You are on page 1of 62

Accountant in Business

(Kế toán trong doanh nghiệp)


Lesson 1: Tổ chức kinh doanh và các bên
liên quan (Business Organisations and their
stakeholders)
Một tổ chức (an organisation) được định nghĩa là một tập thể những người theo đuổi một mục tiêu
chung, kiểm soát hoạt động của cả tập thể, tạo ranh giới giữa tập thể mình với môi trường bên
ngoài.
Tổ chức kinh doanh (Business organisations) là các tổ chức được thành lập với mục tiêu tạo ra lợi
nhuận (ví dụ như các công ty thương mại) hoặc cải thiện đời sống an sinh xã hội (các tổ chức,
quỹ từ thiện).
Trong bài học này chúng ta sẽ đi tìm hiểu về mục đích thành lập tổ chức, phân loại tổ chức và các
bên liên quan.

I. Đặc điểm, mục đích của tổ chức và các loại hình tổ chức

1. Mục đích thành lập tổ chức

Tổ chức cho phép con người hoạt động năng suất và hiệu quả hơn, giúp con người đạt được
những kết quả mà cá nhân không thể đạt được. Cụ thể:

2. Đặc điểm của tổ chức

Đặc điểm của tổ chức được xem xét ở những khía cạnh sau:
3. Các loại hình tổ chức kinh doanh

Có nhiều cách phân loại tổ chức kinh doanh. Tuy nhiên, 2 cách dưới đây được sử dụng phổ biến
hơn cả. Cụ thể:
a. Theo mục tiêu định hướng của tổ chức

Tổ chức phi lợi


Tổ chức thương mại
nhuận

Tối đa hóa lợi nhuận (maximise profit), đem lại giá trị Thúc đẩy phát triển an sinh xã hội,
Mục tiêu
cho chủ doanh nghiệp và các bên liên quan chính trị hay môi trường.

Tổ chức thương mại được chia thành ba loại theo tư cách


Bao gồm:
pháp nhân của tổ chức:
• Các cơ quan chính phủ
• Hộ kinh doanh cá thể (Sole trader): tổ chức có
• Trường học
chủ sở hữu và được điều hành bởi một cá nhân
Phân loại • Bệnh viện
• Công ty hợp danh (Partnership): do 1 nhóm
• Tổ chức từ thiện (ví dụ:
người cùng nhau góp vốn, cùng nhau hoạt
Hội chữ thập đỏ)
động và quản lý công ty.
• Các câu lạc bộ
• Công ty trách nhiệm hữu hạn (Limited company)

Trong loại hình tổ chức thương mại, chúng ta sẽ tìm hiểu kỹ hơn về loại hình công ty trách nhiệm
hữu hạn (TNHH).

• Đặc điểm của công ty TNHH

Công ty TNHH có tư cách pháp nhân riêng biệt với chủ sở hữu (cổ đông). Rủi ro của họ
thường được giới hạn ở số vốn họ đã đầu tư vào công ty khi mua cổ phiếu. Đây được gọi là
trách nhiệm hữu hạn.

o Chủ sở hữu là các cổ đông (shareholders) là người cung cấp vốn và nhận được
lợi nhuận, nhưng bị hạn chế trong việc điều hành công ty.
o Ban giám đốc (BGĐ) được bổ nhiệm bởi các cổ đông để điều hành và quản lý
công ty. Họ có trách nhiệm đối với cả hai nhóm chủ sở hữu và nhân viên. BGĐ
gồm có các giám đốc điều hành tham gia vào các hoạt động hàng ngày của tổ
chức và các giám đốc không điều hành tham gia với tư cách cố vấn, đưa ra
định hướng hoạt động chung.

• Các loại hình công ty TNHH

Công ty TNHH được chia thành hai loại sau:

Công ty TNHH tư doanh Công ty TNHH đại chúng

(Private limited companies) (Public limited companies)


Chỉ có một chủ sở hữu hoặc một
Số lượng cổ đông Số lượng cổ đông không giới hạn
nhóm nhỏ cổ đông
Cổ phiếu được phát hành và chào bán
Chuyển nhượng Ít khi được chuyển nhượng và cần
rộng rãi ra công chúng qua sàn chứng
cổ phiếu có sự đồng ý của các cổ đông
khoán
Hội đồng quản trị và BGĐ điều hành
BGĐ có thể là người nắm giữ phần thường tách biệt với nhau, hoặc BGĐ
Cơ cấu tổ chức
lớn cổ phần công ty nắm giữ một phần rất nhỏ cổ phần
công ty
- Vốn của người sáng lập
Vốn được huy động trực tiếp từ việc
phát hành và bán cổ phiếu trực tiếp
- Vốn góp từ các cộng sự kinh
Nguồn vốn cho công chúng và các nhà đầu tư tổ
doanh hoặc nhân viên
chức (institutional investors) thông qua
các sàn chứng khoán
- Các nhà đầu tư mạo hiểm

• Ưu và nhược điểm của loại hình công ty TNHH

Ưu điểm Nhược điểm

- Có nguồn vốn lớn để đầu tư


- Nhiều thủ tục pháp lý và
- Rủi ro được giảm thiểu cho các nhà đầu tư nhờ TNHH báo cáo liên quan cần được
kiểm toán trước khi công bố
- Có tư cách pháp nhân riêng biệt, linh hoạt hơn trong các hoạt gây tốn kém chi phí
động của doanh nghiệp
- Các cổ đông có ít quyền
- Quyền sở hữu về mặt pháp lý tách biệt với quyền kiểm soát. lực thực tế, mặc dù họ có
Các nhà đầu tư không cần tham gia vào các hoạt động điều hành thể bỏ phiếu để sa thải các
giám đốc
- Không hạn chế về quy mô, số lượng cổ đông

b. Theo quyền sở hữu


Khu vực Tổ chức
Khu vực công Hợp tác xã phi chính
tư nhân phủ
Sở hữu hoặc vận Sở hữu hoặc vận Đồng sở hữu và Sở hữu bởi các cá
hành bởi các cá hành bởi cơ quan nhà kiểm soát bởi những nhân và tổ chức,
Sở hữu
nhân hoặc các nước ở trung ương người lao động và độc lập với chính
cổ đông hoặc địa phương người tiêu dùng phủ
Có thể là tổ chức Thúc đẩy phát triển
Chia sẻ lợi nhuận
vì lợi nhuận hoặc Đáp ứng nhu cầu của an sinh xã hội,
Mục tiêu giữa người lao động
tổ chức phi lợi cộng đồng chính trị hay môi
và người tiêu dùng
nhuận trường

II. Các bên liên quan (Stakeholders)

Các bên liên quan là những cá nhân hoặc nhóm cá nhân có quan tâm, có thể gây ảnh hưởng
hoặc bị ảnh hưởng bởi các hoạt động của tổ chức.

1. Phân loại các bên liên quan

Các bên liên quan được chia làm 3 nhóm chính sau:

Bên liên quan Mục tiêu Rủi ro

Nhóm bên liên quan trong nội bộ tổ chức (Internal stakeholders) là những người mối
quan hệ mật thiết với tổ chức

• Mâu thuẫn giữa lợi ích cá


nhân với lợi ích của cổ
• Lợi ích và mục tiêu cá nhân: đông
lương và các khoản trợ cấp, • Thái độ và hành động tiêu
Người lao động
sự hài lòng và tương lai nghề cực của nhân viên có thể
và ban quản lý
nghiệp ảnh hưởng đến hoạt đông
tổ chức
• Từ chức

Nhóm bên liên quan có quan hệ trực tiếp (Connected Stakeholders) là các cá nhân và tổ
chức có mối liên hệ tài chính với tổ chức

• Tối đa hóa lợi ích nhận được từ


• Cổ đông rút vốn
việc sở hữu cổ phiếu của
Cổ đông • Cổ đông lạm quyền
công ty
(Shareholders) • Xung đột với ban quản lý
• Bảo đảm giá trị khoản đầu tư
• Khách hàng không mua hàng
Khác hàng • Hàng hóa và dịch vụ chất
hóa và dịch vụ
(Customers) lượng tốt, giá cả phải chăng
• Kiện tụng khi có vấn đề xảy
• Dịch vụ hậu mãi
ra

Nhà cung cấp • Được thanh toán đủ và đúng • Từ chối hoặc giảm thời hạn
thương mại hạn theo thỏa thuận tín dụng
• Giữ quan hệ làm ăn lâu dài • Giao hàng chậm
(Suppliers)

Nhà cung cấp tài • Từ chối tín dụng


chính Nhận được đủ và đúng hạn khoản tiền • Tăng lãi suất
lãi vay hàng kỳ và tiền gốc khi đến • Tài sản thế chấp cho khoản
(Financial ngày đáo hạn vay
provider)

Nhóm bên liên quan bên ngoài tổ chức (External Stakeholders) là các cá nhân tổ chức bị
ảnh hưởng hoặc có ảnh hưởng đến các hoạt động của tổ chức

• Phân bổ tài nguyên


• Phát triển kinh tế, vấn đề việc • Tăng thuế
Chính phủ làm • Thay đổi về quy định và luật
(Government) • Chínhsách thuế đối với doanh pháp
nghiệp

• Truyền thông không tốt về


Gồm các cá nhân, tổ chức cùng tuyên doanh nghiệp
Nhóm lợi ích
truyền, vận động để tác động đến dư • Hành động trực tiếp như biểu
(Interest/pressure
luận và xã hội về các vấn đề: chính trị, tình, bạo động
groups)
môi trường, quyền con người,… • Gây áp lực lên chính phủ

Các hiệp hội


nghề nghiệp Việc áp dụng các tiêu chuẩn đạo
Quan tâm đến đạo đức của thành viên
(Professional đức
bodies)

2. Xung đột lợi ích giữa các bên liên quan (Stakeholder conflict)

Mục tiêu của các bên liên quan là rất khác nhau nên xung đột giữa các bên là điều khó tránh khỏi.
Ví dụ: Các cổ đông với mục tiêu là tối đa hóa lợi nhuận có thể sẵn sàng chấp nhận mối đầu tư có
rủi ro cao hơn hơn để đổi lại lợi nhuận cao hơn, trong khi các chủ ngân hàng với mục tiêu nhận đủ
và đúng hạn khoản lãi vay hàng kỳ và tiền gốc khi đáo hạn sẽ quan tâm hơn đến các tổ chức có
rủi ro thấp.
Do đó, nhà quản lý phải xem xét các xung đột tiềm năng có thể xảy ra, đánh giá ảnh hưởng và
chuẩn bị các phương án dự phòng để xử lý trong trường hợp có ảnh hưởng đến tổ chức kinh
doanh. Ma trận của Mendelow được xem là công cụ xử lý hữu ích trong trường hợp này. Cụ thể,
ma trận Mendelow xem xét mối quan tâm và tầm ảnh hưởng của các bên liên quan đến tổ
chức, rồi chia họ thành 4 nhóm sau:

• Key players (High power/High interest): Nhóm những các bên liên quan cần có sự đồng
thuận (acceptable), ví dụ như các khách hàng lớn. Cần thông báo cho họ biết về mỗi giai
đoạn của dự án và xem xét các quan điểm của họ thường xuyên.
• Keep satisfied (High power/Low interest): Nhóm những các bên liên quan cần giữ cho họ
hài lòng, ví dụ như các cổ đông lớn của công ty.
• Keep informed (Low power/High interest): Nhóm những các bên liên quan không có khả
năng ảnh hưởng tới các quyết định, nhưng có khả năng ảnh hưởng đến các bên liên
quan có quyền lực lớn hơn, ví dụ như các tổ chức từ thiện, nhóm lợi ích. Họ cần được
thông báo về các hoạt động của tổ chức
• Minimal effort (Low power/Low interest): Nhóm những các bên liên quan không quan
tâm và không có khả năng ảnh hưởng tới các quyết định, ví dụ như khách hàng không
thường xuyên, lao động thời vụ.

III. Bài tập minh họa

Câu 1: Which of the following defines an organisation?

A A social arrangement which pursues collective goals, which controls its own performance and
which has a boundary separating it from its environment
B A social arrangement which exists to make a profit, controls its own performance and which
operates within certain boundaries

Phân tích đề:

Đề bài đang hỏi về định nghĩa của một tổ chức.

Lời giải: A
Theo nội dung bài học ở trên, A là đáp án chính xác. Đáp án B sai vì không phải tất cả các tổ chức
đều có mục tiêu tạo ra lợi nhuận.
Câu 2: A private sector organisation is one owned or run by:

A Central government
B Local government
C Government agencies
D None of the above
Phân tích đề:

Đề bài đang hỏi tổ chức kinh tế tư nhân do ai sở hữu.

Lời giải: D
Khu vực tư nhân do cá nhân hoặc tổ chức sở hữu và điều hành. Các đáp án A, B và C đều liên
quan đến khu vực kinh tế công do chính quyền trung ương hoặc địa phương sở hữu hoặc điều
hành.
Lesson 2: Môi trường kinh doanh (Business
environment)
Môi trường là mọi thứ bao quanh một tổ chức, về mặt vật chất lẫn xã hội. Không một tổ chức nào
có thể đạt được mục tiêu của mình nếu không xem xét đến các đặc điểm của môi trường mà tổ
chức đó hoạt động. Trong bài hôm nay, chúng ta sẽ tìm hiểu về các yếu tố tác động nên một môi
trường kinh doanh sau:

Trong đó, 4 yếu tố đầu tiên được nghiên cứu quan mô hình PEST. Riêng yếu tố cạnh tranh
(Competitive factors) còn lại, chúng ta sẽ tìm hiểu thông qua phân tích SWOT, mô hình chuỗi giá
trị của Porter (Porter's value chain) và mô hình năm tác động cạnh tranh của Porter.

I. Các yếu tố chính trị - luật pháp (The political and legal environment)

1. Các cơ quan ban hành luật

Các cơ quan chính phủ ban hành luật và quy định áp dụng cho các tổ chức được phân chia thành
các cấp như sau:
2. Ảnh hưởng của chính phủ lên các tổ chức

Tổ chức bắt buộc phải tuân thủ luật và các quy định được ban hành bởi chính phủ, sau đây chúng
ta sẽ xem xét ảnh hưởng của một số luật và quy định lên hoạt động của tổ chức:

a. Luật bảo vệ người lao động (Employment Protection)

Luật bảo vệ người lao động chủ yếu đảm bảo quyền lợi về việc làm cho người lao động. Một số
hình thức chấm dứt hợp đồng lao động được thể hiện dưới đây:

Hình thức Nội dung


Có thể là bắt buộc khi đến tuổi, hoặc tự nguyện nghỉ hưu sớm do:

Nghỉ • Cơ hội thăng tiến được tạo ra cho những người lao động trẻ tuổi
hưu (Retirement) • Nghỉ hưu sớm là một giải pháp thay thế khi dư thừa
• Chi phí cung cấp lương hưu tăng theo độ tuổi

Từ Vì nhiều lý do như tiền lương, khối lượng công việc... người lao động có
chức (Resignation) thể tự xin thôi việc để tìm một công việc khác phù hợp hơn.
Có 2 hình thức:

• Sathải sai luật (Wrong dismissal): thủ tục sa thải vi phạm


Sa thải (Dismissal) hợp đồng lao động
• Sathải không công bằng (Unfair dismissal): người sử dụng lao
động sa thải nhân viên mà không có lý do chính đáng.

