You are on page 1of 7

Họ và tên: Nguyễn Thu Hoài

Lớp: K16F Khoa: SPAN


MSV: 2152210257
Đề tài
“Phương pháp sử dụng trò chơi trong dạy học Âm nhạc cho học sinh
THCS Đắc Sở - Hoài Đức – Hà Nội”

1. Tính cấp thiết của đề tài


Âm nhạc là một phương tiện kỳ diệu và tế nhị nhất để truyền đạt lời
kêu gọi của những cái tốt đẹp và nhân đạo. Nó dẫn dắt trẻ vào thế giới của
điều thiện, tạo ra sự đồng cảm và là một phương tiện bồi dưỡng năng lực
sáng tạo của trí tuệ mà không một phương tiện nào sánh được. Qua giáo dục
âm nhạc hình thành cho trẻ lòng yêu thiên nhiên, Tổ quốc, tình yêu thương
con người. Âm nhạc là phương tiện phát triển năng lực thẩm mĩ, đạo đức, trí
tuệ, thể chất cho trẻ, tạo tiền đề cho sự phát triển toàn diện nhân cách, củng
cố kiến thức trẻ trong học tập, vui chơi.
Ở cấp trung học cơ sở, Âm nhạc giúp học sinh: Nuôi dưỡng cảm xúc
thẩm mỹ và tình yêu âm nhạc, có đời sống tinh thần phong phú, hình thành
và phát triển những phẩm chất cao đẹp; Trải nghiệm và khám phá nghệ thuật
âm nhạc thông qua nhiều hình thức hoạt động, phát triển năng lực giao tiếp
và hợp tác; Phát triển các kỹ năng âm nhạc cơ bản, dựa trên nền tảng kiến
thức và kỹ năng âm nhạc phổ thông, nâng cao năng lực tự chủ và tự học;
Nhận thức được sự đa dạng của thế giới âm nhạc và mối liên hệ giữa âm
nhạc với văn hoá, lịch sử, xã hội cùng các loại hình nghệ thuật khác, hình
thành ý thức bảo vệ và phổ biến các giá trị âm nhạc truyền thống; Phát huy
tiềm năng hoạt động âm nhạc, nâng cao năng lực giải quyết vấn đề và sáng
tạo.
Phương pháp dạy học tích cực vận dụng quan điểm lấy người học làm
trung tâm, nhằm biến quá trình giáo dục thành tự giáo dục; giúp HS phát huy
tính tích cực, chủ động, sáng tạo. Giáo viên là người tổ chức, hướng dẫn
hoạt động, tạo môi trường học tập thân thiện để HS có cơ hội giao tiếp, hợp
tác, trải nghiệm, tìm tòi kiến thức và phát huy tiềm năng hoạt động âm nhạc.
Phương pháp sử dụng trò chơi trong dạy học âm nhạc nhằm tăng khả
năng ghi nhớ cho học sinh. Việc sử dụng trò chơi để thay đổi hình thức học
tập làm cho không khí lớp học thoải mái và dễ chịu hơn. Từ đó, tạo cho học
sinh sự tự giác, tích cực hơn trong việc tiếp nhận kiến thức. Thông qua trò
chơi, học sinh biết cách nhìn nhận, phân tích, so sánh khái quát các kiến thức
một cách thoải mái và thú vị hơn. Điều này giúp học sinh có ấn tượng với
kiến thức một cách mạnh mẽ và ghi nhớ thông tin lâu hơn. Một trong những
ưu điểm của phương pháp dạy tích cực trò chơi đó là luôn tạo tâm thế chủ
động cho học sinh. Giáo viên chỉ là người đưa ra nhiệm vụ, hướng dẫn học
sinh cách thực tham gia, còn học sinh sẽ là người tham gia, chủ động tìm tòi
kiến thức và giải quyết vấn đề. Từ đó, luyện tập cho học sinh sự tự tin và sự
sẵn sàng, tích cực khi đón nhận những kiến thức mới.
Tại trường THCS Đắc Sở - Hoài Đức - Hà Nội các phương pháp dạy
học tích cực đã được áp dụng vào chương trình dạy học. Với môn Âm nhạc
nói riêng các phương pháp chưa được áp dụng triệt để do đó học sinh chưa
hào hứng với môn học. Đặc biệt phương pháp sử dụng trò chơi kém sự
phong phú khiến môn âm nhạc thiếu hấp dẫn với học sinh.
Vì vậy, tôi chọn đề tài “Phương pháp sử dụng trò chơi trong dạy
học Âm nhạc cho học sinh THCS Đắc Sở - Hoài Đức – Hà Nội” nghiêm
cứu nhằm mục đích đưa ra các phương pháp sử dụng trò chơi trong dạy học
âm nhạc hiệu quả hơn giúp thu hút sự hứng thú của học sinh cho môn học.

