You are on page 1of 5

Thỏa thuận hạn chế phát triển kỹ thuật, công nghệ, hạn chế đầu tư.

I. Những vấn đề chung


1.1. Khái niệm thỏa thuận hạn chế cạnh tranh

Khái niệm thỏa thuận hạn chế cạnh tranh được nhìn nhận dưới nhiều góc độ khác
nhau, cho ta cái nhìn toàn diện về thuật ngữ này. Dưới góc độ kinh tế học, thỏa thuận hạn
chế cạnh tranh được nhìn nhận là sự thống nhất cùng hành động của nhiều doanh nghiệp
nhằm giảm bớt hoặc loại bỏ sức ép của cạnh tranh hoặc hạn chế khả năng hành động một
cách độc lập giữa các đối thủ cạnh tranh. Dưới góc độ khoa học pháp lý, có thể hiểu thỏa
thuận hạn chế cạnh tranh là sự thống nhất ý chí của từ hai chủ thể kinh doanh trở lên
được thể hiện dưới bất kỳ hình thức nào, có hậu quả làm giảm, sai lệch, cản trở cạnh
tranh trên thị trường. 

Như vậy, thỏa thuận hạn chế cạnh tranh là sự thống nhất cùng hành động của nhiều
doanh nghiệp nhằm giảm bớt hoặc loại bỏ sức ép của cạnh tranh hoặc hạn chế khả năng
hành động một cách độc lập giữa các đối thủ cạnh tranh. Khái niệm này được pháp luật
Việt Nam quy định như sau: “Thỏa thuận hạn chế cạnh tranh là hành vi thỏa thuận
giữa các bên dưới mọi hình thức gây tác động hoặc có khả năng gây tác động hạn chế
cạnh tranh”1.

1.2. Đặc điểm các hành vi hạn chế cạnh tranh

Thứ nhất, chủ thể thực hiện hành vi hạn chế cạnh tranh trong hầu hết các
trường hợp là doanh nghiệp hoặc nhóm doanh nghiệp.
Thứ hai, hành vi hạn chế cạnh tranh được thực hiện bởi một chủ thể độc lập
hoặc thông qua sự liên kết của một nhóm chủ thể có vị trí hoặc có quyền lực nhất
định trên thị trường để có thể gây tác động hạn chế cạnh tranh.
Thứ ba, hành vi hạn chế cạnh tranh thường được thực hiện trên cùng một thị
trường liên quan.
Thứ tư, mục đích của các hành vi hạn chế cạnh tranh là nhằm loại trừ, làm
giảm, làm sai lệch hoặc cản trở cạnh tranh trên thị trường.

1.3. Mục đích và ý nghĩa


Trong kinh tế học, hành vi thoả thuận hạn chế cạnh tranh (Cartel) được nhìn nhận là
sự thống nhất hành động của nhiều doanh nghiệp nhằm giảm bớt hoặc loại bỏ sức ép của
cạnh tranh hoặc hạn chế khả năng hành động một cách độc lập giữa các đối thủ cạnh
tranh. Có thể nhận thấy các quy định về TTHCCT là tổng hợp các quy định pháp luật
nhằm đảm bảo ngăn chặn các hành vi cạnh tranh không lành mạnh. Thông qua các quy
định pháp luật về thỏa thuận hạn chế cạnh tranh nhằm đảm bảo cho việc xây dựng và
hoàn thiện các quy định trong thực tế. Trên cơ sở đó đã tạo nền tảng quan trọng cho
1
Khoản 4 Điều 3 Luật cạnh tranh 2018.
việc xây dựng và hoàn thiện tạo nên một môi trường cạnh tranh lành mạnh, bình
đẳng trong hoạt động xây dựng các quy định pháp luật nhằm đảm bảo cho quá
trình áp dụng trong thực tiễn đạt kết quả cao.

