You are on page 1of 39

ĐỀ CƯƠNG ÔN THI PHƯƠNG PHÁP ÂM NHẠC

CHƯƠNG 1: Tầm quan trọng của âm nhạc


I. Vai Trò đối với sự phát triển toàn diện của trẻ ( 4 mặt phát
triển)
1. Âm nhạc là phương tiện giáo dục thẩm mĩ
- Thẩm mĩ “ cái đẹp trong âm nhạc” dựa vào 2 yếu tố: ca từ và
giai điệu
- Ca từ và giai điệu của bài hát, bản nhạc giúp cho trẻ biết tưởng
tượng, tập nói lên cảm xúc của mình, biết tự diễn tả những ước
mơ, cảm xúc của mình.
+ Ca từ: Nghiêng về giáo dục trẻ ( cái tốt – cái xấu, đúng – sai,
dạy trẻ khám phá và tìm hiểu nhiều điều hay) đựa vào mặt ngữ
nghĩa cảu bài hát.
+ Giai điệu: Nghiêng về kĩ năng, kĩ xảo ( năng khiếu), trẻ hiểu
được giai diệu, thể loại ( vui – buồn), tốc độ ( nhanh – chậm)
của từng bài hát để từ đó trẻ sẽ biết được vận động của từng bài
hát.
- Trong giáo dục âm nhạc phải cho trẻ tiếp xúc với âm nhạc ở
nhiều hình thức và hoạt động khác nhau như nghe nhạc, hát, vận
động theo nhạc, múa, trò chơi âm nhạc để tạo cho trẻ sự hứng
thú và yêu thích âm nhạc nhằn giúp trẻ hướng tới cái đẹp, nuôi
dưỡng tâm hồn trẻ thơ, giáo dục trẻ tình cảm đạo đức.
- Ví dụ: Bài hát “ đàn gà con – nhạc Phi – líp- pen – cô, lời việt
Anh) đã tạo dựng hình ảnh “ đàn gà con long vàng đi theo mẹ
tìm ăn trong vườn, cùng tìm mồi ăn ngon ngon”. Với giai điệu
nhịp nhàng, sôi nổi như mô phỏng bước đi, chạy , nhảy linh
hoạt của các chú gà con xinh xắn, cùng với lời ca giàu hình ảnh,
gần gũi và hấp dẫn với trẻ. Bài hát không chỉ mang lại cho tre
cảm xúc vui tươi, trong sang mà con nhắn gửi tới trẻ thông điệp
đoàn kết, yêu thương mẹ và cùng chăm chỉ làm việc.
- Ví dụ: những hình ảnh mang biểu trưng hướng tới cái đẹp được
thể hiện rõ trong các bài hát như “ con chim non, chị ong nâu và
em bé, cá vàng bơi,, cháu yêu bà, sắp đến tết rồi,…”
2. Âm nhạc góp phần phát triển trí tuệ
- Giúp phát triển trí nhớ
+ thông qua nhạy bén của tai nghe kết hợp các thao tác phối hợp
của tư duy.
+ trí nhớ trẻ không có khả năng nhắc lại ngay bài học mà cần
quá trình rèn luyện.
+khi hát trẻ củng lúc ghi nhớ lời ca, giai điệu, tiết tấu. càng yêu
thích âm nhạc trẻ càng ghi nhớ nhanh, nhớ lâu
+ vận động theo nhịp điệu:
 Kích thích khả năng sáng tạo, tưởng tượng của trẻ trên cơ
sở những hiểu biết, kinh nghiệm từ những quan sát và thu
thập được.
 Kích thích khả năng độc lập, tích cực
 Khả năng tổng hợp, tư duy logic
3. Âm nhạc là phương tiện giáo dục đạo đức
- Lời ca trong các tác phẩm âm nhạc giàu hình ảnh, phong phú và
mang đậm chất trữ tình nên giúp trẻ phát hiện và cảm nhận về
vẻ đẹp thiên nhiên, sự ngộ nghĩnh đáng yêu của các con vật, đặc
biệt là tình cảm gia đình, mái trường, thầy cô, bạn bè, tình yêu
quê hương đất nước. Từ đó giáo dục cho trẻ cách ứng xử, đạo
đức làm người, văn hóa giao tiếp.
- Giúp trẻ có thêm hiểu biết về phong tục tập quán, bản sắc âm
nhạc của dân tộc VN, bồi dưỡng cho trẻ cảm xúc trữ tình, lòng
tự hào về văn hóa dân tộc.
- Giáo dục trẻ có tính nề nếp, tính tập thể, sự chú ý, phản ứng
mạnh mẽ, biết kiềm chế, điều khiển vận động phù hợp với âm
nhạc, biết nhường nhịn, giúp đỡ nhau, tự tin, thoái mái.
4. Âm nhạc tác động đến sự phát triển thể chất của trẻ
 Hát
- Củng cố cơ quan phát âm, thở sâu
- Đẩy mạnh chức năng hoạt động của cơ quan phát thanh, hệ hô
hấp, hình thành giọng hát.
- Tạo sự liên kết nhạy bén giữa các giác quan
- Tránh nói lắp
- Tạo tư thế đứng, ngồi thẳng, đứng thẳng, không gù
- “ tai âm nhạc” phát triển cùng với sự nhạy cảm sẽ giúp trẻ
hưởng ứng những tình cảm và hành vi tốt đẹp, hoàn thiện mọi
vận động thể chất ở trẻ.
 Nghe và vận động theo nhạc
- Đi, chạy, nhảy chính xác theo nhạc
- Khéo léo, tác phong nhanh nhẹn
- Vận động toàn thân khi nghe nhạc tạo sự mềm dẻo, nhịp nhàng,
ảnh hưởng tốt đến tim mạch và sự phát triển cơ
- Nghe nhạc đúng mức, phù hợp : làm thư giãn thần kinh, kích
thích óc sáng tạo.
II. Âm nhạc qua các thời kì
1. Trẻ dưới 12 tháng tuổi
- Trẻ sơ sinh 10 -12 ngày tuổi đã xuất hiện những phản ứng về
âm thanh.
- Ngay từ trong bụng mẹ ( tháng thứ 2) trẻ đã được nghe âm
thanh thông qua giọng nói ( hóng chuyện) để nhận biết người
thân.
- Trẻ 4 – 5 tháng tuổi trẻ đã bắt đầu nhận biết được giọng nói.
- 6 tháng tuổi đầu tiên: Trẻ tiếp nhận âm thanh một cách nhiều
nhất và hiệu quả nhất.
- 6 tháng tuổi tiếp theo ( 7 – 12 tháng) : Ngoài vấn đề tiếp nhận
âm thanh trẻ còn có biểu hiện chống đối âm thanh ( thích hay
không thích)
+ Thích: Mỉm cười, tay chân cử động
+ Không thích: Khóc, người co lại.
- Ví dụ: Âm thanh trẻ sợ nhất là những âm thanh quá to ( đóng
cửa mạnh, đập bàn, sấm chớp). Âm thanh sắc bén nhọn, chói tai
( cãi lộn, chén đĩa bể, âm thanh trầm thấp)
- Ví dụ: Nghe tiếng xúc xắc, trẻ ngoái nhìn theo nơi phát ra âm
thanh. Trẻ có biểu hiện hưởng ứng với tính chất âm thanh rong
đó có âm nhạc như lắng nghe khi có tiếng hát, đang khóc thì
nghe ru hát thì nín khóc. Cuối năm thứ 1, khi nghe người lớn
hát, trẻ bắt chước bập bẹ theo.
2. Trẻ 1 – 2 tuổi ( 12 – 24 tháng)
- Trẻ hình thành và biểu lộ cảm xúc rõ rệt, khả năng muốn hát vì
đây là thời kì “ trẻ nổi loạn”, xuất hiện “ cái tôi”.
- Những bài hát vui tươi, nhộn nhịp dễ tạo cho trẻ xúc cảm, sự
chú ý. Trẻ hát theo người lớn câu hát đơn giản, thích nghe hát
ru, âm điệu của người thân, ruột thịt và thường hưởng ứng với
âm nhạc bằng những động tác đơn giản như vỗ tay, vẫy tay,
nhún chân… tuy chưa hoàn toàn khớp với điệu nhạc.
- Ví dụ: Bài hát trẻ thích trẻ sẽ vui, chạy nhảy. Còn những bài hát
trẻ không thích trẻ sẽ tắt, bỏ đi, la hét.
- BPSP: Cho trẻ tiếp cận với âm nhạc ngay từ nhỏ, cho trẻ nghe
nhạc góp phần giúp cho trẻ có tư chất thông minh
3. Trẻ 2 – 3 tuổi ( 24 – 36 tháng)
- Đây là thời kì nổi bật nhất, trẻ bắt đầu hát, trẻ hát được 60 – 70
% bài hát. 30 – 40 % còn lại trẻ không nhớ lời, không có khả
năng nhớ hết lời bài hát 1 cách trôi chảy, trẻ hát không nghe rõ
lời, hát còn bị chênh ( giai điệu hát bị lớ) vì bộ máy phát âm của
trẻ chưa hoàn chỉnh.
- Trẻ thể hiện sự hứng thú với âm nhạc qua vận động: giậm chân,
vỗ tay, thích ứng với chuyển động lên xuống, thích gõ. Biết
nhắc lại lời bài hát ngắn.
- BPSP: Không nên bắt trẻ sửa khi hát sai, không dạy phát âm vì
hệ thống phát âm của trẻ chưa hoàn chỉnh. Cho trẻ hát không
can thiệp vào quá trình hát của trẻ, chỉ cho trẻ làm quen với bài
hát mà không bắt trẻ phải thuộc hết bài hát.
4. Trẻ 3 – 4 tuổi
- Trẻ hát tốt, đạt 90 % còn 10 % trẻ không nhớ lời, không có khả
năng nhớ hết lời bài hát 1 cách trôi chảy, trẻ hát không nghe rõ
lời, hát còn bị chênh ( giai điệu hát bị lớ) vì bộ máy phát âm của
trẻ chưa hoàn chỉnh.
- Khi trẻ quên lời trẻ có 2 dạng là đứng im và chế lời
- Trẻ xuất hiện tính tự chủ, thích hoạt động, thích nghe nhạc, bắt
chước những cử chỉ, hành động của người khác.
- Trẻ hát được cả câu hoặc cả câu dài trong bài hát quen thuộc
- Trẻ nhận ngay được bài hát, giai điệu quen thuộc, hát đi hát lại
một bài hát, lặp đi lặp lại một từ ngữ, thích them từ vào bài hát,
thích làm quen với nhạc , vỗ tay nhanh chậm theo nhịp điệu bài
hát.
