You are on page 1of 21

Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM KĨ THUẬT TP.HCM

KHOA LÍ LUẬN CHÍNH TRỊ

PHÁP LUẬT ĐẠI CƯƠNG

Tên đề tài : Thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi trong pháp
luật lao động Việt Nam- Lý luận và thực tiễn.

GVHD : Th.S Phan Thị Hồng Oanh


SVTH : Từ Công Nurdeen 15145310

Ngày 1 tháng 12 năm 2018.

1
Lời nói đầu

1. Lý do chọn đề tài

Theo cơ chế sinh học, con người chúng ta cần khoảng 8 giờ đồng hồ để tối
ưu hóa giấc ngủ, còn 16 giờ đồng hồ còn lại, chúng ta dùng nó cho các hoạt động
mưu sinh kiếm sống, giải trí, quan hệ xã hội… Để cân bằng được cuộc sống và
công việc trong số thời gian còn lại, yêu cầu về một cơ chế quản lý của pháp luật
để định rõ về mức thời gian để làm việc, nghỉ ngơi trong quan hệ sản xuất là vô
cùng cần thiết.

Mặt khác, người lao động sau khoảng thời gian làm việc liên tục 08 giờ
hoặc 06 giờ lúc này người lao động tập trung cao độ để thực hiện làm việc nên
sức khỏe của người lao động giảm sút vì thế mà luật định đưa ra một khoảng thời
gian để người lao động có thời gian thư giãn thần kinh, cơ bắp, thực hiện công
việc có hiệu quả.

Chính vì vậy, chế độ thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi được hình thành
trên cơ sở sinh học, tâm lý , kinh tế để phục vụ cho việc cần bằng cuộc sống , bảo
vệ quyền lợi của người dân lao động. Việc đưa ra những quy định như vậy, nó
liên quan thiết thực đến đời sống và việc làm của người lao động.

Việc nghiên cứu về thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi ở góc độ nào đi
chăng nữa thì mục đích của việc quy định này nhằm đưa ra một khoản thời gian
hợp lý cho người lao động làm việc và có một thời gian để người lao động nghỉ
ngơi nhằm tài tạo lại sức khỏe sau những giờ làm việc hay có thời gian để tham
gia vào các mối quan hệ xã hội khác.

2
Để hiểu rõ hơn những quy định mà pháp luật lao động quy định về thời giờ
làm việc và thời giờ nghỉ ngơi, Tôi chọn đề tài: “Thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ
ngơi trong pháp luật lao động Việt Nam- Lý luận và thực tiễn”.

2. Mục đích và đối tượng nghiên cứu

Tiểu luận tập trung nghiên cứu một số vấn đề chung về lý luận cơ bản của pháp
luật về thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi được quy định tại Bộ luật Lao động
2012 :

- Khái quát chung về thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi.

- Sự cần thiết và ý nghĩa của quy chế pháp luật về thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ
ngơi.

- Đánh giá thực trạng hiện tại, đề xuất của cá nhân hướng đến hoàn thiện quy chế
về thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi.

3. Bố cục của đề tài

Tiểu luận được kết cấu thành 02 chương, cụ thể như sau:

- Chương 1: Những vấn đề lý luận chung về quy chế thời giờ làm việc, thời giờ
nghỉ ngơi.

- Chương 2: Đánh giá quy chế pháp lý về thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi
và thực trạng, đưa ra một số kiến nghị chủ quan.

3
MỤC LỤC

Lời nói đầu ................................................................................ 2


1. Lý do chọn đề tài ............................................................................................................................. 2

2. Mục đích và đối tượng nghiên cứu .......................................................................................... 3

3. Bố cục của đề tài ............................................................................................................................. 3

Chương 1 .............................................................................. 5
1.1. Khái niệm về thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi ...................................................... 5

1.2. Pháp luật hiện hành quy định về chế độ thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi . 5

1.3. Sự cần thiết của việc quy định về thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi ............ 12

1.4. Ý nghĩa của việc quy định về chế độ thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi ..... 13

Chương 2 ................................................................................... 15
2.1. Đánh giá quy chế pháp lý về thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi. .................... 15

2.3. Đề xuất của cá nhân hướng đến hoàn thiện quy chế về thời giờ làm việc, thời
giờ nghỉ ngơi........................................................................................................................................ 15

2.2. Thực trạng áp dụng pháp luật về thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi.............. 16

Tài liệu tham khảo .............................................................. 21

4
Chương 1

Những vấn đề lý luận chung về quy chế thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi được
quy định trong Bộ luật Lao động 2012

1.1. Khái niệm về thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi

Xét về mặt pháp lý thì có thế hiểu rằng thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi
được định nghĩa như sau:

Thời giờ làm việc là độ dài thời gian mà người lao động phải tiến hành lao động
theo quy định của pháp luật, theo thoả ước lao động tập thể hoặc theo hợp đồng lao
động.

