You are on page 1of 2

Gửi các em 1 bài viết khác của thầy nhé:

"BẢN CHẤT VẤN ĐỀ


P3. LUYỆN NGHE
Dạo này mình cũng hay được hỏi những câu sau từ phía PH lẫn HS:
“Em nghe kém quá thầy ơi, làm sao để cải thiện nghe ạ?”
“Mình muốn mua tài liệu nghe cho con nhưng không biết mua gì. Mong thầy gợi ý giúp”
Việc hiểu bản chất của việc nghe là điều rất quan trọng để có định hướng đúng đắn. Câu hỏi ở đây là:
chưa nói tới việc học ngoại ngữ, nếu học tiếng mẹ đẻ thì 1 đứa trẻ sẽ phát triển kỹ năng nghe ra sao?
Mình xin phân tích như sau. Việc nghe của 1 đứa trẻ từ lúc lọt lòng mẹ cho đến khi trưởng thành dần
thường sẽ trải qua các như sau. Ban đầu là nghe qua việc tiếp xúc với môi trường xung quanh, nghe
từ những thứ vu vơ ng khác nói cho tới giao tiếp với mọi ng xung quanh, từ gia đình, họ hàng tới bạn
bè thầy cô đồng nghiệp... Đó là cách mà 1 người bản ngữ sẽ tự phát triển kỹ năng nghe tự nhiên, ko
cần qua huấn luyện chuyên sâu. Chả ai bắt 1 đứa trẻ người Việt lại tập nghe tiếng Việt cả, trừ khi là ở
đứa trẻ đó là Việt kiều sống ở nước ngoài thôi.
Ở trên là cách 1 đứa trẻ phát triển kỹ năng nghe bình thường với tiếng mẹ đẻ. Câu hỏi đặt ra ở đây là:
làm thế nào để việc học nghe ngoại ngữ mà THIẾU MÔI TRƯỜNG BẢN NGỮ có thể giúp 1 đứa trẻ
bình thường phát triển kỹ năng này? Môi trường bản ngữ 100% là điều không thể vì xung quanh chả
có Tây để mà giao tiếp, mà chả có anh chị ông bà Tây nào lại thích tự dưng bị mấy người chả quen
biết gì sấn sổ tới nói chuyện để “săn Tây” ở bờ Hồ cả. Mọi mối quan hệ đều có đi có lại, giả sử bạn
đang đi đường mà có ng lạ đến nói luyên thuyên trước mặt, ng ta có thể có lợi ích j đó còn bạn chả
được j, chỉ mất thời gian nghe thì liệu có thoải mái. Do đó, ko có môi trường tự nhiên thì ta tạo môi
trường bán tự nhiên, bán bản ngữ hoặc gọi sao cũng được Cụ thể là:
1. Nghe gián tiếp/thụ động (passive listening): nghe mà ko cần quá tập trung, có thể hiểu hoặc ko cần
hiểu. Mục đích của hoạt động này là để rèn cho đôi tai có phản xạ trước ngoại ngữ hoặc duy trì
phong độ nghe thôi. Cụ thể, việc nghe gián tiếp có thể bao gồm các hoạt động sau: nghe nhạc, xem
TV, nghe tin tức nước ngoài (lúc làm việc, tập luyện thể dục thể thao…). Vd, đi tập gym thì nhạc cứ
bật dù bản thân ng nghe đâu có yêu cầu, bật spotify/ youtube nhiều khi toàn tự chạy, tự gợi ý bài luôn
chứ có fai ng nghe chủ động bật đâu. Với mình, hoạt động này chiếm khoảng 15% thành công trong
sự tiến bộ của nghe.
