You are on page 1of 10

LÝ THUYẾT

1. Vì sao nói Âm nhạc là một loại hình nghệ thuật?


- Phản ánh hiện thực khách quan bằng những hình tượng có sự biểu cảm của âm thanh, đúng
với yếu tố diễn tả âm nhạc như giai điệu sắc thái, cường độ hòa âm.
- Âm nhạc nảy sinh từ lao động của con ng và hỗ trợ trở lại để con ng sx và sáng tạo.
- Mỗi tác phảm âm nhạc dù là bản nhạc hay lời ca đều trải qua 1 quá trình sáng tạo liên tục
gồm các câu liên quan chặt chẽ với nhau giữa ng sáng tác với ng biểu diễn và ng nghe.
2. Trình bày bước tiến hành giới thiệu cho trẻ làm quen với bài hát. Cho ví dụ minh
họa.
+ Biểu diễn bài hát giới thiệu cho trẻ nghe
+ Giới thiệu bài hát ngắn gọn
+ Tập cho trẻ làm quen với đặc điểm nội dung, cấu trúc âm nhạc bài hát mà trẻ sẽ hát.
- Giới thiệu cho trẻ làm quen với bài hát mang tính chất chủ yếu là dẫn dắt giúp trẻ nhận biết cách biểu
diễn bài hát với yêu cầu tâm thế nhập cuộc rất cao. Trẻ ở đây không như những người ngoài cuộc chỉ
nhằm thưởng thức cảm thụ cái hay cái đẹp có trong bài hát mà là những người trong cuộc đang cần
nắm bắt biểu hiện lại bài hát đó một cách hấp dẫn và sáng tạo.
- Các phương pháp giới thiệu cho trẻ làm quen với bài hát nếu khơi gợi giúp trẻ thâm nhập càng nhiều,
càng sâu, có thể dễ dàng nắm được, nhớ được âm điệu, nhịp điệu lời ca, cách biểu hiện, kích thích
mạnh mẽ sự hứng thú, làm nảy sinh lòng ham muốn được hát, được thể hiện chính mình thì kết quả
Tập cho trẻ hát tiếp sau sẽ càng trở nên dễ dàng, nhanh chóng hơn.

3. Trình bày ý nghĩa của âm nhạc đối với sự phát triển thẩm mĩ cho trẻ trong các cơ
sở giáo dục mầm non.

- Mục đích là nhằm pt ở trẻ khả năng lĩnh hội cảm thụ và hiểu về cái đẹp phân biệt đc cái hay
cái dở, hđ độc lập và sáng tạo trong khi tiếp xúc với các dạng hđ âm nhạc

- Pt khả năng âm nhạc của trẻ đó là: khả năng trải nghiệm những sống khả năng nắm kinh
nghiệm hđ âm nhạc, khả năng thự hiện âm nhạc 1 cách độc lập sáng tạo

- Các tác phẩm âm nhạc ca ngợi thiên nhiên đất nc con ng gợi ở trẻ tình yêu quê hương đất nc,
tổ quốc, lòng biết ơn đối với những ng đã hy sinh cống hiến cho đất nc cho nhân dân

- Những điệu múa, trò chơi dân gian đem đến cho trẻ cảm xúc trữ tình, tự hào dân tộc
- Cho trẻ làm quen với các bài hát nc ngoài giúp trẻ mở mang sự hiểu biết các dân tộc khác
nhau.