2. Tổng quan nghiên cứu


a. Nước ngoài
b. Trong nước
1. Biện pháp sử dụng phương pháp dạy học tích cực trong dạy học
hát lớp 5 (2022) – học viên Nguyễn Thị Hà Thu – spnttw.edu.vn. tác giả nêu
các biện pháp dạy học tích cực trong dạy hát. Tác giả khẳng định việc sử
dụng phương pháp tích cực trong dạy học hát lớp 5 đã đạt được kết quả học
tập cao, thái độ của học sinh rất hào hứng, phấn khởi; các em đã chủ động
trong tiết học, tích cực, mạnh dạn phát biểuý kiến, rất có ý thức trong hoạt
động nhóm. Kết quả thực nghiệm cho thấy, những đề xuất trong nghiên cứu
luận văn của chúng tôi áp dụng vào thực tiễn có tính khả thi, góp phần nâng
cao chất lượng dạy học hát cho học sinh lớp 5, Trường Tiểu học Thanh Xuân
Nam, quận Thanh Xuân, thành phố Hà Nội.
2. Sử dụng phương pháp trò chơi trong dạy học phân môn âm nhạc
thường thức ở trường THCS (2017) – Đặng Thị Thùy Linh và Nguyễn Thu
Vân – ĐHSP Hà Nội. Ở bài viết này, tác giả sử dụng các phương pháp
nghiên cứu: phương pháp phân loại và hệ thống hóa, phương pháp quan sát,
phương pháp phân tích và tổng kết kinh nghiệm... Theo tác gải, sử dụng
phương pháp trò chơi trong dạy học phân môn âm nhạc thường thức ở
trường THCS giúp học sinh hứng thú hơn với giờ học lý thuyết, giúp học
sinh tích cực tham gia vào các hoạt động trong giờ học và ghi nhớ kiến thức
nhanh, lâu hơn; góp phần nâng cao chất lượng dạy học môn âm nhạc.
3. Phương pháp dạy Âm nhạc kết hợp trò chơi qua phân môn Học hát
và Âm nhạc thường thức cho học sinh lớp 6 trường THCS Nga Mỹ (2018) –
Mai Thị Hường - https://sangkienkinhnghiem.net/. Qua kết quả kiểm nghiệm
vận dụng phương pháp kết hợp trò chơi vào phân môn Học hát và phân môn
Âm nhạc thường thức, tác giả thấy rõ được sự tiến bộ trong học tập của các
em học sinh, trong tiết học tôi đã thu hút được các em vào hoạt động học tập
một cách tự nhiên, tiết học không bị gò bó, và hơn tất cả là các em đều rất
thích học phân môn Học hát và phân môn Âm nhạc thường thức hơn trước
kia rất nhiều, các em đã hứng thú, ham học và rất sáng tạo, có tư duy trong
mỗi tiết học, học sinh tiếp thu bài nhanh hơn, hăng say phát biểu hơn, các
em nhớ kiến thức lâu hơn, lớp học sôi động hơn, tạo không khí thoải mái hào
hứng và ý thức học tập ở trường, lớp và ở nhà của các em tốt hơn, tiết học
sôi động và chất lượng vượt trội.
Trên cơ sở những hướng nghiên cứu của các tác giả đi trước, tôi
sẽ chọn lọc cũng như có sự điều chỉnh hợp lý để áp dụng phù hợp với
thực tế giảng dạy học phần Âm nhạc cho học sinh THPT.

3. Mục tiêu tổng quát


Nghiêm cứu phương pháp sử dụng trò chơi nhằm đưa ra các phương
pháp dạy học tích cực trong dạy học âm nhạc giúp thu hút sự hứng thú và
nâng cao chất lượng học tập cho học sinh.

4. Mục tiêu cụ thể


- Hệ thống hoá các vấn đề lý luận liên quan đến phương pháp sử dụng
trò chơi trong dạy học Âm nhạc.
- Thực trạng phương pháp sử dụng trò chơi trong dạy học Âm nhạc
cho học sinh THCS Đắc Sở - Hoài Đức - Hà Nội.
- Vận dụng phương pháp sử dụng trò chơi trong dạy học Âm nhạc cho
học sinh THCS Đắc Sở - Hoài Đức - Hà Nội.
5. Đối tượng, khách thể, phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu: phương pháp sử dụng trò chơi trong âm nhạc.
- Khách thể nghiên cứu: hoạt động giảng dạy của giáo viên cho học
sinh THCS Đắc Sở - Hoài Đức - Hà Nội.
- Phạm vi nghiên cứu
 Phạm vi quy mô mẫu khảo sát: 30 học sinh.
 Phạm vi địa điểm nghiên cứu: trường THCS Đắc Sở - Hoài Đức - Hà
Nội.
 Phạm vi thời gian: từ tháng 9/2022 - tháng 5/2023.
 Phạm vi nội dung: do điều kiện có hạn em chỉ chọn phương pháp sử
dụng trò chơi trong âm nhạc cho học sinh khối 6 trường THCS Đắc
Sở - Hoài Đức - Hà Nội cho đề tài.