- Trẻ nhớ được nhiều chủ đề, trẻ thuộc và biết hết bài hát nhưng
bài nào tre cũng quên lời.
- BPSP: Cho trẻ hát không can thiệp vào quá trình hát của trẻ, chỉ
cho trẻ làm quen với bài hát mà không bắt trẻ phải thuộc hết bài
hát.
5. Trẻ 4 – 5 tuổi
- Trẻ biết nhận xét về âm nhạc như: tính chất vui vẻ, nhộn nhịp,
sôi nổi hay trầm tĩnh, êm dịu, nhịp độ nhanh – chậm, cường độ
to – nhỏ, ăm sắc nhạc cụ, giọng bạn hát, tiếng kêu của các con
vật,…
- Trẻ hiểu được yêu cầu thể hiện sắc thái bài hát, thể hiện các
động tác trong điệu múa, biết hòa giọng mình với tập thể.
- Trẻ thích them bớt từ của bài hát và sang tạo nhịp điệu mới,
thích chơi với nhạc cụ.
6. Trẻ 5 -6 tuổi
- Trẻ có khả năng tri giác toàn vẹn hình tượng âm nhạc cùng với
những kinh nghiệm đươc tích lũy từ trước như nghe hát cùng
đàn đệm, xem động tác, điệu bộ.
- Trẻ biết vận động phối hợp toàn thân với 1 trình tự tương đối
phức tạp trong các điệu múa hay tái hiện một số tiết tấu khó.
- Trẻ có thể sử dụng nhạc cụ có bàn phím ở mức độ đơn giản, có
nhu cầu hoạt động âm nhạc
- Trẻ có ấn tượng sâu sắc khi nghe nhạc qua đài, xem băng đĩa,
biết so sánh một vài thể loại âm nhạc về âm thanh, tính chất, lời
ca.
- Nuôi dưỡng và phát triển những năng khiếu âm nhạc đặc biệt.
CHƯƠNG 2: CÁC HOẠT ĐỘNG ÂM NHẠC
Bài 1: Phương pháp dạy hát
1. Ý nghĩa
- Lời ca giúp trẻ phát triển bộ máy phát âm
+ Trẻ bắt đầu hát, làm quen với ca từ, cách thể hiện như thế nào
+ Trẻ biết nhả từ, phát âm như thế nào cho đúng
+ Biết cách lấy và xử lí hơi
+ Giúp trẻ thở sâu, phát triển giọng, củng cố thanh quản.
+ Biết kết hợp môi, miệng, rang, lưỡi, hơi thở một cách thuần
thục.
- Phát triển ngôn ngữ: Trẻ biết thêm nhiều từ mới thông qua ca
hát ( có vốn từ), biết cách hình thành câu, rèn cho trẻ kĩ năng
ghi nhớ ( nhớ ca từ, giai điệu, cách biểu diễn bài hát như thế
nào), hình thành sự tự tin, mạnh dạn, cái “ tôi” của trẻ được thể
hiện trong lời bài hát.
- Cơ quan phát âm gồm:
+ Bộ phận cộng hưởng và cấu tạo âm ( hốc mũi, họng, miệng,
lưỡi, rang và môi)
+ Bộ máy thanh quản ( bộ phận rung thanh khi hơi đi qua)
+ Bộ phận hô hấp ( tạo luồng hơi phát âm)
- Bộ máy phát âm của trẻ còn hạn chế, bộ máy phát âm của trẻ có
mối quan hệ mật thiết với bộ máy hô hấp ( phổi, khí quản, phế
quản), với các cơ bắp của thanh quản khi co giãn để phát âm và
phối hợp với cuống họng, vòm họng, lưỡi, môi, răng để tạo ra
âm thanh.
- Âm thanh của trẻ phát ra yếu do các dây thanh đới ngắn , mỏng,
hơi thở không sâu, không nhiều, đầu phát triển hơn ngực nên
giọng trẻ cao, vang, tiếng trong.
- Trẻ phát âm không rõ vì tiếng việt có 6 thanh nên khi phát âm
phải thay đổi theo thanh: âm đóng, âm mở.
- BPSP: Không nên bắt tông cho trẻ hát, không hát chung với trẻ
vì giọng của trẻ cao hơn người lớn chỉ hát chung với trẻ khi trẻ
hát sai.Trẻ hát rất vất vả nên hát rồi ngưng không nên cho trẻ
hát liên tục nhằm giúp trẻ không bị viêm họng ảnh hưởng đến
thanh quản vì giọng trẻ cao và hơi ít
2. Các kĩ năng trong ca hát
- Tư thế khi hát: trong khi hát đứng hoặc ngồi thẳng để tạo hơi
thở tốt. hai tay đặt tự nhiên lên đùi, không nâng vai, khom lung
hay dựa đầu vào thành ghế, không căng cứng mà hoàn toàn tự
nhiên.
- Tổ chức âm thanh ( cách hát): Cho trẻ hát thoải mái, tự nhiên,
không đưa kĩ thuật dạy hát vào, khi dạy hát cũng không sử dụng
kĩ thuật hát, hát bình thường.
- Lấy hơi trong ca hát: hít nhanh, sâu, không hổn hển, thở ra từ từ
để hát 1 câu nhạc ngắn. hơi thở là cơ sở của ca hát, do đó cần
dạy dần dần và có hệ thống cho trẻ biết cách thở đúng. Trẻ học
theo mẫu của giáo viên qua từng câu hát. Dạy trẻ cách lấy hơi,
chỗ lấy hơi, lấy hơi khi gặp
- Tạo âm: giọng trẻ phải tự nhiên, âm thanh vang sáng, phát âm
không ức chế, phải nhẹ nhàng nhưng có độ vang nhất định,
không la hét, căng thẳng trong khi hát.
- Hát rõ lời: liên quan tới vị trí đúng của lưỡi và môi, hàm dưới
cử đông tự nhiên. Dấu giọng có liên quan đến ngữ điệu, do đó
giáo viên cần đọc lời rõ ràng, chậm, diễn cảm cho trẻ dễ hiểu để
trẻ hát rõ, đúng, rành mạch. Hát rõ lời giúp cho người nghe
hiểu rõ được nội dung của bài hát.
- Hát chính xác: trẻ có hát đúng âm điệu, nhịp điệu bài hát hay
không phụ thuộc vào khả năng nghe và phát âm. Giáo viên nên
lựa chọn bài hát phù hợp cấu trúc, âm vực, làm mẫu chính xác,
chia nhóm và cá nhân để trẻ thực hiện đúng và chi tiết. hát chính
xác quan trọng nhất giúp cho người nghe nhận biết duuoc975 về
bài hát.
Lưu ý: trong tiếng việt không hát rõ lời, hát rõ lời khi đúng
vị trí, dấu sắc hát ở âm vực cao, thanh ngang và thanh bằng
hát ở âm vực chung, thanh huyền hát ở âm vực hơi thấp,
dấu hỏi, ngã hát cao, thấp,trung cũng được nhưng phải
luyến, nếu ko có luyến thì thay dấu.
- Hát đồng đều: hát tập thể là tốt nhất vì khi trẻ hát tập thể, trẻ sẽ
hòa giọng mình trong giọng hát chung của các bạn qua việc điều
chỉnh độ cao, độ mạnh nhẹ, nhịp độ hát. Mặt khác, nhiều trẻ
không có khả năng hát được 1 mình nên hát tập thể tạo hứng thú
cho trẻ, trẻ sẽ có nề nếp, trật tự theo quy định, biết chia sẻ cảm
xúc, biết gắn kết với nhau trong hoạt động ca hát, cùng vui,
cùng ca hát.
3. Lựa chọn sưu tầm bài cho trẻ hát
- Giáo viên cần phải lựa chọn bài hát phù hợp với lứa tuổi, tạo
tiền đề cho sự phát triển khả năng âm nhạc của trẻ. Cần chọn
những bài hát có chất lượng nghệ thuật, giàu lòng nhân ái, mang
đậm tính nhân văn, gần gũi với đời sống tình cảm và đáp ứng
được nhu cầu hứng thú với âm nhạc của trẻ
+ về lời ca: các bài hát có nội dung theo các chủ đề giáo dục: gia
đình, giao thông, thế giới thực vật, thế giới động vật, bản thân,
quê hương đất nước, hiện tượng thiên nhiên xã hội gần gũi với
trẻ, cuộc sống ở trường mầm non, ở gia đình… ngôn ngữ bài hát
phải đơn giản, dễ hiểu. nhóm trẻ ở nhà trẻ và mẫu giáo 3 – 4
tuổi thường nên lựa chọn những bài hát có 1 lời. tuy nhiên nếu
lựa chọn được bài có 2 lời nhưng ngắn và đơn giản cũng có thể
hướng dẫn trẻ hát. Nhóm trẻ 4 – 5 và 5 – 6 nên sử dụng nhiều
những bài hát có 2 lời ca.
+ về âm nhạc: cần có hình tượng rõ ràng được thể hiện qua lời
ca. Âm điệu và nhịp điệu dễ nhớ, dễ hát, điệu thức cũng như
cấu trúc mang tính dân tộc ( điệu thức 5 âm dân tộc không dùng
nửa cung để trẻ dễ hát), tiết tấu nốt trắng, nốt đen, móc đơn,
lặng đen, lặng đơn. Trẻ mẫu giáo 5 -6 tuổi có thể hát tiết tấu
chấm dôi, móc kép, âm vực từ quãng 6 – quãng 8 tronh phạm vi
quãng 8 thứ nhất.
+ về cấu trúc: đối với trẻ 2 – 3 tuổi và 3 – 4 tuổi, bài hát nên
nên có cấu trúc dài 8 – 12 nhịp. trẻ từ 4 -5 và 5 – 6 tuổi có 12 -
20 nhịp ( không kể câu nhắc lại).
 Dạy trẻ hát theo từng nội dung
 Bài hát thể hiện tình cảm yêu thương, gắn bó với gia
đình, người thân, bạn bè: bài hát về ông bà, cha mẹ,
người thân trong gia đình, tình đoàn kết với bạn bè.
Ví dụ: cả nhà thương nhau, cháu yêu bà, lớp chúng
mình,…
 Bài hát ca ngợi thiên nhiên, môi trường: bài hát có
lời ca đề cập đến nhiều hiện tượng cuộc sống xung
quanh trẻ, cho trẻ tiếp nhận dần những hiểu biết và
thái độ ứng xử trong đời sống phong phú, môi
trường đa dạng. góp phần phát triển trí tuệ, mở mang
nhận thức của trẻ.