II. Thỏa thuận hạn chế phát triển kĩ thuật, công nghệ, hạn chế đầu tư
2.1. Khái niệm
Luật cạnh tranh 2018 (LCCT 2018) không trao quyền cho Chính phủ hướng dẫn cụ
thể về các thỏa thuận hạn chế cạnh tranh quy định tại Điều 11 LCT 2018. Việc không
giao cho Chính phủ hướng dẫn cụ thể các thỏa thuận này có lẽ vì cơ quan lập pháp cho
rằng quy định ở Điều 11 LCT đã đủ rõ để nhận dạng các thỏa thuận hạn chế cạnh tranh.
Hơn nữa do đa số các dạng thỏa thuận hạn chế cạnh tranh quy định tại LCT 2018 có sự
kế thừa của Luật cạnh tranh 2004 mà Luật cạnh tranh 2004 được hướng dẫn ở Nghị định
116/2005/NĐ-CP. Cho nên, Nghị định trên vẫn có giá trị tham khảo, mặc dù Nghị định
này không còn ý nghĩa ràng buộc pháp lí2. Do vậy theo Nghị định 116/2005/NĐ-CP thì
thỏa thuận hạn chế kĩ thuật, công nghệ, hạn chế đầu tư có thể hiểu như sau:
 Thoả thuận hạn chế phát triển kỹ thuật, công nghệ là việc thống nhất
mua sáng chế, giải pháp hữu ích, kiểu dáng công nghiệp để tiêu hủy hoặc
không sử dụng
 Thoả thuận hạn chế đầu tư là việc thống nhất không đưa thêm vốn để
mở rộng sản xuất, cải tiến chất lượng hàng hóa, dịch vụ hoặc để mở rộng
phát triển khác.
2.2. Đặc điểm:
Thỏa thuận hạn chế phát triển kĩ thuật, công nghệ, hạn chế đầu tư được quy định ở
khoản 7 Điều 11 LCT 2018. Đây là 1 trong những thỏa thuận hạn chế cạnh tranh được
quy định trong LCT. Do đó nó mang đặc điểm của thỏa thuận hạn chế cạnh tranh:
Thứ nhất, chủ thể tham gia thỏa thuận hạn chế cạnh tranh chủ yếu là các doanh
nghiệp. Theo khoản 1 Điều 2 LCT 2018 thì“Tổ chức, cá nhân kinh doanh (sau đây gọi
chung là doanh nghiệp) bao gồm cả doanh nghiệp sản xuất, cung ứng sản phẩm, dịch vụ
công ích, doanh nghiệp hoạt động trong các ngành, lĩnh vực thuộc độc quyền nhà nước,
đơn vị sự nghiệp công lập và doanh nghiệp nước ngoài hoạt động tại Việt Nam”, cho nên
khái niệm doanh nghiệp theo LCT dùng để chỉ chung cho tất cả cá nhân, tổ chức có khả
năng kinh doanh doanh. Mà đặc biệt ở đây là đơn vị sự nghiệp công lập được LCT xem là
doanh nghiệp, điều này gây tranh cãi vì về nguyên tắc đơn vị sự nghiệp được thành lập
không vì mục đích kinh doanh. Tuy nhiên, quy định trên phù hợp với thực tiễn cạnh tranh
trên thị trường khi mà các đơn vị sự nghiệp có thu trong thực tế có thể cạnh tranh với các
tổ chức, cá nhân hoạt động kinh doanh trong cùng ngành nghề.
2
Trích giáo trình, tr.166.
Thứ hai, thỏa thuận hạn chế cạnh tranh được hình thành khi có sự thống nhất
ý chí của các bên tham gia thỏa thuận, nội dung của các thỏa thuận hạn chế cạnh
tranh thường tập trung vào các yếu tố cơ bản của quan hệ thị trường mà các doanh
nghiệp đang cạnh tranh với nhau như giá, thị trường, trình độ kĩ thuật, công
nghệ, ...
Thứ ba, hậu quả của thỏa thuận hạn chế cạnh tranh là làm giảm sức ép cạnh
