You are on page 1of 56

MỤC LỤC

LỜI MỞ ĐẦU
CHƯƠNG I – CHUẨN BỊ TINH THẦN, THỜI GIAN VÀ NHẠC CỤ TRƯỚC KHI HỌC ĐÀN
CHƯƠNG II – KHỞI ĐỘNG HIỆU QUẢ
CHƯƠNG III – CHƠI ĐƯỢC NGAY MỘT BÀI NHẠC
CHƯƠNG IV - HỌC NHẠC BẰNG TAI
CHƯƠNG V - HỌC NHẠC BẰNG MẮT - MỘT CHÚT NHẠC LÝ
CHƯƠNG VI - CÁC CẤP ĐỘ CỦA NGƯỜI CHƠI GUITAR
CHƯƠNG VII - BẮT ĐẦU HỌC GÌ BÂY GIỜ HỌC Ở ĐÂU
CHƯƠNG VIII - NHỮNG KỸ NĂNG CÓ THỂ TỰ HỌC
CHƯƠNG IX - NHỮNG SAI LẦM CỦA NGƯỜI MỚI TẬP
CHƯƠNG X - TỔNG KẾT

Vì đây là một quyển sách dạy kỹ năng, nên bạn cũng cần có một số bản in để thực hành
trực tiếp, chính vì thế bạn cần một file tổng hợp lại tất cả các bài tập cần bản in ở link này,
hãy tải về và so sánh đối chiếu với các bài học trong ebook (xem ở các thiết bị kỹ thuật
số). Bạn cũng giữ phần tài liệu này và không chia sẻ để giúp tác giả đảm bảo công sức đã
viết sách nhé.
LỜI MỞ ĐẦU
Tại sao tôi lại viết quyển sách này?
Tính đến tháng 06/2016, tôi có tổng cộng hơn 8.000 giờ tự học, luyện tập, đi dạy, làm
khóa học online và nghiên cứu về trải nghiệm âm nhạc thông qua Guitar & Ukulele. Tổ
chức lớp học cho hơn 50 học viên mỗi tuần (tương đương với hơn 200 học viên mỗi năm
ở lớp cá nhân), và mỗi tháng đều đặn, tôi có lớp Trải Nghiệm Âm Nhạc cùng kết hợp với
một Toa Tàu (một tổ hợp giáo dục nghệ thuật sáng tạo) được 12 khóa (mỗi khóa từ 7-10
học viên) trong năm qua, cùng với hơn 3000 học viên theo học online tại kyna.vn, cùng
hơn 6000 thành viên theo dõi liên tục qua fanpage LV Acoustic, tôi nhận được rất nhiều
thắc mắc trong quá trình tập đàn của số lượng thành viên liên quan này, và cùng với việc
đúc rút kinh nghiệm từ quá trình đứng lớp, tôi thấy dù hiện nay Guitar hay Ukulele đã rất
phổ biến, nhưng các quyển sách hướng dẫn một phương pháp tiếp cận loại nhạc cụ này
vẫn còn chưa gần với thực tế, nặng về tính học thuật, nhạc lý, mà đa phần người học nhạc
không phải là để trở thành một người chơi chuyên nghiệp hay xem đó như là một nghề
nghiệp cần theo đuổi, đa số chỉ có nhu cầu học để giải trí, biết chơi một nhạc cụ để hòa
mình vào các hoạt động tập thể cùng bạn bè vui tươi hơn, giảm áp lực trong cuộc sống,
và làm thi vị cuộc sống của mình.
Học Guitar/Ukulele có khó không? Nhạc cụ nào thì dễ học? Có cần năng khiếu khi học
nhạc không? Chọn mua đàn như thế nào cho người mới tập? Chọn phong cách nhạc nào
để theo đuổi? Có mấy phương pháp tập luyện? Có cần học nhạc lý không? Nếu có nhu
cầu chỉ học để giải trí thì nên học như thế nào là nhanh nhất? Và nhiều câu hỏi khác nữa
mà người mới tiếp xúc với Guitar/Ukulele không biết hỏi ai, và tìm kiếm thông tin phù
hợp ở đâu, trong khi các thông tin dường như được sản xuất liên tục, nhưng cách tiếp cận
vẫn giống như cách đây 30-40 năm, thậm chí các giáo trình học thuật từ mấy trăm năm
trước đã chưa được nâng cấp, điều chỉnh cho phù hợp với cuộc sống hiện đại, mà vẫn chỉ
chú trọng tới một cách dạy nhạc có phần rập khuông, ít sáng tạo và ít ai đặt câu hỏi về
tính hiệu quả của nó, đa số các người thầy đều bắt học sinh của mình nỗ lực quá mức cần
thiết, trong khi đó, nếu linh hoạt hơn trong các phương pháp thì quá trình học nhạc nói
chung, cây guitar nói riêng sẽ tươi vui hơn rất nhiều, mang lại nhiều lợi ích thiết thực hơn
nữa cho học viên, thay vì đặt người thầy là trung tâm của việc học này.
Quyển sách này được viết ra với mong muốn mang lại sự chủ động cho học viên ngay từ
lúc khởi đầu khi tiếp xúc với Guitar, các bạn học Ukulele cũng sẽ tìm thấy các nội dung
phù hợp với nhu cầu của mình trong quyển sách vì có sự tương đồng rất lớn giữa 2 loại
nhạc cụ này, như tôi thường khuyến khích các học viên của mình, là học 1 mà biết 2. Quả
thực là chỉ cần nắm bắt những điểm cốt lõi, cơ bản, bạn sẽ học 1 trong 2 loại nhạc cụ, và
chỉ cần dành vài buổi để thông thạo loại nhạc cụ còn lại, kỹ năng của nhạc cụ này, sẽ đem
vào ứng dụng được cho loại nhạc cụ kia.
Quyển sách này dành cho ai?
Phía trên tôi đã nói rõ mục đích của việc chia sẻ nội dung ở quyển sách này, ở đây tôi cần
làm rõ hơn một chút về đối tượng mà tôi muốn họ được hưởng lợi ích nhiều nhất khi đọc
và ứng dụng được kiến thức, kỹ năng từ sách này. Nói theo ngôn ngữ Marketing/Kinh
Doanh, tôi xác định khách hàng mục tiêu – những người thích hợp để sử dụng sản phẩm
này là:
+ >14 tuổi (trẻ hơn thì có một phương pháp riêng tôi không đề cập ở quyển sách này) cho
đến 80 tuổi, miễn là bạn thích học một loại nhạc cụ như Guitar/Ukulele.
+ Có thời gian hạn hẹp, vừa làm vừa học, hoặc vừa đi học và vẫn muốn học Guitar/Ukulele.
+ Mục đích học chủ yếu là để giải trí, nhưng cũng mong muốn học đúng phương pháp,
hiểu biết cơ bản để sau này muốn học nâng cao cũng không bị sai cách, không bỡ ngỡ.
+ Có mục tiêu là học được chơi ít nhất 1 nhạc cụ trong đời.
+ Lo sợ rằng mình không có năng khiếu về âm nhạc và muốn thử tìm hiểu xem thật sự
mình có “thiếu năng khiếu” không.
+ Ở xa trung tâm, hoặc ở xa nhà các thầy giỏi, quá trình đi học có nhiều áp lực như kẹt xe,
di chuyển xa, công việc nhiều dễ ảnh hưởng đến giờ học, sợ học chỉ được 1 vài buổi rồi
nghỉ thì phí phạm.
+ Muốn tặng ai đó một bài hát, mà hứa mãi rồi chưa thực hiện.
Và đối tượng cuối cùng được đề cập (nhưng chưa phải là hết) phù hợp với sách này là
những bạn tự học guitar một thời gian, hoặc những bạn muốn học được một phương
pháp để đi dạy Guitar/Ukulele cho bạn bè, người thân hoặc trở thành một nghề tay trái
giúp bạn có một cuộc sống thú vị hơn, thì quyển sách này là sẽ dành cho bạn với những
kiến thức sư phạm cơ bản khi nghiên cứu, đứng lớp Guitar/Ukulele sao cho học viên của
mình được hưởng lợi nhiều nhất, hiệu quả nhất.
CHƯƠNG I – CHUẨN BỊ TINH THẦN, THỜI GIAN VÀ NHẠC CỤ
TRƯỚC KHI HỌC ĐÀN
Tôi không có năng khiếu thì có học loại đàn này được không?
Đây có lẽ là câu hỏi được hỏi nhiều nhất trong các khóa học của tôi, và tôi nghĩ nhiều bạn
cũng có câu hỏi tương tự, và có thể nhiều năm qua câu hỏi này đã dai dẳng đeo đuổi bạn,
lúc ẩn lúc hiện và làm cho bạn chùn bước khi định bụng sẽ học loại nhạc cụ nào đó để thư
giãn, tươi vui hơn.
Đầu tiên, tôi xin hỏi bạn, bạn học nhạc mục đích để làm gì?
Đây không phải là quyển sách tôi viết cho người học nhạc chuyên nghiệp, mà là người tự
học như bạn, muốn tự học và không nhất thiết là phải học để đi biểu diễn kiếm tiền bằng
âm nhạc, hay xem nó như một sự nghiệp cần cả đời phải theo đuổi. Hầu hết trong chúng
ta học nhạc không phải là để trở thành Đặng Thái Sơn, Eric Clapton, The Beatles, Lê Cát
Trọng Lý v.v… mà chủ yếu chúng ta hiểu được âm nhạc có một tác động tích cực đến não
bộ và cuộc sống, giúp chúng ta nhẹ nhàng hơn.
Bởi vậy, bạn sẽ bắt buộc phải có năng khiếu nếu như mục tiêu của bạn là trở thành một
trong những người xuất sắc nhất trong lĩnh vực này, sánh vai cùng các nghệ sĩ nổi tiếng ở
Sài Gòn, ở Việt Nam hay trên thế giới. Bởi năng khiếu sẽ giúp phân loại những người khá
giỏi và những người xuất sắc, nhưng nếu bạn xem các bộ phim có chủ đề chính là âm
nhạc, bạn sẽ nhận ra rằng, thậm chí muốn trở nên xuất sắc thì năng khiếu còn là thứ yếu
so với việc luyện tập chăm chỉ, đứng sau cả việc có một phương pháp đúng, và đứng sau
cả việc có được một người thầy phù hợp với bạn.
Năng khiếu có quan trọng chứ, nhưng nó không phải là điều kiện bắt buộc với tất cả mọi
người, nhìn vào sự đa dạng trong cuộc sống, chúng ta thấy rằng con đường đến đích
không chỉ có một, rất nhiều cách, rất nhiều phương pháp. Einstein từng bị đuổi học ở cấp
tiểu học, thầy giáo của ông còn nặng nhẹ rằng sau này ông còn chẳng làm nên trò trống
gì vì… quá dốt. Bạn sẽ tìm thấy rất nhiều tấm gương tương tự trong các câu chuyện về
danh nhân thế giới.
Nguyễn Du cũng đã từng phải đi học chữ chứ? Sẽ có một lúc nào đó thầy giáo của ông sẽ
bảo, này Du, con dùng từ như vậy thì rất dở, con đúng là không có chút năng khiếu nào
về thơ văn cả? Tôi nghĩ có thể có lắm chứ. The Beatles trước khi nổi tiếng toàn thế giới,
họ đã từng chơi nhạc xuyên suốt mấy năm trời ở các quán bar, nơi chả ai thèm nghe nhạc
của họ, trước khi họ đạt được một mốc 10.000 giờ (trong tác phẩm Những Kẻ Xuất Chúng,
tác giả cho rằng những ai muốn trở nên xuất chúng thì hãy học tập trung thứ gì đó trong
10.000 giờ, tương đương với 3 năm làm toàn thời gian mỗi ngày từ 8-10 tiếng đồng hồ
trong lĩnh vực nào đó).
Vì vậy, tôi muốn cổ vũ các bạn rằng, đừng quá quan trọng năng khiếu có hay không, bạn
cứ cho mình một cơ hội thử, còn thử trong bao lâu thì tôi sẽ nói rõ hơn một chút ở câu
hỏi tiếp theo. Đây là một lĩnh vực có phần nhiều là kỹ năng, và kỹ năng thì phải luyện tập,
có một sự kiên trì nhất định, kèm theo phương pháp đúng đắn, bạn sẽ đạt được những
kết quả phù hợp với mong muốn của mình.
Học bao lâu thì đàn được bài nhạc mình yêu thích?
Đây là câu hỏi xếp thứ nhì về mức độ phổ biến mà tôi hay nhận được. Kiểm nghiệm từ
việc học của mình, và từ quá trình đi dạy hơn 3 năm qua, kết hợp nghiên cứu các phương
pháp học tập hiện đại, có chứng cứ xác thực, tôi rút ra một số mục tiêu về thời lượng để
các bạn tiếp cận cho phù hợp như sau:
 Để đàn được bài hát mà ngày nào người ta cũng hát ở khắp nơi trên thế giới – Happy
Birthday – kỷ lục trong khóa học của tôi là sau 10 phút chỉ dẫn, gần như 10/10 học viên
chơi được bài hát này, và họ thỏa mãn về điều đó (còn muốn chơi hay hơn, tất nhiên
chúng ta phải luyện tập kỹ hơn nữa).
 Đến buổi học thứ 3 (mỗi buổi học của tôi chỉ diễn ra trong 60 phút, mỗi 60 phút học ở lớp
tương đương với 180 phút tự tập ở nhà – tôi sẽ nói rõ cái này ở phần chia thời lượng học
đàn ở các chương sau), gần như mọi người đã đệm được bài hát, và một số thì biết hát
theo các bài hát thiếu nhi (những bài hát đơn giản, có 1-3 câu hát và rất dễ hát, phổ biến
ai cũng tập được).
 Để chơi được bài hát yêu thích một cách căn bản, tốc độ trung bình thường thấy là 8-10
buổi học, người nhanh nhất có thể nói là 3 ngày tập, trung bình 10 ngày tập, chậm thì 30
ngày, không quá lâu.
 Đẻ chơi được căn bản, bạn cần thời lượng khoảng 8-20 buổi liên tiếp lên lớp đều đặn
(hoặc luyện tập) không bỏ ngày nào, tập luyện với phương pháp đúng và phù hợp, có
người hướng dẫn rõ ràng.
 Muốn chơi lên mức độ trung bình khá (intermediate) thì bạn cần một khối lượng thời gian
lớn hơn là 50-100 giờ tập thường xuyên, tập trung, mỗi ngày từ 30-60 phút, thì bạn mất
khoảng 100 ngày, một thời gian rất ngắn để học một kỹ năng ở mức trung bình khá phải
không?
Mục đích của quyển sách này là hướng dẫn cho các bạn cách học để tiếp cận mức 20-50
giờ luyện tập, sau đó bạn có nền tảng để theo đuổi phong cách chơi guitar/ukulele mà
bạn thích, ngoài ra, nếu bạn tiếp cận các nhạc cụ khác cũng với lối tư duy như thế này, tôi
tin rằng bạn cũng thành công với các mục tiêu đặt ra cho mình.
Những vấn đề về đôi tay
Tay tôi ngắn (hoặc dài) quá thì có học được đàn? Tay ngắn dài không quan trọng bằng
việc học cách sử dụng nó cho phù hợp, như kết hợp với đàn kích cỡ nhỏ (hoặc lớn) hơn,
dây dày (hoặc mỏng), sử dụng cổ tay linh hoạt hơn. Trong lớp học của tôi, có một bạn nữ
tay nhỏ, thậm chí lúc nhỏ bạn vô tình bị đứt tay, ngón giữa khi không nhấn đàn thì ngón
áp út cũng không nhấn được, dù bị cố tật này nhưng bạn vẫn theo khóa học đều đặn cho
đến thời điểm tôi viết quyển sách này (06/2016), và những bài nhạc ở mức intermediate
như Scarborough Fair (Simon & Garfunkel), Tears In Heaven (Eric Clapton), Mắt Đen (Bức
Tường), Full House OST (Nhạc phim Ngôi Nhà Hạnh Phúc)… bạn đều chơi được tốt.
Tôi thuận tay trái thì nên tập như thế nào? Trường hợp tốt nhất là bạn mua một cây đàn
cho người thuận tay trái và luyện tập, và tìm một người thầy thuận tay trái giống như bạn.
Điều này tương đối khó ở Việt Nam. Thường tôi sẽ dạy các bạn theo giáo trình của người
thuận tay phải, và vẫn ra kết quả như thường. Vì sao? Vì khởi đầu việc tập đàn, bạn đều
phải luyện tập 2 tay riêng lẻ, nó không có gì là quá khó hiểu, độ khó cũng vậy cả thôi,
không ưu tiên gì cho tay thuận gì cả, đôi tay của bạn tuy có tay thuận và tay không thuận,
nhưng mức độ linh hoạt chính xác cho từng loại công việc là có những ưu điểm, chứ không
hẳn là tay thuận sẽ quyết định mọi chuyện, không tin, bạn có thể chuyển một hoạt động
gì đó mà tay trái/chân trái bạn làm quen rồi thành hoạt động do tay phải/chân phải đảm
nhiệm, tôi tin rằng tay phải của bạn cũng có sự lúng túng rõ rệt chứ chẳng chơi.
Để móng tay thế nào cho phù hợp? Tay nhấn (tay trái) bạn cắt móng tay sát vào, nhiều
khi bạn tập không được là do móng tay để dài, làm giảm độ hiệu quả của các bài tập có
khi lên đến 100%. Tay phải (là tay gảy đàn), bạn để một chút để sau này gảy dây thì dây
có điểm tựa, sẽ vang to hơn, tuy vậy, mỗi người có chất liệu tạo nên móng tay khác nhau,
và mục đích học khác nhau, cho nên bạn đừng có quá nghiêm trọng về vấn đề móng tay,
hãy linh hoạt trong cách nghĩ, và tìm cách để móng tay thuận tiện cho việc học của mình,
đừng để việc nhỏ này cản trở bạn. Nếu trong trường hợp bạn không thích để móng tay,
thì thậm chí ngoài các shop nhạc cụ, người ta còn bán cho bạn móng tay giả nữa kìa, nên
hãy yên tâm. Trong quyển sách này, tôi khuyến khích các bạn tập bằng ngón tay lẫn bằng
phím đàn, cho nên hãy chuẩn bị cả phím nữa nhé.
Chọn Guitar thế nào cho người mới bắt đầu
Đầu tiên là cách chọn phần âm thanh của đàn. Người chưa biết gì về đàn, thường sẽ
không thể phân biệt được rõ ràng âm thanh giữa một cây đàn TỐT và một cây đàn RẤT
RẤT TỐT, nghĩa là âm thanh không quá tệ, không bị lỗi, đạt chuẩn nhất định thì đối với tai
của người mới, cây đàn "vừa đủ" này cũng như cây đàn 1000 đô, tất nhiên chất liệu gỗ,
cấu tạo của những cây đàn mắc tiền là có lý do của nó, và hẳn là nó nhìn lúc nào cũng
được mắt hơn. Tôi đã chơi từ cây đàn 100 ngàn (từ những năm 90) cho đến cây đàn 5
triệu, 7 triệu và 1000 đô, và thú thật với các bạn, là tôi có lựa cho học trò cây đàn chỉ 3tr,
nhưng tôi thích cây này cũng giống như cây 1000 đô vậy, âm thanh 2 cây có điểm mạnh
rất riêng, và cần đàn của cây 3tr cũng khá tốt, đôi khi nếu không nói ra giá tiền, đưa đàn
cho một người chơi có kinh nghiệm nhất định, họ cũng sẽ chọn cây đàn có âm thanh mà
mình thích, mà cái này phần nhiều là cảm tính. Ví dụ có lần một người bạn gửi tôi cây đàn
Morris của Nhật, giá mua cũ là 3tr5, khá tốt, nhưng vì tôi không thích dòng đàn này, hơn
nữa cần lại nhỏ hơn bình thường, nên tôi thấy giá trị của cây này không bằng 1 cây 2tr tôi
lựa cho học trò, và người bạn này thì lại thấy cây này quá tốt, tốt hơn một cây khác chừng
5tr, và bạn cho cây 5tr kia là không đẹp, âm thanh không hay. Việc chọn đàn đầu tiên là
phải chọn âm thanh, bạn đừng sợ, hãy tin tưởng vào đôi tai của mình, miễn là bạn thấy
thích âm thanh của cây đàn là được.
Tiếp đến là phần giá cả. Giá cả không phải lúc nào cũng bằng giá trị, phần trên tôi đã chia
sẻ rằng giá trị của cây đàn đôi khi rất cảm tính và phụ thuộc rất nhiều vào sở thích của
bạn (miễn là nó không quá tệ), cho nên nếu bạn có một ngân sách eo hẹp nhưng lại muốn
chọn một cây đàn chơi lâu dài, thì cũng đừng quá lo lắng, bạn cứ thử hết các cây đàn từ
giá thấp đến giá cao, nếu bạn chưa biết chơi nhạc để thử, thì cứ rủ một người bạn biết
chơi nhạc đi cùng, và nhờ anh ta chơi các bài nhạc trên các cây đàn, bạn thấy thích âm
thanh cây nào thì chuẩn bị ngân sách cho cây đó cho phù hợp (nghĩa là bạn cũng cần điều
chỉnh ngân sách theo sở thích của mình chứ không chỉ điều chỉnh sao cho mua được món
hàng phù hợp với túi tiền của mình, bởi vì phù hợp với túi tiền để làm gì nếu cây đàn này
không tạo cho bạn cảm hứng để "ôm ấp" nó trong suốt những tháng năm tới?)
Về phần sở thích âm nhạc, nó ảnh hưởng lớn đến chủng loại cây đàn mà bạn mua. Nếu
bạn thích chơi nhạc cho một mình mình nghe, thích những bài nhạc có nốt du dương, nhẹ
nhàng, và chỉ chơi nhạc thôi chứ không hát, bạn có thể chọn một cây đàn Classic (Dây
Nylon, bản đàn to hơn, âm thanh nhẹ hơn, ấm hơn...). Cách đây hơn 1 thập niên, người
ta dùng Acoustic Guitar để ám chỉ các cây đàn "không điện tử" để phân biệt với các cây
đàn cần phải có dụng cụ điện tử mới có thể phát ra âm thanh được, thì Acoustic Guitar
lúc đó bao gồm Classic Guitar và Modern Guitar (dùng để chơi các bài nhạc cách tân,
phóng khoáng hơn chứ không chỉ là chơi các bài nhạc được soạn theo lối cổ điển), nhưng
ngày nay, chúng ta gọi Classic Guitar dùng để chỉ những cây chuyên cho dòng nhạc này,
và Acoustic Guitar là dùng để ám chỉ những cây đàn dây sắt (steel), cần đàn nhỏ hơn
classic, âm thanh vang, rổn rảng, dùng cho đệm hát (giữ accord), và Fingerstyle. Tôi không
bàn đến Đàn guitar điện (E-Guitar) ở đây mà chỉ bàn đến các loại Acoustic. Nếu bạn thích
hòa vào đám đông, chơi một số bài nhạc sôi động, đệm hát, hoặc chơi fingerstyle hoặc
muốn chơi nhạc phóng khoáng, không bó buộc miễn là vui, là hòa mình, thì bạn có thể
chọn Acoustic Guitar (Steel). Nhưng việc phân chia như thế không hẳn là bạn chọn cái nào
thì sẽ không chơi được cái khác nữa, Classic vẫn đệm hát được, vẫn chơi fingerstyle được
và ngược lại, Acoustic cũng có thể chơi bài nhạc classic được, sau một thời gian chơi có
kinh nghiệm, bạn chọn cho mình một phong cách và đi kèm theo loại nhạc cụ phù hợp thì
cũng không muộn, đường nào cũng đến Rome, bạn không phải chơi đàn để "kiếm cơm"
chuyên nghiệp, nên đừng nên nghe quá nhiều quy tắc cũ.
Chọn đàn sao cho vừa tay. Đàn classic đã được chuẩn hóa hàng trăm năm nay theo đúng
một kích cỡ nhất định, không sai lệch là bao, nhưng rất tiếc nó lại phù hợp với hình thể
của người phương Tây hơn, một số người có tài năng, nhưng đôi tay không phù hợp
thường sẽ rất khó khăn đi theo con đường chuyên nghiệp, hoặc là bỏ giữa chừng vì các
khóa học xưa cũ (cách đây hơn 20 năm) vẫn theo cái nền classic, điều này khiến cho nhiều
tài năng âm nhạc bị thui chột. Tôi hay bạn cũng đều không biết được bạn có tài năng hay
không, bạn phải thử, và muốn thử cho tốt, thì chọn cây đàn sao cho vừa tay mới thực sự
quan trọng. Cần đàn có thể quá to hoặc quá nhỏ so với bạn, có nghĩa là ngoài các yếu tố
trên, bạn phải chọn đàn sao cho đôi tay của mình có cơ hội tập luyện suông sẻ nhất. Tay
to dài thì có thể chọn đàn Classic hoặc Acoustic, tay trung bình cũng không vấn đề, nhưng
tay quá nhỏ thì sao? Vẫn luôn có đàn cho bạn để tập luyện, trừ khi bị... cụt tay thì chắc là
chịu rồi (Nhưng bạn cũng nên biết có một nghệ sĩ guitar huyền thoại bị cụt một ngón tay
và ông này đã luyện tập để chơi được những hợp âm mà người bình thường cũng lắc đầu
chịu).
Đàn Việt Nam hay đàn Trung Quốc? Đàn TQ thì rất nhiều kiểu chứ không phải toàn hàng
dỏm, tiếc là đa số những cây đàn nhập từ TQ về Việt Nam đều không tốt, vì tâm lý người
mình ham rẻ, không chỉ trong chuyện đàn, mà còn chuyện thực phẩm, thích cà chua to,
bự, bóng bẩy, nên người ta mới cho ngâm chất độc rồi bán cho, đàn cũng vậy, thích đàn
phải đẹp, rẻ, nên lái buôn người Việt đem đàn về thỏa tiêu chí này, còn tiêu chí như âm
thanh hay, chơi bền lâu, action thấp (khoảng cách mặt đàn đến dây đàn - rất quan trọng
trong việc luyện tập)... thì lại không được quan tâm. Enstein có câu nói nổi tiếng,"Chỉ có
2 điều vô hạn: Vũ trụ và sự ngu dốt của con người, nhưng tôi không chắc lắm về điều đầu
tiên", câu này nói thẳng ra, có thể áp dụng cho đa số người tiêu dùng Việt Nam. Đàn TQ
cũng có loại tốt (nghĩa là tốt hơn đàn VN trong cùng một tầm giá về mọi mặt), nhưng lại
khó kiếm, đa số hàng này họ bán sang các thị trường khó tính, còn dư vài chục cây thì lái
thương Việt mới đem về bán giá cao, nhưng không có số lượng lớn, đa số toàn hàng rẻ
tiền và kém chất lượng. Nên tôi vẫn ưu tiên mua hàng Việt Nam, có chút đáng tin hơn,
nhưng với kiểu làm ăn chụp giật, nay giá này, mai giá khác, thậm chí còn dẫm đạp, cạnh
tranh không mấy lành mạnh, bắt chẹt, lừa đảo khách hàng (gặp ai lơ ngơ là bán giá mắc
ngay, bán theo kiểu khách không còn quay lại nữa nên càng moi tiền nhiều càng tốt...), thì
nếu tôi tìm được nguồn hàng tốt hơn, tôi sẽ bai bai mấy cái cửa hiệu đàn ở "con đường
đàn" càng sớm càng tốt. Có bạn hỏi, còn hệ thống bán đàn của Việt Thương thì sao? Tôi
xin không bàn luận gì thêm.
Chất liệu gỗ? Nhiều "chuyên gia" chọn đàn dựa trên chất liệu gỗ, những bộ phận cấu tạo
cây đàn, điều này đương nhiên là đúng, vì thường đàn tốt thì hẳn nhiên phải cấu thành
từ những loại nguyên liệu tốt, nhưng nguyên liệu tốt cũng chưa chắc sẽ tạo ra được cây
đàn tốt. Ngoài 2 yêu tố quan trọng mà tôi nhắc đi nhắc lại, là "âm thanh và cần đàn", thì
kỹ thuật của người làm đán rất quan trọng. Cùng một chất liệu, thậm chí trong cùng một
xưởng, thì 2 người thợ dùng chung công nghệ, quy trình, chất liệu, nhưng lại tạo ra 2 sản
phẩm có khi hoàn toàn khác nhau, chênh lệch 30-50% giá trị, mặc dù cùng giá cả. Cho nên,
miễn là bạn quan sát kỹ cây đàn, nó không quá tệ (không cẩu thả trong sơn phết, không
bị xướt, nứt, những lỗi nhỏ do người thợ không khéo tay), thì cũng không nhất thiết phải
am hiểu về chất liệu mới lựa được cây đàn tốt. Trong trường hợp này, tôi tin vào đôi mắt
của mình hơn là cái đầu với mớ kiến thức về gỗ.
Dây đàn? Đàn dưới 2tr thì không nên tốn thời gian trăn trở nhiều về việc chọn dây đàn,
nhưng cũng đáng để thử một bộ dây Ddario hay thậm chí là Elixir, nhưng không phải đàn
nào thay dây xịn, dây tốt vào cũng bền, cũng hay hơn. Bộ dây có tính chất quyết định khi
cây đàn đã được xử lý tốt, lúc này dây sẽ làm tròn nhiệm vụ của mình là "nâng cấp" âm
thanh lên một mức độ nhất định.
Tóm lại, hãy dựa vào đôi tai, trực giác, đôi tay (dành cho người có chút kinh nghiệm) của
bạn, cuối cùng mới đến ngân sách (chất liệu...). Sau này muốn nâng cấp đàn cũng không
muộn, bạn cứ học để nâng cấp bản thân trước đã.
Chi tiết hơn, bạn có thể tham khảo các thông tin tôi đã viết để hướng dẫn việc chọn đàn
tại lvacoustic.com/shopping cho cả 2 loại nhạc cụ Guitar & Ukulele.
Lưu ý cho các bạn là có thể chọn dây mỏng hơn (các bạn có thể hỏi dây mỏng nhất
ở chỗ bạn mua đàn và nhờ chủ shop thay giúp) để tập lúc ban đầu cho nhẹ, bạn
cũng có thể yêu cầu chủ tiệm đàn chỉnh cho action (khoảng cách từ dây đến mặt
đàn) thấp nhất có thể (đừng thấp quá để bị rè dây) để tăng hiêu quả luyện tập lúc
đầu, nhiều khi dây cứng quá hoặc action cao quá sẽ làm các bạn bỏ cuộc từ những
bài tập cơ bản đầu tiên (dù là rất dễ).
CHƯƠNG II – KHỞI ĐỘNG

