You are on page 1of 7

Câu 1

a) Sự mở rô ̣ng của thương mại toàn cầu (expansion of world trade) chứng
tỏ rằng các quốc gia trên thế giới đang ngày càng trở nên ít phụ thuô ̣c
lẫn nhau hơn trong viêc̣ sản xuất và tiêu dùng các hàng hóa và dịch vụ
quan trọng.
 Nhận định sai. Vì khi thương mại toàn cầu thì các quốc gia trên thế giới
đang ngày càng mở rộng. Có thể lấy ví dụ như Mỹ và Trung Quốc dù không
có mấy thiện cảm nhưng 2 nước vẫn luôn trao đổi, buôn bán qua lại về các
hoạt động xuất nhập khẩu
b) Nếu mô ̣t quốc gia muốn duy trì sự tăng trưởng kinh tế bền vững trong
dài hạn thì quốc gia đó phải thiết lâ ̣p mô ̣t môi trường kinh doanh thuâ ̣n
lợi cho các hoạt đô ̣ng đổi mới sáng tạo (innovation) và khởi nghiêp̣
(entrepreneurship)
 Nhận định đúng. Vì ngay cả VN cách đây 30 năm khi nền kinh tế lao động
giá rẻ, theo thời gian đã không còn duy trì giá rẻ đó nhiều nữa mà thay vào
đó đã chuyển sang nền kinh tế sáng tạo, đổi mới ví dụ như việc cho phép
nhiều cá nhân có thể thành lập doanh nghiệp, tăng cường nghiên cứu phát
triển khoa học để tiếp tục giữ vững sự tăng trưởng.
c) Những người theo chủ nghĩa trọng thương (Mercantilism) không ủng hô ̣
sự can thiêp̣ của Chính phủ đối với thương mại quốc tế.
 Nhận định sai. Vì những người theo chủ nghĩa trọng thương là những người
ủng hộ sự can thiệp của Chính phủ. Họ có quan niệm rằng tăng cường xuất
khẩu và hạn chế nhập khẩu, mà điều này chỉ có nhà nước can thiệp vào.
d) Các doanh nghiêp̣ kinh doanh quốc tế nếu như không nắm vững những
thực tiễn liên quan đến sự khác biêṭ văn hóa giữa các quốc gia sẽ có thể
rơi vào tình trạng kinh doanh thất bại ở thị trường quốc tế.
 Nhận định đúng. Sự khác biệt văn hóa sẽ dẫn đến sự khác biệt trong hành vi
tiêu dùng hoặc là sở thích, thị hiếu. DN cần phải tìm hiểu xu hướng, thị hiếu
đó thì mới có thể tìm đến thành công cho sản phẩm của mình ở thị trường
quốc tế.
e) Xuất khẩu (exporting) là thương thức thâm nhâ ̣p thị trường phù hợp
nhất mà doanh nghiêp̣ nên chọn lựa trong trường hợp những địa điểm
có chi phí sản xuất hàng hóa/ dịch vụ thấp hơn có thể được tìm thấy ở
nước ngoài.
 Nhận định sai. Vì nếu có được những địa điểm sản xuất hàng hóa với chi phí
thấp hơn thì DN nên tiến hành sản xuất tại nơi đó thay vì nhập/xuất khẩu lao
động
f) Mô ̣t trong những ưu điểm của các dự án liên doanh (joint ventures) với
mô ̣t đối tác địa phương (local partner) đó là tâ ̣n dụng được sự am hiểu
của đối tác đó đối với môi trường kinh doanh địa phương trong viê c̣
hoạch định chiến lược kinh doanh.
 Nhận định đúng. Vì đối tác địa phương sẽ có sự am hiểu địa phương nhất
định như tìm kiếm thông tin đầu vào, hỗ trợ hoạt động phát triển chiến lược
kinh doanh.

