You are on page 1of 11

BỘ THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNG

HỌC VIỆN CÔNG NGHỆ BƯU CHÍNH VIỄN THÔNG


˭˭ˆˆˆ˭˭

BÀI TIỂU LUẬN LUẬT KINH DOANH


ĐỀ BÀI : Phân tích các hành vi thỏa thuận hạn chế cạnh tranh theo quy định của luật
cạnh tranh? Cho ví dụ thực tế .
Giáo viên : Trần Đoàn Hạnh.
Nhóm : 09
*Thành viên nhóm : *Mã sinh viên:
Vũ Quang Khải B22DCKT105
Nguyễn Văn Thắng B22DCKT221
Nguyễn Duy Nguyên B22DCKT174
Nguyễn Mạnh Đạt B22DCKT051
MỤC LỤC

I.KHÁI NIỆM.................................................................................................................................................3
II. CÁC HÀNH VI THỎA THUẬN HẠN CHẾ KINH DOANH ...............................................................................3
1. Thoả thuận ấn định giá hàng hoá, dịch vụ một cách trực tiếp hoặc gián tiếp......................................3
2. Thoả thuận phân chia khách hàng, thị trường tiêu thụ, nguồn cung cấp hàng hoá, dịch vụ...............4
3. Thoả thuận hạn chế hoặc kiểm soát số lượng, khối lượng sản xuất, mua bán hàng hoá, cung ứng
dịch vụ.....................................................................................................................................................4
4. Thỏa thuận để một hoặc các bên tham gia thoả thuận thắng thầu trong việc cung cấp hàng hoá,
cung ứng dịch vụ.....................................................................................................................................5
5. Thoả thuận ngăn cản, kìm hãm, không cho doanh nghiệp khác tham gia thị trường hoặc phát triển
kinh doanh...............................................................................................................................................5
6. Thoả thuận loại bỏ khỏi thị trường những doanh nghiệp không phải là các bên tham gia thoả thuận
.................................................................................................................................................................6
7. Thoả thuận hạn chế phát triển kĩ thuật, công nghệ, hạn chế đầu tư...................................................6
8. Thoả thuận áp đặt hoặc ấn định..........................................................................................................6
9. Thoả thuận không giao dịch với các bên không tham gia thỏa thuận..................................................7
10. Thoả thuận hạn chế thị trường tiêu thụ sản phẩm............................................................................7
III. Đặc điểm của Hành vi hạn chế cạnh tranh..............................................................................................8
IV. Ví dụ thực tế.........................................................................................................................................11
V. ẢNH HƯỞNG ĐẾN CÁC CHỦ THỂ ..........................................................................................................11
1. Khách hàng....................................................................................................................................11
2. Các doanh nghiệp mới..................................................................................................................11
3. Các doanh nghiệp nhỏ...................................................................................................................11
4. Tiêu dùng.......................................................................................................................................12
I. KHÁI NIỆM
Theo Quy định về cạnh tranh của Pháp luật Việt Nam năm 2018, các hành vi thỏa thuận hạn
chế cạnh tranh là những hành vi mà các doanh nghiệp đồng ý với nhau nhằm hạn chế hoặc loại
trừ hoạt động cạnh tranh một cách không hợp pháp. Các hành vi này được xem là vi phạm pháp
luật cạnh tranh và sẽ bị xử lý theo quy định của pháp luật.

