You are on page 1of 4

1. Phân tích nội dung, yêu cầu của quy luật cạnh tranh?

- cạnh tranh:
+ là sự ganh đua, đấu tranh giữa các chủ thể kinh tế với nhau nhằm có được những
ưu thế về sản xuất cũng như tiêu thụ và thông quá đó thu được lợi ích tối đa.
+kinh tế thị trường càng phát triển thì cạnh tranh canh trở nên gay gắt, quyết liệt
hơn.
Vd: cạnh tranh giữa công ty pessi và coca cola, cạnh tranh giữa các hãng điện thoại
lớn(samsung, iphone), cạnh tranh giữa các thương lái nông sản,..
->cạnh tranh là xu thế, là quy luật tất yếu của nền kinh tế thị trường
-quy luật cạnh tranh: là quy luật quy luật kinh tế, điều tiết điều tiết một cách khách
quan mối quan hệ ganh đua kinh tế giữa các chủ thể trong sản xuất và trao đổi hàng
hóa. Quy luật cạnh tranh yêu cầu, khi đã tham gia thị trường các chủ thể sản xuất
kinh doanh, bên cạnh sự hợp tác còn phải chấp nhận canh tranh
-Phân loại cạnh tranh:
+cạnh tranh trong nội bộ ngành:
•khái niệm:là cạnh tranh giữa các chủ thể kinh doanh trong cùng một ngành, cùng
sản xuất một loại hàng hóa.
Vd: cạnh trannh của các hãng xe liên tỉnh với nhau
•Biện pháp: trong cạnh tranh các doanh nghiệp ra sức cải tiến kĩ thuật đổi mới công
nghệ, hợp lí hóa sản xuất, tăng năng xuất lao động
-> để hạ thấp giá trị cá biệt hơn giá trị hàng hóa, thu nhiều lợi nhuận.
•kết quảcủa cạnh tranh hình thành giá trị xã hội mớicho hàng hóa( giá trị thị trường),
giá trị thị trường khi biểu hiện bằng tiền gọi là giá cả thị trường.
Vd: đi từ hải phòng tới hà nội thì các hãng xe đưa ra một mức giá khác nhau, các
mức giá này là giá trị cá biệt, khi các hãng xe cạnh tranh với nhau, thì họ thống nhất
mức giá 95.000đ/ lượt thì đây là giá cả thị trường.
=> cạnh tranh trong nội bộ ngành:hình thành giá trị thị trường là cơ sở của giá cả thị
trường, điều mà các chủ thể kinh tế phải căn cứ để hoạch định sản xuất kinh doanh.
+cạnh tranh khác ngành:
•tại sao phải cạnh tranh giữa các ngành khác nhau? Khi mà đối tượng lao động, tư
liệu lao động, sản phẩm các ngành khác nhau. May mặc cạnh tranh gì với xây dựng
hay cạnh tranh gì với ngành thiết bị y tế?-trả lời: thực chất cạnh tranh giữa các ngành
chính là cạnh tranh mức đầu tư sinh lời có lợi nhất giữa các ngành với nhau, đầu tư
vào các ngành khác nhau sẽ có tỷ lệ sinh lời khác nhau. Nghành may mặc, xây dựng, y
tế hoàn toàn khác nhau về mục đích, đối tượng, thị trường, sản phẩm,…nhưng mỗi
ngành đều có mức sinh lời riêng( tỷ suất lợi nhuận riêng).Mức sinh lời này phụ thuộc
và điều kiện hoàn cảnh lịch sử cụ thể, để tối đa hóa lợi nhuận, nhà đầu tư dịch chuyển
nguồn lực từ ngành nay sang ngành này sang ngành khác. Kết quả quá trình dịch
chuyển dẫn tới hình thành một mức tỷ suất lợi nhuận ngang nhau(tỷ suất lợi nhuận
bình quân)
•khái niệm:là cạnh tranh giữa các chủ thể kinh doanh giữa các nghành khác nhau.
Thực chất là sự tìm kiếm lợi ích của các chủ thể sản xuất kinh doanh ở các ngành khác
nhau.
•Biện pháp: các doanh nghiệp tự do di chuyển nguồn lực của mình từ nghành này
sang nghành khác
•kết quả: hình thành tỷ suất lợi nhuận bình quân trong nền kinh tế thị trường.
Giống nhau và khác nhau giữa 2 hình thức cạnh tranh ?

Giống nhau: cả 2 loại đều là sự ganh đua giữa các chủ thể sản xuất để giành lấy lợi ích kinh tế lớn
nhất về mình.