Câu 2

a) Đă ̣c điểm của thị trường bán lẻ Ấn Đô ̣ được miêu tả trong tình huống
trên. Điều đang là vấn đề gay gắt tại Ấn Đô ̣ liên quan đến ngành bán lẻ
được nêu trong tình huống và lí do lại phát sinh sự tranh cãi này.

-Đặc điểm thị trường bán lẻ Ấn Độ được miêu tả trong tình huống trên:

+Ngành bán lẻ (retailing) tại Ấn Độ bị “phân mảnh” và chiếm lĩnh bởi số lượng
khá đông đảo các doanh nghiệp quy mô nhỏ lẻ.
+Hơn 90% còn lại thuộc về các cửa hàng nhỏ hầu hết được sở hữu bởi các cá
nhân và hộ gia đình.

+Các công ty bán lẻ quy mô lớn ở Ấn Độ hiện đang sử dụng 34 triệu lao động,
chiếm hơn 7% lực lượng lao động cả nước.

+Bên cạnh nguyên nhân khách quan do hệ thống giao thông đường bộ yếu kém,
nguyên nhân chủ quan của thực trạng trên là do hầu hết hoạt động phân phối
của ngành đều được thực hiện bởi các doanh nghiệp vận tải đường bộ quy mô
nhỏ trong nước, đa phần chỉ sở hữu một số lượng ít phương tiện và do đó không
đạt được hiệu quả về mặt kinh tế.

+Ngành bán lẻ Ấn Độ đang còn yếu kém về khâu dự trữ lạnh do cơ sở vật chất
chưa được hoàn thiện.

+Hệ thống kho hàng cũng là một hạn chế của ngành. Nhiều loại mặt hàng như
lúa mì chỉ đơn giản được cất trữ bằng cách phủ lên trên những tấm nhựa thô sơ,
cách bảo quản này làm cho lúa mì có nguy cơ bị mối mọt hoặc bị dính nước
mưa gây hư hỏng.

- Hãy cho biết điều gì đang là vấn đề gây tranh cãi gay gắt tại Ấn Độ liên quan
đến ngành bán lẻ được nêu trong tình huống là của các nhà lập pháp sở tại liên
quan đến việc “mở cửa thị trường” cho phép các nhà đầu tư nước ngoài tham
gia cạnh tranh vào lĩnh vực “béo bở” này.

-Vì:

+Các “ông lớn” bán lẻ như Walmart, Carrefour, IKEA và Tesco tham gia cạnh
tranh nội địa sẽ giúp cải thiện hiệu quả vận hành của hệ thống phân phối tại Ấn
Độ và nếu các kiến thức và kỹ năng quản trị chuỗi cung ứng của họ được áp
dụng tại Ấn Độ thì sẽ tiết kiệm được rất nhiều chi phí đáng kể cho nền kinh tế.
+Các công ty bán lẻ quy mô lớn nước ngoài thường tự mình điều hành khâu vận
tải đường bộ và vì thế đạt được các lợi ích đáng kể từ việc kiểm soát chặt chẽ và
chủ động hệ thống phân phối.

+Các công ty nước ngoài cũng là những nhà đầu tư chủ yếu đối với cơ sở hạ
tầng phục vụ hệ thống phân phối như đầu tư vốn và công nghệ xây dựng các
kho dự trữ và bảo quản lạnh.

+Thống kê ước tính có khoảng 25-30% rau củ quả bị hư hỏng trước khi chúng
được bày bán trên thị trường vì nguyên nhân khâu dự trữ và bảo quản lạnh còn
kém hiệu quả.Chính những thiệt hại và tổn thất này đã làm gia tăng chi phí và
giá bán sản phẩm đồng thời gây thiệt hại cho các hộ nông dân.

+Công ty bán lẻ nước ngoài luôn duy trì nghiêm ngặt và giám sát thường xuyên
các quy trình chế biến thực phẩm và đây là một điều mang lại lợi ích cho tất cả
các bên tham gia.

+Vấp phải sự phản đối của các nghiệp đoàn những doanh nghiệp bán lẻ quy mô
nhỏ trong nước và các chính trị gia “bảo thủ”.