II. CÁC HÀNH VI THỎA THUẬN HẠN CHẾ KINH DOANH .


1. Thoả thuận ấn định giá hàng hoá, dịch vụ một cách trực tiếp hoặc gián tiếp
Đây được coi là loại thoả thuận hạn chế cạnh tranh kinh điển và phổ biến nhất. Trong
nền kinh tế thị trường, dưới sức ép của cạnh tranh, các doanh nghiệp phải tìm cách cắt
giảm chi phí sản xuất nhằm hạ giá thành sản phẩm, đem lại lợi ích cho người tiêu dùng.
Do vậy, hành vi thông đồng ấn định giá bán giữa các doanh nghiệp nhằm tránh sức ép
cạnh tranh thường bị cấm theo pháp luật cạnh tranh của tất cả các nước theo nguyên tắc
vi phạm mặc nhiên bị cấm (per se rule).
Có thể hiểu, bản chất của loại thoả thuận ấn định giá là việc thống nhất cùng hành động
ấn định giá một cách trực tiếp hoặc gián tiếp và được thực hiện dưới một trong các hình
thức như:
- Áp dụng thống nhất mức giá với một số hoặc tất cả khách hàng;
- Tăng giá hoặc giảm giá ở mức cụ thể;
- Áp dụng công thức tính giá chung;
- Duy trì tỉ lệ cố định về giá của sản phẩm liên quan;
- Không chiết khấu giá hoặc áp dụng mức chiết khấu giá thống nhất;
- Dành hạn mức tín dụng cho khách hàng;
- Không giảm giá nếu không thông báo cho các thành viên khác của thoả thuận;
- Sử dụng mức giá thống nhất tại thời điểm các cuộc đàm phán về giá bắt đầu.
Mặc dù hậu quả chung của hành vi ấn định giá là hạn chế hoặc loại bỏ sự cạnh tranh
về giá giữa các doanh nghiệp nhưng căn cứ vào cách thức tác động đến giá hàng hoá hoặc
dịch vụ, có thể chia các thỏa thuận về giá thành 2 nhóm: Các thoả thuận trực tiếp ấn định
giá và các thoả thuận gián tiếp tác động đến giá hàng hoá, dịch vụ. Các thoả thuận trực
tiếp ấn định giá mua, bán (gồm áp dụng thống nhất mức giá với một số hoặc tất cả khách
hàng; tăng giá hoặc giảm giá ở mức cụ thể và áp dụng công thức tính giá chung) dẫn đến
kết quả là một mức giá mua, bán như nhau giữa các doanh nghiệp tham gia thoả thuận.
Các loại thoả thuận còn lại có thể được gọi là thoả thuận gián tiếp ấn định giá mua, bán
và khác với nhóm thoả thuận trên ở chỗ chúng không tạo ra mức giá mua, bán như nhau
giữa các doanh nghiệp tham gia thoả thuận nhưng lại có tác dụng ngăn cản, kìm hãm các
doanh nghiệp này định giá sản phẩm của mình một cách độc lập theo cơ chế thị trường.
 
2. Thoả thuận phân chia khách hàng, thị trường tiêu thụ, nguồn cung cấp
hàng hoá, dịch vụ
Bên cạnh việc thông đồng ấn định giá, các doanh nghiệp cũng có thể thoả thuận phân
chia thị trường (theo lãnh thổ, loại hình hay quy mô của khách hàng, hay theo bất kì tiêu
chí nào khác) nhằm giảm sức ép cạnh tranh và tạo ra sự độc quyền trong khu vực thị
trường đã được phân chia. Đối với loại thoả thuận này cần lưu ý rằng, pháp luật các nước
thường phân biệt những thoả thuận có mục đích phân chia thị trường với những thoả
thuận không có mục đích nhưng có hậu quả
Có thể hiểu, thoả thuận phân chia thị trường bao gồm:
- Thoả thuận phân chia thị trường tiêu thụ (thị trường bán)
- Thoả thuận phân chia nguồn cung cấp hàng hoá, cung ứng dịch vụ (thị trường mua),
trong đó:
- Thoả thuận phân chia thị trường tiêu thụ là việc thống nhất về số lượng hàng hoá, dịch
vụ; địa điểm mua, bán hàng hoá, dịch vụ; nhóm khách hàng đối với mỗi bên tham gia
thoả thuận;
- Thoả thuận phân chia nguồn cung cấp hàng hoá, cung ứng dịch vụ là việc thống nhất
mỗi bên tham gia thoả thuận chỉ được mua hàng hoá, dịch vụ từ một hoặc một số nguồn
cung cấp nhất định.
3. Thoả thuận hạn chế hoặc kiểm soát số lượng, khối lượng sản xuất, mua bán
hàng hoá, cung ứng dịch vụ
Đây là loại thoả thuận trong đó các bên thống nhất cắt, giảm số lượng, khối lượng sản
xuất, mua, bán hàng hoá, cung ứng dịch vụ trên thị trường liên quan so với trước đó; hoặc
thống nhất ấn định lượng, khối lượng sản xuất, mua, bán hàng hoá, cung ứng dịch vụ ở
mức đủ để tạo sự khan hiếm trên thị trường.
Việc kiểm soát hay hạn chế này thường làm bóp méo nguồn cung trên thị trường, tạo
ra sự khan hiếm giả tạo và đẩy giá hàng hoá lên cao, gây thiệt hại cho người tiêu dùng.
Cũng giống như thoả thuận ẩn định giá, về bản chất, loại thoả thuận này có tác động hạn
chế cạnh tranh đáng kể và thường bị cấm triệt để theo pháp luật của các nước.
Khi xử lí các thoả thuận này cũng cần lưu ý rằng có nhiều lí do dẫn đến việc các
doanh nghiệp cắt giảm hoặc ấn định số lượng, khối lượng hàng hoá, dịch vụ được sản
xuất, mua bán hoặc cung ứng (như suy giảm nhu cầu của thị trường đối với hàng hoá hay
dịch vụ đó; khủng hoảng kinh tế; hàng hoá tồn kho...) và không phải lúc nào việc cắt
giảm số lượng, khối lượng hàng hoá, dịch vụ của doanh nghiệp cũng là kết quả của thoả
thuận hạn chế cạnh tranh. Chỉ khi nào việc cắt giảm sản lượng là kết quả của sự thoả
thuận giữa các doanh nghiệp nhằm làm giảm sức ép cạnh tranh thì Nhà nước mới cần can
thiệp để bảo vệ cạnh tranh trên thị trường.
 
