You are on page 1of 9

Câu 1: Phân tích đặc điểm của các loại hành vi HCCT và đặc điểm của các dạng

hành
vi thỏa thuận HCCT, hành vi lạm dụng vị trí thống lĩnh thị trường, hành vi tập trung
kinh tế.
HCCT là hành vi của DN làm giảm, sai lệch, cản trở cạnh tranh trên thị trường, bao
gồm hành vi thỏa thuận HCCT, lạm dụng vị trí thống lĩnh thị trường, lạm dụng vị trí
độc quyền.
* Đặc điểm của hành vi thoả thuận HCCT:
- KN: K4 điều 3 LCT 2018: là hành vi thỏa thuận giữa các bên dưới mọi hình thức gây
tác động hoặc có khả năng gây tác động HCCT.
- Đặc điểm:
+ Chủ thể tham gia thoả thuận HCCT là các DN hoạt động độc lập: Căn cứ theo
Điều 12 LCT 2018 về thỏa thuận HCCT bị cấm thì thoả thuận HCCT diễn ra
giữa các DN. Căn cứ vào Điều 2 LCT 2018 thì DN bao gồm tổ chức, cá nhân
kinh doanh. Các DN tham gia phải hoạt động độc lập với nhau và hoàn toàn
không phụ thuộc nhau về tài chính.
+ Thoả thuận HCCT chỉ được hình thành khi có sự thống nhất về ý chí của các
bên tham gia thoả thuận. Sự thống nhất cùng hành động giữa các DN tham gia
thoả thuận được thể hiện công khai hoặc không công khai: Dấu hiệu quan trọng
nhất để nhận diện là có sự thống nhất ý chí của các bên tham gia thoả thuận về
nội dung như ấn định giá, phân chia thị trường tiêu thụ, hạn chế nguồn cung,...
+ Hậu quả của thoả thuận HCCT là gây tác động hoặc có khả năng gây tác động
HCCT trên thị trường.
* Đặc điểm của hành vi lạm dụng vị trí thống lĩnh thị trường, lạm dụng vị trí độc
quyền
- KN: (K5 Đ3 LCT 2018) là hành vi của DN có vị trí thống lĩnh thị trường, vị trí độc
quyền gây tác động hoặc có khả năng gây tác động HCCT.
- Đặc điểm:
+ Chủ thể thực hiện hành vi là doanh nghiệp, nhóm doanh nghiệp có vị trí thống
lĩnh, độc quyền trên thị trường liên quan: Căn cứ theo Điều 24 và Đ25 LCT
2018 xác định DN có vị trí độc quyền và DN có vị trí thống lĩnh thị trường.
+ Doanh nghiệp, nhóm doanh nghiệp có vị trí thống lĩnh, độc quyền đã hoặc đang
thực hiện hành vi hạn chế cạnh tranh: Điều 27 Luật cạnh tranh năm 2018 quy
định về các hành vi lạm dụng vị trí thống lĩnh, lạm dụng vị trí độc quyền bị cấm
=> Cơ quan có thẩm quyền chỉ có thể xử lý doanh nghiệp về hành vi lạm dụng
vị trí thống lĩnh thị trường, vị trí độc quyền để hạn chế cạnh tranh khi chứng
minh đủ hai điều kiện như sau: Doanh nghiệp, nhóm doanh nghiệp bị điều tra
có vị trí thống lĩnh thị trường hoặc doanh nghiệp có vị trí độc quyền; Doanh
nghiệp đó đã, đang thực hiện một trong những hành vi hạn chế cạnh tranh kể
trên.
+ Hậu quả của hành vi lạm dụng là làm sai lệch, cản trở hoặc giảm cạnh tranh
trên thị trường liên quan. Đặc trưng này cho thấy tác hại của hành vi lạm dụng
đối với thị trường.
* Đặc điểm của các dạng hành vi thỏa thuận HCCT. (Căn cứ theo Đ11 LCT
2018).
