You are on page 1of 6

ĐỀ THI MAR TMQT

CHƯƠNG 2
Câu 1: Anh/Chị hãy nêu và phân tích 3 yếu tố cần tìm hiểu thuộc về môi
trường kinh tế vi mô của quốc gia trước khi doanh nghiệp quyết định mang
sản phẩm/dịch vụ xâm nhập thị trường quốc gia đó? Cho ví dụ thực tế
minh họa cụ thể.
Câu 2: Anh/Chị hãy nêu và phân tích 3 yếu tố cần tìm hiểu thuộc về môi
trường thương mại của quốc gia trước khi doanh nghiệp quyết định mang
sản phẩm/dịch vụ xâm nhập thị trường quốc gia đó? Cho ví dụ thực tế
minh họa cụ thể.
Câu 3: Anh/Chị hãy nêu và phân tích 3 yếu tố cần tìm hiểu thuộc về môi
trường pháp luật của quốc gia trước khi doanh nghiệp quyết định mang sản
phẩm/dịch vụ xâm nhập thị trường quốc gia đó? Cho ví dụ thực tế minh
họa cụ thể.
Câu 4: Anh/Chị hãy nêu và phân tích 3 yếu tố cần tìm hiểu thuộc về môi
trường chính trị của quốc gia trước khi doanh nghiệp quyết định mang sản
phẩm/dịch vụ xâm nhập thị trường quốc gia đó? Cho ví dụ thực tế minh
họa cụ thể.
CHƯƠNG 5
Câu 1 (2.0 điểm): Anh/Chị hãy phân tích vì sao doanh nghiệp nên và không
nên thực hiện Chiến lược thích nghi hóa đối với sản phẩm/dịch vụ và để
xâm nhập thị trường nước ngoài. Cho ví dụ thực tiễn minh họa cụ thể.

Đề 09 -1
Câu 1 (3.0 điểm): Anh/Chị hãy nêu và phân tích 3 yếu tố cần tìm hiểu thuộc
về môi trường văn hóa của quốc gia trước khi doanh nghiệp quyết định
mang sản phẩm/dịch vụ xâm nhập thị trường quốc gia đó? Cho ví dụ thực
tế minh họa cụ thể.
Có 7 yếu tố thuộc môi trường văn hóa : Ngôn ngữ, Tôn giáo, Giá trị và thái độ,
Cách cư xử và phong tục, Thẩm mỹ, Giáo dục và các yếu tố vật chất.
- 3 yếu tố thuộc MTVH:
+ Ngôn ngữ
+Tôn giáo
+Giá trị và thái độ
Câu 2 (2.0 điểm): Anh/Chị hãy phân tích vì sao doanh nghiệp nên và không
nên thực hiện Chiến lược tiêu chuẩn hóa đối với sản phẩm/dịch và để xâm
nhập thị trường nước ngoài. Cho ví dụ thực tiễn minh họa cụ thể.
- Nêu khái niệm tiêu chuẩn hóa đối với sản phẩm: Là việc đưa một loại sản
phẩm cho nhiều thị trường nước ngoài và cũng có thể được tiêu thụ tại thị
trường trong nước.
- Nêu khái niệm thích nghi hóa đối với sản phẩm: Là việc công ty thiết kế
và sản xuất sản phẩm theo nhu cầu riêng biệt của khách hàng.
- Đối với sản phẩm/ dịch vụ, không nên thực hiện tiêu chuẩn hóa vì:
+ Có những khác biệt đáng kể về sự hiểu biết sản phẩm/dịch vụ của khách hàng.
Nêu ví dụ minh họa
+ Những động cơ và thái độ mua bán, sử dụng sản phẩm/dịch vụ không giống
nhau. Nêu ví dụ minh họa
+ Có sự thay đổi về chất lượng sản phẩm, mẫu mã và bao bì giữa các thị trường.
Nêu ví dụ minh họa
- Đối với sản phẩm/ dịch vụ, nên thực hiện tiêu chuẩn hóa vì:
+ Tiết kiệm rất nhiều chi phí sản xuất
+ Tạo điều kiện thuận lợi cho người tiêu dùng trên thế giới trong việc sử dụng
các dịch vụ được tiêu chuẩn hóa đối với sản phẩm tiêu chuẩn hóa.
+ Có thể sử dụng tiêu chuẩn hóa các hình thức và công cụ xúc tiến thương mại
tại các quốc gia khác nhau.
+ Thông tin về sản phẩm tiêu chuẩn sẽ được nhiều thị trường biết đến.
+Tạo ra nhu cầu giống nhau.
Câu 3 (3.0 điểm): Anh/Chị hãy phân tích và so sánh giữa 03 chiến lược xâm
nhập thị trường nước ngoài: Bán qua trung gian ở nước xuất khẩu,
Nhượng bản quyền và Đầu tư 100% vốn theo các tiêu chí sau đây: Rủi ro
đối với nhà xuất khẩu; Am hiểu thị trường xuất khẩu; Sự tác động của
hàng rào mậu dịch.
Rủi ro đổi với nhà xuất khẩu: Bán qua trung gian ở nước xuất khẩu sẽ có rủi ro
thấp nhất.
Bán qua chi nhánh ở nước ngoài sẽ có rủi ro cao bởi việc thành lập chi nhánh
bán hàng ở nước ngoài