Cấu tạo

Body Fretboard Head


Or Neck Stock

Frets
Tuning Keys
Brige Sound Hole

• Headstock (đầu đàn) • Pickguard (bảng che bảo vệ mặt


• Frets (những phím đàn) đàn)
• Neck (cần đàn) • Sound hole (lỗ thoát âm)
• Body (thân đàn) • Strings (những dây đàn)
• Bridge (ngựa đàn) • Fretboard or fingerboard (cần phím,
bản đồ phím)

Trên đây là cấu tạo của một cây guitar Acoustic (Đàn thùng) dây steel (dây sắt), cấu tạo
của đàn Classic có đôi chút khác đi, bạn có thể tìm các hình này để phân biệt 2 cây đàn
với nhau, chủ yếu khác ở dây (đàn classic dùng dây nylon), độ rộng của cần đàn (neck), và
đầu đàn (bộ phận buộc dây, căng chỉnh dây).
Tư thế cầm đàn phù hợp

Thoải con gà mái

Hình trên là tư thế giữ đàn phổ biến bạn cứ bắt chước và điều chỉnh sao cho phù hợp với
vóc dáng, đôi tay của bạn, đừng quá lo lắng và đặt nặng. Nếu bạn học Guitar Cổ Điển,
thường phải có một tư thế cầm đàn đúng quy định để bạn đi theo khuông khổ của khóa
học, theo yêu cầu của thầy, nhưng bạn thấy đấy, khi tìm kiếm các video trên youtube, hay
hình ảnh từ google hoặc quan sát thực tế, bạn có thể rút ra được rằng tư thế thoải mái
nhất đối với cơ thể bạn vẫn là thứ cần được ưu tiên, khi thực hiện các kỹ thuật khó mà
đôi tay của bạn không linh hoạt thì bạn điều chỉnh sau, còn phần đầu cơ bản, hãy tự tin
cầm đàn theo cách bạn muốn, khi đi vào các bài tập, bạn sẽ tự điều chỉnh cho phù hợp.
Lưu ý đừng ngồi ghế quá cao, hãy để cẳng chân của bạn cao hơn chiều cao của ghế một
chút đã cây đàn không bị tuột khi bạn tập, cũng đừng để cây đàn lệch quá về một bên vì
như thế tay trái hoặc tay phải của bạn sẽ mỏi vì phải giãn ra nhiều.
6 dây đàn & các ngăn đàn

Lưu ý: Theo tư thế cầm đàn (tay trái giữ cần đàn để nhấn dây đàn, tay phải đặt lên thùng
đàn với các ngón tay đặt vào dây đàn để gảy) thì dây dưới cùng (nhỏ nhất) là dây 1 & dây
trên cùng (lớn nhất) là dây 6, trái với hình bên dưới.
Tay trái trên cần đàn

Ngón cái giữ mặt sau của cần đàn, làm điểm tựa lực cho các ngón còn lại nhấn trên dây
đàn. Canh các ngón tay và phần thịt của lòng bàn tay không chạm vào dây đàn (tránh bị
tắt tiếng).
Nhấn ngón sao cho đúng (quan trọng)

Vị trí nút tròn trắng là vị trí nên nhấn, đây là vị trí lực nhấn sẽ nhẹ nhất, và hiệu quả
nhất, âm thanh vang lên chính xác nhất. Ngoài ra nếu ngón trỏ (thường nhấn ngăn 1) và
ngón giữa (thường nhấn ngăn 2) nhấn đúng vị trí, thì ngón áp út và ngón út khi nhấn ở
các ngăn xa hơn (mỗi ngón 1 ngăn) thì sẽ nhấn chính xác, cho nên khi tập các bài tập khởi
động, các bạn cần phải chú ý nhấn chính xác, bằng lực nhẹ nhất có thể (không cần nhấn
mạnh) miễn là âm thanh vang lên sạch, không bị tẹt tiếng.
Vị trí nút tròn xám cũng có thể nhấn được nhưng không nên nhấn thường xuyên, bởi
vì nếu nhấn các ngón ở vị trí này, khi cùng nhấn các ngón lên cùng 1 dây hoặc tập luyện
những kỹ thuật cần độ giãn tay, bạn sẽ gặp khó khăn, và cứ ngón trỏ nhấn lệch vị trí, thì
độ sai lệch ở ngón áp út và ngón út sẽ tăng lên rất nhiều.
Vị trí nốt tròn đen là vị trí không nên nhấn, đây là vị trí bạn phải dùng lực nhiều nhất
(khả năng di chuyển ngón tay càng chậm, làm cho ngón tay dễ bị tật xấu), ngoài ra nếu
nhấn mạnh quá, thì dây sẽ càng nhanh hư, nhanh đứt. Tay của bạn cũng nhanh mỏi, không
tập được lâu.