- Thỏa thuận ấn định giá hàng hoá, dịch vụ một cách trực tiếp hoặc gián tiếp:
Bản chất của loại thoả thuận ấn định giá là việc thống nhất cùng hành động ấn định giá
một cách trực tiếp hoặc gián tiếp và được thực hiện dưới một trong các hình thức như:
+ Áp dụng thống nhất mức giá với một số hoặc tất cả khách hàng;
+ Tăng giá hoặc giảm giá ở mức cụ thể;
+ Áp dụng công thức tính giá chung;
+ Duy trì tỷ lệ cố định về giá của sản phẩm liên quan;
+ Không chiết khấu giá hoặc áp dụng mức chiết khấu giá thống nhất;
+ Dành hạn mức tín dụng cho khách hàng;
+ Không giảm giá nếu không thông báo cho các thành viên khác của thoả thuận;
+ Sử dụng mức giá thống nhất tại thời điểm các cuộc đàm phán về giá bắt đầu.
Các thoả thuận trực tiếp ấn định giá mua, bán (gồm áp dụng thống nhất mức giá với
một số hoặc tất cả khách hàng; tăng giá hoặc giảm giá ở mức cụ thể và áp dụng công
thức tính giá chung) dẫn đến kết quả là một mức giá mua, bán như nhau giữa các
doanh nghiệp tham gia thoả thuận.
Các loại thoả thuận còn lại có thể được gọi là thoả thuận gián tiếp ấn định giá mua,
bán và khác với nhóm thoả thuận trên ở chỗ chúng không tạo ra mức giá mua, bán như
nhau giữa các doanh nghiệp tham gia thoả thuận nhưng lại có tác dụng ngăn cản, kìm
hãm các doanh nghiệp này định giá sản phẩm của mình một cách độc lập theo cơ chế
thị trường.
- Thoả thuận phân chia khách hàng, phân chia thị trường tiêu thụ, nguồn cung cấp
hàng hoá, cung ứng dịch vụ:
Mục đích: nhằm giảm sức ép cạnh tranh và tạo ra sự độc quyền trong khu vực thị
trường đã được phân chia.
Thoả thuận phân chia thị trường bao gồm:
+ Thoả thuận phân chia thị trường tiêu thụ (thị trường bán) và
+ Thoả thuận phân chia nguồn cung cấp hàng hoá, cung ứng dịch vụ (thị trường
mua), trong đó:
+ Thoả thuận phân chia thị trường tiêu thụ là việc thống nhất về số lượng hàng
hoá, dịch vụ; địa điểm mua, bán hàng hoá, dịch vụ; nhóm khách hàng đối với
mỗi bên tham gia thoả thuận;
+ Thoả thuận phân chia nguồn cung cấp hàng hoá, cung ứng dịch vụ là việc thống
nhất mỗi bên tham gia thoả thuận chỉ được mua hàng hoá, dịch vụ từ một hoặc
một số nguồn cung cấp nhất định.
- Thoả thuận hạn chế hoặc kiểm soát số lượng, khối lượng sản xuất, mua, bán hàng
hoá, cung ứng dịch vụ:
Đây là loại thoả thuận trong đó các bên thống nhất cắt, giảm số lượng, khối lượng sản
xuất, mua, bán hàng hoá, cung ứng dịch vụ trên thị trường liên quan so với trước đó;
hoặc thống nhất ấn định lượng, khối lượng sản xuất, mua, bán hàng hoá, cung ứng
dịch vụ ở mức đủ để tạo sự khan hiếm trên thị trường.
Việc kiểm soát hay hạn chế này thường làm bóp méo nguồn cung trên thị trường, tạo
ra sự khan hiếm giả tạo và đẩy giá hàng hoá lên cao, gây thiệt hại cho người tiêu dùng.
Chỉ khi nào việc cắt giảm sản lượng là kết quả của sự thoả thuận giữa các doanh
nghiệp nhằm làm giảm sức ép cạnh tranh thì Nhà nước mới cần can thiệp để bảo vệ
cạnh tranh trên thị trường. Vì có những TH ngoại lệ.
