You are on page 1of 8

CÔNG TY CP BIA CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

SÀI GÒN-QUẢNG NGÃI Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

Quảng Ngãi, ngày 09 tháng 12 năm 2010

NỘI QUY LAO ĐỘNG


(Ban hành kèm theo Quyết định số 11/QĐ-BSGQN ngày 09 tháng 12 năm 2010
của Giám đốc Công ty)

- Căn cứ vào Bộ luật Lao động nước Cộng Hoà Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam năm
1994 và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ luật Lao động năm 2002, 2006 và
2007.
- Căn cứ Nghị định số 41/CP ngày 06/7/1995 của Chính phủ Quy định chi tiết và
hướng dẫn thi hành một số điều của Bộ luật Lao động về kỷ luật lao động và trách nhiệm
vật chất; Nghị định số 33/2003/NĐ-CP ngày 02/4/2003 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung
một số điều của Nghị định số 41/CP.
- Căn cứ Thông tư số 19/2003/TT-BLĐTBXH ngày 22/9/2003 của Bộ Lao động
Thương binh và Xã hội hướng dẫn thi hành một số điều của Nghị định số 41/CP đã được
sửa đổi, bổ sung tại Nghị định số 33/2003/NĐ-CP.
Sau khi trao đổi, thống nhất giữa Ban lãnh đạo Công ty và Ban chấp hành công đoàn
cơ sở. Giám đốc Công ty Cổ phần Bia Sài Gòn – Quảng Ngãi ban hành Nội quy lao động
với các nội dung sau:

CHƯƠNG I
NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG
Điều 1. Bản Nội quy lao động này gồm 7 chương, 28 Điều, quy định thời giờ
làm việc, thời giờ nghỉ ngơi; trật tự trong Công ty; an toàn lao động, vệ sinh lao
động và phòng chống cháy nổ ở nơi làm việc; bảo vệ tài sản, bí mật công nghệ
và kinh doanh của Công ty; các hành vi vi phạm kỷ luật lao động, các hình thức
xử lý kỷ luật lao động và trách nhiệm vật chất. Các nội dung khác không quy
định trong bản Nội quy lao động này được thực hiện theo các quy định hiện hành
của pháp luật.
Điều 2. Phạm vi áp dụng: Nội quy lao động áp dụng với tất cả mọi người làm
việc trong Công ty Cổ phần Bia Sài Gòn – Quảng Ngãi.
Điều 3. Giải thích các thuật ngữ:
1. Làm thêm giờ: Là thời gian làm thêm giờ do người sử dụng lao động yêu cầu
nhằm đáp ứng yêu cầu của sản xuất kinh doanh, khắc phục hậu quả thiên tai và các
công việc đột xuất khác khi người lao động đã làm đủ 8 giờ/ ngày hoặc 48 giờ/
tuần.

1/7
2. Làm việc riêng: Là làm những việc không do người sử dụng lao động hoặc
người phụ trách trực tiếp giao.
3. Bỏ vị trí: Là người lao động tự ý rời khỏi vị trí làm việc của mình khi chưa
được sự đồng ý của người phụ trách trực tiếp.

CHƯƠNG II
THỜI GIỜ LÀM VIỆC - THỜI GIỜ NGHỈ NGƠI
Điều 4. Thời giờ làm việc
Thời gian làm việc của CB.CNV là 8 giờ/ ngày (6 ngày/ tuần).
Giờ làm việc CB.CNV khối quản lý, làm việc theo giờ hành chính:
Sáng bắt đầu từ 7giờ 30 đến 11giờ 30.
Chiều bắt đầu từ 13giờ 00 đến 17giờ 00.
Ngoài ra tùy theo mùa mà Công ty có thể thay đổi giờ làm việc để phù hợp với
thời tiết, đảm bảo sức khỏe và hiệu quả làm việc của người lao động.
Giờ làm việc đối với khối sản xuất đi ca:

Ca A từ 22 giờ đến 06 giờ Sau 3 ngày Ca B từ 22 giờ đến 06 giờ


Ca B từ 06 giờ đến 14 giờ  đổi ca  Ca C từ 06 giờ đến 14 giờ
Ca C từ 14 giờ đến 22 giờ. Ca A từ 14 giờ đến 22 giờ.
Cán bộ công nhân viên phải có mặt tại nơi làm việc trước 10 phút để chuẩn bị
làm việc, nhận ca và chỉ được rời khỏi nơi làm việc sau 05 phút. Trường hợp
không thể có mặt đúng thời gian quy định thì phải báo trước cho người quản lý
trực tiếp và phải có lý do xứng đáng.
Điều 5. Làm thêm giờ
Trong trường hợp yêu cầu công việc, Công ty có quyền điều động CB.CBV
làm thêm giờ, nhưng không quá 4 giờ/ ngày, 200 giờ/ năm.
Điều 6. Thời giờ nghỉ ngơi
1. Nghỉ hàng tuần: Mỗi tuần người lao động của Công ty được nghỉ 01 ngày,
tuỳ theo tính chất công việc, Công ty có thể bố trí cho người lao động nghỉ
vào ngày chủ nhật hoặc một ngày khác trong tuần.
Liên quan đến quy định nghỉ hàng tuần của nhân viên tại công ty bia Sài Gòn,
pháp luật đã qui định đã tại điều 111 thuộc mục 2 của Bộ luật lao động 2019 số
45/2019/QH14 về trường hợp nghỉ hằng tuần là 8

Mỗi tuần, người lao động được nghỉ ít nhất 24 giờ liên tục. Trong trường hợp đặc biệt do chu kỳ lao động không thể
nghỉ hằng tuần thì người sử dụng lao động có trách nhiệm bảo đảm cho người lao động được nghỉ tính bình quân 01
tháng ít nhất 04 ngày.
2. Người sử dụng lao động có quyền quyết định sắp xếp ngày nghỉ hằng tuần vào ngày Chủ nhật hoặc ngày xác định
khác trong tuần nhưng phải ghi vào nội quy lao động.
3. Nếu ngày nghỉ hằng tuần trùng với ngày nghỉ lễ, tết 1quy định tại khoản 1 Điều 112 của Bộ luật này thì người lao
động được nghỉ bù ngày nghỉ hằng tuần vào ngày làm việc kế tiếp.

2/7
2. Đối với lao động nữ có con nhỏ dưới 12 tháng tuổi được nghỉ 01 giờ trong
ngày để chăm sóc con nhỏ vẫn hưởng lương.
Lao động nữ trong thời gian hành kinh được nghỉ mỗi ngày 30 phút, trong thời gian nuôi con dưới 12 tháng tuổi
được nghỉ mỗi ngày 60 phút trong thời gian làm việc. Thời gian nghỉ vẫn được hưởng đủ tiền lương theo hợp
đồng lao động.

3. Người lao động làm việc 8 giờ liên tục thì được nghỉ 30 phút, nếu làm ca
đêm được nghỉ giữa ca 45 phút tính vào giờ làm việc.
Nghỉ trong giờ làm việc
1. Người lao động làm việc theo thời giờ làm việc quy định tại Điều 105 của Bộ luật này từ 06 giờ trở lên
trong một ngày thì được nghỉ giữa giờ ít nhất 30 phút liên tục, làm việc ban đêm thì được nghỉ giữa giờ ít
nhất 45 phút liên tục.
Trường hợp người lao động làm việc theo ca liên tục từ 06 giờ trở lên thì thời gian nghỉ giữa giờ được tính
vào giờ làm việc.
2. Ngoài thời gian nghỉ quy định tại khoản 1 Điều này, người sử dụng lao động bố trí cho người lao động
các đợt nghỉ giải lao và ghi vào nội quy lao động.