4. Thỏa thuận để một hoặc các bên tham gia thoả thuận thắng thầu trong việc
cung cấp hàng hoá, cung ứng dịch vụ
Đấu thầu là việc lựa chọn nhà cung cấp hàng hoá (dịch vụ) thông qua cạnh tranh về
giá cả, chất lượng, tính năng kĩ thuật... để người mời thầu lựa chọn được nhà cung cấp có
chất lượng tốt nhất và mức giá hợp lí nhất. Đặc điểm cơ bản của quá trình đấu thầu là các
nhà thầu phải chuẩn bị và nộp hồ sơ dự thầu độc lập với nhau. Hành vi thông đồng hay
họp tác giữa các nhà thầu trong cuộc đấu thầu để một hoặc một số doanh nghiệp trúng
thầu, về bản chất, luôn bị coi là làm hạn chế cạnh tranh đáng kể và khiến mục đích của
cuộc đấu thầu không đạt được.
 
5. Thoả thuận ngăn cản, kìm hãm, không cho doanh nghiệp khác tham gia thị
trường hoặc phát triển kinh doanh
Thoả thuận ngăn cản, kìm hãm, không cho doanh nghiệp khác tham gia thị trường có
thể hiểu là việc thống nhất không giao dịch với doanh nghiệp không tham gia thoả thuận
(tẩy chay) hoặc cùng hành động dưới các hình thức như yêu cầu, kêu gọi, dụ dỗ khách
hàng của mình không mua, bán hàng hoá, không sử dụng dịch vụ của doanh nghiệp
không tham gia thoả thuận; mua, bán hàng hoá, dịch vụ với mức giá đủ để doanh nghiệp
không tham gia thoả thuận không thể tham gia thị trường liên quan...
Thoả thuận ngăn cản, kìm hãm, không cho doanh nghiệp khác phát triển kinh doanh
có thể hiểu là việc thống nhất không giao dịch với doanh nghiệp không tham gia thoả
thuận (tẩy chay) hoặc cùng hành động dưới các hình thức như: yêu cầu, kêu gọi, dụ dỗ
các nhà phân phối, các nhà bán lẻ đang giao dịch với mình phân biệt đối xử khi mua, bán
hàng hoá của doanh nghiệp không tham gia thoả thuận theo hướng gây khó khăn cho việc
tiêu thụ hàng hoá của doanh nghiệp này; mua, bán hàng hoá, dịch vụ với mửc giá đủ để
doanh nghiệp không tham gia thoả thuận không thể mở rộng thêm quy mô kinh doanh...
Khác với trường hợp trên (đối tượng bị tác động là các doanh nghiệp chưa gia nhập thị
trường), đối tượng bị tác động trong trường hợp này là các doanh nghiệp đang hoạt động
trên thị trường liên quan.
Như vậy, loại thoả thuận này được áp dụng với các doanh nghiệp đang muốn gia nhập
thị trường hoặc phát triển kinh doanh không phải là. các bên của thoả thuận bằng cách tẩy
chay hoặc phong toả mạng lưới phân phối, tiêu thụ hoặc nguồn cung cấp hàng hoá (dịch
vụ) của mình hoặc thống nhất tăng giá mua hoặc giảm giá bán hàng hoá (dịch vụ) và chấp
nhận giảm lợi nhuận (thậm chí không có lợi nhuận) nhằm ngăn chặn các doanh nghiệp
khác gia nhập thị trường hoặc mở rộng thị phần.
 