Thời giờ nghỉ ngơi là độ dài thời gian mà người lao động được tự do sử dụng
ngoài nghĩa vụ lao động thực hiện trong thời giờ làm việc.

1.2. Pháp luật hiện hành quy định về chế độ thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ
ngơi

Hiện nay, việc quy định về thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi được Bộ luật
Lao động 2012, tại Chương VII, trong đó có 04 mục 14 điều cụ thể là từ điều 104 đến
điều 117 quy định về Thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi đối với người làm công
việc có tính chất đặc biệt. Ta cần khai thác Chương VII để hiểu rõ hơn vấn đề.

1.2.1. Pháp luật hiện hành quy định về thời giờ làm việc

1.2.1.1. Thời gian làm việc bình thường

Theo quy định trong Bộ luật Lao động 2012 :

1. Thời giờ làm việc bình thường không quá 08 giờ trong 01 ngày và 48 giờ trong 01
tuần.

5
2. Người sử dụng lao động có quyền quy định làm việc theo giờ hoặc ngày hoặc tuần;
trường hợp theo tuần thì thời giờ làm việc bình thường không quá 10 giờ trong 01
ngày, nhưng không quá 48 giờ trong 01 tuần .

Nhà nước khuyến khích người sử dụng lao động thực hiện tuần làm việc 40 giờ.

3. Thời giờ làm việc không quá 06 giờ trong 01 ngày đối với những người làm các
công việc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm theo danh mục do Bộ Lao động -
Thương binh và Xã hội chủ trì phối hợp với Bộ Y tế ban hành.

Theo như quy định thì trong điều kiện làm việc bình thường người lao động
làm việc không quá 08 giờ trong 01 ngày và 48 giờ trong 01 tuần. Đây là mốc thời
gian làm việc tiêu chuẩn được áp dụng cho người lao động làm việc trong điều kiện
môi trường lao động bình thường.

Hiện nay, tất cả các nước trên thế giới đều tôn trọng người lao động cũng như
bảo vệ người lao động đang làm việc. Do đó, tại khoản 3 điều này thể hiện khi người
lao động làm việc trong môi trường độc hại, nặng nhọc do Bộ Lao động - Thương
binh và Xã hội chủ trì phối hợp với Bộ Y tế ban hành thì làm việc 06 giờ trong 01
ngày.

1.2.1.2. Giờ làm việc ban đêm được quy định:

Giờ làm việc ban đêm được tính từ 22 giờ đến 6 giờ sáng ngày hôm sau

Thời giờ làm việc ban đêm là thời giờ làm việc từ 22 giờ đến 06 gờ sáng hôm sau
hoặc từ 21 giờ đến 05 giờ tùy theo vùng khí hậu và khi người lao động làm việc trong
khoản thời gian này thì được hưởng phụ cấp làm thêm.

1.2.1.3. Làm thêm giờ :

1. Làm thêm giờ là khoảng thời gian làm việc ngoài thời giờ làm việc bình thường
được quy định trong pháp luật, thỏa ước lao động tập thể hoặc theo nội quy lao động.
6
2. Người sử dụng lao động được sử dụng người lao động làm thêm giờ khi đáp ứng
đủ các điều kiện sau đây:

a) Được sự đồng ý của người lao động;

b) Bảo đảm số giờ làm thêm của người lao động không quá 50% số giờ làm việc bình
thường trong 01 ngày, trường hợp áp dụng quy định làm việc theo tuần thì tổng số
giờ làm việc bình thường và số giờ làm thêm không quá 12 giờ trong 01 ngày; không
quá 30 giờ trong 01 tháng và tổng số không quá 200 giờ trong 01 năm, trừ một số
trường hợp đặc biệt do Chính phủ quy định thì được làm thêm giờ không quá 300 giờ
trong 01 năm.

c) Sau mỗi đợt làm thêm giờ nhiều ngày liên tục trong tháng, người sử dụng lao động
phải bố trí để người lao động được nghỉ bù cho số thời gian đã không được nghỉ”.

