You are on page 1of 5

CHƯƠNG 2: TỔNG QUAN VỀ TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU

2.1. Kn Website, Nguồn gốc, Phân loại


- Lịch sử ra đời của Website:
Ngày 21/12/1990, tại cơ sở của CERN nằm ở dãy núi Alps của Thụy Sĩ, nhà vật lý
học, chuyên gia phần mềm người Anh Tim Berners-Lee đã khởi chạy thành công trang
web đầu tiên trên thế giới, với tên miền info.cern.ch, chạy trên 1 máy chủ NeXT của
CERN. Hiện trang web này vẫn còn tồn tại cho đến ngày nay.

Dĩ nhiên, vào thời điểm đó, chỉ có Berners-Lee và các đồng nghiệp của mình tại
CERN mới có thể truy cập vào trang web này bởi 1 lý do đơn giản: chỉ có máy tính
của họ mới có trình duyệt web. Phải đến tận năm 1993, khi trình duyệt Mosaic dành
cho nền tảng Unix và Windows ra đời, lúc này website mới bắt đầu dần trở nên phổ
biến hơn.

Nội dung của trang web cung cấp các thông tin về world wide web, nền tảng cơ bản
của Internet, nơi các văn bản và các trang trên Internet có thể truy cập bởi các URL
(Uniform Resource Locator – Định vị Tài nguyên thống nhất) và kết nối với nhau
thông qua các siêu liên kết.

Khi Berners-Lee sáng tạo ra trang web đầu tiên, mạng “Internet” là một nhóm các tài
liệu tĩnh, sử dụng gần như độc quyền bởi các tổ chức quốc phòng và các tổ chức
nghiên cứu mang tính học thuật. Ý tưởng khởi tạo website của Berners-Lee nhằm giúp
cho phép các tài liệu điện tử trên Internet dẽ dàng được tìm kiếm và chia sẻ.

“Khi chúng ta liên kết thông tin trên web, chúng ta có thể khám phá sự thật, tạo ra
những ý tưởng, mua bán mọi thứ và tạo nên những mối quan hệ với tốc độ và quy mô
không thể tưởng tượng được vào thời đại đó”, Berners-Lee, “cha đẻ” của trang web
đầu tiên chia sẻ.

Mặc dù trang web đầu tiên được ra đời vào ngày 21/12/1990, tuy nhiên đến ngày
6/8/1991, Berners-Lee mới đăng tải công khai bản tóm tắt về dự án xây dựng trang
web của mình trên một số nhóm hoạt động trên Internet. Đây là động thái đánh dấu sự
ra mắt công khai của trang web đầu tiên trên thế giới với cộng đồng Internet.

Năm 1994, Berners-Lee thành lập Tổ chức World Wide Web (thường biết đến với tên
gọi W3C) tại học viện công nghệ MIT (Bang Massachusetts, Mỹ). Tổ chức W3C sẽ
chịu trách nhiệm để tạo ra những tiêu chuẩn cho các trang web để đảm bảo rằng các
trang web khác nhau sẽ hoạt động theo cách tương tự nhau.

Hiện tại Berners-Lee vẫn tiếp tục giữ vai trò lãnh đạo W3C. Mặc dù hiện nay vẫn có
một vài sự khác biệt giữa các trang web và trình duyệt, nhưng nếu không có sự định
hướng của W3C, chắc hẳn thế giới web sẽ trở thành một “mớ hỗn độn” và sẽ không
như chúng ta biết ngày hôm nay.
Berners-Lee cũng đang kêu gọi một tiêu chuẩn riêng tư mới trên web, nơi người dùng
có quyền sở hữu hợp pháp những dữ liệu của họ trên web mà không ai được sử dụng
nếu không có sự cho phép của người dùng.

Có thể nói, sự ra đời của web là một trong những sự ra đời có vai trò quan trọng trong
sự phát triển của Internet. Thậm chí, nhiều người cho rằng nếu không có sự xuất hiện
của website, chưa chắc Internet đã trở nên phổ biến rộng rãi và đóng vai trò quan trọng
trong cuộc sống ngày nay.

