You are on page 1of 46

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN

--------***--------

BÀI TẬP NHÓM


Môn Pháp luật lao động
Đề tài: Thực trạng tuân thủ pháp luật lao động về thời giờ làm việc, thời giờ
nghỉ ngơi trong các doanh nghiệp hiện nay và giải pháp hoàn thiện
Thành viên: 1. Hoàng Thị Thanh Chúc - 11218315

2. Nguyễn Thị Hằng - 11218329

3. Nguyễn Thị Xuân Hương - 11218337

4. Nguyễn Thị Mai Phương - 11213736

5. Lương Thị Mai Lam - 11218341

6. Hồ Minh Khuê - 11218337

7. Phan Hà Phương Thảo - 11218373

8. Hồ Thị Thu Trang - 11218377

Giáo viên hướng dẫn: TS. Hoàng Xuân Trường

Hà Nội, ngày 10 tháng 11 năm 2023


MỤC LỤC

Chương I: Lý luận chung về thời gian làm việc, thời gian nghỉ ngơi..................................1
1. Khái niệm và cơ sở lý luận pháp luật về thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi.........1
2. Căn cứ pháp lý...........................................................................................................1
2.1. Quy định về thời giờ làm việc bình thường .....................................................1
2.2. Quy định về việc làm thêm giờ ........................................................................2
2.3. Làm thêm giờ, nghỉ ngơi trong trường hợp đặc biệt .......................................3
2.4. Quy định về thời gian được nghỉ theo luật lao động........................................3
2.5. Quy định về nghỉ lễ, tết....................................................................................5
3. Ý nghĩa của việc điều chỉnh pháp luật đối với thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ
ngơi ...............................................................................................................................5
4. Quá trình hình thành và phát triển pháp luật Việt Nam quy định thời giờ làm việc
và thời giờ nghỉ ngơi .....................................................................................................8
CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG PHÁP LUẬT VÀ THỰC TIỄN TUÂN THỦ PHÁP11
LUẬT LAO ĐỘNG VỀ THỜI GIAN LÀM VIỆC, THỜI GIAN NGHỈ NGƠI..............11
1. Thực trạng pháp luật về thời gian làm việc, thời gian nghỉ ngơi ...........................11
1.1.. Thành tựu ......................................................................................................11
1.2. Hạn chế ..........................................................................................................12
2. Kinh nghiệm từ 1 số nước trên thế giới trong pháp luật lao động về giờ làm, thời
giờ nghỉ ngơi................................................................................................................14
2.1. Mỹ...................................................................................................................14
a. Ưu điểm...................................................................................................................14
b. Hạn chế....................................................................................................................15
2.2. Đức.................................................................................................................15
a. Ưu điểm...................................................................................................................15
b. Hạn chế....................................................................................................................17
2.3. Nhật Bản.........................................................................................................17
a. Ưu điểm...................................................................................................................17
b. Hạn chế....................................................................................................................18
2.4. So sánh với Việt Nam ....................................................................................18
3. Khảo sát về thực trạng tuân thủ pháp luật lao động về thời gian làm việc, thời gian
nghỉ ngơi......................................................................................................................21
3.1. Mức độ hiểu biết đối với các quy định trong pháp luật lao động về thời gian
làm việc, thời gian nghỉ ngơi ................................................................................21
3.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến việc quy định thời gian làm việc, thời gian nghỉ
ngơi tại các doanh nghiệp......................................................................................24
3.4. Kiến nghị về việc quy định thời gian làm việc và nghỉ ngơi tại các doanh
nghiệp....................................................................................................................25
CHƯƠNG III: KIẾN NGHỊ HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT LAO ĐỘNG VỀ THỜI GIAN
LÀM VIỆC, THỜI GIAN NGHỈ NGƠI TẠI CÁC DOANH NGHIỆP............................26
1. Những kiến nghị hoàn thiện các quy định pháp luật về thời gian làm việc, thời gian
nghỉ ngơi tại các doanh nghiệp....................................................................................26
2. Một số giải pháp nâng cao hiệu quả thực hiện pháp luật về thời giờ làm việc, thời
giờ nghỉ ngơi của các doanh nghiệp tại thành phố Hà Nội..........................................28
CHƯƠNG I: LÝ LUẬN CHUNG VỀ THỜI GIAN LÀM VIỆC, THỜI GIAN NGHỈ
NGƠI

1. Khái niệm và cơ sở lý luận pháp luật về thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi

Về mặt pháp lý có thể hiểu thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi như sau

Thời giờ làm việc: là khoảng thời gian do pháp luật quy định hoặc do sự thỏa thuận của các
bên, trong thời gian đó người lao động phải có mặt tại địa điểm để thực hiện những công
việc, nhiệm vụ được giao phù hợp với các quy định của pháp luật và sự thỏa thuận trong
hợp đồng lao động.

Thời giờ nghỉ ngơi: là khoảng thời gian trong đó người lao động không phải thực hiện
những nghĩa vụ lao động và có quyền sử dụng thời gian đó theo ý muốn của mình.