+Nhiều công ty bán lẻ quy mô lớn của nước ngoài mạnh với thế mạnh về vốn sẽ
dẫn đến tình trạng mất việc làm và buộc rất nhiều các doanh nghiệp bán lẻ quy
mô nhỏ trong nước phải đóng cửa vì không thể cạnh tranh nổi.

+ Những người phản đối “mở cửa” đã lập luận rằng kinh nghiệm quốc tế cho
thấy vốn FDI chỉ mang đến tình trạng thất nghiệp mặc dù họ không đưa ra được
minh chứng số liệu nào cho lập luận này

b) Những lợi ích mà Ấn Đô ̣ có thể đạt được khi thị trường bán lẻ trong
nước được “mở cửa” cho phép sự tham gia các công ty bán lẻ nước
ngoài.
Với lợi thế vị trí trong tiếp cận các nguồn lực đầu vào, doanh nghiệp xuyên quốc
gia có thể

 Đặt các doanh nghiệp con gần các nguồn nguyên liệu chất lượng cao giá rẻ,
 Đặt các doanh nghiệp con gần trung tâm nghiên cứu và đổi mới.
 Đặt các doanh nghiệp con gần các nguồn lao động chất lượng cao hoặc chi
phí thấp.
 Tìm kiếm tài chính chi phí thấp ở bất cứ đâu trên thế giới.
 Chia sẻ những khám phá và đổi mới được thực hiện ở một nơi với các hoạt
động trên toàn cầu.

Có thể định vị các hoạt động trong chuỗi giá trị đầu vào không chỉ dựa trên chi phí
thấp hơn mà còn dựa trên tiềm năng tạo ra giá trị bổ sung cho các sản phẩm hoặc
dịch vụ của mình

Sở hữu các địa điểm để sản xuất rẻ hơn, gắn với các khách hàng quan trọng và các
địa điểm phục vụ những khách hàng khó tinh nhất.

Lợi thế về vị trí cung cấp cho doanh nghiệp toàn cầu những lợi ích về chi phí hoặc
chất lượng cho các hoạt động chuỗi giá trị khác nhau.

c) Ai sẽ chịu ảnh hưởng tiêu cực khi thị trường bán lẻ trong nước được
“mở cửa” cho phép sự tham gia các công ty bán lẻ nước ngoài.
Các nước đang phát triển càng thiệt thòi về lợi ích kinh tế vì phải đẩy nhanh quá
trình công nghiệp hóa thường khai thác xuất khẩu các tài nguyên khoáng sản sơ
chế, giá các mặt hàng này ngày càng cao, càng xuất khẩu nhiều . Các hàng hóa
xuất khẩu của các nước đang phát triển thường có hàm lượng công nghệ thấp, giá
thành rẻ và thường phải nhập thiết bị công nghệ giá cao nên dẫn đến thâm hụt
ngoại thương cao.
 Tác đô ̣ng tiêu cực khi thị trường bán lẻ trong nước được “mở cửa” cho phép
sự tham gia các công ty bán lẻ nước ngoài.

Toàn cầu hóa làm mai một, xói mòn bản sắc giá trị truyền thống văn hóa địa
phương. Thông qua WTO các nước phát triển không sẵn lòng tiêu thụ hàng hóa
xuất khẩu của các nước đang phát triển, với các điều kiện cao về lao động, vệ sinh
môi trường đã làm rào cản đối với các nước đang phát triển tham gia vào quá trình
toàn cầu hóa. Các nước đang phát triển để đẩy nhanh quá trình công nghiệp hóa
thường khai thác xuất khẩu các tài nguyên khoáng sản sơ chế, giá các mặt hàng
này ngày càng cao, càng xuất khẩu nhiều các nước đang phát triển càng thiệt thòi
về lợi ích kinh tế. Các hàng hóa xuất khẩu của các nước đang phát triển thường có
hàm lượng công nghệ thấp, giá thành rẻ và thường phải nhập thiết bị công nghệ giá
cao nên dẫn đến thâm hụt ngoại thương cao. Trong quá trình đón nhận vốn viện
trợ, đầu tư hợp tác, các nước đang phát triển do thiếu kinh nghiệm tổ chức quản lý,
hệ thống luật pháp chưa hoàn thiện và không quản lý được tham nhũng, các dự án
đầu tư kém hiệu quả dẫn đến nợ nước ngoài càng gia tăng.