Ký hiệu các ngón của tay trái (tay nhấn) từ số 1 đến số 4


Ký hiệu các ngón của tay phải (tay gảy đàn)
4 chữ cái viết tắt từ tài liệu học Guitar Cổ điển Carulli

P
i
m
a

Để hiểu một bản Tab (cách ghi nhạc hiện đại cho đàn Guitar)

Hình 1 Hình 2 Hình 3


Bản Tab Notes trong Bản Tab Hợp âm

Dây 1e 1 3 0 0
Dây 2B T T 3 1 0 T 0
2 1
Dây
Dây
3G
4D
A A A 2
2
Dây
Dây
5A
6E
B B B 0

6 dòng kẻ Các con số cho biết rằng Chơi tất cả các dây (đã
mô phỏng 6 dây đàn số ngăn mà bạn cần ấn được nhấn đúng vào
các ngón tay (trái) và gảy. số ngăn) cùng một lúc.
Ví dụ là gảy ngăn 1 dây 1, Dây 1, 2 và 6 là dây
sau đó gảy ngăn 3 (dây buông.
1), tiếp đến là gảy ngăn 3
dây 2.
Cách đọc tab
• Mô tả 6 dây đàn với dây 1e là dây trên cùng (dây mỏng nhất) – Hãy chú ý rằng khi cầm
đàn, dây 1 bị lật ngược lại và nằm dưới cùng. Dây số 6 là dây 6E nằm dưới cùng của bảng
tab (dây dày nhất)
• Con số ghi trên dây (dòng kẻ) là vị trí ngăn mà tay trái phải nhấn
• Ghi trước thì gảy trước (nhấn tay trái vào ngăn đàn và gảy dây bằng tay phải)
• Ghi cùng trên một đường thẳng dọc thì “quạt” các dây cùng một lúc.
Lưu ý: Tránh nhầm lẫn vị trí dây trên tab so với thực tế (nhiều trường hợp nhầm do đảo
vị trí của các dây theo thứ tự từ trên xuống dưới).
Để không nhầm lẫn, hãy xoay mặt đàn so sánh theo bản tab để có cái nhìn chính xác, sau
đó mới xoay mặt đàn lại theo tư thế cầm đàn để tập (lúc xoay theo trục ngang, thì đầu
đàn vẫn nằm ở phía tay trái, lỗ thoát âm vẫn nằm ở phía tay phải).
Bài tập khởi động số 1

1 2 3 4
1e
2B T 5 6 7 8
3G
4D A 5 6 7 8
5 6 7 8

5A B 5 6 7 8
6E 5 6 7 8

Bài tập này yêu cầu bạn dùng ngón 1 (là ngón trỏ), nhấn vào ngăn 5, ở dây 6E, sau đó
dùng ngón cái tay phải (p) để gảy dây đàn. Bạn chú ý nhấn ngón vào vị trí “trắng” của ngăn
đàn, và gảy tay phải cho đúng kỹ thuật, việc gảy đúng kỹ thuật sẽ giúp ngón cái tay phải
biết cách “tìm” về dây đàn vì dần dần bạn sẽ có cảm giác canh được khoảng cách của dây
một cách tự nhiên. Ở bài tập đầu tiên nay, bạn hoàn toàn tập trung đôi mắt vào tay trái
để điều khiển tay trái nhấn cho chính xác vị trí “trắng”.
Sau đó, lần lượt bạn đặt ngón 2 (ngón giữa) lên ngăn 6, dây 6E tiếp tục gảy. Làm tương
tự ngón 3 và ngón 4.
Sau khi bạn đã gảy đúng, tròn tiếng, không bị tẹt dây, bạn tiếp tục gảy tương tự ở dây 5A,
lần lượt tay trái sẽ đi xuống dây 4D, 3G, 2B và 1e.
Tại sao lại tập ở ngăn 5 đầu tiên?
Bạn hãy quan sát các ngăn đàn tính từ ngăn 1 đến ngăn 12. Bạn nhìn vào ngăn 1, sau đó
nhìn vào ngăn 12. Bạn có thấy độ dài của ngăn 1 gần như gấp đôi ngăn 12? Đó là cấu tạo
tự nhiên của cần đàn. Việc ban đầu đi vào tập khởi động ngay từ ngăn 1 sẽ khiến đôi tay
của bạn dễ mỏi nhừ. Việc tập từ ngăn 8 đến ngăn 12 thì action lại cao, nên lựa chọn cho
lúc đầu ở ngăn 5 là lý tưởng nhất để tay bạn có thể khởi động tốt.
Việc của bạn là thôi đếm từ ngăn 1 theo kiểu 1, 2, 3, 4, 5 mà hãy nhìn trên cần đàn của
mình, sẽ có vị trí đánh dấu chấm trắng (xem lại hình cần đàn ở bài học trước, bạn sẽ thấy
các dấu chấm trắng ở ngăn 3, ngăn 5, ngăn 7 của cần đàn), những dấu chấm này để “dẫn
đường” cho mắt bạn di chuyển đôi tay cho phù hợp khi mà bạn để mặt đàn hướng ra phía
ngoài (mắt bạn không thể nhìn thấy hoàn toàn rõ ràng từng vị trí trên cần đàn), lúc này
mắt bạn sẽ nhìn vào cạnh của cần đàn (phía trên) để điều khiển tay di chuyển và nhấn cho
đúng vị trí.
Việc hiểu tác dụng các các dấu chấm trắng sẽ giúp bạn bớt “gù lưng” vì mỗi lần đánh lại
khòm người ra phía trước để cố gắng nhìn cho rõ.

Bài tập khởi động số 2


4 3 2 1
1e 8 7 6 5
2B T 8 7 6 5
3G
4D A 8 7 6 5
8 7 6 5
5A B 8 7 6 5
6E
Lưu ý khi tập các bài khởi động này, việc của bạn là gảy chính xác, đúng động tác, đúng vị
trí, và tập THẬT CHẬM, tập chậm là một mấu chốt quan trọng giúp bạn đạt được kết quả
nhanh. Cố gắng tăng tốc độ mà đánh sai thì càng làm cho quá trình học của bạn càng thêm
khó khăn, vì bạn sẽ phải dùng thời gian của mình để đi sửa lỗi sai do quá trình tập nhanh
gây ra. Các bài tập khởi động này chỉ nên nhanh khi bạn đạt được trình độ trung bình khá
(Intermediate) trở lên, không cần phải vội vã, chỉ cần hiệu quả.
Sau khi tập thuần thục bài 1, 2. Bạn tiếp tục di chuyển tay trái về phía các ngăn bên trái
(các ngăn to hơn) để tập, giúp cho tay trái giãn ra.
Ngày đầu tiên bạn tập bài 1, 2.
Ngày thứ hai bạn di chuyển tay xuống vị trí bắt đầu từ ngăn 4 (tập ngón trỏ trên ngăn 4,
ngón giữa ở ngăn 5, ngón áp út ở ngăn 6, ngón út ở ngăn 7).
Ngày thứ ba, bạn tập các bài khởi động ở ngăn 3, và cứ như thế cho đến khi bạn kiểm soát
được ngăn 1 dễ dàng.
Như vậy đến ngày thứ 5, các bạn đã dời xuống ngăn 1.
Các bài tập ngày dễ gây nhàm chán, bởi nó chưa tạo ra giai điệu gì cả, nhưng nó xây dựng
một nền tảng cơ bản cho bạn có thể tiếp tục tập những bài nâng cao hơn. Những bài tập
khởi động này đã có rất nhiều nghệ sĩ guitar nổi tiếng trên thế giới đã, và đang tập hàng
ngày. Những “đòn thế” cơ bản nhất lại luôn chứng tỏ sự hiệu quả nhất trong quá trình
luyện tập.
Vì thế, không có gì phải vội vàng cả, hãy kiên nhẫn một chút. Các bài tập đều rất dễ.

Bài tập khởi động số 3


1 4 3 4
1e 5 8 7 8
2B T 5 8 7 8
3G
A
5 8 7 8
4D 5 8 7 8
5A B 5 8 7 8
6E 5 8 7 8
Ngón áp út và ngón út thường ngắn và yếu so với 2 ngón kia, vì thế cần phải có một bài
tập riêng để luyện tập cho 2 ngón ngày có được độ linh hoạt nhất định. Bài tập khởi động
này dùng để tăng sự linh hoạt đó. Các bạn vừa tập, vừa di chuyển xuyên suốt qua các dây
(thay vì đi theo trình tự như bài trước) cũng giúp cho bạn tăng được sự phối hợp nhịp
nhàng của đôi tay.
Ngay lúc này, bạn cần chú ý là ngón cái tay phải (p) sẽ cần phải có một điểm tựa, và bạn
sẽ phải học cách tựa ngón út lên mặt đàn để ngón cái có điểm tựa lực khi gảy các dây đàn,
thay vì để lỏng tự nhiên như các bài trước, việc để thả lỏng không tựa sẽ gây một chút
khó khăn là ngón cái của bạn sẽ “quên đường về”, thi thoảng bạn sẽ phải đưa mắt nhìn
để dẫn đường cho ngón này.
Bài tập khởi động số 4
1 2 3 4
1e 8 8
2B T 7 8 8 7
3G 7
A
6 8 7 6
4D 5 6 7 6 5
5A B 5 6 5
6E 5
Bài tập này yêu cầu các bạn dàn trải các ngón tay lên 4 ngăn đàn 5-6-7-8, nhưng không
cùng trên 1 dây, mà trên 4 dây liên tục nhau, chùm dây 4D-3G-2B-1e, cho đến 6E-5A-4D-
3G. Hiệu quả của bài tập này mang lại là giãn ngón tay, cùng kết hợp 2 tay linh hoạt hơn
khi bạn qua bài khởi khởi động số 5.

Bài tập khởi động số 5


1 2 3 4
1e 8 8
2B T 7 8 8 7
3G 7
A
6 8 7 6
4D 5 6 7 6 5
5A B 5 6 5
6E 5
p i m a p i m a
aaaa
Bài tập này aaaahợp tay trái và tay phải. Ở những lần tập đầu tiên, bạn hãy đặt
là bài tập kết
trước tay trái vào vị trí để luyện tay phải trước cho quen. Những lần tập tiếp theo bạn sẽ
lần lượt đặt ngón 1, rồi gảy (p), đặt ngón 2 rồi gảy (i), tương tự như vậy với ngón 3 và
ngón 4. Chú ý là hãy cố gắng nhấn và gảy cùng lúc để có âm thanh tốt nhất, ngón tay trái
có thể nhấn sớm hơn một chút nhưng đừng quá sớm trước khi gảy, bởi vì như vậy sẽ làm
cho âm thanh bị tắt hoặc biến dạng (bạn có thể kiểm tra điều này bằng cách nhấn ngón
vào các ngăn đàn, ngay cả khi không gảy bằng tay phải, âm thanh vẫn phát ra).

Bài tập khởi động số 6 – Sử dụng Pick (phím)


Khi cầm phím cần chú ý:
• Giữ pick (phím) giữa ngón cái và ngón trỏ
• Ngón cái tạo với cạnh đáy của phím là một góc 90 độ
• Phím chỉ nên dôi ra khỏi ngón tay chừng 0,4-0,8 cm
Bạn cứ tưởng tượng phím đàn như là một cái móng tay mọc ra từ bên cạnh trái của ngón
cai tay phải, khi gảy đàn ta thường đặt cạnh này gần như song song với dây, khi gảy đàn
ta tạo góc nghiêng với dây, còn khi cầm phím – “móng tay” mọc cạnh bên thì giúp ta vẫn
giữa song song nhưng vẫn gảy chạm dây được.
Các bài luyện phím đánh chậm thì bạn gảy phím xuống tất cả các nốt nhạc. Nhưng khi bạn
muốn tăng tốc, bạn sẽ thấy là nếu chỉ đánh xuống không thì sẽ tốn thời gian và tay phải
sẽ không theo kịp tay trái, chính vì thế đầu tiên của việc luyện đệm phím chính là một lần
gảy xuống và một lần gảy lên.

1e 0 1 3
2B T 0 1 3 3 1 0
3G
A
0 2 2 0
4D 0 2 3
5A B 0 2 3
6E 0 1 3
Ở bài tập này, mỗi ngón tay trái kiểm soát 1 ngăn (ngón 1 ngăn 1, ngón 2 ngăn 2 và cứ
như thế), số 0 là hiển thị cho dây buông, nghĩa là gảy dây nhưng không nhấn. Các dấu mũi
tên hướng xuống nghĩa là phím gảy xuống, hướng lên nghĩa là gảy lên.
Lưu ý đừng cầm phím với tư thế nắm cả bàn tay, chỉ 2 ngón trỏ và cái kẹp phím thôi, còn
các ngón còn lại có thể thả lỏng hoặc tựa trên dây đàn, mặt đàn để giúp 2 ngón trỏ và cái
kiểm soát phím tốt hơn, canh khoảng cách giữa các dây chính xác hơn.

Bài tập khởi động số 8 – Kiểm soát cần đàn


Ngăn đàn
I II III IV V VI VII VIII IX X XI XII
1e 1 2 4

2B 1 2 4

3G 1 3 4

4D 1 2 4 1 3 4

5A 1 2 4

6E 2 4
Đây là bài tập giúp các bạn kết hợp giãn ngón, di chuyển tay, kết hợp đôi tay nhuần
nhuyễn. Ở đây thay vì sử dụng Tab, các bạn nhìn vào từng vị trí trực quan trên cần đàn,
ngón tay nào nhấn ở ngăn đàn số mấy để luyện tập.
Các bạn tập theo thứ tự các nốt ở ngăn II đến ngăn V (sử dụng 3 ngón tay số 1, số 2 và số
4), tập từ dây 6E và chuyển tiếp đến 5A và 4D. Vừa lúc kết thúc nốt nhạc ở ngăn V dây 5
(bằng ngón 4), bạn lập tức di chuyển tay nhấn về phía các ngăn đàn cao hơn, cụ thể là
ngón 1 đặt trên ngăn VII, và thực hiện tiếp tục các nốt nhạc được ghi trên dây 4D và 3G.
Tiếp tục như vậy cho đến khi bạn chạm được tới ngăn XII – dây 1e bằng ngón út, sau đó
thực hiện các động tác ngược chiều trở lại dây 2B, 3G, 4D, 5A và 6E.
Tay phải các bạn có thể sử dụng ngón cái (p), hoặc sử dụng phím (pick lên, pick xuống đều
đặn) hoặc thay phiên nhau giữa ngón i và m (tức gảy bằng ngón trỏ và giữa thay phiên
nhau).
CHƯƠNG III – CHƠI ĐƯỢC NGAY MỘT BÀI NHẠC

Làm thế nào để căng chỉnh đúng các dây đàn Guitar?