2. Nghe trực tiếp/chủ động (active listening): với mình cái này quan trọng nhất, chiếm đến 80%
thành công của việc nghe. Lúc này, hiểu nôm na ra là người nghe tập trung nghe để có những suy
nghĩ, nhận định, nghe hiểu hoặc phản hồi nhất định chứ ko chỉ nghe rồi kệ. Việc nghe này cụ thể
gồm các hoạt động sau:
2.1. Giải trí: Theo mình, việc giải trí chủ động chiếm tầm 35% thành công của việc nghe.
- Xem phim (nghe = TA, có hoặc ko có phụ đề cũng được, chưa có trình độ cao thì cần phụ đề, về
sau nghe tốt thì ko cần nữa cũng được). Mấy kênh kiểu như HBO của cáp có mà đầy. Xem Netflix thì
kể cả các tv series ko fai bản ngữ nhưng TA họ lồng rất hay. Mình xem mấy bộ Money Heist, Alice
in Borderlands thấy lồng tiếng của họ quá chuẩn còn mấy bộ khác thuần TA thì chưa có tgian xem
mấy do 1 phần là đọc qua cốt truyện thấy ko hợp gu lắm.
- Nghe nhạc: nghe và cố hiểu lời, nắm được ý nghĩa chứ ko đơn thuần nghe cho vui như ở phần gián
tiếp bên trên. HS mình kể là cố tập nghe Eminem rap và bắt chước theo, ghi lại từng câu hát và hát
nhẩm theo -> đây là chủ động chứ ko thụ động như trên.
- Ngoài ra việc lắng nghe tin tức trên BBC, CNN…mà tập trung để hiểu lời diễn giả nói cũng tính là
1 hoạt động giải trí có chủ động.
2.2. Học tập: trùm cuối này thì mình cho rằng chiếm luôn 50% thành công của việc nghe. Mình ngày
xưa hồi mới học cấp 3, chưa có nhiều điều kiện tiếp xúc với các phương tiện học tập như bây h thì đã
chuyên tâm rèn luyện kiểu nghe chủ động vì mục đích học tập ntn để nâng tầm bản thân. Mấu chốt
vấn đề ở đây là: sau khi làm xong 1 đề trong sách luyện nghe thì NGHE VÀ NHẮC LẠI TỪNG
CÂU DIỄN GIẢ NÓI. Cụ thể LÀ, NGHE 1 ĐOẠN AUDIO TẦM CHỤC GIÂY, NG NGHE TẠM
NHẤN DỪNG RỒI TẬP CÁCH ĐOÁN ÂM RỒI NHẮC LẠI Y NGUYÊN LỜI VỪA NGHE
ĐƯỢC. NẾU KHÔNG NHẮC LẠI ĐƯỢC SAU 3 LẦN NGHE THÌ ĐỐI CHIẾU VỚI LỜI THOẠI
TRONG TRANSCRIPT ĐỂ NHẮC LẠI, TÌM RA XEM LÝ DO TẠI SAO MÌNH KO NHẮC LẠI
ĐƯỢC. Âm nào khó thì nên tìm cách bắt chước diễn giả luôn. Việc này hơi tốn tgian, dễ khiến HS
chán nản vì hoàn toàn chỉ tương tác với máy tính nhưng nếu vượt qua được giai đoạn chán nản ban
đầu khoảng 2 tháng đầu, tập liên tục ròng rã 6 tháng trở lên thì về sau sẽ thấy bước nhảy vọt về trình
độ. Mình chỉ dám bảo HS mỗi ngày tầm 20-30’ là tốt lắm r vì các em còn học nhiều môn khác nữa,
quan trọng là duy trì liên tục. Hồi trước, hồi mình đi học thì sách Cam IELTS mới chỉ ra quyển 3-4
thôi thì fai, h thì đã có quyển 16 r. Nghe thử mấy quyển Cam hồi đó sao thấy khó thế mà về sau
luyện tập kiểu này xong, nghe lại thấy nhẹ nhàng lắm. Ngoài ra, việc này còn giúp CẢI THIỆN KHẢ
NĂNG NÓI luôn vì ng nghe fai tập theo giọng của ng bản ngữ, phải bật ra câu nói luôn chứ ko chỉ
nghe rồi viết đáp án đâu.