6. Thoả thuận loại bỏ khỏi thị trường những doanh nghiệp không phải là các
bên tham gia thoả thuận
Đây là loại thoả thuận trong đó các bên thống nhất không giao dịch với doanh nghiệp
không tham gia thoả thuận (tẩy chay) và cùng hành động dưới các hình thức như: yêu
cầu, kêu gọi, dụ dỗ khách hàng của mình không mua, bán hàng hoá, không sử dụng dịch
vụ của doanh nghiệp không tham gia thoả thuận; hoặc yêu cầu, kêu gọi, dụ dỗ các nhà
phân phối, các nhà bán lẻ đang giao dịch với mình phân biệt đối xử khi mua, bán hàng
hoá của doanh nghiệp không tham gia thoả thuận theo hướng gây khó khăn cho việc tiêu
thụ hàng hoá của doanh nghiệp này; hoặc mua, bán hàng hoá, dịch vụ với mức giá đủ để
doanh nghiệp không tham gia thoả thuận phải rút lui khỏi thị trường liên quan.
Như vậy, khi so sánh với loại thoả thuận được quy định tại khoản 5 Điều 11, loại
thoả thuận này có đặc điểm là đối tượng bị tác động là các doanh nghiệp đang hoạt động
trên thị trường liên quan và mục đích (hoặc hậu quả) của loại thoả thuận này là loại bỏ
(buộc đối tượng bị tác động phải rút lui khỏi thị trường liên quan). Ngoài ra, có thể thấy
rằng nếu như mục đích (hay hậu quả) của loại thoả thuận được quy định tại khoản 5 Điều
11 Luật cạnh tranh là duy trì cấu trúc cạnh tranh hiện có trên thị trường thì loại thoả thuận
được quy định tại khoản 6 Điều 11 là thay đổi cẩu trúc cạnh tranh và làm tăng tính tập
trung trên thị trường.
 
7. Thoả thuận hạn chế phát triển kĩ thuật, công nghệ, hạn chế đầu tư
Thoả thuận hạn chế phát triển kĩ thuật, công nghệ có thể hiểu là việc thống nhất mua
sáng chế, giải pháp hữu ích, kiểu dáng công nghiệp để tiêu huỷ hoặc không sử dụng.
Thoả thuận hạn chế đầu tư có thể hiểu là việc thống nhất không đưa thêm vốn để mở rộng
sản xuất, cải tiến chất lượng hàng hoá, dịch vụ hoặc để mở rộng phát triển khác.
Trong thị trường tự do, lợi ích của người tiêu dùng không chỉ có được từ cạnh tranh
về giá mà còn có được từ cạnh tranh về chất lượng, mẫu mã, tính năng của sản phẩm... Sự
cạnh tranh này đòi hỏi các doanh nghiệp phải tăng cường đầu tư và phát triển công nghệ
và kĩ thuật. Do vậy, những thoả thuận hạn chế đầu tư, hạn chế phát triển công nghệ và kĩ
thuật sẽ kìm hãm cạnh tranh giữa các doanh nghiệp và gây thiệt hại tới lợi ích của người
tiêu dùng.
 