- Thỏa thuận để một hoặc các bên tham gia thỏa thuận thắng thầu khi tham gia đấu
thầu trong việc cung cấp hàng hóa, cung ứng dịch vụ:
Đấu thầu là việc lựa chọn nhà cung cấp hàng hoá (dịch vụ) thông qua cạnh tranh về giá
cả, chất lượng, tính năng kỹ thuật... để người mời thầu lựa chọn được nhà cung cấp có
chất lượng tốt nhất và mức giá hợp lý nhất. Đặc điểm cơ bản của quá trình đấu thầu là
các nhà thầu phải chuẩn bị và nộp hồ sơ dự thầu độc lập với nhau. Hành vi thông đồng
hay hợp tác giữa các nhà thầu trong cuộc đấu thầu để một hoặc một số doanh nghiệp
trúng thầu, về bản chất, luôn bị coi là làm hạn chế cạnh tranh đáng kể và khiến mục
đích của cuộc đấu thầu không đạt được.
- Thỏa thuận ngăn cản, kìm hãm, không cho doanh nghiệp khác tham gia thị trường
hoặc phát triển kinh doanh:
Là việc thống nhất không giao dịch với doanh nghiệp không tham gia thoả thuận (tẩy
chay) hoặc cùng hành động dưới các hình thức như yêu cầu, kêu gọi, dụ dỗ khách
hàng của mình không mua, bán hàng hoá, không sử dụng dịch vụ của doanh nghiệp
không tham gia thoả thuận; mua, bán hàng hoá, dịch vụ với mức giá đủ để doanh
nghiệp không tham gia thoả thuận không thể tham gia thị trường liên quan…
- Thỏa thuận loại bỏ khỏi thị trường những doanh nghiệp không phải là các bên tham
gia thỏa thuận:
Đây là loại thoả thuận trong đó các bên thống nhất không giao dịch với doanh nghiệp
không tham gia thoả thuận (tẩy chay) và cùng hành động dưới các hình thức như: yêu
cầu, kêu gọi, dụ dỗ khách hàng của mình không mua, bán hàng hoá, không sử dụng
dịch vụ của doanh nghiệp không tham gia thoả thuận; hoặc yêu cầu, kêu gọi, dụ dỗ các
nhà phân phối, các nhà bán lẻ đang giao dịch với mình phân biệt đối xử khi mua, bán
hàng hoá của doanh nghiệp không tham gia thoả thuận theo hướng gây khó khăn cho
việc tiêu thụ hàng hoá của doanh nghiệp này; hoặc mua, bán hàng hoá, dịch vụ với
mức giá đủ để doanh nghiệp không tham gia thoả thuận phải rút lui khỏi thị trường
liên quan.
- Thỏa thuận hạn chế phát triển kỹ thuật, công nghệ, hạn chế đầu tư:
Thỏa thuận hạn chế phát triển kĩ thuật, công nghệ có thể hiểu là việc thống nhất mua
sáng chế, giải pháp hữu ích, kiểu dáng công nghiệp để tiêu huỷ hoặc không sử dụng.
Thoả thuận hạn chế đầu tư có thể hiểu là việc thống nhất không đưa thêm vốn để mở
rộng sản xuất, cải tiến chất lượng hàng hoá, dịch vụ hoặc để mở rộng phát triển khác.
- Thỏa thuận áp đặt hoặc ấn định điều kiện ký kết hợp đồng mua, bán hàng hóa, cung
ứng dịch vụ cho doanh nghiệp khác hoặc thỏa thuận buộc doanh nghiệp khác chấp
nhận các nghĩa vụ không liên quan trực tiếp đến đối tượng của hợp đồng:
Thoả thuận áp đặt cho doanh nghiệp khác điều kiện kí kết hợp đồng mua, bán hàng
hoá, dịch vụ có thể hiểu là việc thống nhất đặt một hoặc một số điều kiện tiên quyết
sau đây trước khi kí kết họp đồng: Hạn chế về sản xuất, phân phối hàng hoá khác;
mua, cung ứng dịch vụ khác không liên quan trực tiếp đến cam kết của bên nhận đại lí
theo quy định của pháp luật về đại lí; hạn chế về địa điểm bán lại hàng hoá, trừ những
hàng hoá thuộc danh mục mặt hàng kinh doanh có điều kiện, mặt hàng hạn chế kinh
doanh theo quy định của pháp luật; hạn chế về khách hàng mua hàng hoá để bán lại,
trừ những hàng hoá thuộc trường hợp trên; hạn chế về hình thức, số lượng hàng hoá
được cung cấp.