Trong quan hệ lao động, thời giờ làm việc, nghỉ ngơi là hai khái niệm khác nhau nhưng có
mối quan hệ mật thiết với nhau tạo thành một chế định độc lập và không thể tách rời trong
luật lao động.

Trong khoa học luật lao động, thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi được nghiên cứu dưới
nhiều góc độ khác nhau. Nó được coi là một trong những nguyên tắc cần đảm bảo của luật
lao động, hoặc một định mức lao động, hoặc một nội dung của quan hệ pháp luật lao động,
một chế định của luật lao động.

2. Căn cứ pháp lý

Căn cứ pháp lý quy định Thời giờ làm việc, Thời giờ nghỉ ngơi được quy định tại
Chương VII Luật Lao động 2019.

1
2.1. Quy định về thời giờ làm việc bình thường ( Điều 105 LLĐ 2019)
 Thời giờ làm việc bình thường không quá 08 giờ trong 01 ngày và không quá 48
giờ trong 01 tuần.
 Người sử dụng lao động có quyền quy định thời giờ làm việc theo ngày hoặc tuần
nhưng phải thông báo cho người lao động biết; trường hợp theo tuần thì thời giờ
làm việc bình thường không quá 10 giờ trong 01 ngày và không quá 48 giờ trong
01 tuần.

 Nhà nước khuyến khích người sử dụng lao động thực hiện tuần làm việc 40 giờ
đối với người lao động.
 Người sử dụng lao động có trách nhiệm bảo đảm giới hạn thời gian làm việc tiếp
xúc với yếu tố nguy hiểm, yếu tố có hại đúng theo quy chuẩn kỹ thuật quốc gia và
pháp luật có liên quan.
Giờ làm việc ban đêm được tính từ 22 giờ đến 06 giờ sáng ngày hôm sau.

2.2. Quy định về việc làm thêm giờ ( Điều 107 LLĐ 2019)
Thời gian làm thêm giờ là khoảng thời gian làm việc ngoài thời giờ làm việc bình thường
theo quy định của pháp luật, thỏa ước lao động tập thể hoặc nội quy lao động.

Người sử dụng lao động được sử dụng người lao động làm thêm giờ khi đáp ứng đầy đủ
các yêu cầu sau đây:
 Phải được sự đồng ý của người lao động;
 Bảo đảm số giờ làm thêm của người lao động không quá 50% số giờ làm việc bình
thường trong 01 ngày; trường hợp áp dụng quy định thời giờ làm việc bình thường
theo tuần thì tổng số giờ làm việc bình thường và số giờ làm thêm không quá 12
giờ trong 01 ngày; không quá 40 giờ trong 01 tháng;
 Bảo đảm số giờ làm thêm của người lao động không quá 200 giờ trong 01 năm, trừ
trường hợp quy định tại khoản 3 Điều 107.

2
Người sử dụng lao động được sử dụng người lao động làm thêm không quá 300 giờ trong
01 năm trong một số ngành, nghề, công việc hoặc trường hợp sau đây:
 Sản xuất, gia công xuất khẩu sản phẩm hàng dệt, may, da, giày, điện, điện tử, chế
biến nông, lâm, diêm nghiệp, thủy sản;
 Sản xuất, cung cấp điện, viễn thông, lọc dầu; cấp, thoát nước;
 Trường hợp giải quyết công việc đòi hỏi lao động có trình độ chuyên môn, kỹ
thuật cao mà thị trường lao động không cung ứng đầy đủ, kịp thời;
 Trường hợp phải giải quyết công việc cấp bách, không thể trì hoãn do tính chất
thời vụ, thời điểm của nguyên liệu, sản phẩm hoặc để giải quyết công việc phát
sinh do yếu tố khách quan không dự liệu trước, do hậu quả thời tiết, thiên tai, hỏa
hoạn, địch họa, thiếu điện, thiếu nguyên liệu, sự cố kỹ thuật của dây chuyền sản
xuất;
 Khi tổ chức làm thêm giờ theo quy định tại khoản 3 Điều 107 Bộ luật lao động
2019, người sử dụng lao động phải thông báo bằng văn bản cho cơ quan chuyên
môn về lao động thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.

Điều 61 nghị định 145/2020 NĐ - CP quy định các trường hợp được tổ chức làm
thêm từ trên 200 giờ đến 300 giờ trong một năm:

 Các trường hợp phải giải quyết công việc cấp bách, không thể trì hoãn phát sinh từ
các yếu tố khách quan liên quan trực tiếp đến hoạt động công vụ trong các cơ
quan, đơn vị nhà nước, trừ các trường hợp quy định tại Điều 108 của Bộ luật Lao
động.
 Cung ứng dịch vụ công; dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh; dịch vụ giáo dục, giáo
dục nghề nghiệp.
 Công việc trực tiếp sản xuất, kinh doanh tại các doanh nghiệp thực hiện thời giờ
làm việc bình thường không quá 44 giờ trong một tuần.

