You are on page 1of 2

LCT - PHẦN 1.

1: KHÁI NIỆM & ĐẶC ĐIỂM


1.1.1. Khái niệm
LCT 2018 không đưa ra khái niệm cụ thể về thuật ngữ “tập trung kinh tế” mà chỉ liệt kê các hành vi
được coi là các hành vi tập trung kinh tế, bao gồm sáp nhập doanh nghiệp, hợp nhất doanh nghiệp,
mua lại doanh nghiệp, liên doanh giữa các doanh nghiệp, và các hình thức tập trung kinh tế khác theo
quy định khác của pháp luật (các hành vi chưa được liệt kê trong LCT 2018).
Với mục đích điều chỉnh của LCT 2018, tập trung kinh tế có thể được định nghĩa là các hành vi tích
tụ quyền lực thị trường của các doanh nghiệp với mục đích hạn chế cạnh tranh trên thị trường liên
quan thông qua việc giảm bớt số lượng đối thủ cạnh tranh hoặc tạo ra sự liên kết giữa các đối thủ hoặc
các chủ thể có mối quan hệ trong cùng chuỗi kinh doanh để hạn chế cạnh tranh.
1.1.2. Đặc điểm:
1. Các nhóm chủ thể là các doanh nghiệp bao gồm các tổ chức, cá nhân kinh doanh thuộc mọi thành
phần kinh tế, doanh nghiệp nước ngoài hoạt động tại Việt Nam và cả các đơn vị sự nghiệp công
lập chịu sự kiểm soát của LCT 2018. Ngoại trừ các hình thức hợp nhất hoặc sáp nhập doanh nghiệp
chỉ có thể được thực hiện bởi các tổ chức kinh doanh có tư cách pháp nhân.

- Nhóm chủ thể thứ nhất: các tổ chức, cá nhân được thành lập theo pháp luật Việt Nam, là các chủ thể
thực hiện các vụ việc tập trung kinh tế phổ biến nhất trên thị trường.
- Nhóm chủ thể thứ hai: các doanh nghiệp nước ngoài hoạt động tại Việt Nam, có thể hiểu là
thương nhân nước ngoài và là các thương nhân được thành lập, đăng ký kinh doanh theo quy định
của pháp luật nước ngoài hoặc được pháp luật nước ngoài công nhận.
Căn cứ vào khoản 2 Điều 16 LTM 2005, có ba hình thức hoạt động thương mại của thương nhân
nước ngoài tại Việt Nam:
i. Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài
ii. Chi nhánh thương nhân nước ngoài
iii.Văn phòng đại diện của thương nhân nước ngoài.
Nếu căn cứ vào các hình thức tập trung kinh tế đang chịu sự điều chỉnh của LCT 2018, chỉ
doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài là chủ thể có tư cách pháp nhân thực hiện các
hoạt động tập trung kinh tế dưới góc độ của pháp luật cạnh tranh.
Các doanh nghiệp nước ngoài không hoạt động tại Việt Nam và thực hiện giao dịch tập trung kinh tế
bên ngoài lãnh thổ Việt Nam cũng sẽ chịu sự điều chỉnh của các quy định kiểm soát tập trung kinh tế
của pháp luật cạnh tranh Việt Nam nếu giao dịch đó có liên quan đến thị trường Việt Nam đến mức
có thể “tác động hoặc khả năng gây tác động hạn chế cạnh tranh một cách đáng kể trên thị trường Việt
Nam"
- Nhóm chủ thể thứ ba: Các đơn vị sự nghiệp công lập là tổ chức có tư cách pháp nhân, có thể thực
hiện các hoạt động sáp nhập và hợp nhất dựa trên quyết định hành chính của cơ quan Nhà nước, nhưng
sẽ không thực hiện hoạt động liên doanh hoặc mua lại lẫn nhau xuất phát mục tiêu và chức năng của
các đơn vị sự nghiệp công lập này.
2. Tập trung kinh tế được thực hiện thông qua các hình thức: sáp nhập, hợp nhất, mua lại, liên
doanh giữa các doanh nghiệp hoặc hình thức khác do pháp luật quy định. Đây là một dấu hiệu
giúp phân biệt tập trung kinh tế với tích tụ tư bản (tập trung tư bản).
Tích tụ tư bản là việc tăng thêm tư bản dựa vào tích lũy giá trị thặng dư, biến một phần giá trị thặng
dư thành tư bản và thường không được thực hiện dưới các hình thức tập trung kinh tế chịu sự điều
chỉnh của pháp luật cạnh tranh. Hiểu theo nghĩa rộng, Tích tụ tư bản bao gồm cả hoạt động liên kết
các tư bản cá biệt và tín dụng tư bản để tập trung các nguồn tư bản nhàn rỗi.
*Các hình thức tập trung kinh tế chỉ liên quan đến hoạt động liên kết của các chủ thể kinh doanh
trên thị trường mới thuộc đối tượng điều chỉnh của pháp luật kiểm soát hạn chế cạnh tranh .
3. Tập trung kinh tế dẫn đến hậu quả là làm thay đổi mức độ tập trung của thị trường và có thể
bóp méo cạnh tranh trên thị trường đó. Tập trung kinh tế có thể dẫn đến việc:
- Hình thành các doanh nghiệp có quyền lực thị trường làm thay đổi cấu trúc và tương quan cạnh tranh
trên thị trường.
- Cấu trúc thị trường thay đổi theo hướng làm giảm đi số lượng doanh nghiệp đang hoạt động do các
hình thức hợp nhất hoặc sáp nhập
- Hình thành nên sự liên kết giữa các doanh nghiệp độc lập về pháp lý do các việc mua lại hoặc liên
doanh nhằm tạo ra nhóm doanh nghiệp hoạt động kinh doanh theo mô hình nhóm công ty, theo đó các
doanh nghiệp liên kết có mối quan hệ sở hữu với nhau.

You might also like