Am hiểu thị trường xuất khẩu: Bán qua trung gian ở nước xuất khẩu và Bán qua
mạng lưới đại lý ở nước ngoài sẽ không giúp doanh nghiệp am hiểu được thị
trường nước ngoài.
Bán qua chi nhánh ở nước ngoài am hiểu thị trường, do doanh nghiệp tiếp xúc
trực tiếp và thường xuyên với người tiêu dùng.

Sự tác động của hàng rào mậu dịch sẽ rất lớn đối với Bán qua trung gian ở nước
xuất khẩu; Bản qua mạng lưới đại lý ở nước ngoài.
Trong khi thành lập chi nhánh ở nước ngoài sẽ giúp doanh nghiệp hạn chế sự tác
động của các rào cản thương mại
Câu 4 (2.0 điểm): Anh/Chị hãy nêu và phân tích 02 nguyên nhân các doanh
nghiệp cần phải tìm kiếm thị trường xuất khẩu mới. Liên hệ thực tiễn các
doanh nghiệp của Việt Nam
Nêu 02 nguyên nhân trong số các nguyên nhân sau: Tránh những đối thủ cạnh
tranh lớn hơn, Kéo dài CKS của sản phẩm, Theo sau các đối thủ cạnh tranh/
khách hàng, Tận dụng các nguồn thông tin mật hoặc quyền sở hữu công nghiệp
hiện có, Đối phó với tình trạng đơn đặt hàng không đều, Tiếp cận các công nghệ
tiên tiến nước ngoài, Thay đổi những quy định nội địa (thuế, luật lao động …),
Tận dụng sự hỗ trợ của chính phủ (xuất khẩu), Giảm tính thời vụ của hoạt động
sản xuất và tiêu thụ sản phẩm, Mở rộng thị trường, Do guy chỉ phí nhân công,
Giảm chi phí sản xuất, đạt hiệu quả cho quy mô, Tận dụng kinh nghiệm tích luỹ
được, Tận dụng năng lực dư thừa của sản xuất, Tổ chức lại hoạt động kinh
doanh quốc tế, Thay đổi về tư duy và triết lý kinh doanh, Thay đổi nhiệm vụ
chiến lược và chiến lược của công ty… và nguyên nhân khác.
Đề 09-2
Câu 1: Anh/Chị hãy nêu và phân tích 3 yếu tố cần tìm hiểu thuộc về môi
trường kinh tế vĩ mô của quốc gia trước khi doanh nghiệp quyết định mang
sản phẩm/dịch vụ xâm nhập thị trường quốc gia đó? Cho ví dụ thực tế
minh họa cụ thể.
Nêu 03 yếu tố thuộc kinh tế vĩ mô trong số các yếu tố sau đây: Hệ thống kinh
tế, Tổng sản phẩm quốc gia, Thu nhập bình quân đầu người, Kim ngạch XNK,
Đầu tư trực tiếp nước ngoài, Thất nghiệp và năng suất lao động, Tỷ giá hối đoái,
Cán cân thanh toán và dự trữ ngoại tệ, Lạm phát và lãi suất, Đầu tư và tiết
kiệm… hoặc các yếu tố khác
Cho ví dụ thực tiễn minh họa cụ thể và phân tích