6. Giả thuyết nghiên cứu


Mặc dù đã có nhiều cải tiến trong hệ thống giáo dục, nhưng học sinh
trung học cơ sở vẫn gặp nhiều khó khăn trong việc đạt được thành tích học
tập cao trong môn âm nhạc, học sinh không dành thời gian nhiều để luyện
tập, không coi là môn học chính.
Nguyên nhân chủ yếu dẫn đến việc học sinh chưa có hứng thú đó là
do giáo viên sử dụng những phương pháp dạy học truyền thống quá nhiều,
chưa khơi được dự hiếu động của học sinh, dẫn đến kết quả học tập chưa
xuất sắc, học sinh lười học.
Nếu xác định được các nguyên nhân khiến học sinh chưa hứng thứ
trong môn âm nhạc thì sẽ đề xuất được các phương pháp tích cực giúp thu
hút học sinh để đạt những kết quả cao trong môn âm nhạc.

7. Xây dựng cấu trúc nội dung nghiên cứu


A. Mở đầu
B. Nội dung
Chương 1. Cơ sở lý luận về phương pháp sử dụng trò chơi trong môn
âm nhạc.
Chương 2. Thực trạng phương pháp trò chơi trong môn Âm nhạc ở
trường THCS Đắc Sở.
Chương 3. Phương pháp sử dụng trò chơi trong môn âm nhạc.
C. Kết luận và kiến nghị
PHIẾU KHẢO SÁT
CẢM NHẬN CỦA HỌC SINH THCS VỀ MÔN ÂM NHẠC

Bạn thân mến! Chúng tôi đang tiến hành nghiên cứu phưng pháp dạy
học tích cực trong môn âm nhạc nhằm giúp học sinh hứng thú hơn trong
môn âm nhạc. Vì vậy, chúng tôi rất mong bạn vui lòng trao đổi một cách
thẳng thắn và cởi mở về các vấn đề có liên quan.
Chúng tôi đảm bảo tính bảo mật của các thông tin bạn cung cấp. Xin
cảm ơn sự hợp tác của bạn!
Các bạn hãy điền X vào câu trả lời của bạn nhé!

Câu 1: Lý do khiến bạn yêu thích học môn âm nhạc?


1. Có khả năng ca hát
2. Gia đình có truyền thống về nghệ thuật
3. Dự định thi khối N
4. Có nhiều nhạc cụ, tài liệu về âm nhạc
5. Là môn học được xã hội ngày càng coi trọng,
đánh giá cao
6. Bản thân hát hay, chơi đàn giỏi

Câu 2: Câu hỏi Có/Không


- Bạn thích hát không?
Có  Không 
- Bạn có biết nhạc sĩ Trịnh Công Sơn không?
Có  Không 
- Âm nhạc có giúp bạn thư giãn không?
Có  Không 

Câu 3: Những hoạt động của em trong giờ học môn Âm nhạc?
Mức độ hoạt động
Hoạt động Thường Không
Đôi khi
xuyên bao giờ
Nghe GV giảng và ghi chép
Đọc SGK để trả lời câu hỏi
Trao đổi, thảo luận với bạn để giải quyết bài
học
Ghi chép vào vở
Đề xuất các hướng giải quyết vấn đề trong
bài

Câu 4: Tần suất luyện tập môn âm nhạc


Rất
Thường Thỉnh Không
Hoạt động thường
xuyên thoảng bao giờ
xuyên
Luyện tập hát.
Sử dụng nhạc cụ khi hát.
Hát với nhạc beat.
Luyện tập nhóm.
Tham gia biểu diễn.

Câu 5: Ảnh hưởng của môn âm nhạc đối với học sinh
Ảnh Ảnh
Ảnh Ảnh Không
Mức độ ảnh hưởng của môn hưởng hưởng
hưởng hưởng ảnh
âm nhạc đối với học sinh rất vừa
nhiều ít hưởng
nhiều phải
Động lực để làm việc.
Sống thư giãn, thoải mái.
Yêu cuộc sống, cuộc sống
phóng phú hấp dẫn.
Kích thích những cảm cúc
tích cực phát huy.

Câu 6: Bạn thích nghe thể loại nhạc gì nhất và tại sao? Bạn có bài hát yêu
thích nào không?
........................................................................................................................
........................................................................................................................
........................................................................................................................
........................................................................................................................
........................................................................................................................
........................................................................................................................
........................................................................................................................
........................................................................................................................

Câu 7: Bạn đã học chơi một nhạc cụ nào chưa? Nếu có, bạn đã học trong
bao lâu và cảm thấy thế nào về kỹ năng của mình?
........................................................................................................................
........................................................................................................................
........................................................................................................................
........................................................................................................................
........................................................................................................................
........................................................................................................................

Một đôi điều về bạn:

Họ và tên:........................................................................................................
Giới tính: Nữ  Nam 
Trường:...........................................................................................................
Điện thoại và email liên lạc:...........................................................................

Một lần nữa xin chân thành cảm ơn sự hợp tác của bạn!

You might also like