3
2.3. Làm thêm giờ, nghỉ ngơi trong trường hợp đặc biệt (Điều 108 Bộ luật lao động
2019)

“ Người sử dụng lao động có quyền yêu cầu người lao động làm thêm giờ vào bất kỳ
ngày nào mà không bị giới hạn về số giờ làm thêm theo quy định tại Điều 107 của Bộ
luật này và người lao động không được từ chối trong trường hợp sau đây:

1. Thực hiện lệnh động viên, huy động bảo bảo nhiệm vụ quốc phòng, an ninh theo quy
định của pháp luật;

2. Thực hiện các công việc nhằm bảo vệ tính mạng con người, tài sản của cơ quan, tổ
chức, cá nhân trong phòng ngừa, khắc phục hậu quả thiên tai, hỏa hoạn, dịch bệnh nguy
hiểm và thảm họa, trừ trường hợp có nguy cơ ảnh hưởng đến tính mạng, sức khỏe của
người lao động theo quy định của pháp luật về an toàn, vệ sinh lao động.”

Theo Điều 116 Bộ luật lao động 2019 quy định về Thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ
ngơi đối với người làm công việc có tính chất đặc biệt:

“ Đối với các công việc có tính chất đặc biệt trong lĩnh vực vận tải đường bộ, đường sắt,
đường thủy, đường hàng không; thăm dò, khai thác dầu khí trên biển; làm việc trên biển;
trong lĩnh vực nghệ thuật; sử dụng kỹ thuật bức xạ và hạt nhân; ứng dụng kỹ thuật sóng
cao tần; tin học, công nghệ tin học; nghiên cứu ứng dụng khoa học, công nghệ tiên tiến;
thiết kế công nghiệp; công việc của thợ lặn; công việc trong hầm lò; công việc sản xuất
có tính thời vụ, công việc gia công theo đơn đặt hàng; công việc phải thường trực 24/24
giờ; các công việc có tính chất đặc biệt khác do Chính phủ quy định thì các Bộ, ngành
quản lý quy định cụ thể thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi sau khi thống nhất với Bộ
Lao động - Thương binh và Xã hội và phải tuân thủ quy định tại Điều 109 của Bộ luật
này.”

4
2.4. Quy định về thời gian được nghỉ theo luật lao động

 Quy định về nghỉ trong giờ làm việc (Điều 109 BLLĐ 2019)
Người lao động làm việc theo thời giờ làm việc quy định tại Điều 105 của Bộ luật này từ
06 giờ trở lên trong một ngày thì được nghỉ giữa giờ ít nhất 30 phút liên tục, làm việc ban
đêm thì được nghỉ giữa giờ ít nhất 45 phút liên tục.

Trường hợp người lao động làm việc theo ca liên tục từ 06 giờ trở lên thì thời gian nghỉ
giữa giờ được tính vào giờ làm việc.

Ngoài thời gian nghỉ quy định tại khoản 1 Điều 109 Bộ luật lao động 2019, người sử
dụng lao động bố trí cho người lao động các đợt nghỉ giải lao và ghi vào nội quy lao
động.

Người lao động làm việc theo ca được nghỉ ít nhất 12 giờ trước khi chuyển sang ca làm
việc khác. (Điều 110 BLLĐ 2019)

 Quy định về nghỉ hằng tuần (Điều 111 BLLĐ 2019)


Mỗi tuần, người lao động được nghỉ ít nhất 24 giờ liên tục. Trong trường hợp đặc biệt do
chu kỳ lao động không thể nghỉ hằng tuần thì người sử dụng lao động có trách nhiệm bảo
đảm cho người lao động được nghỉ tính bình quân 01 tháng ít nhất 04 ngày.

Người sử dụng lao động có quyền quyết định sắp xếp ngày nghỉ hằng tuần vào ngày Chủ
nhật hoặc ngày xác định khác trong tuần nhưng phải ghi vào nội quy lao động.

Nếu ngày nghỉ hằng tuần trùng với ngày nghỉ lễ, tết quy định tại khoản 1 Điều 112 của
Bộ luật lao động 2019 thì người lao động được nghỉ bù ngày nghỉ hằng tuần vào ngày
làm việc kế tiếp.

5
 Quy định về nghỉ hằng năm (Điều 113 BLLĐ 2019)
Người lao động làm việc đủ 12 tháng cho một người sử dụng lao động thì được nghỉ hằng
năm, hưởng nguyên lương theo hợp đồng lao động như sau:

12 ngày làm việc đối với người làm công việc trong điều kiện bình thường; 14 ngày làm
việc đối với người lao động chưa thành niên, lao động là người khuyết tật, người làm
nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm; 16 ngày làm việc đối với người làm
nghề, công việc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm.

Người lao động làm việc chưa đủ 12 tháng cho một người sử dụng lao động thì số ngày
nghỉ hằng năm theo tỷ lệ tương ứng với số tháng làm việc.

Trường hợp do thôi việc, bị mất việc làm mà chưa nghỉ hằng năm hoặc chưa nghỉ hết số
ngày nghỉ hằng năm thì được người sử dụng lao động thanh toán tiền lương cho những
ngày chưa nghỉ.