Theo tính chất và mức độ làm việc thì thời giờ làm thêm của người lao động không
quá 50% số giờ làm việc bình thường trong 01 ngày. Trong trường hợp người lao
động và người sử dụng lao động thỏa thuận làm thêm theo tuần thì thời giờ làm việc
theo tuần được tính là tổng số giờ làm việc bình thường và số giờ làm thêm không
quá 12 giờ trong 01 ngày; không quá 30 giờ trong 01 tháng và tổng số không quá 200
giờ trong 01 năm, trừ một số trường hợp đặc biệt do Chính phủ quy định thì được
làm thêm giờ không quá 300 giờ trong 01 năm.

1.2.1.4. Làm thêm giờ trong những trường hợp đặc biệt:

Người sử dụng lao động có quyền yêu cầu người lao động làm thêm giờ vào
bất kỳ ngày nào và người lao động không được từ chối trong các trường hợp sau đây:

1. Thực hiện lệnh động viên, huy động bảo đảm nhiệm vụ quốc phòng, an ninh trong
tình trạng khẩn cấp về quốc phòng, an ninh theo quy định của pháp luật.

7
2. Thực hiện các công việc nhằm bảo vệ tính mạng con người, tài sản của cơ quan, tổ
chức, cá nhân trong phòng ngừa và khắc phục hậu quả thiên tai, hỏa hoạn, dịch bệnh
và thảm họa.

Người lao động không được từ chối trong hai trường hợp:

+ Thứ nhất, thực hiện lệnh động viên, huy động đảm bảo nhiệm vụ quốc phòng, an
ninh trong tình trạng khẩn cấp về quốc phòng, an ninh theo quy định của pháp luật.

+ Thứ hai, Thực hiện các công việc nhằm bảo vệ tính mạng con người, tài sản của cơ
quan, tổ chức, cá nhân trong phòng ngừa và khắc phục hậu quả thiên tai, hỏa hoạn,
dịch bệnh và thảm họa.

1.2.2. Pháp luật hiện hành quy định về thời giờ nghỉ ngơi có hưởng lương

1.2.2.1. Quy định về nghỉ ngơi trong giờ làm việc và nghỉ chuyển ca

Nghỉ trong giờ làm việc quy định:

1. Người lao động làm việc liên tục 08 giờ hoặc 06 giờ theo quy định tại Điều 104
của Bộ luật này được nghỉ giữa giờ ít nhất 30 phút, tính vào thời giờ làm việc.

2. Trường hợp làm việc ban đêm, thì người lao động được nghỉ giữa giờ ít nhất 45
phút, tính vào thời giờ làm việc.

3. Ngoài thời gian nghỉ, còn các đợt nghỉ ngắn và ghi vào nội quy lao động. Người
lao động được nghỉ giữa giờ ít nhất 30 phút nếu làm việc ban ngày và nghỉ 45 phút
nếu làm việc ban đêm. Họ có thể thương lượng kéo dài thời điểm nghỉ ngơi. Thời
điểm nghỉ ngơi do người sử dụng lao động quyết định, có thể quy định người lao
đông nghỉ ngơi cùng lúc hoặc luân phiên, tùy vào loại lao động hoặc yêu cầu công
việc.

Người lao động làm việc theo ca được nghỉ ít nhất 12 giờ trước khi chuyển
sang ca làm việc khác.
8
1.2.2.2. Nghỉ hằng năm được quy định như sau:

1. Người lao động có đủ 12 tháng làm việc cho một người sử dụng lao động thì được
nghỉ hằng năm, hưởng nguyên lương theo hợp đồng lao động như sau:

a) 12 ngày làm việc đối với người làm công việc trong điều kiện bình thường;

b) 14 ngày làm việc đối với người làm công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hoặc
người làm việc ở những nơi có có điều kiện sinh sống khắc nghiệt theo danh mục do
Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội chủ trì phối hợp với Bộ Y tế ban hành hoặc
lao động chưa thành niên hoặc lao động là người khuyết tật;

c) 16 ngày làm việc đối với người làm công việc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy
hiểm hoặc người làm việc ở những nơi có điều kiện sinh sống đặc biệt khắc nghiệt
theo danh mục do Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội chủ trì phối hợp với Bộ Y
tế ban hành.

2. Người sử dụng lao động có quyền quy định lịch nghỉ hằng năm sau khi tham khảo
ý kiến của người lao động và phải thông báo trước cho người lao động.

3. Người lao động có thể thoả thuận với người sử dụng lao động để nghỉ hằng năm
thành nhiều lần hoặc nghỉ gộp tối đa 03 năm một lần.