 Bài hát phản ánh đời sống sinh hoạt, tính chất hồn
nhiên, ngộ nghĩnh của trẻ, các hoạt động vui chơi tập
thể.
4. Chuẩn bị
- Căn cứ vào chủ đề của tuần / tháng để chọn bài hát phù hợp theo
độ tuổi.
- Cho trẻ làm quen trước với bài hát( nghe bài hát ngoài giờ học
như: hoạt động chiều, sau giờ học) để trẻ hình dung ca từ của
bài hát.
- Nắm nội dung, tên tác giả bài hát
- Nắm được ý nghĩa và tính chất chung của bài hát trong sự thống
nhất giữa âm nhạc với lời ca. từ đó chuẩn bị các câu hỏi để kiểm
tra việc cảm thụ của trẻ.
- Xác định đặc điểm âm nhạc như sắc thái tình cảm, âm vực, cấu
trúc câu, đoạn của bài hát.
- Phân đoạn bài hát thường có 2 đoạn ( 16 ô nhịp), chỗ lấy hơi
Nửa bài ôn luyện cho trẻ.
- Hát như thế nào: nhanh – chậm ( nhanh dạy hát chậm), ca từ
( có bị đổi nghĩa không, hát thử), bài hát có luyến không ( trẻ
không hát luyến)
- Tìm hiểu âm vực giọng hát, xác định “ âm bắt giọng” của bài
hát phù hợp với giọng của trẻ.
- Dự kiến chỗ khó về âm điệu, nhịp điệu, lời dễ nhầm lẫn, khó
phát âm, những chỗ giai điệu tiến hành trái với dấu giọng của
lời ca ( đổi dấu), chỗ ngân nghỉ giữa 2 câu hát cần phải dạy kĩ
cho trẻ.
- Ca từ có đổi nghĩa không ( đổi âm không) chú thích cho trẻ biết.
- Chỗ nào có lời lặp lại, giống nhau thì không dạy lại nữa, phân
bố thời gian dạy cho từng đoạn.
- Luyện tập đàn, hát chuẩn xác và diễn cảm. lưu ý: thể hiện sắc
thái hát nhanh – chậm, to – nhỏ.
- Kiểm tra âm thanh
- Xác định trọng tâm và mục đích yêu cầu cần đạt của tiết học
- Nêu cụ thể biện pháp, thủ thuật tiến hành theo tuần tự trong giáo
án ( trực quan, đàm thoại, chỉ dẫn, thực hành nghệ thuật, các
dụng cụ âm nhạc) theo các độ tuổi, đội hình ca hát.
5. Phương pháp dạy hát
- Phần luyện phát âm
Để hoạt động ca hát có chất lượng đồng thời giúp phát triển cơ
quan phát âm, trước khi hát cần tập cho trẻ các bài luyện âm
đơn giản theo giai điệu. Nhằm mục đích cho trẻ phát âm rõ
ràng, mạch lạc các nguyên âm sáng có độ mở rộng, hơi rộng ( a,
o, ô), các nguyên âm tối có độ mở hẹp, hơi hẹp ( e, u, ư, i).
luyện giọng làm nhiệm vụ cộng hưởng, tạo âm vang, âm sắc
giúp cho thanh đới được khởi động trước khi hát. Với trẻ 5- 6
tuổi các bài luyện giọng ghép 2 -3 âm góp phần cho trẻ làm
quen với việc học chữ chuẩn bị cho trẻ đến trường phổ thông.
Gv cần phải lựa chọn mức độ luyện giọng của trẻ từ dễ đến
phức tạp, phù hợp với từng độ tuổi.
+ Bài 1: tập hát các nguyên âm theo giai điệu như: U Ơ U Ơ; O
A I E; I A I A; Ô Ơ Ô Ơ.
+ B ài 2: luyện âm ngắt giọng với các âm: La, na, ma, ta, tai, lai
+ Bài 3: luyện phối hợp phụ âm với nguyên âm: Gv tập cho trẻ
tốc độ vừa phải, thong thả, bật rõ phụ âm. Ngoài ra, tác dụng
luyện phát âm, phụ âm và nguyên âm còn giúp trẻ 5 -6 tuổi nhớ
trật tự chữ cái trong tiếng việt. tập phối hợp ghép từ.
+ bài 4: luyện giọng phát âm một số nguyên âm ghép đôi trong
tiếng việt: AI, OI, ÔI, UI, ƯI, AO, AU, ÂU, UA, ƯA, AY, ÂY.
+ Bài 5: luyện giọng phát âm các nguyên âm ghép ba trong
tiếng việt với nguyên âm đuôi: IÊU, OAI, UÔI, ƯƠI
- Phần dạy hát
+ Làm quen bài hát
 Để giúp trẻ tập hát có hệ thống, gv cần cho trẻ nghe qua
phương tiện như băng, đĩa ở mọi nơi, mọi lúc để làm quen
bài hát. Gv cũng có thể hát cho trẻ nghe gắn với thời điểm
sinh hoạt, học tập lien quan đến nội dung bài hát.
 Ví dụ: hoạt động khám phá khoa học về môi trường xung
quanh cô cho trẻ tìm hiều về một số con vật sống dưới
nước, cô kết hợp cho trẻ nghe bài hát “ cá vàng bơi- nhạc
và lời Hà Hải)
+ Dạy hát: gồm các bước thực hiện

 Hoạt động 1: Giới thiệu bài hát: giới thiệu bài hát, tên
tác giả hoặc xuất xứ ( nơi xuất xứ khi dạy dân ca không
có tên tác giả), nội dung dẫn dắt trẻ bằng các thủ thuật
với mục đích tập trung sự chú ý của trẻ đến nội dung,
hình tượng nghệ thuật, khơi gợi trí tưởng tượng và sự
hình dung của trẻ. Đàm thoạt trò chuyện ( bài này vui
hay buồn, nhanh hay chậm, hát như thế nào) hát thử
( hát mẫu).
 Hoạt động 2: dạy hát
 Dạy bài hát trẻ chưa biết
- Dạy từng câu ( cho trẻ chia nhóm)
+ đọc ca từ: phải có ngữ điệu để trẻ dễ vào
đúng cao độ khi hát để trẻ biết phát âm rõ ca
từ ( cho trẻ thực hiện 2 – 3 lần tùy vào thời
gian)
+ hát từng câu: hát chậm ( 4 ô nhịp là 1 câu,
1 đoạn là 2 câu, 8 ô nhịp, 1 câu có 2 vế, 1 vế
có 2 ô nhịp). bài hát của trẻ có 2 đoạn ( đơn
– ngắn) nửa bài là 1 đoạn. khi dạy hất được
nửa bài ( 1 đoạn) cho trẻ nghỉ ngơi và củng
cố ôn luyện lại những gì đã hát ( không mời
cá nhân). Vì nếu không cho trẻ nghỉ ngơi thì
ảnh hưởng đến thanh đới ( khoảng 2 phút).
Thời gian tiến hành giờ học : mầm ( 15 -20
phút), chồi ( 20 – 25 phút), lá ( 25 – 30 phút)
+ đoạn 2: thực hiện giống đoạn 1 nhưng khi
ôn luyện cho trẻ hát hết 2 đoạn. trẻ hát xong
cho trẻ nghe nhạc ( dựa vào mục đích yêu
cầu) nếu còn thời gian cho trẻ ráp nhạc ( ví
nguyên tắc hát phải có nhạc)
+ đàm thoại, trò chuyện: khi hát không có
nhạc và khi ráp với nhạc. lưu ý: lựa chọn
nền nhạc có nhạc dạo dễ nghe, dễ vào bài
hát.
 Dạy bài hát trẻ đã biết: dạy múa, vận động theo
nhạc, dạy tiết tấu kết hợp ( tích hợp vận động),
dạy vận động ( vỗ tiết tấu chậm – nhanh, múa
minh họa)
+trẻ hát và vận động trải qua 2 giai đoạn ( 2 tiết)
- Học thuộc bài hát: bài hát mới với mục đích
trẻ nhớ lời, nhớ giai điệu bài hát
- Dạy vận động với mục đích trẻ biết hát kết
hợp với vận động.

 Hoạt động 3: trò chơi


Trò chơi phải gắn liền với hoạt động chủ đạo.
Bài 2: Phương pháp nghe nhạc
1. Ý nghĩa
- Giúp trẻ phát triển tai nghe ( cảm nhận được nhịp điệu, nhịp nhanh
– chậm, vui – buồn, thể loại nhạc cụ)
- Cung cấp nền tảng kiến thức âm nhạc ( cảm nhận được bài hát,
kiến thức xử lí bài hát)
- Phát triển ngôn ngữ
- Là cơ sở để trẻ học hát, vận động, chơi theo nhạc.
- Trẻ biết đánh giá, nhận biết phong cách biểu diễn của 1 bài hát để
từ đó hình thành cho trẻ khả năng tự xây dựng, hình thành phong
cách biểu diễn.
2. Khả năng nghe nhạc của trẻ
- Khả năng nghe của trẻ xuất hiện rất sớm. khi vài tháng tuổi trẻ đã
biết lắng nghe nơi phát ra âm thanh hoặc im lặng chăm chú nghe
mẹ ru, hai, ba tuổi trẻ nghe và hát theo người lớn câu hát đơn giản.
- Trẻ 3 -4 tuổi thích nghe hát và thể hiện sự hứng thú qua nét mặt
ngạc nhiên, reo cười hay cử động theo
- Trẻ 4 – 5 tuổi có biểu hiện ghi nhớ bài hát, bản nhạc được nghe
hay đàm thoại về nội dung lời ca của bài hát.
- Trẻ 5 – 6 tuổi trẻ hình thành thói quen tập trung lắng nghe, theo dõi
sự phát triển cảu bài hát, hiểu được tính chất chung và một số đặc
điểm của bài hát được nghe, so sánh một số đặc điểm của bài được
nghe với các hiện tượng gần gũi trong cuộc sống. thể hiện rõ sự lựa
chọn bài mình thích trong số bài hát đã nghe và giải thích lí do
thích nghe bài đó.
3. Nội dung nghe nhạc
- Nghe nhạc dưới hình dạng chung nhất là nhạc hát và nhạc đàn
( thanh nhạc và khí nhạc)
+ Nhạc hát: có lời ca dễ hiểu, gần gũi với trẻ và có tác dụng gióa
dục mọi mặt
+ Nhạc đàn: sử dụng nhiều phương pháp diễn cảm phong phú để
thể hiện tính chất đa dạng của các hình tượng âm nhạc.