Người sử dụng lao động có trách nhiệm quy định lịch nghỉ hằng năm sau khi tham khảo
ý kiến của người lao động và phải thông báo trước cho người lao động biết. Người lao
động có thể thỏa thuận với người sử dụng lao động để nghỉ hằng năm thành nhiều lần
hoặc nghỉ gộp tối đa 03 năm một lần.Khi nghỉ hằng năm mà chưa đến kỳ trả lương, người
lao động được tạm ứng tiền lương theo quy định tại khoản 3 Điều 101 của Bộ luật lao
động 2019.

Khi nghỉ hằng năm, nếu người lao động đi bằng các phương tiện đường bộ, đường sắt,
đường thủy mà số ngày đi đường cả đi và về trên 02 ngày thì từ ngày thứ 03 trở đi được
tính thêm thời gian đi đường ngoài ngày nghỉ hằng năm và chỉ được tính cho 01 lần nghỉ
trong năm.

6
Cứ đủ 05 năm làm việc cho một người sử dụng lao động thì số ngày nghỉ hằng năm của
người lao động theo quy định tại khoản 1 Điều 113 của Bộ luật lao động 2019 được tăng
thêm tương ứng 01 ngày.

2.5. Quy định về nghỉ lễ, tết (Điều 112 BLLĐ 2019)
Người lao động được nghỉ làm việc, hưởng nguyên lương trong những ngày lễ, tết sau
đây:

Tết Dương lịch: 01 ngày (ngày 01 tháng 01 dương lịch); Tết Âm lịch: 05 ngày; Ngày
Chiến thắng: 01 ngày (ngày 30 tháng 4 dương lịch); Ngày Quốc tế lao động: 01 ngày
(ngày 01 tháng 5 dương lịch); Quốc khánh: 02 ngày (ngày 02 tháng 9 dương lịch và 01
ngày liền kề trước hoặc sau); Ngày Giỗ Tổ Hùng Vương: 01 ngày (ngày 10 tháng 3 âm
lịch).

Lao động là người nước ngoài làm việc tại Việt Nam ngoài các ngày nghỉ theo quy định
tại khoản 1 Điều 112 Bộ luật lao động 2019 còn được nghỉ thêm 01 ngày Tết cổ truyền
dân tộc và 01 ngày Quốc khánh của nước họ.

Hằng năm, căn cứ vào điều kiện thực tế, Thủ tướng Chính phủ quyết định cụ thể ngày
nghỉ quy định tại điểm b và điểm đ khoản 1 Điều 112 Bộ luật lao động 2019.

Nếu những ngày nghỉ nói trên trùng vào ngày nghỉ hàng tuần thì người lao động được
nghỉ bù vào ngày tiếp theo. Trong những ngày nghỉ lễ, nghỉ tết nói trên, người lao động
được hưởng nguyên lương. Nếu do yêu cầu của sản xuất, công tác mà người lao động
phải làm việc trong các ngày này thì họ được trả lương ít nhất bằng 300% của tiền lương
giờ của ngày làm việc bình thường; trường hợp họ được bố trí nghỉ bù, thì người sử dụng
lao động chỉ phải trả phần tiền chênh lệch so với tiền lương giờ của ngày làm việc bình
thường.

7
Ngoài ra, nếu người lao động là người nước ngoài thì họ được nghỉ thêm 1 ngày quốc
khánh và 1 ngày Tết cổ truyền dân tộc họ (nếu có).

3. Ý nghĩa của việc điều chỉnh pháp luật đối với thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ
ngơi

Quyền làm việc và quyền nghỉ ngơi là một trong những quyền rất cơ bản của con người,
trước hết là người lao động trong quan hệ lao động, phải được pháp luật can thiệp, bảo
vệ. Pháp luật lao động của các quốc gia quy định về thời giờ làm việc và thời giờ nghỉ
ngơi, tạo hành lang pháp lý nhằm bảo vệ sức khỏe người lao động trong quan hệ lao động
để làm việc được lâu dài, có lợi cho cả hai bên; đảm bảo có một tỷ số hợp lý giữa hai loại
thời giờ này, có tính đến lợi ích hợp pháp của người sử dụng lao động, vừa không thiệt
hại cho sản xuất kinh doanh, vừa không làm giảm sút khả năng lao động, khả năng sáng
tạo của người lao động, suy cho cùng là nhằm bảo vệ việc làm, tăng năng suất, chất
lượng, hiệu quả của lao động, hướng vào chiến lược con người.

Việc quy định chế độ về thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi có ý nghĩa rất quan trọng,
cụ thể:

Đối với người lao động


Thứ nhất, việc quy định thời gian làm việc, thời giờ nghỉ ngơi tạo điều kiện cho người
lao động thực hiện đầy đủ nghĩa vụ lao động trong quan hệ, đồng thời giúp người lao
động bố trí, sử dụng quỹ thời gian một cách hợp lý.

Việc quy định khung tối đa thời giờ làm việc, cũng như việc quy định các loại thời giờ
nghỉ ngơi giúp người lao động có sự lựa chọn phù hợp với điều kiện cá nhân, đảm bảo
năng suất, chất lượng, hiệu quả công việc, đồng thời quá trình lao động cũng giúp người
lao động hoàn thiện nhân cách. Do vậy với việc điều tiết thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ

8
ngơi của người lao động một cách hợp lý, pháp luật tạo điều kiện cho người lao động
được đảm bảo thực hiện các quyền khác của mình như quyền tham gia quản lý, điều hành
doanh nghiệp. Đồng thời, người lao động còn có điều kiện chăm lo hạnh phúc gia đình,
bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, tay nghề và tham gia các hoạt động
xã hội khác.