Tuy nhiên, có nhiều PH phản ánh lại là ko có thời gian giám sát con theo kiểu này. Ok thôi, nếu con
ko tự giác được thì PH đành phải quân phiệt vậy. Nếu con ko nhắc lại được thì PH hãy yêu cầu CON
NGHE XONG 1 CÂU RỒI CHÉP RA, PH có thể đối chiếu với lời thoại trong đáp án được mà.
Tóm lại, nghe là 1 kỹ năng cần rèn luyện lâu dài, đừng hi vọng mỗi buổi đến lớp/trung tâm nghe tầm
30’, ở nhà ko nghe lại ko rèn luyện thêm mà giỏi được. Học tập là cả 1 quá trình, nghe có 30’ thì sao
mà rèn cho đôi tai có phản xạ được.
1 câu hỏi nữa đặt ra là trong hoạt động học tập thì cần sách gì.
Mình nói thật là mình ko rành lắm với lứa tuổi nhỏ đâu vì mình ôn thi vào C3 là chính mà. Với mình,
tài liệu nghe để ôn thi chuyên C3 ở HN phù hợp là CAE/IELTS (IELTS được đề xuất dành cho hs 16
tuổi trở lên nhưng đó là ở kỹ năng nói – viết – đọc cần nhiều kiến thức XH thôi, kỹ năng nghe thì ko
ảnh hưởng lắm. HS tầm này nghe được. Với mỗi đối tượng khác nhau thì cũng cần những bài nghe
khác nhau tương ứng với trình độ, mình cũng khó mà hướng dẫn hs nghe j khi ko biết HS ntn. Thế
mới fai qua kiểm tra đánh giá đầu vào chứ. Với mình hiện tại thì HS nghe như sau:
9 chuyên: CAE/ CPE / IELTS Academic. CAE là chính, IELTS / CPE đan xen đổi gió vì đề chuyên
HN là sự tổng hòa của mấy cái này. CPE sẽ có nghe qua đôi chút để tạo nền cho thi HSGQG về sau.
8 nâng cao : CAE / IELTS. CAE là chính, IELTS ít thôi. 8 nâng cao fai tạo nền cho 9 chuyên.
9 điều kiện: FCE / TOEFL PBT hoặc Junior/ IELTS General (năm nay thí điểm thử IELTS General
xem saao, mọi năm thì FCE/ TOEFL Junior là chính)
8 cơ bản: FCE
7 nâng cao: FCE. 7 nâng cao sẽ học nghe độ khó tương đương 8 cơ bản nếu ko muốn nói là khó hơn
)
7 cơ bản: PET
Sách thì cứ mấy bộ Cambridge mà làm, chuẩn bài. Cambridge PET FCE CAE … thị trường bán đầy,
nên mua sách xịn bản quyền.
Mấy cấp độ thấp hơn PET như KET thì nên dành cho lớp 6 đổ xuống. Tiểu học thì dùng thêm
TOEFL Junior cũng dc. TOEIC mình thấy khá nhẹ nhàng, dành cho HS lớp 6-7 cũng được cơ mà
lắm ảnh ọt và bài nghe hơi dài nên mình ko khoái lắm. Mấy cái trên là mình áp dụng cho lớp của
mình, ko fai là dành cho số đông. Xin nhắc lại là việc nghe còn fai tùy thuộc vào trình độ hiện có của
HS, tùy vào gv dạy trực tiếp đánh giá chứ giả sử 1 hs trình nghe cỡ B1 mà lại nghe CAE/IELTS thì
ko hiệu quả. Có nhiều khối sẽ nghe giống giống nhau vì đơn giản là, cần nhiều thời gian để luyện chứ
ko fai cứ nghe vài bài là đạt trình độ đó.
Vậy thôi nhỉ Ngồi nhà tránh dịch buồn quá nên fai gáy tí cho đỡ chán "

You might also like