4. Trình bày các bước tập cho trẻ hát. Cho ví dụ minh họa
* Các bước tập cho trẻ hát

Hát chỉ dẫn làm mẫu – hát mẫu bao gồm trong đó:
+ Câu hát
+ Cách hát
+ nghệ thuật biểu diễn
- Hát mẫu phải hát chậm, rõ ràng từng âm-tiếng sắc thái được biến đổi phù hợp, các cách diễn tả phong
phú, nghĩa là tất cả những gì các cháu cần luyện tập phải được chỉ dẫn rõ ràng đầy đủ, để đến lượt mình
sau khi đã nghe-thấy trẻ thực hành biểu hiện lại có sự sáng tạo.
- Hát mẫu cũng đồng thời lấy giọng cho trẻ, cữ giọng quá cao hay quá thấp đều gây khó khăn cho trẻ
làm mất đi vẻ đẹp tự nhiên, mềm mại..
- Có thể là dùng hiệu lệnh đếm( tùy theo phách, nhịp bắt vào mà có thể áp dụng đếm 1-2;2-1;2-3..)
- Hiệu lệnh gõ, hiệu lệnh tay bắt nhịp. Khi bắt vào yêu cầu cô không hát theo, chú ý nghe, nếu đệm đàn
thì chỉ đàn giai điệu- Tư thê hát góp phần không nhỏ cho tiếng hát của trẻ trở nên hay, đẹp.
- Tư thế thuận lợi là đứng hoặc có thể đan sen với ngồi và vận động, di chuyển sao cho hợp lý. Yêu
cầu đầu, mặt, mắt nhìn thẳng, tầm nhìn vừa phải, tay buông tự nhiên.
- Đây là kỹ năng cần được đặc biệt chú trọng, tạo nên ấn tượng âm nhạc mạnh mẽ dối với người hát
cũng như người nghe trược khi chậm dứt bài hát. Cần tập cho trẻ hát câu cuối của bài một cách đầy đủ
như dồn nhịp, giãn nhịp kết hợp với sự nhấn mạnh các âm cuối và âm kết thúc..nhằm khắc họa một
cách đậm nét hơn nữa bài hát.
- Phải chú ý đến nguyên nhân trẻ hát sai, có thể do thiếu sự chú ý, âm vực hạn chế, chưa phát triển, nhút
nhát, sự kết hợp tai nghe và giọng hát chưa tốt... Để tránh cho trẻ hát sai, cô cần dự kiến chỗ trẻ dễ sai, cho
trẻ nghe nhiều lần để thấm giai điệu, nhịp điệu của bài.
VD

5. Trình bày ý nghĩa của âm nhạc đối với sự hình thành phẩm chất đạo đức cho trẻ
trong các cơ sở giáo dục mầm non.

- Hoạt động âm nhạc tạo ra sự cần thiết đối với sự hình thành phẩm chất đạo đức nhân cách
trẻ, đặt cơ sở ban đầu cho văn hóa chung của ng công dân tương lai
- Đòi hỏi trẻ phải chú ý quan sát nhậy bén trẻ tập trung nghe nhạc so sánh các âm thanh, tư duy
của trẻ phải hđ tích cực.

6. Trình bày các bước tập cho trẻ nghe nhạc. Cho ví dụ minh họa.

*Bước1: Giới thiệu tác giả tác phẩm

- Cô có thể gợi mở đề trẻ dễ hình dung đc tính chất nd âm nhạc, thu hút trẻ lắng nghe và tùy nd
hình thức âm nhạc sẽ cho trẻ nghe

- GV dùng lời giới thiệu ngắn

- Có thể trò cuyện với trẻ về nd tác phẩm

- Có thể đọc thơ dùng tranh, đồ chơi minh họa để dẫn dắt trẻ đến với tác phẩm

- Phần giới thiệu cần ngắn gọn và sinh động gây đc hứng thú nhu cầu muốn nghe của trẻ

- Tích lũy ấn tượng về âm nhạc, tác phẩm, rèn luyện kỹ năng cảm thụ âm nhạc. Phương pháp
cho trẻ nghe trực tiếp là tốt nhất.

*Bước2: Cho trẻ nghe nhạc

- Tập cho trẻ sự tập trung lắng nghe: Gv hát thật diễn cảm kết hợp với cử chỉ điệu bộ, nét mặt
phù hợp. Nếu sd dc nhạc cụ thì gv vừa đàn vừa hát. Có thể mời ng khác hát cho trẻ nghe, có thể
cho trẻ nghe tác phẩm qua băng đĩa sau đó gv hát lại bài hát đó. Có thể kết hợp với các trò chơi
vận động khác.

- Cho trẻ làm quen với các khái niệm về phương tiện diễn tả âm nhạc : Tổ chức trò chơi, phân
biệt độ cao thấp, to nhỏ của âm thanh.

*Bước3: Củng cố ấn tượng và ghi nhớ

- Cô cho trẻ hát lại tác phẩm âm nhạc để trẻ hiểu rõ hơn những đặc điểm của tác phẩm và
những hình thức biểu diễn khác nhau

- Trò chuyện với trẻ để ôn lại tác phẩm tác giả hình tương âm nhạc, tính chất giai điệu, tiết tấu
âm nhac của trẻ, cho trẻ tự nhắc lại 1 nét giai điệu hoặc tiết tấu nào đó trong tác phẩm đc nghe.

