You are on page 1of 23

HỌC NHẠC VỚI PHỞ

1
HỌC NHẠC VỚI PHỞ

Phở xin chào mọi người!!!!!!!!!!!!!!!!!!!...................................3


Phần I: Nhạc lý là gì? Kí hiệu của 7 nốt nhạc.........................8
Phần 2: Cung..............................................................................9
Phần 3 Các dấu hóa.................................................................11
Phần 4 Quãng...........................................................................14
Phần 5 Hợp âm là gì?..............................................................17
Đôi lời muốn nói!!!!..................................................................22

2
HỌC NHẠC VỚI PHỞ

Phở xin chào mọi người!!!!!!!!!!!!!!!!!!!


Chắ c đa phầ n mọ i ngườ i khi nhậ n đượ c tà i liệu nà y đều gầ n như “ Mù ”
nhạ c lí phả i khô ng.

Tớ nó i thậ t 10 nă m trướ c tớ cũ ng chả biết nhạ c lí gọ i là cá i gì!!!


Thề…..

Mình chưa chia sẻ ngay lý thuyết đâ u , kể lể tý cho nâng cao tình đoà n
kết nhé kk. Bác nào không thích thì có thể bỏ qua. Mình khuyên là khô ng
nên ))))))

Trướ c khi đọ c xin mờ i cá c bá c mở mộ t bả n nhạ c buồ n nhè nhẹ lên nhé!!!


Hay là nghe mình đà n há t đi  https://www.youtube.com/watch?v=B9g-fY5QlWY

“ Hơn 10 nă m trướ c hồ i cò n họ c phổ thô ng ý, mê đà n hát phết, mà cá c bá c


biết rồ i đó , cá i thờ i bọ xít, ai kiểu gì chả tương tư em nà o hay anh nà o
đấ y. Mà vớ i cá i tính nhá t gá i cộ ng thêm chả có gì nổ i trộ i về ngoạ i hình,
họ c tậ p thì…..đen, khô ng bao giờ có cơ hộ i để tạ o đượ c ấ n tượ ng gì vớ i
em mình thầ m thương trộ m nhớ trong lớ p luô n, nó i gì đến chuyện tá n
tỉnh. Nó i chung là khô ng có cử a.Thế là quyết định phả i tìm cá ch tạ o ấ n
tượ ng vớ i em……

Thế quá i nà o, mình lạ i há t hay vã i chưở ng(tự nhậ n thấ y haha, chắ c do có
ít gen củ a ô ng Ngoạ i), nhưng mà nhú t nhá t, chả bao giờ dá m thể hiện
trướ c đá m đô ng cả . Mộ t phầ n vì nhá t, 1 phầ n vì há t phả i có nhạ c
đệm( hay đạ i loạ i gọ i là beat ý). Cá i thờ i nă m 2000, vớ i mộ t thằ ng nhà
chả có điều kiện gì, lạ i ở ngoạ i thà nh như mình, lấy đâ u ra máy tính hay
đầ u CD, internet để mà cậ p nhậ t nhạ c beat. Cuố i nă m 11, mộ t hô m tình cờ
xem TV thấ y mộ t lã o tó c dà i, cầ m guitar, vừ a quạ t chả vừ a hát…….Ô i thô i,
nã o cmn lò ng, tự nghĩ:” Đây rồ i, châ n lý đâ y rồ i”. Khô ng có đầ u CD, khô ng
có internet chứ gì, mình tự họ c đà n tự đệm, tự há t…..chấ t cm luô n. Đấy là
tự nhủ thô i. Câ u chuyện bắ t đầ u khó khă n hơn.
Đầ u tiên là phả i tìm đượ c mộ t cá i đà n, sau đấ y là họ c chơi. Khổ mộ t nỗ i,
ba má thờ i ấ y ở quê, cũ ng chả ủ ng hộ việc mình chơi đà n đó m, hát hò gì.
3
HỌC NHẠC VỚI PHỞ