Câu 3

a) 2 lợi ích của viêc̣ thâm nhâ ̣p thị trường nước ngoài bằng phương thức
nhượng quyền thương mại (franchising)
 Giải quyết thiếu vốn đầu tư, rào cản chính trị (Bởi vì lịch sử thành công đã
được chứng minh của các công ty lớn nên việc vay vốn kinh doanh nhượng
quyền thương mại sẽ dễ dàng hơn so với việc vay vốn để bắt đầu kinh doanh
độc lập. Các ngân hàng biết rằng đầu tư vào nhượng quyền thương mại là
một sự đặt cược an toàn hơn so với đầu tư vào một lĩnh vực kinh doanh mới
chưa có cơ hội xây dựng lịch sử thành công.)
 Chi phí phát triển và rủi ro thấp (Nhượng quyền thương mại là một khoản
đầu tư an toàn hơn so với các doanh nghiệp mới bởi vì họ có sự hỗ trợ và
hậu thuẫn của một tập đoàn lớn hơn, đã thành lập, có các mô hình kinh
doanh đã được thử nghiệm, thường là ở các thị trường khác nhau trên toàn
quốc và đã tự chứng minh là có hiệu quả)
2 hạn chế của viêc̣ thâm nhâ ̣p thị trường nước ngoài bằng phương thức
nhượng quyền thương mại (franchising)
 Lợi nhuận thấp hơn cho người nhượng quyền thương mại.(Nếu những người
được cấp phép có sản phẩm của riêng họ bên cạnh những sản phẩm được
cấp phép, họ sẽ không có động lực để bán một sản phẩm được cấp phép với
lợi nhuận chung hơn là bán sản phẩm của chính họ. Để thu hút các nhà
nhượng quyền tốt, phí nhượng quyền cần phải đủ thấp để những người được
nhượng uyền có thể kiếm đủ lợi nhuận. Lệ phí có thể thấp hơn lợi nhuận mà
một doanh nghiệp có thể kiếm được trong cửa hàng.)
 Có thể từ bỏ hoă ̣c làm suy yếu các quyền kiểm soát. (Khi thỏa thuận hoặc
quyền được ký kết và tài sản (ví dụ như nhãn hiệu, công nghệ, bí quyết hoặc
mô hình kinh doanh) được chuyển giao, kiểm tra hành vi của người được cấp
phép / bên nhận các quyền có thể gặp vấn đề, không thể hủy bỏ thỏa thuận.)
b) Trình bày ngắn gọn tác đô ̣ng của viêc̣ cắt giảm hàng rào thuế quan
nhâ ̣p khẩu (import tariff barrier) đối với người tiêu dùng trong nước,
nhà sản xuất trong nước, chính phủ (nước nhâ ̣p khẩu) và người lao
đô ̣ng (nước nhâ ̣p khẩu).
- Người tiêu dùng trong nước về nguyên tắc thì được lợi vì hàng hóa nhâ ̣p
số lượng nhiều sẽ rẻ hơn.
- Nhà sản xuất trong nước sẽ có nhiều đối thủ cạnh tranh vì hàng hóa nhâ ̣p
khẩu rẻ và đa dạng hơn.
- Chính phủ (nước nhâ ̣p khẩu) được lợi vì số lượng nhâ ̣p khẩu tăng.
- Người lao đô ̣ng (nước nhâ ̣p khẩu) bất lợi vì mất công ăn viê ̣c làm.

You might also like