Thoả thuận buộc doanh nghiệp khác chấp nhận các nghĩa vụ không liên quan trực tiếp
đến đối tượng của hợp đồng có thể hiểu là việc thống nhất ràng buộc doanh nghiệp
khác khi mua, bán hàng hoá, dịch vụ với bất kì doanh nghiệp nào tham gia thoả thuận
phải mua hàng hoá, dịch vụ khác từ nhà cung cấp hoặc người được chỉ định trước hoặc
thực hiện thêm một hoặc một số nghĩa vụ nằm ngoài phạm vi cần thiết để thực hiện
hợp đồng.
Nhằm giảm sức ép cạnh tranh, các doanh nghiệp có thể cùng nhau thoả thuận trước
các điều kiện hay điều khoản tiêu chuẩn sẽ được áp dụng khi mua, bán hàng hoá, dịch
vụ; các hiệp hội ngành nghề cũng có thể áp đặt cho các thành viên của mình nghĩa vụ
phải sử dụng các điều khoản mua bán chung (tiêu chuẩn) do hiệp hội xác định trước.
Những điều khoản tiêu chuẩn này thường được coi là có tác dụng hạn chế cạnh tranh
đáng kể trừ khi các bên liên quan vẫn có quyền tự do lựa chọn việc có áp dụng những
tiêu chuẩn này hay không trong từng hợp đồng cụ thể.
- Thỏa thuận không giao dịch với các bên không tham gia thỏa thuận:
Là một hình thức của thỏa thuận ngăn cản, kìm hãm, không cho doanh nghiệp khác
tham gia thị trường hoặc phát triển kinh doanh được tách ra thành một loại thỏa thuận
riêng được quy định tại khoản 9 Điều 11 Luật cạnh tranh năm 2018. Mục đích của loại
thỏa thuận này chính là để ngăn cản, kìm hãm, không cho doanh nghiệp khác tham gia
thị trường hoặc phát triển kinh doanh.
- Thỏa thuận hạn chế thị trường tiêu thụ sản phẩm, nguồn cung cấp hàng hóa, cung
ứng dịch vụ của các bên không tham gia thỏa thuận.
* Đặc điểm của các dạng hành vi lạm dụng vị trí thống lĩnh thị trường. (căn cứ
theo Đ27 LCT 2018).
- Bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ dưới giá thành toàn bộ dẫn đến hoặc có khả năng
dẫn đến loại bỏ đối thủ cạnh tranh;
- Áp đặt giá mua, giá bán hàng hóa, dịch vụ bất hợp lí hoặc ấn định giá bán lại tối
thiểu gây ra hoặc có khả năng gây ra thiệt hại cho khách hàng;
Với hành vi này, khách hàng là những người bị chịu thiệt hại bởi giá mà họ phải mua
quá cao so với giá trị thực tế của sản phẩm hoặc phải bán hàng hóa với giá thấp hơn
giá thành thực. Giá mua, bán sản phẩm trên thị trường không được hình thành từ cạnh
tranh mà do các doanh nghiệp thống lĩnh ấn định. Mức chênh lệch giữa giá được ấn
định với giá cạnh tranh (giả định) là khoản lợi ích độc quyền mà doanh nghiệp có vị trí
thống lĩnh hay vị trí độc quyền có được. Vì vậy, bằng hành vi này doanh nghiệp thống
lĩnh hoặc độc quyền đã có được toàn bộ giá trị thặng dư tiêu dùng của thị trường, mà
thực chất là phần giá trị lẽ ra được hưởng của người tiêu dùng nếu có cạnh tranh. Do
đó, hành vi này được coi là hành vi điển hình mang tính chất bóc lột khách hàng.
- Hạn chế sản xuất, phân phối hàng hóa, dịch vụ, giới hạn thị trường, cản trở sự phát
triển kĩ thuật, công nghệ gây ra hoặc có khả năng gây ra thiệt hại cho khách hàng;
Nhóm hành vi này gồm ba hành vi cụ thể sau:
Thứ nhất, hạn chế sản xuất, phân phối sản phẩm gây thiệt hại cho khách hàng - là hành
vi giảm khả năng cung ứng hàng hóa, dịch vụ một cách giả tạo để lũng đoạn thị
trường, làm biến động quan hệ cung cầu theo hướng có lợi cho doanh nghiệp có vị trí
thống lĩnh thị trường trong giao dịch với khách hàng.