Câu 2: Một Doanh nghiệp Việt Nam xuất khẩu rượu vang vào Hoa Kỳ.
Thuế nhập khẩu mà chính phủ Hoa Kỳ áp dụng đối với loại rượu vang là
80%. Giá CIF giao cho nhà nhập khẩu ở New York là 9USD/chai. Chi phí
dự trữ ở kho khi hàng đến là 0,2USD/chai. Sản phẩm này được bán theo
kênh: nhà nhập khẩu – nhà bán lẻ. Nhá nhập khẩu muốn lợi nhuận 30%
giá bán cho nhà bán lẻ. Nhà bán lẻ muốn lợi nhuận 40% trên giá mua của
nhà nhập khẩu
Sản phẩm của doanh nghiệp này có thể cạnh tranh được trên thị trường
Hoa Kỳ không? Biết rằng tại thị trường Hoa Kỳ giá trung bình sản phẩm là
38,8USD/chai
-Thuế NK: 0,8
-Giá CIF giao cho nhà NK:9USD/chai
-Chi phí dự trữ:0,2USD/chai
-Bán theo kênh nhà NK-nhà bán lẻ
-Nhà NK:lợi nhuận 30% giá nhà bán lẻ
-Nhà bán lẻ muốn lợi nhuận 40% giá mua nhà NK
- Giá sau thuế nhập khẩu:
9 x 1,8 = 16,2 USD/chai
Giá mua của nhà nhập khẩu:
16.2+0.2 = 16.4 USD/chai
Giá bán của nhà bán lẻ:
(16,4: 0,7) x 1,4 = 32,8 USD/chai
Với giá trung bình sản phẩm là 38.8 USD/chai tại thị trường Hoa Kỳ thì giá của
doanh nghiệp cạnh tranh rất tốt.

Câu 3: Tại sao phải nghiên cứu hiện trạng thị trường khi tham gia xuất
khẩu. Hãy phân tích vai trò của các bước lựa chọn thị trường mục tiêu và ví
dụ thực tiễn minh họa cụ thể.
- Đánh giá hiện trạng thị trường là quá trình nhận dạng, lựa chọn những cơ
hội marketing phù hợp với mục tiêu chiến lược của công ty cũng như với
các lợi thế cạnh tranh của nó, đồng thời cung cấp thông tin cần thiết cho
việc hoạch định các chính sách và sách lược marketing.
- Đánh giá chủ quan: nhằm loại bỏ ra các thị trường mục tiêu không phù
hợp trước khi đánh giá các bước sau nhằm tiết kiệm chi phí và thời gian
đánh giá. Ví dụ minh họa cụ thể
- Đánh giá xâm nhập ban đầu: nhằm xác định các thị trường có nhu cầu đối
với hàng hóa đủ hấp dẫn để lựa chọn xâm nhập. Ví dụ minh họa cụ thể.
- Đánh giá chi tiết thị trường: nhằm đánh giá một cách toàn diện các nhân
tố tác động đến hoạt động kinh doanh, mức độ tác động của từng yếu tố
tại các thị trường cụ thể để chọn ra các thị trường phù hợp. Ví dụ minh
họa cụ thể.
- Phân tích doanh lợi: nhằm xác định thị trường phù hợp nhất với mục tiêu
của công ty. Ví dụ minh họa cụ thể

Câu 4: Một trong những nhược điểm của hình thức nhượng quyền kinh
doanh là “khi hợp đồng nhượng quyền chấm dứt, doanh nghiệp cấp giấy
phép có thể đã tạo ra một người cạnh tranh mới của chính mình”. Hãy nêu
suy nghĩ của anh/chị về vấn đề này. Doanh nghiệp nhượng quyền kinh
doanh cần phải làm gì trong tình huống này?
- Đồng ý với nhược điểm.
- Doanh nghiệp cấp giấy phép cần phải làm gì trong tình huống này:
+ Tìm kiếm đối tác có chữ “tín” để nhượng quyền thương mại.
+ Đàm phán và ký kết hợp đồng nhượng quyền kỹ lưỡng với những điều khoản
ràng buộc chặt chẽ.
+ Kiểm soát tốt quá trình thực hiện nhượng quyền Sử dụng tư vấn pháp lý khi
thực hiện nhượng quyền

You might also like