8. Thoả thuận áp đặt hoặc ấn định
Nhằm giảm sức ép cạnh tranh, các doanh nghiệp có thể cùng nhau thoả thuận trước
các điều kiện hay điều khoản tiêu chuẩn sẽ được áp dụng khi mua, bán hàng hoá, dịch vụ;
các hiệp hội ngành nghề cũng có thể áp đặt cho các thành viên của mình nghĩa vụ phải sử
dụng các điều khoản mua bán chung (tiêu chuẩn) do hiệp hội xác định trước. Những điều
khoản tiêu chuẩn này thường được coi là có tác dụng hạn chế cạnh tranh đáng kể trừ khi
các bên liên quan vẫn có quyền tự do lựa chọn việc có áp dụng những tiêu chuẩn này hay
không trong từng hợp đồng cụ thể.
Thoả thuận áp đặt cho doanh nghiệp khác điều kiện kí kết hợp đồng mua, bán hàng
hoá, dịch vụ có thể hiểu là việc thống nhất đặt một hoặc một số điều kiện tiên quyết sau
đây trước khi kí kết họp đồng:
- Hạn chế về sản xuất, phân phối hàng hoá khác; mua, cung ứng dịch vụ khác không liên
quan trực tiếp đến cam kết của bên nhận đại lí theo quy định của pháp luật về đại lí;
- Hạn chế về địa điểm bán lại hàng hoá, trừ những hàng hoá thuộc danh mục mặt hàng
kinh doanh có điều kiện, mặt hàng hạn chế kinh doanh theo quy định của pháp luật;
- Hạn chế về khách hàng mua hàng hoá để bán lại, trừ những hàng hoá thuộc trường hợp
trên;
- Hạn chế về hình thức, số lượng hàng hoá được cung cấp.
Thoả thuận buộc doanh nghiệp khác chấp nhận các nghĩa vụ không liên quan trực tiếp
đến đối tượng của hợp đồng có thể hiểu là việc thống nhất ràng buộc doanh nghiệp khác
khi mua, bán hàng hoá, dịch vụ với bất kì doanh nghiệp nào tham gia thoả thuận phải
mua hàng hoá, dịch vụ khác từ nhà cung cấp hoặc người được chỉ định trước hoặc thực
hiện thêm một hoặc một số nghĩa vụ nằm ngoài phạm vi cần thiết để thực hiện hợp đồng
(các hợp đồng này thường được gọi là các hợp đồng mua bán kèm nhằm bóc lột khách
hàng).
Cần lưu ý rằng các thoả thuận này chỉ thuộc phạm vi điều chỉnh của luật cạnh tranh
khi khách hàng là các “doanh nghiệp khác”, như vậy, việc các doanh nghiệp đặt ra các
điều kiện kí kết hợp đồng mua bán hàng hoá, dịch vụ với các tổ chức, cá nhân không có
chức năng kinh doanh (không phải doanh nghiệp theo quy định của Luật cạnh tranh) sẽ
không thuộc phạm vi điều chỉnh của quy định này. Ngoài ra, các điều kiện đặt ra phải là
điều kiện “tiên quyết” để có thể kí kểt hợp đồng, nghĩa là khách hàng không có sự lựa
chọn khác nếu muốn có được hợp đồng với các doanh nghiệp tham gia thoả thuận (điều
này thường chỉ có thể thực hiện được khi các doanh nghiệp tham gia thoả thuận đang
nắm giữ sức mạnh thị trường trên thị trường liên quan).
 
9. Thoả thuận không giao dịch với các bên không tham gia thỏa thuận
Về bản chất, đây chính là một hình thức của thỏa thuận ngăn cản, kìm hãm, không
cho doanh nghiệp khác tham gia thị trường hoặc phát triển kinh doanh được tách ra thành
một loại thỏa thuận riêng được quy định tại khoản 9 Điều 11 Luật cạnh tranh năm 2018.
Mục đích của loại thỏa thuận này chính là để ngăn cản, kìm hãm, không cho doanh
nghiệp khác tham gia thị trường hoặc phát triển kinh doanh.
 
10. Thoả thuận hạn chế thị trường tiêu thụ sản phẩm
Về bản chất, đây chính là một hình thức của thỏa thuận ngăn cản, kìm hãm, không
cho doanh nghiệp khác tham gia thị trường hoặc phát triển kinh doanh được tách ra thành
một loại thỏa thuận riêng được quy định tại khoản 10 Điều 11 Luật cạnh tranh. Mục đích
của loại thỏa thuận này chính là để ngăn cản, kìm hãm, không cho doanh nghiệp khác
tham gia thị trường hoặc phát triển kinh doanh. Tuy nhiên, thỏa thuận này khác với loại
thỏa thuận quy định tại khoản 9 Điều 11 Luật cạnh tranh ở chỗ, nếu như thỏa thuận quy
định tại khoản 9 Điều 11 Luật cạnh tranh là thỏa thuận “không giao dịch” thì thỏa thuận
quy định tại khoản 9 Điều 11 Luật cạnh tranh là thỏa thuận “hạn chế” thị trường tiêu thụ
sản phẩm, nguồn cung cấp hàng hóa, cung ứng dịch vụ của các bển không tham gia thỏa
thuận.
Các hành vi thỏa thuận hạn chế cạnh tranh này được coi là những hành vi vi phạm
pháp luật và sẽ bị xử lý theo quy định của pháp luật cạnh tranh. Theo pháp luật, các hành
vi này có thể bị phạt tiền hoặc bị yêu cầu chấm dứt việc thực hiện hành vi thỏa thuận hạn
chế cạnh tranh. Ngoài ra, các doanh nghiệp có thể bị kiện cáo và bồi thường thiệt hại cho
các bên bị ảnh hưởng do hành vi thỏa thuận hạn chế cạnh tranh của mình.