4. Người lao động của Công ty được nghỉ và hưởng nguyên lương trong các
ngày lễ, tết, nghỉ phép, nghỉ việc riêng theo các quy định hiện hành của Pháp luật
lao động, cụ thể:
- Tết dương lịch: 01 ngày (ngày 01/01)
- Tết âm lịch: 04 ngày (1 ngày cuối năm + 3 ngày đầu năm âm
lịch)
- Ngày Giỗ Tổ Hùng Vương: 01 ngày (ngày 10/3 âm lịch)
- Ngày chiến thắng: 01 ngày (ngày 30/4)
- Ngày Quốc tế lao động: 01 ngày (ngày 01/5)
- Ngày Quốc khánh: 01 ngày (ngày 02/9)
Nếu ngày nghỉ lễ trùng vào ngày nghỉ hằng tuần thì người lao động được nghỉ
bù vào ngày kế tiếp theo nhu cầu sản xuất của Công ty.
Người lao động được nghỉ việc riêng vẫn được hưởng nguyên lương trong
những trường hợp sau:
- Bản thân kết hôn: 03 ngày
- Con kết hôn: 01 ngày
- Bố, mẹ (cả bên vợ và bên chồng) chết, vợ hoặc chồng chết, con chết: 03 ngày.
- Ông, bà (nội ngoại) anh chị em ruột chết: 02 ngày
Điều 112. Nghỉ lễ, tết
1. Người lao động được nghỉ làm việc, hưởng nguyên lương trong những ngày lễ, tết sau đây:
a) Tết Dương lịch: 01 ngày (ngày 01 tháng 01 dương lịch);
b) Tết Âm lịch: 05 ngày;
c) Ngày Chiến thắng: 01 ngày (ngày 30 tháng 4 dương lịch);
d) Ngày Quốc tế lao động: 01 ngày (ngày 01 tháng 5 dương lịch);
đ) Quốc khánh: 02 ngày (ngày 02 tháng 9 dương lịch và 01 ngày liền kề trước hoặc sau);
e) Ngày Giỗ Tổ Hùng Vương: 01 ngày (ngày 10 tháng 3 âm lịch).
2. Lao động là người nước ngoài làm việc tại Việt Nam ngoài các ngày nghỉ theo quy định tại khoản 1 Điều này còn
được nghỉ thêm 01 ngày Tết cổ truyền dân tộc và 01 ngày Quốc khánh của nước họ.
3. Hằng năm, căn cứ vào điều kiện thực tế, Thủ tướng Chính phủ quyết định cụ thể ngày nghỉ quy định tại điểm b và
điểm đ khoản 1 Điều này.

3/7
4. Người lao động làm việc đủ 12 tháng tại Công ty thì được nghỉ hằng năm là
12 ngày phép (trường hợp người lao động làm việc trong môi trường nặng
nhọc, độc hại thì được nghỉ 14 ngày phép) không tính ngày lễ, chủ nhật và
được hưởng nguyên lương.
5. Người lao động làm việc đủ 12 tháng cho một người sử dụng lao động thì được nghỉ hằng năm, hưởng
nguyên lương theo hợp đồng lao động như sau:
6. a) 12 ngày làm việc đối với người làm công việc trong điều kiện bình thường;
7. b) 14 ngày làm việc đối với người lao động chưa thành niên, lao động là người khuyết tật, người làm nghề,
công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm;
8. c) 16 ngày làm việc đối với người làm nghề, công việc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm.
9. 2. Người lao động làm việc chưa đủ 12 tháng cho một người sử dụng lao động thì số ngày nghỉ hằng năm
theo tỷ lệ tương ứng với số tháng làm việc.

- Nếu chưa đủ 12 tháng làm việc thì cứ mỗi tháng được nghỉ 01 ngày phép;
NLĐ có thể nghỉ 01 lần hay nhiều lần trong năm nhưng phải báo trước ít nhất 02
ngày cho phụ trách để có kế hoạch sắp xếp. Trường hợp bất khả kháng phải nghỉ đột
xuất thì báo cho người phụ trách ngay trong ngày nghỉ.
- NLĐ có thâm niên làm việc, đóng HBXH thường xuyên cứ 05 năm được
hưởng thêm 01 ngày phép.
- Người sử dụng lao động có quyền quy định lịch nghỉ hằng năm sau khi tham
khảo ý kiến của Đại diện cho người lao động và thông báo trước cho người lao
động.
- Người lao động khi có đơn xin, nhưng không nghỉ phép năm do yêu cầu của
Công ty và được NLĐ chấp thuận thì được hưởng tiền phép.
- Người lao động thôi việc có đơn xin nghỉ phép mà chưa nghỉ phép năm hoặc
chưa được nghỉ hết số ngày phép năm thì sẽ được thanh toán tiền những ngày chưa
nghỉ này.
- Người lao động đang trong thời gian thử việc hoặc chưa ký HĐLĐ thì chưa
được hưởng các chế độ của Công ty quy định.
- Khi NLĐ cần giải quyết công việc gia đình, ngày phép không còn NLĐ có thể
làm đơn xin ghỉ phép không hưởng lương (đơn phải gửi trước 48 giờ). Và tổng số
ngày nghỉ không quá 5 ngày/ tháng - 20 ngày/ năm.