4. Khi nghỉ hằng năm, nếu người lao động đi bằng các phương tiện đường bộ, đường
sắt, đường thủy mà số ngày đi đường cả đi và về trên 02 ngày thì từ ngày thứ 03 trở
đi được tính thêm thời gian đi đường ngoài ngày nghỉ hằng năm và chỉ được tính cho
01 lần nghỉ trong năm”.

1.2.2.3. Nghỉ lễ, tết được quy định như sau:

1. Người lao động được nghỉ làm việc, hưởng nguyên lương trong những ngày lễ, tết
sau đây:

a) Tết Dương lịch 01 ngày (ngày 01 tháng 01 dương lịch);


9
b) Tết Âm lịch 05 ngày;

c) Ngày Chiến thắng 01 ngày (ngày 30 tháng 4 dương lịch);

d) Ngày Quốc tế lao động 01 ngày (ngày 01 tháng 5 dương lịch);

đ) Ngày Quốc khánh 01 ngày (ngày 02 tháng 9 dương lịch);

e) Ngày Giỗ Tổ Hùng Vương 01 ngày (ngày 10 tháng 3 âm lịch).

2. Lao động là công dân nước ngoài làm việc tại Việt Nam ngoài ngày nghỉ lễ theo
quy định tại khoản 1 Điều này còn được nghỉ thêm 01 ngày Tết cổ truyền dân tộc và
01 ngày Quốc khánh của nước họ.

3. Nếu những ngày nghỉ theo quy định tại khoản 1 Điều này trùng vào ngày nghỉ hằng
tuần, thì người lao động được nghỉ bù vào ngày kế tiếp.

Đối với mỗi quốc gia, có số ngày nghỉ tết theo phong tục khác nhau, ở nước
ta hiện nay nghỉ Tết Âm lịch được nghỉ 05 ngày. Việc nghỉ Tết Âm lịch có thời gian
khá dài, do đó để phù hợp với kế hoạch kinh doanh hay tiến độ công việc trong đơn
vị, người sử dụng lao động được quyền lựa chọn 01 ngày cuối năm và 04 ngày đầu
năm âm lịch hoặc 02 ngày cuối năm và 03 ngày đầu năm âm lịch. Việc lựa chọn ngày
nghỉ như thế nào thì người sử dụng lao động có trách nhiệm thông báo phương án
nghỉ Tết Âm lịch cho người lao động trước khi thực hiện ít nhất 30 ngày.

1.2.2.4. Nghỉ việc riêng được quy định như sau:

Theo quy định :

1. Người lao động được nghỉ việc riêng mà vẫn hưởng nguyên lương trong những
trường hợp sau đây:

a. Kết hôn: nghỉ 03 ngày;

b. Con kết hôn: nghỉ 01 ngày;

10
c. Bố đẻ, mẹ đẻ, bố vợ, mẹ vợ hoặc bố chồng, mẹ chồng chết; vợ chết hoặc chồng
chết; con chết: nghỉ 03 ngày.

Việc quy định về thời gian nghỉ trong các trường hợp trên có liên quan đến bản thân
và nhân thân của người lao động tạo điều kiện cho họ yên tâm giải quyết công việc
gia đình mà vẫn đảm bảo thu nhập của họ.

1.2.3. Pháp luật hiện hành quy định thời giờ nghỉ ngơi không hưởng lương

1.2.3.1. Nghỉ hằng tuần được quy định như sau:

1. Mỗi tuần, người lao động được nghỉ ít nhất 24 giờ liên tục. Trong trường hợp đặc
biệt do chu kỳ lao động không thể nghỉ hằng tuần, thì người sử dụng lao động có
trách nhiệm bảo đảm cho người lao động được nghỉ tính bình quân 01 tháng ít nhất
04 ngày.

2. Người sử dụng lao động có quyền quyết định sắp xếp ngày nghỉ hằng tuần vào
ngày chủ nhật hoặc một ngày cố định khác trong tuần nhưng phải ghi vào nội quy lao
động.

Theo quy định thì mỗi tuần người lao động nghỉ ít nhất một ngày (tương ứng
24 giờ liên tục) - Thường rời vào những ngày thứ Bảy, Chủ Nhật. Bên cạnh đó, với
việc quy định mức tối thiểu thời gian nghỉ hằng tuần cho những trường hợp đặc biệt,
do chu kỳ lao động mà người lao động không thể nghỉ hằng tuần thì người sử dụng
lao động có trách nhiệm đảm bảo cho người lao động được nghỉ bình quân 01 tháng
ít nhất 04 ngày.