III. Đặc điểm của Hành vi hạn chế cạnh tranh


Về chủ thể:
- Các doanh nghiệp tham gia thỏa thuận cùng trên thị trường liên quan;
- Các doanh nghiệp phải hoạt động độc lập với nhau, không phải là những người liên
quan của nhau theo pháp luật doanh nghiệp; không cùng trong một tập đoàn kinh doanh,
không cùng là thành viên của tổng công ty. Những hành động thống nhất của tổng công
ty, của một tập đoàn kinh tế hoặc của các công ty mẹ, con, không được pháp luật cạnh
tranh coi là thỏa thuận bởi thực chất các tập đoàn kinh tế nói trên cho dù bao gồm nhiều
thành viên cũng chỉ là một chủ thể thống nhất.
- Hình thức của thỏa thuận là sự thống nhất cùng hành động giữa các doanh nghiệp có thể
công khai hoặc không công khai
- Để xác định các hành động của một nhóm doanh nghiệp độc lập là thỏa thuận, cơ quan
có thẩm quyền phải có đủ bằng chứng kết luận rằng giữa họ đã tồn tại một hợp đồng, bản
ghi nhớ, các cuộc gặp mặt cho thấy đã có một thoả thuận công khai hoặc ngầm đồng ý về
giá, về hạn chế sản lượng, phân chia thị trường. Một khi chưa có sự thống nhất cùng hành
động giữa các doanh nghiệp tham gia thì chưa thể kết luận có sự tồn tại của thỏa thuận
hạn chế cạnh tranh.
- Một thỏa thuận hạn chế cạnh tranh phải được hình thành từ sự thống nhất ý chí của các
doanh nghiệp tham gia về việc thực hiện một hành vi hạn chế cạnh tranh. Hình thức pháp
lý của sự thống nhất ý chí không ảnh hưởng đến việc định danh thỏa thuận hạn chế cạnh
tranh.
- Do đó, chỉ cần hội đủ hai điều kiện là có sự thống nhất ý chí và các doanh nghiệp đã
cùng thống nhất thực hiện một hành vi hạn chế cạnh tranh là có thể kết luận đã có thỏa
thuận hạn chế cạnh tranh cho dù thỏa thuận đó bằng băn bản hay lời nói, thỏa thuận công
khai hay thỏa thuận ngầm. Một thỏa thuận thậm chí không cần phải có hình thức pháp lý,
ví dụ trong trường hợp các doanh nghiệp thỏa thuận ngầm hoặc cùng hành động phối hợp
đã không tồn tại hình thức pháp lý nào.
- Thỏa thuận hạn chế cạnh tranh bao gồm cả các quyết định tập thể của các doanh nghiệp
nên các quyết định của Hiệp hội ngành nghề, của các tổ chức nghề nghiệp để các tổ chức,
cá nhân kinh doanh thực hiện thỏa thuận hạn chế cạnh tranh.
- Cần phân biệt sự thống nhất ý chí và thống nhất về mục đích. Việc xác định một thỏa
thuận hạn chế cạnh tranh, chỉ cần chứng minh rằng các doanh nghiệp tham gia đã có sự
thống nhất ý chí mà không nhất thiết cần phải có cùng mục đích. Khi thống nhất thực
hiện hành vi hạn chế cạnh tranh, các doanh nghiệp có thể cùng hoặc không cùng theo
đuổi một mục đích. Các doanh nghiệp có thể có những mục đích khác nhau khi cùng thực
hiện hành vi hạn chế cạnh tranh nào đó.
- Vì vậy, nếu dùng mục đích để chứng minh về thỏa thuận có thể làm giảm khả năng điều
chỉnh của pháp luật. Với nhiệm vụ bảo vệ cạnh tranh, pháp luật về thỏa thuận hạn chế
cạnh tranh chỉ cấm đoán các thỏa thuận gây ra hoặc có khả năng gây ra hậu quả phản
cạnh tranh trên thị trường. Do đó, nếu có sự thống nhất ý chí và sự thống nhất ý chí đó
gây ra hậu quả phản cạnh tranh là có thể xử lý những người tham gia thỏa thuận cho dù
mục đích tham gia của họ khác nhau.
- Trong việc định danh một thỏa thuận hạn chế cạnh tranh, cơ quan có thẩm quyền không