CHƯƠNG III
TRẬT TỰ TRONG DOANH NGHIỆP
Điều 7. Cán bộ, Công nhân viên (CB.CNV) đến làm việc phải đúng giờ, đeo
thẻ nhân viên và vào đúng cổng quy định. Khi hết giờ làm việc, chậm nhất sau 15
phút phải ra cổng, nếu cần làm thêm giờ, làm việc những ngày lễ, tết hoặc ngày
nghỉ theo quy định, phải được sự đồng ý của trưởng đơn vị và đăng ký với phòng
Hành chính-Nhân sự.
Điều 8. Người lao động phải nghiêm chỉnh chấp hành mệnh lệnh sản xuất, sự
điều hành của cấp trên; tuân thủ các thao tác kỹ thuật, quy trình công nghệ đã được

4/7
hướng dẫn, nếu có điều gì chưa rõ thì phải hỏi tổ trưởng, cán bộ kỹ thuật, quản đốc
mới được tiếp tục thực hiện.
Điều 9. Nghiêm cấm CB.CNV vào các khu vực không thuộc phạm vi trách
nhiệm; Người lao động không vào, đi lại những khu vực khác ngoài phạm vi làm
việc của mình, gây mất trật tự và an toàn, an ninh trong Công ty.
Khi có việc cần ra ngoài công ty trong giờ làm việc, người lao động phải có
giấy cho phép của trưởng đơn vị; bảo vệ kiểm soát việc ra vào cổng của mọi người.
Điều 10. Người lao động phải hoàn thành tốt công việc được giao, không được
làm việc riêng và những công việc khác không do tổ trưởng hoặc người trực tiếp
phụ trách giao.
Điều 11. Không mang chất dễ cháy, chất nổ, chất độc vào Công ty. Các loại vũ
khí quân dụng, công cụ hỗ trợ và phương tiện khác phải có giấy đăng ký kê khai
trước và được phụ trách bảo vệ đồng ý mới được mang vào hoặc mang ra khỏi
Công ty. Vật tư, hàng hóa, tài sản của Công ty khi mang ra khỏi Công ty phải được
Ban Giám đốc hoặc người được ủy quyền phê duyệt.
Điều 12. Nghiêm cấm tất cả mọi người hút thuốc lá tại nơi làm việc và nơi
công cộng. Nghiêm cấm người lao động sử dụng các loại ma tuý, đến nơi làm việc
trong tình trạng say rượu, bia. Nếu phát hiện ra tình trạng trên thì bảo vệ và người
phụ trách trực tiếp không cho vào vị trí làm việc, đồng thời lập biên bản, có xác
nhận của cán bộ công đoàn, gửi cho lãnh đạo Công ty xem xét, xử lý kỷ luật.
Nghiêm cấm tụ tập uống rượu, bia ở nơi làm việc.
Điều 13. Nghiêm cấm người lao động tổ chức, tham gia chơi hụi, chơi cờ bạc
hoặc mua bán hàng hóa dưới mọi hình thức; cấm đánh nhau, chửi cãi nhau gây mất
trật tự trong Công ty; cấm sử dụng, tuyên truyền các loại văn hoá phẩm đồi trụy v.v

CHƯƠNG IV
AN TOÀN LAO ĐỘNG, VỆ SINH LAO ĐỘNG
VÀ PHÒNG CHỐNG CHÁY NỔ

Điều 14. Công ty có trách nhiệm tổ chức tập huấn kiến thức về an toàn lao
động, vệ sinh lao động và phòng chống cháy nổ; trang bị các phương tiện bảo hộ
lao động, đủ về số lượng và đảm bảo về chất lượng. Từng bước cải thiện điều kiện
làm việc, đảm bảo sức khoẻ cho người lao động.

Điều 15. Người lao động phải để xe đạp, xe máy và các đồ dùng cá nhân đúng
nơi quy định; giữ gìn vệ sinh nơi làm việc sạch sẽ; có ý thức giữ gìn vệ sinh chung
(WC, hành lang, cầu thang, đường xá, cây xanh, thảm cỏ v.v); giữ vệ sinh máy
móc, thiết bị thuộc phạm vi quản lý. Sau giờ làm việc, các dụng cụ, thiết bị và
phương tiện làm việc phải được sắp sếp gọn gàng, ngăn nắp, đúng nơi quy định.