Nốt ở ngăn 5 dây 6 bằng với nốt dây buông 5. Nốt ở ngăn 5 dây 5 bằng với nốt dây buông
4. Tương tự với các dây còn lại trừ dây 3 có khác đi một chút, nốt ở ngăn 4 dây 3 bằng với
dây buông 2
Cách căn chỉnh:
• Nhấn vào ngăn 5 dây 6, gảy nôt này và dây buông 5
• Dây được chỉnh đúng thì 2 nốt này phải bằng nhau
• Có sự cộng hưởng âm thanh giữa 2 nốt
Thực hiện tương tự với các dây khác
Hoặc bạn có thể gảy nốt ở ngăn 5 dây 6 và quan sát sự cộng hưởng (rung dây) của dây 5,
tuy nhiên cách quan sát bằng mắt sẽ khó chính xác.
Bạn có thể tải app từ internet về cho điện thoại, thường các apps Tuner (chỉnh dây) đều
miễn phí và dễ sử dụng. Bạn cũng có thể mua Tuner ngoài thị trường với giá từ 70k đến
150k (thông thường là hàng từ Trung Quốc, xài tạm ổn cho người mới bắt đầu.)
Các bạn tham khảo cách chỉnh dây đàn bằng Tuner ở video rất đầy đủ này nhé -
https://youtu.be/xHymP0qDwus
Lưu ý đối với đàn dây sắt thì hãy chỉnh thật cẩn thận, đừng bao giờ tăng dây quá
nhanh, thật nhẹ nhàng và chậm rãi, tránh rủi ro đứt dây, nhất là 3 dây mỏng. Nếu
bạn không chắc chắn hãy nhờ người bán hoặc người bạn nào đó có kinh nghiệm
hướng dẫn trực tiếp để đảm bảo.
Trước khi đi vào bài học tiếp theo, bạn cần chú ý một điều cực kỳ quan trọng, đó là trong
thời gian học nhạc, bạn phải dành ra nhiều thời gian để nghe nhạc, danh sách gợi ý là
những bài nhạc có tên trong quyển sách này, hãy nghe ít nhất 3 lần trước khi tập, nào bạn
chưa biết, càng phải dành thời gian nhiều hơn để nghe nhạc trước khi tập, nghe trong bất
cứ lúc nào có thể, hãy để âm nhạc hiện hữu thường trực trong đời sống của bạn chứ
không phải chỉ là những lúc bạn cầm đàn trên tay. Thời gian ban đầu tập đàn, bạn chưa
thể đánh được bài nào cho “ra ngô ra khoai”, cho nên việc kỳ vọng được nghe nhạc hay
từ tiếng đàn của mình sẽ vô tính gây áp lực cho bạn, làm cho bạn dễ nản. Cho nên dành
thời gian nghe nhạc chính là cách để lên dây cót tinh thần tốt nhất.
Sau đây chúng ta sẽ bắt đầu tập bài nhạc đầu tiên.

Chơi được bài nhạc trong 5 phút luyện tập


HAPPY BIRTHDAY TAB

1e 30 110
2B T 10 31 110 1 3 1
3G
4D A 0020 0020 00 2

5A B
6E

JINGLE BELLS TAB

1e 0 0 10 33 1 0
2B T 31 31 30 0 3
3G
A 0 0 00 2 2 2
4D
5A B
6E

1e 0 0 10 3 3 3 5 3 1 3
2B T 31 31 3 3 1
3G
A 0 0 00 2 2 2
4D
5A B
6E
Ở các bài tập trên, các bạn cần luyện tập theo các bước sau:
Bước1: Khoan vội nhào vào tập, bước đầu tiên cần lướt qua toàn bài nhạc 1 chút, điều
này tạo thói quen cho các bạn cái nhìn toàn cảnh về bài nhạc, khi xem qua bài nhạc, bạn
chú ý xem các nốt được sắp xếp ở đâu trên cần đàn, dây nào, ngăn nào, cũng như độ dài
của nó. Khi gặp các bài phức tạp hơn, việc quan sát trước giúp bạn định hình thế tay phải
nhấn (nhấn như thế nào cho phù hợp), tay phải cần chuẩn bị những gì, các nốt có khoảng
cách gần nhau hay xa nhau (để xếp ngón cho dễ dàng).
Bước 2: Bạn bắt đầu tập sơ bộ bằng tay trái qua cần đàn, bước này thậm chí không nhất
thiết phải đánh chính xác hoàn toàn, tay phải và tay trái kết hợp với đôi mắt để cùng lướt
qua toàn bộ bài, việc này giúp bạn thực tế hóa bước 1 và chuẩn bị cho sự kết hợp đôi tay
tốt hơn.
Bước 3: Đi vào tập chính thức. Ở một bài nhạc có nhiều đoạn, bạn tập theo từng đoạn,
bạn cần tập nhuần nhuyễn 1 đoạn rồi mới chuyển qua tập đoạn mới, đừng nên tập cả bài
nhạc một lần, chia nhỏ ra để bạn biết mình thiếu phần nào, phần nào cần tập kỹ hơn.
Bước 4: Các Tabs này không có trường đô – thời gian diễn ra của các nốt nhạc, mà chỉ có
cao độ - độ trầm, bổng, cao, thấp của nốt nhạc. Bạn hãy tự canh thời gian diễn ra các nốt
một cách tự nhiên, đây là những bài nhạc quen thuộc, chỉ cần tập luyện vài lần bạn sẽ tự
nhiên hòa mình vào giai điệu, nhịp điệu của bài hát.

Một điều rất quan trọng là những bài nhạc mà bạn càng nghe nhiều, thì càng dễ
tập, điều đó diễn ra là do bộ não của bạn cũng là một loại “nhạc cụ”, nó biết chơi
nhạc ngay cả khi không có nhạc cụ (âm nhạc vẫn vang lên trong đầu bạn thường
xuyên ngay cả khi bạn ở trong không gian tĩnh lặng). Vì vậy hãy nhớ rằng việc học
nhạc sẽ thuận lợi hơn nếu bạn dành nhiều thời gian để nghe nhạc trước và sau khi
tập.

CHƯƠNG IV – HỌC NHẠC BẰNG TAI

Điều quan trọng nhất trong việc chơi nhạc là luyện đôi tai, càng tập luyện chuyên sâu, bạn
cần phải luyện tai nghe của mình chính xác (tai là nơi bắt được những âm thanh chứ không
phải đôi mắt hay đôi tay, tai là một chiếc cửa sổ khác của tâm hồn), thực chất đó là luyện
phản xạ cho não bộ khi tương tác với âm thanh, đôi tai chính là một “đôi mắt” dẫn đường
khác nữa cho bộ não.
Học nhạc là một hoạt động kết hợp hoàn hảo giữa đôi mắt, đôi tai và đôi tay. Nếu bạn
không luyện tập để nghe các âm thanh và bắt chước thể hiện lại bằng cách nào đó (dù
trong tâm trí hoặc ê a bằng giọng của mình) thì việc chơi nhạc của bạn sẽ gặp rất nhiều
khó khăn, Học được cách nghe nhạc đúng đắn, cũng chính là học được cách để âm nhạc
chạm đến con tim của mình, và từ đó bạn học được cách chơi nhạc bằng cả con tim.
Trước khi đi vào các bài tập để luyện tai nghe, bạn hãy truy cập vào kênh
www.youtube.com/user/SuperSimpleSongs, tìm các bài nhạc ở kênh này và dành thời
gian vài ngày để lắng nghe, bất cứ bài nào.
Đây là các bài nhạc chủ yếu dành cho thiếu nhi, nhưng nó cũng dành cho bất cứ lứa tuổi
nào. Nhạc thiếu nhi, hay nói cách khác là những bài nhạc đơn giản, tươi vui, dễ dàng hát
theo, vì lẽ đó nên nó rất thích hợp để mở đầu cho việc luyện đôi tai của bạn.
Bài tập luyện tai nghe số 1
Chúng ta có 7 nốt nhạc cơ bản được ký hiệu là A (La), B (Si), C (Do), D (Re), E (Mi), F(Fa), G
(Sol) được lặp lại liên tục trên một nhạc cụ với những cao độ khác nhau. Các bạn có thể
đọc tên các nốt nhạc theo bản chữ cái tiếng Anh (đọc theo kiểu Anh/Mỹ), hoặc đọc theo
kiểu các nốt nhạc được gọi tên (theo kiểu Pháp).
Bây giờ bạn hãy cùng nghe bài nhạc ở Video này và đọc theo tên các nốt nhạc -
https://youtu.be/JsLh4IPaSqg. Ở bước đầu tiên bạn cần đọc đúng tên nốt, ở bước tiếp
theo hãy cố gắng đọc đúng cao độ (độ trầm bổng) của nốt nhạc theo hướng dẫn ở bài.
Hãy luyện tập thường xuyên bài tập này để giúp bạn có được đôi tai nhạy hơn cho việc
học nhạc sau này được thuận lợi.
Bài tập luyện tai nghe số 2
Nghe bài hát Row Row Row Your Boat và ê a theo cho đúng cao độ và trường độ. Yêu cầu
kết quả của bài nhạc là chính xác độ trầm bổng của nốt nhạc, và đúng thời gian diễn ra.
Giống như việc hát Karaoke vậy, có điều bạn có “người hướng dẫn” chính là giọng ca sĩ
của bài hát

Bài tập luyện tai nghe số 3


Hãy dành thời gian trong vài ngày để nghe hết các bài nhạc trong danh sách (Playlist) này
- https://www.youtube.com/playlist?list=PLVC4d3Tt6JgBRQJ14lhO4HDUGjBuykMiy.
Nhiệm vụ của bạn trong bài tập này rất đơn giản, là sau khi nghe xong bản nhạc, hãy tìm
đến bản nhạc gốc của bài hát và tự so sánh sự giống và khác nhau giữa 2 bài nhạc.
Ngoài ra bạn cũng cần chú ý nhìn vào các loại hình guitar mà các nghệ sỹ này dùng, chú ý
vào cấu tạo đàn, dây đàn, âm thanh phát ra. Thử tìm hiểu xem có mấy loại Guitar phổ
biến, và phục vụ cho những phong cách nhạc nào.
Trong quyển sách này sẽ đề nghị ra các phong cách chơi guitar phổ biến để bọn có thể
chọn lựa dòng nhạc mà bạn muốn chơi sau khi học Guitar.
Bài tập luyện tai nghe số 4
Trên thế giới có rất nhiều Guitarist (nghệ sĩ chơi guitar), với rất nhiều phong cách nhạc
khác nhau, hãy thử tìm hiểu các bài nhạc của các nghệ sĩ này theo danh sách gợi ý: Eric
Clapton, Jimi Hendrix, Van Halen, Tommy Emmanuel, Igor Presnyakov, Andy McKee, Ewan
Dobson, Kotaro Oshio, hay là những nghệ sĩ trẻ hơn (mới nổi) được các bạn trẻ mến mộ
như Paddy Sun, Sungha Jung, Jerry C, Sandra Bae…
Với mỗi Guitarist, các bạn nên nghe ít nhất 3 bài trước khi chuyển qua guitarist khác, cứ
nghe thong thả, từ từ, học nhạc không có gì phải vội, nhất là trong việc luyện tập đôi tai,
và dành thời gian thưởng thức âm nhạc.
Bài tập luyện nghe số 5
1e
2B T 111
3G
4D A 2 202
0
222
5A B 333
6E
1e
2B T
3G
A
0
4D 320
5A B
6E
Ở phần bài tập này, bạn cần chỉnh dây (tuning) lại trước khi thực hành. Điền các con số
đại diện cho các nốt nhạc mà bạn tìm được trên cần đàn. Bài tập này rất dễ vì đã hướng
dẫn cho các bạn nốt nằm trên dây số mấy, việc còn lại của bạn là thử các nốt trong 3-4
ngăn đầu tiên xem thử nốt nào phù hợp thì điền vào.
Đừng xem đáp án bên dưới cho đến khi bạn hoàn thành được 100% bài tập này. Vì nó rất
dễ, đừng lười vì điều đó không giúp bạn đi sâu hơn vào các bài tập sau!
Đáp án

1e
2B T 111
3G
A 0 000
4D 02 202 3 222
5A B 333 333
6E
1e
2B T
3G
A
0
4D 320
5A B 3
6E
Bài tập luyện nghe số 6
Row Row Row Your Boat
1e
2B T 111
3G
A 0 000
4D 02 202 3 222
5A B 333 333
6E
+++ + + + + + + + + +

1e
2B T
3G
A
0
4D 320
5A B 3
6E
…………………….
Bạn đã học
. được cách nghe được một vài nốt căn bản, dùng đàn Guitar để “mò” được
trên cần đàn. Nhưng đó mới chỉ là cao độ, còn trường độ thì thế nào? Hãy điền vào những
dấu (+) còn thiếu ở bài trên, mỗi dấu (+) tương đương với 1 lần nhịp chân. Nên nhớ rằng
nhịp chân là diễn ra đều đặng, thời gian diễn ra ở tất cả các nhịp chân trong một bài là
tuần tự và như nhau, cho nên bạn phải nhịp thật chính xác để ghi lại các nhịp chân này.
Đừng vội xem đáp án khi chưa hoàn thành 100% bài tập này.
Hãy chú ý ở những khoảng nghỉ hoặc kết thúc một câu, bạn vẫn sẽ nhịp chân, nó thể hiện
bài hát được chơi liền mạch, không có chỗ nào bị đứt quãng cả. Âm nhạc bao gồm cả
những khoảng nghỉ, khoảng lặng đó. Lưu ý rằng khoảng cách thị giác (bằng mắt) giữa các
dấu (+) có khác nhau nhưng thời gian diễn ra vẫn như nhau, đừng nhầm lẫn 2 khái niệm
khác nhau.
Đáp án

1e
2B T
3G
A
0
4D 320
5A B 3
6E
+ + + +
Bài tập luyện nghe số 7
Happy Birthday

1e 30 110
2B T 10 31 110 1 3 1
3G
4D A 0020 0020 00 2

5A B
6E
+ + +++ …………………………………………………………………………………………

Đầu tiên hãy tập lại đúng cao độ của bài này, xong bạn tập lại lần nữa và cố gắng căng
chỉnh thời gian diễn ra các nốt sao cho phù hợp (trường độ). Sau cùng, bạn điền các dấu
(+) vào để xác định nhịp cho bài nhạc. Hãy chơi chậm hơn bình thường để tập ghi trường
độ cho chính xác. Đây là một bài hát quen thuộc và rất dễ nhận biết.
Đáp án
1e 30 110
2B T 10 31 110 1 3 1
3G
4D A 0020 0020 00 2

5A B
6E
+ + ++++ + ++ +++ + ++ + + + + + + + + +++
Bài tập luyện nghe số 8
Jingle Bells (Điệp khúc)

1e 000 000 03 0
2B T 13
3G
4D A
5A B
6E
+ + + + + + +
1e
2B T
3G
4D A
5A B
6E

Bài này yêu cầu bạn ký âm được đoạn điệp khúc của Jingle Bells dựa trên câu gợi ý đầu
tiên, sau đó là điền nhịp chân (dấu +) vào bài. Hãy chỉnh dây chính xác trước khi luyện bài
tập.