Đối với những đơn vị do tính chất công việc không thực hiện nghỉ hằng tuần
vào ngày chủ nhật thì cho phép người sử dụng lao động linh hoạt sắp xếp nghỉ vào
ngày cố định khác trong tuần. Dù nghỉ hằng tuần vào ngày chủ nhật hay ngày cố định
khác trong tuần thì người sử dụng lao động phải ghi vào nội quy lao động để người

11
lao động biết và thực hiện. Trong khoản thời gian người lao động nghỉ hằng tuần thì
người lao động không được hưởng lương, nếu người lao động làm thêm giờ vào ngày
nghỉ hằng tuần thì được hưởng 200% tiền lương so với ngày làm việc bình thường.

1.2.3.2. Nghỉ không hưởng lương được quy định như sau:

1. Người lao động được nghỉ không hưởng lương 01 ngày và phải thông báo với
người sử dụng lao động khi ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, anh, chị, em ruột
chết; bố hoặc mẹ kết hôn; anh, chị, em ruột kết hôn.

2. Người lao động có thể thoả thuận với người sử dụng lao động để nghỉ không hưởng
lương.

1.2.4. Pháp luật hiện hành quy định về thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi đối
với người làm công việc có tính chất đặc biệt

Đối với các công việc có tính chất đặc biệt trong lĩnh vực vận tải đường bộ,
đường sắt, đường thuỷ, đường hàng không, thăm dò khai thác dầu khí trên biển; làm
việc trên biển; trong lĩnh vực nghệ thuật; sử dụng kỹ thuật bức xạ và hạt nhân; ứng
dụng kỹ thuật sóng cao tần; công việc của thợ lặn, công việc trong hầm lò; công việc
sản xuất có tính thời vụ và công việc gia công hàng theo đơn đặt hàng; công việc phải
thường trực 24/24 giờ thì các bộ, ngành quản lý quy định cụ thể thời giờ làm việc.

Nếu người lao động làm việc mang tính chất thường xuyên (tức là làm việc
thường trực 24/24 giờ) thì người sử dụng lao động phải được thống nhất với Bộ Lao
động – Thương binh và Xã hội về thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi và phải tuân
thủ quy định cho người lao động được nghỉ việc trong giờ làm việc.

1.3. Sự cần thiết của việc quy định về thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi

Chính vì việc thừa nhận của pháp luật về thực trạng xâm phạm thời giờ làm
việc, thời giờ nghỉ ngơi và sự lạm quyền của người sử dụng lao động dẫn tới những

12
thiệt thòi cho người lao động. Từ những bất cập đó pháp luật đã thừa nhận rằng cần
có một chế định quy định về thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi để tạo ra quan hệ
lao động được bình đẳng hơn và đến nay là Bộ luật Lao động 2012 đã củng cố về quy
định thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi qua đó hạn chế sự lạm quyền của người sử
dụng lao động.

Việc có chế tài quy định như vậy không chỉ nhằm bảo vệ sức khỏe của người
lao động mà còn bảo vệ quyền, lợi ích của người lao động về việc làm, nghề nghiệp,
mức thu nhập, tính mạng hay có thể là danh dự, nhân phẩm, … của người lao động.

1.4. Ý nghĩa của việc quy định về chế độ thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi

Xuất phát từ tầm quan trọng nhân tố của con người, việc pháp luật đưa ra quy
định về thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi mang yếu tố cần thiết, cực kỳ quan trọng
và mang nhiều ý nghĩa sâu sắc từ những quy định trên ta có các ý nghĩa như sau:

- Đối với người lao động:

Việc quy định thời gian làm việc, thời giờ nghỉ ngơi tạo điều kiện cho người
lao động thực hiện đầy đủ nghĩa vụ lao động trong quan hệ, bảo vệ, phục hồi sức
khỏe người lao động, cân bằng cuộc sống của họ, có ý nghĩa trong bảo hộ lao động,
đảm bảo thời gian nghỉ ngơi cho người lao động.

- Đối với người sử dụng lao động:

Việc quy định thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi giúp người sử dụng lao
động xây dựng kế hoạch tổ chức sản xuất kinh doanh khoa học và hợp lý, sử dụng
một cách tiết kiệm các nguồn tài nguyên trong doanh nghiệp nhằm hoàn thiện tốt tất
cả các mục tiêu đã đề ra.

Những quy định về thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi là căn cứ pháp lý
cho việc người sử dụng lao động thực hiện quyền quản lý, điều hành, giám sát lao

13
động, đặc biệt trong xử lý kỷ luật lao động, từ đó tiến hành trả lương, thưởng… khen
thưởng và xử phạt người lao động.