- Cần cho trẻ nghe các làn điệu của âm nhạc dân gian VN đặc sắc và
phổ biến các ca khúc hay các trích đoạn hoặc chủ đề của tác phẩm
âm nhạc tiêu biểu theo phong cách cổ điển nhưng phù hợp với trẻ.
- Cần luyện tai nghe cho trẻ như tập phản xạ định hướng đối với âm
thanh: tiếng tích tắc của đồng hồ, tiếng kêu của các con vật… dưới
hình thức trò chơi. tới nội dung chính là nghe là cho trẻ nghe bài
hát, bản nhạc có sự tổ chức hướng dẫn của Gv giúp trẻ cảm thụ
tính chất chung của tác phẩm và làm quen với các thuộc tính âm
thanh âm nhạc như nghe âm thanh cao – thấp, to – nhỏ, tốc độ vừa
– chậm, các âm hình tiết tấu đặc biệt, âm sắc hạc cụ, giọng hát
luyện tập sự tinh tế trong quá trình nghe.
- Nghe ( tri giác) bao gồm:
+ Nghe đàn, hát các tác phẩm khác nhau ( dân ca, nhạc truyền
thống, các bài hát và bản nhạc không lời)
+ Nghe trong quá trình học thuộc bài hát, vận động nhịp điệu, trò
chơi.
+ Nghe với mục đích xác định các thuộc tính của âm nhạc trong
các nhạc cụ hoặc các âm thanh tự nhiên.
- Một số thể loại bài hát cho trẻ nghe
+ nhạc thiếu nhi ( ngày đầu tiên đi học, ai yêu bác hồ chí minh hơn
thiếu niên nhi đồng, bụi phấn, tạm biệt búp bê)
+ nhạc dân ca 3 miền: phát triển 5 âm, căn cứ trên trẻ, trẻ thuộc
vùng miền nào thì cho trẻ nghe trước vùng miền đó: nam – bắc –
trung, bắc – trung – nam , trung – bắc – nam. Cho trẻ nghe những
bài hát như bắc kim thang, lí cây bông, trống cơm,…
+ nhạc mầm non: cả nhà thương nhau, sắp đến tết rồi, đội kèn tí
hon, tập đến, đường và chân…
+ bài hát người lớn hát cho trẻ nghe: gia đình nhỏ hạnh phúc to,
nhà mình rất vui, bố ơi mình đi đâu thế, ba ngọn nến lung linh, bố
là tất cả, chú voi con ở bản đôn,vườn cây của ba, chú ếch con,
nhong nhong nhong…
+ ca khúc người lớn hát cho người lớn: ca ngơi quê hương đất
nước, lòng mẹ,quê hương, huyền thoại mẹ, làng tôi,…
+ nhạc không lời: phát triển 7 âm với các nhạc cụ phổ biến như:
violon, trống percuson, vocal, guitar thùng / điện,…
+ nhạc dân tộc: đàn bầu, sáo trúc, đàn tranh, đàn cò, đàn nguyệt.
- Độ tuổi với các thể loại bài hát phù hợp
+ nhà trẻ: bài hát mầm non ( ngắn, rộn rã, vui)
+ mầm: bài hát mầm non, thiếu nhi để phát triển ngôn ngữ, dân ca,
nhạc không lời ( nhạc mà trẻ biết)
+ chồi: hạn chế bài hát mầm non, cho nghe bài hát người lớn hát
cho trẻ em nghe, dân ca miền khác, nhạc không lời ( có thể cho trẻ
nghe bài mới, bài ngắn, sôi động)
+ lá: hạn chế cho nghe nhạc mầm non, cho nghe nhạc người lớn
hát cho người lớn nghe, nhạc không lời.
4. Hướng dẫn lựa chọn bài hát, bản nhạc cho trẻ nghe
- Trẻ 0 – 24 tháng tuổi nên lựa chọn cho các cháu nghe các bài hát
về người thân, các bài hát ru, bài hát mẫu giáo.
- Trẻ 3 – 4 tuổi chọn ác bài hát ngộ nghĩnh về động vật, các bài hát
nói về hiện tượng thiên nhiên, các bài hát dân ca quen thuộc, các
bài hát thiếu nhi, một số bản nhạc mang tính chất nhảy múa tạo
phản ứng vận động nhịp điệu.
- Trẻ 4 – 5 tuổi: chọn các bài hát có nội dung như trên nhưng thể
hiện các sắc thái tình cảm phong phú hơn như tính chất vui nhộn,
tính chất hài hước trong các sáng tác mới cũng như dân ca, tính
chất trữ tình trong hát ru.
- Trẻ 5 – 6 tuổi thích quan tâm đến các sự kiện nên cần tuyển chọn
các bài có chủ đề về quê hương đất nước, chủ đề sinh hoạt lao
động, tính đoàn kết giữa trẻ em các dân tộc, các bài đồng dao có
hình ảnh với sự lặp lại của ngữ điệu, tiết tấu rõ ràng giúp trẻ dễ
dàng dựng thành kịch, chuyển thể các chi tiết khác nhau của động
tác.
- Nên cho trẻ tiếp xúc vời các tác phẩm âm nhạc cổ điển trong và
ngoài nước. vì có tác dụng giáo dục rất tốt, trẻ không chỉ làm quen
với âm sắc của nhạc cụ mà còn cảm nhận được những tính chất
tiêu biểu của các âm hình tiết tầu hay các giai điệu.
Lựa chọn các bài hát cho trẻ nghe phải dựa theo các chủ đề
giáo dục: gia đình, bản thân, thế giới động vật, thế giới thực vật,
trường mầm non, nghề nghiệp, lễ hội và 4 mùa, phương tiện và
luật lệ giao thông, nước và các hiện tượng tự nhiên, quê hương dất
nước. phù hợp với những vấn đề mà trẻ quan tâm, trẻ có thể hiểu
được “ lấy trẻ làm trung tâm”
5. Phương pháp hướng dẫn trẻ nghe nhạc
- Mục đích cho trẻ nghe nhạc nhằm bồi dưỡng cho trẻ năng lực cảm
thụ âm nhạc thông qua các bài hát, bản nhạc được nghe, là cở sở để
trẻ tập hát- vận động, múa theo nhạc và tham gia trò chơi âm nhạc.
là hoạt động cung cấp, chỉnh sửa những quan điểm mà trẻ đã tiếp
nhận sai trước đó, là hoạt động bổ sung kiến thức cho trẻ.
- Ví dụ: trẻ không phân biệt được nhịp độ ( bài nào cũng hát nhanh
hoặc hát chậm) nên giáo viên sẽ chỉnh sửa bằng cách cho trẻ nghe
nhạc ( cho nghe bài hát nhanh hoặc chậm rồi hỏi trẻ hát nhanh
hoặc hát chậm được không)
- Phương pháp chủ yếu là biểu diễn truyền cảm các tác phẩm, đàm
thoại diễn giải và trực quan giúp trẻ phát triển hình tượng âm nhạc.
- Cho trẻ nghe tối đa 1 phút ( cho trẻ nghe 3 lần)
+ lần 1, 2 : cung cấp kiến thức thông qua đàm thoại, trò chuyện
+ lần 3: cung cấp phần còn lại của kiến thức ( tổ chức trò chơi)
- Nghe trực tiếp (dùng phương pháp trực quan): trẻ nghe cô đàn hát
trực tiếp sẽ gây ấn tượng mạnh mẽ nhất, lôi cuốn nhất. khi nghe
trực tiếp trẻ được quan sát cách thể hiện sinh động cô, trẻ rất thích
được “ xem” cô hát. Khi hát gv cần sắp xếp để cho các trẻ được
trông rõ cô. Giáo viên cần phải hát thật chính xác, tự nhiên, diễn
cảm, thể hiện đúng phong cách tác phẩm.
- Nghe qua phương tiện ( dùng phương pháp trực quan): trẻ được
nghe giáo viên đàn giai điệu bài hát, nghe băng đĩa. Giúp trẻ làm
quen với lối trình diễn dàn dựng công phu, hài hòa giữa hát và
nhạc âm sắc các nhạc cụ và các cách hòa tấu. nên kết hợp với
tranh, con rối, động tác múa minh họa nội dung âm nhạc. giúp trẻ
tích lũy các ấn tượng âm nhạc, dễ dàng ghi nhớ tác phẩm.
6. Các hình thức tổ chức nghe nhạc
Để cho trẻ nghe nhạc đạt hiệu quả cao cần giáo dục cho trẻ
nghe có hệ thống, lien tục, có mục đích.
- Nghe trong các thời điểm khác nhau: tổ chức cho trẻ nghe trong
các thời điểm đón trẻ, giờ chơi, giờ học, giờ nghỉ, giờ trả trẻ với
nội dung nghe phù hợp các thời điểm
- Nghe trong giờ âm nhạc:
+ nghe kết hợp: tiết học âm nhạc có hát hoặc vận động là trọng
tâm. Nghe nhạc mang mục đích củng cố bài đã được nghe hoặc
giới thiệu bài sắp nghe. Với bài hát mà trẻ đã nghe, tập cho trẻ
nhận biết qua sự biểu diễn tiết tấu của nhạc cụ, trao đổi kĩ hơn nội
dung âm nhạc.. cho trẻ nghe tiết tấu đoán tên bài hát đã nghe.
+ Nghe là tiết trọng tâm: nghe tác phẩm âm nhạc đòi hỏi tính tích
cực của trẻ về sự chú ý thính giác và tri giác, suy nghĩ và tưởng
tượng, gợi lên ở trẻ sự đồng cảm với hình tượng nghệ thuật, sự
phản ánh các ấn tượng thu được vào trong lời nói.
- Khả năng nghe của trẻ theo nhóm tuổi khác nhau
+ trẻ 1 tuổi: cần tạo cho trẻ có phản ứng cảm xúc với lời ca của bài
hát trong quá trình cô giáo hát và giao lưu cảm xúc với trẻ
+ trẻ 24 – 36 tháng: cần tạo cho trẻ hứng thú nghe nhạc, có thể
hưởng ứng bằng động tác, hát bập bẹ theo khi nghe giáo viên hát.
+ trẻ mẫu giáo: cần tổ chức hình thức nghe – “ xem” hát phong
phú, giúp trẻ khắc sâu ấn tượng, nội dung phong cách âm nhạc
bằng diễn xuất trực tiếp, các đạo cụ, hóa trang, phương tiện.
- Cô hát cùng đàn đệm ( ghi ta hoặc đàn phím điện tử) hoặc phần
đệm được làm sẵn trong đĩa mềm.
- Đàn giai điệu bằng nhạc cụ ( ghi ta, sáo, đàn phím điện tử) nếu
dùng đàn phím điện tử nên chuyển voice, style, thay đổi cách diễn
tiết tấu để tạo màu sắc âm thanh phong phú.