Đáp án
1e 000 000 03 0 111 1000 0 0 3
2B T 13 333 3
3G
4D A
5A B
6E
+ + + + + + + + + + + + + + + +
1e 000 000 03 0 111 1000 0531
2B T 13 31
3G
4D A
5A B
6E
+ + + + + + + + + + + + + + + ++
Khi xem lại đáp án, có thể có sự lệch đi một chút giữa các nhịp chân, các nốt, điều đó
không quan trọng bằng việc bạn đã cố gắng nghe được và ký âm ra được phần chính của
bài nhạc, dần dần bạn sẽ tiến bộ hơn và bắt được âm thanh chính xác hơn, sự khởi đầu
từ con số 0 như vậy là chấp nhận được, hoàn toàn bình thường ngay cả khi bạn gặp khó
khăn vì không nghe ra các nốt trong những lần đầu so sánh trên dây đàn hay nhịp chân
theo cho đúng. Nếu ai cũng giỏi hết thì đâu cần ai luyện tập? Bạn ở đây vì bạn muốn mình
giỏi lên, phải không.
Vì vậy, ở đây có một trang nhạc trống cho bạn dùng để photo ra ứng dụng để điền (ký âm
tab) theo bất cứ bài nào bạn thích, hãy luyện tập hàng ngày và bạn sẽ thấy kết quả thật
tuyệt vời, đừng vội vàng chọn những bài khó, hãy luôn bắt đầu với các bài hát thiếu nhi,
có giai điệu đơn giản. (Xem tài liệu đính kèm đã tải ở phần đầu Ebook).
1e
2B T
3G
4D A
5A B
6E

1e
2B T
3G
4D A
5A B
6E

1e
2B T
3G
4D A
5A B
6E

1e
2B T
3G
4D A
5A B
6E

1e
2B T
3G
4D A
5A B
6E

1e
2B T
3G
4D A
5A B
6E
CHƯƠNG V – HỌC NHẠC BẰNG MẮT – MỘT CHÚT NHẠC LÝ
Học cách đọc một bản nhạc (Music Notation hoặc Score)
Ở các chương trước, các bạn học cách chơi một bản nhạc thông qua cách ghi lại bản nhạc
dựa trên hệ thống Tab. Tab là cách ghi mới phổ biến trong thời gian hơn 50 năm trở lại
đây, chủ yếu là dùng cho Guitar, trước đó có một hệ thống ghi nhạc kiểu khác đã phổ biến
từ hơn 300 năm trước. Chúng ta hãy cùng xem qua một số điểm cơ bản của hệ thống ghi
nhạc này với cây đàn Guitar.
Chúng ta có 7 nốt nhạc cơ bản: A (La), B (Si), C (Đô), D (Rê), E (Mi), F (Fa), G (Sol). Có thể
đọc theo cách phát âm cho 7 chữ cái này theo tiếng Anh (Mỹ), hoặc đọc Dô Rê Mi Fa Sol
như trước giờ ta vẫn đọc. Đó là 7 nốt nhạc, còn việc sắp xếp các nốt nhạc này trên một
bản nhạc ra sao?
Hãy tham khảo một video rất hay hướng dẫn cách đọc bản nhạc (rất khoa học và có hình
ảnh trực quan sinh động) của Ted Ed - http://ed.ted.com/lessons/how-to-read-music-tim-
hansen, phụ đề ở đây bạn có thể đọc tiếng Anh để quen dần với thuật ngữ, hoặc tìm video
theo tên tiếng Việt “Đọc nhạc như thế nào Tim Hansen Phụ Đề Việt” để tham khảo đầy
đủ.
Phía dưới này tôi tóm tắt lại một tí.
Một số thuật ngữ được giữ lại tiếng Anh và có chú thích tiếng Việt để các bạn sau này tự
học ở Internet sẽ dễ dàng hơn.
Music Staff - Khuông nhạc: Khuông nhạc được vẽ từ 5 dòng kẻ (line) từ dưới lên trên theo
thứ tự
Pitch - Cao độ: Cao độ là độ trầm bổng, độ thấp cao của các nốt nhạc, được sắp xếp xen
kẽ giữa các dòng kẻ (space) và đè lên các dòng kẻ (line).

Low Note: Nốt thấp, thường thì các nốt ở dây 4, 5, 6 được tính là nốt thấp (bass),
High Note: Nốt trung, cao, thường thì các nốt ở dây 3, 2, 1 được tính là nốt cao (middle
và treble)
Duration – Trường độ:

Nốt tròn Nốt trắng Nốt đen Nốt móc đơn


4 nhịp chân 2 nhịp chân 1 nhịp chân ½ nhịp chân

Theo chiều ngang của bản nhạc, độ dài của các nốt nhạc hay còn gọi là Trường Độ được
thể hiện thông qua các ký hiệu của từng loại nốt, hình dáng khác nhau dẫn đến sẽ có
trường độ khác nhau.
Trong các bài học trước, chúng ta học tab thì trường độ được diễn giải ở các nhịp chân
đơn giản ký hiệu bởi các dấu (+), theo cách ký hiệu từ xưa, thì trường độ bao gồm 4 loại
cơ bản như trên.
Trong đó 1 dấu (+) tương đương với nốt Đen (Quarter Note)
Độ dài của 2 nhịp chân (2 dấu +) sẽ tương đương với nốt Trắng (Half Note).
Trường độ còn có nốt Móc Đôi (1 nhịp chân sẽ diễn ra 4 nốt này) nhưng trong giáo trình
này sẽ hiếm khi đề cập, chủ yếu các bạn sẽ tập trung vào học chơi được các bài nhạc chứa
đựng trường độ từ 4 nhịp (nốt Tròn) cho đến nốt Móc Đơn (1/2 nhịp).
Phần nhạc lý cơ bản hiện nay trên thị trường có rất nhiều sách để các bạn tham khảo, việc
học nhạc lý sẽ giúp bạn đi chuyên sâu và nâng cao hơn. Học nhạc lý giúp bạn thị tấu (đọc
và chơi được bản nhạc đúng cao độ, trường độ và diễn tả được một số cảm xúc kèm theo).
Hãy cùng xem qua một ví dụ sau của bài Happy Birthday được ghi lại dưới dạng Score
(bản nhạc)

+ + + + + + + + + + + + + + + + + +

+ + + + + + + + + + + + + + + + + + + +

+ + + + + + + + + + + + + + + + + +

+++
Ở đầu bài nhạc, bạn thấy 1 ký hiệu (nốt Đen = 120), đây chính là Tempo của bài nhạc.
Tempo là thứ quy định sẽ có bao nhiêu nhịp chân diễn ra trong vòng 1 phút (60 giây đồng
hồ) để đo được độ nhanh chậm của bài hát. Tempo càng cao thì bài hát càng nhanh.
Tempo của một bài nhạc trung bình là từ 80 đến 120.
Vạch đứng chia mỗi 3 nhịp 1 lần dồn lại thành 1 ô, ta gọi là vạch nhịp. 2 vạch nhịp sẽ tạo
ra 1 ô nhịp.
Ta thấy ở bài này, mỗi ô nhịp có 3 dấu (+) và đều đặn cho đến hết, không ô nào có 2 nhịp
hay 1 nhịp cả, đó là tính chất chung của một bản nhạc, có sự đều đặn, nhịp nhàng.
Các bạn thấy 1 phân số ¾ ở đầu bản nhạc, hãy xem lại video để hiểu được ý nghĩa các con
số này, nó liên quan đến số nhịp diễn ra trong vòng 1 ô nhịp.
Tổng cộng bài này có 20 ô nhịp, tương đương với 60 nhịp chân, như vậy nếu đánh đúng
tốc độ, bài nhạc sẽ diễn ra trong 30 giây đồng hồ. Tuy nhiên, chúng ta có thể thay đổi
Tempo theo ý thích (nếu tập luyện một mình) để diễn tả cảm xúc của mình tốt hơn. Tempo
được tăng nhanh lên hay giảm chậm đi không xuất phát từ việc điều chỉnh tốc độ từ tay,
mà từ nhịp chân, Trong các khóa học nhạc, có một công cụ khác thường được dùng gọi là
Máy Đánh Nhịp (Metonome), các bạn có thể thử tìm hiểu loại phụ kiện này để luyện tập
cùng, rất dễ sử dụng, tập luyện với Metronome rất quan trọng đối với những bạn muốn
đi theo con đường chuyên nghiệp, và muốn chơi theo band.
Dù ở trình độ nào, việc đánh đúng cao độ và trường độ thực sự của bài nhạc là rất quan
trọng, đa số những người mới tập thường mắc sai lầm là thường xuyên bị sai nhịp do có
tâm lý vội vàng, muốn kết thúc bài tập sớm mà không chịu tập kỹ, bạn hãy chú ý kỹ đừng
để mắc các sai lầm về nhịp phách, sau này rất khó sửa, canh chuẩn thời gian là một kỹ
năng cực kỳ quan trọng trong việc chơi nhạc, đừng bỏ lỡ bất cứ cơ hội nào để nắm vững
kỹ năng này.
Bạn cũng để ý là ở ô nhạc đầu tiên chúng ta thấy có một dấu gạch ngắn đậm. Nó là gì?
Đó chính là ký hiệu dấu lặng (Rests), Âm nhạc còn được góp phần bởi những khoảnh lặng
để tạo nên một thể hoàn chỉnh. Dưới đây là các dấu lặng (rest) để tắt âm thanh của nhạc
cụ (hoặc giọng hát) để tạo nên những khoảng lặng (cũng chứa đựng những cảm xúc riêng
cho bài nhạc), chúng ta sẽ có dịp học kỹ ở các quyển sách nhạc lý khác, ở đây bạn có thể
nhớ trường độ của các dấu lặng để hiểu phần cơ bản.

Bây giờ chúng ta tiếp tục tìm hiểu về cao độ của các nốt nhạc ở bài Happy Birthday để
hoàn thành bài nhạc hoàn chỉnh.

Đây là hình so sánh vị trí các nốt trên 6 dây đàn – 3 ngăn đầu tiên giữa Tab và Score. Hãy
tập qua các nốt này theo thứ tự tính từ nốt buông dây 6 (dây dày nhất) đến nốt ngăn 3
dây 1 (dây mỏng nhất).
Bước thứ hai, khi tập được các nốt đúng vị trí rồi, hãy học cách xướng tên các nốt, đánh
đến đâu xướng tên các nốt theo đấy.
Bước cuối cùng, hãy xướng đúng cao độ và trường độ của các nốt. Nghĩa là điều chỉnh
giọng của mình cho đúng độ cao thấp của nốt, và ngân nga cho đủ trường độ (ở đây là
trong 1 nhịp chân).
Các nhịp chân phải đều đặn với nhau, không được nhịp trước nhanh mà nhịp sau chậm,
quan trọng là sự đều đặn vì các nốt ở đây có độ dài bằng nhau cả.
Đừng quên gảy các nốt theo chiều ngược lại (từ nốt ngăn 3 dây 1 đến nốt dây buông 6).
Có thể một số nốt quá cao hoặc quá thấp bạn đọc không được, bạn hãy bỏ qua những nốt
vượt ra khỏi âm vực của mình, tập trung vào các nốt mà bạn có thể theo được độ cao
thấp và tập thuần thuận.
Hãy quay lại bản nhạc của bài Happy Birthday và ứng dụng vào việc đọc nốt.
Nếu thấy quá khó khăn, hãy thử một phiên bản dễ hơn ở phía dưới. Bản nhạc kết hợp
giữa Score và Tab. Nhưng tôi vẫn khuyên bạn là không nên “xem đáp án” trước khi cố
gắng hoàn thành bài tập được giao, nếu không thì những bài tập sau không có đáp án,
bạn sẽ không biết cách đi tiếp như thế nào.
Hãy tự điền nhịp (+) trước khi tập để giúp bạn kiểm soát tốc độ tốt hơn. Hãy tập chậm rãi
trước.
Hãy thử khả năng của bạn với bản nhạc sau đây để tổng kết chương. Không tập qua bài
tập này, xin bạn đừng bước qua chương mới.
Minuet In C (Bach)