• Xảy ra khi doanh nghiệp ngừng kinh doanh hoặc không còn nhu
cầu về lao động.
Cắt giảm nhân • Thông báo về việc cắt giảm nhân sự nên được đưa ra kèm theo
sự (Redundancy) khoản bồi thường để khuyến khích nhân viên chấp nhận nghỉ
việc mà không làm ảnh hưởng đến mối quan hệ lao động

b. Quy định bảo vệ dữ liệu (Data Protection and security)

Quyền riêng tư (Privacy) là quyền của cá nhân kiểm soát việc sử dụng thông tin về họ, bao gồm
thông tin về tình trạng tài chính, sức khỏe và lối sống (nghĩa là ngăn chặn việc tiết lộ trái phép).
Hầu hết tất cả các tổ chức đều có chính sách giữ bí mật thông tin về nhân viên của họ.

Nguyên tắc bảo vệ dữ liệu bao gồm:


• Tính hợp pháp, công bằng và minh bạch (Lawfulness, fairness and transparency): Dữ
liệu cá nhân chỉ có thể được lưu giữ và sử dụng với mục đích hợp pháp đồng thời rõ
ràng, minh bạch về về cách dữ liệu được sử dụng.
• Giới hạn mục đích sử dụng (Purpose limitation): Mục đích sử dụng dữ liệu phải được xác
định cụ thể, rõ ràng và hợp pháp và phải có sự đồng ý của chủ thể dữ liệu trừ khi có cơ
sở pháp lý khác.
• Tối thiểu hóa dữ liệu (Data minimisation): Dữ liệu phải đầy đủ, phù hợp nhưng không
vượt quá mức cần thiết để thực hiện mục đích.
• Độ chính xác (Accuracy): Dữ liệu phải chính xác và không gây hiểu nhầm.
• Giới hạn lưu trữ (Storage limitation): Dữ liệu không nên được lưu giữ lâu hơn mức cần
thiết.
• Tính toàn vẹn và tính bảo mật (Integrity and confidentiality): Phải thực hiện các biện pháp
bảo mật thích hợp về các rủi ro có thể phát sinh liên quan đến dữ liệu, không cung cấp
dữ liệu cho bên thứ ba nếu không có sự đồng ý của chủ thể.

c. Luật sức khỏe và an toàn (Health and Safety)

Ở hầu hết các quốc gia, người sử dụng lao động có nghĩa vụ pháp lý đảm bảo rằng người lao
động được cung cấp một nơi làm việc an toàn.

Cả người sử dụng lao động và người lao động đều có trách nhiệm trong việc đảm bảo và duy trì
sức khỏe và an toàn trong môi trường làm việc. Cụ thể:

Người sử dụng lao động Người lao động


• Đảm bảo môi trường làm việc an toàn, lành mạnh • Cẩn thận, có trách nhiệm
• Đảm bảo nhà máy và thiết bị được duy trì theo tiêu chuẩn cần bảo vệ chính bản thân
thiết và người xung quanh
• Ban hành các quy chế an toàn lao động chung như thoát hiểm, • Tuân thủ tuyệt đối các
chữa cháy... quy định an toàn
• Thực hiện đào tạo cho người lao động về các kỹ năng an toàn • Thông báo cho người sử
• Thường xuyên đánh giá, kiểm tra các rủi ro có thể phát sinh dụng lao động về các
trong lao động tình huống nguy hiểm

d. Luật bảo vệ người tiêu dùng (Consumer Protecion)

Luật bảo vệ người tiêu dùng được thể hiện thông qua các quy tắc về hợp đồng (contract) và mua
bán hàng hóa, dịch vụ (sales of goods & services).

• Hợp đồng (Contract) là một thỏa thuận ràng buộc về mặt pháp lý, có sự thống nhất giữa
các bên. Khi xảy ra sự cố, một bên trong hợp đồng không thực hiện phần thỏa thuận của
mình thì bên kia có thể khởi kiện về hành vi vi phạm hợp đồng.
• Việc mua bán hàng hóa, dịch vụ cần chú ý:
o Người tiêu dùng phải được cung cấp thông tin rõ ràng và cập nhật về sản phẩm
hoặc dịch vụ
o Thời gian giao hàng hoặc thực hiện dịch vụ theo thời hạn đã thỏa thuận
o Rõ ràng, minh bạch thông tin bên bán

II. Các yếu tố xã hội và nhân khẩu (Social and demographic factors)

1. Các yếu tố nhân khẩu (Demographic factors)


Nhân khẩu học (Demographic) là nghiên cứu về dân số trong một khu vực nhất định.
Doanh nghiệp cần theo dõi một số yếu tố nhân khẩu sau:

• Quy mô dân số (Population size) tăng hay giảm sẽ ảnh hưởng đến thị trường cho các sản
phẩm và dịch vụ của doanh nghiệp.
• Cơ cấu dân số (Population composition) liên quan đến độ tuổi của dân số. Dân số già hay
trẻ sẽ ảnh hưởng đến thị trường tiêu thụ sản phẩm và thị trường người lao động.
• Phân bố dân cư (Population location) ảnh hưởng đến lượng cầu hàng hóa. Ví dụ ở thành
phố nhu cầu về dịch vụ vui chơi giải trí sẽ lớn hơn ở các vùng nông thôn.
• Sự tăng trưởng kinh tế (wealth) : khi thu nhập của người dân cao hơn, nhu cầu hàng hóa
và dịch vụ sẽ tăng lên.
• Giáo dục (Education): Lực lượng lao động có trình độ học vấn là động lực chính thúc đẩy
tăng trưởng kinh tế.

2. Xu hướng xã hội (Social trends)

Tổ chức cần phân tích để hiểu được ảnh hưởng của những thay đổi xã hội lên hoạt động của tổ
chức.

Yếu tố xã hội Ảnh hưởng


Cấu trúc xã Cấu trúc xã hội là sự phân hóa thành cách tầng lớp và giai cấp xã hội khác
hội (Social nhau. Những người cùng tầng lớp có thị hiếu và cách mua giống nhau. Do đó,
structure) nếu cơ cấu xã hội thay đổi sẽ dẫn đến thay đổi cầu đối với hàng hóa và dịch vụ
• Giá trị xã hội là những hành vi và chuẩn mực được chấp nhận, giúp gắn
kết một nhóm xã hội với nhau. Ví dụ: phụ nữ ngày càng trở nên độc
lập hơn, nhu cầu làm đẹp nhiều hơn.
Các giá
• Thay đổi các giá trị cũng sẽ dẫn đến thay đổi về nhu cầu đối với hàng
trị (Values)
hóa và dịch vụ. Các tổ chức sẽ phải thực hiện những thay đổi sáng
tạo đối với sản phẩm để thích ứng với những giá trị thay đổi đó.

• Tổ chức phải có khả năng bắt kịp với sự thay đổi về thói quen mua hàng
và sử dụng sản phẩm của người tiêu dùng.
Thái • Ví dụ: xã hội ngày càng quen thuộc với việc sử dụng máy tính và
độ (Attitudes) internet tạo ra cơ hội lớn cho các công ty trực tuyến thiết lập các trang
web để bán sản phẩm của họ.

• Khi thị hiếu khách hàng thay đổi, tổ chức cần thay đổi sản phẩm của
Thị mình sao cho phù hợp với thị hiếu người tiêu dùng.
hiếu (Tastes) • Ví dụ: ngành thời trang, ô tô và điện thoại liên tục cho ra mẫu mới

3. Ảnh hưởng của chính phủ lên các yếu tố xã hội và nhân khẩu

Chính phủ có thể cố gắng tác động đến các yếu tố xã hội và nhân khẩu thông qua những điều
sau:

• Quy mô dân số và tỷ lệ tăng trưởng (Population Size and Growth Rate): chính phủ các
nước có tỷ lệ sinh thấp thường đưa ra các ưu đãi về thuế và các ưu đãi tài chính khác để
khuyến khích phụ nữ sinh thêm con
• Cơ cấu xã hội (Social structure) : Chính phủ có thể giảm khoảng cách thu nhập trong các
hộ gia đình bằng cách đánh thuế nhiều hơn cho những người có thu nhập cao đồng thời
trợ cấp cho các gia đình thu nhập thấp.
• Giáo dục (Education): Chính phủ có thể nâng cao trình độ học vấn trong xã hội bằng cách
bắt buộc phổ cập giáo dục tiểu học và trung học cơ sở; quỹ khuyến học cho trẻ em
nghèo.
• Sức khỏe (health): Chính phủ cũng có thể tài trợ cho các cơ sở y tế và chăm sóc sức
khỏe, cung cấp dịch vụ y tế tốt hơn cho người dân.

III. Yếu tố công nghệ (Technological factors)

1. Ảnh hưởng của sự phát triển công nghệ lên cấu trúc tổ chức

Công nghệ tạo ra sự ảnh hưởng lớn đến cấu trúc các tổ chức. Cụ thể:

2. Ảnh hưởng của sự phát triển công nghệ lên quy trình hoạt động kinh doanh

Công nghệ cũng có tác động lớn đến quy trình hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp. Cụ
thể:

Quy trình Ảnh hưởng


• Các tiến bộ về technological cho phép nhiều sản phẩm ngày
Sản phẩm càng trở nên tinh vi hơn
• Công nghệ mới dẫn đến sự xuất hiện của các sản phẩm thay thế
(Product) làm cho cạnh tranh tăng lên

Quy trình sản • Tự động hóa đã cách mạng hóa quy trình sản xuất với ít lỗi hơn
xuất (Production và ít hao phí hơn do đó cải thiện hiệu quả
process) • Việc giám sát quá trình tốt hơn đã dẫn đến chất lượng sản phẩm
cuối được cải thiện

• Định giá: thông qua các trang web bán hàng để so sánh giá cả
• Quảng cáo: diễn ra trên nhiều loại phương tiện truyền thông xã
hội, internet
Quy trình
• Phân phối: Internet đã tạo cơ hội to lớn cho nhiều công ty bán
marketing (Marketing
hàng trực tiếp cho nhiều khách hàng tiềm năng hơn
process)
• Nghiên cứu thị trường: tiếp cận nhiều khách hàng hơn bằng
cách sử dụng cơ sở dữ liệu khách hàng

• Giúp lưu trữ hồ sơ nhân viên


Tuyển • Giảm sự nhầm lẫn và sai sót trong việc tính lương
dụng (HumanResources) • Hệ thống chấm công hỗ trợ việc giám sát nhân viên

IV. Yếu tố môi trường (Environmental Factors)

Các yếu tố môi trường có ảnh hưởng đáng kể đến hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, chủ
yếu thông qua 2 yếu tố sau:

Tuy nhiên, hoạt động kinh doanh cũng gây ra những hậu quả đối với môi trường như làm cạn kiệt
tài nguyên, gây ra tiếng ồn, các loại ô nhiễm và ảnh hưởng đến sức khỏe của chính con người.

V. Áp lực cạnh tranh (Competitive forces)

1. Phân tích SWOT


SWOT là phương pháp phân tích môi trường, xem xét điểm mạnh và điểm yếu bên trong của một
tổ chức cũng như các cơ hội và mối đe dọa bên ngoài. Bao gồm:

• Đánh giá nội bộ (Internal appraisal): Việc phân tích điểm mạnh và điểm yếu giúp hiểu rõ
hơn về tình hình hiện tại và định hình cách tiếp cận của tổ chức đối với thế giới bên
ngoài.
• Đánh giá môi trường bên ngoài (External appraisal): Đánh giá bên ngoài xác định các cơ
hội có thể được khai thác bởi thế mạnh của tổ chức và cũng để dự đoán các mối đe dọa
từ môi trường mà công ty phải đối phó.

2. Đánh giá mô hình chuỗi giá trị của Poster (Poster’s value chain)

Mô hình chuỗi giá trị của Poster phân tích cách tổ chức tạo ra giá trị trong suốt các chức năng của
nó và cách giá trị này sau đó được chuyển đến khách hàng.

Cụ thể:

• Các hoạt động cơ sở (Primary activities) là các hoạt động chính liên quan trực tiếp đến
sản xuất, bán hàng, tiếp thị, giao hàng và dịch vụ.
Hoạt động Nội dung
Vận chuyển đầu Tiếp nhận, xử lý và lưu trữ các yếu tố đầu vào cho hệ thống sản xuất:
vào (Inbound logistics) nhập kho, vận chuyển, kiểm soát hàng tồn kho...
Operations (Sản xuất) Chuyển đổi nguyên liệu đầu vào thành sản phẩm cuối cùng
Vận chuyển đầu
Lưu trữ sản phẩm và phân phối sản phẩm đến tay khách hàng từ đóng
ra (Outbound
gói đến giao hàng
logistics)
Marketing và bán
Giới thiệu khách hàng về sản phẩm, thuyết phục họ mua sản phẩm và
hàng (Marking &
cung cấp các kênh bán hàng như quảng cáo, khuyến mại
sales)
Dịch vụ hậu Cài đặt, bảo hành, sửa chữa và bảo trì và cung cấp đào tạo cho nhân
mãi (Service) viên của khách hàng

• Các hoạt động hỗ trợ (Secondary activities) cung cấp các đầu vào đã mua, nguồn nhân
lực, công nghệ và các chức năng cơ sở hạ tầng để hỗ trợ các hoạt động chính.