+VD:

7. Trình bày ý nghĩa của âm nhạc đối với sự thúc đẩy trí tuệ và phương tiện phát
triển thể chất cho trẻ trong các cơ sở giáo dục mầm non.
* Trí tuệ

- Cảm thụ âm nhạc gắn bó chặt chẽ với trí tuệ của trẻ. Trong khi hát sẽ giúp trẻ pt ngôn ngữ,
các dạng hđ âm nhạc ở nhà trẻ và mẫu giáo tùy theo đặc điểm lứa tuổi đòi hỏi trẻ tích cực tư
duy tưởng tượng.

* Thể chất

- Âm nhạc có ảnh hưởng tới quá trình hoàn thiện cơ thể trẻ.

- Khả năng tốt nhất để pt tai nghe

- Vận động theo nhạc giúp trẻ phối hợp các động tác

- Tư thế hát đúng sẽ điều hòa hđ hô hấp đồng thời phong thái đẹp.

8. Trình bày cách chơi loại trò chơi với hát. Cho ví dụ minh họa.
Cách chơi loại trò chơi với hát

- Trong trò chơi trẻ được tự do tìm cách thể hiện, nét mặt, tạo dáng vận động
- Phát triển hứng thú với hát, với âm nhạc, giáo dục tai nghe âm nhạc, trí nhớ âm nhạc, cảm giác giai
điệu, củng cố giọng hát và giúp trẻ biết thể hiện nội dung âm nhạc.
* Với nhóm trẻ nhỏ và mẫu giáo bé chủ yếu là do giáo viên hát, trẻ hát theo và kết hợp vận động nhẹ
nhàng: vỗ tay, lắc lư người, giơ tay lên hạ tay xuống, nhún nhảy
- Các bài hát dùng cho trò chơi trẻ nhỏ, nên ngắn, đơn giản
Ví dụ: Chạy vòng quanh: hát đoàn tàu nhỏ xíu, lái ô tô, hát em tập lái ô tô, chơi bóng hát bóng tròn - ru
em: hát chim mẹ chim con
* ở nhóm trẻ độ tuổi mẫu giáo nhỡ và lớn, bài hát cho trò chơi cần được học thuộc từ trước
- Giáo viên để trẻ tự nghĩ ra động tác phù hợp theo lời hát, theo tính chất âm nhạc. Giáo viên theo dõi
chỉ khi nào trẻ gặp khó khăn, giáo viên mới chỉ dẫn cho trẻ cách làm nhưng không đòi hỏi trẻ bắt chước
y hệt
- * Người lớn và trẻ con cảm thị âm nhạc khác nhau- hay trong thể hiện người lớn khi thể hiện ở trẻ còn
gượng gạo, giả tạo. Vì thế trong trò chơi với hát, giáo viên hầu như không làm động tác mẫu, chỉ nên
giải thích, cho trẻ xem tranh ảnh minh họa và bằng các biện pháp giúp trẻ tự nghĩ ra hành động.
- Trẻ ở nhóm nhỡ và lớn có thể chơi các trò quen thuộc ở nhà trẻ, nhưng với quy mô phức tạp hơn.
Ví dụ: Trời nắng trời mưa -> Hát
- Phi ngựa -> Cưỡi ngựa tre
- Rước đèn trung thu -> Rước đèn
- Gác trăng -> Đêm trung thu
- Duyệt binh -> Đội kèn tí hon

9. Trình bày đặc điểm khả năng âm nhạc của trẻ trong nhóm tuổi từ 1-3 tuổi

- Đã có phản ứng với âm thanh

- Hai tháng tuổi dã có biểu hiện lắng nghe âm thanh

- Trẻ từ 4-5 tháng tuổi đã có thể phân biệt âm thanh

- Khi biết bò trẻ có thể nhoài ng về hướg có âm thanh

- Vào những tháng tuổi còn non như vậy trẻ đã có biểu hiện hưởng ứng với thái độ: sung
sướng, nín khóc, chăm chú nghe ng lớn hát trẻ đã biết u ơ theo tiếng hát. ( Tuy nhiên khả năng
ngắn)

- Về ngôn ngữ trẻ đã nói đc liên tục hơn có liên cơ thể trẻ đã dần đc củng cố các chức năng của
cơ vận động cũng dần pt ổn định.