- Khái niệm về website:


+ Theo từ điển Anh – Việt: Website là một tập hợp các trang thông tin trên internet về
một chủ đề cụ thể, được xuất bản bởi cùng một người, công ty hoặc tổ chức và thường
chứa hình ảnh, video và âm thanh.
+ Theo từ điển Tiếng Việt: Website là còn gọi là trang web hoặc trang mạng, và nội
dung liên quan được xác định bằng một tên miền chung và được xuất bản trên ít nhất
một máy chủ web.
- Phân loại:
Trang web có thể được chia thành hai loại lớn: tĩnh và tương tác.
+ Các trang web tương tác là một phần của cộng đồng các trang Web 2.0 và cho phép
tương tác giữa chủ sở hữu trang web và khách truy cập hoặc người dùng trang web.
+ Các trang web tĩnh phục vụ hoặc thu thập thông tin nhưng không cho phép tương tác
trực tiếp với khán giả hoặc người dùng.
Người dùng có thể truy cập trang web bằng cách nhập địa chỉ URL hoặc tìm kiếm tên
website trên Google. Những trang web sẽ được phân loại theo các tên miền cao cấp,
như:

 Trang web cơ quan chính phủ: .gov


 Trang web tổ chức giáo dục: .edu
 Trang web tổ chức phi lợi nhuận: .org
 Trang web thương mại: .com
 Trang web thông tin: .info
Trong đó, tên miền “.com” được xem là tên miền phổ biến nhất. Ngoài ra, còn có một
số tên miền kém khả dụng khác là: .it, .de, .co.uk, .fr,…

2.5. Mức độ sử dụng website(x)


2.6. Ứng dụng của Website trong công việc:
Truyền tải thông tin:
Website này mang tính học thuật và chuyên sâu hơn website giải trí. Mục đích của
chúng là cung cấp kiến thức cho người đọc khi họ tìm hiểu về một vấn đề nào đó. Bên
cạnh đó, website thông tin còn mang lại những thông tin có thể hành động như: hướng
dẫn sửa chữa, thủ thuật và mẹo vặt, hỗ trợ,…

Truyền thông xã hội:

Website truyền thông xã hội tạo ra một mạng lưới kết nối người dùng mạnh mẽ. Tại
đây bạn có thể chia sẻ và trao đổi với người xung quanh một cách dễ dàng. Mạng xã
hội còn giúp kết nối người dùng có cùng mục tiêu, sở thích, quan điểm,… Đây chính
là không gian đa dạng mở mang đến những giá trị mới mẻ dành cho người dùng.

Ngoài ra, website truyền thông xã hội còn có khả năng phục vụ mục đích thương mại.
Nhiều doanh nghiệp, tổ chức đã tận dụng mạng xã hội để kết nối với khách hàng của
mình. Hiện tại, các nền tảng mạng xã hội đã hỗ trợ nhiều tính năng cho việc quảng bá,
tiếp cận người dùng. Vì vậy, doanh nghiệp hoàn toàn có thể đầu tư xây dựng các chiến
dịch Marketing trên những website này.

Kinh doanh:

Website kinh doanh phục vụ hoàn toàn vào mục đích thương mại. Các doanh nghiệp
thường thiết kế riêng cho mình một trang web để người dùng có thể nhận diện. Khi sở
hữu một website riêng, khách hàng sẽ đánh giá cao về độ uy tín của doanh nghiệp. Đây
là một trong những yếu tố giúp doanh nghiệp thuyết phục người dùng trở thành khách
hàng của mình.

Trước khi mua hoặc đăng ký sản phẩm/dịch vụ, nhiều người thường tìm kiếm trang
web của nhà cung cấp trên Google. Khách hàng sẽ chọn những công ty phù hợp với
nhu cầu của mình dựa trên thông tin mà doanh nghiệp chia sẻ trên website. Vì vậy,
những thông tin càng cụ thể, trực quan, chính xác càng chiếm được ưu thế trong mắt
người dùng.

Với sự phát triển mạnh mẽ của công nghệ, ai cũng có thể sở hữu một website chất
lượng cho riêng mình. Website chính là nguồn tài nguyên vô tận mà tại đó, bạn có thể
khai thác và làm giàu cho bản thân, cho doanh nghiệp của mình.