Thứ hai, hạn chế thị trường gây thiệt hại cho khách hàng - là việc doanh nghiệp có vị
trí thống lĩnh tự giới hạn khu vực bán hoặc giới hạn nguồn mua sản phẩm mà không có
lý do chính đáng gây thiệt hại cho khách hàng.
Thứ ba, hạn chế sự phát triển kỹ thuật, công nghệ làm thiệt hại cho khách hàng - là
việc doanh nghiệp thực hiện những hành vi nhằm cản trở đối thủ cạnh tranh tiến hành
việc nghiên cứu phát triển kỹ thuật, công nghệ hoặc ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ
thuật vào hoạt động kinh doanh. Ví dụ như hành vi mua sáng chế, giải pháp hữu ích,
kiểu dáng công nghiệp để tiêu hủy hoặc không sử dụng hoặc hành vi đe dọa hoặc ép
buộc người đang nghiên cứu phát triển kỹ thuật, công nghệ phải dừng hoặc hủy bỏ
việc nghiên cứu.
Câu 2: Phân tích phương thức điều chỉnh của PL đối với từng loại hành vi HCCT.
* Hành vi thỏa thuận HCCT:
- Các hành vi thỏa thuận cạnh tranh bị cấm quy định tại điều 12 LCT 2018, bên cạnh
đó thì có các thỏa thuận hạn chế cạnh tranh bị cấm được miễn trừ căn cứ theo điều 14
LCT 2018.
- Các hành vi thỏa thuận hạn chế cạnh tranh bị cấm tuyệt đối:
+ Thỏa thuận ngăn cản, kìm hãm không cho doanh nghiệp khác phát triển kinh doanh;
+ Thỏa thuận loại bỏ khỏi thị trường những doanh nghiệp không phải là các bên của
thỏa thuận;
Những thỏa thuận hạn chế cạnh tranh được quy định tại Khoản 5, 6 Điều 11 LCT 2018
luôn hàm chứa tính chất hạn chế cạnh tranh mà không có bất cứ một cơ sở nào để có
thể biện biện hộ về hiệu quả của chúng đối với thị trường.
PL có những phương thức điều chỉnh với hành vi thoả thuận HCCT tại điều 6,7 Nghị
định 75/2019/NĐ-CP.
* Hành vi lạm dụng vị trí thống lĩnh thị trường, lạm dụng vị trí độc quyền
- Theo quy định tại khoản 1 Điều 8 Nghị định 75/2019/NĐ-CP, doanh nghiệp có vị trí
thống lĩnh thị trường hoặc từng doanh nghiệp thuộc nhóm doanh nghiệp có vị trí thống
lĩnh thị trường sẽ bị phạt tiền 01% đến 10% tổng doanh thu trên thị trường liên quan
trong năm tài chính liền kề trước năm thực hiện hành vi vi phạm thuộc một một trong
các hành vi được quy định tại NĐ.
- Theo quy định tại K1 Điều 9 Nghị định 75/2019/NĐ-CP, phạt tiền từ 01% đến 10%
tổng doanh thu trên thị trường liên quan trong năm tài chính liền kề trước năm thực
hiện hành vi vi phạm của doanh nghiệp có vị trí độc quyền đối với một trong các hành
vi lạm dụng được quy định tại điều trên.
=> Pháp luật chỉ xử lý hành vi lạnh dụng chứ không xử lý vị trí thống lĩnh hay độc
quyền của doanh nghiệp, tức là chỉ tạo ra khuôn khổ để quản lý hành vi lạm dụng mà
không tạo ra khuôn khổ cho sự cạnh tranh kinh doanh trên thị trường của các doanh
nghiệp. Quyền cạnh tranh của các doanh nghiệp thống lĩnh thị trường, doanh nghiệp
độc quyền vẫn được pháp luật bảo hộ.
Câu 3: Phân tích đặc điểm của từng hành vi cạnh tranh không lành mạnh. (Điều 45
LCT 2018).