tranh, làm sai lệch hoặc cản trở cạnh tranh trên thị trường.
2.3. Phân tích thỏa thuận hạn chế khả năng phát triển kỹ thuật, công nghệ, hạn
chế đầu tư:
Thỏa thuận hạn chế phát triển kỹ thuật, công nghệ: Nội dung của thỏa thuận này là
việc các bên thống nhất mua phát minh, sáng chế, giải pháp hữu ích, kiểu dáng công nghệ
để tiêu hủy hoặc không sử dụng.
Thỏa thuận hạn chế đầu tư: Nội dung của thỏa thuận này là việc các bên thống nhất
không đưa thêm vốn để mở rộng sản xuất, cải tiến chất lượng hàng hoá, dịch vụ hoặc để
nghiên cứu phát triển khác.
Các thỏa thuận này không chỉ có tác động hạn chế cạnh tranh trên thị trường
mà còn có tác động kìm hãm sự phát triển và ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật
trong sản xuất, kinh doanh và vì thế có thể tác động rất xấu đến thị trường.
Mặt khác, thỏa thuận hạn chế phát triển kỹ thuật, công nghệ, hạn chế đầu tư là
1 trong những trường hợp ở khoản 3 Điều 12: “Thỏa thuận hạn chế cạnh tranh giữa
các doanh nghiệp trên cùng thị trường liên quan quy định tại các khoản 7, 8, 9, 10 và 11
Điều 11 của Luật này khi thỏa thuận đó gây tác động hoặc có khả năng gây tác động hạn
chế cạnh tranh một cách đáng kể trên thị trường” thì đây là nhóm có hành vi thỏa
thuận hạn chế cạnh tranh bị cấm có điều kiện. Trong nhóm này, thỏa thuận bị cấm
khi thỏa mãn 2 điều kiện sau:
Thứ nhất, thỏa thuận giữa các doanh nghiệp trên cùng thị trường liên quan được
hiểu là các doanh nghiệp cùng lĩnh vực, ngành nghề kinh doanh và là đối thủ cạnh tranh
của nhau. Mà theo Điều 9 LCT thì xác định thị trường liên quan ở 2 góc độ đó là góc độ
sản phẩm liên quan và địa lí liên quan. Việc xác định được thị trường liên quan là cơ sở
quan trọng để đánh giá được sự tác động của hành vi hạn chế cạnh tranh.
Thứ hai, gây tác động hoặc có khả năng gây tác động hạn chế cạnh tranh 1 cách
đáng kể trên thị trường. Theo Điều 13 LCT thì “Ủy ban Cạnh tranh Quốc gia đánh giá
tác động hoặc khả năng gây tác động hạn chế cạnh tranh một cách đáng kể của thỏa
thuận hạn chế cạnh tranh căn cứ vào một số yếu tố sau đây:
a) Mức thị phần của các doanh nghiệp tham gia thỏa thuận;
b) Rào cản gia nhập, mở rộng thị trường;
c) Hạn chế nghiên cứu, phát triển, đổi mới công nghệ hoặc hạn chế năng lực công
nghệ;
d) Giảm khả năng tiếp cận, nắm giữ cơ sở hạ tầng thiết yếu;
đ) Tăng chi phí, thời gian của khách hàng trong việc mua hàng hóa, dịch vụ của
doanh nghiệp tham gia thỏa thuận hoặc khi chuyển sang mua hàng hóa, dịch vụ liên
quan khác;
e) Gây cản trở cạnh tranh trên thị trường thông qua kiểm soát các yếu tố đặc thù
trong ngành, lĩnh vực liên quan đến các doanh nghiệp tham gia thỏa thuận”.
III. Thực trạng thỏa thuận hạn chế cạnh tranh về phát triển kỹ thuật, công
nghệ, hạn chế đầu tư ở Việt Nam