Quy định pháp luật về thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi là căn cứ để người lao động
hưởng những quyền lợi như: tiền lương, tiền thưởng, các chế độ trợ cấp…

Thứ hai, quy định pháp luật về thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi có ý nghĩa trong bảo
hộ lao động, đảm bảo thời gian nghỉ ngơi cho người lao động

Ở Việt Nam, vấn đề này luôn được Đảng và Nhà nước quan tâm hàng đầu. Xuất phát từ
quyền con người, vì mục tiêu dân giàu nước mạnh, xã hội công bằng văn minh, Bộ luật
Lao động đã có hẳn Chương VII quy định về thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi. Các
quy định này đã tạo ra hành lang pháp lý nhằm bảo vệ sức khỏe của người lao động, có
tính đến lợi ích hợp pháp của người sử dụng lao động, vừa không thiệt hại cho sản xuất
kinh doanh,vừa không làm giảm sút khả năng lao động, khả năng sáng tạo của người lao
động.

Quy định pháp luật về mức thời gian làm việc tối đa, mức thời gian nghỉ ngơi tối thiểu
hoặc quy định về thời giờ làm việc rút ngắn… chính là căn cứ pháp lý đảm bảo quyền
được bảo vệ sức khỏe của người lao động, nhằm tránh sự lạm dụng của người sử dụng
lao động đối với người lao động, góp phần tạo điều kiện cho người lao động tái sản xuất
sức lao động, bệnh nghề nghiệp trong quá trình lao động, có tác dụng tăng cường đời
sống vật chất và tinh thần của người lao động.

Đối với người sử dụng lao động

9
Thứ nhất, việc quy định thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi giúp người sử dụng lao
động xây dựng kế hoạch tổ chức sản xuất kinh doanh khoa học và hợp lý,sử dụng một
cách tiết kiệm các nguồn tài nguyên trong doanh nghiệp nhằm hoàn thiện tốt tất cả các
mục tiêu đã đề ra.

Căn cứ vào khối lượng công việc, tổng quỹ thời gian cần thiết hoàn thành và số thời gian
làm việc pháp luật quy định với mỗi người lao động mà người sử dụng lao động định
mức lao động, xác định được chi phí nhân công và bố trí sử dụng lao động linh hoạt, hợp
lý đảm bảo hiệu quả cao nhất.

Thứ hai, những quy định về thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi là căn cứ pháp lý cho
việc người sử dụng lao động thực hiện quyền quản lý, điều hành, giám sát lao động, đặc
biệt trong xử lý kỷ luật lao động, từ đó tiến hành trả lương, thưởng…khen thưởng và xử
phạt người lao động.

Đối với Nhà nước


Quy định pháp luật về thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi thể hiện rõ thái độ của Nhà
nước đối với lực lượng lao động - nguồn tài nguyên quý giá nhất của quốc gia, đồng thời
tạo ra hành lang pháp lý để Nhà nước thực hiện chức năng quản lý của mình. Bằng các
quy định về thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi, Nhà nước kiểm tra giám sát quan hệ
lao động, tạo cơ sở pháp lý để giải quyết các mâu thuẫn, bất đồng nảy sinh giữa các bên
tham gia quan hệ lao động liên quan đến thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi.

Chế độ thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi còn là một trong những nội dung để tổ chức
công đoàn tham gia xây dựng và đấu tranh quyền lợi cho người lao động. Vì mục tiêu lợi
nhuận tối đa, người sử dụng lao động rất dễ vi phạm chế độ thời giờ làm việc, thời giờ
nghỉ ngơi. Chính vì thế, công đoàn với tư cách là tổ chức bảo vệ quyền lợi người lao
động sẽ phải căn cứ vào các quy định về thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi để đấu
tranh với người sử dụng lao động, đem lại quyền lợi chính đáng cho người lao động.

10
Ngoài ra, cùng với các quy định pháp luật về việc làm, tiền lương, bảo hiểm xã hội, bảo
hộ lao động…quy định pháp luật về thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi cũng phản ánh
trình độ phát triển, điều kiện kinh tế của các quốc gia và tính ưu việt của chế độ xã hội.