Khóa Sol (thường dùng cho đàn Guitar). Trong Piano ta có khóa Fa (để ghi các nốt thấp
hơn so với khóa Sol) dành cho các nốt bên tay trái (nốt trầm) và khóa Sol để ghi các nốt
bên tay phải của đàn (các nốt trung và cao). Khóa thường được ghi vào đầu khuông nhạc.
CHƯƠNG VI – CÁC CẤP ĐỘ CỦA NGƯỜI CHƠI GUITAR
Có thể khi đọc sách này, bạn là người hoàn toàn mới trong việc chơi guitar hoặc bạn đã
có một thời gian kha khá để luyện tập nhưng không biết mình đang ở cấp độ nào, và cần
học thêm cái gì để nâng cao thêm kỹ năng và tư duy chơi nhạc của mình. Ở chương này,
chúng ta sẽ cố gắng xác định trình độ chơi nhạc của mỗi người và đặt ra một lộ trình phù
hợp để luyện tập.
Thông thường có 4 tiêu chí để đánh giá trình độ, khả năng biểu diễn hay kỹ năng chơi
nhạc của người chơi Guitar:
1. Khả năng thị tấu: Bạn nhìn vào bản nhạc và chơi được bài nhạc theo ý muốn của người
soạn nhạc mà không cần tập luyện trước.
2. Kỹ năng đệm đàn: Sử dụng nhuần nhuyễn các hợp âm trên cần đàn, biết cách sử dụng
hợp âm phù hợp để đệm đàn tốt nhất có thể, biết xử lý một dòng hợp âm gọn, nhẹ, di
chuyển tay trái lên xuống cần đàn một cách hợp lý, âm thanh sạch không bị thiếu lực tay
mà hỏng, tay phải biết chọn dây đàn đánh cho phù hợp.
3. Kỹ năng ứng tấu (Improvisation) hay là kỹ năng solo: Dựa vào một bài nhạc nền (Backing
Track) hoặc nghe một bài nhạc đang chơi có thể chơi solo theo hợp lý, tạo được những
giai điệu hấp dẫn, các kỹ thuật phù hợp giúp tiếng đàn sạch, đẹp.
4. Kỹ năng phối hợp với band: Người chơi nắm vững tiết tấu, phối hợp nhịp nhàng với các
thành viên trong một nhóm chơi, biết lúc nào thì nhường cho ca sĩ hát hoặc trống hoặc
keyboard, biết lúc nào thì đến phiên mình thể hiện kỹ năng. Một người có kỹ năng phối
hợp tốt giống như một võ sĩ biết công thủ toàn diện, không phải lúc nào cũng công và
không phải lúc nào cũng thủ, tóm lại là kỹ năng nắm bắt "thế trận" để sử dụng chiêu thức
cho phù hợp.
Dựa vào 4 yếu tố này ta có thể đánh giá cấp độ kỹ năng của một người chơi nhạc qua 3
cấp độ cơ bản như sau:
1. Căn bản/Nền tảng: Biết cách đọc nốt, xác định vị trí trên cần đàn, biết được cao độ,
trường độ, biết cách nhịp chân (canh thời gian). Có thể chơi được cái bài nhạc cơ bản,
nhuần nhuyễn thị tấu nốt móc đơn, biết về dấu nghỉ, thăng giáng trên cần đàn, biết các
hợp âm cơ bản, biết cách đọc bản tab, chơi các bài nhạc đơn giai điệu. Biết cách đệm và
chuyển hợp âm cơ bản, đệm sạch sẽ các tiết tấu móc đơn, biết sử dụng các phụ kiện phụ
trợ cho đàn, nắm bắt được những thông tin bảo quản đàn.
2. Trung cấp: Ở trình độ này, người học nhạc có thể bắt đầu chọn một nhạc cụ/phong cách
nhạc để theo đuổi (được giới thiệu ở chương VII), bắt đầu phát triển kỹ năng chơi nhạc
sáng tạo, biết cách phối hợp đơn giản khi chơi với bạn bè, nhạc cụ khác. Có khả năng soạn
được hợp âm cơ bản cho bài hát theo ý mình thích, có khả năng tạo intro (đối với các bài
nhạc nhẹ) hay đoạn giang tấu (dạo giữa) hoặc outro (kết thúc bài). Biết tạo các câu solo
đơn giản. Nắm vững các kỹ thuật như bend, slide up/down, hammer-on, pull-off,
harmonic, tremolo, palm muting, percussive căn bản, nắm vững hết các hợp âm thông
thường trên cần đàn. Ngoài ra là biết chọn mua đàn cơ bản, có thể thay dây, nhận biết
được các lỗi thông thường trên cây đàn, hiểu về cây đàn của mình.
3. Nâng cao: Ở cấp độ này, người học sẽ đi sâu vào các phong cách âm nhạc chuyên biệt,
phát triển các kỹ năng ở phần trung cấp lên mức độ thuần thục, nâng cao hơn. Có kiến
thức về hòa âm, hòa thanh, cũng có thể hiểu cơ bản về các loại nhạc cụ khác để phối hợp
khi chơi nhóm. Có thể nhắm đến mức chơi nhạc chuyên nghiệp.
Tuy vây, mỗi người dạy, mỗi trung tâm và mỗi giáo trình về guitar, mỗi quốc gia có cách
phát triển khác nhau, cho nên cũng có sự xê dịch nhất định khi sắp xếp trình độ, ví dụ như
có nơi chỉ xếp 2 cấp độ căn bản và nâng cao, hoặc căn bản và trung cấp, còn giai đoạn sau
đó là giai đoạn chơi thực tế hoặc biểu diễn chuyên nghiệp, người học/người chơi dường
như sẽ tự học và tự lấy kinh nghiệm từ thực tế.
Về chương trình học, bạn hãy tham khảo ở các trường có tiếng và uy tín sau:
 Berklee Music - https://www.berklee.edu/ (xem thông tin online và hỏi chương trình học)
 Soul Academy - http://soulacademy.com.vn/ bạn nên đến trực tiếp (nằm ở Pasteur, HCM)
 MPU Music School - http://mpu.edu.vn/ (Điện Biên Phủ, HCM)
 Học viện âm nhạc quốc gia - http://www.vnam.edu.vn/ (HN)
 Học viện văn hóa nghệ thuật Quân Đội - http://vnq.edu.vn/ (HN và HCM)
Tham khảo về chương trình giảng dạy của các trường uy tín sẽ giúp cho bạn định hình
được bạn sẽ cần học gì nếu xác định kết thân với Guitar lâu dài, và cũng giúp cho bạn tiết
kiệm thời gian, công sức thay vì chạy theo “sở thích” là thích học gì thì cứ học đó, sẽ bị
cuốn theo việc học để chơi được bài hát mà không phát triển được tư duy âm nhạc để đi
chuyên sâu, biết cho tới nơi tới chốn.
Lộ trình học, giáo trình, nơi học, tìm thầy dạy, bạn có thể xem thông tin ở chương sau.
CHƯƠNG VII – BẮT ĐẦU HỌC GÌ BÂY GIỜ? HỌC Ở ĐÂU?
Đây có lẽ là câu hỏi quan trọng nhất đối với các bạn muốn tập guitar mà chưa biết bắt
đầu từ đâu, chọn phong cách nhạc nào để luyện tập.
Có nhiều câu trả lời cho câu hỏi này, ở đây tôi gợi ý cho các bạn một cách hiệu quả để tìm
hiểu xem mình nên tập gì, đó là hãy liệt kê ra ít nhất 5 bài nhạc yêu thích của bạn. Việc
của bạn cần làm ngay từ bây giờ là vào youtube hoặc bất cứ kênh nghe nhạc trực tuyến
nào, tìm kiếm và nghe lại 5 bản nhạc gần đây nhất mà bạn yêu thích, bạn nghe đi nghe
hoài không chán và bạn từng có mong muốn là học được một loại nhạc cụ để chơi được
một trong các bài nhạc này hoặc tất cả.
1. Chọn học Guitar Đệm Hát nếu:
 Bạn thích những bài nhạc có ca sĩ hát theo.
 Bạn thích học cho vui trước để tìm hiểu chơi đàn nhẹ nhàng sau đó mới quyết định tiếp
là học nghiêm túc hay không.
 Bạn không muốn học nhiều về nhạc lý, cái mà bạn cần là chơi được bài nhạc căn bản để
vui trước đã.
 Bạn thích hát và đàn Guitar là phụ.
 Bạn thích lai rai với bạn bè có cây đàn và thích đệm cho bạn bè cùng hát cho vui
Hãy cùng nghe các bài nhạc mẫu về Guitar Đệm Hát để nắm rõ hơn về phong cách chơi
nhạc này:
 Payphone - https://www.youtube.com/watch?v=qraPm7OwtVA
 Somebody That I Used To Know - https://www.youtube.com/watch?v=d9NF2edxy-M
 Ba Kể Con Nghe - https://www.youtube.com/watch?v=5mYA4WswGdw
 Nắng Ấm Xa Dân - https://www.youtube.com/watch?v=LfTyKdSHugo
 La La La - https://www.youtube.com/watch?v=tXh-dN1NB6M
2. Chọn học FingerStyle nếu:
 Bạn thích chơi nhạc hoàn toàn bằng cây đàn mà không cần phải có giọng hát
 Bạn thích các bài nhạc không lời nhiều hơn là các bản nhạc có lời
 Bạn cũng thích các bản nhạc có lời nhưng muốn chơi theo phong cách độc tấu bằng guitar
 Bạn cũng không muốn học quá nhiều nhạc lý, bạn muốn chú trọng vào việc nghe, quan
sát và chơi theo nhạc một cách tự nhiên.
Hãy cùng nghe các bài nhạc mẫu về FingerStyle, có khá nhiều phong cách chơi Fingerstyle
nên không thể giới thiệu hết một lượt, tôi chỉ giới thiệu cho các bạn một số bài ví dụ:
 https://www.youtube.com/watch?v=VlHhxIfShjw
 The PhanTom Of The Opera - https://www.youtube.com/watch?v=vn9ev6gAHW8
 Soledad - https://www.youtube.com/watch?v=9h_MOSGnGTQ
 Drifting - https://www.youtube.com/watch?v=Ddn4MGaS3N4
 Wing~You Are The Hero - https://youtu.be/FpLVL7X4gOE
3. Chọn học Classic hoặc Foundation (guitar nền tảng) nếu:
 Bạn muốn học Guitar bài bản từ con số không.
 Bạn muốn học nhạc lý để nắm chắc về kiến thức âm nhạc
 Bạn muốn chơi các bài nhạc độc tấu và không cần phải hát
 Bạn muốn học căn bản nhất có thể để học lâu dài, bạn không có nhu cầu phải học cấp tốc
để giải trí hay mục đích khác.
 Bạn có thời gian dành cho âm nhạc và khá nghiêm túc khi học nhạc.
Thử nghe các bài nhạc Classic (cổ điển):
 Lambada - https://youtu.be/sOeVbR2_2mc - Bài nhạc này được chơi trên cây đàn
Acoustic nhưng các kỹ thuật cơ bản thể hiện là các kỹ thuật cổ điển, chơi một bài nhạc
hiện đại, các bạn có thể gọi là FingerStyle cũng được hoặc Semi-Classic (bán cổ điển) cũng
được
 Bước Chân Lẻ Loi - https://youtu.be/4p5U00mHtpM
 Recuerdos de la Alhambra - https://youtu.be/AIzKsNIRrV4
 Jamaica Farewell - https://youtu.be/qeyomSzWoy8 - Đây là một tác phẩm được chuyển
soạn từ một bài hát cùng tên, phong cách này ta có thể gọi là FingerStyle nhạc Nhẹ cũng
được hoặc Semi-Classic cũng được.
 Leyenda - https://www.youtube.com/watch?v=59Vuu4KBXtY
4. Chọn học Guitar Điện/Guitar Bass nếu:
 Bạn thích chơi các bài nhạc có band như trống, keyboard, bass, E-Guitar (Guitar điện).
 Bạn thích các bài nhạc Rock hoặc Blues, Jazz được chơi theo band như Scorpion, The
Beatles, Metallica, Bức Tường, Gun n Rose, Led Zeppelin, Deep Purple (Lưu ý rằng các bài
nhạc của các band này cũng có thể đệm hát bằng 1 cây đàn Guitar nhưng sẽ không hấp
dẫn, đầy đủ).
 Bạn dễ thích những đoạn solo hoặc chạy bass ngẫu hứng tuyệt vời trong một bài nhạc
Hãy thử nghe một số bài nhạc liên quan để bạn hiểu về loại nhạc này:
 Canon Rock - https://www.youtube.com/watch?v=2xjJXT0C0X4
 Wind Of Change - https://www.youtube.com/watch?v=rMUX_4B-Hr4 – Bản này chơi
bằng cả một dàn nhạc giao hưởng kết hợp với band nhạc Rock.
 Mắt Đen - https://www.youtube.com/watch?v=4JLe7s976k0 – Bài nhạc này bạn có thể
chơi được bằng Acoustic Guitar và hát.
 Love Song - https://www.youtube.com/watch?v=yt-ybUuZjLE – Đôi khi một bản nhạc
Rock cũng được chơi bằng một cây đàn thùng (Acoustic Guitar)
 Stairway To Heaven - https://www.youtube.com/watch?v=9Q7Vr3yQYWQ – Đây là bản
nhạc Rock được bình chọn là có đoạn solo hay nhất mọi thời đại.

Về lộ trình học, bạn có thể chọn học Guitar Foundation trước để học nhạc lý, các nốt trên
cần đàn, cách đọc bản nhạc cơ bản, cách thị tấu cơ bản (nhìn vào bản nhạc và chơi được
các nốt đúng trường độ, cao độ).
Sau đó, bạn có thể chọn học Classic (Guitar Cổ điển) hoặc đi thẳng vào học nhạc phương
Tây (Guitar Điện). Học Classic chủ yếu bạn dùng ngón tay để chơi, còn Guitar điện bạn chủ
yếu dùng phím. Tuy nói là phong cách nhạc phương Tây nhưng bạn có thể ứng dụng chơi
được rất nhiều bài nhạc Việt Nam, K-Pop hay J-Pop, vì bạn cũng học những kiến thức và
kỹ năng nền tảng để chơi được các loại nhạc này. Bạn thấy tay chơi Guitar điện thường
chơi trong Band nhạc rock, thì họ cũng xuất hiện trong các đám cưới.
Bạn muốn học FingerStyle thì có 2 cách tiếp cận, bạn có thể học đọc bản nhạc (score) hoặc
bản tab, hiện nay phong cách dạy và học Fingerstyle khá là linh hoạt, nên biết một trong
hai hoặc cả hai sẽ giúp bạn học Fingerstyle nhanh hơn, Fingerstyle có nhiều phong cách,
phổ biến nhất ở Việt Nam hiện nay có thể chia làm 2 dòng chính là FingerStyle nhạc Nhẹ,
tức là từ một bài hát có giai điệu được chuyển soạn để chơi Fingerstyle nhẹ nhàng, loại
còn lại là Percusive FingerStyle, vừa chơi đàn kết hợp đập vỗ lên thùng đàn để tạo âm
thanh như đang có một tay trống đánh theo tiếng nhạc.
Nếu bạn muốn học cho vui thì bạn có thể bắt đầu học ngay Guitar Đệm Hát.
Đi hát ở quán bar, phòng trà, quán café hiện nay cũng có 2 phong cách chơi nhạc. Đó là
tập bài tủ và lên biểu diễn đúng số bài rồi về, bạn không cần nhọc công hiểu biết sâu sắc
về âm nhạc, mà bạn cần rèn luyện chơi xuất sắc các bài mình biết, cùng kết hợp với ca sĩ
và band nhạc cho tốt. Phong cách thứ 2 chuyên nghiệp hơn là người chơi đàn chuyên
nghiệp, họ chơi theo yêu cầu của khách, muốn hát bài nào thì họ đều chơi được cả, đệm
đàn theo khách hàng hát đòi hỏi một vốn kiến thức âm nhạc rất sâu và khả năng tùy cơ
ứng biến, cùng với việc rèn luyện đôi tai, đôi tay thật kỹ để có thể ứng tấu trên sân khấu.
Học nhạc guitar cần một quá trình lâu dài, nhưng bắt đầu từ niềm vui. Nếu bạn quá
nghiêm túc lúc đầu để học nhạc, bạn cũng có những bất lợi riêng trên con đường học
nhạc, nhưng nếu quá dễ dãi với bản thân, học chỉ để cho vui mà không kiên trì, học đầy
đủ thì cũng sẽ không đâu tới đâu cả.
Học gì lúc đầu không quan trọng bằng việc bạn xác định mình nên học như thế nào, học
cho vui hay là học lâu dài (chứ chưa cần phải chuyên nghiệp). Học lâu dài thì cứ bình tĩnh
mà học, luyện tập, học thong thả. Còn học muốn nhanh có kết quả thì cũng được, miễn
là bạn chấp nhận lối học tủ, máy móc, bắt chước, điều đó không sai, miễn là bạn học có
kết quả và bạn học đúng cách dù là kiến thức căn bản nhất, để sau này có học nâng cao
thì bạn cũng không bị sai thế tay, sai tư thế ngồi v.v…
Tự học thì học bằng sách vở gì?
Nếu bạn muốn tự học, bạn có thể tìm hiểu giáo trình Guitar ở các trường Soul Academy
(HCM), Nhạc viện Hà Nội (Nhạc Viện HCM), trường nhạc nhẹ MPU (HCM) để tìm hiểu giáo
trình của họ. Có một giáo trình khá bài bản mà tôi nghĩ là các bạn có thể tự học Nền tảng
là Guitar Method (Hal Leonard) có CD chứa mp3 dễ nghe và tập theo -
https://www.amazon.com/Hal-Leonard-Guitar-Method-Complete/dp/0634047019?, và
Giáo trình Learn And Master Guitar (Steve Krenz) có video hướng dẫn rất dễ tập theo -
https://www.amazon.co.uk/Gibsons-Learn-Master-Guitar-Book-
DVD/dp/1450721494/ref=pd_sim_sbs_14_1.
Nếu bạn muốn học Classic, hãy tìm hiểu giáo trình Carulli nổi tiếng mấy trăm năm nay,
hiện giờ giáo trình này vẫn còn sử dụng tốt.
Về FingerStyle hiện nay các bạn có thể tham khảo trên Amazon các giáo trình được nhiều
người đọc đánh giá cao, tôi thấy các bạn có thể học Classic rồi chuyển qua học FingerStyle
cũng được, không nhất thiết phải bám theo một giáo trình FingerStyle ngay liền, vì đa số
các giáo trình này không dạy từ căn bản mà chủ yếu dành cho các đối tượng đã có căn
bản Guitar, việc bạn chưa học gì sẽ dễ đuối khi theo đuổi các giáo trình này, đặc biệt là
bạn muốn tự học.
Học Classic vững, giúp bạn không những tập FingerStyle tốt mà nếu bạn muốn học
Flamenco, hay học Guitar nâng cao hơn nữa cũng sẽ thuận lợi hơn rất nhiều.
Nếu bạn muốn học đệm hát căn bản, hiện nay có khá nhiều khóa học miễn phí trên
youtube từ các bạn hot Youtuber nổi tiếng như Hiển Râu, Haketu Guitar nhưng chưa được
hệ thống vì các bạn dạy miễn phí cả, chủ yếu dành thời gian rảnh để dạy và có phần ngẫu
hứng, tươi vui, truyền động lực.
Tìm thầy học thì nên học những thầy nào?
Trong hiểu biết của mình, những gì tôi giới thiệu ở đây không chắc là phù hợp với số đông,
nhưng qua kinh nghiệm thực tiễn thì tôi cho rằng đây là những người thầy các bạn có thể
tham khảo tốt hơn là các trung tâm đại trà dạy mà không biết có kết quả hay không.
Đệm Hát:
 Ở Hà Nội, các bạn có thể tìm đến học Haketu Guitar, CLB Lê Nguyễn Trần, Hà Laze, Lê Việt
Cường và Hải Lê là những nơi tôi thấy dạy có tâm huyết, có tiếng là dạy tốt, đảm bảo đầu
ra. Nếu bạn muốn học nâng cao về phím, bạn có thể tìm hiểu thêm Nguyễn Duy Tùng
Acoustic (Nhóm nhạc chơi Ba Kể Con Nghe ở phía trên), Tùng chơi rất vững và rất hay.
 Ở HCM, các bạn yêu thích nhạc trữ tình, nhạc xưa, các bạn có thể tìm thử đến học thầy
Anh Ngọc. Các bạn muốn học có hệ thống và bài bản thì tìm đến LV Acoustic.
FingerStyle:
 HakeTu Guitar và CLB Lê Nguyễn Trần nếu các bạn muốn học Fingerstyle nhạc nhẹ (có xu
hướng semi-classic) độc tấu. Về Percussive FingerStyle, các bạn có thể tham khảo thêm
Hà Laze, Hải Lê, VN FingerStyle. Tôi tin họ dạy có hệ thống, có kết quả, có trách nhiệm với
học viên, và quan trọng là họ yêu cầu có cái nền tảng guitar cổ điển/fingerin cho học viên,
Các bạn muốn sinh hoạt, giao lưu và học hỏi từ cộng đồng thì có thể ghé VietNam
FingerStyle Organization để tìm hiểu kỹ hơn, đây là tổ chức hàng đầu và dường như là
duy nhất ở Việt Nam cổ vũ mạnh mẽ và có những hành động thiết thực để đẩy mạnh
phong trào FingerStyle ở Việt Nam.
 Ở HCM, Hoàng Phúc Guitar dạy chuyển Solo độc tấu và Finger Style được nhiều bạn biết
đến qua YouTube với sự tâm huyết trong cách giảng dạy. Học viên sau khi học có thể tự
nghe và chuyển soạn Solo độc tấu hoặc theo phong cách Finger Style (đập gõ). Hoặc các
bạn tham khảo thêm liên minh FingerStyle Sài Gòn.