Hoạt động Nội dung


Quá trình có được các yếu tố đầu vào cho các hoạt động
Thu mua (Procurement)
chính. Ví dụ: mua vật liệu, thiết bị thành phần phụ
Phát triển công nghệ (Technology Thiết kế sản phẩm, cải tiến quy trình và việc sử dụng tài
development) nguyên
Quản trị nguồn nhân lực (Human
Tuyển dụng, đào tạo, phát triển và khen thưởng
resources)
Cơ sở hạ tầng doanh nghiệp (Firm Cơ cấu tổ chức và cơ chế quản lý, lập kế hoạch, kế toán,
infrastructure) tài chính và kiểm soát chất lượng của tổ chức

3. Mô hình năm tác động cạnh tranh của Porter (Porter's five forces model)

Mô hình này phân tích mức độ cạnh tranh và sức hấp dẫn của một ngành nhằm phát triển chiến
lược kinh doanh hợp lý.
Cụ thể:

• Mối đe doạ từ các đối thủ mới: khi có một công ty mới tham gia thì ngành/lĩnh vực đó sẽ
trở nên cạnh tranh hơn. Sức mạnh của mối đe dọa này có thể khác nhau giữa các ngành
và phụ thuộc vào:
o Sức mạnh của các rào cản gia nhập
o Phản ứng của các đối thủ cạnh tranh hiện tại đối với công ty mới gia nhập

• Mối đe doạ từ những sản phẩm, dịch vụ thay thế:


o Sản phẩm thay thế là hàng hóa hoặc dịch vụ được sản xuất bởi một ngành
công nghiệp khác đáp ứng cùng nhu cầu của khách hàng
o Cạnh tranh trong một thị trường hoặc một ngành sẽ cao hơn khi khách hàng có
thể chuyển đổi khá dễ dàng sang mua các sản phẩm thay thế
• Khả năng thương lượng của nhà cung cấp: Các nhà cung cấp có thể tạo áp lực để có
giá cao hơn. Khả năng thương lượng của nhà cung cấp phụ thuộc vào một số yếu tố:
o Nhà cung cấp độc quyền hoặc độc quyền nhóm
o Mối đe dọa từ những người mới gia nhập hoặc sản phẩm thay thế đối với
ngành kinh doanh của nhà cung cấp
o Sự đa dạng hóa về ngành của nhà cung cấp
o Tầm quan trọng của sản phẩm hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp
o Chi phí chuyển đổi sang nhà cung cấp mới
• Khả năng thương lượng của khách hàng: Khách hàng muốn sản phẩm và dịch vụ có
chất lượng tốt hơn với giá thấp hơn. Việc đáp ứng mong muốn này có thể làm giảm lợi
nhuận của các nhà cung cấp trong ngành. Vị thế của khách hàng sẽ phụ thuộc vào một
số yếu tố như:
o Khách hàng mua bao nhiêu
o Tầm quan trọng của sản phẩm đối với khách hàng
o Chi phí chuyển đổi nhà cung cấp
o Kỹ năng bán hàng của nhân viên
o Nhận thức về giá của khách hàng
• Sự cạnh tranh khốc liệt giữa các đối thủ trong cùng ngành: Cường độ cạnh tranh gay
gắt trong một ngành sẽ ảnh hưởng đến lợi nhuận của toàn ngành.
o Hình thức: cạnh tranh về giá, quảng cáo, chiến dịch bán hàng, giới thiệu sản
phẩm mới, cải thiện dịch vụ hậu mãi, bảo hành
o Cạnh tranh có thể làm kích cầu, mở rộng thị trường, nếu không các đối thủ
cạnh tranh trong cùng thị trường đó sẽ kiếm được ít lợi nhuận hơn, trừ khi họ
có khả năng cắt giảm chi phí

VI. Bài tập minh họa

Which one of the following is a primary activity in the value chain?

A Technology department
B Procurement
C Human resources management
D Marketing and sale

Phân tích đề:

Đề bài hỏi đâu một hoạt động cơ sở trong chuỗi giá trị Porter?

Lời giải: D Như đã tìm hiểu ở phần V trên, Marketing and sales là một hoạt động cơ sở trong
chuỗi giá trị. Những đáp án còn lại đều là các hoạt động hỗ trợ (Secondary activities).
Lesson 3: Môi trường kinh tế vĩ mô (The
macroeconomic environment)
Kinh tế học vĩ mô (Macroeconomics) là việc nghiên cứu tổng hợp các tác động của các quyết định
của các đơn vị kinh tế cá thể (như hộ gia đình hoặc doanh nghiệp) đến nền kinh tế quốc gia.
Trong bài hôm nay chúng ta sẽ tìm hiểu về cơ cấu của một nền kinh tế, nó chịu tác động của các
yếu tố gì và các quốc gia đưa ra các chính sách gì để quản lý nền kinh tế của họ.

I. Cơ cấu và mục tiêu của nền kinh tế

1. Cơ cấu nền kinh tế

Nền kinh tế được tạo nên từ các dòng thu nhập và chi tiêu. Giá trị của các dòng này là như nhau.
Thật vậy:

Trong một nền kinh tế đóng, chỉ xem xét gồm doanh nghiệp và các hộ gia đình. Doanh nghiệp
phải trả lương cho nhân công, đó là chi tiêu của doanh nghiệp nhưng là thu nhập của các hộ gia
đình. Các hộ gia đình dùng tất cả khoản thu nhập đó để mua hàng hóa và dịch vụ của doanh
nghiệp, đó là chi tiêu của các hộ gia đình nhưng là thu nhập của doanh nghiệp.
Khi xem xét nền kinh tế mở rộng, có sự can thiệp của chính phủ và các hoạt động xuất nhập khẩu
khác, dòng thu nhập sẽ thay đổi. Các hộ gia đình sẽ bắt đầu bỏ bớt một phần khoản thu nhập trên
họ thu được (withdrawals) để làm các mục đích khác như tiết kiệm (saving), đóng thuế (taxation)
và chi tiêu nhập khẩu (import expenditure). Khi đó sẽ xuất hiện đầu ra cho các mục đích khác này.
Đó là sự xuất hiện các tổ chức tín dụng nhận tiết kiệm các hộ gia đình và chi tiêu khoản tiền đó,
chính phủ nhận tiền đóng thuế và phục vụ cho hoạt động chi tiêu chính phủ, nhu cầu nhập khẩu
xuất hiện kéo theo các đơn vị quốc tế và các nhu cầu xuất khẩu.

2. Mục tiêu của các chính sách kinh tế vĩ mô

Chính sách kinh tế vĩ mô (Macroeconomic policy) là các chính sách và hành động mà chính phủ
thực hiện để kiểm soát các vấn đề kinh tế.
Có 4 mục tiêu của chính sách kinh tế vĩ mô sau:
II. Các yếu tố ảnh hưởng đến mức độ các hoạt động kinh doanh trong nền kinh tế

1. Tổng cung, tổng cầu và thu nhập quốc dân

Trước hết ta xem xét biểu đồ tổng cung và tổng cầu sau:

• Tổng cầu (aggregate demand -AD) là tổng nhu cầu tiêu dùng hàng hóa và dịch vụ trong
nền kinh tế, bao gồm tiêu dùng, đầu tư, chi tiêu của chính phủ và xuất khẩu trừ đi nhập
khẩu.
• Tổng cung (aggregate supply -AS) là khả năng sản xuất hàng hóa và dịch vụ của nền kinh
tế. Tổng cung có quan hệ cùng chiều với giá (P).
• Mức cân bằng thu nhập quốc dân (Equilibrium national income - Y) là khi tổng cầu bằng
với tổng cung. Đó chính là giao điểm của đường tổng cầu với đường tổng cung Toàn
dụng lao động (Full employment) là trạng thái của nền kinh tế mà tất cả mọi người thuộc
lực lượng lao động đều có việc làm.
• Khi cầu lớn hơn cung, nghĩa là năng lực sản xuất trong nền kinh tế ở mức toàn dụng lao
động không đủ để đáp ứng nhu cầu theo giá hiện hành, gây ra thay đổi về giá, nhưng
không có sự thay đổi về sản lượng thực tế tạo ra khoảng trống lạm phát (inflationary
gap).
• Khi nền kinh tế không đạt được mức toàn dụng lao động, có sự chênh lệch giữa thu nhập
quốc dân thực tế và thu nhập quốc dân khi toàn dụng lao động, tạo ra khoảng trống giảm
phát (deflationary gap).
• Lạm phát kèm suy thoái (stagflation) là tình trạng nền kinh tế có tỷ lệ lạm phát, tỷ lệ thất
nghiệp cao và tăng trưởng kinh tế rất thấp/âm.

Như vậy, nền kinh tế rất ít khi ở trạng thái ổn định vì có sự thay đổi của các yếu tố khác nhau tác
động đến nền kinh tế như lạm phát và thất nghiệp.
2. Chu kỳ kinh doanh

Chu kỳ kinh doanh (Business cycle/trade cycle) là quá trình biến động của thu nhập quốc dân có
tính lặp. Ban đầu thu nhập quốc dân tăng trưởng nhanh chóng sau đó tăng trưởng chậm lại và sụt
giảm, sau đó lặp lại quá trình.
Như vậy, một chu kỳ kinh doanh bao gồm bốn giai đoạn cơ bản sau:

• Suy thoái (Recession): Tại điểm A, đường đồ thị bắt đầu đi xuống, nền kinh tế bước vào
thời kỳ suy thoái, nhu cầu của người tiêu dùng giảm, doanh nghiệp bắt đầu giảm sản
xuất, công nhân bị sa thải, thu nhập của hộ gia đình giảm, dẫn đến cầu tiếp tục giảm.
• Khủng hoảng (Depression): Nếu không có bất kỳ kích thích nào đối với tổng cầu, một thời
kỳ suy thoái hoàn toàn bắt đầu và nền kinh tế sẽ đạt đến điểm B – Khủng hoảng nền kinh
tế.
• Phục hồi (Recovery): Sau khi đạt đến điểm thấp nhất, đường đồ thị có xu hướng đi lên,
đến điểm C nền kinh tế đã đạt đến giai đoạn phục hồi của chu kỳ. Sản lượng, việc làm và
thu nhập đều sẽ bắt đầu tăng.
• Hưng thịnh (Boom): Nền kinh tế sẽ tiếp tục mở rộng, đường đồ thị đạt đến điểm D - giai
đoạn bùng nổ của chu kỳ. Trong thời kỳ này, năng lực và lao động sẽ được tận dụng tối
đa. Tuy nhiên, sau một thời gian, nhu cầu sẽ ổn định lại và đầu tư giảm, nền kinh tế sẽ đi
xuống, lặp lại chu kỳ.

Do đó, chu kỳ kinh doanh cũng là yếu tố ảnh hưởng đến mức độ hoạt động của nền kinh tế.

III. Ảnh hưởng của các vấn đề kinh tế lên cá nhân, hộ gia đình và doanh nghiệp

Chúng ta sẽ xem xét ảnh hưởng của 3 vấn đề kinh tế chính:


1. Lạm phát (Inflation)

a. Định nghĩa
Lạm phát (Inflation) là sự gia tăng mức giá nói chung hay sự giảm sức mua của đồng tiền.

b. Ảnh hưởng của lạm phát


Tỷ lệ lạm phát cao có hại và không mong muốn cho nền kinh tế bởi các ảnh hưởng sau:

• Phân phối lại thu nhập và của cải theo những cách không mong muốn. Ví dụ, lương
của bạn là $1,000, lạm phát làm giá cả tăng gấp đôi, lương của bạn vẫn là $1,000 nhưng
giá trị thực của nó đã giảm đi một nửa.
• Ảnh hưởng đến cán cân thanh toán: Một quốc gia có tỷ lệ lạm phát cao hơn, nghĩa là
đồng tiền của nước này bị giảm giá trị so với các quốc gia khác dẫn đến hàng xuất khẩu
của nước đó sẽ trở nên tương đối đắt và hàng nhập khẩu tương đối rẻ và hậu quả là tình
trạng thâm hụt thương mại
• Gây ra sự không chắc chắn về giá trị của tiền và giá cả: Nếu tỷ lệ lạm phát không thể
dự đoán một cách chính xác, không ai có thể xác định giá trị thực của tiền và giá cả. Khi
đó, giá cả không thể hiện được đúng giá trị của hàng hóa, quá trình phân bổ nguồn lực
sẽ trở nên kém hiệu quả hơn và việc ra quyết định hợp lý là vô cùng khó khăn.
• Chi phí của việc thay đổi giá cả: Trong thời kỳ lạm phát cao, doanh nghiệp sẽ tốn thời
gian và chi phí để lập kế hoạch và thực hiện thay đổi giá cả.

c. Nguyên nhân gây ra lạm phát

• Lạm phát do cầu kéo (Demand pull inflation) xảy ra khi nền kinh tế phát triển mạnh và có
tổng cầu cao, vượt quá khả năng cung cấp của nền kinh tế.
• Lạm phát do chi phí đẩy (Cost push inflation) xảy ra khi chi phí của các yếu tố sản xuất
tăng lên bất kể chúng có thiếu hụt hay không.
• Lạm phát chi phí nhập khẩu xảy ra khi chi phí nhập khẩu thiết yếu tăng lên bất kể chúng
có bị thiếu hụt hay không.
• Kỳ vọng và lạm phát (Expectations & inflation): khi tỷ lệ lạm phát bắt đầu tăng lên, thì nguy
cơ lạm phát kỳ vọng sẽ xảy ra. Điều này có nghĩa là, bất kể các yếu tố gây ra lạm phát có
kéo dài hay không thì thu nhập trong tương lai, tiền lương và giá cả sẽ được nâng lên
ngay từ bây giờ bằng với mức lạm phát kỳ vọng trong tương lai.
• Tăng cung tiền (Money supply growth)

2. Thất nghiệp (Unemployment)

a. Tỷ lệ thất nghiệp

Tỷ lệ thất nghiệp được tính theo công thức sau:

Thất nghiệp bao gồm:

• Những người thuộc lực lượng lao động xã hội lâm vào tình trạng thất nghiệp do: cắt giảm
nhân sự, tự ý bỏ việc hoặc bị sa thải.
• Những người không thuộc lực lượng lao động trước đó nhưng đang tìm việc làm (sinh viên,
học sinh vừa tốt nghiệp đang tìm việc làm) hoặc những người tái gia nhập lực lượng lao
động nhưng chưa có việc làm (những người làm nội trợ).

b. Ảnh hưởng của thất nghiệp


Thất nghiệp dẫn đến các hậu quả sau:

• Mất sản lượng (Loss of output): Khi tỷ lệ thất nghiệp cao, nền kinh tế sẽ không tạo ra
nhiều sản lượng như nó có thể.
• Mất nguồn vốn con người (Loss of human capital): Người lao động thất nghiệp quá lâu sẽ
mất dần kỹ năng.
• Tăng bất bình đẳng trong phân phối thu nhập (Increasing inequalities in the distribution
of income): Khi thất nghiệp ngày càng tăng, người nghèo càng nghèo hơn.
• Chi phí xã hội (Social costs). Thất nghiệp có thể gây ra các vấn đề xã hội như khó khăn
của các cá nhân, và có thể làm gia tăng tội phạm như trộm cắp và phá hoại.
• Gia tăng gánh nặng chi trả phúc lợi (Increased burden of welfare payments)

c. Nguyên nhân dẫn đến thất nghiệp

Dựa vào nguyên nhân, thất nghiệp có thể được phân thành các loại sau:

Phân loại Nội dung

Thất nghiệp do tiền công Xảy ra khi cung lao động vượt quá cầu lao động, nhưng tiền
thực tế (Real wage lương thực tế không giảm theo quy luật cung cầu của thị trường
unemployment) lao động.