4. Quá trình hình thành và phát triển pháp luật Việt Nam quy định thời giờ làm
việc và thời giờ nghỉ ngơi

Thời kỳ từ năm 1945 đến năm 1954:

Đây là thời kỳ đầu của đất nước Việt Nam non trẻ, Chính phủ do Chủ tịch Hồ Chí Minh
lãnh đạo phải đương đầu với nhiều khó khăn, trong đó, nhà nước chưa ban hành văn bản
pháp luật điều chỉnh các quan hệ trong xã hội mới. Bằng nỗ lực và cố gắng của các cấp,
các ngành, nhiều văn bản pháp luật đã ra đời, trong số đó có các văn bản quy định về thời
giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi.
Trước tiên là Sắc lệnh số 55 ngày 20/11/1945 của Chính phủ quy định về việc nghỉ có
lương ngày ⅕, ngày lễ, Tết, kỷ niệm lịch sử và ngày lễ tôn giáo. Hiến pháp 1946 - Hiến
pháp đầu tiên của nước Việt Nam dân chủ cộng hòa ra đời trong đó thời giờ làm việc,
thời giờ nghỉ ngơi của người lao động là một trong những vấn đề được Hiến pháp ghi
nhận. Để cụ thể hóa những quy định của Hiến pháp 1946 về thời giờ làm việc, thời giờ
nghỉ ngơi của người lao động, Chính phủ đã ban hành Sắc lệnh số 29/SL ngày
12/03/1947. Đây là một văn bản pháp luật đầu tiên điều chỉnh quan hệ lao động của Nhà
nước Việt Nam dân chủ cộng hòa, được coi là một văn bản pháp luật đầy đủ và tiến bộ
nhất lúc bấy giờ.
Trên cơ sở Sắc lệnh 29/SL và với điều kiện đất nước có chiến tranh trong những năm tiếp
sau đó, Chính phủ đã ban hành một số sắc lệnh bổ sung cho Sắc lệnh 29/SL để phù hợp
với tình hình của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp. Trong số các sắc lệnh trên phải
kể đến Sắc lệnh 76/SL ngày 20 tháng 5 năm 1950 ban hành quy chế công chức và Sắc
lệnh số 77/SL ngày 22 tháng 5 năm 1950 quy định chế độ cho công nhân giúp việc Chính

11
phủ trong thời chiến. Các sắc lệnh này khác với Sắc lệnh 29/SL ở chỗ đã bắt đầu chuyển
sang điều chỉnh quan hệ lao động mới đó là quan hệ lao động trong khu vực Nhà nước.
Song, do hoàn cảnh chiến tranh nên các văn bản trên không áp dụng được, hoặc có áp
dụng thì cũng chỉ được một phần. Tuy nhiên, chúng cũng đã cắm một mốc quan trọng
trong lịch sử phát triển của chế định thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi trong pháp luật
lao động Việt Nam.

Thời kỳ từ năm 1955 đến năm 1975:

Đây là thời kỳ đất nước bị chia cắt làm hai miền, miền Bắc hoàn toàn giải phóng còn
miền Nam phải chịu ách đô hộ của Đế quốc Mỹ và bè lũ tay sai. Miền Bắc từ sau khi hòa
bình đã căn bản hoàn thành và bắt đầu chuyển sang cuộc cách mạng xã hội chủ nghĩa.
Miền Bắc đã bắt đầu có những biến đổi sâu sắc trong lực lượng sản xuất và quan hệ sản
xuất. Trên tinh thần là muốn biến nền kinh tế lạc hậu thành một nền kinh tế xã hội chủ
nghĩa với công nghiệp và nông nghiệp hiện đại khoa học kỹ thuật tiên tiến và với mục
đích là dần xóa bỏ các hình thức sở hữu phi xã hội chủ nghĩa, biến một nền kinh tế nhiều
thành phần trở thành một nền kinh tế thuần nhất, dựa trên chế độ sở hữu toàn dân và sở
hữu tập thể. Pháp luật lao động trong giai đoạn này chủ yếu điều chỉnh quan hệ lao động
trong khu vực kinh tế Nhà nước. Nhà nước đã ban hành nhiều văn bản quy định về thời
giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi của cán bộ công nhân viên chức nhà nước dưới dạng các
Nghị định, Quyết định, Thông tư như:
 Thông tư số 05/LĐTT ngày 9 tháng 3 năm 1955 quy định về thời giờ làm việc tại
các xí nghiệp quốc doanh và công trường.
 Thông tư số 16/LĐTT ngày 1 tháng 9 năm 1957 về việc sửa đổi bổ sung về thì giờ
làm việc quy định trong Thông tư số 05/LĐTT.
 Thông tư 895/LĐTT ngày 10 tháng 7 năm 1959 giải thích về chế độ nghỉ hàng
năm và nghỉ về việc riêng.
 Nghị định số 28/TTg ngày 28 tháng 1 năm 1959 quy định những ngày lễ được nghỉ
có lương và ban hành chế độ nghỉ hàng năm và chế độ nghỉ phép.

