You are on page 1of 2

* Quy luật lưu thông tiền tệ

Quy luật lưu thông tiền tệ yêu cầu việc lưu thông tiền tệ phải căn cứ trên yêu cầu của lưu
thông hàng hóa và dịch vụ. Việc đưa số lượng tiền cần thiết cho lưu thông trong mỗi thời kỳ
nhất định phải thống nhất với lưu thông hàng hóa.

Số lượng tiền cần thiết cho lưu thông hàng hóa ở mỗi thời kỳ nhất định dược xác định bằng
công thức tổng quát sau:

M=P.Q/V
Trong đó:

M: số lượng tiền cần thiết cho lưu thông trong một thời gian nhất định.

P: mức giá cả.

Q: khối lượng hàng hóa dịch vụ đưa ra lưu thông.

V: số vòng lưu thông của đồng tiền.

Ví dụ:

Việc thanh toán không dùng tiền mặt trở nên phồ biến thì số lượng tiền cần thiết cho lưu
thông được xác định như sau:

M=(P.Q−(G1+G2)+G3)/V
Trong đó:

(P.Q): tổng giá cả hàng hóa.

G1: tổng giá cả hàng hóa bán chịu.

G2: tổng giá cả hàng hóa khấu trừ cho nhau.

G3: tổng giá cả hàng hóa đến kỳ thanh toán.

V: số vòng quay trung bình của tiền tệ.

* Quy luật cạnh tranh

Cạnh tranh là sự ganh đua giữa những chủ thể kinh tế với nhau nhằm có được những ưu thế
về sản xuất cũng như tiêu thụ và thông qua đó mà thu được lợi ích tối đa.

Kinh tế thị trường càng phát triển thì cạnh tranh trên thị trường càng trở nên thường xuyên,
quyết liệt hơn.

- Cạnh tranh trong nội bộ ngành


Cạnh tranh trong nội bộ ngành là cạnh tranh giữa các chủ thề kinh doanh trong cùng một
ngành hàng hóa.
Doanh nghiệp ra sức cải tiến kỹ thuật, đổi mới công nghệ, hợp lý hóa sản xuất, tăng năng suất
lao động để hạ thâp giá trị cá biệt của hàng hóa. Cạnh tranh làm cho giá trị hàng hoá của
doanh nghiệp sản xuất ra thấp hơn giá trị xã hội của hàng hoá đó.
- Cạnh tranh giữa các ngành

Cạnh tranh giữa các ngành là cạnh tranh giữa các chủ thể sản xuất kinh doanh giữa các ngành
khác nhau.
Các doanh nghiệp tự do di chuyển nguồn lực của mình từ ngành này sang ngành khác, vào
các ngành sản xuất kinh doanh khác nhau. Mục đích của cạnh tranh giữa các ngành là nhằm
tìm nơi đầu tư có lợi nhất.
- Những tác động của cạnh tranh trong nền kinh tế thị trường

+ Tác động tích cực:


Thứ nhất, cạnh tranh thúc đẩy sự phát triển lực lượng sản xuất.
Thứ hai, cạnh tranh thúc đấy sự phát triển nền kinh tế thị trường.
Thứ ba, cạnh tranh là cơ chế điều chỉnh linh hoạt việc phân bồ các nguồn lực.
Thứ tư, cạnh tranh thúc đẩy năng lực thỏa mãn nhu cầu của xã hội.
+ Tác động tiêu cực:
Một là, cạnh tranh không lành mạnh gây tổn hại môi trường kinh doanh.
Hai là, cạnh tranh không lành mạnh gây lãng phí nguồn lực xã hội.
Ba là, cạnh tranh không lành mạnh gây làm tổn hại phúc lợi của xã hội.

You might also like