10. Trình bày cách chơi loại trò chơi với múa và hát. Cho ví dụ minh họa.
- Giúp trẻ thể hiện tình cảm nội dung âm nhạc vào lời ca, trẻ có thể sd vốn liếng đã tích lũy về
những kỹ năng múa trong các tiết học vận dộng theo nhạc. Tham gia các trò chơi trẻ có đk đểpt cảm
giác nhịp điệu.
* Ở nhóm nhà trẻ
- Trò chơi do gv vừa hát và múa là chủ yếu. GV có thể phân cho trẻ các vai phụ họa với các vận
động đơn giản như vỗ tay, giậm chân, lăc lư ng, giơ tay,…
* Ở nhóm trẻ tuôi mẫu giáo
- GV nên gợi ý để trẻ nhớ lại các động tác múa hay vận động theo nhạc đã học, khuyến khích trẻ
nhớ ra động tác múa phù hợp với bài hát. ( bài hát cần đơn giản ngắn gọn )
- Trong trò chơi với múa và hát có thể sd các dạng vận động nhưng phải chú ý tới tính chất múa và
tạo dáng trong khi thể hiện hình tượng nhân vật vai diễn.
+VD: Trò hóa đá ( nhảy theo nhạc)
Trò khiêu vũ với bóng
Trò nhảy theo nhạc và tranh ghế
11. Trình bày đặc điểm khả năng âm nhạc của trẻ trong nhóm tuổi từ 3-4 tuổi
Đặc điểm khả năng âm nhạc của trẻ trong nhóm tuổi từ 3-4 tuổi
- Về ngôn ngữ trẻ đã nói được liên tục hơn, có liên hệ, cơ thể trẻ đã được củng cố hơn, chức năng của
các cơ vận động cũng pt và ôn định
- Cảm xúc âm nhạc của trẻ tăng dần
- trẻ có thể tự hát hoặc có sự hỗ trợ chút ít của gv
- trẻ có thể làm quen với nhạc cụ, tập sử dụng nhạc cụ phù hợp.

12. Trình bày cách chơi loại trò chơi âm nhạc kể chuyện. Cho ví dụ minh họa.
- Có thể chỉ là những cốt chuyện đơn giản nd gắn với các khái niệm cơ bản.
- Hình thành thói quen chăm chú nghe pt thính giác
- GV có thể dùng những mẩu chuyện ngắn, nd ngắn với bài hát. Truyện kể phải đơn giản dễ
hiểu dễ nhớ. Các trò chơi âm nhạc kể chuyện có thể theo các giai đoạn sau:
+ GĐ1: GV kể, đọc chuyện thật diễn cảm thể hiển phần âm nhạc có trong các cảnh. Sau khi
nghe trẻ diễn lại bằng ấn tượng của trẻ với nhau
+ GĐ2: Trẻ tiếp tục tham gia vào kể chuyện, gv kể chuyện và trẻ thoại lời theo các vai hoặc
hát theo vai đó
+GĐ3: Trẻ thể hiện trò chơi với nhau, gv hướng dẫn qua các vai với nhau, nên động viên gợi ý
để trẻ tự thể hiện theo cách mình nghĩ, nếu trẻ ko biết thể hiện vai nào, gv gợi ý để trẻ nhớ lại 1
vài dặc điểm trong truyện. Trò chơi âm nhạc kể chuyện có thể cấu tạo theo vở kịch nhỏ, ngắn,
có thể đc theo chuyện cổ tích, thay đổi nhóm xem và nhóm kể.
*VD:

13. Trình bày đặc điểm khả năng âm nhạc của trẻ trong nhóm tuổi từ 4-5 tuổi

- Trẻ đã độc lập cao hơn và ham hiểu biết

- Trẻ rất hay hỏi vì sao, thế nào, cái gì

- Trong tư duy trẻ bắt đầu nắm đc mối qh giữa các sự vật hiện tượng và các thao tác tổng hợp
trong đó có âm nhạc. Trẻ có thể xác định âm nhạc cao thấp, to nhỏ, giọng hát cảu ai hay tiếng
đàn nào. Biết phân biệt tính chất âm nhạc vui vẻ, sôi động hay yên tĩnh, êm ả, nhịp độ nhanh
hay chậm.