Thất nghiệp ma sát Các cá nhân thất nghiệp không có đủ thông tin về các cơ hội việc
(Frictional) làm nên không tìm được việc

Xảy ra trong một số ngành nhất định. Ví dụ: vào mùa đông, lượng
Thất nghiệp thời vụ
người đi du lịch ít hơn mùa hè nên tỷ lệ thất nghiệp ngành du lịch
(Seasonal)
vào mùa đông thường cao

Là dạng thất nghiệp dài hạn, xảy ra khi có những thay đổi về quy
Thất nghiệp cơ cấu
trình sản xuất hoặc sự suy giảm của một ngành dẫn đếnmức cầu
(Structural)
lao động giảm

Đây là một dạng thất nghiệp cơ cấu, khi công nghệ mới phát
Thất nghiệp công nghệ triển,máy móc dần thay thế con người dẫn đến nhu cầu lao động
(Technological) trong một ngành có thể giảm mạnh, ngay cả khi tổng sản lượng
của ngành đang tăng

Thất nghiệp theo chu kỳ Thất nghiệp này diễn ra theo chu kỳ kinh doanh. Cụ thể, giai đoạn
hoặc do thiếu cầu (Cyclical phục hồi và hưng thịnh, tỷ lệ thất nghiệp sẽ thấp hơn. Còn trong
or demand-deficient) giai đoạn suy thoái và khủng hoảng, tỷ lệ này sẽ cao hơn
3. Cán cân thanh toán (Balance of payments)

Cán cân thanh toán của một quốc gia ghi lại tất cả các giao dịch tài chính được thực hiện giữa các
cá nhân, doanh nghiệp và chính phủ của quốc gia đó với người tiêu dùng và tổ chức nước ngoài.
Cán cân thanh toán được chia thành ba phần:

• Tài khoản vãng lai (current account): xuất nhập khẩu hàng hóa và dịch vụ
• Tài khoản vốn (capital account): thay đổi dòng vốn đi vào và ra, chẳng hạn như các khoản
vay giữa các chính phủ
• Tài khoản tài chính (financial account): biến động dự trữ ngoại tệ của các chính phủ

Ở hầu hết các nước, xuất khẩu hàng hóa chiếm tỷ trọng lớn nhất trong tổng thu chi của cán cân
thanh toán, vì vậy khi nói đến thặng dư hoặc thâm hụt đối với cán cân thanh toán thường có nghĩa
là thặng dư hoặc thăm hụt trong tài khoản vãng lai.

• Thâm hụt cán cân thanh toán (trade deficit): xảy ra khi nhập khẩu của quốc gia vượt quá
xuất khẩu, nghĩa là có một dòng tiền ròng ra khỏi quốc gia. Nước này sẽ cạn kiệt nguồn
dự trữ và làm giảm xếp hạng tín nhiệm quốc tế. Điều này sẽ gây khó khăn cho quốc gia
trong việc huy động thêm nguồn tài chính.
• Thặng dư cán cân thanh toán (trade surplus): xảy ra khi xuất khẩu vượt quá nhập khẩu,
nghĩa là có một dòng tiền ròng vào trong nước. Điều này có thể làm tăng nhu cầu đối với
hàng hóa và dịch vụ, từ đó có thể dẫn đến tăng tỷ lệ lạm phát và các vấn đề đi kèm.

IV. Các chính sách kinh tế


1. Chính sách tài khóa (Fiscal policy)
Chính sách tài khóa (Fiscal policy) là chính sách kinh tế của chính phủ về thuế và chi tiêu của
chính phủ.

Trong trung và dài hạn, hầu hết các chính phủ muốn cân đối ngân sách (balance budget), nghĩa là
thu nhập (từ thuế) và chi tiêu (số tiền cần chi ra cho các hoạt động bằng nhau. Tuy nhiên, chính
phủ có thể sử dụng các chính sách tài khóa sau để tác động đến tổng cầu của nền kinh tế. Cụ thể:

• Chính sách mở rộng (expansionary strategy): áp dụng khi có thâm hụt ngân sách (Deficit
budget), là khi chi tiêu của chính phủ cao hơn thu nhập của chính phủ nhằm khuyến
khích tăng trưởng kinh tế. Để tài trợ cho thâm hụt, chính phủ sẽ cần phải vay tiền. Khoản
vay này được gọi là Public Sector Net Cash Requirement (PSNCR). Chính phủ đã đưa
thêm tiền vào nền kinh tế nhiều hơn so với số tiền đưa ra khỏi nền kinh tế giúp thúc đẩy
tổng cầu và giảm tỷ lệ thất nghiệp. Chính sách này thường được sử dụng khi tồn tại một
‘khoảng trống giảm phát’ trong nền kinh tế.
• Chính sách thu hẹp (contractionary policy): áp dụng khi có thặng dư ngân sách (Surplus
budget) là khi chi tiêu của chính phủ thấp hơn thu nhập của chính phủ, . Chính phủ muốn
lấy tiền ra khỏi nền kinh tế, làm giảm tổng cầu. Chính sách này thường được sử dụng khi
tồn tại 'khoảng trống lạm phát' trong nền kinh tế.

2. Chính sách tiền tệ (Monetary policy)

Chính sách tiền tệ (Monetary policy) là chính sách của chính phủ về cung tiền, hệ thống tiền
tệ, lãi suất, tỷ giá hối đoái và sự sẵn có của tín dụng. Cụ thể:

• Tăng lãi suất (interest rate): Tăng lãi suất sẽ làm tăng chi phí vay tiền cho các cá nhân và
doanh nghiệp, dẫn đến giảm mức đầu tư của các doanh nghiệp và chi tiêu của các cá
nhân, giúp giảm tổng cầu trong nền kinh tế. Ngoài ra, lãi suất cao khuyến khích các cá
nhân tiết kiệm tiền, giảm chi tiêu
• Tăng dự trữ bắt buộc (Reserve requirements): Tăng yêu cầu dự trữ sẽ làm giảm lượng
tiền mà các ngân hàng có sẵn để cho vay, hạn chế cung tiền. Việc giảm lượng tiền cho
vay cũng sẽ có xu hướng đẩy lãi suất tăng lên.
• Nghiệp vụ thị trường mở (Open market operations): Bằng cách mua và bán trái phiếu của
chính mình, chính phủ có thể thực hiện một số kiểm soát đối với nguồn cung tiền. Ví dụ,
bằng cách mua lại trái phiếu của chính mình, chính phủ sẽ giải phóng tiền mặt trở lại lưu
thông. Khi bán trái phiếu và chính phủ nhận lại tiền mặt, do đó đưa tiền ra khỏi lưu thông.

V. Bài tập minh họa

Câu 1: Government policy on taxation, public borrowing and public spending is:

A Monetary policy
B Fiscal policy

Phân tích đề:

Đề bài hỏi chính sách của chính phủ liên quan đến thuế, các khoản vay công và chi tiêu công là
chính sách tiền tệ hay tài khóa.

Lời giải: B
Chính sách tiền tệ (đáp án A) là chính sách về cung tiền, hệ thống tiền tệ, lãi suất, tỷ giá hối đoái
và tín dụng.

Câu 2: Which of the following government aims might be achieved by means of fiscal
policy?

1. A redistribution of income between firms and households.


2. A reduction in aggregate monetary demand.
3. A change in the pattern of consumer demand.

A Objectives 1 and 2 only


B Objectives 1 and 3 only
C Objectives 2 and 3 only
D Objectives 1, 2 and 3

Phân tích đề

Mục tiêu nào sau đây của chính phủ có thể đạt được thông qua chính sách tài khóa?

1. Phân phối lại thu nhập giữa chính phủ và các hộ gia đình

2. Giảm cung tiền

3. Thay đổi mô hình cầu tiêu dùng

Lời giải: D
Mục tiêu 1 có thể đạt được bằng cách tăng (hoặc giảm) thuế đối với doanh nghiệp và giảm (hoặc
tăng) thuế đối với hộ gia đình.
Mục tiêu 2 có thể đạt được bằng cách tăng thuế nhằm giảm thu nhập khả dụng của người tiêu
dùng và do đó để giảm tổng chi tiêu trong nền kinh tế: những kết quả này sẽ dẫn đến giảm cầu
tiền.
Mục tiêu 3 có thể đạt được bằng cách đánh thuế thu nhập hoặc thuế gián thu có chọn lọc đối với
một số mặt hàng nhất định.
Lesson 4: Các yếu tố kinh tế vi mô
(Microeconomic factors)
Kinh tế học vi mô cố gắng xem xét các quyết định cung và cầu của người tiêu dùng, doanh
nghiệp và ngành ảnh hưởng như thế nào đến giá bán hàng hóa và dịch vụ trong một
ngành hoặc thị trường.

I. Cầu và cung (Demand and Supply)

1. Cầu (Demand)

a. Cầu cá nhân và cầu thị trường (Individual demand & market demand)

Cầu cá nhân đối với một sản phẩm hoặc dịch vụ có thể được định nghĩa là số lượng mà người
tiêu dùng muốn mua tại một thời điểm cụ thể và một mức giá cụ thể, được hỗ trợ bởi khả năng
mua và sự sẵn lòng chi tiêu của họ.

Cầu thị trường cho biết tổng lượng cầu hiệu quả từ tất cả những người tiêu dùng trên thị trường.
Cầu thị trường thường được rút ngắn thành cầu.

Quy luật cầu cho rằng, khi các yếu tố khác không đổi, cầu về sản phẩm hoặc dịch vụ có quan
hệ nghịch biến với giá của sản phẩm hoặc dịch vụ đó, tức là khi giá tăng thì cầu giảm và
ngược lại. do vậy, đường cầu (demand curve) có dạng một đường dốc xuống.

• Trường hợp cầu tăng khi giá giảm gọi là expansion in demand
• Trường hợp cầu giảm khi giá tăng gọi là contraction in demand

b. Một số yếu tố ảnh hưởng đến cầu của một hàng hóa hoặc dịch vụ

Có nhiều yếu tố ảnh hưởng đến cầu. Cụ thể:

• Giá cả (Price): giá tăng thì cầu giảm và ngược lại


• Sản phẩm thay thế (Substitute): cầu sẽ giảmnếu người tiêu dùng có thể dễ dàng mua
được các sản phẩm thay thế có sẵn trên thị trường.
• Sản phẩm bổ sung (Complementary products): Hàng hóa bổ sung là những mặt hàng
được sử dụng với nhau như bánh mì và bơ, ô tô và xăng, bút chì và tẩy,... Cầu của một
sản phẩm liên quan đến sự sẵn có và giá cả của hàng hóa bổ sung. Nếu người tiêu dùng
có thể mua hàng hóa bổ sung một cách dễ dàng, cầu của sản phẩm chính sẽ tăng lên.
Giá các sản phẩm bổ sung quá cao có thể là một lý do ngăn cản người tiêu dùng mua
các sản phẩm chính.
• Thu nhập (Income): Sự thay đổi trong mức thu nhập của người tiêu dùng cũng ảnh hưởng
đến nhu cầu của họ đối với các mặt hàng khác nhau.
• Thị hiếu và sở thích (Tastes and preferences): Thị hiếu và sở thích của cá nhân cũng
quyết định nhu cầu về hàng hoá và dịch vụ nhất định. Các yếu tố như khí hậu, thời trang,
quảng cáo,... ảnh hưởng đến thị hiếu và sở thích của người tiêu dùng.
• Kỳ vọng về sự thay đổi của giá cả (Expectation of change in price in the future): Nếu giá
của hàng hóa được dự đoán sẽ tăng trong tương lai, người tiêu dùng sẽ sẵn sàng mua
thêm hàng hóa với mức giá hiện có. Tuy nhiên, nếu giá trong tương lai được dự đoán sẽ
giảm, thì nhu cầu đối với hàng hóa đó sẽ giảm ở hiện tại.

2. Cung (Supply)

a. Khái niệm

Khái niệm cung (Supply) đề cập đến số lượng hàng hóa mà các nhà cung cấp hiện có hoặc sẽ
sản xuất cho thị trường.

Đường cung (supply curve) cho biết có bao nhiêu nhà sản xuất sẵn sàng chào bán, với các mức
giá khác nhau, trong một khoảng thời gian nhất định. Nếu giá bán hàng hóa tăng lên, mỗi đơn vị
sản phẩm sẽ tạo ra nhiều lợi nhuận hơn cho nhà cung cấp, họ sẽ muốn sản xuất hoặc cung cấp
nhiều sản phẩm hơn cho thị trường. Vì vậy đường cung có xu hướng dốc lên.

b. Các yếu tố ảnh hưởng đến cung

• Chi phí sản xuất (Cost of production): Chi phí sản xuất sản phẩm càng cao thì lượng cung
càng thấp
• Trợ cấp của chính phủ (Government subsidies): Chính phủ có thể trả trợ cấp cho doanh
nghiệp để thúc đẩy cung của một mặt hàng nhất định. Ví dụ, chính phủ khuyến khích
người dân sử dụng năng lượng mặt trời bằng cách trợ cấp sản xuất tấm pin mặt trời,
giúp tăng nguồn cung pin mặt trời.
• Chi phí các sản phẩm khác (Price of other goods): Khi một nhà cung cấp có thể dễ dàng
chuyển từ cung cấp hàng hóa này sang hàng hóa khác, hàng hóa liên quan được gọi là
hàng hóa thay thế cung thị trường (subtitute of supply). Khi một quá trình sản xuất có hai
hoặc nhiều đầu ra khác biệt và tách biệt nhau, hàng hoá được sản xuất ra được gọi là
hàng hoá bổ sung trong sản xuất (goods in joint supply/complements in production).Nếu
giá bán hàng hóa thay thế tăng, nhà cung cấp có xu hướng chuyển sang sản xuất hàng
hóa thay thế, nguồn cung sản phẩm chính sẽ giảm. Nếu giá bán của hàng hóa bổ sung
trong sản xuất tăng làm cho nguồn cung tăng lên, kéo theo nguồn cung của hàng hóa
cũng tăng.
• Kỳ vọng về sự thay đổi giá (Expectations of price changes): Nếu một nhà cung cấp kỳ
vọng giá của sản phẩm sẽ tăng, họ có khả năng cố gắng giảm nguồn cung trong khi giá
thấp để họ sản xuất số lượng lớn hơn khi giá cao hơn.
• Thay đổi về công nghệ (Changes in technology): Sự phát triển của công nghệ làm giảm
chi phí sản xuất (và tăng năng suất) sẽ làm tăng lượng cung hàng hóa ở một mức giá
nhất định.
• Chính sách thuế (Tax policy): Chính phủ có thể giảm thuế để tăng nguồn cung hoặc tăng
thuế để giảm nguồn cung của một số loại hàng hóa nhất định.

Khi có sự thay đổi trong các điều kiện của cung mặc dù giá không đổi, đường cung dịch chuyển
sang phải - lượng cung tăng, hoặc dịch chuyển sang trái – lượng cung giảm. Đây được gọi là sự
dịch chuyển đường cung (shift in the supply curve).

3. Giá cân bằng (equilibrium price)

Giá cân bằng (equilibrium price) của một hàng hóa là giá tại đó lượng cầu của người tiêu dùng
và khối lượng mà các công ty sẵn sàng cung cấp là như nhau.