- KN: Theo K6 Điều 3 Luật cạnh tranh 2018, hành vi cạnh tranh không lành mạnh là
vi của doanh nghiệp trái với nguyên tắc thiện chí, trung thực, tập quán thương mại và
các chuẩn mực khác trong kinh doanh, gây thiệt hại hoặc có thể gây thiệt hại đến
quyền và lợi ích hợp pháp của doanh nghiệp khác.
- Căn cứ theo Đ45 LCT 2018 thì các hành vi cạnh tranh không lành mạnh bị cấm.
- Đặc điểm của hành vi cạnh tranh không lành mạnh:
+ Hành vi cạnh tranh không lành mạnh là hành vi cạnh tranh do các chủ thể kinh
doanh trên thị trường thực hiện, nhằm mục đích lợi nhuận.
+ hành vi cạnh tranh không lành mạnh là hành vi có tính chất đối lập, đi ngược lại
các nguyên tắc, thông lệ tổt trong kinh doanh, có thể hiểu là những quy tắc xử
sự chung đã được chấp nhận rộng rãi và lâu dài trong hoạt động kinh doanh trên
thị trường.
+ Hành vi cạnh tranh bị kết luận là không lành mạnh và cần phải ngăn chặn khi
nó gây thiệt hại hoặc có khả năng gây thiệt hại cho doanh nghiệp khác.
Câu 4: Phân tích phương pháp điều chỉnh của PL đối với hành vi cạnh tranh không
lành mạnh.
Trong nghị định.
Điều 110. Nguyên tắc xử lý vi phạm, hình thức xử lý vi phạm và biện pháp khắc
phục hậu quả vi phạm pháp luật về cạnh tranh
1. Tổ chức, cá nhân có hành vi vi phạm pháp luật về cạnh tranh thì tùy theo tính chất,
mức độ vi phạm mà bị xử lý kỷ luật, xử phạt vi phạm hành chính hoặc bị truy cứu
trách nhiệm hình sự; nếu gây thiệt hại đến lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp
pháp của tổ chức, cá nhân thì phải bồi thường thiệt hại theo quy định của pháp luật.
(có các chế tài hành chính, dân sự và hình sự)
(chế tài dân sự: vấn đề khởi kiện đòi bồi thường thiệt hại đối với hành vi cạnh tranh
không lành mạnh sẽ được áp dụng theo các quy định về trách nhiệm bồi thường thiệt
hại ngoài hợp đồng tại Chương XX Bộ luật dân sự năm 2015 và pháp luật có liên
quan).
Câu 7: Khiếu nại quyết định xử lý vụ việc cạnh tranh và khiếu kiện quyết định xử lý
vụ việc cạnh tranh.
* Khiếu nại quyết định xử lý vụ việc cạnh tranh:
1) Đ96+97 lct 2018
2) Đ98+ K1 Đ99 LCT 2018:
- Quyết định xử lí vụ việc cạnh tranh bị khiếu nại vẫn tiếp tục được thi hành, trừ
trường hợp Chủ tịch ủy ban Cạnh tranh Quốc gia ra quyết định tạm đình chỉ việc thi
hành một phần hoặc toàn bộ quyết định xử lí vụ việc cạnh tranh khi xét thấy việc thi
hành một phần hoặc toàn bộ quyết định xử lí vụ việc cạnh tranh bị khiếu nại sẽ gây
hậu quả khó khắc phục.
3) Thủ tục giải quyết khiếu nại quyết định xử lí vụ việc cạnh tranh (Đ100 LCT
2018)
4) Quyết định giải quyết khiếu nại quyết định xử lý vụ việc cạnh tranh. Đ101-
>Đ103 LCT 2018.
5) Quyết định đình chỉ giải quyết vụ việc cạnh tranh Đ92 LCT 2018.
Câu 8: Phân tích những hành vi bị cấm được quy định trong luật bảo vệ quyền lợi
người tiêu dùng.
- Tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng hóa, dịch vụ lừa dối hoặc gây nhầm lẫn cho người
tiêu dùng thông qua hoạt động quảng cáo hoặc che giấu, cung cấp thông tin không đầy
đủ, sai lệch, không chính xác về một trong các nội dung sau đây:
+ Hàng hóa, dịch vụ mà tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng hóa, dịch vụ cung cấp.
