn đến sự thay thế chủ nghĩa tư bản bằng một
xã hội mới tốt đẹp hơn.
+ Ngày nay, chủ nghĩa tư bản đã có điều chỉnh nhất định để thích nghi với hoàn
cảnh lịch sử mới nhưng sản xuất giá trị thặng dư vẫn còn tồn tại và có những đổi
mới.
+ Do ứng dụng rộng rãi các thành tựu khoa học – kỹ thuật vào sản xuất nên các
nhà tư bản chủ yếu thu được giá trị thặng dư trên cơ sở năng suất lao động. Vì vậy
chi phí lao động sống trong một đơn vị sản phẩm giảm nhanh.
+ Cơ cấu lao động trong xã hội tư bản ngày nay biến đổi, tỷ trọng lao động trí tuệ,
lao động phức tạp ngày càng tăng và đóng vai trò quyết định trong việc sản xuất
giá trị thặng dư.
+ Sự bóc lột của chủ nghĩa tư bản ngày càng mở rộng trên phạm vi thế giới thông
qua xuất khẩu hàng hóa, xuất khẩu tư bản, trao đổi không ngang giá.
- Trong điều kiện hiện nay quy luật này vẫn còn tác dụng. Ngày nay, trong điều kiện
toàn cầu hóa, chủ nghĩa tư bản độc quyền nhà nước quốc tế, thông qua các hình
thức, như xuất khẩu tư bản, di chuyển lao động từ nước này sang nước khác, việc
bành trướng của các công ty xuyên quốc gia, tình trạng bất bình đẳng trong các
quan hệ thương mại quốc tế, sự xuất hiện cái gọi là chủ nghĩa thực dân kinh tế, sự
áp đặt chính sách giữa Đông và Tây, giữa các nước giàu với các nước nghèo,...
khiến cho việc sản xuất giá trị thặng dư mang tính quốc tế, được tư bản hóa, được
xuất khẩu để quốc tế hóa tư bản với sự đa dạng của các hình thức sản xuất ra nó.
Luận điểm của C. Mác và Ph. Ăng-ghen về chế độ người bóc lột người trong xã
hội tư bản vẫn giữ nguyên giá trị khoa học. Mặc dù đã có sự thay đổi và điều
chỉnh, song có thể khẳng định: bản chất bóc lột của chủ nghĩa tư bản không thay
đổi; khi nào những mâu thuẫn trong lòng xã hội tư bản còn tồn tại thì khi ấy, học
thuyết giá trị thặng dư vẫn sẽ mãi là ánh sáng chỉ đường cho sự nghiệp giải phóng
giai cấp công nhân và loài người khỏi mọi hình thức nô dịch, áp bức, bóc lột của
chủ nghĩa tư bản.
- Liên hệ vấn đề này ở Việt Nam:
+ Giá trị thặng dư là do lao động không công của công nhân lao động là thuê tạo
ra, là mục đích, kết quả hoạt động của tư bản, của giai cấp tư sản. Trong xã hội
chủ nghĩa, việc bóc lột sức lao động không công của người lao động không còn
nữa, nhưng không có nghĩa là giá trị thặng dư không tồn tại, mà giá trị thặng dư
được sử dụng vào mục đích khác không giống như giai cấp tư sản, đó là giá trị
thặng dư thu được là cơ sở, tiền đề để xây dựng đất nước, xây dựng chế độ cồng
hữu về tư liệu sản xuât, vì mục đích phát triển của xã hội chủ nghĩa, vì con người.
Việt Nam vận dụng phương pháp sản xuất giá trị thặng dư vào trong công cuộc
xây dựng đất nước, trong đó tiến hành công nghiệp hóa, hiện đại hóa là một nhiện
vụ hàng đầu, đây cũng là một quy luật đặc biệt của quá trình phát triển kinh tế của
mỗi quốc gia.
+ Trong quá trình hội nhập kinh tế thế giới sôi động ngày nay thì mỗi quốc gia đều
phát triển dựa trên hai nguồn vốn chính là vốn trong nước và vốn đầu tư nước
ngoài, nhưng mỗi nước lại có quan điểm khác nhau trong việc coi trọng nguồn vốn
nào hơn. Quan điểm của nước ta là dựa vào nguồn vốn trong nước là chính. Chúng
ta phải tận dụng hết mọi nguồn vốn trong nước để tạo ra sự phát triển bền vững,
cân đối và định hướng nền kinh tế theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Nhưng
nguồn vốn nước ngoài là chất xúc tác quan trọng để đưa nền kinh tế phát triển
vượt bậc. Việc tích lũy vốn từ nội bộ nền kinh tế quốc dân được thực hiện trên cơ
sở hiệu quả sản xuất, nguồn của nó là lao động thặng dư của người lao động thuộc
tất cả các thành phần kinh tế. Con đường cơ bản để giải quyết vấn đề tích lũy vốn
trong nước là tăng năng suất lao động xã hội trên cơ sở ứng dụng hiệu quả tiến bộ
khoa học và công nghệ, hợp lý hóa sản xuất, mặt khác chúng ta phải khai thác và
sử dụng tốt quỹ lao động. Tạo điều kiện cho các doanh nghiệp, tổ chức, quốc gia
tham gia đầu tư vào nước ta, giúp nguồn vốn đầu tư được bổ sung, đó là các nguồn
vốn như FDI, ODA, nguồn vay của các tổ chức tài chính quốc tế như: IFM,
ADB…

You might also like