Giá cân bằng còn được gọi là giá bù trừ thị trường (market clearing price), vì ở mức giá này, thị
trường sẽ không có thặng dư cũng không bị thiếu hụt. Cách thức cung và cầu tương tác để đi đến
mức giá cân bằng có thể được minh họa bằng cách vẽ đường cầu thị trường và đường cung thị
trường trên cùng một đồ thị.
Nếu giá không ở mức cân bằng, thị trường không cân bằng, cung và cầu trong thị trường sẽ đẩy
giá về mức giá cân bằng. Sự dịch chuyển của đường cung hoặc đường cầu sẽ làm thay đổi giá
cân bằng.

II. Độ co giãn của cầu (Elasticity of demand)

1. Độ co giãn của cầu theo giá (Price elasticity of demand - PED)

Độ co giãn của cầu theo giá là thước đo mức độ thay đổi của cầu thị trường đối với hàng hóa
để đáp ứng với sự thay đổi giá của hàng hóa đó.
Hệ số PED được tính bằng công thức:

• 0< PED < 1: Cầu đối với hàng hóa được cho là không co giãn (inelastic) khi những thay
đổi về giá có ảnh hưởng tương đối nhỏ đến lượng cầu hàng hóa.
• PED > 1: Cầu đối với hàng hóa được cho là co giãn (elastic) khi những thay đổi về giá
có ảnh hưởng tương đối lớn đến lượng cầu hàng hóa.

Ví dụ:
Giá của một hàng hóa là $1.20/đơn vị và nhu cầu hàng năm là 800,000 đơn vị. Nghiên cứu thị
trường chỉ ra rằng việc tăng giá $0.1/đơn vị sẽ làm giảm nhu cầu hàng năm là 70,000 đơn vị. Độ
co giãn của cầu trong trường hợp này được tính như sau:
Cầu hàng năm ở mức giá $1.20 là 800,000 đơn vị.
Cầu hàng năm ở mực giá $1.30 là 800,000 – 70,000 = 730,000 đơn vị.
Cầu của hàng hóa được cho là co giãn vì độ co giãn của cầu theo giá là 1.14 > 1.

2. Độ co giãn của cầu theo thu nhập (Income elasticity of Demand - IED)

Độ co giãn của cầu theo thu nhập cho biết sự thay đổi của cầu đối với những thay đổi trong
thu nhập hộ gia đình. Khi thu nhập hộ gia đình tăng, mọi người sẽ không chỉ tăng nhu cầu đối
với hàng hóa hiện có mà còn bắt đầu phát sinh cầu những hàng hóa khác mà trước đây họ không
thể mua được.
Hệ số IED được tính bằng công thức:

• IED < 0: Cầu đối với hàng hóa giảm khi thu nhập tăng lên, hàng hóa đó được gọi
là hàng hóa thứ cấp (inferior goods)
• 0 < IED < 1: Cầu đối với hàng hóa được cho là không co giãn (inelastic) khi những thay
đổi về thu nhập có ảnh hưởng tương đối nhỏ đến lượng cầu hàng hóa. Hàng hóa đó
được gọi là hàng hóa thông thường (normal goods)
• IED > 1: Cầu đối với hàng hóa được cho là co giãn (elastic) khi những thay đổi về thu
nhập có ảnh hưởng tương đối lớn đến lượng cầu hàng hóa. Hàng hóa đó được gọi
là hàng hóa cao cấp (Luxury goods).

Ví dụ:

Chúng ta có số liệu điều tra về mức thu nhập bình quân của các hộ gia đình trong năm và lượng
cầu về máy giặt như sau:

Mức thu nhập bình quân một Lượng cầu về máy


năm (triệu đồng) giặt (nghìn cái)
Nhóm thu nhập thứ 1 19 13
Nhóm thu nhập thứ 2 23 15
Cầu của hàng hóa được cho là không co giãn vì độ co giãn của cầu theo thu nhập 0.75 là số
dương và < 1. Hàng hóa đó được coi là hàng hóa thông thường.

3. Độ co giãn chéo của cầu (Cross elasticity of Demand)

Độ co giãn chéo của cầu là phản ứng của cầu hàng hóa đối với sự thay đổi về giá của các hàng
hóa liên quan (hàng hóa thay thế hoặc hàng hóa bổ sung).

• Nếu A và B là hai hàng hóa thay thế nhau, độ co giãn chéo của cầu dương, giá của một
hàng giảm sẽ làm giảm lượng cầu của hàng kia.
• Nếu hàng hóa là bổ sung cho nhau, thì độ co giãn chéo sẽ âm và giá của một hàng hóa
giảm xuống sẽ làm tăng cầu đối với hàng hóa kia.

Ví dụ:
Giả sử có số liệu về mối tương quan giữa giá hàng hóa Y và cầu một hàng hóa X như sau: Khi giá
hàng hóa Y là $200/đơn vị, lượng tiêu dùng hàng hóa X là 1500 đơn vị sản phẩm. Khi giá hàng
hóa Y là $220/đơn vị, lượng tiêu dùng hàng hóa X là 1300 đơn vị sản phẩm.

Độ co giãn chéo =-1.5 nghĩa là khi giá của hàng hóa Y giảm xuống sẽ làm tăng cầu của hàng hóa
X, X và Y là hàng hóa bổ sung cho nhau.

III. Các loại cạnh tranh

Có 5 loại cạnh tranh trên thị trường. Cụ thể:

Loại cạnh tranh Nội dung


• Thịtrường có nhiều công ty sản xuất hàng hóa hoặc dịch vụ
cùng loại. Thị trường không có rào cản, dễ dàng vào và ra.
• Nhà sản xuất và người tiêu dùng có đầy đủ thông tin, kiến
thức về thị trường. Giá cả và mức sản lượng trong điều kiện
Cạnh tranh hoàn hảo
cạnh tranh hoàn hảo có xu hướng hướng tới điểm cân bằng.
• Đường cầu nằm ngang, cầu hoàn toàn co giãn (perfect
(Perfect competition)
elastic), nghĩa là những thay đổi nhỏ về giá có thể dẫn đến
những thay đổi lớn về lượng cầu.
• Trên thực tế có rất ít thị trường cạnh tranh hoàn hảo

Cạnh tranh không Thị trường cạnh tranh không hoàn hảo là thị trường không đáp
hoàn hảo (Imperfect ứng được các yếu tố cần thiết để tạo nên thị trường cạnh tranh hoàn
competition) hảo.
• Chỉ có một nhà cung trên thị trường, trên thực tế thường được
sử dụng để mô tả một công ty có thị phần rất cao
• Khách hàng không có sản phẩm thay thế do đó không có lựa
chọn nào khác ngoài việc mua sản phẩm mặc dù giá cả thay
đổi.
Độc quyền
• Nếu không được kiểm soát, một công ty độc quyền có thể tự định
(monopoly)
giá trên thị trường, điều này có thể dẫn đến cái mà các nhà
kinh tế gọi là 'lợi nhuận siêu bình thường'. Vì lý do này, các
công ty độc quyền thường chịu sự kiểm soát hoặc điều tiết của
chính phủ.

• Thị trường có một vài nhà sản xuất thống trị. Các nhà sản
xuất đều có mức độ ảnh hưởng lớn, hiểu biết cao về các chiến
lược của đối thủ cạnh tranh của họ
Độc quyền nhóm • Nếu một độc quyền nhóm chỉ có hai nhà sản xuất, nó được gọi là
(Oligopoly) lưỡng độc quyền (duopoly)
• Đặc trưng bởi sự khác biệt hóa sản phẩm, các rào cản gia nhập
đáng kể và mức độ ảnh hưởng cao đến giá cả

• Thịtrường bao gồm nhiều nhà sản xuất có xu hướng sử dụng


sự khác biệt của sản phẩm để phân biệt mình với những
người khác
• Mặc dù các sản phẩm của họ tương tự nhau, nhưng các nhà sản
xuất làm khác biệt sản phẩm của họ (bao bì sản phẩm, quảng
Cạnh tranh độc
cáo, etc.), họ có thể tạo ra 'độc quyền' ngắn hạn. Do đó, để
quyền (Monopolistic
cạnh tranh độc quyền tồn tại, người tiêu dùng phải nhận thức
competition)
được sự khác biệt trong các sản phẩm do các hãng khác nhau
cung cấp.
• Cạnh tranh độc quyền có xu hướng có ít rào cản gia nhập hoặc
xuất cảnh hơn so với thị trường độc quyền.

IV. Bài tập minh họa

Câu 1: A demand curve is drawn on all except which of the following assumptions?

A Incomes do not change


B Prices of substitutes are fixed
C Price of the good is constant
D There are no changes in tastes and preferences

Phân tích đề:

Đề bài hỏi giả thuyết nào không được sử dụng khi xác định đường cầu?

A Thu nhập không đổi


B Giá của hàng hóa thay thế là cố định
C GIá của hàng hóa là không đổi
D Không có sự thay đổi trong mùi vị và đặc điểm hàng hóa

Lời giải: C
Như đã nói ở phần I trên về Quy luật cầu, khi các yếu tố khác không đổi, cầu về sản phẩm hoặc
dịch vụ có quan hệ nghịch biến với giá của sản phẩm hoặc dịch vụ đó. Do đó, giá phải là yếu tố
thay đổi.

Câu 2: What is an inferior good?

A A good of such poor quality that demand for it is very weak


B A good of lesser quality than a substitute good, so that the price of the substitute
is higher
C A good for which the cross elasticity of demand with a substitute product is
greater than 1
D A good for which demand will fall as household income rise

Phân tích đề:

Đề bài hỏi về đâu là đặc điểm của hàng hóa thứ cấp.

Lời giải: D

Như đã nói ở mục II trên, hàng hóa thứ cấp được định nghĩa trong mối quan hệ giữa lượng cầu và
thu nhập, là loại hàng hóa có cầu giảm khi thu nhập người tiêu dùng tăng.
Lesson 5: Cấu trúc tổ chức và chiến lược
kinh doanh (Business organisation, structure
and strategy)
Xem xét tầm quan trọng của các tổ chức phi chính thức trong việc hình thành văn hóa tổ
chức và các kiểu phân cấp tổ chức phản ánh các cấp độ hoạch định chiến lược.

I. Tổ chức không chính thức (Informal organisation)

1. Định nghĩa tổ chức không chính thức

Tổ chức chính thức là tổ chức được xây dựng có ý thức theo các mục tiêu nhằm hoàn thành các
nhiệm vụ của tổ chức (là đối tượng được phân tích ở các bài trước).

Các tổ chức không chính thức tồn tại song song với tổ chức chính thức, có cấu trúc lỏng lẻo, linh
hoạt và tự phát, bao gồm các mối quan hệ xã hội, mạng lưới giao tiếp không chính thức, các
chuẩn mực hành vi, sự ảnh hưởng có thể phá vỡ các quy trình và hệ thống chính thức.

2. Đánh giá tổ chức không chính thức

Do đặc điểm tự nhiên của mình, các tổ chức không chính thức vừa đem lại những lợi ích cho các
nhà quản lý tổ chức chính thức lại vừa đặt ra các vấn đề cần phải xem xét và quản lý. Cụ thể:

Lợi ích Vấn đề đặt ra

● Các nhóm xã hội có thể hành


động tập thể chống lại lợi ích của tổ
• Sự cam kết của nhân viên (Employee commitment):
chức.
góp phần nâng cao tinh thần và sự hài lòng trong
công việc
• Chia sẻ kiến thức (Knowledge sharing): cung cấp ● Thông tin qua các mạng lưới
cho nhân viên một góc nhìn rộng hơn, kích thích không chính thức có thể không chính
sự đổi mới và sự hợp tác giữa các phòng ban để xác và những tin đồn có thể làm tổn
giải quyết vấn đề chung. hại đến tinh thần nội bộ tổ chức.
• Tốc độ (Speed): tốc độ truyền đạt thông tin nhanh,
cho phép các quyết định được đưa ra và thực ● Các cá nhân có thể bị ảnh
hiện nhanh hơn. hưởng nặng nề khi bị loại ra khỏi các
• Khả năng đáp ứng (Responsiveness): Tính trực tiếp hội nhóm và mạng lưới quan hệ trong
và linh hoạt của tổ chức không chính thức hữu tổ chức.
ích trong điều kiện môi trường thay đổi nhanh
chóng
• Hợp tác (Co-operation): tạo điều kiện thuận lợi cho
● Làm việc theo cách không chính
việc làm việc nhóm và phối hợp trong tổ chức. thức có thể đi tắt, đốt cháy giai đoạn,
bỏ qua các quy tắc, luật lệ (cut corner),
vi phạm các biện pháp đảm bảo chất
lượng hoặc an toàn.
II. Cấu trúc tổ chức

1. Các bộ phận của tổ chức (Mintzberg)

Theo Mintzberg, tổ chức có thể được chia thành 5 bộ phận dựa vào sự phân chia lao động và
phối hợp công việc trong tổ chức:

Cụ thể:

Bộ phận Công việc Cách thức phối hợp

Đảm bảo tổ chức đi theo sứ mệnh, mục tiêu Giám sát trực tiếp, đặc biệt
Cấp chiến lược cao
của mình và quản lý mối quan hệ của tổ chức là trong các tổ chức kinh
nhất (strategic apex)
với môi trường doanh nhỏ

Trung tâm nghiệp Trực tiếp tham gia vào quá trình thu thập đầu Điều chỉnh qua lại chuẩn
vụ (operative core) vào và chuyển đổi chúng thành đầu ra hóa kỹ năng

Chuyển đổi mong muốn của cấp chiến lược


Quản lý cấp
cao nhất thành công việc được thực hiện bởi Chuẩn hóa đầu ra
trung (middle line)
trung tâm nghiệp vụ

• Phân tích xác định cách tốt nhất để thực


hiện công việc
Cấu trúc công Chuẩn hóa quy trình công
• Lập kế hoạch xác định kết quả đầu ra
nghệ (technostructure) • Đào tạo nhân sự chuẩn hóa kỹ năng việc hoặc đầu ra

• Các dịch vụ phụ trợ như quan hệ công Điều chỉnh qua lại, các cá
Nhân viên hỗ chúng, tư vấn pháp lý, nhà ăn... nhân tự phối hợp công việc
trợ (support staff) • Hoạt động độc lập với trung tâm nghiệp vụ trên cơ sở tổ chức không
chính thức
2. Phân loại tổ chức
Có nhiều cách phân loại tổ chức:

a. Phân loại theo cấu trúc (Structure)


Theo Mintzberg, tổ chức được chia thành 5 loại sau:
Loại hình tổ chức Đặc điểm
• Tập trung (centralised) và chuyên quyền (autocratic), với quyền lực
tập trung ở cấp chiến lược cao nhất
Tổ chức đơn
• Linh hoạt và không chính thức, nhưng dễ bị tổn thương với rất
giản (simple structure)
nhiều quyền tập trung vào tay một số ít người.