- Giáo viên vừa hát vừa tự đệm đàn
- Làm động tác, múa minh họa theo băng đĩa và có thể mời trẻ tham
gia phụ họa.
- Cho trẻ xem băng đĩa các tiết tấu
7. Chuẩn bị cho hoạt động nghe nhạc
- Xác định mục đích, mục tiêu cần đạt sau khi cho trẻ nghe nhạc, đặc
điểm của từng đối tượng trẻ.
- Hình thức nghe là gì? ( mở băng, cô hát, có nói nội dung không,
nhịp độ chậm hay nhanh)
- Kiểm tra âm thanh
- Chuẩn bị những vấn đề đặt ra cho trẻ sau 3 lần nghe ( lần 1 cung
cấp kiến thức gì, lần 2 cung cấp kiến thức gì, lần 3 cung cấp phần
còn lại, tổng hợp lại 3 lần, đặt nhiều vấn đề cho trẻ trọng tâm vào 3
nội dung ( âm sắc, hình dáng, cách sử dụng của nhạc cụ), trò
chuyện.
- Bổ sung các trích đoạn hoặc tác phẩm âm nhạc không lời. gợi mở
cảm xúc cho trẻ nghe.
- Nắm được tính chất, phong cách chung của bài hát, từ đó xác định
sắc thái, tình cảm, đặc điểm lời ca, giai điệu
- Học thuộc bài hát , xác định âm vực giọng hát phù hợp, tập hát
nhuần nhuyễn kết hợp nét mặt, điệu bộ phù hợp.
- Nếu sử dụng nhạc cụ phải phối hợp tốt với phần nhạc, thu vào bộ
nhớ, tìm âm sắc ( voice) thích hợp.
- Chuẩn bị hóa trang, đạo cụ của cô và trẻ phù hợp với nội dung tác
phẩm.
8. Các bước tiến hành
- Bước 1 ( hoạt động 1): Giới thiệu trước khi cho trẻ nghe
+ Trước khi cho trẻ nghe nhạc, giáo viên cần giới thiệu bằng ngôn
ngữ trong sáng, súc tích, sinh động, hấp dẫn về hình tượng âm
nhạc. tên bài hát, tên tác giả, nội dung. Giáo viên hát hoặc mở đĩa
cho trẻ nghe sau đó trò chuyện với trẻ về giai điệu vui – buồn, tốc
độ nhanh – chậm của bài hát.
+ ví dụ: hát cho trẻ nghe bài “ những đám mây sẽ kể” cô giới thiệu:
thiên nhiên trong cuộc sống của chúng ta rất tươi đẹp và thú vị: các
con hãy lắng nghe bài hát sau đây của nhạc sĩ Đỗ Trí Dũng xem “
những đám mây, dòng sông, mùa xuân,…” kể về điều gì nhé!
Hoặc “các con hãy lắng nghe xem bài hát cô hát nói về gì nhé!”
- Bước 2 ( hoạt động 2) hát cho trẻ nghe ( hoặc nghe nhạc không lời)
+ hát lần 1: cô hát cho trẻ nghe và trò chuyện với trẻ về giai điệu,
tốc độ, nội dung, cách biểu diễn bài hát.
+ hát lần 2: thay đổi hình thức biểu diễn nhưng cách hát không
thay đổi ( động tác + diễn cảm). trò chuyện với trẻ về sự khác nhau
giữa 2 lần hát, cho trẻ nói lên ý kiến, nhận xét của mình về cách
biểu diễn của cô và cho trẻ sáng tạo ra cách biểu diễn khác.
+ hát lần 3:hát+ biểu diễn+ nhạc đệm, ). trò chuyện với trẻ về sự
khác nhau giữa 3 lần hát, trẻ nói lên ý kiến và suy nghĩ. Sau đó
tổng hợp lại nội dung qua 3 lần hát và trò chuyện và cho trẻ chơi 1
trò chơi củng cố.
Bài 3: Vận động theo nhạc
1. Ý nghĩa
 Phát triển thể chất
- Vận động theo nhạc giúp trẻ phát triển cảm giác nhịp điệu, sự
khéo léo, khả năng phản ứng nhanh và đúng các ấn tượng nghe
được trong âm nhạc
- Giúp tiêu hao năng lượng, phát triển quá trình trao đổi chất, phát
triển cơ, hệ tuần hoàn, ăn nhiều
 Phát triển nhận thức
- Trẻ biết quan sát, nhận xét, ghi nhớ, diễn đạt
- Hình thành cho trẻ kiến thức về vận động
- Khả năng ghi nhớ, kiên kết kiến thức, vận dụng
- Phát triển tư duy và sang tạo trong vận động
 Phát triển ngôn ngữ
- Nghe hiểu thực hiện động tác: hỏi – trả lời câu hỏi
- Vận động theo nhạc, bài hát. Tạo hứng thú, kích thích trẻ hát
theo giai điệu.
 Phát triển tình cảm kĩ năng xã hội
- Làm thỏa mãn nhu cầu tình cảm của trẻ, trẻ được bộc lộ cảm
xúc, giao tiếp với bạn bè
- Mạnh dạn giao tiếp, khả năng làm việc nhóm
 Phát triển thẩm mĩ
- Các động tác múa giúp trẻ hiểu biết về kĩ năng, từ đó biết so
sánh, lựa chọn vẻ đẹp của múa
- Biết cảm nhận, biểu lộ cảm xúc, thích nghe nhạc và vận động
theo nhạc, nhận biết cái hay của việc vận động theo nhạc. thể
hiện cảm xúc, sang tạo, yêu thích, hào hứng tham gia hoạt động.
2. Đặc điểm phát triển vận động của trẻ
 Khả năng vận động âm nhạc qua các độ tuổi
- 1- 2 tuổi: là giai đoạn trẻ tập đi, tay biết cầm, lắc, vỗ tay, nhún
chân hay lặp đi lặp lại một vài động tác đơn giản bằng tay trong
sự khích lệ của người lớn
- 2 – 3 tuổi: trẻ đi lại, leo trèo dễ dàng hơn, trẻ lặp đi lặp lại các
động tác đơn giản nhưng chưa khớp với nhạc, biết thể hiện cảm
xúc âm nhạc như: nhún nhảy, lắc, vẫy.
- 3 – 4 tuổi: Trẻ biết làm các động tác phối hợp đơn giản, động
tác đối xứng, thực hiện các bước chuyển động phù hợp với tính
chất êm dịu hay mạnh mẽ của âm nhạc với tốc độ vừa phải.
Trong vận động có phần độc lập biết tự bắt đầu, kết thúc các
bước chuyển động, ghi nhận được sự bắt đầu và kết thúc theo
tiếng vang, thực hiện các động tác đơn giản kết hợp với nhạc.
Nắm được các bước nhảy: nhảy thẳng, nhảy 2 chân chuyển đổi
nhau và nhảy 1 chân ( tay có cầm đạo cụ cờ hoa…). Thích làm
quen với nhạc cụ, nghe dạo nhạc , vỗ tay theo nhạc, theo nhịp,
thích vận động theo nhạc và tiết tấu.
- 4 – 5 tuổi: Các thao tác vận động cơ bản đã tương đối thuần
thục, các cơ quan vận động linh hoạt, chuyển động nhịp nhàng
theo tính chất của điệu nhạc, thay đổi bước chuyển động theo
điệu nhạc từ tốc độ nhịp nhàng chuyển sang tốc độ nhanh hơn
hoặc thực hiện các bước nhảy: bước nhảy thẳng, xoay tròn, biết
xoay xung quanh bạn và nhảy vòng tròn 1 mình, nhảy đổi nhiều
nhóm, nhảy từ lan tỏa ra theo các hướng rồi tụ lại, nhảy có cầm
đạo cụ, biết chuyển đội hình đơn giản, làm các động tác nhảy
chân sáo, đá chéo chân, sang tạo sử dụng các động tác đã biết
đưa vào bài hát mới với sự hướng dẫn của cô giáo.
- 5 – 6 tuổi: Trẻ biết chuyển động nhịp nhàng theo tính chất của
âm nhạc, thay đổi bước chuyển động theo điệu nhạc từ tốc độ
nhịp nhàng sang tốc độ nhanh hoặc chậm, thực hiện được các
động tác nhảy múa chuyển động từng đôi: thứ tự từng bước
chân nhảy lên phía trước, nhảy gập đầu gối, đi nhịp nhàng, chạy
nhẹ nhàng, nhảy mềm tại chỗ, tham gia các trò chơi âm nhạc,
thể hiện các bài hát và các trò chơi dân gian mà không phải bắt
chước nhau. Trẻ vận động theo vòng tròn, biết mở rộng, thu hẹp
vòng tròn, vật động hang ngang. Thực hiện đúng, đẹp, diễn cảm
các động tác quy định, bước đầu nghĩ được các động tác riêng,
phối hợp nhịp nhàng toàn thân với động tác tay và chân.
 Khả năng sử dụng nhạc cụ của trẻ
- Trẻ 0 – 3 tuổi: Vỗ tay theo nhịp, theo phách của loại nhịp 2/4
chuẩn bị cho việc sử dụng nhạc cụ gõ.
- Trẻ 4 – 5 tuổi: Sử dụng phách, trống đệm cho bài hát theo nhịp
và tiết tấu chậm. Có thể thổi kèn các giai điệu đơn giản trên cơ
sở 1 -2 âm thanh.
- Trẻ 5 – 6 tuổi: Sử dụng các loại nhạc cụ gõ ( dụng cụ) đệm cho
bài hát. Tập them tiết tấu nhanh, tiết tấu phối hợp, thổi kèn các
giai điệu đơn giản.
3. Các hình thức vận động theo nhạc
- Vỗ tay, gõ đệm: gõ đệm, gõ phách, gõ nhịp, gõ tiết tấu nhanh –
chậm.
+ Vỗ theo phách: Căn cứ vào số chỉ nhịp, vỗ nhịp 2 / 4 ( vỗ 2
cái), nhịp 3 / 4 ( vỗ 3 cái, vỗ lien tục, vỗ nhanh) sôi động, vui.