Thế là cũ ng chả có tiền mua đà n, nhưng vì quyết tâ m phả i thể hiện đượ c
vớ i em gá i trong lớ p nên tìm mọ i cá ch để có đà n tậ p. Sau mộ t và i ngà y
ngó nghiêng, cuố i cù ng cũ ng hỏ i mượ n đượ c cá i đà n củ a 1 ngườ i cũ ng
chính là thầ y đầ u tiên củ a mình. Ổ ng là bộ độ i, cũ ng hay nghêu ngao hát
hò , đà n đó m. Nó i chung là hồ i ý thầ n tượ ng lão vcd. Thế rồ i lâ n la cũ ng
họ c đượ c mấ y bà i kiểu như: Tuổ i hồ ng thơ ngâ y, Nhỏ ơi, Châ n tình…..

Thờ i gian thấ m thoắ t thoi đưa, sau nử a nă m cầ m đà n, trình đà n há t có


tiến bộ nhưng vẫ n cò i…..chả hiểu tạ i sao. Cứ loanh quanh mấ y bà i ấ y,
nghe bà i gì mớ i mớ i ra, loay hoay mã i cũ ng chả chơi đượ c. Mà lú c ấy đệm
há t cho mấy ẻm trong lớ p nghe cứ Nhỏ ơi, Tuổ i hồ ng thơ ngâ y mãi nó
cũ ng ngấ y….Bẵ ng đi mộ t thờ i gian, chá n nản vì chả tiến bộ đượ c nên bỏ
đà n…..hix…đau khộ . Cuố i cù ng đến hết 12 cũ ng chả tá n đượ c em nà o…

Sau này và o đạ i họ c, đượ c tiếp xú c vớ i Internet nhiều hơn, họ c hỏ i đượ c


nhiều ngườ i hơn. Má u đà n đó m lạ i nổ i lên, trình đà n lạ i lên 1 level mớ i,
nhưng vẫ n chậ m….Vậ y là hạ quyết tâ m nghiên cứ u lý do tai sao lạ i lên
chậ m vậ y, hó a ra là do mình thiếu…..”cá i gố c”.
Cá i gố c ở đâ y có thể hiểu là nhạ c lý, lý thuyết â m nhạ c, cá ch đọ c bả n nhạ c,
cá ch đọ c cá c kí hiệu â m nhạ c, cấ u tạ o hợ p â m….bla bla…

Sau mộ t thờ i gian ngâ m cứ u nhạ c lý, mình đã tự chơi đượ c nhữ ng bà i
mình thích mộ t cá ch đơn giả n. Nhữ ng bà i há t mớ i ra cũ ng thịt luộ c đượ c
trong 3 nố t nhạ c(3 nố t….cá i này là có thậ t)
Trình độ tă ng lên, là m chủ đượ c câ y đà n, tự tin hơn, há t chuẩ n hơn, phiêu
hơn……kết quả là …có ngườ i yêu <3. Sau khi yêu vài em cũ ng như
thế….thì mình lấ y vợ cũ ng do â m nhạ c se duyên 😊

Đến bâ y giờ vớ i vố n nhạ c lý đó , mình có thể họ c đượ c rấ t nhiều nhạ c cụ


khá c nhau trong thờ i gian ngắ n hơn rấ t nhiều: Piano, violon, trố ng, kèn
sá o(bằ ng kim loạ i, khô ng phả i bằ ng thịt)

Đấ y cá c bá c biết đượ c chú t lợ i ích củ a nhạ c lý rồ i chứ :


Khô ng có nhạ c lý -> dậ m châ n tạ i chỗ -> khô ng tự tin -> khô ng có ngườ i
yêu -> Ế ……..thế thô i.

Nà o Let’s go.

4
HỌC NHẠC VỚI PHỞ

Bạn có cần học đọc nhạc không?

    Đọc nhạc, hay nói với từ ngữ chuyên môn là “xướng âm” giống như kĩ năng đọc chữ của
chúng ta. Bạn nhìn thấy một bản nhạc, bạn hiểu bản nhạc đó đang nói về điều gì, và bạn có
thể diễn tả nó ra, bằng nhạc cụ, bằng giọng hát của bạn.