• Nhiều tầng quản lý, các thủ tục chính thức (thường cứng nhắc) và
các quy trình sản xuất được tiêu chuẩn
Tổ chức hành chính máy
• Cấu trúc công nghệ đóng vai trò chủ đạo, có xu hướng không linh
móc (Machine Bureaucracy)
hoạt

• Trung tâm nghiệp vụ có ảnh hưởng chính


Tổ chức hành chính chuyên
• Dựa trên quyền hạn và các chuẩn mực tiêu chuẩn do luật pháp,
nghiệp (Professional
quy định hoặc các cơ quan độc lập bên ngoài đặt ra
Bureaucracy)

• Phòng ban trung tâm cung cấp hướng dẫn, các đơn vị kinh doanh
được hưởng quyền tự chủ ở mức độ cao
Tổ chức theo cơ cấu phòng
• Quản lý cấp trung chuyển các yêu cầu của cấp chiến lược thành
ban (Divisionalized Form)
các mục tiêu của cấp nghiệp vụ

• Trên cơ sở chuyên môn hóa, các nhóm được thiết lập, gọi là các
phòng ban, phối hợp với nhau trong công việc
Tổ chức linh
• Đáp ứng nhanh chóng với các nhu cầu thay đổi như thị trường
hoạt (Adhocracy)
phát triển nhanh chóng hoặc đổi mới công nghệ.
b. Phân loại theo phòng ban hóa (Departmentation)

Theo cách này, tổ chức được phân thành 4 loại:

Loại tổ chức Đặc điểm

• Nhóm những người làm những công việc tương tự lại với nhau, cho
Theo chức phép phân chia trách nhiệm rõ ràng, giúp nhà quản lý kiểm soát
năng (Functional công việc tốt hơn.
departmentation) • Ví dụ: sản xuất, kế toán

• Các hoạt động hàng ngày được xử lý trên cơ sở phân vùng khu
Theo khu vực địa
vực, chỉ một số quyền hạn được giữ lại tại trụ sở chính
lý (Geographic • Ví dụ: miền Nam, miền Bắc
departmentation)

• Phân chia tổ chức thành những đơn vị chuyên trách về một sản
phẩm hay một dòng sản phẩm, người quản lý được giao trách
Theo sản phẩm/thương
nhiệm về sản phẩm sẽ có quyền lực đối với các nhân sự chức
hiệu (Product/brand năng
departmentation) • Ví dụ: nước rửa tay, dầu gội

• Phân chia tổ chức trên cơ sở các loại khách hàng hoặc phân khúc
Theo tổ chức khách
thị trường
hàng (Customer • Ví dụ: trung cấp, cao cấp
departmentation)

c. Phân loại theo mô hình (model)

Để tìm hiểu các mô hình tổ chức, ta cần hiểu các khái niệm sau:

• Khoảng kiểm soát (Span of control) là số lượng nhân viên mà người quản lý có thể giám
sát.
• Cấpbậc (scalar chain) là nhân viên cần biết được vị trí của họ trong hệ thống phân cấp
của tổ chức cũng như các mệnh lệnh từ cấp trên cần được đảm bảo rõ ràng và hợp lý,
hai bên cùng nắm rõ.

Trong bài hôm nay, chúng ta sẽ tìm hiểu về 2 mô hình tổ chức hình phẳng và hình tháp. Cụ thể:

Mô hình tổ chức hình phẳng Mô hình tổ chức hình tháp

(Flat organisation) (Tall organisation)


Định Mô hình có ít cấp quản lý, khoảng kiểm Mô hình có nhiều cấp quản lý, khoảng kiểm
nghĩa soát rộng soát hẹp
• Khoảng kiểm soát hẹp cho phép các
• Khuyến khích ủy quyền lãnh đạo
thành viên trong nhóm tham gia vào
• Giảm chi phí quản lý và chi phí chung
các quyết định
Ưu • Tăng tốc độ giao tiếp giữa lãnh đạo
• Mô hình nhiều cấp quản lý hỗ trợ lập kế
điểm cấp cao với trung tâm nghiệp vụ
hoạch nghề nghiệp và đào tạo các
nhờ giảm thiểu các cấp trung gian
nhà quản lý

Nhược • Khi công việc có thể được ủy quyền, • Hạn chế ủy quyền lãnh đạo
điểm nhà quản lý có thể khó kiểm soát • Lãnh đạo có thể áp đặt lệnh cứng nhắc,
toàn bộ công việc không khuyến khích được tính sáng
• Tổ chức cần có các nhà quản lý cấp tạo của cấp dưới
trung để chuyển đổi tầm nhìn lớn • Tăng chi phí quản lý và chi phí chung
của cấp chiến lược cao nhất đến • Làm chậm quá trình ra quyết định và
trung tâm nghiệp vụ phản hồi vì quá nhiều cấp trung gian

III. Các cấp độ chiến lược trong tổ chức

Có 3 cấp độ chiến lược trong một tổ chức:

IV. Sự phân quyền trong tổ chức

Hoạt động phân quyền trong mỗi tổ chức doanh nghiệp chủ yếu theo 2 hình thức sau:

Tập trung (centralisation) Phân cấp (decentralisation)


• Là tổ chức mà trong đó quyền lực được
• Là tổ chức mà trong đó quyền lực tập chia theo nhiều cấp độ khác nhau,
Định trung tại một nơi. mỗi cấp độ sẽ có một trách nhiệm
nghĩa nhất định.

• Quản lý cấp cao nhất có thời gian tập


• Các quyết định được đưa ra thống nhất
trung vào chiến lược và các cấp ở
ở trung tâm và do đó dễ phối hợp
dưới có thể tập trung hơn vào hiệu
hơn
quả kinh doanh
• Nhà quản lý cấp cao có thể kiểm soát,
• Trao quyền tạo động lực cho cấp dưới,
bao quát hiệu quả kinh doanh để cân
Ưu hỗ trợ đào tạo nhà quản lý cấp cao
bằng lợi ích, phân bổ nguồn lực cho
điểm trong tương lai
các chức năng khác nhau
• Ít cấp quản lý hơn, tăng tốc độ đưa ra
• Các chính sách, thủ tục và tài liệu có
quyết định, phản ứng với thay đổi,
thể được tiêu chuẩn hóa trong toàn
quá trình giải quyết vấn đề nhanh
tổ chức.
chóng hơn
• Nhân viên có thể cảm thấy bị kiểm soát,
không có động lực khi không được
phân quyền trách nhiệm và không có • Một số doanh nghiệp không thể xác định
cơ hội thăng tiến sản phẩm hoặc thị trường độc lập để
• Quá trình ra quyết định và giải quyết có thể thiết lập các bộ phận riêng biệt
Nhược vấn đề có thể bị chậm do cần thông • Sự phân cấp chỉ thực hiện được ở cấp
điểm qua nhiều cấp quản lý quản lý khá cao vì mọi sản phẩm đều
• Ban quản lý cấp cao có thể đưa ra cần những chức năng giống nhau
quyết định sai vì thiếu thông tin và như sản xuất, bán hàng.
hiểu biết về điều kiện kinh doanh ở
địa phương

V. Bài tập minh họa

Grouping people together who do similar tasks is called

A Task departmentation
C Product departmentation
B Geographic departmentation
D Functional departmentation

Phân tích đề

Đề bài hỏi rằng một nhóm người có các nhiệm vụ giống nhau được gọi là gì?

Lời giải: D
Theo nội dung bài học ở phần II.2.b trên, nhóm những người làm những công việc tương tự với
nhau là định nghĩa của cấu trúc tổ chức theo chức năng.
Lesson 6: Văn hóa tổ chức và các ủy ban
(Organisational culture and committees)
Mỗi doanh nghiệp có một văn hóa tổ chức riêng. Văn hóa được xem là cách để các doanh nghiệp
thể hiện với bên ngoài rằng họ hoạt động như thế nào. Trong bài hôm nay, chúng ta sẽ tìm hiểu
về cấu trúc văn hóa của tổ chức và các ủy ban - bộ phận được xem là một trong những cơ chế
tham vấn và giao tiếp của doanh nghiệp.

I. Cơ cấu tổ chức

Trong quá trình hoạt động, các doanh nghiệp thường được tổ chức theo các phòng ban. Mỗi
phòng ban lại có một chức năng, nhiệm vụ riêng.

Thông thường, có 8 phòng ban chính trong một doanh nghiệp.

Cụ thể như sau:

1. Phòng nghiên cứu và phát triển

Nghiên cứu và phát triển nhằm cải thiện quy trình sản phẩm và tạo ra sản phẩm mới cũng như
cập nhật thêm để phát triển sản phẩm cũ. Vì vậy, nó hỗ trợ chiến lược của tổ chức và được phối
hợp chặt chẽ với hoạt động tiếp thị.

Nghiên cứu được chia làm 3 loại sau:

Tuy nhiên, tất cả các loại nghiên cứu trên đều hướng tới 2 loại đối tượng sau:
2. Phòng mua hàng

Mua hàng là phòng chịu trách nhiệm cho việc mua các nguồn lực vật chất và các dịch vụ kinh
doanh để tổ chức sử dụng.

Phòng ban mua hàng đóng góp lớn vào việc quản lý chi phí và chất lượng trong bất kỳ doanh
nghiệp nào. Đặc biệt là trong ngành bán lẻ thì phòng mua hàng là một yếu tố quan trọng của chiến
lược kinh doanh trong doanh nghiệp. Những yếu tố quan trọng cần xem xét khi mua hàng:

• Giá cả (Price)
• Chất lượng sản phẩm (Quality)
• Số lượng sản phẩm (Quantity)
• Sự giao hàng (Delivery)

3. Phòng sản xuất

Phòng sản xuất có chức năng lập kế hoạch, tổ chức, chỉ đạo và kiểm soát các hoạt động cần thiết
để tạo ra sản phẩm hàng hóa, dịch vụ đầu ra cho doanh nghiệp.

Các hoạt động của phòng sản xuất bao gồm:

Hoạt động Ví dụ
Đưa nguyên vật liệu đầu vào vào hệ thống sản xuất Đầu vào: gỗ, đinh vít, đinh, keo dán…
Tạo ra hoặc gia tăng giá trị:

• Xây dựng, phân bổ công việc cho máy móc


• Bố trí nhân công Hoạt động: cưa, chà, lắp ráp, hoàn thiện
• Kiểm soát chất lượng sản phẩm
• Quản lý nguyên liệu đầu vào, tránh lãng phí

Tạo ra sản phẩm đầu ra Đầu ra: bàn, ghế, tủ

Trong quá trình đó, các nhà quản lý cũng phải đưa ra các quyết định sản xuất. Có 2 loại quyết
định:

Quyết định dài hạn Quyết định ngắn hạn


Đây là các quyết định liên quan đến việc điều
Đây là các quyết định liên quan đến việc thiết lập
hành và kiểm soát hoạt động sản xuất hàng
tổ chức sản xuất. Cụ thể:
ngày. Cụ thể:
• Quyết định về thiết bị và quy trình sản xuất
• Quyết định về cách sản xuất và kiểm soát
• Quyết định về phương pháp và cách sắp xếp
• Quyết định về kiểm soát và giám sát nhân
công việc
công
• Quyết định về vị trí và cách bố trí nhà máy
• Quyết định về quản lý chất lượng
sản xuất
• Quyết định về kiểm soát chất lượng hàng
• Quyết định về việc đảm bảo đúng số lượng
tồn kho
và kỹ năng làm việc của nhân viên
• Quyết định về bảo trì

4. Phòng dịch vụ

Dịch vụ là vô hình, không thể lưu trữ, dẫn đến việc không thể chuyển giao tài sản. Bản chất của
dịch vụ như sau:

Bản chất của dịch vụ Định nghĩa


• Không giống như hàng hóa nên dịch vụ không có khía cạnh vật chất
Tính vô hình quan trọng nào.
• Một dịch vụ không thể được đóng gói trong túi và mang về nhà.
(Intangibility) Ví dụ: Một buổi biểu diễn nhạc sống

• Nhiều dịch vụ được tạo ra cùng lúc khi chúng được sử dụng
Ví dụ: Điều trị nha khoa thì dịch vụ này cứ định kỳ phải kiểm tra
vì nha khoa là một ngành đặc thù liên quan đến sức khỏe của
Tính không thể tách chúng ta.
rời (Inseparability) • Dịch vụ không thể được lưu trữ mà được mua để sử dụng trong một
khoảng thời gian nhất định và sau thời gian quy định thì dịch vụ
không thể sử dụng được nữa.

• Khó có thể đạt được tiêu chuẩn chính xác của dịch vụ được cung cấp
Tính thay đổi
• Chất lượng của dịch vụ có thể phụ thuộc nhiều vào việc ai (hoặc cái
gì), cung cấp dịch vụ như thế nào.
(Variability)

Dịch vụ khác với hàng tiêu dùng,chúng thường không dẫn đến việc chuyển
Tính sở hữu (Ownership) giao tài sản vì khi mua một dịch vụ chỉ mang lại cho khách hàng quyền truy
cập hoặc quyền sử dụng, một cơ sở mà không phải quyền sở hữu.

5. Phòng tiếp thị

Chức năng của phòng tiếp thị là quản lý các mối quan hệ của tổ chức với khách hàng.

Phòng tiếp thị có 4 vai trò chính:


Các hoạt động để vận hành phòng tiếp thị gồm:

• Nghiên cứu và phân tích các chiến lược tiếp thị


• Đóng góp vào chiến lược và lập kế hoạch tiếp thị
• Quản lý thương hiệu
• Thực hiện các chương trình tiếp thị
• Đo lường hiệu quả
• Quản lý các nhóm trong phòng tiếp thị

5 bước để định hướng tiếp thị:

Để đáp ứng nhu cầu của khách hàng thì tiếp thị hỗn hợp (marketing mix) là điều tất yếu. Tiếp thị
hỗn hợp được xác định theo nguyên tắc 4Ps:
6. Phòng hành chính

Trong nhiều tổ chức, chức năng hành chính thường được tổ chức theo mô hình tập trung. Nghĩa
là chức năng này được thực hiện ở trụ sở chính càng nhiều càng tốt. Mô hình này có ưu và
nhược điểm sau:

Ưu điểm Nhược điểm


• Các văn phòng chi nhánh có thể phải
• Cung cấp tính nhất quán
đợi các nhiệm vụ được giao thì
Ví dụ: các mã tài khoản giống nhau có thể được
mới thực hiện
sử dụng cho tất cả bộ phận của doanh nghiệp để
• Phụ thuộc vào các trụ sở chính vì các
mọi người sử dụng cùng một dữ liệu và thông tin
văn phòng chi nhánh có thể không
• Cung cấp các hoạt động bảo mật, kiểm soát tốt hơn
tự cung tự cấp
và dễ dàng thực thi các tiêu chuẩn hơn
Ví dụ: như đợi máy móc từ trụ sở
• Có lợi thế mở rộng về kinh tế tốt nhất
chính chuyển đến
Ví dụ: mua thiết bị và vật tư máy tính
• Lỗi hệ thống hoặc sự cố ngừng hoạt
• Trụ sở chính là nơi tốt nhất để kiểm soát cũng như
động tại trụ sở chính sẽ ảnh hưởng
quan sát các hoạt động.
đến toàn doanh nghiệp.

