You are on page 1of 2

TỔNG QUAN

- Cạnh tranh không chỉ diễn ra giữa các thương nhân mà còn diễn ra giữa các chủ thể KD khác như
các cá nhân KD nhỏ lẻ, làm dịch vụ có thu nhập thấp.
- Các chủ thể cạnh tranh phải là các chủ thể KD có tư cách pháp lý độc lập -> không độc lập thì
không có cạnh tranh. Độc lập: độc lập về mặt pháp lý và độc lập về mặt tài chính.
- Điều 2 Luật Cạnh tranh 2018 định nghĩa về “Doanh nghiệp” theo nghĩa rộng -> bao gồm cả tố
chức, cá nhân hoạt động KD chứ không chỉ theo nghĩa hẹp như LDN 2020. Điều 2: “doanh nghiệp” là
tổ chức, cá nhân kinh doanh bao gồm cả doanh nghiệp sản xuất, cung ứng sản phẩm, dịch vụ công ích,
doanh nghiệp hoạt động trong các ngành, lĩnh vực thuộc độc quyền nhà nước, đơn vị sự nghiệp
công lập (chủ thể mới) và doanh nghiệp nước ngoài hoạt động tại Việt Nam.
- Thị trường liên quan không tương đương một đơn vị hành chính vì thị trường liên quan cần xác định
2 yếu tố: cùng thị trường sản phẩm và cùng thị trường địa lý (đủ gần để có thể cạnh tranh hay không).
VD cùng thị trường địa lý nhưng không cùng thị trường sản phẩm (không có mục đích cơ bản giống
nhau, giá thành không thể thay thế, sản phẩm không có đặc tính giống nhau) hoặc cùng thị trường địa
lý nhưng có rào cản hành chính, rào cản dịch bệnh thì cũng không có “thị trường liên quan”. Khác
đơn vị hành chính thì vẫn có thể cùng chung thị trường liên quan.
- Cạnh tranh chỉ tồn tại trong nền KT thị trường.
- Cạnh tranh hoàn hảo không có trên thực tế vì thực tế không phải tất cả các điều kiện của cạnh tranh
hoàn hảo đều tồn tại. Thực tế sản phẩm trên thị trường không bao giờ có thể đồng nhất mà các DN
đều có quyền lực thị trường trên sản phẩm riêng của mình (uy tín, thương hiệu). Ngoài ra, thực tế
thông tin thị trường không hoàn hảo, các yếu tố đầu vào được lưu thông tự do và các DN đều có cơ
hội như nhau trong việc tiếp cận các yếu tố trên.
- Độc quyền là 1 dạng của cạnh tranh không hoàn hảo, mà thị trường hiện nay không tồn tại cạnh
tranh hoàn hảo -> dứt khoát phải có cạnh tranh không hoàn hảo -> phải có tồn tại độc quyền. Luật
Cạnh tranh chỉ điều chỉnh việc hoạt động của các DN độc quyền (kiểm soát các hành vi lạm dụng vị
trí độc quyền) chứ không nhằm ngăn cản hình thành độc quyền.
- Hành vi cạnh tranh không lành mạnh không chỉ được quy định trong Luật Cạnh tranh mà còn được
quy định trong nhiều văn bản QPPL khác có liên quan.
- Khi xác định hành vi vi phạm cạnh tranh không lành mạnh, KHÔNG cần xác định giữa chủ thể
thực hiện hành vi và chủ thể bị xâm hại phải có thị trường liên quan.
=> Vì: có những trường hợp, hành vi cạnh tranh không lành mạnh còn xâm hại đến doanh nghiệp
không phải đối thủ cạnh tranh của DN đó, ví dụ như các DN sản xuất, cung cấp sản phẩm cho đối thủ
cạnh tranh của DN thực hiện hành vi cạnh tranh không lành mạnh.

HẠN CHẾ CẠNH TRANH


- LCT 2004 chỉ kiểm soát thoả thuận hạn chế cạnh tranh ngang, còn đối với thỏa thuận hạn chế cạnh
tranh dọc thì theo LCT 2004 bị xếp vào nhóm hành vi “lợi dụng vị trí thống lĩnh, vị trí độc quyền”
=> Đến LCT 2018 đã có quy định về thỏa thuận hạn chế cạnh tranh dọc => khoản 8 Điều 11 LCT
2018.
- Phân biệt hành vi hạn chế cạnh tranh và hành vi cạnh tranh không lành mạnh
Dấu hiệu phân biệt Hành vi cạnh tranh không lành mạnh Hành vi hạn chế cạnh tranh
Khái niệm Là hành vi của doanh nghiệp trái với Là hành vi gây tác động hoặc có khả
nguyên tắc thiện chí, trung thực, tập năng gây tác động loại trừ, làm giảm,
quán thương mại và các chuẩn mực sai lệch hoặc cản trở cạnh tranh trên
khác trong kinh doanh, gây thiệt hại thị trường, bao gồm hành vi thỏa
hoặc có thể gây thiệt hại và lợi ích thuận hạn chế cạnh tranh, lạm dụng
hợp pháp của doanh nghiệp khác. vị trí thống lĩnh thị trường và lạm
dụng vị trí độc quyền.
Chủ thế Chủ thể thực hiện hành vi là chủ thể Chủ thể thực hiện hành vi phải là
thường, không cần phải là một nhóm nhóm doanh nghiệp hoặc doanh
doanh nghiệp có vị trí thống lĩnh thị nghiệp có vị trí thống lĩnh thị trường,
trường hay doanh nghiệp độc quyền. doanh nghiệp độc quyền
Tính chất hành vi Chỉ tác động đến một số đối thủ cạnh Bản chất hành vi cũng là một dạng
tranh, một số khách hàng nhất định. của cạnh tranh không lành mạnh
nhưng ó tác động nghiêm trọng hơn
đối đối với thị trường vì chúng
không chỉ gây hậu quả cho một đối
thủ cạnh tranh hay một số khách
hàng cụ thể mà tác động đến phạm vi
rất rộng người tiêu dùng và toàn xã
hội

You might also like