Cạnh tranh nội bộ ngành Cạnh trạnh giữa các ngành khác nhau

Các chủ thể kinh doanh Các chủ thể kinh doanh các ngành khác
trong cùng một ngành nhau
Đối tượng

Biện Pháp Các doanh nghiệp ra sức cải Các doanh nghiệp tự do di chuyển
tiến đổi mới kĩ thuật công nguồn lực của mình từ ngành này sang
nghệ, hợp lí hóa sản xuất, ngành khác, vào các ngành sản xuất
tăng năng suất lao động, hạ kinh doanh khác nhau.
thấp giá trị cá biệt của hàng
hóa

Kết quả Hình thành giá cả thị Hình thành tỷ suất lợi nhuận bình quân
trường

- tác động của cạnh tranh:


+ tác động tích cực của cạnh tranh:
• Cạnh tranh thúc đẩy sự phát triển của lực lượng sản xuất( trong kinh tế thị trường
các chủ thể kinh tế không ngừng tiến bộ công nghệ sản xuất, nâng cao trình độ, tây
nghề của người lao động,..để tạo ra hàng hóa chất lượng canh tranh với nhau nên cần
thúc đẩy lực lượng sản xuất phát triển)
Vd: các hãng điện thoại các hãng như samsung, iphone liên tực đổi mới cải tiến kĩ
thuật công nghệ, mẫu mã, chính sách ưu đãi,..đó là sự phát triển của lực lượng sản
xuất.
•cạnh tranh thức đẩy sự phát triển của nền kinh tế thị trường
•cạnh tranh là cơ chế điều chỉnh linh hoạt, hiệu quả các phân bố các nguồn lực (trong
nền kttt các chủ thể cạnh tranh với nhau để tiếp cận nguồn lực như: lao động, vốn ,
công nghệ, tài nguyên. Kết quả của sự cạnh tranh này làm cho các nguồn lực được
phân bổ một cách linh hoạt VD về nguồn lao động các doanh nghiệp cạnh tranh về
lương thu hút nguồn lực lao động có trình độ, có chất xám)
•cạnh tranh thúc đẩy năng lực thỏa mãn nhu cầu xã hội( trong kttt, sự tồn tại của
doanh nghiệp sx do người tiêu dùng quyết định. Do vậy, để chiếm lĩnh thị trường, và
có lợi nhuận các doanh nghiệp phải canh tranh với nhau để mở rộng thị trường. Họ sx
ra nhiều loại sane phẩm đa dạng phong phú thỏa mãn nhu cầu, thị hiếu của người
tiêu dùng VD cạnh tranh giữa các công ty du lịch VN, để mở rộng thi trường các công
ty du lịch cần phải đa dạng hóa sản phẩm dịch vụ, họ đưa ra nhiều tour du lịch phù
hợp với khách hàng khác nhau thoa mãn nhu cầu người đi du lịch)
+ Tác động tiêu cực của cạnh tranh: khi cạnh tranh không lành mạnh.
• Gây tổn hại môi trường kinh doanh, xói mòn đạo đức xã hội(vd để chạy theo lợi
nhuận nhiều hoạt động lừa đảo, trốn thuế, tung tin phá đối thủ, hàng nhái,…các hành
động trên pháp luật sẽ vào cuộc)
•lãng phí nguồn lực xã hội(có thể chiếm giữ nguồn lực không đưa vào sản xuất kinh
doanh cho xã hội. Ngoài ra còn có hành vi ép giá đối thủ, không cho đối thủ có điều
kiện sản xuất là khá phổ biến vd trên thực tế ở VN các hoạt động đầu cơ tích trữ hàng
hóa để ép giá kiếm lợi nhuận trên lệch khá phổ biến như hành vi đầu cơ tích trữ khẩu
trang mùa dịch của một số nhà thuốc,gây ảnh hưởng sức khỏe con người, lợi ích xã
hội).
• gây tổn hại phúc lợi xã hội(khi các nguồn lực bị sử dụng lãng phí không hiệu quả, xã
hội có ít cơ hội lựa chọn hơn để thỏa mãn nhu cầu , phúc lợi xã hội bị giảm bớt VD
hành vi đe dọa, hành hung đối với chủ xe tư nhân của các nhà xe lớn ở VN hiện nay
những hành vi đó vô hình chung khiến cho xã hội có ít cơ hội lựa chọn thỏa mãn nhu
cầu đi lại).
Trắc nghiệm:
Câu 1: cho các ví dụ sau, các ví dụ về cạnh trạnh nội bộ ngành
A. Cạnh tranh giữa các công ty may mặc với nhau
B. Cạnh tranh giữa các công ty nước uống đóng chai
C. Cạnh tranh giữa người kinh doanh vật tư xây dựng và người kinh doanh nội thất
D. Cả A và B đều đúng.
Câu 2: cho biết kết quả của cạnh tranh nội bộ ngành là gì?
A. Hình thành giá trị thị trường
B. Hình thành tỷ suất lợi nhuận bình quân trong nề kinh tế thị trường
C. Không tác động đến thị trường
D. Không có đáp án đúng.
Câu 3: chọn câu sai về tác động tích cực của cạnh tranh:
A. Cạnh tranh thúc đẩy sự phát triển con người lao động.
B. cạnh tranh làm tăng giá trị cá biệt của hàng hóa.
C. cạnh tranh là cơ chế điều chỉnh linh hoạt, hiệu quả các phân bố các nguồn lực
D. Cạnh tranh thúc đẩy sự phát triển tư liệu sản xuất.

Cách Hệ thống bán mỹ phẩm Hasaki cạnh tranh với chuỗi hệ thống mỹ phẩm khác:
- vấn đề ứng xử
-kiến thức về da, thành phần mỹ phẩm
-quy mô mở rộng thị trường tiếp cận người tiêu dùng (76 cửa hàng trải dài trên 27 tỉnh thành)
-khả năng makerting
-dịch vụ chăm sóc khách hàng
-sở hữu nhiều mặt hàng đa dạng cao cấp tới bình dân, thỏa mãn nhu cầu khách hàng

You might also like