chỉ kiểm tra có sự tồn tại thực sự của một thỏa thuận hay sự thống nhất ý chí, mà còn phải
khẳng định được rằng thỏa thuận đó chắc chắn xuất phát từ ý chí độc lập của các bên và
không chịu sự ràng buộc từ bên ngoài. Việc tồn tại các yếu tố khách quan hoặc chủ quan
làm cho các doanh nghiệp không còn độc lập về ý chí cho dù đã hoặc đang cùng thực
hiện một hành vi phản cạnh tranh cũng không tạo nên một thỏa thuận hạn chế cạnh tranh.
Trong trường hợp này, pháp luật cạnh tranh đã sử dụng khái niệm khiếm khuyết của sự
thỏa thuận ý chí trong pháp luật hợp đồng để kết luận về sự tồn tại của thỏa thuận hạn chế
cạnh tranh. - Thông thường, các doanh nghiệp không độc lập về ý chí nếu thuộc một
trong những trường hợp: các bên đang chịu sự ràng buộc của một văn bản luật, dưới luật
nên đã thực hiện hành vi gây ra hậu quả làm hạn chế cạnh tranh. Vì thế, pháp luật cạnh
tranh của các nước đều ghi nhận nguyên tắc “không thể có thỏa thuận phản cạnh tranh
giữa hai doanh nghiệp trong đó doanh nghiệp này kiểm soát doanh nghiệp kia hoặc giữa
những doanh nghiệp cùng đặt dưới sự kiểm soát chung của một doanh nghiệp thứ ba,
hoặc giữa các doanh nghiệp hợp thành một thực thể kinh tế. Tuy nhiên, nguyên tắc này
không được áp dụng một cách cứng nhắc mà cần có những phân tích và đánh giá thực tế
trong từng vụ việc cụ thể. Nếu có một văn bản luật hoặc dưới luật hoặc quan hệ kiểm
soát, quan hệ tập đoàn đã buộc các doanh nghiệp phải thực hiện một hành vi gây ra hậu
quả hạn chế cạnh tranh thì hành vi tập thể của các doanh nghiệp đó không cấu thành nên
thỏa thuận hạn chế cạnh tranh.
- Nội dung của các thỏa thuận hạn chế cạnh tranh thường tập trung vào các yếu tố cơ bản
của quan hệ thị trường mà các doanh nghiệp đang cạnh tranh nhau như giá, thị trường,
trình độ kỹ thuật, công nghệ, điều kiện ký kết hợp đồng và nội dung của hợp đồng.
Khi những nội dung của thỏa thuận được hình thành và thực hiện, thì các yếu tố nói trên
sẽ trở thành tiêu chuẩn thống nhất không có cạnh tranh trên thị trường giữa những người
tham gia thoả thuận. Như vậy, chỉ cần có đủ hai điều kiện sau đây:
- Thứ nhất, có bằng chứng về sự thống nhất ý chí giữa các doanh nghiệp;
- Thứ hai, các doanh nghiệp thỏa thuận cùng nhau thực hiện hành vi là có thể kết
luận về sự tồn tại của một thỏa thuận hạn chế cạnh tranh.
- Hậu quả của dấu hiệu chung cho cả ba loại hành vi hạn chế cạnh tranh, là làm giảm, sai
lệch và cản trở cạnh tranh trên thị trường
- Sự thống nhất ý chí đã liên kết các doanh nghiệp độc lập với nhau nhằm tạo nên sức
mạnh chung trong quan hệ với khách hàng hoặc trong quan hệ cạnh tranh với những
doanh nghiệp không tham gia thỏa thuận. Thế nên hậu qủa đầu của thỏa thuận gây ra cho
thị trường là xoá bỏ cạnh tranh giữa những doanh nghiệp tham gia. Khi nội dung thỏa
thuận được hình thành, tạo ra những tiêu chuẩn chung về giá, về kỹ thuật, về công nghệ,
về điều kiện giao kết hợp đồng… các doanh nghiệp đang từ đối thủ cạnh tranh của nhau
sẽ không còn cạnh tranh với nhau nữa. Bằng sức mạnh chung (nếu sự liên kết tạo nên sức
mạnh thị trường) và bằng việc thực hiện hành vi hạn chế cạnh tranh, các doanh nghiệp
tham gia có thể gây thiệt hại cho khách hàng khi đặt ra các điều kiện giao dịch bất lợi cho
họ.