Classic:
 Thực sự phong trào âm nhạc ngoài Hà Nội phát triển khá mạnh và từ lâu rồi (tính từ sau
1975) nên không khó để bạn tìm người chỉ dạy Classic bài bản. Bạn có thể theo học Haketu,
Clb Lê Nguyễn Trần hoặc đến lớp học của Nhạc Viện Hà Nội hoặc Học viện âm nhạc quốc
gia hoặc học viện âm nhạc quân đội
 Ở HCM, bạn có thể tìm đến cô Kim Chung, thầy Dương Kim Dũng (thầy dạy Flamenco cực
hay), và Nhạc Viện HCM.
Guitar Điện/Bass:
 Hiện tại tôi chưa có thông tin chính xác về những nơi dạy tốt về thể loại này ở Hà Nội, các
bạn hãy thử hỏi thăm bạn bè, các band nhạc rock, và các trung tâm âm nhạc phía trên tôi
đã giới thiệu. Theo sự giới thiệu của một người bạn, tôi cũng giới thiệu thêm về Hà Laze,
Hải Lê.
 HCM thì có thầy Châu Sinco (đã lớn tuổi), thầy Dũng Đà Lạt. Hoặc các bạn có thể tham gia
học ở trường nhạc nhẹ MPU.
Trên đây chỉ là những quan sát mang tính cá nhân, về tổng thể, các bạn nên tìm đến những
người thầy dạy riêng tại nhà hơn là những trung tâm, vì bây giờ trung tâm rất bát nháo,
bạn không biết trung tâm nào uy tín, hay uy tín do họ quảng cáo mà ra. Hoặc là theo học
các thầy giỏi mà bạn tìm được, hoặc là đến những nơi dạy nhạc chuyên nghiệp chính quy
như Soul Academy, MPU Music School, Nhạc Viện, Học viện âm nhạc v.v.. để học hoặc
đến học các thầy cô dạy trong môi trường này ra. Tuy rằng có thể các thầy cô cứng nhắc,
hoặc nếu học riêng thì các thầy có tính hệ thống dựa trên kinh nghiệm là chủ yếu, nhưng
học như thế vẫn tốt hơn nhiều so với việc bỏ tiền ra theo học các nơi mà bạn không chắc
là mang lại kết quả như thế nào, và ai chứng minh cho điều đó. Hãy cẩn thận cân nhắc
việc lựa chọn nơi học đầu đời của mình, và các phương pháp học phù hợp để việc học
nhạc trở nên vui vẻ, bớt đau khổ và không phải học đi học lại mãi mà không được rồi đâm
ra chán nản, không muốn học nhạc và bỏ lỡ mất một cơ hội tiếp xúc với các loại nhạc cụ
sau này cho một cuộc sống hạnh phúc hơn.
Cuối cùng, hãy chọn những người thầy có những người học trò giỏi, chứ không phải chỉ
chọn thầy vì thầy chơi nhạc hay. Sư phạm và kỹ năng biểu diễn là hai thứ khác nhau rất
nhiều.
Thông tin tham khảo thêm về profiles của các thầy dạy nhạc (sẽ bổ sung khi xin phép
được trực tiếp các thầy trong tương lai):
Đôi nét về Haketu Guitar: Haketu, sinh năm 1989 ở Hà Nội. Anh là một blogger hay viết
và làm video trên youtube để chia sẻ những bài giảng và hướng dẫn guitar trên mạng từ
rất lâu. Haketu cũng là một trong những người tiên phong trong việc làm clip chia sẻ
trên mạng cho cộng đồng tự học guitar ở Việt Nam.
Học từ nhạc sĩ Hoàng Giác (nhạc sĩ nổi tiếng Tân nhạc Việt Nam), Haketu rất quan tâm
tới vấn đề nhạc lý cơ bản và phương pháp học guitar cổ điển truyền thống. Sau một thời
gian, anh đã tạo ra thêm nhiều khóa học theo chuyên đề riêng như Fingerstyle nhạc
nhẹ, Đệm hát Cơ bản và Nâng cao, theo phong cách gần gũi và khiến lý thuyết khô khan
trở nên dễ thực hành hơn với người chơi đàn.
Hiện các khóa học đang được tổ chưc tại cả Hà Nội và tp. Hồ Chí Minh.

Đôi nét về Minh Mon: Minh Mon là một guitarist tại Hà Nội. Anh sinh năm 1990, trưởng
thành từ những phong trào sinh viên từ cấp 3 và Đại học (anh học Học viện ngoại giao).
Minh Mon rất nổi tiếng với những clip cover guitar đậm dấu ấn cá nhân như mang âm
hưởng của rock, hòa thanh hay, đánh sạch sẽ và tạo được cảm hứng với rất đông người
theo dõi trên Youtube.
Minh Mon hiện đang có các khóa dạy tại Hà Nội (Ngã Tư Sở) với các lớp Đệm hát Guitar
từ Cơ bản tới Nâng cao. Thế mạnh Minh Mon ở cách strumming (quạt), mute-pinking
(câm tiếng), và guitar điện. Với lợi thế này, học viên từ Minh Mon chắc chắn sẽ học hỏi
nhiều từ anh về phong cách, gout nhạc, cũng như kỹ năng chơi acoustic guitar.
Đôi nét về Hoàng Phúc Guitar: Hoàng Phúc Guitar là một trong những người hướng dẫn
và chia sẻ kinh nghiệm chơi guitar, nhất là FingerStyle có đông đảo người xem trong thời
gian qua. Sau 4 năm học ở Nga, Phúc vì đam mê Guitar nên đã từ bỏ con đường này và
trở về Việt Nam để theo đuổi ước mơ của mình. Anh là một người học đầy say mê, theo
học những thầy chuyên nghiệp như Hà Laze (Hà Nội), học và nghiên cứu về Guitar rất
nghiêm túc. Hiện anh mở lớp dạy ở Tân Bình (Sài Gòn), lớp học rất chú trọng tới vấn đề
nhạc lý, phần cảm âm và giữ nhịp, để đảm bảo cho học trò khả năng nghe và chơi theo
nhạc. Phúc được biết đến là một người thầy tâm huyết và giản dị trong các lớp Chuyển
soạn FingerSTyle, đệm hát cơ bản và nâng cao.
CHƯƠNG VIII – NHỮNG KỸ NĂNG CÓ THỂ TỰ HỌC
Tất nhiên, kỹ năng nào bạn cũng có thể tự học được hết, nhưng học có người hướng dẫn
và giáo trình đúng đắn thì sẽ giúp bạn tiết kiệm thời gian và công sức hơn, thậm chí so với
người tự học, bạn có thể tiết kiệm được 60 đến 90 phút trong mỗi 100 phút tập luyện.
Tuy vậy, vẫn có những kỹ năng mà hoàn toàn bạn có thể tự học trước khi quyết định tham
gia một lớp học nhạc. Nếu bạn sợ sai, thì hãy chọn giáo trình tự học cho thật kỹ, từ những
người chơi giỏi hoặc dạy ra những học trò giỏi, tuy vào bạn tin tưởng ở ai, và lý do của
bạn tin tưởng là gì (hãy suy nghĩ và chọn lựa thật kỹ để tránh học sai những điều căn bản).
Ở các chương trước, bạn đã học được các khởi động đúng đắn, nhấn ngón tay đúng vị trí
trên cần đàn, sử dụng tay phải ở mức cơ bản để tách các ngón tay cho phù hợp với việc
luyện tập nâng cao hơn, bạn cũng biết cách đọc bản nhạc một cách cơ bản, và bạn cũng
đã biết các giáo trình phù hợp để bạn tự học mà không sợ sai – những giáo trình chuẩn
mực và được công nhận trên toàn thế giới.
Ở dưới đây là một số kỹ năng/kiến thức mà bạn có thể tự học ở mức căn bản, nhanh và
đúng
1. Đọc nốt nhạc, cao độ và trường độ, học đến móc đơn (1/2 nhịp) thậm chí móc đôi (1/4
nhịp).
2. Học về các ký hiệu trên bản nhạc (Có hết trong 2 giáo trình đã giới thiệu)
3. Học cách đọc bản tab (đã học ở các chương trước)
4. Học cách đọc và chơi hợp âm (bạn sẽ học ở chương này)
5. Học cách đệm hợp âm – Strumming/Comping (học ở chương này)
6. Học cách giữ vững nhịp, học cách nhịp chân và sử dụng Metronome (Bạn sẽ được học
cách nhịp chân để giữ nhịp, còn về metronome bạn sẽ có gợi ý để tự tìm hiểu)
7. Học cách nắm bắt các hợp âm cơ bản trên cần đàn (từ ngăn 1 đến ngăn 12)
8. Học tất cả vị trí các nốt (tự nhiên) trên cần đàn
9. Học cách tìm các bài hát có hợp âm/tab một cách chính xác
10.Học cách sử dụng phần mềm Guitar Pro (dùng để đọc tab)
11.Fingering (gảy bằng ngón tay phải kết hợp) cơ bản.
Như vậy, chúng ta sẽ đi vào học bài căn bản tiếp theo, về hợp âm.
HỢP ÂM (CHORDS)

3 bước kiểm tra hợp âm xem nhấn có đúng không:


1. Gảy từng dây và điều chỉnh tay trái để các notes vang lên đúng âm thanh
2. Rải từ trên xuống dưới, trượt phím (hoặc ngón rải) qua tất cả các dây
3. “Quạt” 1 hoặc nhiều lần đều lực trên tất cả các dây (tùy theo hợp âm)
Bạn xem tham khảo video này để biết cách nhấn hợp âm chính xác -
https://youtu.be/SJpqOpCDluU. Bạn nhớ lưu ý các ngón tay số 1 và số 2 phải nhấn thật
chính xác thì ngón 3 và ngón 4 mới có cơ hội nhấn đúng được.
CÁCH ĐỌC TÊN HỢP ÂM
7 nốt nhạc tương ứng với 7 chữ cái và tên gọi
A (La) B (Si) C (Do) D (Re) E (Mi) F (Fa) G (Sol)
C (Chữ cái đứng yên 1 mình) : Đô Trưởng
Cm (minor - kèm “m” đằng sau ) : Đô Thứ
C7 (kèm số đằng sau) : Đô Bảy
C#/Cb (Kèm dấu hóa) : Đô Thăng Trưởng/ Đô Giáng Trưởng
C#m/Cbm : Đô Thăng Thứ/ Đô Giáng Thứ
Cm7 : Đô Thứ - Bảy
Tuy nhiên, chúng ta chỉ cần nắm vững những hợp âm căn bản là Trưởng, Thứ, và Bảy thì
cũng đã có thể chơi được gần như tất cả các bài hát phổ biến. Đến các bài nhạc khó hơi
cần hợp âm nâng cao thì bạn học theo từng hợp âm cũng chưa muộn.
Để xem và tập qua các hợp âm này, các bạn tải file sau về - https://goo.gl/l67FdO
Cách tập các hợp âm này, đã có hướng dẫn chi tiết ở video youtube phía trên. Bạn cần
nắm kỹ tất cả các hợp âm cơ bản trong bảng hợp âm này trước khi đi sâu hơn về đệm
hợp âm.
STRUMMING & GIỮ NHỊP
Có nhiều cách học đệm đàn, cách học cơ bản nhất là học đệm hát, sau đây là các nguồn
để bạn học đệm:
1. Cách cầm phím cơ bản và kỹ thuật đệm: https://youtu.be/JAnIV0tMtrU
2. Học miễn phí qua các kênh của Haketu Guitar (https://www.youtube.com/user/haketu)
và Guitar Đam Mê (https://www.youtube.com/user/Guitardamme) đây là 2 kênh
youtube bài bản mà cộng đồng tin tưởng và theo dõi (dù số lượng không nhiều như các
kênh khác nhưng có hệ thống và bài bản)
3. Hoặc khóa học trả phí - https://kyna.vn/khoa-hoc/khoa-hoc-guitar-dem-hat-1 (và học tiếp
đệm hát 2). Xin gửi tặng bạn coupon giảm 50% khóa học: 50GA
FINGERING HAY FINGERSTYLE CƠ BẢN
Bạn có 2 lựa chọn để tự học Fingering (Fingerstyle cơ bản), tức là học cách sử dụng các
ngón bên tay phải thật tốt và học cách kết hợp đôi tay.
1. Bạn theo giáo trình Tab của Nick Guitar ở 2 bước:
 Bước 1: Tập luyện 8 bước cơ bản theo hướng dẫn, các bài tab và có đính kèm video hướng
dẫn chi tiết http://www.guitarnick.com/learn_fingerstyle_technique_in_8_steps.html
 Bước 2: Tập luyện 100 bài tập FingerStyle do Nick biên soạn, bạn không nhất thiết phải
tập đủ 100 bài, mà hãy chọn các bài học theo khả năng của mình, và nhớ hãy tập thật
chậm rãi, không có gì phải vội -
http://www.guitarnick.com/fingerstyle_lessons_for_beginners.html
2. Bạn tìm kiếm giáo trình Carulli và tập theo – Hiện nay trên mạng có cả file audio kèm theo,
bạn có thể tìm và tải về để vừa tập vừa tham khảo. http://tiki.vn/phuong-phap-hoc-
guitare-p185946.html, tuy vậy, bạn không cần tập hết cả giáo trình, hãy chọn lọc ra các
bài tập cơ bản, và bạn có thể đọc (giáo trình tiếng Việt) và tập theo đến bài 20.
Các giáo trình phía trên đòi hỏi bạn phải biết một số bài tập cơ bản để ngón tay đặt đúng
vị trí trên cần đàn, trước khi đi vào luyện tập.
HỌC CÁCH SỬ DỤNG GUITAR PRO
Hiện nay có rất nhiều bài hướng dẫn sử dụng Guitar Pro trên mạng, nếu máy tính của bạn
có cấu hình thấp thì chỉ cần sử dụng Guitar Pro 5, nếu mạnh hơn và có card âm thanh hỗ
trợ, bạn có thể dùng Guitar Pro 6. Đây là phần mềm biên soạn hoặc dùng để đọc Tab
chuyên nghiệp được một hãng phần mềm của Pháp phát triển, có mặt ở trên thế giới đã
khá lâu, và 15 năm trở lại đây phát triển mạnh ở Việt Nam thông qua các diễn đàn Guitar.
Để tìm các bản tab và học theo (thường có đuôi G3,4,5 hay GPX), các bạn có thể truy cập
vào trang ultimate-guitar.com để tìm tab, chords (hợp âm và lời bài hát) cho guitar, thậm
chí là cho cả band nhạc hay cho Ukulele.
Ultimate-guitar cũng là nơi cung cấp hợp âm chính xác nhất hiện nay cho các bài hát tiếng
Anh nói chung. Nếu bạn muốn tìm các bài hát tiếng Việt, bạn có thể search cụm từ “Tên
bài hát + Hợp âm” thì sẽ có một số trang web của Việt Nam cũng đã làm hợp âm khá ổn
cho các bài hát phổ biến. Hoặc các bạn truy tìm vào các diễn đàn hoặc các kênh youtube
phía trên, thường các video cũng giới thiệu hoặc đính kèm theo bài nhạc cho các bạn
download để tập. Công việc này khá dễ dàng, chỉ mất một vài phút là bạn có thể có ngay
một bài hát phù hợp để thử tập theo.
Nhưng cũng đừng quá lạm dụng Guitar Pro, bạn sẽ thấy nó dễ dàng sử dụng, dễ dàng đọc
nốt nhạc và chơi theo đến nỗi bạn cũng có thể quên mất cách đọc nốt nhạc
(Score/Notation). Vấn đề lớn của bản Tab là trước kia nó thể hiện không đầy đủ sắc thái
của âm nhạc, mà chỉ chú trọng vào Cao độ. Ngày nay thì phần mềm này đã cải thiện khá
nhiều để giúp chúng ta đọc hiểu được bản nhạc tốt hơn, trường độ và các ký hiệu đã được
thêm vào khá đầy đủ, và bạn cũng cần phải học để hiểu và sử dụng các ký hiệu âm nhạc
này (không khác nhiều so với hình thức ghi nhạc kiểu cổ điển).
TẤT CẢ CÁC NỐT TỰ NHIÊN TRÊN CẦN ĐÀN

(Nguồn thebestguitarlessons.com)
Tất nhiên bạn không thể học chay thuộc lòng, để nắm bắt và hiểu cách ứng dụng (Tại sao
phải học nốt) thì bạn cần một giáo trình khá bài bản để hướng dẫn các bạn tập từ đầu đến
cuối và nhớ được các nốt tự nhiên ở trên một cách “tự nhiên”.