+ Theo nhịp: nhẹ nhàng, căn cứ vào phách mạnh của từng ô
nhịp, vỗ vào phách mạnh ( vỗ 1 cái nghỉ 1 cái)
Ví dụ: nhịp 2 / 4 nghỉ 1 cái, nhịp 3 / 4 vỗ 1 cái nghỉ 2 cái
- Vận động theo lời ca
+ động tác minh họa về giai điệu: nhún chân, bé qua trái – phải,
đung đưa, lắc, cuộn tay, đưa lên đưa xuống ( ko nên minh họa
hết cả bài) không phải động tác múa chỉ là vận động đơn giản để
tạo hứng thú, không lấy bài dài, chọ 2 động tác, mỗi động tác
tương ứng 1 câu ( tĩnh – động )
+ Minh họa theo lời ca: hoạt động có tư duy cao nhất trong hoạt
động vận động theo nhạc. trẻ nghe nhạc và đưa ra các vận động
phù hợp với nội dung giai điệu của bài nhạc, không nên đưa
nhiều động tác vào 1 bài hát, không làm động tác quá khó. Nội
dung không thực hiện động tác thì chỉ minh họa theo nhịp điệu,
hình thành kĩ năng thăng bằng.
 Hoạt động nhịp điệu âm nhạc ở lứa tuổi mầm non có
thể chia làm 2 nhóm trên cơ sở tri giác âm nhạc và tái
tạo các phương tiện truyền cảm trong động tác.
- Nhóm 1 : là những động tác đơn giản biểu thị cảm xúc theo tính
chất, nhịp điệu âm nhạc như vỗ tay, nhún nhảy. trẻ nghe và phân
biệt cao độ, sắc thái, tốc độ, trọng âm, các âm hình tiết tấu.
- Các dạng âm hình tiết tấu
+ Tiết tấu chậm ( vỗ 3 cái nghỉ 1 cái):
Ví dụ: các bài hát cấu trúc cân đối, trẻ vừa hát vừa vỗ tay, gõ,
hoạt động hình thể chân tay theo âm hình tiết tấu chậm
+ Tiết tấu nhanh ( vỗ 5 cái nghỉ 1 cái):

+ Tiết tấu phối hợp( vỗ 4 cái nghỉ 1 cái):

+ Tiết tấu theo lời ca: Hát thế nào vỗ thế đó.
- Nhóm 2: Hướng vào kĩ năng chuyển động trong quá trình tổ
chức âm nhạc: đi vòng tròn trong bài hát tập thể lực ( đi, chạy,
nhảy), dựng thành các hình tượng trò chơi và múa các động tác
dễ dựa theo chất liệu dân gian các dân tộc VN hoặc minh họa
lời bài hát.
- Các động tác vận động nhịp điệu âm nhạc như: gõ nhịp, gõ
phách, gõ theo âm hình tiết tấu, bài tập, trò chơi, múa… đều
thực hiện nhiệm vụ chung là cảm nhận tiết tấu âm nhạc, nhưng
mỗi loại vận động nhịp điệu có chức năng và yêu cầu khác
nhau.
+ Gõ phách, nhịp bằng vỗ tay, giậm chân, gõ theo âm hình tiết
tấu có tác dụng giúp trẻ nắm vững tiết tấu, nhịp, phách trong tác
phẩm và được tiến hành ngay khi làm quen với tác phẩm. gõ
nhịp, phách, âm hình tiết tấu yêu cầu phải chính xác, đúng với
tác phẩm, không cần phải có tư thế, tạo dáng, đường nét…
+ Bài tập nhằm phát triển các động tác thể dục, động tác múa
đơn giản, hoàn thiện tính nhịp nhàng, mềm dẻo, linh hoạt và xây
dựng thành trò chơi, đi vòng tròn, múa. Giúp trẻ tự thể hiện
mình thoải mái, rõ ràng hơn trong các hình thức vận động phức
tạp.
+ Trò chơi là hình thức chủ đạo trong tổ chức dạy trẻ, phù hợp
với nhu cầu của trẻ lứa tuổi mẫu giáo. Nội dung âm nhạc gợi ý
cho trẻ tiến hành tổ chức nhập vai các nhân vật là cơ sở của trò
chơi. trong quá trình chơi, trẻ tự coi mình là bác đưa thư, là nhạc
công, kị binh phi trên ngựa… âm nhạc không chỉ đem đến cho
trẻ tâm trạng, cảm xúc đặc biệt mà nhịp điệu đã tạo cho trẻ thể
hiện các động tác, điệu bộ một cách tích cực.
+ Múa là dạng vận động có tác dụng phát triển tính thẩm mĩ cho
trẻ, hình thành những tư thế, dáng điệu, động tác đẹp. các bài
múa được xây dựng trên cơ sở nội dung, tính chất, nhịp điệu âm
nhạc, lời ca. tuy nhiên không phải bài hát nào cũng có thể xây
dựng thành điệu múa. Do đặc điểm tư duy trực quan hình tượng
của trẻ mà các điệu múa nên biên soạn từ những động tác đơn
giản hoặc các động tác minh họa lời ca, miêu tả đời sống, sinh
hoạt, mô phỏng thiên nhiên. Các chất liệu cơ bản của múa dân
gian các dân tộc VN, múa hiện đại cần được khai thác. Tuy vậy,
múa được sử dụng chủ yếu với trẻ ở độ tuổi mẫu giáo, cùng với
sự phát triển của trẻ, phải 5 – 6 tuổi trẻ mới nhảy múa có kĩ
năng rõ ràng, đa dạng.
4. Chuẩn bị dạy trẻ vận động
- Phân tích, tìm hiểu nội dung tác phẩm ( tính chất âm nhạc: cấu
trúc, tiết tấu giai điệu, nội dung lời ca) dể chọn động tác phù
hợp ( nhanh – động tác dứt khoát, chậm – động tác mềm mại)
- Căn cứ vào khả năng vận động của trẻ theo nhóm tuổi để gợi ý
cho trẻ tự thể hiện động tác nhịp điệu, minh họa lời ca hoặc xây
dựng bài múa.
- Xác định mục tiêu cảu bài dạy: kĩ năng, cảm thụ, thể hiện diễn
cảm…
- Chọn động tác ( mỗi động tác 1 câu): gv thực hiện tập nhớ động
tác, vị trí từng động tác để lên tiết, tính toán thời gian ( bấm
đồng hồ cô làm x 3 = tgian trẻ thực hiện), động tác nào làm
nhiều thời gian, có bao nhiêu hoạt động, trò chơi.
- Giáo viên tập luyện cách vận động nhịp điệu ( nhịp, phách, tiết
tấu chậm, phối hợp) hoặc tập luyện bài múa. Khi tập phối hợp
với các phương tiện như nhạc đệm, băng đĩa, đạo cụ.
- Chuẩn bị đồ dung học tập cho trẻ: nhạc cụ trẻ em, dụng cụ gõ,
đồ chơi, tranh ảnh, con rối… phù hợp với nội dung.
- Soạn trình tự cách hướng dẫn trẻ vận động theo nhạc, nêu cụ thể
biện pháp dung lời: chỉ dẫn, gợi mở, giảng giải, đàm thoại, đặt
câu hỏi, liên hệ giáo dục…; biện pháp trực quan: làm mẫu, sử
dụng đồ dung học tập…; các cách thực hành tập luyện tập thể,
tổ, nhóm, cá nhân. Thay đổi đội hình múa hát, đưa yếu tố vui
chơi trong quá trình dạy để giờ tập luyện không bị nhàm chán.
- Kiểm tra âm thanh.
5. Phương pháp dạy vận động theo nhạc
 Nhóm phương pháp chung
- Dùng lời nói: là biện pháp cần thiết để dẫn dắt vào bài học, gợi
ý cho trẻ kể lại nội dung hình ảnh của tác phẩm, giả định về
những động tác, giải thích chi tiết, đặc điểm, cách thực hiện
động tác, khuyến khích trẻ hoạt động độc lập, động viên khuyến
khích ( khen ngợi, sửa sai). Giúp trẻ tưởng tượng khi làm động
tác.
Ví dụ: + Gv muốn trẻ vẫy 2 cánh tay mềm mại có thể nói: “
Nào, chúng ta hãy cùng nhau làm cánh chim bay”
+ Muốn cho trẻ đi nhanh – chậm theo tốc độ âm nhạc cô
giáo nói “ chúng ta hãy làm đoàn tàu rời bến ( trẻ đi chậm theo
nhạc), đoàn tàu bon nhanh ( trẻ đi nhanh dần), tàu vào ga ( trẻ đi
chậm dần), tàu đến ga – nhạc dừng ( trẻ đứng lại)”
- Trực quan và minh họa: làm mẫu là biện pháp quan trọng, nhằm
mục đích cho trẻ tri giác toàn vẹn về âm nhạc và vận động trong
1 khối đồng nhất. nếu hát kết hợp vận động vỗ tay hay gõ đệm
theo âm hình tiết tấu. vận động minh họa giáo viên cần trình bày
kết hợp dùng lời giải thích động tác của bé trai và bé gái. Có thể
giải thích dưới hình thức dựng hình ảnh, hoặc chỉ dẫn ngắn gọn,
dễ hiểu. với các vận động, trò chơi không có nội dung nhưng rõ
ràng về động tác nên phải nêu ngắn gọn về trò chơi. do trẻ học
bắt chước nên giáo viên phải làm mẫu nhiều lần, động tác rõ
ràng, đúng tính chất âm nhạc, có đường nét đẹp, có diễn cảm.
- Thực hành trải nghiệm:
+ gv làm mẫu lại các động tác có sự kết hợp của âm nhạc với
mục đích khôi phục trí nhớ, tri giác, thính giác và trình tự các
động tác.
+ chỉ dẫn trẻ thực hiện động tác cùng với âm nhạc
+ Giảng giải, chỉ dẫn trong quá trình học thuộc, biểu diễn bài
hát, động tác cùng trẻ.
+ Sưả sai những động tác trẻ thực hiện không chính xác ( tách ra
để tập riêng)
+ tổ chức đa dạng cách học thuộc động tác, nhịp điệu âm nhạc
( phân nhóm, cá nhân) để tạo khả năng theo dõi, phân tích, làm
lại chính xác. Giáo dục bằng tình cảm và khích lệ qua hành
động cử chỉ ân cần, ánh mắt trìu mến nhằm giúp trẻ tự tin. Nêu
gương, đánh giá trẻ, không dùng hình phạt.
 Nhóm phương pháp âm nhạc hiện đại
- Sự di chuyển, năng lực thị giác, ghi nhớ, âm nhạc, sáng tạo, xã
hội, ngôn ngữ.
