You are on page 1of 5

NGUYỄN THỊ HỒNG LINH – K15D SPAN

Đề tài: Phương Biện pháp nâng cao năng lực cảm thụ âm nhạc cho trẻ 4-5 tuổi
tại Trường mầm non Phúc Hòa, huyện Phúc Thọ, Hà Nội

Cần xác định rõ là nghiên cứu các ppdh cảm thụ âm nhạc hay nghiên cứu biện
pháp nâng cao chất lượng dh cảm thụ âm nhạc. Đây là 2 phạm trù hoàn toàn
khác nhau, Em chọn đề tài nào sẽ quyết định nội dung các phần còn lại nhé

BÀI LÀM

1. Phát hiện nghiên cứu sự kiện khoa học

Âm nhạc mang đến những hiệu quả to lớn cho trẻ em. Mà muốn trẻ em được
tiếp xúc tự tiếp thu âm nhạc thì không dễ vì mỗi lứa tuổi lại có năng lực âm
nhạc khác nhau.Trẻ em chưa biết chữ, tay còn yếu lại thiếu tập trung , các bạn
nhỏ không có khả năng học âm nhạc theo kiểu truyền thống và tiếp thu được
như người lớn. Chính vì vậy khi em truyền đạt kiến thức âm nhạc để cho cháu
em 4 tuổi và các bạn nhỏ hiểu, trước khi học một nhạc cụ thì các bạn tiếp thu rất
khó khăn cũng là vấn đề nan giải của nhiều giáo viên. Nhưng em thấy khi em
truyền đạt kiến thức âm nhạc vào cho các bạn nhỏ theo hình thức khác như vận
động theo nhạc, chơi trò chơi âm nhạc.. .thì các bạn rất tích cực hưởng ứng và
có thể tiếp thu kiến thức. Sau đó, tìm hiểu thì em biết đó là một trong những
phương pháp dạy học cảm thụ âm nhạc.

2. Phân tích nghiên cứu sự kiện khoa học


Âm nhạc có vai trò quan trọng trong việc phát triển toàn diện cho trẻ em.
Việc phát triển năng lực cảm thụ âm nhạc của trẻ em 4-5 tuổi là rất quan trọng
vì đây là một thời điểm mà trẻ đang phát triển tốc độ cao về khả năng ngôn ngữ
và bộ não của các em đang chuẩn bị để tiếp nhận nhiều thông tin mới. Âm nhạc
là một cách thức đơn giản và hiệu quả để kích thích tư duy và sự phát triển của
trẻ trong giai đoạn này. Bằng cách tạo nên một môi trường học tập âm nhạc thân
thiện và đầy sáng tạo giáo viên có thể đưa vào lớp học các thiết bị âm nhạc như
đàn, trống, đàn piano… dạy thông qua các hoạt động âm nhạc phong phú như:
Ca hát, vận động, nghe hát, múa, trò chơi âm nhạc… Có thể giúp trẻ phát triển
kỹ năng cảm nhận âm nhạc một cách tự nhiên và hiệu quả.

Cần tập trung phân tích những hạn chế còn tồn tại trong dạy cảm thụ ÂM nhạc
cho trẻ để thấy rằng cần tiến hành nghiên cứu đề tài này để có thể cải thiện được
vấn đề

3. Tính cấp tiết vấn đề nghiên cứu

Đối với trẻ mầm non, đặc biệt là lứa tuổi 4-5, âm nhạc có vai trò vô cùng
quan trọng. Âm nhạc là phương tiện giúp trẻ nhận thức thế giới xung quanh, tạo
điều kiện cho trẻ phát triển về thể chất, trí tuệ, tình cảm, đạo đức, thẩm mĩ.

Mỗi lứa tuổi lại có cách tiếp nhận khác nhau. Ngay từ khi còn trong bào
thai, các nhà khoa học đã khuyên các mẹ nên cho trẻ nghe những bản nhạc nhẹ
nhàng, có cường độ nhẹ để kích thích não bộ, trí tuệ cho trẻ ngay từ khi trong
bụng mẹ. Giai đoạn 4-5 tuổi là một thời điểm mà trẻ đang phát triển tốc độ cao
về khả năng ngôn ngữ và não bộ đang chuẩn bị để tiếp nhận nhiều thông tin
mới, nhưng lại chưa biết chữ, tay còn yếu và khả năng tập trung thấp nên tiếp
nhận âm nhạc còn hạn chế. Phương pháp cảm thụ âm nhạc là một cách thức
đơn giản và hiệu quả để kích thích tư duy và sự phát triển của trẻ trong giai
đoạn này . Chính vì vậy việc phát triển năng lực cảm thụ âm nhạc của trẻ em 4-
5 tuổi sẽ không chỉ giúp trẻ hiểu rõ hơn về âm nhạc, mà còn hỗ trợ sự phát triển
ngôn ngữ, tư duy trí tuệ và tâm lý xã hội của trẻ. Điều này là rất quan trọng để
giúp trẻ em có thể phát triển toàn diện và đáp ứng được với những yêu cầu của
xã hội ngày nay.