    Tuy nhiên, trong phần này chúng ta sẽ không đi quá sâu vào thuật ngữ xướng âm, vì nó
là một bộ môn đòi hỏi rất nhiều thực hành và để hát được cho đúng, bạn cần rất nhiều
luyện tập cũng như nơi học, thầy dạy có uy tín. Nếu bạn muốn học xướng âm, tôi khuyên
bạn nên tìm đến lớp học nhạc. Ở đây, chúng ta sẽ chỉ tìm hiểu cách để bạn hiểu và đọc một
bản nhạc mà thôi.

Tôi có bắt buộc phải học đọc nhạc không?

    Câu trả lời là không. Cũng như ngôn ngữ, bạn không cần biết đọc cũng có thể nói được.
Tuy nhiên bạn có thể dễ dàng nhận ra sự khác biệt giữa một người biết và không biết đọc
phải không.

    Không biết đọc nhạc, bạn vẫn có thể chơi nhạc hoặc hát, dựa vào cảm nhận của bạn, dựa
vào kinh nghiệm, thậm chí nếu bạn đủ giỏi, bạn có thể tự sáng tác nhạc nữa. Chính tôi
cũng từng có một giai đoạn chơi nhạc mà không biết đọc nhạc. Tuy nhiên, bạn sẽ gặp phải
nhiều hạn chế và dẫn đến Ế. Bạn bị lệ thuộc rất nhiều vào việc phải có ai đó làm mẫu để
bạn làm theo ,vì bạn không thể tự chơi/hát được. Cho dù bạn có giỏi đến mấy thì việc bắt
chước ai đó cũng rất khó để đúng hoàn toàn, và nếu bạn sai, bạn cũng không có cách nào
kiểm tra xem mình sai chỗ nào hoặc sửa sai ra sao.

    Biết đọc nhạc, có lẽ lợi thế lớn nhất đó là bạn tự trang bị cho mình một chìa khoá để
bước vào thế giới âm nhạc. Có rất nhiều kiến thức, kinh nghiệm, tác phẩm nằm trên bản
nhạc mà bạn có thể tự mình tiếp cận. Bạn sẽ học được ngôn ngữ chung của toàn nhân loại
trong âm nhạc, bạn có thể tự tin chơi nhạc một cách chính xác và biết phải làm gì nếu
người khác hoặc bạn chơi không đúng. Như bạn thấy, biết đọc sách thì kiến thức của bạn
sẽ tăng lên nhanh hơn nhiều. Đọc nhạc không khó, nhưng cũng như ngôn ngữ, bạn sẽ phải
học nó, sẽ tốn của bạn thời gian và rèn luyện để có thể sử dụng một cách lưu loát. Nhưng
bỏ ra mỗi ngày 5-10p học thì chắc cũng dễ thôi mà nhở.

5
HỌC NHẠC VỚI PHỞ

Hãy tập luyện để bạn có thể đọc những dòng nhạc dễ dàng như một cuốn sách

Tuỳ thuộc vào mục đích học nhạc của bạn

    Nếu
mục tiêu của bạn khi học nhạc chỉ đơn thuần là sở thích và để giải trí, bạn muốn
chơi được bài hát này bài hát kia và đệm hát cho người khác. Câu trả lời cho bạn là:
Không, bạn không cần học đọc nhạc, và chả có gì sai trong quyết định của bạn cả.

    Nếu bạn muốn chơi/hát trong một nhóm nhạc, chơi/hát lại những bản nhạc của ai đó để
biểu diễn với nhau cho vui. Thì câu trả lời là: Tuỳ bạn, không bắt buộc bạn phải học đọc
nhạc, nhưng khuyến khích bạn nên tìm hiểu để có một ngôn ngữ chung khi cùng nhau chơi
nhạc, tránh tình trạng trống đánh xuôi kèn thổi ngược không thống nhất.

    Nếu bạn định chơi nhạc có phong cách, nghĩa là học classic, jazz v.v. thì bạn nên nghĩ
đến việc sớm trang bị khả năng đọc nhạc cho mình.