7. Phòng tài chính

Không một tổ chức nào có thể hoạt động mà không cần tiền. Do đó, phòng tài chính có vai trò vô
cùng quan trọng. Cụ thể:

• Huyđộng tiền, đảm bảo có thể có sẵn. Các nguồn huy động có thể là vay, phát hành trái
phiếu, cổ phiếu...
• Ghi lại và kiểm soát những gì xảy ra với dòng tiền. Ví dụ: kiểm soát bảng lương và tín
dụng
• Cung cấp thông tin cho người quản lý để giúp họ đưa ra quyết định
• Báo cáo cho các bên liên quan như cổ đông và cơ quan thuế...

Các quyết định liên quan đến tài chính:

• Quyết định đầu tư


• Quyết định tài trợ
• Quyết định chia cổ tức
• Các quyết định điều hành ảnh hưởng đến lợi nhuận

8. Phòng nhân sự

Quản lý nguồn nhân lực (Human resource management - HRM) là quá trình đánh giá nhu cầu
nhân lực của một tổ chức, tìm người để đáp ứng những nhu cầu đó và hoàn thành công việc tốt
nhất từ mỗi nhân viên bằng cách cung cấp các khuyến khích và môi trường việc làm phù hợp với
mục đích tổng thể là giúp đạt được các mục tiêu của tổ chức.

Chu trình làm việc của phòng nhân sự:

II. Văn hóa tổ chức

1. Định nghĩa

Văn hóa tổ chức (Organisational culture) là một loạt các quy phạm và hệ thống giá trị chung nhằm
kiểm soát sự tương tác giữa các thành viên trong tổ chức và giữa các thành viên trong tổ chức với
những người bên ngoài tổ chức đó.

Mỗi doanh nghiệp khác nhau thì có những văn hóa tổ chức khác nhau.

Văn hóa được hiểu theo 3 cấp độ:


Ví dụ biểu hiện văn hóa trong tổ chức:

Biểu hiện Ví dụ
Niềm tin và giá trị Khách hàng luôn luôn đúng
Ở Thành phố London, trang phục công sở tiêu chuẩn thường được coi là điều hiển
Hành vi nhiên và ngay cả việc mặc quần áo vào các ngày thứ Sáu cũng có quy tắc của riêng
họ.
Ở một số công ty, các nhân viên bán hàng cạnh tranh với nhau và có một phần
Nghi thức
thưởng được trao cho nhân viên bán hàng tốt nhất tại một buổi lễ
Logo công ty là một ví dụ về biểu tượng, nhưng chúng hướng ra bên ngoài. Trong
Biểu tượng tổ chức, các biểu tượng có thể đại diện cho quyền lực như trang phục, kiểu dáng và
mô hình xe hơi, quy mô văn phòng và trang thiết bị và khả năng tiếp cận các cơ sở...

Các giá trị văn hóa có thể được sử dụng để hướng dẫn các quá trình tổ chức mà không cần kiểm
soát chặt chẽ. Chúng cũng có thể được sử dụng để thúc đẩy nhân viên, bằng cách nhấn mạnh
khía cạnh chính của nhiệm vụ.

2. Phân loại

Văn hóa trong tổ chức được chia làm 4 loại sau:


III. Ủy ban

1. Mục đích thành lập

Trong một tổ chức, các ủy ban có thể bao gồm hoàn toàn các giám đốc điều hành hoặc có thể là
bộ phận để tham vấn chung giữa người sử dụng lao động và người lao động.

Mục đích của các ủy ban tổ chức:

• Tạo nên các ý tưởng mới

• Có tính dân chủ

• Tạo ra phối hợp giữa các phòng ban

• Là bộ phận đại diện cho tổ chức

• Đưa ra các khuyến nghị hợp lí

2. Phân loại

Các ủy ban có thể được phân loại tùy theo quyền lực của họ. Cụ thể:

Phân loại Định nghĩa

• Có quyền chi phối hoặc điều hành


Ủy ban điều hành (Executive • Ban giám đốc của một công ty trách nhiệm hữu hạn có thể là một
committees) ủy ban điều hành do các cổ đông bổ nhiệm

• Được thành lập cho một mục đích cụ thể trên cơ sở thường trực
• Vai trò của họ là giải quyết các công việc kinh doanh thông
Ủy ban thường trực (Standing
thường được giao cho họ tại các cuộc họp hàng tuần hoặc hàng
committees)
tháng
• Được thành lập để hoàn thành một nhiệm vụ cụ thể
Ủy ban đặc biệt
Ví dụ: Tìm hiểu thực tế và báo cáo về một vấn đề cụ thể trước
khi hoàn thành
(Ad hoc committees)

Tiểu ban • Được các ủy banbổ nhiệm để giảm bớt một số công việc thường
ngày của ủy ban chính
(Sub-committees)

• Được thành lập để điều phối hoạt động của hai hoặc nhiều ủy ban
Ủy ban chung
Ví dụ: đại diện từ người sử dụng lao động và người lao động
có thể gặp nhau trong một cuộc thảo luận
(Joint committees)

• Baogồm các giám đốc điều hành ở một số cấp, không phải tất cả
Ủy ban quản lý
các quyết định trong một công ty đều cần phải do Ban giám
đốc quyết định.
(Management committees)

IV. Bài tập minh họa

What are the elements of the purchasing mix?

A. Place, product, price, promotion

B. Quantity, quality, price, delivery

C. Product, quality, price, delivery

D. Place, product, price, delivery

Phân tích đề

Đề bài hỏi rằng các yếu tố cần xem xét khi mua hàng là gì?

Lời giải: B

Theo nội dung bài học ở phần I.2 trên thì các yếu tố ảnh hưởng đến việc mua hàng gồm Giá cả
(Price), chất lượng sản phẩm (Quality), số lượng sản phẩm (Quanlity), sự giao hàng (Delivery).
Lesson 7: Quản trị doanh nghiệp và trách
nhiệm xã hội (Corporate governance and
social responsibility)
Trong bài này, chúng ta tìm hiểu về nguyên tắc quản trị doanh nghiệp, vai trò của hội đồng
quản trị và một số trách nhiệm đối với xã hội của doanh nghiệp.

I. Nguyên tắc quản trị doanh nghiệp

1. Vì sao cần quản trị doanh nghiệp?

Quản trị doanh nghiệp là hệ thống mà các phòng ban được chỉ đạo và kiểm soát bởi các cán bộ
cấp cao.

Các doanh nghiệp cần quản lý doanh nghiệp của họ bởi 3 lý do sau:

• Quản trị tốt và giảm thiểu rủi ro


• Nâng cao hiệu suất tổng thể
• Giúp doanh nghiệp có nguyên tắc cũng như khuôn khổ, nề nếp.

2. Các quan điểm về quản trị doanh nghiệp

Trong các doanh nghiệp nhỏ, chủ sở hữu và giám đốc thường là cùng một người. Do đó, việc
quản lý và vận hành doanh nghiệp thường không phát sinh mâu thuẫn.

Tuy nhiên, với các doanh nghiệp lớn, chủ sở hữu (cổ đông) và Ban giám đốc thường khác nhau.
Cụ thể:

Do đó, giữa họ và ban giám đốc có thể phát sinh xung đột lợi ích (conflict of interest).

3. Sự khác nhau giữa nguyên tắc và quy tắc

Nguyên tắc và quy tắc đều có thể được doanh nghiệp áp dụng vào hoạt động quản trị. Tuy nhiên,
giữa chúng có sự khác biệt:

Nguyên tắc (Principles) Quy tắc (Rules)

Yêu cầu doanh nghiệp phải tuân thủ quy định Yêu cầu doanh nghiệp phải tuân thủ các quy định
trong nội bộ hoặc giải thích lý do tại sao họ không theo pháp luật đã được thiết lập sẵn về cách quản
thông qua các báo cáo cho cơ quan thích hợp và trị doanh nghiệp.
cổ đông của mình.

II. Sự phát triển của quản trị doanh nghiệp

Quản trị doanh nghiệp tốt bao gồm quản lý rủi ro và kiểm soát nội bộ, có trách nhiệm giải trình với
các bên liên quan và các cổ đông khác và tiến hành hoạt động kinh doanh một cách có đạo đức
và hiệu quả.

Các động lực để phát triển quản trị doanh nghiệp:

• Sự tăng trưởng khi quốc tế hóa và toàn cầu hóa


• Cách đối xử khác biệt giữa nhà đầu tư trong nước và nước ngoài
• Các vấn đề liên quan đến báo cáo tài chính
• Đặc điểm của từng quốc gia có thể ảnh hưởng tới cách quản trị doanh nghiệp.

III. Vai trò của hội đồng quản trị

Hội đồng quản trị phải chịu trách nhiệm đưa ra các quyết định chiến lược và chính sách lớn. Hội
đồng quản trị bao gồm các bộ phận sau:

Bộ phận Vai trò

• Có trách nhiệm, đảm bảo rằng hội đồng quản trị hoạt động hiệu
quả
Chủ tịch hội đồng quản trị • Thúc đẩy sự tham dự thường xuyên và đầy đủ của các thành
viên tại các cuộc họp
(Chairman) • Quyết định phạm vi của mỗi cuộc họp và chịu trách nhiệm đảm
bảo rằng tất cả các vấn đề được thảo luận đầy đủ

• Phụ trách quản lý và điều hành các hoạt động hàng ngày của
Tổng giám đốc
doanh nghiệp
• Tổ chức và chủ trì các cuộc họp hàng tháng.
(CEO)

• Được chỉ định bởi ban giám đốc


• Chịu trách nhiệm chuẩn bị các tài liệu theo yêu cầu cho ban giám
đốc
Thư ký doanh nghiệp • Tổ chức các cuộc họp hội đồng cổ đông và lập biên bản chính
thức
(Company secretary) • Bảo vệ các tài liệu pháp lý bao gồm chứng chỉ cổ phiếu, chứng
chỉ thành lập và các tài liệu chính thức khác
• Lưu giữ sổ sách và hồ sơ theo quy định

Giám đốc điều hành • Giám sát hiệu quả, giám đốc cần có chuyên môn liên quan trong
ngành, công ty, khu vực chức năng và quản trị.
(Executive directors)
Giám đốc không điều hành Các NED thường không tham gia vào hoạt động điều hành hàng ngày
của công ty. Tuy nhiên, họ có vai trò sau:
(Non-executive directors -
NED)
• Strategy: Đóng góp và tham vấn chiến lược cho các giám đốc
điều hành
• Performance: Xem xét báo cáo đánh giá hiệu quả hoạt động và
giám sát các báo cáo kết quả hoạt động
• Risk: giám sát, đảm bảo rằng thông tin tài chính chính xác
• Directors and managers: Trách nhiệm xác định mức thù lao phù
hợp cho các giám đốc điều hành, bổ nhiệm hoặc bãi nhiệm
một số quản lý cấp cao.

• Thiết lập các thỏa thuận liên quan đến khen thưởng
Ủy ban khen thưởng • Xác định chính sách chung của doanh nghiệp về việc khen
thưởng của giám đốc điều hành và các gói khen thưởng cụ thể
(Remuneration committee) cho từng giám đốc.

• Kiểm tra hệ thống và BCTC


• Liên hệ với kiểm toán viên bên ngoài
Ủy ban kiểm toán • Đánh giá kiểm toán nội bộ
• Đánh giá hoạt động kiểm soát nội bộ
(Audit committee) • Điều tra nội bộ
• Đánh giá hoạt động quản trị rủi ro.

IV. Báo cáo về quản trị doanh nghiệp

Các báo cáo hàng năm phải đưa ra một cái nhìn công bằng và cân bằng về doanh nghiệp.

Yêu cầu của Báo cáo quản trị doanh nghiệp:

• Báo cáo phải thể hiện rõ liệu tổ chức có tuân thủ các quy định và quy tắc quản trị hay không
• Đưa ra các tiết lộ cụ thể về hội đồng quản trị
• Đánh giá kiểm soát nội bộ, tình trạng hoạt động liên tục và mối quan hệ với các bên liên quan.

V. Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp

Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp là tập hợp các hành động mà tổ chức không có nghĩa vụ
phải thực hiện, Tuy nhiên, chúng vẫn được thực hiện vì lợi ích của các bên liên quan và công
cộng.

Mỗi doanh nghiệp có thể chọn thực hiện một loại hay nhiều loại chiến lược về trách nhiệm xã hội
sau:

Chiến lược Nội dung

Một chiến lược mà doanh nghiệp tuân theo và sẵn sàng chịu trách nhiệm về các
hành động của mình.
Chiến lược chủ động
Ví dụ: Một doanh nghiệp phát hiện ra lỗi trong sản phẩm và thu hồi sản phẩm
(Proactive strategy) mà không bị bắt buộc thu hồi, trước khi gây ra bất kỳ tổn thương hoặc thiệt
hại nào.

Chiến lược phản ứng Đây là chiến lược mà một tình huống doanh nghiệp sẽ không giải quyết, xử lý
cho đến khi bị công chúng, chính phủ hoặc các nhóm người tiêu dùng phát
(Reactive strategy)
hiện ra nó. Vì vậy, doanh nghiệp sẽ đưa ra các chiến lược để đối phó.

Chiến lược phòng thủ Đây là chiến lược được đưa ra để giảm thiểu hoặc cố gắng tránh phát sinh
thêm các nghĩa vụ từ một vấn đề cụ thể.
(Defence strategy)
Chiến lược này liên quan đến việc chịu trách nhiệm về các hành động, có thể là
Chiến lược điều chỉnh khi một trong những điều sau đây xảy ra:

(Accommodation • Khuyến khích từ các nhóm lợi ích đặc biệt


strategy) • Nếu không hành động sẽ dẫn đến sự can thiệp của chính phủ.

VI. Đạo đức, luật pháp, quản trị doanh nghiệp và trách nhiệm xã hội

Đạo đức là các giá trị và nguyên tắc mà xã hội mong đợi các công ty và cá nhân tuân theo.

Luật pháp là những quy tắc mà công ty và cá nhân phải tuân theo.

Các yêu cầu về quản trị doanh nghiệp và trách nhiệm xã hội có thể được coi là các quy tắc và
hướng dẫn bổ sung cho các công ty và cá nhân để thu hẹp khoảng cách giữa những gì luật pháp
yêu cầu và những gì xã hội mong đợi.