- Trẻ hiểu đc yêu cầu thể hiện bài hát, thể hiện trong các động tác múa.

14. Trình bày cách chơi loại trò chơi với nhạc cụ. Cho ví dụ minh họa.
- Khơi dậy ở trẻ khả năng sáng tạo và hoạt động độc lập, trẻ học đc trong bài hát của mình
những tiết tấu đơn giản.
- Trẻ nhỏ từ 3-4 tuổi cần tập cho trẻ bằng cách vỗ tay, dậm chân theo nhịp.
- Trẻ 4-5 tuổi cho học vơi nhạc cụ như gõ lắc, đệm cho bài hát theo nhịp, phách, theo tiết tấu
đơn giản.
- Trẻ từ 5-6 tuổi đệm theo tiết tấu phức tạp và theo các bước sau:
+ Giới thiệu nhạc cụ, âm thanh của nhạc cụ
+ Gọi tên nhạc cụ và cho trẻ làm quen với nhạc cụ hướng dẫn cách cầm cách gõ
+ Cho trẻ tập đệm theo nhịp, theo phách của bài hát quen thuộc, gv theo dõi và sửa cách chơi
của trẻ.
*VD: Trò chơi trống tự chế

15. Trình bày đặc điểm khả năng âm nhạc của trẻ trong nhóm tuổi từ 5-6 tuổi.

- Giọng trẻ đã âm vang, giọng hát ổn định từ Rê1 - Si1, khả năng nghe và hát cũng tốt hơn,
biết các động tác cơ bản (đi, chạy, nhảy,…). Có khả năng vận dụng các động tác riêng lẻ đã biết
trong các điệu múa trò chơi âm nhạc.

- Có khả năng phân biệt và so sánh những dấu hiệu biểu hiện âm nhạc cảm giác tai nghe và
kinh nghiệm nghe nhạc của trẻ cũng tích lũy đc nhiều hơn.

- Phân biệt đc các độ cao thấp của âm thanh, độ to nhỏ âm thanh, lựa chọn nhất định ( 1 số trẻ
thích múa, thích hát,…)

16. Trình bày các hoạt động âm nhạc trong đời sống hàng ngày của trẻ ở các cơ sở giáo
dục mầm non.
Các hoạt động âm nhạc trong đời sống hàng ngày của trẻ ở trường mầm non

- Có thể sử dụng âm nhạc trong các sinh hoạt sau:


+ Hát trước giờ thể dục buổi sáng, trẻ có thể hát các bài hành khúc: cùng đi đều, chú gà trống gọi..
+ Hát lúc dạo chơi, chọn những bài hát chữ tình như bài: thật là hay, màu hoa…
+ Hát cho trẻ nghe trước giờ ngủ trưa hát các bài hát ru -> ru con Nam bộ, ru em
+ Trong các giờ học khác:
- Giờ toán -> Tập đếm
- MTXQ + Vẽ -> Hát các bài hát theo đề tài thiên nhiên các mùa
- Hàng tuần tổ chức cho biểu diễn theo lớp có sự tham gia của giáo viên, thỉnh thoảng cho trẻ đi xem
biểu diễn văn nghệ, các nhà hát
- Trẻ thể hiện tính tích cực, sáng tạo của trẻ, trẻ hoạt động theo ý thích của mình hoặc có sự gợi ý chút
ít của giáo viên, trẻ hát hoặc múa, rủ nhau chơi trò chơi âm nhạc hát cho nhau nghe, giáo viên không
trực tiếp hướng dẫn nhưng đóng vai trò động viên khuyến khích
- Đối với trẻ nhút nhát, thiếu tự tin, giáo viên cần đặc biệt quan tâm.