12
Tiếp đó, Bộ Lao động đã ban hành Thông tư số 8/LĐTT ngày 4 tháng 3 năm 1961
hướng dẫn thi hành Nghị định số 28/TTg ngày 28 tháng 1 năm 1959 của Thủ tướng
Chính phủ.
Tiếp sau đó Hội đồng chính phủ cũng ban hành hai Quyết định quan trọng liên quan đến
thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi, đó là Quyết định số 118/TTg ngày 17 tháng 1 năm
1963 quy định việc hội họp học tập của cán bộ công nhân viên chức nhà nước và Quyết
định số 119/TTg ngày 17 tháng 1 năm 1963 về một số biện pháp đảm bảo thời giờ lao
động của công nhân viên chức nhà nước.
Có thể nói, các văn bản trên đã bao quát được nhiều lĩnh vực của chế định thời giờ làm
việc, thời giờ nghỉ ngơi và quy định chi tiết hơn trước. Tuy nhiên, do ra đời trong cơ chế
quản lý tập trung quan liêu bao cấp nên các văn bản đó chỉ điều chỉnh mối quan hệ lao
động của công nhân viên chức nhà nước, nên đã dần bộc lộ nhiều nhược điểm, tác dụng
ngày càng hạn chế và lâm vào tình trạng khủng hoảng. Trước tình hình đó, Nhà nước ta
đã ban hành hai văn bản mới đó là Thông tư số 05/LĐTT ngày 6 tháng 5 năm 1971 hướng
dẫn về chế độ nghỉ ngơi của cán bộ công nhân viên chức và Thông tư số 06/LĐTT ngày 6
tháng 5 năm 1971 hướng dẫn về thời giờ làm việc của công nhân viên chức. Hai văn bản
này đã hệ thống hóa có sửa đổi những quy định mà các văn bản pháp luật trước đã đề cập
để phù hợp với tình hình mới. Nội dung của hai Thông tư này bao quát toàn bộ chế độ
thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi của cán bộ công nhân viên chức nhà nước.

Thời kỳ từ 1976 đến nay

Sau khi giải phóng Miền Nam thống nhất đất nước, Đảng và Nhà nước ta bắt tay vào
công cuộc xây dựng và đổi mới đất nước. Trong thời giờ này, Nhà nước ta cũng ban hành
một số văn bản về thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi của công nhân viên chức. Tuy
nhiên, về cơ bản trong thời giờ đầu của giai đoạn này chế độ thời giờ làm việc, thời giờ
nghỉ ngơi vẫn được thực hiện theo Thông tư 05 và Thông tư 06 năm 1971. Hai Thông tư
này đã quy định khá cụ thể thích ứng với tình hình kinh tế, xã hội lúc bấy giờ. Song, do
dự thay đổi của hoàn cảnh lịch sử, hai Thông tư trên đã bộc lộ những khiếm khuyết nhất

13
là từ khi nền kinh tế nhiều thành phần ra đời. Như vậy các thành phần kinh tế trong xã
hội đều được khuyến khích phát triển. Chính phủ đã có nhiều văn bản pháp luật điều
chỉnh những sự thay đổi này, nhất là thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi, tiêu biểu như
Nghị định 233 ngày 22/6/1990 do Hội đồng Bộ trưởng ban hành quy chế hoạt động đối
với các xí nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài. Các văn bản trên đã tạo tiền đề pháp lý nhất
định cho sự phát triển của quan hệ lao động theo hướng mới. Tuy nhiên, so với yêu cầu
thì pháp luật lao động vẫn còn nhiều nhược điểm mà trước hết là thiếu tính đồng bộ, kém
hiệu quả trong điều kiện kinh tế - xã hội ở nước ta.
Một thực tế là các văn bản pháp luật lao động thì nhiều nhưng chỉ áp dụng trong
khu vực Nhà nước, nhiều văn bản không còn tính khả thi. Hơn nữa, do chuyển đổi nền
kinh tế nên có biến chuyển đổi trong cơ cấu, số lượng trong đội ngũ lao động, sức lao
động trở thành một loại hàng hóa đặc biệt.
Trước tình hình đó, Bộ luật lao động 1994 được Quốc hội nước Cộng hoà xã hội
chủ nghĩa Việt Nam khoá IX, kỳ họp thứ 5 thông qua ngày 23/6/1994, có hiệu lực thi
hành từ ngày 01/01/1995, trên cơ sở kế thừa và phát triển pháp luật lao động của nước ta
từ sau Cách mạng tháng Tám năm 1945 đến nay. Đây là lần đầu tiên nước ta có Bộ luật
lao động hoàn chỉnh để thể chế hoá quan điểm, đường lối đổi mới, xây dựng nền kinh tế
thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa của Đảng Cộng sản Việt Nam, cụ thể hoá Hiến
pháp năm 1992 về các quyền cơ bản của con người trong lĩnh vực lao động, sử dụng và
quản lý lao động. Nhà nước cũng đã ban hành Nghị định 109/NĐ-CP ngày 27-12-2002
sửa đổi, bổ sung một số điều nghị định 195/CP ngày 31-12-1994 của Chính phủ quy định
chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Bộ luật lao động về thời giờ làm việc, thời
giờ nghỉ ngơi; Thông tư số 15/2003/TT-BLĐTBXH ngày 03/06/2003 về việc hướng dẫn
thực hiện làm thêm giờ theo quy định của nghị định số 109/2002/NĐ-CP.
Tuy nhiên qua thời giờ, tình hình kinh tế - xã hội của đất nước nói chung, của thị
trường lao động, quan hệ lao động nói riêng đã có những đổi mới đòi hỏi Bộ luật lao
động cần phải được sửa đổi, bổ sung. Bộ Luật lao động 2012 được Quốc hội khóa XIII,
kỳ họp thứ 3 thông qua ngày 18/6/2012 và có hiệu lực thi hành kể từ 01/5/2013. Sau đó,
Chính phủ ban hành Nghị định số 45/2013/NĐ-CP ngày 10/05/2013 quy định chi tiết một