    Nếu bạn chơi cho band nhạc một cách nghiêm túc, nghĩa là biểu diễn ở đâu đó, cưới hỏi
ma chay, hội diễn văn nghệ, phòng thu âm v.v. Bạn nên sẵn sàng cho việc ai đó sẽ đặt một
bản nhạc trước mặt bạn và yêu cầu bạn chơi/hát theo đó.

    Nếu bạn muốn gắn bó sự nghiệp với âm nhạc, bạn muốn học hỏi về âm nhạc, sáng tác
nhạc, trở thành ca sĩ, nhạc công chuyên nghiệp v.v. thì không còn gì phải nói.

    Nói tóm lại, bạn không cần phải biết đọc nhạc để chơi nhạc, nhưng tôi vẫn muốn lập lại
điều đã nói ở trên, giống như biết đọc và biết viết, hãy nghĩ tới những lợi ích mà nó mang
lại cho bạn.

    Quyết định có học cách đọc nhạc hay không là sự lựa chọn của bạn. Tuy nhiên, tôi vẫn
khuyến khích bạn biết, vì kiến thức thì chẳng làm hại gì bạn cả, chắc chắn bạn sẽ không
phải hối tiếc để nói “Ước gì hồi đó mình đừng học đọc nhạc” đâu.

6
HỌC NHẠC VỚI PHỞ

Ok, nào giờ thì mình đi tìm hiểu nhữ ng


điều cơ bả n nhấ t khi họ c nhạ c lí nhé!!!

Phần I: Nhạc lý là gì? Kí hiệu của 7 nốt nhạc


Ừ thì nhạc lý là những lý thuyết về âm nhạc, hiểu đơn giản thôi cho đời nhẹ
nhõm……
Trong toán học bạn phải làm quen với các con số và các phép tính
Vậy trong âm nhạc bạn có thể hiểu các con số là các nốt nhạc, có 10 con số trong
toán học( 0-9) thì có 7 nốt nhạc( Đô-Si) trong âm nhạc.
7
HỌC NHẠC VỚI PHỞ

Cách đọc nốt nhạc


Có 7 nốt nhạc cơ bản, được ký hiệu bằng các chữ cái in hoa. Cụ thể như sau:
Đô = C
Rê = D
Mi = E
Fa = F
Sol = G
La = A
Si = B
Sau này chúng ta sẽ dùng nhiều kí hiệu này, nên
các bạn hãy thuộc hết chúng đi nhé….. :)
Phần 1 tạm dừng ở đây, các bạn hãy từ từ ngâm
cứu nhé…Phở chúc các bạn học nhạc zui
zẻ……..
Nhiệm vụ hôm nay là các thịt luộc hết các kí tự
ở trên đi nhé!!!!!

See you
soon!!!!!!!

Phần 2: Cung
Cung và nửa cung

Cung (step/tone) là đơn vị đếm cao độ trong âm nhạc. Người ta thường sử dụng cung để làm thước đo
chuẩn cho âm thanh. Để xác định một nốt nhạc bất kì người ta cũng sử dụng cung làm nguyên tắc.

Nghe nguy hiểm nhỉ 😊)))))))). Thôi hiểu đơn giản đơn vị tính của chiều dài là cm, của khối lượng là kg,
thì đơn vị tính của âm nhạc là Cung. Đấy học với mình là chỉ đơn giản thế thôi

8
HỌC NHẠC VỚI PHỞ

Nửa cung (half-step hoặc semitone) là đơn vị đếm cao độ ở mức nhỏ nhất trong âm nhạc.

Kí hiệu:

Một cung = 2 lần nửa cung (@.@)

Kí hiệu:

Và đây là “ Bảng cửu chương” khoảng cách giữa 7 nốt nhạc tự nhiên, học thuộc đi nhé

9
HỌC NHẠC VỚI PHỞ

Ví dụ: khoảng cách từ nốt Đô tới Mi là bao nhiêu cung?


