You are on page 1of 2

BIỆN PHÁP DUY TRÌ CẠNH TRANH ,KIỂM SOÁT ĐỘC QUYỀN

Từ thực trạng độc quyền ở Việt Nam ta thấy còn nhiều tồn tại cần tháo gỡ. Từ
đấy cho thấ cạnh tranh và độc quyền trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội
chủ nghĩa ở Việt Nam còn có nhiều vấn đề,nguyên nhân là do :
-Hệ thống quy định pháp luật điều chỉnh các quan hệ liên quan đến cạnh tranh và
độc quyền chưa được hoàn chỉnh,các doanh nghiệp chưa tuân thủ,ý thức của mọi
người chưa được nghiêm minh.
-Vai trò của cạnh tranh và độc quyền chưa được thống nhất về quan điểm nên nội
dung của các pháp lý liên quan đến môi trường cạnh tranh vẫn còn mâu thuẫn.
-Thủ tục hành chính chưa được cải thiện và đơn giản hóa kịp thời nên gây nhiều
phiền phức cho các nhà đầu tư,gây ra sự bất bình đẳng trong cạnh tranh,làm tăng
phí giao dịch ,giảm tính hấp dẫn của môi trường đầu tư.
-Hệ thống thông tin yếu kém,thiếu minh bạch gây ra sự bất bình đẳng và ảnh hưởng
tới cạnh tranh.Quá trình cải cách hệ thống các doanh nghiệp nhà nước diễn ra còn
chậm,hoạt động không hiệu quả nhưng vẫn bao cấp,duy trì,..
Trước yêu cầu duy trì phát triển kinh tế với nhịp độ cao và quá trình hội nhập thì
việc duy trì cạnh tranh,kiểm soát độc quyền là yêu cầu cấp bách để các doanh
nghiệp nâng cao năng lực cạnh tranh,thực hiện quá trình công nghiệp hóa,hiện đại
hóa trong điều kiện tự do hóa thương mại. Để duy trì cạnh tranh,kiểm soát độc
quyền ta cần các biện pháp sau :
1. Ban hành chính sách cạnh tranh,luật cạnh tranh
Các chính sách cạnh tranh và chống độc quyền cần phải là một bộ phận của cơ
sở hạ tầng pháp lý ở mọi nền kinh tế thị trường. Nội dung của chính sách cần được
thường xuyên nghiên cứu và thay đổi để phù hợp với những biến động của môi
trường cạnh tranh,đem lại hiệu quả cao. Mỹ đã ban hành luật cạnh tranh sớm vậy
nên điều đó đã tạo nên thành công yếu tố cạnh tranh để phát triển kinh tế Mỹ.
2. Thay đổi nhận thức về cạnh tranh
Việc thay đổi nhận thức về cạnh tranh cần được thể hiện trong hệ thống quản
lý nhà nước,trong các chương trình và chiến lược cải cách. Chương trình giáo dục
cần thêm nội dung về cạnh tranh và độc quyền,trau dồi kiến thức về cạnh tranh va
độc quyền qua các khóa đào tạo ngắn hạn cho các doanh nghiệp và công chức nhà
nước.Tuyên truyền cạnh tranh và độc quyền qua các phương tiện thông tin đại
chúng.
3. Tăng cường theo giõi,giám sát
Kiểm tra lại và hạn chế các lĩnh vực độc quyền,kiểm soát độc quyền cùng với
các hành vi lạm dụng của các doanh nghiệp lớn chặt chẽ hơn. Đưa ra chính sách
đổi mới chế độ chứng từ,kế kiểm toán để tạo điều kiện thuận lợi cho việc giám sát
tài chính doanh nghiệp.
4. Đổi mới thủ tục hành chính, tăng cường ứng dụng khoa học công nghệ
Đầu tư cho các ngành nghiên cứu khoa học công nghệ. Thay đổi chế độ hoạch
toán để khuyến khích khấu hao nhanh để đổi mới công nghệ,phát triển các trung
tâm nghiên cứu khoa học và tận dụng kinh nghiệm quản lý của quốc tế để áp dụng
cho các doanh nghiệp
5. Kiểm soát độc quyền
Lọai bỏ độc quyền trong kinh doanh và chỉ duy trì trong một số ngành quan
trọng. Cho phép nhiều doanh nghiệp tham gia kinh doanh bằng cách xây dựng điều
kiện cấp phép các loại hình dịch vụ hoặc chia tách các doanh nghiệp đang chiếm vị
trí chủ đạo thành các đơn vị nhỏ đôc lập và chia tách các doanh nghiệp không trực
tiếp gắn với cung cấp dịch vụ cơ sở hạ tầng khỏi doanh nghiệp chủ đạo. Cần ban
hành quy định hướng dẫn hoạt động và hạn chế cạnh tranh không lành mạnh để các
doanh nghiệp tự điều chỉnh. Cần xây dựng các luật đặc thù cho từng lĩnh vực để
kiểm soát độc quyền trong những trường hợp phải duy trì độc quyền,tránh tình
trạng lạm dùng chi phối thị trường.
6. Thành lập hiệp hội nguời tiêu dùng
Cung cấp thông tin phục vụ người tiêu dùng và kịp thời phát hiện những hành
vi cạnh tranh không lành mạnh của các doanh nghiệp. Các hiệp hội người tiêu dùng
sẽ là đối trọng của các doanh nghiệp khống chế thị trường. Các hoạt động bảo vệ
lợi ích người tiêu dùng hỗ trợ rất tốt cho việc duy trì môi trường cạnh tranh lành
mạnh. Bảo vệ lợi ích người tiêu dùng và cạnh tranh là hai vấn đề liên quan mật
thiết đến nhau.

You might also like