- Gồm các bước: nghe, đọc, hát
- Khi tổ chức hoạt động âm nhạc thực hiện 2 hình thức trình bày
+ đứng đối diện với trẻ
+ đứng cùng chiều với trẻ ( nếu cô ko đứng cùng chiều với trẻ
thì trẻ đã biết từ trước) sử dụng trong hoạt động dạy tiết tấu
( chậm – nhanh- phối hợp), vỗ theo phách, theo nhịp, vỗ theo lời
ca bài hát, vận động theo lời bài hát, minh họa ( tiến hành chậm,
rõ ràng)
+ minh họa gồm các bước thực hiện ( thực hiện từng động tác)
 Bước 1: giới thiệu động tác minh họa, giới thiệu số
lượng động tác, làm từng động tác và giải thích (làm
mẫu trực quan)
+ lần 1: giới thiệu động tác
+ lần 2: giải thích và hướng dẫn từng động tác
 Bước 2: cho trẻ thực hiện
+ lần 3: cho trẻ làm( cô ko làm cùng trẻ mà chỉ quan sát
sửa sai)
+ lần 4: cho trẻ thực hiện lại
 Động tác mới cho trẻ làm nhiều
 Bước 3: ráp lời ( cô hát trẻ làm động tác) thực hiện 2 lần
 Bước 4: cho trẻ tự làm ( trẻ hát khết hợp với làm động
tác) thực hiện 2 lần
 Đến động tác thứ 2: đàm thoại, trò chuyện về động
tác
 Khi dạy được nửa bài ( 2 câu) cho trẻ thực hành –
ôn luyện ( theo nhóm)
 Dạy tiếp động tác còn lại
- Sau khi trẻ thực hiện tất cả động tác thì cho trẻ ráp nhạc nhưng
trước hết cho trẻ nghe nhạc trước, đàm thoại ( bài này nhanh
hay chậm để trẻ hình tượng điều chỉnh tốc độ. Cho trẻ hát theo
tốc độ phù hợp với nhạc ( tập dợt) kết hợp với vỗ tay, vỗ nhịp.
khi trẻ nghe nhạc được rồi mới cho trẻ ráp lại nhạc kết hợp với
hát và vận động.
- Động tác dựa vào minh họa không nên đưa nhiều động tác vào,
đừng chọn động tác khó, động tác phù hợp với giai điệu của bài
hát ( giai điệu nhanh – động tác nhanh gọn, dứt khoát; giai điệu
chậm – động tác nhẹ nhàng)
- Không minh họa hết cả bài
Ví dụ: hát 2 lần thì lần 1 dứng in, lần 2 đưa động tác vào điệp
khúc)
- Tóm lại
+ b1: cho trẻ hát bài hát chuẩn bị vận động
+ b2 : giới thiệu về vận động
+ b3: làm mẫu
+ b4: trẻ thực hiện
+ b5: tổ chức trò chơi ( nếu có)
Bài 4: Trò chơi âm nhạc
1. Mục đích- ý nghĩa
- Phát triển cảm giác nghe nhạy bén của trẻ
- Hình thành kĩ năng vì trong trò chơi có luật, có quy định nên
đòi hỏi trẻ phải vận dụng tất cả các kĩ năng mà trẻ đã tích lũy
được trong quá trình học ( học hát, học nghe, học vận động theo
nhạc)
- Trẻ được tự do tìm cách thể hiện nhân vật, thể hiện bản thân,
hoạt động tích cực sáng tạo
- Giúp trẻ có sự tưởng tượng phong phú, có tinh thần tập thể, rèn
luyện phản xạ nhanh nhẹn.
2. Các dạng trò chơi âm nhạc ở trường mầm non
- Trò chơi dựa theo nội dung và cấu trúc âm nhạc: trẻ vừa hát vừa
diễn vai các nhân vật ( làm chú bộ đội, cô chú công nhân, bác
đưa thư,…). Trong quá trình học hát, trẻ được phân nhóm hát
nối tiếp từng câu nhạc, hát đối đáp.
- Trò chơi rèn thuộc tính âm nhạc: dựa vào âm sắc, cao độ, cường
độ, tiết tấu, nhịp độ các trò chơi khác nhau như: nghe tiếng hát
tìm đồ vật, ai hát, bao nhiêu bạn hát,… sẽ giúp trẻ nhận biết các
phương tiện diễn tả cơ bản của âm nhạc ( nhớ lại bài hát: ca từ,
giai điệu, tranh ảnh minh họa)
- Trò chơi rèn trí nhớ âm nhạc: trẻ nhắc lại giai điệu khi nghe
giáo viên đàn, nhìn tranh đoán tên bài hát, nghe giai điệu nhận
ra bài hát.
 Trò chơi ca hát
+ Mục đích:
- Lời ca giúp trẻ phát triển bộ máy phát âm
 Trẻ bắt đầu hát, làm quen với ca từ, cách thể hiện như thế
nào
 Trẻ biết nhả từ, phát âm như thế nào cho đúng
 Biết cách lấy và xử lí hơi
 Giúp trẻ thở sâu, phát triển giọng, củng cố thanh quản.
 Biết kết hợp môi, miệng, rang, lưỡi, hơi thở một cách
thuần thục.
- Phát triển ngôn ngữ: Trẻ biết thêm nhiều từ mới thông qua ca
hát ( có vốn từ), biết cách hình thành câu, rèn cho trẻ kĩ năng
ghi nhớ ( nhớ ca từ, giai điệu, cách biểu diễn bài hát như thế
nào), hình thành sự tự tin, mạnh dạn, cái “ tôi” của trẻ được thể
hiện trong lời bài hát.
+ Trò chơi 1: chia trẻ làm 2 nhóm ( đội) cô sẽ có 3 hình thức:
đưa ra chủ đề, trẻ chọn chủ đề, bốc thăm ( bốc thăm có hình
ảnh). Hát bài hát theo chủ đề đã chọn, bốc thăm. Đội nào hát
nhiều bài sẽ thắng ( hát 1 câu).
+ Trò chơi 2: nhóm A hát, nhóm B đoán tên bài hát và ngược
lại. nâng cao từng cấp độ: từ hát thành lời đến hát bằng âm la
hoặc ngậm miệng phát âm thanh.
+ Trò chơi 3 “ nghe nhạc đoán hình”: vẽ 4 tấm hình nhưng
khác 1 chi tiết trong tấm hình ( trong 4 tấm hình sẽ có một tấm
hình đúng, trẻ sẽ nghe nhạc và đoán tên bài hát qua hình ảnh)
+ Trò chơi 4: nhìn hình đoán ên bài hát: vẽ 6 tấm hình khác
nhau ứng với 6 bài hát, úp hình, sử dụng pptx ( mỗi ô hình gắn
với 1 chủ đề. Cho từng đội chọn và đoán tên bài hát, cho nghe
nhạc, tới đoạn nào trong hình có thì yêu cầu trẻ chỉ vào. Mỗi lần
đúng được 1 điểm. sau khi lật hết hình sẽ có 1 hình nền lớn để
trẻ đoán đúng bài hát.
+ Trò chơi 5: chọn 5 con vật để trẻ hát nhái âm ( gà, mèo, chó,
vịt, heo) làm mũ con vật. mỗi đội cử 3 bạn lên chọn 3 con vật
trong tổng 5 con vật, mỗi đội chọn 1 bài hát và hát bằng tiếng
con vật mà đội đã chọn.
+ Trò chơi 6: cho trẻ nghe 1 đoạn clip và bắt chước lại những gì
đã được xem ( hình thành cho trẻ kĩ năng thực hiện, bắt
chước, rèn sự chú ý và ghi nhớ. Sau đó chấm điểm, mỗi phần
1 điểm ( cách hát, phong thái). Hoặc mỗi đội cử 2 bạn lên và
hát lại bài hát vừa nghe theo kiểu hát khác ( hình thành kĩ
năng sáng tạo)
 Trò chơi hát và múa
+ trò chơi 1: chia 2 đội, chọn chủ đề( bốc thăm), hát bài
hát gì + vận động. chấm điểm 2 phần ( nhớ lời bài hát
và vận động). hoặc đội A hát, đội B đưa ra vận động và
ngược lại. quy định hát hết 1 câu mà đội B chưa đưa ra
vận động thì B thua ( hình thành cho trẻ kĩ năng phản
xạ, hình thành tư duy- động tác nhanh hay chậm, chủ đề
gì).
 Trò chơi nhạc cụ
+ mục đích, ý nghĩa: hình thành cho trẻ khái niệm về
các loại hình nhạc cụ: tên, âm sắc, hình dáng, cách sử
dụng.
+ Trò chơi 1: nghe băng : nghe 1 nhạc cụ ( độc tấu) và
đoán tên nhạc cụ ( mô tả hình dáng nhạc cụ, âm sắc của
nhạc cụ, cách sử dụng) mỗi lần trả lời đúng được 1
điểm. nâng cấp trò chơi từ 1 nhạc cụ đến cả ban nhạc
( từng nhạc cụ phát ra). Sau đó cho trẻ đoán tên những
nhạc cụ vừa phát ra ( trẻ sẽ tìm và dán hình nhạc cụ)
sau đó nói được hình dáng của nhạc cụ, thứ tự phát ra
của từng nhạc cụ, nhạc cụ nào trước nhạc cụ nào sau.
Cho trẻ thực hiện biểu diễn nhạc cụ.
+ Trò chơi 2: mô phỏng động tác: nhóm A đưa ra động
tác, nhóm B đoán tên nhạc cụ. sau đó nâng cấp từ 1 bạn
– 2 bạn – 3 bạn đưa ra động tác.
 Trò chơi âm nhạc kể chuyện
+ ý nghĩa: giúp trẻ nắm rõ nội dung, tình tiết của câu
chuyện từ đó giúp trẻ hiểu rõ, nắm được tính cách đặc
điểm của từng nhân vật trong câu chuyện, từ đó giúp trẻ
hóa thân vào vai nhân vật
+ cách tiến hành: Đọc câu chuyện và phân các phần
 Phần 1: không gian, thời gian, nhân vật chính diện
- Nhân vật chính diện
 Nếu nhân vật có tính cách linh haot5, nhanh nhẹn, hoạt
bát, mưu chí, ma mảnh thì chọn âm nhạc polka / pasodoble
 Nếu nhân vật có cá tính hiền, thật thà, có lòng vị tha, khờ,
lạc quan dùng “ walty”. Ví dụ nhân vật công chúa bạch
tuyết, lọ lem, người đẹp và quái vật.
 Nếu nhân vật có tính cách tự tin, mạnh dạn, lạc quan, điềm
tĩnh, thong dong, ung dung dùng “ pop”. Ví dụ cô bé
quàng khăn đỏ, vua sư tử, chú bé người cổ ( nhân vật đa
tính cách), chú bé mũi dài.
 Nếu nhân vật có tính cách anh hung, mạnh mẽ luôn bảo vệ
những người yếu đuối, lẽ phải chống lại thế lực xấu xa “
March”( hành khúc). Ví dụ: thánh going, sơn tinh thủy
tinh.