Điều 16. Khi phát hiện có nguy cơ xảy ra tai nạn, làm hỏng máy móc, xảy ra
cháy nổ, người lao động phải báo ngay cho người phụ trách trực tiếp, đồng thời áp
dụng các biện pháp phòng ngừa, khắc phục. Không được phân công người lao
động tiếp tục làm việc khi chưa khắc phục xong, đồng thời người lao động có

5/7
quyền từ chối làm việc tại những nơi không bảo đảm an toàn lao động, nguy hiểm
tính mạng, sức khỏe.

Điều 17. Người lao động được giao sử dụng, vận hành máy móc, thiết bị phải
được đào tạo, hướng dẫn, kiểm tra đạt yêu cầu. Đồng thời người lao động phải thực
hiện nghiêm chỉnh quy trình vận hành máy móc, thiết bị, không được sử dụng các
loại máy móc, thiết bị khi không được phép hoặc chưa được huấn luyện, nếu vi
phạm gây ra thiệt hại thì phải bồi thường theo quy định.

CHƯƠNG V
BẢO VỆ TÀI SẢN, BÍ MẬT CÔNG NGHỆ VÀ
KINH DOANH CỦA DOANH NGHIỆP
Điều 18. Mọi người trong Công ty phải có trách nhiệm bảo vệ tài sản chung,
không được làm hư hỏng máy móc, thiết bị; không làm mất mát vật tư, dụng cụ sản
xuất; có ý thức tiết kiệm nguyên liệu đầu vào, điện nước sản xuất, sinh hoạt và các
vật dụng khác.
Điều 19. Người lao động được giao quản lý, sử dụng các loại máy, trang thiết
bị, dụng cụ sản xuất v.v chịu trách nhiệm trực tiếp đối với tài sản đó, nếu chủ quan
làm hư hỏng hoặc mất mát thì phải bồi thường theo quy định.
Điều 20. Người được giao quản lý hồ sơ, tài liệu, chứng từ phải có trách nhiệm
bảo vệ, nếu để mất, để lộ thông tin ra ngoài thì tuỳ theo mức độ mà bị xử lý kỷ
luật.
Kế toán, thủ kho, thủ quỹ phải thực hiện đúng các quy định về chi tiêu tiền mặt,
nhập xuất vật tư cho sản xuất. Có trách nhiệm thường xuyên kiểm kê, nếu phát
hiện có sự thất thoát thì phải báo cáo ngay với người phụ trách trực tiếp, đồng thời
báo cáo với lãnh đạo Công ty để giải quyết.
Điều 21. Không được lấy đi hoặc sử dụng các loại tài liệu, dụng cụ, trang thiết
bị khi chưa được sự đồng ý của người trực tiếp quản lý. Không được tự ý di
chuyển hoặc mang ra khỏi Công ty các loại tài sản chung khi chưa được sự đồng ý
của người có thẩm quyền. Mọi hành vi mang tài sản ra khỏi Công ty khi chưa được
sự đồng ý của người có thẩm quyền đều được coi là hành vi trộm cắp tài sản và bị
xử lý kỷ luật theo quy định.
Điều 22. Mọi người có trách nhiệm bảo vệ uy tín của Công ty, không được
phao tin xuyên tạc, đồn nhảm hoặc công bố các vấn đề nội bộ của Công ty mà
không thuộc phạm vi mình quản lý; nghiêm cấm làm lộ bí mật công nghệ và bí mật
sản xuất kinh doanh của Công ty; cấm làm tổn hại đến tài sản chung của Công ty,
làm tổn hại đến tinh thần và gây mất đoàn kết nội bộ.