Đô-Rê= 1 cung và Rê-Mi=1 cung => Đô-Mi= 2 Cung
Nào bây giờ làm 1 bài tập nhé:
Hãy tính khoảng cách từ Đô – Fa(C-F), Mi-Si(E-B), Fa-Đô(F-C)?

Đáp án sẽ có ở phần tới!!!!!!

Đáp án kì trước!!!
Khoảng cách từ C-F: 2,5 cung; E-B:3,5 cung; F-C:3,5 cung

Phần 3 Các dấu hóa


Dấ u hóa là 1 cái kí hiệu để làm thay đổ i cao độ mộ t nố t
nhạ c!!!!!!!

10
HỌC NHẠC VỚI PHỞ

Thay đổi cụ thể như bảng sau:

Tên Tác động Kí hiệu Ví dụ


Dấu thăng Tăng nốt nhạc thêm 1/2 cung # C#
Dấu giáng Giảm nốt nhạc xuống 1/2 cung b Cb
Dấu thăng kép Tăng nốt nhạc lên 1 cung C
Dấu giáng kép Giảm nốt nhạc xuống 1 cung bb Cbb
Dấu bình Ðưa nốt nhạc về trạng thái tự nhiên ban đầu D

Trong bản nhạc, các dấu hóa sẽ đứng trước nốt mà nó muốn thay đổi, trông như thế này này

11
HỌC NHẠC VỚI PHỞ

Ví dụ:
Khoảng cách giữa 2 nốt C và C# là ½ cung. Vậy nốt C đã được tăng lên ½ cung sau khi thêm dấu thăng

Khoảng cách giữa 2 nốt C và Db là ½ cung, nhưng nốt D đã giảm xuống ½ cung sau khi thêm dấu giáng

C và D cách nhau 1 cung => C# bằng cao độ so với Db

Bạn thấy 2 nốt C# và Db khác tên nhau nhưng lại có cùng cao độ đúng không, và cái ấy gọi là Đồng âm

Trên đàn Piano nó sẽ là đây Trên đàn Ukulele

Ðồng âm

12
HỌC NHẠC VỚI PHỞ

Những nốt nhạc khác tên nhưng có cùng cao độ được gọi là đồng âm. Ví dụ nốt G# và Ab là hai nốt đồng
âm.

Trùng âm

Nếu hai nốt nhạc có cùng tên cùng cao độ thì được gọi là trùng âm.

OK!!!!!

Cũng hơi phức tạp hơn chút rồi…..


Bài tập phần này là mọi người hãy kể hết các Đồng Âm từ Đô-Si nhé!!!!!

Hẹn gặp lại ở phần tiếp theo

13
HỌC NHẠC VỚI PHỞ

Phần 4 Quãng
Quãng là gì?
Quãng chính là khoảng cách giữa hai nốt nhạc.
Tên gọi của quãng bao gồm 2 phần
1. Số chỉ quãng: là số nốt có trong quãng ấy
2. Chất lượng quãng: phụ thuộc vào số cung có trong quãng ấy

Ví dụ: từ nốt C-E là 1 quãng 3 Trưởng


+ Số 3 nghĩa là: Từ C đến E sẽ có 3 nốt C+D+ E
+ Trưởng: bạn không cần quan tâm đến chất lượng quãng trong phạm vi tài liệu
này, vì nó khá phức tạp và không cần thiết cho người mới bắt đầu.
Bạn chỉ cần biết trong quãng ấy gồm bao nhiêu Cung là ok rồi, trong trường hợp
này từ C-E là 2 cung
Xem ảnh cho dễ hiểu nhớ

14
HỌC NHẠC VỚI PHỞ

Tuy nhiên lại xảy ra trường hợp như sau

15
HỌC NHẠC VỚI PHỞ

Bây giờ từ C-Eb vẫn là quãng 3 nhưng chất lượng quãng là 1,5
cung nên gọi là quãng 3 thứ

Nốt Quãng Cung Tên gọi


C-E 3(C,D,E) 2 3 trưởng
C-Eb 3(C,D,Eb) 1,5 3 thứ

Không nhớ cách đếm cung thì nhìn “Bảng cửu chương” nhé

Bro có hiểu ko……


không hiểu à, thế nghỉ ngơi, uống ngụm
trà….
rồi đọc lại đi nhé :)))))

Bài tập nè!!!