IV. Ví dụ thực tế

Một ví dụ về hành vi thỏa thuận hạn chế cạnh tranh là việc các nhà sản xuất ô tô đồng
ý giữa họ không cạnh tranh với nhau bằng cách hạn chế số lượng sản phẩm và giá cả đối
với các sản phẩm của mình. Hành vi này được gọi là "thỏa thuận giữa các nhà sản xuất ô
tô".

Với thỏa thuận này, các doanh nghiệp ô tô sẽ tăng giá và giảm sản lượng sản phẩm
nhằm kiểm soát tình trạng cạnh tranh, giúp tăng lợi nhuận và giữ vững thị phần của mình
trên thị trường. Tuy nhiên, hành vi này đã bị xem là vi phạm pháp luật cạnh tranh và bị
trừng phạt bởi các cơ quan chức năng.

Hành vi này ảnh hưởng xấu đến người tiêu dùng và doanh nghiệp mới. Với giá cả cao
hơn và sự cạnh tranh thấp hơn, người tiêu dùng sẽ phải trả giá cao hơn và lựa chọn sản
phẩm ít hơn. Đối với các doanh nghiệp mới, họ không còn có thể cạnh tranh trong thị
trường, và gặp khó khăn trong việc thu hút khách hàng và phát triển kinh doanh.
Vì vậy, các hành vi thỏa thuận hạn chế cạnh tranh là không hợp pháp và có ảnh hưởng
xấu đến nhiều bên liên quan trong kinh doanh và tiêu dùng.

V. ẢNH HƯỞNG ĐẾN CÁC CHỦ THỂ .


Các hành vi thỏa thuận hạn chế cạnh tranh có ảnh hưởng xấu đến nhiều chủ thể khác
nhau trong thị trường, bao gồm:

1. Khách hàng
Khi các doanh nghiệp thỏa thuận hạn chế cạnh tranh, khách
hàng không còn có sự lựa chọn đa dạng và cũng không được
hưởng lợi từ các chương trình khuyến mại hay giảm giá sản
phẩm. Như vậy, khách hàng phải trả giá cao hơn và mức độ hài
lòng của họ giảm xuống.
2. Các doanh nghiệp mới
Những doanh nghiệp mới sẽ gặp khó khăn khi tham gia thị
trường, bởi vì các doanh nghiệp cũ đã thỏa thuận không cạnh
tranh với nhau để ngăn chặn sự cạnh tranh của doanh nghiệp mới.
3. Các doanh nghiệp nhỏ
Khi các doanh nghiệp lớn thỏa thuận hạn chế cạnh tranh, các
doanh nghiệp nhỏ không thể cạnh tranh dựa trên giá cả hoặc chủ
đề khác để thu hút khách hàng, điều này làm giảm khả năng tồn
tại của họ trên thị trường.
4. Tiêu dùng
Nếu các doanh nghiệp cùng thỏa thuận hạn chế cạnh tranh về
giá cả, tiêu dùng sẽ có mức độ tiêu dùng thấp hơn và chi phí sẽ
tăng, do không có sự cạnh tranh giữa các doanh nghiệp.

- Tóm lại, các hành vi thỏa thuận hạn chế cạnh tranh có thể dẫn đến mức giá cao hơn,
chất lượng kém hơn, sự đa dạng kém hơn và sự sụt giảm của những doanh nghiệp nhỏ
hoặc mới tham gia thị trường. Điều này ảnh hưởng không tốt đến khách hàng, doanh
nghiệp và người tiêu dùng nói chung.

You might also like