Mối quan hệ giữa đạo đức, luật pháp, quản trị doanh nghiệp và trách nhiệm xã hội được thể hiện
như sau:

VII. Bài tập minh họa

A strategy for social responsibility which involves allowing a situation to continue


unresolved until the public finds out about it is a:

A. Proactive strategy
B. Reactive strategy

C. Defence strategy

D. Accommodation strategy

Phân tích đề:

Đề bài đang hỏi về một chiến lược về trách nhiệm xã hội liên quan đến việc cho phép một tình
huống chưa được giải quyết xong cho đến khi công chúng phát hiện ra là chiến lược nào?

Lời giải: B

Theo lý thuyết tại mục V trên thì chiến lược phản ứng là chiến lược về trách nhiệm xã hội mà
doanh nghiệp sẽ không giải quyết, xử lý cho đến khi bị công chúng, chính phủ hoặc các nhóm
người tiêu dùng phát hiện ra nó.
Lesson 8: Vai trò của kế toán (The role of
accounting)
Ở chương này, chúng ta cùng nhau tìm hiểu về mục đích, vai trò của kế toán, quy trình
hình thành hệ thống tài chính và các ứng dụng liên quan.

I. Mục đích của thông tin kế toán

Kế toán là việc thu thập, ghi chép, phân tích và tổng hợp các giao dịch của một doanh nghiệp.

Chức năng kế toán là một phần của hệ thống kinh doanh rộng lớn hơn và không hoạt động riêng
lẻ. Kế toán xử lý các hoạt động tài chính của tổ chức, nhưng cũng cung cấp thông tin và đưa ra lời
khuyên cho các các phòng ban.

1. Đối tượng sử dụng BCTC và thông tin của kế toán

Thông tin kế toán được sử dụng cho nhiều loại đối tượng với những mục đích khác nhau. Cụ thể:

Đối tượng sử dụng Mục đích sử dụng thông tin kế toán

Quản lý công việc kinh doanh hiệu quả và đưa ra các quyết định kiểm soát
Giám đốc
và lập kế hoạch hiệu quả.

Đánh giá mức độ hiệu quả của ban quản lý. Từ đó xem xét:
Cổ đông
• Có nên rút vốn khỏi doanh nghiệp
• Có nên thay thế hay tiếp tục duy trì ban quản lý hiện tại

• Quan tâm đến việc phân bổ của các nguồn lực và hoạt động của
doanh nghiệp.
Chính phủ
• Cung cấp cơ sở cho việc thống kê của quốc gia.

Cập nhật tình hình tài chính của doanh nghiệp để biết về lương bổng trong
Nhân viên
tương lai và sự nghiệp của họ.

Để xác minh tình hình tài chính của doanh nghiệp sau đó xem xét có cho
Ngân hàng
doanh nghiệp vay tài chính hay không

Để xác minh tình hình tài chính của doanh nghiệp, xem xét có nên góp vốn
Nhà đầu tư
đầu tư vào doanh nghiệp này hay không

Nhà phân tích tài chính Phân tích thông tin tài chính cũng như tư vấn cho các nhà đầu tư.

2. Cách đáng giá thông tin hữu ích

Để biết được thông tin kế toán có hữu ích hay không cần căn cứ vào đánh giá các đặc điểm sau
của thông tin:
Đặc điểm Nội dung

Thông tin được cung cấp phải thỏa mãn nhu cầu của người sử dụng
Sự phù hợp (Relevant) thông tin.

Tính dễ Thông tin có thể khó hiểu do không đầy đủ nhưng quá chi tiết cũng là một
hiểu (Comprehensibility) lý do dẫn đến khó hiểu.

Thông tin sẽ đáng tin cậy hơn nếu được xác minh một cách độc lập.
Độ tin cậy (Reliability)
Các công ty TNHH công bố BCTC phải được xác nhận bởi kiểm toán
viên, những người này phải là bên thứ 3 độc lập với doanh nghiệp và phải
có đủ trình độ chuyên môn nghề nghiệp.
Các tài khoản của một doanh nghiệp phải trình bày đủ bức tranh toàn
Tính đầy đủ (Completeness)
cảnh về các hoạt động kinh tế.

Thông tin phải khách quan (không thiên vị).


Tính khách
quan (Objectivity) Khi lập BCTC, ban giám đốc có thể có xu hướng vẽ một bức tranh màu
hồng về khả năng sinh lời của một doanh nghiệp để làm cho hoạt động của
chính họ trông ấn tượng dễ thu hút các nhà đầu tư.
Tính kịp thời (Timeliness) Giá trị của thông tin sẽ giảm đi nếu nó không thể được sử dụng kịp thời
làm ảnh hưởng đến các quyết định của người sử dụng.

3. Cấu trúc của phòng kế toán

Phòng kế toán thường được tổ chức theo từng cấp bậc với người đứng đầu là Giám đốc tài
chính. Cụ thể:

II. Phạm vi của kế toán

Để hiểu biết hơn về kế toán thì ta cần tìm hiểu thêm về các loại hình kế toán, phạm vi công việc
mà kế toán viên chịu trách nhiệm. Cụ thể:
Nội dung
Loại kế toán

Kế toán tài chính Đây là phương pháp báo cáo kết quả và tình hình tài chính của một
doanh nghiệp.
(Financial accounting)
Đây là một hệ thống thông tin quản lý phân tích dữ liệu để cung cấp
Kế toán quản trị thông tin làm cơ sở cho quyết định của người quản lý. Mối quan tâm của
kế toán quản trị là trình bày các thông tin kế toán ở dạng hữu ích nhất
(Management accounting) cho việc quản lý.

Quản trị tài chính Đây là bộ phận chịu trách nhiệm nâng cao tài chính và kiểm soát các
nguồn tài chính.
(Financial management)
Kiểm toán Đây là bộ phận kiểm tra các khoản mục trên BCTC và xem chúng có thể
hiện quan điểm trung thực và hợp lý hay không
(Auditing)
Kiểm toán nội bộ Đây là bộ phận thực hiện nhiệm vụ kiểm tra và báo cáo về tính hữu hiệu
của hệ thống kiểm soát nội bộ.
(Internal auditing)
III. Thông tin tài chính nội bộ và bên ngoài

BCTC được công bố ra bên ngoài nhằm phục vụ các bên liên quan như cổ đông, ngân hàng, nhà
cung cấp và chính phủ. Các báo cáo được tạo cho các mục đích nội bộ bao gồm ngân sách và
báo cáo các khoản chi phí.
Thông tin Loại báo cáo Định nghĩa

Báo cáo kết quả hoạt động


Đây là báo cáo ghi chép về thu nhập được tạo ra và chi
kinh doanh
phí phát sinh trong một thời kỳ nhất định.
(Income Statement)
Bảng cân đối kế toán Đây là báo cáo ghi chép về tài sản do doanh nghiệp sở
Bên ngoài hữu và các khoản nợ doanh nghiệp có nghĩa vụ phải trả
(Statement of Financial tại một thời điểm.
Position)
Báo cáo lưu chuyển tiền tệ Đây là báo cáo cho biết về các nguồn tiền được tạo ra và
được chi tiêu như thế nào.
(Statement of Cash Flows)
Báo cáo tổng hợp
Đây là báo cáo tổng hợp những thông tin tài chính và phi
tài chính vào một tài liệu duy nhất.
(Integrated reports)

Bảng thống kê chi phí Đây là báo cáo để người quản lý kiểm tra những gì doanh
Nội bộ
nghiệp đang chi tiêu.
(Cost schedules)
Ngân sách Đây là báo cáo để người quản lý đặt ra giới hạn cho các
khoản chi tiêu của doanh nghiệp.
(Budgets)
IV. Kiểm soát các giao dịch trong doanh nghiệp

1. Giao dịch kinh doanh

Các giao dịch trong doanh nghiệp thường gặp bao gồm:

• Mua hàng
• Bán hàng
• Trả lương cho nhân viên
• Mua tài sản dài hạn
• Thanh toán chi phí

Các giao dịch này được thể hiện qua sơ đồ sau:

2. Kiểm soát giao dịch kinh doanh

Như vậy, doanh nghiệp thường phát sinh rất nhiều giao dịch, đặc biệt là các công ty lớn. Các nhà
quản lý sẽ không có đủ thời gian để kiểm tra chi tiết từng giao dịch. Tuy nhiên, để đảm bảo các
nguồn lực của doanh nghiệp được sử dụng hiệu quả nhất, cần phải có sự phê duyệt (authorised)
của các nhà quản lý.

Ví dụ:

• Bán chịu cho khách hàng mới: Nếu việc bán hàng được thực hiện bằng việc cho nợ , hàng hóa
sẽ được gửi đi với lời hứa từ khách hàng sẽ thanh toán trong tương lai, do đó ban quản lý phải
chắc chắn có thể rằng khách hàng mới này sẽ thanh toán cho các mặt hàng. Điều này có nghĩa
là người kiểm soát việc bán chịu phải phê duyệt rằng khách hàng mới có xếp hạng tín dụng tốt
và chắc chắn để thanh toán hàng hóa.

• Mua hàng hóa hoặc tài sản cố định và thanh toán các chi phí: Đây là khoản tiền được chi ra
ngoài doanh nghiệp, do đó chúng phải được quản lý có trách nhiệm phê duyệt.
• Bảng lương: Một trong những khoản chi lớn nhất mà hầu hết các doanh nghiệp thực hiện là thanh
toán lương cho nhân viên của họ. Do đó, việc phê duyệt bảng lương là một phần rất quan trọng
của bất kỳ doanh nghiệp nào.

3. Thủ tục kiểm soát tài chính

Các thủ tục kiểm soát tài chính tồn tại cụ thể để đảm bảo rằng:
• Các giao dịch tài chính được thực hiện hợp lý
• Tài sản của doanh nghiệp được bảo vệ an toàn
• Thông tin quản lý được ghi nhận chính xác và kịp

Ví dụ:

• Kiểm tra một số tiền nhất định cần hai bên doanh nghiệp ký
• Quy định giới hạn ủy quyền cho các đơn đặt hàng
• Ủy quyền cho các khoản tiền mặt và chi phí lặt vặt
• Các thủ tục kiểm soát tín dụng hiệu quả
• Các thủ tục bảo mật máy tính và mức độ truy cập

Việc kiểm soát tài chính được cho là yếu khi có các biểu hiện sau:

• Thiếu tiền mặt hoặc séc


• Các khoản nợ khó đòi hoặc không đòi được
• Khách hàng không thanh toán đúng thời hạn
• Các nhà cung cấp không được thanh toán đúng hạn
• Mua hàng trái phép
• Không tạo được tài khoản hoặc các báo cáo khác vào thời gian đã định.

V. Hệ thống tài chính kinh doanh

Hệ thống này bao gồm 4 hệ thống chính:

1. Kiểm soát hệ thống trả lương

Cách kiểm soát chính đối với chi trả lương thông qua các thủ tục sau:
2. Kiểm soát hệ thống mua hàng

Mua hàng là một lĩnh vực quan trọng cần kiểm soát, đặc biệt là đối với những mặt hàng có giá trị
cao. Có thể có các thủ tục ủy quyền cụ thể để mua các tài sản dài hạn.

Cách kiểm soát hệ thống mua hàng như sau:

3. Kiểm soát hệ thống bán hàng

Tương tự hệ thống mua hàng, hoạt động kiểm soát với hệ thống bán hàng như sau:

4. Kiểm soát tiền mặt

a. Kiểm soát các khoản phải thu

Kiểm soát thu tiền mặt sẽ tập trung vào 3 thủ tục chính sau:

• Phiếu thu phải được nộp ngay lập tức


• Việc ghi chép phiếu thu phải đầy đủ
• Việc mất phiếu thu do trộm cắp hoặc tai nạn phải bị ngăn chặn
b. Kiểm soát các khoản phải trả

3 bước chính trong việc áp dụng các biện pháp kiểm soát đối với các khoản thanh toán như sau:

Ví dụ: Giả sử rằng một công ty mua hàng hóa có giá 5.000 đô la.

• Kế toán sẽ nhận được hóa đơn từ nhà cung cấp. Đây là bằng chứng tài liệu về số tiền thanh toán.
• Hóa đơn sẽ được duyệt bởi giám đốc mua hàng. Khi được giám đốc duyệt rồi mới được thanh
toán.
• Một thời gian sau, khoản thanh toán sẽ được thực hiện cho nhà cung cấp, có thể bằng séc. Đối với
khoản thanh toán 5.000 đô la, có lẽ chỉ giám đốc tài chính hoặc giám đốc điều hành mới được
phép ký séc. Vì vậy, thẩm quyền thanh toán sẽ được ủy quyền đối với hai người này.

V. Cơ sở dữ liệu và bảng tính

1. Cơ sở dữ liệu

Cơ sở dữ liệu có thể được mô tả như một 'nhóm' dữ liệu, có thể được sử dụng bởi bất kỳ ứng
dụng nào và không bị hạn chế đối với các tài khoản sử dụng.

Cách tiếp cận cơ sở dữ liệu có thể được tóm tắt theo sơ đồ sau:
Phạm vi ứng dụng sử dụng cơ sở dữ liệu sẽ rất khác nhau, tùy thuộc vào dữ liệu nào được giữ
trong tệp cơ sở dữ liệu.

Có 4 mục tiêu của cơ sở dẫn liệu:

Mục tiêu Giải thích

Những người dùng khác nhau sẽ có thể truy cập cùng một cơ sở
dữ liệu, cơ sở dữ liệu cho các ứng dụng xử lý của riêng họ (và
Cơ sở dữ liệu cần được chia sẻ
đồng thời trong một số hệ thống). Do đó loại bỏ nhu cầu sao chép
dữ liệu trên các tệp khác nhau.

Một người dùng không được phép thay đổi dữ liệu trên tệp để làm
hỏng bản ghi cơ sở dữ liệu cho người dùng khác. Tuy nhiên, họ
Cơ sở dữ liệu được bảo tồn
có thể cập nhật dữ liệu trên tệp để thực hiện các thay đổi hợp lệ
đối với dữ liệu.

Hệ thống cơ sở dữ liệu cần cung Do mỗi người có các yêu cầu xử lý và phương pháp truy cập dữ
cấp cho nhu cầu của những người liệu riêng nên cơ sở dữ liệu phải cung cấp các yêu cầu hoạt động
dùng khác nhau của nhiều người dùng.

Cơ sở dữ liệu cần được cập nhật kể cả ngắn hạn hay lâu dài để
Cơ sở dữ liệu phải có khả năng
có khả năng đáp ứng nhu cầu xử lý dữ liệu trong tương lai của
phát triển
người dùng, không chỉ nhu cầu hiện tại của họ.

2. Bảng tính (Spreadsheets)

Bảng tính thường được sử dụng trong cả kế toán tài chính và kế toán chi phí.

Bảng tính thực chất là một mảnh giấy điện tử được chia thành các hàng và cột với bút chì, tẩy và
máy tính tích hợp sẵn. Nó cung cấp một cách dễ dàng để thực hiện các phép tính số.

Ví dụ: Excel.

You might also like