Kể tên 1 quãng 4 bất kì và đọc số cung của quãng đó(Ví
dụ: C-F 2,5 cung). Làm tương tự với quãng 1 cho đến
quãng 8?

16
HỌC NHẠC VỚI PHỞ

Nếu có gì khó hiểu mọi người có thể liên hệ với


mình qua
Fanpage: https://www.facebook.com/phomusicclass/
FB: https://www.facebook.com/giangtotrong
Email: phomusicclass@gmail.com
Youtube: https://www.youtube.com/watch?
v=5BO1q3xJHWE&t=8s

Phần 5 Hợp âm là gì?

17
HỌC NHẠC VỚI PHỞ

Phần trước học quãng xong thấy hơi hoang mang đúng ko!!!!
Hiểu được thì tốt, mà không hiểu được thì thôi cũng không sao đâu!!!
Vẫn sẽ chơi được đàn bình thường nhé 😊
Hôm nay Phở sẽ giới thiệu một khái niệm đó là “Hợp Âm”

Trướ c khi đi vào tìm hiểu khái niệm bạ n hãy xem video này nhé

https://www.youtube.com/watch?v=942gVKZHUqg

Ok!!!!! Xem chưa đấy????

Sau khi xem xong video bạn có thể hiểu đơn giản hợp âm là cái phần tay trái họ di chuyển, thay đổi liên
tục ấy……

Mỗi một loại nhạc cụ sẽ có vị trí hợp âm khác nhau, do vậy ta chỉ cần hiểu cấu tạo hợp âm là có thể chơi
được rất nhiều nhạc cụ khác nhau đúng không =))))))))))), vậy:

Một hợp âm được hình thành khi có nhiều hơn 3 nốt nhạc cùng vang lên một lúc.

Một hợp âm sẽ được xây dựng từ 2 hoặc nhiều quãng 3.

Chẳng hạn: Những nốt C E G tạo thành một hợp âm. Gọi là Đô(1) Trưởng(2)

18
HỌC NHẠC VỚI PHỞ

Hợ p âm Đô Trưở ng

Ta có 2 phần cần chú ý ở Hợp âm: (1): Đô, (2): Trưởng

(1): Tên nốt đầu tiên của hợp âm

(2): Loại hợp âm

Ở phần (1):

Nốt đầu tiên trong hợp âm, là nốt bạn lấy làm mốc để tính ra các nốt còn lại của hợp âm. Nó cũng là tên
hợp âm luôn

Trong phạm vi tài liệu này bạn chỉ cần hiểu cấu tạo hợp âm sẽ gồm các nốt số: 1-3-5

Ví dụ: Đô trưởng thì nốt số 1 là Đô( C) Số 3 là E số 5 là G

Thế Sol trưởng thì cấu tạo là gì nhỉ?: 1-3-5= G-B-D

Ở phần (2): Loại hợp âm.

Trong phạm vi tài liệu này, để đơn giản hóa vấn đề, mình sẽ chỉ giới thiệu 2 loại hợp âm Trưởng và Thứ

Trưởng: Loại hợp âm này mang cho người nghe cảm giác tươi sáng, mạnh khỏe, yêu đời 😊)))

Vui lòng nghe đoạn nhạc này để hiểu hơn nhé


https://www.youtube.com/watch?v=Whi0-Z1C3Ms

Tất nhiên để làm được điều ấy âm thanh tạo nên hợp âm này phải có quy luật

Quy luật đây

19
HỌC NHẠC VỚI PHỞ

Từ nốt số 1-3 cách nhau 2 cung

Nốt số 3-5 cách nhau 1,5 cung

Ví dụ: hợp âm Sol trưởng gồm 3 nốt: G-B-D. Kí hiệu là: G( G là Sol, trưởng thì sau G k cần ghi gì, trưởng
trong tiếng anh là Major), đọc là Sol-Major