Thật may mắn vì có một giáo trình rất bài bản mà lại miễn phí ở đây để bạn có thể theo
dõi, tự học - https://youtu.be/QgBx11_jY38. Tuy vậy, đây là giáo trình “nặng đô” cho
người mới, cho nên bạn cũng cần phải học các phần trước trước khi vào phần này. Trong
giáo trình này là căn bản đến trung cấp, đủ để bạn hiểu bức tranh tổng thể. Giáo trình
tâm huyết này sẽ mang lại khá nhiều lợi ích thực tế đến cho bạn, hãy theo đuổi kiên trì.
CÁC HỢP ÂM TRÊN 12 NGĂN ĐÀN
HỢP ÂM CHẶN TRÊN DÂY 6th

Trên dây 6 có các nốt đươc xếp thứ tự như trong hình (lưu ý các nốt đều cách nhau 1
ngăn, chỉ có E liền kề F, B liền kề C). Hợp âm trên dây 6 dùng các hình hợp âm của F làm
chuẩn.
Khi bạn nhấn hợp âm F trên ngăn 1, ngón 1 của bạn chỉ vào ngăn 1 dây 6, đó là nốt F, hợp
âm ta gọi là F trưởng như đã biết. Bạn cũng dùng hình của họp âm F này, di chuyển lên
ngăn 3, lúc này ngón trỏ chỉ vào nốt G (Sol), ta có hợp âm Soll Trưởng.
Nếu bạn dùng hình Fm (Fa Thứ) nhấn ở ngăn 5, thì bạn có hợp âm Am (La Thứ chặn).
Tương tự F7 nhấn ở ngăn 7, chỉ vào nốt B (Si) ta có hợp âm B7, tuy nhiên, ở phần tiếp
theo, bạn sẽ học các hợp âm chặn trên dây 5, ta bắt đầu từ các hình của hợp âm Si, nên
bạn sẽ có thêm một cách nhấn hợp âm Si nữa ở dây 5.
HỢP ÂM CHẶN TRÊN DÂY 5th

Tương tự, ta có các nốt trên dây 5, hợp âm chặn trên dây 5, nghĩa là ngón tró của bạn chỉ
vào nốt gốc trên dây 5, dựa vào hình hợp âm của Si (B, Bm, B7) ta suy ra các hợp âm chặn
khác trên cần đàn
Việc nắm vững các hợp âm trên khắp cần đàn, giúp bạn sử dụng thay thế linh hoạt trong
việc chơi Đệm hát hoặc Fingerstyle sáng tạo hơn. Một số bài nhạc quen thuộc mà bạn
muốn chơi sáng tạo theo cách của mình, thì việc nắm vững các hợp âm trên cần đàn là
một điều hết sức quan trọng.
Chú ý là để việc di chuyển tay phù hợp và tiện dụng, các hợp âm khi di chuyển chỉ nên
cách nhau 2-3 ngăn đàn, lên xuống để phù hợp với tốc độ, không nên nhảy một lúc 4, 5
ngăn đàn, như thế sẽ dễ vấp tay, khựng hoặc tẹt tiếng đàn do tay chưa kịp ổn định khi di
chuyển một khoảng cách xa để nhấn hợp âm.
Trước khi đi vào luyện tập, chúng ta nhắc lại một chút về các dấu hóa trong việc nhấn
hợp âm:
Thăng (#): Dịch chuyển nguyên thế tay về phía lỗ thoát âm 1 ngăn đàn
Giáng (b): Dịch chuyển nguyên thế tay về phía đầu đàn 1 ngăn
Tuy nhiên, ta không ký hiệu là E# vì E và F nằm sát nhau trên cần đàn, nên ta gọi thẳng
luôn là F (thay vì E#), E (thay vì Fb). Tương tự ta không gọi Cb mà là B, không gọi B#.
Sử dụng các vòng hợp âm chặn để luyện tập:
• Am – G – F – E
• Em – Bm – Am
• D – Bm – G – A
• Bm – F# - A – Em – G – D – Em - F#7
Phía trên là các hợp âm, bạn sẽ dùng tay phải theo bất cứ cách đệm quạt (tiết điệu) nào
bạn thích, hoặc các công thức FingerStyle bạn đã học ở bài trên.
Ngoài ra bạn có thể tham khảo cách suy ra các hợp âm khác theo CAGED System theo
hướng dẫn sau https://youtu.be/LhrGeolItvw, không cần học bài này nếu bạn chỉ muốn
học các hợp âm cơ bản.
CÁC KỸ THUẬT GUITAR CẦN BIẾT
Bạn cần biết để chơi các bài nhạc đa dạng, video này giới thiệu rất đầy đủ các kỹ thuật
guitar (hay ứng dụng nhiều trong Guitar Solo) - https://youtu.be/4M_k01zIbVM
Để học các kỹ thuật solo căn bản, bạn có thể tham khảo quyển sách Kỹ Thuật Thực Hành
và Tự Học Guitar - http://tiki.vn/ky-thuat-thuc-hanh-va-tu-hoc-guitar-p68877.html?, tuy
vậy, quyển sách này không kèm CD nên cũng rất khó cho bạn học theo, chủ yếu bạn sẽ
tham khảo các thuật ngữ, sau đó tìm hiểu ngược trở lại hướng dẫn từ Youtube để tập
theo.
CHƯƠNG IX – NHỮNG SAI LẦM CỦA NGƯỜI MỚI TẬP
Tránh các sai lầm để không phải mắc những lỗi lớn làm chậm tiến trình tập guitar của bạn,
thậm chí là làm bạn bỏ cuộc giữa chừng là một điều cần phải chú ý. Từ đầu quyển sách,
tôi đã nói nhiều về những lỗi nhỏ có thể gây ra những cản trở lớn cho việc bạn tiếp cận
với loại nhạc cụ khá dễ chơi này, tôi sẽ nhắc lại một số lỗi này cùng với các sai lầm thường
gặp của các bạn mới tập guitar, trong đó là những kinh nghiệm của bản thân khi học đàn
và khi đứng lớp với hàng trăm học viên trong 3 năm qua.
#1 Móng tay quá dài hoặc quá ngắn (cho cả 2 tay): Bạn hãy đọc lại những chương đầu để
biết cách để móng tay cho đúng, nếu không thì hỏng cả.
#2 Không biết Tuning (chỉnh dây cho đúng): Các dây không đúng cao độ là một tai họa
cho người tập đàn, nó làm hỏng đôi tai và từ đó để lại hậu quả khôn lường mà bạn không
thể nào biết trước được trong quá trình tập luyện sau này, ví dụ như nghe để nhận biết
cao độ của các nốt nhạc, hoặc hợp âm gì đang được chơi
#3 Không chịu tập các bài khởi động: Hoặc là không tập, hoặc là tập rất ít, tập qua loa các
bài tập khởi động là một chiến thuật tồi để luyện tập. Bởi không có bài học nâng cao nào
được hoàn thành nếu như bạn không thể nắm vững những điều cơ bản. Những cây Guitar
đại thụ của thế giới cũng hàng ngày cũng tập các bài luyện ngón cơ bản, thế thì không đến
phiên bạn lười phải không?
#4 Tập vội vã và không đủ thời lượng để ngấm: Đây là lỗi thường thấy nhất của các bạn
trong việc học một kỹ năng mới, không riêng gì Guitar. Vội vã để có kết quả, thế là hỏng
bét hết mọi thứ. Việc của bạn là cân bằng được giữa việc tập đủ thời lượng và việc tập
quá nhiều vào một bài tập đơn giản.
#5 Chỉ tập những bài mình biết rồi: Khi gặp bài mới khó quá thì lại quay lại bài cũ, rồi lại
nhảy qua bài khác, đứng núi này trông núi nọ, riết rồi bạn chả tập được gì cả. Và hầu hết
những người mới tập đều mắc kẹt là do những sai lầm gặp phải ở điều #4 và #5. Hãy xem
lại lộ trình học của mình thật kỹ và dành đủ thời gian cho một kỹ thuật nhất định.
#6 Nhịp (tempo): Giữ cho đúng tốc độ của bài hát dường như là điều rất khó khăn với các
bạn tự học đàn. Nhịp chân loại xạ hoặc không biết chơi nhạc cùng Metronome, hoặc vào
band trống bass một đường, bạn đi một kiểu. Nhịp là rất quan trọng, và muốn học giữ
nhịp cho tốt thì chỉ có cách tập chậm rãi, và dựa vào kinh nghiệm bản thân, tôi thấy biết
cách luyện tập với nhịp chân và metronome sẽ giúp bạn giữ vững được phong độ khi lên
các cấp độ tập luyện cao hơn.
#7 Ngẫu hứng hoặc không đều đặn: Đương nhiên rồi, nếu thích lúc nào tập lúc đó mà
không có lịch luyện tập cụ thể, thì bất cứ ngành nghề hay kỹ năng gì bạn chọn học hay làm
cũng sẽ chẳng đi đến đâu. Tóm lại bạn cần có một lịch luyện tập càng cụ thể càng tốt,
nhưng đừng chiếm quá nhiều thời gian hàng ngày của bạn, cân bằng giữa việc tập luyện
và thưởng thức âm nhạc là một điều quan trọng để giữ đầu óc tỉnh táo và giữ năng lượng
tích cực với việc học đàn, như vậy bạn mới có được kết quả khả quan.
#8 Tập theo quá nhiều giáo trình và mỗi giáo trình chỉ biết “một chút”: Tôi giới thiệu với
các bạn khá là nhiều tài liệu bổ ích, vấn đề của bạn có lẽ là cần nghiêm túc chọn cho mình
một phong cách chơi rồi theo đuổi nó, sau đó mở rộng ra các phong cách khác. Vấn đề
của những người tự học là không biết học gì, sưu tầm các giáo trình và phương pháp
nhưng rốt cuộc chẳng theo phương pháp nào cho tới cùng cả. Mỗi phương pháp có một
lợi thế riêng, vấn đề là bạn cần phải biết cách chọn phương pháp và lộ trình phù hợp với
mình, người thầy chỉ phù hợp khi người học trò đã sẵn sàng. Bạn cần tập trung nhiều khi
lên giai đoạn trung cấp.
#9 Muốn chơi thật nhanh bài nhạc: Đề tập bài nhạc cho đúng, cần phải tập chậm. bên
trong bạn luôn có một “con quỷ tốc độ” lúc nào cũng thôi thúc bạn tập nhanh nhanh nữa
lên. Tôi gặp lỗi này ở hầu hết các học viên của mình. Các bạn luôn luôn vội vã, đánh nốt
vội, nhấc tay lên thật vội, rồi đệm thật vội, hoặc nhịp chân thật vội, rốt cuộc cái thái độ
vội vã ấy không những không giúp ích mà còn hại các bạn nữa, tiếng đàn yếu ớt và cụt
ngủn, và có những chỗ có nhịp nhanh thì các bạn càng mắc kẹt.
#10 Không có mục tiêu: Học đàn ban đầu là vui, nhưng về lâu dài, nếu không có mục tiêu,
ví dụ như mục tiêu là đàn được những bài hát yêu thích, hay là đàn được giống như người
mình hâm mộ, thì sẽ làm chậm đáng kể tiến trình luyện tập của bạn. Luyện tập để đạt
được những kỹ năng gì, chơi được những bài nhạc gì, trong vòng bao lâu, hoặc trở nên có
“thần thái” như thần tượng nào đó khi chơi nhạc đều là những mục tiêu tốt, bạn cần làm
nó cụ thể ra và dựa trên đó để có được cho mình những đích nhắm thú vị.
#11 Không luyện tập đôi tai: Học nhạc trên tab hay score cũng có yếu điểm là bạn “nhìn”
rồi chơi theo. Nhưng bạn cần kết hợp cả tai và mắt. Bạn có thể nghe một bài nhạc và dò
theo các nốt cơ bản, hoặc nâng cao hơn thì bạn dò được hợp âm. Luyện tai nghe có nhiều
cách, bạn vừa quan sát video của người chơi đàn và bắt chước theo, tai nghe của bạn ban
đầu được dẫn dắt bằng mắt, rồi dần dà sẽ được dẫn bằng tai. Bạn cũng có thể tham gia
một lớp ký xướng âm để biết cách luyện đôi tai của mình cho phù hợp và bài bản nhất.
CHƯƠNG X – LỜI NHẮN NHỦ
Ewan Dobson là một Guitarist tôi yêu thích. Xin mời bạn thử nghe bài nhạc do anh sáng
tác và biểu diễn - https://youtu.be/eXqPYte8tvc.
Đây là quán quân của Festival FingerStyle Guitar lần thứ 5 được tổ chức thường niên tại
Canada vào năm 2010.
dưới đây tôi xin mượn lời một comment của một fans Dobson để mô tả kỹ năng chơi
guitar của anh (và cả tính sáng tạo nữa):
Level 1: Very Easy (Rất dễ)
Level 2: Easy (Dễ dàng)
Level 3: Normal (Trung bình)
Level 4: Hard (Khó)
Level 5: Very Hard (Rất khó)
Level 6: Insane (Điên dại)
Level 7: Legendary (Huyền thoại)
Level 8: Impossible (Không thể có người thứ hai)
Level 9: Ewan Dobson
Thực ra khi xem những video của Dobson chơi nhạc, tôi tin vào đẳng cấp này của anh. Có
lẽ bét nhất cũng là đẳng cấp Điên dại.
Thế mà Dobson từng mắc một chứng bệnh mà không ai trong chúng ta tưởng tượng nổi.
Tay guitar cự phách này là trẻ tự kỷ, từng có một quãng thời thơ ấu "bất khả chiến thắng"
đối với căn bệnh của mình, không thể nào giao tiếp được với thế giới bên ngoài. Cha mẹ
của Dobson đã cho con trai tiếp xúc với đủ loại phương pháp điều trị, cuối cùng trong
những lúc tuyệt vọng nhất, họ tặng cho con một cơ hội đổi đời từ âm nhạc, từ Guitar.
Những gì bạn đang nghe từ video này chính là giọng nói, là tâm hồn và trí tuệ của Ewan
Dobson, và bạn sẽ không bao giờ thấy người thứ hai trên thế giới này có thể sáng tạo ra
được loại nhạc này, dù họ có thể bắt chước nhưng sẽ không bao giờ có Dobson thứ hai.
Bạn thậm chí không cần biết bất cứ thứ gì về Guitar cũng đủ khả năng tưởng tượng được
mức độ "Legendary" của những videos này.
Có thể bạn sẽ nghe được những phiên bản khác về câu chuyện này, nhưng không sao, hãy
nhắn cho tôi sửa nội dung cho gần với thực tế hơn nếu bạn thấy nội dung câu chuyện
chưa chính xác. Nhưng mục đích tôi kể câu chuyện này để thúc đẩy bạn, một người bình
thường, không mắc các bệnh tật, không thiếu các bộ phận ngón tay để tập đàn, và không
đến nỗi thiếu năng khiếu âm nhạc. Hãy bắt đầu từ ngay khi có thể để có thể nhanh chóng
được hưởng lợi ích tuyệt vời từ âm nhạc thông qua việc học chơi Guitar, hoặc là bạn có
thể ứng dụng vào trong cách học các nhạc cụ khác, tôi tin là phần lớn thông tin chia sẻ
trong sách sẽ giúp bạn có cách tiếp cận phù hợp.
Mọi con đường bắt đầu từ bước chân đầu tiên, bạn đã có đầy đủ các công cụ “leo núi”
cần thiết, và có cả một chiếc la bàn và bản đồ tốt, hãy tận dụng mọi lợi thế của bạn để bắt
đầu theo đuổi.
Với cách học đúng đắn, bạn sẽ chỉ mất từ 6 tháng đến 1 năm để có thể nhấn chìm mình
trong đam mê chơi nhạc. Cảm giác thích thú cực kỳ khi bạn chinh phục được các bài nhạc,
tự tay mình chơi lại các bài nhạc này là cảm xúc khó có thể nào xuất hiện ở các hoạt động
khác, âm nhạc có sự đặc biệt như vậy và ai cũng có thể tận hưởng được cảm xúc tuyệt vời
đó nếu biết cách.
Hãy bắt đầu ngay từ hôm nay.
---------
Quyển sách này dựa trên kinh nghiệm cá nhân nên chắc chắn chưa thể đầy đủ và có những
sai sót nhất định, mong rằng với tâm thế người ham học, các bạn đọc nếu phát hiện thấy
điều gì cần bổ sung, hãy giúp gửi thông tin chia sẻ về levu.creative@gmail.com hoặc trao
đổi ở fanpage https://www.facebook.com/LVGuitarAcoustic/ tôi hết sức cảm ơn và rất
mong được có dịp mời café các an hem vì đã cất công góp ý giúp tôi hoàn thiện quyển
sách này và các quyển sách nhạc trong tương lai.
Tôi xin cảm ơn Haketu Guitar, Hoàng Phúc Guitar, Vui Lên đã góp ý cho tôi hoàn thiện
quyển sách này hơn, để mang nhiều lợi ích thiết thực đến cho bạn đọc. Tôi mong rằng các
an hem dạy và chơi guitar trong cả nước có dịp cũng gửi thư về trao đổi để tôi có thể bổ
sung thông tin của anh em, ví dụ như tôi còn thiếu thông tin ở Huế hay Đà Nẵng hay Tây
Nguyên v.v… và rất mong trong những lần tái bản tới sẽ bổ sung được đầy đủ hơn.
Xin cảm ơn!
LV Acoustic

You might also like