 Phần 2: phần chính của truyện ( sự đối đầu giữa
các nhân vật thiện – ác) nhân vật xấu xuất hiện
đối thoại ( sử dụng âm thanh và tiếng động)
Ví dụ

 Phần 3: kết thúc thiện thắng ác


- Đưa âm nhạc ở phần 1 đưa xuống
- Chiến thắng dùng nhạc hành khúc
3. Các bước tổ chức hoạt động vui chơi
- Khi hướng dẫn trò chơi âm nhạc cần thực hiện các bước sau
+ Nêu tên trò chơi
+ giải thích cách chơi
+ hướng dẫn, chơi cùng trẻ
- Trong khi tổ chức cho trẻ chơi, cần khuyến khích, động viên trẻ
tham gia, cổ vũ, nâng cao dần yêu cầu chơi
- Ví dụ: trò chơi nghe bạn hát: lần 1 cho trẻ đội mũ chop( che mắt
trẻ) nghe 1 trẻ khác hát và cho trẻ đoán tên trẻ hát, hát bài gì.
Lần 2 cho trẻ kết hợp với gõ phách và hỏi trẻ tên bài hát, tên
nhạc cụ.
CHƯƠNG 3: CÁC HÌNH THỨC TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG
ÂM NHẠC
Bài 2: Một số hoạt động âm nhạc trong đời sống hằng
ngày của trẻ
1. Trước giờ học buổi sáng
- Mục đích: tạo không khí vui vẻ, lôi cuốn trẻ đến trường, tạo cho
trẻ sự tự tin khi đến trường. tạo cho trẻ nề nếp trước khi vào lớp
phải lễ phép. Giúp trẻ làm quen, củng cố các bài hát trong
chương trình trẻ phải học hát.
- Tuyển chọn những ca khúc có chủ đề đi học hoặc những bài hát
có nhịp độ vừa phải, sắc thái vui vẻ trong lời ca.
- Ví dụ:
+ Em đi mẫu giáo, cháu đi mẫu giáo, đi học, bài ca đi học.
( trong giờ đón trẻ)
+ Con chim hót trên cành cây, lời chào buổi sáng ( trong giờ
đón trẻ)
+Chú gà trống gọi, tập đi đều ( trong giờ thể dục)
2. Hoạt động ngoài trời
- Mục đích: bồi dưỡng cho trẻ, bổ sung kiến thức cho trẻ khi dạo
chơi được gọi là âm nhạc dạo chơi. trong quá trình xếp hàng ra
sân chơi cho trẻ vừa đi vừa hát( không hát to) giúp trẻ không xô
đẩy nhau, ôn luyện, tạo hứng thú. Khi trẻ chơi xong thì cô hát
tặng cho trẻ bài hát, cho trẻ vừa đi vừa hát lên lớp. ôn lại cho trẻ
những bài hát mà trẻ đã biết.
3. Tổ chức hoạt động vui chơi trong lớp ( chơi góc- âm nhạc
theo ý thích)
- Mục đích: đánh giá khả năng cảm thụ âm nhạc của trẻ, giúp trẻ
kiểm soát cảm xúc, tạo thói que, bổ sung kiến thức, tạo hứng thú
khi chơi.
4. Trong giờ ăn
- Mục đích: cung cấp vốn kiến thức cho trẻ, hạn chế trẻ nói
chuyện, giúp hệ tiêu hóa của trẻ tốt ( mở nhạc hòa tấu, êm dịu
không lời)
5. Trước giờ đi ngủ
- Mục đích: tập cho trẻ có thói quen nề nếp( biết mở nhạc là đến
giờ ngủ), giúp cho trẻ có giấc ngủ sâu, bớt nghịch, giúp trẻ có ý
thức về thời gian, cung cấp kiến thức cho trẻ.
6. Trước giờ trả trẻ( âm nhạc giải trí )
- Mục đích: ôn lại những gì trẻ đã học và biết, giúp trẻ nhớ lại
những gì đã học, cung cấp kiến thức, tạo hứng thú cho trẻ bằng
cách cho trẻ xem clip về ca nhạc, hòa tấu và giao nhiệm vụ cho
trẻ, gv quan sát và hỏi trẻ
7. Âm nhạc độc lập được thực hiện trước giờ trả trẻ
- Mục đích: hình thành cho trẻ thói quen tốt, có kiến thức tốt về
âm nhạc, tạo nền tảng âm nhạc cho trẻ giúp cho việc lên tiết âm
nhạc thuận lợi hơn. Phát huy khả năng sáng tạo và sự tự tin của
trẻ qua các nhiệm vụ giáo viên giao như tự xây dựng bài vận
động từ bài hát được nghe.
Bài 3: Lễ hội âm nhạc
1. Mục đích, ý nghĩa
- Thông qua lễ hội âm nhạc trẻ nắm được hiểu được và biết đặc
trưng và ý nghĩa của các ngày lễ hội. từ đó giáo dục cho trẻ biết
chân trọng yêu quý hào hứng cũng như thể hiện tình cảm của
mình đối với ngày lễ hội đó.
- Hình thành cho trẻ phẩm chất đạo đức, trí tuệ, kĩ năng nghệ
thuật.
- Tạo cho trẻ sự phấn khởi, vui vẻ, những cảm xúc mới mẻ, tăng
cường khả năng cảm thụ âm nhạc, mở rộng nhận thức cho trẻ
- Nâng cao các kĩ năng hoạt động nghệ thuật, trẻ biết them điều
mới lạ và củng cố những điều trẻ đã lĩnh hội được.
2. Chuẩn bị
- Thời gian: 2 – 3 tháng, có kế hoạch, phân công các hoạt động
trong lễ hội một cách cụ thể và chi tiết.
- Chương trình bao gồm múa, hát, đọc thơ, kể chuyện, múa rối,
trò chơi biểu diễn xen kẽ tron thời gian khoảng 30 phút. Giáo
viên các lớp sẽ chuẩn bị tiết mục của lớp mình phụ trách hướng
vào nội dung của từng ngày hội, lễ. giáo viên sưu tầm, tập cho
trẻ them những bài hát, điệu múa ngoài chương trình từ vài tuần
trước. chương trình biểu diễn có thể kết hợp với các đoàn nghệ
thuật chuyên nghiệp ( rối, xiếc, hài) để tăng sự hấp dẫn. lên kế
hoạch cho các tiết mục biểu diễn
+ kế hoạch 1: ca hát – tốp ca
+ kế hoạch 2: múa – múa phụ họa cho bài hát và múa độc lập
+ kế hoạch 3: đọc thơ – mỗi trẻ đọc 1 câu hoặc đọc chung tập
thể.
+ kế hoạch 4: kể chuyện
+ kế hoạch 5: trò chơi dân gian
+ câu hỏi đố vui
- Thời gian diễn ra lễ hội: các hoạt động âm nhạc 30 – 60 phút
tùy theo quy mô của trường.
- MC: cho trẻ làm ( nhiều trẻ làm) cứ 2 trẻ giới thiệu 1 tiết mục,
cho trẻ tham gia vào khâu trang trí và chuẩn bị như làm băng
rôn, khẩu hiệu, trang trí sân khấu
- Bố trí chương trình có động – tĩnh xen kẽ
- Phụ huynh và giáo viên có thể tham gia biểu diễn cùng trẻ vài
tiết mục. sự tham gia, chuẩn bị biểu diễn của giáo viên, phụ
huynh sẽ đem lại cho trẻ sự hào hứng, tạo những ấn tượng tốt
đẹp về ngày lễ.
- Mỗi ngày lễ hội được tổ chức với những ý nghĩa khác nhau tạo
cho trẻ ấn tượng khó quên.
+ngày tết trung thu: là ngày lễ dành cho trẻ em theo truyền
thống dân tộc, ông cha ta đã chọn ngày “ rằm tháng 8” là ngày
trăng tròn sáng đẹp nhất làm ngày hội cho các cháu rước đèn,
múa sư tử, chơi các trò chơi dân gian, phá cỗ dưới trăng. Giáo
viên có thể chọn và cho trẻ hát một số bài hát như: rước đèn
dưới ánh trăng ( phạm tuyên) , đêm trung thu ( phùng như
thạch), vui trăng ( phạm tuyên), gọi trăng sao ( đồng dao thái –
tô ngọc thanh đặt lời)…, tổ chức cho trẻ ngày hội bày măm cỗ.
- Ngày quốc tế 8/3: đối với trẻ, người phụ nữ tôn kính nhất ngự
trị trong tình cảm của chúng là người mẹ. nên 8/ 3 có ý nghĩa
sâu sắc về tình cảm trong tâm hồn trẻ thơ. để chuẩn bị cho ngày
hội, cô giáo hướng dẫn trẻ tự làm những bông hoa tặng bà, mẹ,
cô giáo. Chương trình lien hoan văn nghệ có cả đọc thơ, múa
hát theo chủ đề cô và mẹ, có những bài hát như: mẹ là ánh nắng
sớm mai( hoàng long), múa cho mẹ xem ( xuân giao), cô giáo
( nguyễn mạnh thường)
- Ngày tết nguyên đán: là ngày tết cổ truyền của dân tộc. sự háo
hức đón chờ ngày tết luôn luôn là hạnh phúc của trẻ con. Cô
giáo cùng các cháu trang trí trường lớp bằng cành đào, cành
mai, cành cúc, cây nêu… tùy theo địa phương để có được khung
cảnh xuân. Trong chủ đề ngày xuân, cô kể chuyện dân gian
nhân ngày tết cổ truyền dân tộc, kết hợp trò chuyện với trẻ về
chủ đề quê hương, yêu thiên nhiên. Phần biểu diễn văn nghệ:
múa, hát, đọc thơ, trò chơi, kể chuyện. cho trẻ biểu diễn các bài
như: cùng múa hát mừng xuân ( hoàng hà), mùa xuân đến rồi
( phạm thị sửu), chúc mừng năm mới ( thanh hải)
3. Tiến hành
- Mở màn chương trình: cho trẻ hát thật hào hứng hoặc mở nhạc
cho trẻ diễu hành từ 2 bên đi theo đoàn vẫy chào từ dưới lên sân
khấu rồi giới thiệu chương trình
- Kết thúc chương trình: cho trẻ hát rồi có nhạc dan tấu tiến
xuống sân khấu, đi theo từng tốp, cho trẻ cảm ơn.
- Lưu ý: mở màn và kết thúc chương trình phải rất rộn rã, phải có
tất cả các diễn viên đã góp phần làm nên chương trình. Nếu mở
màn không hát thì kết thúc chương trình cho trẻ hát.

You might also like