Ở Việt Nam các trường đã nhận ra sự quan trọng của âm nhạc và đã đưa
cảm thụ âm nhạc vào chương trình học, trong đó có Trường mầm non Phúc
Hòa, huyện Phúc Thọ, có tuổi đời 40 năm xây dựng và phát triển trên địa phận
ngoại thành Hà Nội. Là ngôi trường thuộc một xã thuần nông nên cơ sở vật chất
còn thấp, do vậy phần nào cũng ảnh hưởng đến các phương pháp dạy cảm thụ
âm nhạc cho học sinh.

Đã có một số công trình nghiện cứu nhấn mạnh về tác dụng của âm nhạc và các
phương pháp cảm thụ âm nhạc.Tuy nhiên, đến nay chưa có công trình nào
nghiên cứu về phương pháp nâng cao cảm thụ âm nhạc cho trẻ 4-5 tuổi tại
Trường mầm non Phúc Hòa. Chính vì vậy em đã chọn đề tài: “Phương pháp
nâng cao năng lực cảm thụ âm nhạc cho trẻ 4-5 tuổi tại Trường mầm non Phúc
Hòa, huyện Phúc Thọ, Hà Nội” nhằm đề xuất các phương biện pháp nâng cao
khả năng tiếp nhận và cảm thụ âm nhạc cho học sinh 4-5 tuổi của Trường mầm
non Phúc Hòa.

4. Tổng quan đề tài nghiên cứu

Trong quá trình nghiên cứu tài liệu em có thấy một số công trình nghiên
cứu về vấn đề này:

- Lê Tuấn Đức (2006), Một số biện pháp hình thành khả năng cảm
thụ âm nhạc cho trẻ 5 – 6 tuổi, Luận văn Thạc sĩ Khoa học chuyên
ngành Giáo dục mầm non, trường ĐHSP Hà Nội.
- Cảm thụ âm nhạc cho trẻ từ 5 đến 6 tuổi tại trường mầm non song
ngữ Peace School ,Nguyễn Thị Huyền, Nội san trường đại học
SPNTTW. Nội dung nói về các phương pháp dạy cảm thụ âm nhạc
cho trẻ 5-6 tuổi tại trường mầm non song ngữ Peace School

- Phương pháp dạy học cảm thụ âm nhạc cho trẻ mầm non 5 – 6 tuổi
tại trường mầm non Phú Lương, quận Hà Đông, Hà Nội, Trần
Quỳnh Anh, Học viên K9 – LL và PP dạy học Âm nhạc, Nội san
trường địa học SPNTTW. Nội dung nói về phương pháp dạy học
cảm thụ âm nhạc cho trẻ mầm non 5 – 6 tuổi tại trường mầm non
Phú Lương, quận Hà Đông, Hà Nội

- Luận văn Biện pháp phát triển khả năng cảm thụ tiết tấu âm nhạc
cho trẻ 5 – 6 tuổi tại Trường Mầm non Hùng Vương, Vĩnh Phúc,
Trinh Thị Sen. Nội dung nói về Biện pháp phát triển khả năng cảm
thụ tiết tấu âm nhạc cho trẻ 5 – 6 tuổi tại Trường Mầm non Hùng
Vương

- Em xem lại hướng dẫn viết tổng quan cô đã gửi trên nhóm zalo lớp
nhé, nếu chỉ dừng lại ở việc liệt kê các đề tài có liên quan thì chưa
đạt yêu cầu em ạ

Các tài liệu và đề tài nghiên cứu trên đã cung cấp cho em rất nhiều kiến thức
liên quan đến phương pháp nâng cao cảm thụ âm nhạc. Đó là các tiền đề bài tiểu
luận của em, nhưng lại chưa có một công trình nào nghiên cứu về phương pháp
nâng cao năng lực cảm thụ âm nhạc cho lứa tuổi 4-5 tại Trường mầm non Phúc
Hoà, huyện Phúc Thọ, Hà Nôi. Vì vậy, đề tài của em là một Hướng nghiên cứu
kế thừa và không trùng lặp với các đề tài đã nghiên cứu trước.
Cân nhắc việc kế thừa các luận văn ThS nhé…Cẩn thận, đừng để
thành sao chép

You might also like