- Đối với Nhà nước:

Quy định pháp luật về thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi thể hiện rõ thái độ
của Nhà nước đối với lực lượng lao động - nguồn tài nguyên qúy giá nhất của quốc
gia, đồng thời tạo ra hành lang pháp lý để Nhà nước thực hiện chức năng quản lý của
mình.

14
Chương 2

Đánh giá quy chế pháp lý về thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi và đưa ra một
số kiến nghị để hoàn thiện pháp luật

2.1. Đánh giá quy chế pháp lý về thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi.

Với việc Bộ luật Lao động 2012 ra đời đã ban hành nhiều điểm đổi mới tích
cực hơn so với Bộ luât Lao động trước đây,cùng với đó chính là việc điều chỉnh về
thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi đã được hợp lý hơn so với trước.

Việc quy định về thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi đối với đội ngũ cán bộ,
viên chức nhà nước nhìn chung họ chấp hành và thực hiện đúng các quy định của
pháp luật về sử dụng thời giờ làm việc. Nhiều cán bộ ở các đơn vị họ làm việc cần cù
với tinh thần trách nhiệm cao, không lạm dụng thời giờ, làm sai quy định về thời giờ
làm việc.

Riêng đối với các doanh nghiệp, công ty tư nhân đôi khi vẫn còn vi phạm tình
hình chiếm thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi của người lao động như kéo dài ca
làm việc, xếp ca rơi vào một phần ca ban ngày và một phần ca ban đêm để giảm việc
trả lương phần tăng ca hay là giảm giờ nghỉ giữa ca, tăng số giờ làm thêm, …

2.3. Đề xuất của cá nhân hướng đến hoàn thiện quy chế về thời giờ làm việc,
thời giờ nghỉ ngơi.

Nhu cầu của người dân được sống cuộc sống sung túc, ấm no và hạnh phúc
hơn là điều tất yêu. Được làm việc trong một môi trường làm việc với điều kiện lao
động tốt, có thời gian làm việc và thời gian nghỉ ngơi hợp lý là đòi hỏi cấp thiết của
tất cả người lao động. Để đạt được điều này thì yêu cầu phải hoàn thiện các quy định
về thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi ở Việt Nam hiện nay là cần thiết.

Dưới góc nhìn quan điểm cá nhân, Tôi có một số đề xuất chủ quan :
15
Thứ nhất, đối với người sử dụng lao động: Cần nâng cao trình độ nhận thức về
tuân thủ các quy định của pháp luật liên quan đến giờ làm việc, giờ nghỉ ngơi, cần
nắm bắt được những quy định cơ bản về quyền và nghĩa vụ của mình trong quan hệ
lao động, lấy người lao động làm trọng tâm.

Thứ hai, đối với người sử dụng lao động: Người sử dụng lao động cần tuân
theo các quy định của pháp luật về thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi của người
lao động. Bên cạnh đo, phải xây dựng nội quy, quy định của công ty, doanh nghiệp
về thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi để áp dụng cho người lao động. Tôn trọng
người lao động ,sức khỏe và cuộc sống của họ.

Thứ ba, đối với các cơ quan chức năng: Cần thanh tra, giám sát và tiếp thu kiến
nghị của người lao động, mà những công ty có biểu hiện sai. Cần xử lý nghiêm minh
những trường họp vi phạm pháp luật về thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi của
người lao động nhất là những trường hợp người lao động. Đứng về phía người lao
động nhưng công bằng với người sử dụng lao động.

2.2. Thực trạng áp dụng pháp luật về thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi ở
nước ta thời gian gần đây.