Ví dụ: người bán quảng cáo không đúng về chất lượng sản phẩm, đặc biệt là
công dụng của các loại thuốc khiến người mua tin rằng sử dụng sản phẩm đó sẽ
chữa khỏi bệnh.
+ Uy tín, khả năng kinh doanh, khả năng cung cấp hàng hóa, dịch vụ của tổ chức,
cá nhân kinh doanh hàng hóa, dịch vụ; Ví dụ: Nhiều doanh nghiệp hay có
slogan, khẩu hiệu rằng là doanh nghiệp uy tín hàng đầu Việt Nam, hay doanh
nghiệp được người tiêu dùng lựa chọn trong nhiều năm liền… dù không hề
được công nhận hay được tổ chức uy tín bình chọn. Điều đó dễ làm cho người
mua hàng hóa, dịch vụ lầm tưởng về uy tín của doanh nghiệp, cho rằng chất
lưởng sản phẩm dịch vụ cũng tốt như quảng cáo vì xuất phát từ một doanh
nghiệp có uy tín.
+ Nội dung, đặc điểm giao dịch giữa người tiêu dùng với tổ chức, cá nhân kinh
doanh hàng hóa, dịch vụ. Ví dụ: Thực tế thường thấy khi giao dịch hàng hóa,
dịch vụ người bán thường đứng ở vị thế cao hơn do biết rõ sản phẩm họ bán
được có nguồn gốc, xuất xứ như thế nào nhưng họ lại che giấu một phần thông
tin sản phẩm, hoặc cung cấp thông tin không chính xác trong hợp đồng giao
dịch với khách hàng, như vậy là lừa dối khách hàng.
- Tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng hóa, dịch vụ quấy rối người tiêu dùng thông qua
tiếp thị hàng hóa, dịch vụ trái với ý muốn của người tiêu dùng từ 02 lần trở lên hoặc có
hành vi khác gây cản trở, ảnh hưởng đến công việc, sinh hoạt bình thường của người
tiêu dùng: Ví dụ: Khi số điện thoại cá nhân bị thu thập, và liên tục nhận được các cuộc
gọi về cho vay tiền với lãi suất thấp, làm thẻ tín dụng với ưu đãi khủng hay được mời
chào về mua bán đất, mua bán nhà, chung cư… Những cuộc gọi với tần suất thường
xuyên, làm ảnh hưởng rất nhiều đến cuộc sống cũng như công việc của người tiêu
dùng trong khi chúng ta không hề có nhu cầu mua bán hay cần tư vấn về dịch vụ đó.
- Tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng hóa, dịch vụ ép buộc người tiêu dùng thông qua
việc thực hiện một trong các hành vi sau đây:
+ Dùng vũ lực, đe dọa dùng vũ lực hoặc các biện pháp khác gây thiệt hại đến tính
mạng, sức khỏe, danh dự, uy tín, nhân phẩm, tài sản của người tiêu dùng; Ví
dụ: Đối tượng là sinh viên mới lên những thành phố lớn thường rất hay bị ép
buộc mua hàng do đây là những người “nhẹ dạ, dễ bị dụ dỗ” xem hàng hóa để
mua nhưng khi họ tự chối mua sản phẩm do giá quá cao thì lại bị người bán
dùng vũ lực hoặc đe dọa dùng vũ lực, chặn xe không cho đi với câu nói khá
quen thuộc “không mua thì đừng hòng ra khỏi đây”.
+ Lợi dụng hoàn cảnh khó khăn của người tiêu dùng hoặc lợi dụng thiên tai, dịch
bệnh để ép buộc giao dịch: Ví dụ: trong đợt giãn cách xã hội vì dịch covid-19
vừa qua, nhiều cá nhân đã lợi dụng việc mua bán hàng hóa khó khăn, ép buộc
người mua hàng bằng cách là phải đặt đơn hàng có giá trị tối thiểu 300 nghìn
đồng thì đơn hàng đó mới được giao, những khách hàng mua dưới 300 nghìn
buộc phải mua nhiều hàng hóa lên để nhận được sản phẩm.
- Tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng hóa, dịch vụ thực hiện hoạt động xúc tiến thương
mại, đề nghị giao dịch trực tiếp với đối tượng là người không có năng lực hành vi dân
sự hoặc người mất năng lực hành vi dân sự: Năng lực hành vi dân sự của chủ thể bao
gồm khả năng bằng hành vi của mình xác lập, thực hiện quyền dân sự và thực hiện
nghĩa vụ dân sự cụ thể; khả năng tự chịu trách nhiệm bằng tài sản về hành vi của mình,
bao gồm cả hành vi hợp pháp và hành vi bất hợp pháp. Năng lực hành vi dân sự của cá
nhân phụ thuộc vào lứa tuổi, vào khả năng nhận thức và điều khiển hành vi của cá
nhân đó. Những người có năng lực hành vi dân sự một phần, người mất hoặc bị hạn
chế năng lực hành vi dân sự; người không có năng lực hành vi dân sự, muốn tham gia
giao dịch dân sự phải thông qua người giám hộ hoặc được sự đồng ý của người đại
diện theo pháp luật.
- Tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng hóa, dịch vụ yêu cầu người tiêu dùng thanh toán
hàng hóa, dịch vụ đã cung cấp mà không có thỏa thuận trước với người tiêu dùng. Ví
dụ: Nếu không có thỏa thuận từ trước với người tiêu dùng rằng trong giao dịch này
phải thực hiện việc thanh toán sau khi họ đã dùng thử hàng hóa hay khi họ dùng thử
dịch vụ làm móng, massage, tư vấn xuất khẩu lao động… sẽ mất phí thì tổ chức, cá
nhân kinh doanh hàng hóa, dịch vụ không có quyền yêu cầu người tiêu dùng thanh
toán hàng hóa, dịch vụ đã cung cấp.
- Người tiêu dùng, tổ chức xã hội tham gia bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng, tổ chức,
cá nhân kinh doanh hàng hóa, dịch vụ lợi dụng việc bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng
để xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân khác:
Người tiêu dùng; tổ chức xã hội tham gia bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng ví dụ như
Hội Bảo vệ người tiêu dùng, Hiệp hội Doanh nghiệp vừa và nhỏ Việt Nam; tổ chức, cá
nhân kinh doanh hàng hóa, dịch vụ được quyền tự mình đứng ra hoặc đại diện bảo vệ
quyền lợi người tiêu dùng nhưng không được xâm phạm đến lợi ích của Nhà nước,
quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân khác.
- Tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng hóa, dịch vụ lợi dụng hoàn cảnh khó khăn của
người tiêu dùng hoặc lợi dụng thiên tai, dịch bệnh để cung cấp hàng hóa, dịch vụ
không bảo đảm chất lượng: tại các tỉnh thành miền Trung, nơi thường xảy ra thiên tai
lũ lụt, điều kiện cung cấp về hàng hóa là không nhiều, nhiều nơi còn thiếu các kênh
thông tin chính thống về phổ biến hàng hóa đảm bảo chất lượng, người dân không thể
có nhiều sự lựa chọn vì vậy nhiều tổ chức, cá nhân kinh doanh đã lợi dùng hoàn cảnh
đó tung ra thị trường những hàng hóa không đảm bảo chất lượng, thu về lợi nhuận
không hề nhỏ.
- Tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng hóa, dịch vụ không bảo đảm chất lượng gây thiệt
hại đến tính mạng, sức khỏe, tài sản của người tiêu dùng.
Câu 9: Phân tích các quyền, nghĩa vụ pháp lý và các công cụ pháp lý mà người tiêu
dùng được sử dụng để bảo vệ quyền lợi của mình.
* Phân tích các quyền, nghĩa vụ pháp lý: Điều 8+9 LBVNTD 2010.
* Các công cụ pháp lý mà người tiêu dùng được sử dụng để bảo vệ quyền lợi của
mình.
K6+7 LBVQLNTD 2010.
Câu 10: Nhận xét quy định của PL về HĐ mẫu, điều kiện giao dịch chung trong giao
dịch với người tiêu dùng, các điều khoản bị coi là không có hiệu lực, kiểm soát nhà
nước về hợp đồng mẫu, điều kiện giao dịch chung.

You might also like