2.7. Mô hình đề xuất của đề tài


1. Chuẩn chủ quan
Khái niệm: Chuẩn chủ quan (Subjective Norms) được hiểu là nhận thức của một cá
nhân về những người khác, họ có thể là những người có ảnh hưởng quan trọng đến bản
thân cá nhân đó như gia đình, bạn bè, đồng nghiệp, thầy cô, …, cho rằng họ nên hay
không nên thực hiện hành vi đó.
Chuẩn chủ quan (Subjective norms) được định nghĩa là nhận thức của một cá nhân,
những người tham khảo của cá nhân đó cho rằng hành vi nên hay không nên được thực
hiện (Fishbein & Ajzen, 1975). Chuẩn chủ quan có thể được đo lường thông qua
những người có liên quan với người tiêu dùng, được xác định bằng niềm tin chuẩn
mực cho việc mong đợi thực hiện hành vi và động lực cá nhân thực hiện phù hợp với
sự mong đợi đó (Fishbein & Ajzen, 1975, tr 16)
2. Thái độ đối với hành vi
Khái niệm: Thái độ đối với hành vi là đánh giá của một cá nhân về kết quả sau khi
thực hiện hành vi cụ thể. Thái độ đối với hành vi có thể mang tính tích cực, tiêu cực
hoặc trung lập.
Theo Ajzen (1991), thái độ dẫn đến hành vi là đánh giá của một cá nhân về kết quả thu
được từ việc thực hiện một hành vi. Thái độ dẫn đến hành vi là mức độ mà biểu hiện
của hành vi đó được chính bản thân cá nhân đánh giá là tích cực hay tiêu cực.
3. Ý định sử dụng
Khái niệm: Ý định sử dụng là kế hoạch hoặc dự định của một người sẽ thực hiện trong
tương lai. Ý định sử dụng được coi là trung gian quan trọng trong nghiên cứu các nhân
tố tác động đến hành vi của con người và được sử dụng rộng rãi trong nhiều lĩnh vực
khác nhau như Marketing, giáo dục, quản lý, v.v.
Theo Ajzen (2002), ý định là trung gian dẫn đến hành vi.
4. Nhận thức kiểm soát hành vi
Khái niệm: Nhận thức kiểm soát hành vi được định nghĩa là niềm tin của cá nhân
về khả năng của bản thân trong việc thực hiện hành vi nào đó, giúp cá nhân tự đánh
giá sự khó khăn hay dễ dàng khi thực hiện hành vi đó.
Ajzen đề nghị rằng nhân tố nhận thức kiểm soát hành vi tác động trực tiếp đến xu
hướng thực hiện hành vi, và nếu cá nhân nhận thức chính xác về mức độ kiểm soát
của mình, thì kiểm soát hành vi còn dự báo cả hành vi.
5. Tính hữu dụng cảm nhận
Khái niệm: Tính hữu dụng cảm nhận được định nghĩa là “Mức độ mà một cá nhân
tin rằng việc sử dụng hệ thống cụ thể sẽ không tốn nhiều công sức” (Davis, 1989)
6. Tính dễ sử dụng cảm nhận
Khái niệm: Tính dễ sử dụng cảm nhận là nhận thức của một cá nhân cho rằng
việc sử dụng công nghệ mới sẽ không cần nhiều nỗ lực của cá nhân đó. Người
sử dụng công nghệ mới có thể sử dụng công nghệ một cách dễ dàng về mặt nỗ
lực và mối quan hệ giữa nỗ lực và nhận thức về lợi ích là một mối quan hệ tích
cực đối với công nghệ được sử dụng (Davis, 1989).
7. Độ tin cậy
Khái niệm: Joppe (2000) định nghĩa độ tin cậy là mức độ mà tại đó kết quả
không thay đổi theo thời gian và đại diện chính xác cho tổng thể được nghiên
cứu
8. Tính tương tác của xã hội
Khái niệm: Tương tác xã hội được dùng để chỉ quá trình liên hệ và tác động lẫn
nhau giữa hai hay nhiều hơn hai cá nhân, nhóm người
9. Ảnh hưởng của xã hội
Khái niệm: Ảnh hưởng xã hội là hành vi của một người trở thành chỉ dẫn, định
hướng cho hành vi của một người khác (G.N. Fischer, 1987)
10. Nhân tố cá nhân, giáo dục
11. Kiến thức về công nghệ

You might also like