You are on page 1of 1

1.

Căn cứ theo phạm vi ngành:


Cạnh tranh trong nội bộ ngành:
 Là cạnh tranh giữa các chủ thể kinh doanh trong cùng một ngành hàng hóa. Đây là
một trong những phương thức để thực hiện lợi ích của doanh nghiệp trong cùng
một ngành sản xuất
 Các doanh nghiệp ra sức cải tiến kỹ thuật, đổi mới công nghệ, hợp lý hóa sản xuất,
tăng năng suất lao động để hạ thấp giá trị cá biệt của hàng hóa, làm cho giá trị
hàng hoá của doanh nghiệp sản xuất ra thấp hơn giá trị xã hội của hàng hoá đó.
2. Căn cứ vào chủ thể tham gia thị trường:
-Cạnh tranh giữa người sản xuất và người tiêu dùng: Là sự mặc cả theo luật mua rẻ-bán
đắt khi cả hai bên đều muốn tối đa hóa lợi ích của mình ( Người sản xuất thì muốn bán
hàng với giá cao, người tiêu dùng lại muốn mua với giá rẻ ).
-Cạnh tranh giữa người tiêu dùng và người tiêu dùng: xảy ra khi mức cung nhỏ hơn mức
cầu của 1 loại hàng hóa hoặc dịch vụ. Lúc này hàng hóa trên thị trường khan hiếm, người
tiêu dùng sẵn sàng mua hàng với mức giá cao
Vd: Trong thời gian đỉnh điểm của dịch Covid-19, nhu cầu về khẩu trang và nước rửa tay
tăng cao khiến xảy ra tình trạng “khan hiếm”, “cháy hàng”. Người dân ồ ạt tranh nhau
mua, một số nhà thuốc đã lợi dụng để găm hàng, thổi giá hàng hóa.
-Cạnh tranh giữa người sản xuất với người sản xuất: Các doanh nghiệp luôn phải ganh
đua, loại trừ lẫn nhau để giành cho mình những điều kiện thuận lợi trong sản xuất và tiêu
thụ hàng hóa, như điều kiện về vốn, lao động, nguồn nguyên liệu, thị trường, giành nơi
đầu tư có lợi,…để thu được nhiều lợi ích nhất cho mình nhằm mục tiêu tồn tại và phát
triển.

You might also like