Trong các cơ quan, đơn vị thuộc Nhà nước Nhìn chung đội ngũ cán bộ, công
chức, viên chức nhà nước có ý thức chấp hành đúng các quy định của pháp luật về
sử dụng thời giờ làm việc. Nhiều cán bộ, công chức, viên chức cần cù làm việc với
tinh thần trách nhiệm cao. Các cơ quan hành chính, đơn vị sự nghiệp nhà nước đã
chú ý áp dụng các biện pháp tổ chức lao động một cách khoa học, sử dụng hợp lý
thời giờ làm việc của cán bộ, công chức, viên chức. Tuy nhiên, việc quản lý lao
động trong các cơ quan hành chính, đơn vị sự nghiệp nhà nước còn nhiều hạn chế
và yếu kém, chất lượng hiệu quả công tác không cao. Một bộ phận không nhỏ cán
bộ, công chức, viên chức nhà nước chưa đề cao trách nhiệm trong thực hiện nhiệm
vụ, công vụ; ý thức kỷ luật lao động kém; vi phạm các quy định của pháp luật về
16
sử dụng thời giờ làm việc như làm việc riêng, đi muộn, về sớm, chơi games, đánh
bài, uống rượu, bia trong giờ làm việc, ảnh hưởng đến hiệu quả, chất lượng công
tác và tác phong, uy tín của cán bộ, công chức, viên chức. Để khắc phục những
khuyết điểm trên Thủ tướng Chính phủ đã ban hành chỉ thị 05/2008/CT-TTg về
việc nâng cao hiệu quả sử dụng thời giờ làm việc của cán bộ, công chức, viên chức
nhà nước. Mặc dù vậy, tình trang “ăn cắp” thời giờ làm việc của cán bộ công chức
và người lao động trong các cơ quan, đơn vị hành chính, sự nghiệp, tổ chức chính
trị, tổ chức chính trị - xã hội vẫn diễn ra thường xuyên. Nguyên nhân dẫn đến tình
trạng trên là do việc giám sát thực hiện thời giờ làm việc của cấp trên đối với cấp
dưới chưa được thực hiện một cách nghiêm túc.

Đối với các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế Khối các doanh
nghiệp, Tổng công ty, công ty Nhà nước là nhóm thực hiện tương đối tốt các quy
định về thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi như Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt
Nam, Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam, Tập đoàn viễn thông quân đội
Viettel v.v. Đối với khối doanh nghiệp ngoài quốc doanh, bên cạnh một số doanh
nghiệp thực hiện tốt các quy định về thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi như Công
ty TNHH Ford Việt Nam (do Mỹ đầu tư), Mạng thông tin di động Vietnamobile (do
đối tác Hutchison đầu tư), còn nhiều doanh nghiệp chưa thực hiện nghiêm túc các
quy định của BLLĐ về thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi. Các hànhvi vi phạm
các quy định về thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi như việc kéo dài ca làm việc,
giảm giờ nghỉ giữa ca, tăng số giờ làm thêm v.v. là các hành vi vi phạm thường thấy
trong các doanh nghiệp đặc biệt là trong các doanh nghiệp ngoài quốc doanh. Việc
vi phạm giờ làm việc tiêu chuẩn việc tăng thời giờ làm việc tiêu chuẩn quá 8 giờ/
ngày là tình trạng diễn ra phổ biến.

Theo thống kê mới nhất gần đây đối với các công nhân làm việc trong các
nhà máy sản xuất và khu công nghiệp, có 81,81% người lao động trong khu vực

17
doanh nghiệp được hỏi và trả lời có làm thêm giờ; 27,3% phải làm thêm quá 200
giờ/năm ; 22,73% cho biết chỉ được trả lương như làm việc bình thường . Bớt xén
thời giờ nghỉ giữa ca, tình trạng bớt xén thời giờ nghỉ giữa ca không chỉ diễn ra tại
các doanh nghiệp vừa và nhỏ, tình trạng này có xảy ra ở phổ biến tại các doanh
nghiệp lớn, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài đặc biệt là các công ty sản xuất
có vốn đầu tư nước ngoài. Lấy một ví dụ điển hình trong ngành sản xuất công nghiệp
ô tô Việt Nam, Công ty Ô tô Toyota Việt Nam (trụ sở chính tại Vĩnh Phúc), thời
giờ làm việc được chia thành 3 ca, mỗi ca 8 tiếng; tuy nhiên, ở mỗi ca người lao
động chỉ được nghỉ giữa ca 20 phút. Như vậy, công ty đã ăn bớt của người lao động
mất 10 phút nghỉ giữa ca đối với ca ngày và 25 phút đối với ca đêm. Tăng số giờ
làm thêm quá mức quy định để nhằm tối đa hóa lợi nhuận, tránh việc phải tuyển
thêm lao động, nhiều người sử dụng lao động đã cố tình vi phạm các quy định về
làm thêm giờ.