G-B: 1 quãng 3 - 2 cung


B-D: 1 quãng 3 - 1,5 cung

Ok!!!!! Nếu bạn chưa hiểu thì cố gắng đọc lại nhé!!!!
Nào giờ thì mình sang hợp âm Thứ

Thứ: Loại hợp âm này mang cho người nghe cảm giác mềm mại, hơi buồn, màu sắc tối hơn ☹

Đây bạn nghe đoạn nhạc này nhé

https://www.youtube.com/watch?v=JH2lfPLKNzQ

Tương tự để làm được điều ấy âm thanh tạo nên hợp âm này phải có quy luật

Quy luật đây

Từ nốt số 1-3 cách nhau 1,5 cung

Nốt số 3-5 cách nhau 2 cung

Ví dụ: hợp âm La thứ gồm 3 nốt: A-C-E. Kí hiệu: Am( A là La, m là Minor) đọc là La-Minor

20
HỌC NHẠC VỚI PHỞ

A-C: quãng 3 – 1,5 cung


C-E: quãng 3 - 2 cung

Từ các kiến thức trên Phở tổng hợp vào 1 bảng cho mọi người dễ hiểu và tra cứu hơn

Cấu tạo hợp âm Các nốt(1-3-5) Kí hiệu


Đô trưởng 2cung+1,5cung C-E-G C
Đô thứ 1,5cung+ 2cung C-Eb-G Cm
Rê Trưởng 2c+1,5c D-F#-A D
Rê thứ 1,5c+ 2c D-F-A Dm
Mi Trưởng 2c+1,5c E-G#-B E
Mi thứ 1,5c+2c E-G-B Em
Fa trưởng Thôi cố gắng nhớ đi nhé 😊 F-A-C F
Fa thứ Tương tự thôi mà F-Ab-C Fm
Sol trưởng 2+1,5 G-B-D G
Sol thứ 1,5+2 G-Bb-D Gm
La trưởng 2+1,5 A-C#-E A
La thứ 1,5+2 A-C-E Am
Si trưởng 2+1,5 B-D#-F# B
Si thứ 1,5+2 B-D-F# Bm

Bạ n đọ c tớ i đây thì nên tự thưở ng cho mình 1 cái đàn đi, cái này có thể nói là khó
nhấ t trong tài liệu rồ i đấ y.

Khó thế mà còn làm đượ c vậ y thì chơi 1 loạ i nhạ c cụ hoàn toàn khả thi nhé, không
khó đâu.
Thậ t đấ y!!!

Hẹn gặp lại các bạn ở Nhạc lí cơ bản 2: Nhịp

21
HỌC NHẠC VỚI PHỞ

Đôi lời muốn nói!!!!


Sau một thời gian ngâm cứu cái tài liệu này, có thể có người hiểu hết, người
hiểu tý ty, người thì lơ mơ!!!
Nhưng khi đọc được những dòng chữ này là bạn đã thành công hơn những người
khác rồi đấy!!!

Mục đích mình làm ra chiếc tài liệu là để đơn giản hóa, rút gọn nhạc lí tối đa
giúp ai cũng có thể chơi nhạc, học nhạc một cách dễ dàng nhất.
Bạn cũng nên chọn 1 loại nhạc cụ đơn giản để bắt đầu nhé!!!
1 vài gợi ý: Ukelele, Trố ng Cajon, Sáo Recoder, piano,Kalimba,v.v.

Tạ m biệt, chúc vui vẻ nhá!!!!!!!!!!!!

Cầ n giúp gì thì liên lạ c vớ i mình qua:

Fanpage: https://www.facebook.com/phomusicclass/

22
HỌC NHẠC VỚI PHỞ

FB: https://www.facebook.com/giangtotrong
EMAIL: phomusicclass@gmail.com

YOUTUBE:
https://www.youtube.com/channel/UCO4f0kVzQrWK_81rK5sZgPA?view_as=subscriber

Cảm ơn và
hẹn gặp
lại!!!!!

23

You might also like