CHƯƠNG VI
CÁC HÀNH VI VI PHẠM KỶ LUẬT LAO ĐỘNG, CÁC HÌNH THỨC
XỬ LÝ KỶ LUẬT LAO ĐỘNG VÀ TRÁCH NHIỆM VẬT CHẤT

6/7
Điều 23. Mọi hành vi vi phạm nội quy, quy định của Công ty (chưa đến mức
truy cứu trách nhiệm hình sự) đều bị xử lý kỷ luật theo quy định.
Điều 24. Công ty áp dụng 3 hình thức kỷ luật sau:
1. Khiển trách: áp dụng đối với người phạm lỗi lần đầu, mức độ nhẹ như: đi
làm muộn dưới 15 phút, hút thuốc lá tại nơi làm việc và nơi công cộng, không tuân
theo sự điều hành của người phụ trách trực tiếp...
2. Kéo dài thời gian nâng lương không quá 06 tháng, chuyển làm công việc
khác có mức lương thấp hơn trong thời hạn 06 tháng đối với các trường hợp:
Đã bị khiển trách mà tiếp tục tái phạm trong thời hạn 90 ngày, đi làm muộn quá 15
phút 3 lần trong tháng, uống rượu bia trong giờ làm việc, đến Công ty làm việc
trong trạng thái say rượu bia, đánh cãi nhau gây mất trật tự trong Công ty, chơi bài
bạc dưới mọi hình thức...
3. Sa thải: áp dụng đối với người lao động phạm phải một trong các trường
hợp: - Tiếp tục vi phạm các lỗi quy định tại khoản 2 Điều này khi chưa được xoá
kỷ luật. - Có hành vi trộm cắp, tham ô từ 5.000.000 đồng trở lên; tiết lộ bí mật
công nghệ hoặc bí mật kinh doanh hoặc có hành vi gây thiệt hại nghiêm trọng về
tài sản, lợi ích của doanh nghiệp. - Người lao động bị xử lý kỷ luật kéo dài thời hạn
nâng lương, chuyển làm công việc khác mà tái phạm trong thời gian chưa xóa kỷ
luật hoặc bị xử lý kỷ luật cách chức mà tái phạm. - Người lao động liên tục không
hoàn thành nhiệm vụ được giao. - Người lao động tự ý bỏ việc 05 ngày cộng dồn
trong một tháng hoặc 20 ngày cộng dồn trong một năm.
Các trường hợp được coi là có lý do chính đáng như: bị thiên tai, hoả hoạn, bản
thân bị ốm đau có xác nhận của cơ quan y tế.
Điều 25. Trách nhiệm vật chất.
1. Người lao động làm hư hỏng máy móc, thiết bị (Trừ trường hợp do nguyên
nhân bất khả kháng) hoặc có hành vi khác gây thiệt hại đến tài sản của doanh
nghiệp thì phải bồi thường theo quy định của pháp luật về thiệt hại đã gây ra.
2. Người lao động do sơ ý làm mất, hư hỏng máy móc, thiết bị, dụng cụ, làm
mất hư hỏng các tài sản khác do doanh nghiệp giao quản lý, vận hành, sử dụng
hoặc tiêu hao vật tư quá định mức quy định thì tuỳ trường hợp cụ thể phải bồi
thường thiệt hại một phần hay toàn bộ theo thời giá thị trường. Trong trường hợp
có hợp đồng trách nhiệm thì phải bồi thường theo hợp đồng trách nhiệm.
3. Người lao động cố ý làm hư hỏng nghiêm trọng hoặc mất mát tài sản phải
bồi thường 100% giá trị thị trường tại thời điểm, tùy trường hợp còn có thể truy
cứu trách nhiệm hình sự về cố ý gây hư hỏng tài sản của công được quy định tại
điều 160 của BLHS.

Điều 26. Căn cứ vào đề nghị hoặc tố cáo của cá nhân hay bộ phận, Giám đốc
(hoặc người được uỷ quyền) xem xét và xử lý các hành vi vi phạm kỷ luật lao
động. Mọi hình thức xử lý kỷ luật lao động đều phải lập thành biên bản và có sự
tham gia của Ban chấp hành Công đoàn cơ sở.

7/7
CHƯƠNG VII
ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH
Điều 27. Nội quy lao động này được thông báo tới tất cả mọi người trong
doanh nghiệp, đồng thời các nội dung chính sẽ được trích niêm yết tại những nơi
cần thiết.
Điều 28. Bản Nội quy lao động có hiệu lực sau 10 ngày, kể từ ngày Ban Quản
Lý Các Khu Công Nghiệp tỉnh Quảng Ngãi nhận được hồ sơ đăng ký Nội quy lao
động. Trong quá trình thực hiện sẽ được sửa đổi, bổ sung cho phù hợp với thực
tiễn.

GIÁM ĐỐC
(Đã ký)

Đặng Văn Khánh

8/7

You might also like