Theo một khảo sát mới đây của Ban Nữ công Tổng Liên đoàn lao động Việt
Nam, các doanh nghiệp đều vi phạm quy định về thời giờ làm việc và nghỉ 12 ngơi.
Cụ thể, các doanh nghiệp đều kéo dài thời giờ làm việc từ 12 đến 14 giờ/ngày. Đối
với lao động nữ tại doanh nghiệp may mặc, thủy sản, da giày, thời gian làm thêm
từ 2 giờ đến 5 giờ/ngày, khoảng 600 giờ đến 1.000 giờ/năm, vượt quá xa quy định.
Trong số lao động được hỏi có 35,8% người cho rằng phải làm thêm ít nhất 2
giờ/ngày; 18,8% phải làm 3 giờ/ngày và 7,5% phải làm thêm từ 4 giờ đến 5
giờ/ngày. Phớt lờ các quyền lợi của lao động nữ Công nhân không được hưởng chế
độ thai sản vì doanh nghiệp trốn trách nhiệm đóng bảo hiểm xã hội, lao động nữ
không được nghỉ 60 phút mỗi ngày đối với trường hợp nuôi con dưới 12 tháng tuổi,
không được chuyển công việc khác nhẹ nhàng hơn khi mang thai trên 7 tháng tuổi.

Lạm dụng lao động trẻ em Một số doanh nghiệp bắt các em làm việc quá mức
thời gian cho phép, bắt làm thêm, làm đêm hoặc làm các công việc nặng nhọc như

18
làm trong các công trường xây dựng, tại nông trại sản xuất v.v. Có thể nói, đa số
các vụ vi phạm đều xuất phát từ ý thức của người sử dụng lao động xâm phạm đến
quyền lợi hợp pháp của người lao động. Vì vậy, đa số các vụ vi phạm đều dẫn đến
các cuộc đình công của người lao động. Theo Bộ Lao động – Thương binh và Xã
hội, từ năm 1995, khi Bộ luật Lao động có hiệu lực thi hành, đến hết tháng 4 – 2009,
cả nước đã có 2.697 cuộc đình công. Trong đó, có 89 cuộc ở doanh nghiệp nhà
nước, 1.983 cuộc ở doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, 625 cuộc ở doanh
nghiệp ngoài nhà nước. Đáng chú ý hơn, theo báo người lao động đăng ngày
12/7/2011 cho biết, dựa theo thống kê của Tổng Liên Đoàn Lao Động Việt Nam,
tính đến hết ngày 30/6/2011, cả nước đã xảy ra 440 cuộc ngừng việc tập thể tại 23
tỉnh, thành, nhiều gấp 3 lần so với cùng kỳ năm 2010. Tại Hà Nội Hà Nội, 6 tháng
đầu năm 2011 toàn thành phố xảy ra 33 vụ đình công với khoảng 15.000 công nhân
tham gia, tăng gấp 3 lần so với cùng kỳ. Nội dung chủ yếu là đòi quyền lợi: tăng
lương, giảm giờ làm, tăng trợ cấp và độc hại môi trường.

Các cuộc đình công, lãn công chủ yếu xảy ra tại các khu công nghiệp và tiếp
tục có những diễn biễn phức tạp. Đình công thường xảy ra ở những địa phương có
nhiều doanh nghiệp và các khu công nghiệp tập trung đặc biệt một số vụ đình công
trong các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài chiếm tỷ lệ cao. Một trong những
nguyên nhân làm cho tình trạng vu phạm các quy định của BLLĐ về thời giờ làm
việc, thời giờ nghỉ ngơi đó là các doanh nghiệp không có tổ chức công đoàn cơ sở
hoặc nếu có thì cũng rất mờ nhạt nên quyền lợi của người lao động không được bảo
vệ một cách thỏa đáng, tình trạng này thường xuyên xuất hiện ở các thành phần
kinh tế ngoài quốc doanh.

Theo số liệu thống kê mới nhất thì chỉ có 30% cơ sở kinh doanh ngoài quốc
doanh có đủ điều kiện thành lập công đoàn cơ sở trên tổng số các doanh nghiệp

19
thuộc các thành phần kinh tế ngoài quốc doanh. Tuy nhiên, trong tổng số các doanh
nghiệp có công đoàn thì chỉ có 20% công đoàn hoạt động hiệu quả.

20
Tài liệu tham khảo :
1. http://www.congdoanvn.org.vn/details.asp?l=1&c=248&m=1043.
2. http://baoquangninh.com.vn/phap-luat/tro-giup-phap-ly/201306/vi-pham-thoi-gio-
lam-viec-nghi-ngoi-lam-them-gio-can-co-che-tai-xu-ly-nghiem-cac-doanh-nghiep-
vi-pham-2199907/.
3. https://thegioiluat.vn/bai-viet-hoc-thuat/quy-che-phap-ly-hien-hanh-ve-thoi-gio-
lam-viec-thoi-gio-nghi-ngoi-12591/
4. Bộ luật Lao động 2012.

21

You might also like