You are on page 1of 7

VẤN ĐỀ 3:

ĐẠI DIỆN CÁC BÊN TRONG QUAN HỆ LAO ĐỘNG


I. Khái niệm đại diện các bên trong QHLĐ:
- Tính tất yếu khách quan của đại diện QHLĐ:
+ Sự xuất hiện của lao động làm thuê
+ Vị thế bất bình đẳng trong quan hệ
+ Nhu cầu tự bảo vệ của NLĐ
+ Xuất hiện có tính khách quan và từ nhu cầu tự nguyện các bên
- Định nghĩa:
Đại diện các bên trong QHLĐ là sản phẩm của nền kinh tế thị trường, bao gồm
tổ chức độc lập của bên lao động và bên sử dụng lao động, được lập ra theo ý chí,
nguyện vọng của người lao động và người sử dụng lao động nhằm thực hiện chức
năng đại diện, bảo vệ , duy trì và phát triển lợi ích của mỗi bên trong mối quan hệ
của họ đối với nhau cũng như với các chủ thể khác trong thị trường lao động.
II. Đại diện bên tập thể lao động:
1. Sự hình thành và phát triển:
- Thế kỷ XVIII: Quan hệ làm thuê - xuất hiện CNTB. Lao động là hàng hóa =>
chịu sự chi phối của các quy luật của kinh tế thị trường
- Cuối thế kỷ XVIII - Đầu TKXX: Qúa trình công nghiệp hóa - GCCN ra đời.
Công nhân liên kết đòi các quyền lợi cải thiện điều kiện lao động - đình công
- Năm 1820 - chiến tranh thế giới thứ nhất: sự xuất hiện của nghiệp đoàn, công
đoàn
+ Được thành lập trên phạm vi rộng
+ Có sự liên kết trong phạm vi ngành, quốc gia
+ Ban hành các đạo luật về lao động
- Năm 1919: tổ chức lao động quốc tế được thành lập
+ Mở rộng phạm vi QHLĐ (quốc tế)
+ Quan tâm đối tượng lao động đặc thù
+ Xuất hiện nhiều mô hình QHLĐ
2. Định nghĩa đại diện lao động:
- Đại diện lao động là một tổ chức được tạo thành bởi sự tham gia của người lao
động (được gọi là các thành viên) với mục tiêu chính là bảo vệ và thúc đẩy lợi ích
của các thành viên của mình tại nơi làm việc
- Mô hình:
+ Nhất nguyên công đoàn: chỉ thừa nhận 1 tổ chức đại diện
+ Đa nguyên công đoàn: có nhiều tổ chức đại diện và người lao động được quyền
lựa chọn
- Tính chất:
+ Tổ chức xã hội nghề nghiệp
+ Tổ chức chính trị - xã hội
3. Vấn đề đăng kí và công nhận đại diện lao động (công đoàn):
- Đăng kí công đoàn là một thủ tục quản lý của Nhà nước để đảm bảo một công
đoàn được thành lập theo đúng quy định và có tư cách pháp nhân. Nói cách khác,
đây là thủ tục công nhận từ phía nhà nước
- Công nhận công đoàn là việc NSDLĐ (hoặc hiệp hội NSDLĐ) ghi nhận một cách
chính thức một công đoàn đã qua thủ tục đăng ký (hoặc đã được kiến định) và có
tư cách đại diện cho TTLĐ (trở thành đối tác trong giải quyết các công việc chung
như thương lượng tập thể, ấn định lương và các điều kiện lao động). Công nhận
công đoàn, nói một cách ngắn gọn là thủ tục công nhận từ phía NSDLĐ
(Công nhận đại diện lao động là một thủ tục khá phức tạp và có sự quy định khác
nhau giữa các nước)
4. Đại diện tập thể lao động ở Việt Nam:
4.1. Lịch sử vấn đề đại diện lao động ở Việt Nam:
- BLLĐ, LCĐ năm 2012 trở về trước: Công đoàn thuộc hệ thống TLĐLĐVN
- BLLĐ năm 2019 trở đi (Khoản 3 Điều 3 BLLĐ 2015):
+ Công đoàn cơ sở thuộc TLĐLĐVN
+ Tổ chức của NLĐ tại doanh nghiệp
* Những yếu tố tác động đến tự do công đoàn ở Việt Nam:
- Nhu cầu nội tại: thực tiễn và hiệu quả hoạt động của đại diên lao động ở Việt
Nam từ khi có TTLĐ đến nay
- Nhu cầu hội nhập:
+ Cam kết thương mại trong Bộ quy tắc ứng xử, tiêu chuẩn trách nhiệm xã hội của
doanh nghiệp
+ Hiệp định thương mại tự do thế hệ mới (CPTPP, EVFTA, UKVFTA)
4.2. Pháp luật điều chỉnh đại diện lao động:
Chương XIII BLLĐ năm 2019:
- Công đoàn thuộc TLĐLĐVN:
+ Luật Công đoàn năm 2012
+ Văn bản hướng dẫn LCĐ, Điều lệ công đoàn
- Tổ chức của NLĐ tại doanh nghiệp:
+ BLLĐ năm 2019
+ Văn bản hướng dẫn BLLĐ
- Quy định về tổ chức đại diện NLĐ tại doanh nghiệp: Điều 172, 173, 174 BLLĐ
năm 2019
+ Quy định về thành lập, gia nhập tổ chức của người lao động tại doanh nghiệp
(Điều 172)
+ Quy định về Ban lãnh đạo và thành viên tổ chức của người lao động tại doanh
nghiệp (Điều 173)
+ Điều lệ tổ chức của người lao động tại doanh nghiệp (Điều 174)
? Ai sẽ là người đại diện khi có nhiều tổ chức
III. Đại diện bên sử dụng lao động:
1. Sự hình thành và phát triển của đại diện bên sử dụng lao động:
- Sức ép về việc xuất hiện các tổ chức đại diện tập thể lao động
- Hợp tác, xúc tiến hoạt động thương mại
- Mô hình đại diện bên sử dụng lao động xuất hiện có sự khác nhau phục thuộc vào
điều kiện kinh tế, xã hội, chính trị và lập pháp
- Tổ chức giới chủ thế giới (IOE) xuất hiện năm 1920 – Hiện có khoảng 150 thành
viên đến từ 140 quốc gia (Việt Nam là thành viên)
- Châu Á: Liên đoàn giới chủ Châu Á – TBD (CAPE) thành lập 10/2000 (VN là
thành viên)
2. Khái niệm và đặc điểm:
2.1. Khái niệm:
Đại diện bên SDLĐ là tổ chức được hình thành từ quá trình liên kết của NSDLĐ
nhằm đại diện cho họ trong quan hệ với tổ chức của tập thể lao động hoặc với Nhà
nước để bảo vệ và tối ưu hóa lợi ích của bên sử dụng lao động trong mối quan hệ
lao động ổn định, hài hòa
2.2. Đặc điểm:
- Được thành lập (được bầu, được lựa chọn) tự do bởi các chủ sử dụng lao động
hoặc đại diện của họ
- Được các thành viên trao quyền giải quyết các vấn đề thuộc về quyền và lợi ích
của NSDLĐ (chủ yếu trong QHLĐ)
3. Tổ chức bên SDLĐ ở Việt Nam:
- Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI)
- Liên minh HTX Việt Nam (VCA)
- Hiệp hội các doanh nghiệp nhỏ và vừa Việt Nam (VIMASME)
=> Lưu ý: Các Hiệp hội đầu tư nước ngoài:
+ Hiệp hội Doanh nghiệp Châu Âu tại Việt Nam (EuroCham)
+ Hiệp hội Thương mại Hoa Kỳ tại Việt Nam (AmCham)
+ Hiệp hội Doanh nghiệp Nhật Bản (JCCI)
+ Hiệp hội Doanh nghiệp Hàn Quốc tại Việt Nam (KorCham)
IV. Các hình thức tương tác của đại diện các bên trong QHLĐ:
- Thương lượng tập thể
- Xây dựng pháp luật và tham vấn
- Giải quyết tranh chấp và các hành động công nghiệp
- Đối thoại và các hoạt động hợp tác tại doanh nghiệp
V. Cơ chế ba bên:
1. Khái niệm và các hình thức của cơ chế ba bên:
1.1. Khái niệm cơ chế ba bên:
- Sự tương tác của Nhà nước bên SDLĐ và bên LĐ với tư cách là những đối tác
bình đẳng và độc lập để tìm kiếm giải pháp cho những vấn đề để họ cùng quan tâm
(ILO)
1.2. Hình thức của cơ chế ba bên:
- Cấp Quốc gia: Hội đồng hoặc ủy ban QHLĐ
- Tham vấn, tham luận, trao đổi
- Đồng thuận (cùng quyết định) => hình thức ở mức độ cao nhất
2. Bản chất của cơ chế ba bên:
- Có sự tham gia của cả ba đối tác
- Có sự hợp tác của các bên
3. Vai trò của cơ chế ba bên:
- Xây dựng hệ thống chính sách lao động hiệu quả
- Tăng cường khả năng đối thoại xã hội trong lao động
- Tăng cường hiệu quả quản lý
4. Những yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng hoạt động của cơ chế ba bên:
- Bản thân các đối tác cần đủ mạnh
- Điều kiện tài chính
- Điều kiện khác (Dân chủ xã hội, thể chế pháp lý, ...)
TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN

Đặc điểm pháp lý - Ít nhất 03 cổ đông


- Vốn điều lệ được chia thành các
phần bằng nhau gọi là cổ phần
- Cổ đông chịu trách nhiệm hữu hạn
- Có tư cách pháp nhân

Quy chế về vốn - Có 2 loại cổ phần


- Được phát hành chứng khoán
- Các cổ đông được tự do chuyển
nhượng cổ phần trừ các trường hợp
hạn chế và cấm chuyển nhượng

Ưu điểm - Có tính hòa thiện cao về vốn, trình


độ tổ chức và hoạt động mang tính xã
hội hóa cao
- Có khả năng huy động được nguồn
vốn lớn do sự đa dạng về phương thức
huy động vốn
- Được nhà kinh doanh ưa chuộng
nhờ khả năng san sẻ rủi o

Nhược điểm - Sự tham gia đông đảo của công


chúng vào đời sống công ty có thể
tiềm ẩn nhiều nguy cơ cho các chủ nợ
- Có thể tồn tại sự phân chia quyền lợi
giữa các nhóm cổ đông

? Phân biệt mô hình nhất nguyên và đa nguyên về công đoàn? Đánh giá các mô
hình này ở Việt Nam
? Vấn đề đại diện lao động trong BLLĐ năm 2019 – Nhận diện, bình luận, phân
tích và đánh giá?
? Vấn đề đại diện NSDLĐ ở Việt Nam – Nhận diện, bình luận và đánh giá

You might also like