17. Trình bày mục đích giáo dục âm nhạc


Mục đích giáo dục âm nhạc:

- Âm nhạc là một trong những phương tiện hiệu quả nhất để thực hiện nhiêm vụ giáo dục đạo đức,
thẩm mỹ, trí tuệ, thể chất cho trẻ tạo cơ sở ban đầu hình thành nhân cách con người.
- Đưa âm nhạc đến với đời sống trẻ thơ, đặt cơ sở ban đầu cho việc giáo dục văn hóa âm nhạc, góp
phần giáo dục, thẩm mĩ, đạo đức, đẩy mạnh sự phát triển trí tuệ, thể chất cho trẻ.
- Giáo dục âm nhạc cho trẻ mẫu giáo chính là mắt xích đầu tiên và quan trọng nhất, trẻ tiếp nhận được
ở độ tuổi này sẽ dạy cho trẻ những cảm xúc chân thực đầu tiên với âm nhạc và còn giữ mói trong tâm
hồn trẻ suốt cuộc đời.
- Là sự hình thành có định hướng mục đích của nhân cách trẻ bằng con đường tác động của nghệ thuật
âm nhạc, đó là sự hỡnh thành hứng thỳ, nhu cầu, năng lực thẩm mĩ với âm nhạc.
- Là sự hình thành có định hướng những đặc điểm cá biệt của trẻ có ý nghĩa nhất định đối với việc giúp
trẻ nắm được các dạng âm nhạc khác nhau ( Nghe nhạc, hát, múa, trũ chơi âm nhạc).

18. Trình bày cấu trúc giáo án dạy một tiết âm nhạc. Xác định mục đích yêu cầu của
một tiết dạy âm nhạc
* Câu trúc giáo án dạy một tiêt Âm Nhạc

GIÁO ÁN ÂM NHẠC
Chủ đề lớn:
Chủ đề nhỏ:
Tên hoạt động:
Hoạt động bố trợ:
Đối tượng:
Thời gian:
Ngày soạn:
Ngày dạy:
Người thực hiện:
1. Mục đích-yêu cầu
1. Kiến thức:
- Trẻ nhớ tên bài hát, Tên tác giả và hiểu nội dung bài hát.
- Trẻ hát thuộc lời, đúng giai điêu của bài hát.
2. Kỹ năng:
- Trẻ biết thể hiện cảm xúc với bài hát khi được thể hiện.
- Phát triển thính giác, khả năng cảm thụ âm nhạc.
3. Thái độ:
- Trẻ tích cực, hứng thú khi tham gia trò chơi âm nhạc.
- Qua hoạt động ậm nhạc giáo dục trẻ nội dung phù hợp...
II. Chuẩn bị
1. Đô dùng của giáo viên và trẻ
2. Địa điêm tô chức
III. Tổ chức hoạt động
Hoạt động của cô
Hoạt động của trẻ
1. Ôn định tổ chức trò chuyện chủ đề
2. Nội dung
a. Hoạt động 1: Dạy hát
* Cô hát mẫumẫu
* Dạy trẻ hát
- Dạy hát từng câu
- Dạy hát cả bài
* Luyện hát: kiểm tra theo nhóm, tổ, cá nhân.
b. Hoat dong 2: Vận động phụ họa theo bài a hoặc nghe bài b
c. Hoạt động 3: Trò chơi âm nhạc
3. Kết thúc
a. Cùng cố
- Hồi lại tên tác giả, tên bài hát
- Nội dung bài hát
b. Dặn dò
19. Trình bày nhiệm vụ giáo dục âm nhạc
Nhiệm vụ giáo dục âm nhạc:

- Giáo dục hứng thú với âm nhạc bằng con đường phát triển cảm thụ âm nhạc, tai nghe âm nhạc giúp
trẻ cảm nhận sâu sắc hơn, tiến tới hiểu nội dung tác phẩm âm nhạc được nghe.
- Mở rộng những ấn tượng âm nhạc của trẻ, cho trẻ làm quen với tác phẩm âm nhạc đa dạng.
- Cho trẻ làm quen với khái niệm âm nhạc đơn giản nhất trong mọi hoạt động âm nhạc.
- Phát triển cảm xúc âm nhạc, khả năng cảm giác tai nghe, cao độ, tiết tấu, hình thành giọng hát.
- Khơi dậy sở thích ban đầu về sở thích âm nhạc, biết nhận xét, đánh giá với tác phẩm âm nhạc.
- Phát triển tính tích cực, sáng tạo trong tất cả các dạng hoạt động âm nhạc vừa sức với trẻ.
- Hình thành tính độc lập, sáng tạo và có nhu cầu ca hát, múa trong đời sống hàng ngày

THỰC HÀNH
Tập đọc xướng âm và học lời ca tất cả những bài thực hành đã học

You might also like