3.1. Tình huống

1. Thỏa thuận hạn chế cạnh tranh về phát triển kỹ thuật, công nghệ:

6 công ty sản xuất giày da (hầu hết là doanh nghiệp trong nước) đã cùng ký
một thỏa thuận thống nhất mua lại kiểu dáng giày (kiểu dáng công nghiệp) của công
ty A vừa sáng chế ra “nhằm hạn chế sự phát triển kĩ thuật”. Dưới góc độ của pháp
luật cạnh tranh, hành vi của 6 công ty trên đã vi phạm quy định về thỏa thuận hạn
chế cạnh tranh tại khoản 7 Điều 11 LCT 2018: “Thỏa thuận hạn chế phát triển kĩ
thuật, công nghệ, hạn chế đầu tư”.
2. Thỏa thuận hạn chế đầu tư:

SMILE là dự án khu nhà ở do 3 doanh nghiệp cùng nhau thực hiện tại một
vùng có kinh tế ổn định. Cả 3 doanh nghiệp (chiếm 80% thị phần) này đã ký với
nhau thỏa thuận hạn chế đầu tư. Cả 3 quyết định chỉ đầu tư vào dự án một mức
nhất định, không đầu tư quá nhiều cho dự án ở vùng có kinh tế ổn định này.

3.2. Điểm tiến bộ của Luật Cạnh tranh 2018 so với Luật Cạnh tranh 2004 về
thỏa thuận hạn chế cạnh tranh.

Luật Cạnh tranh 2018 không trao quyền cho Chính phủ quy định chi tiết về
thỏa thuận hạn chế cạnh tranh về phát triển kỹ thuật, công nghệ, hạn chế đầu tư
cũng như các thỏa thuận khác. Việc không giao cho Chính phủ hướng dẫn cụ thể các
dạng thỏa thuận này có lẽ vì cơ quan lập pháp cho rằng các quy định tại điều này đã đủ để
nhận dạng thỏa thuận thuận hạn chế cạnh tranh về phát triển kỹ thuật, công nghệ, hạn chế
đầu tư.

Việc làm này có thể dẫn đến hệ quả là việc này sẽ mở rộng quyền cho các cơ
quan tiến hành tố tụng cạnh tranh trong việc xem xét, đánh giá các hành vi cụ thể
dựa trên các tiêu chí xác định khả năng hạn chế cạnh tranh trong từng trường hợp
nhất định để xác định có hay không hành vi vi phạm. Với mục đích như vậy, trình độ,
khả năng và kinh nghiệm của thành viên các cơ quan tiến hành tố tụng cạnh tranh đóng
vai trò then chốt trong việc nâng cao hiệu quả áp dụng của LCT 2018.

3.3. Bất cập:

Thỏa thuận hạn chế phát triển kỹ thuật, công nghệ là việc thống nhất mua phát
minh, sáng chế, giải pháp hữu ích, kiểu dáng công nghệ để tiêu hủy hoặc không sử dụng.
Thỏa thuận hạn chế đầu tư là việc thống nhất không đưa thêm vốn để mở rộng sản xuất,
cải tiến chất lượng hàng hoá, dịch vụ hoặc để nghiên cứu phát triển khác. Thỏa thuận hạn
chế phát triển kỹ thuật – công nghệ, hạn chế đầu tư hàm chứa trong nó khả năng kìm
hãm sự phát triển khoa học – kỹ thuật hoặc kìm hàm mức độ đầu tư trên thị trường.
Việc các doanh nghiệp tham gia thỏa thuận thống nhất mua các giá trị kỹ thuật – công
nghệ mới được phát minh để tiêu hủy hoặc không sử dụng đã làm cho thị trường không
có cơ hội thụ hưởng những thành quả sáng tạo của con người, làm cho khoa học,
công nghệ và kỹ thuật khó có thể phát triển những bước tiếp theo, loại trừ khả năng
cạnh tranh giữa họ về công nghệ, kỹ thuật. Ngoài ra, việc hạn chế mức độ đầu tư làm
giảm đi khả năng phát triển trên thị trường liên quan, kìm hãm khả năng cạnh
tranh và mở rộng quy mô kinh doanh từ thoả thuận có tính chiến lược kìm hãm của
các doanh nghiệp.

3.3. Kiến nghị:

You might also like