14
số Điều của Bộ luật lao động về thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi và an toàn lao động,
vệ sinh lao động và Thông tư số 24/2015/TT-BCT ngày 31/7/2015 của Bộ Công Thương
quy định về thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi đối với người lao động làm các công
việc có tính chất đặc biệt trong lĩnh vực thăm dò, khai thác dầu khí trên biển.
Ngày 20/11/2019, Quốc hội đã thông qua Bộ Luật lao động 2019 với 90,06% đại
biểu Quốc hội tán thành với mục đích ra đời là nhằm bổ sung những quy định còn thiếu
sót của Bộ Luật lao động 2012 cũng như để kịp thời cập nhật tình hình phát triển sôi động
của đất nước. Ngày 16/07/2021, Bộ Công thương ban hành Thông tư 04/2021/TT-BCT
quy định về thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi đối với người lao động làm các công
việc trong hầm lò. Ngày 15/12/2021, Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội
ban hành Thông tư 18/2021/TT-BLĐTBXH quy định về thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ
ngơi đối với người lao động làm các công việc sản xuất có tính thời vụ, công việc gia
công theo đơn đặt hàng.

Tóm lại, mặc dù ra đời muộn hơn so với các nước trên thế giới nhưng các quy
định của pháp luật lao động Việt Nam nói chung và các quy định của chế định thời giờ
làm việc, thời giờ nghỉ ngơi nói riêng cũng tương đối phát triển. Các quy định về thời giờ
làm việc, thời giờ nghỉ ngơi đã góp phần không nhỏ trong sự phát triển chung của đất
nước trong từng thời kỳ. Chế định thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi trong Bộ luật Lao
động là một chế định khá hoàn thiện, nó không chỉ bảo vệ có hiệu quả quyền lợi của
người lao động mà còn góp phần không nhỏ trong công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại
hóa đất nước mà Đảng và Nhà nước ta đã và đang thực hiện.

15
CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG PHÁP LUẬT VÀ THỰC TIỄN TUÂN THỦ PHÁP

LUẬT LAO ĐỘNG VỀ THỜI GIAN LÀM VIỆC, THỜI GIAN NGHỈ NGƠI

1. Thực trạng pháp luật về thời gian làm việc, thời gian nghỉ ngơi

1.1.. Thành tựu

- Từ năm 1995, thời điểm mà Bộ luật lao động có hiệu lực đến nay, một môi trường pháp
lý về lao động mới đã được thiết lập. Là một chế định quan trọng và cũng là một trong
những chế định mang tính hoàn thiện nhất của BLLĐ, chế định thời gian làm việc, thời
gian nghỉ ngơi đã góp phần tạo ra khung pháp lý quy định quyền và nghĩa vụ của người
lao động và người sử dụng lao động trong quan hệ lao động. Người lao động được quyền
làm việc không quá 8 tiếng/ngày hoặc 48 tiếng/tuần quy định theo khoản 1 Điều 105 Bộ
luật lao động 2019. Bên cạnh thời giờ làm việc, người lao động còn được hưởng chế độ
nghỉ ngơi hợp lý ít nhất 01 ngày nghỉ mỗi tuần và chế độ nghỉ giữa ca, nghỉ chuyển ca.
Đồng thời, các quy định về nghỉ lễ tết, nghỉ hàng năm và nghỉ riêng cũng tạo ra điều kiện
giúp cho người lao động có thêm thời gian nghỉ ngơi.
=>Những quy định này giúp bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người lao động
- Bên cạnh việc tạo ra một môi trường pháp lý về thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi
cho người lao động, các quy định pháp luật về thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi còn
bảo vệ các đối tượng đặc biệt với thời giờ làm việc rút ngắn và kéo dài thời giờ nghỉ
ngơi như người lao động làm các công việc trong điều kiện lao động đặc biệt nặng nhọc,
độc hại, nguy hiểm, người lao động nữ, người lao động chưa thành niên, lao động tàn tật
và lao động cao tuổi. Các đối tượng lao động này được hưởng thời giờ làm việc ngắn hơn
so với thời giờ quy định. Bên cạnh đó, các đối tượng đặc biệt này còn bị hạn chế huy
động làm việc vào ban đêm, làm thêm giờ theo yêu cầu của người sử dụng lao động.

16
- Ngoài các quy định về thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi thì pháp luật cũng quy định
các chế tài khi người sử dụng lao động vi phạm các quy định về thời giờ làm việc, thời
giờ nghỉ ngơi. Chính các quy định chế tài này đã giúp xử phạt nghiêm minh các hành vi
vi phạm pháp luật về thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi, hạn chế tình trạng bóc lột sức
lao động và tạo ra tính răn đe lớn đối với các doanh nghiệp, đặc biệt là các doanh nghiệp
sử dụng nhiều lao động.
- Đối với các đơn vị hành chính sự nghiệp và các doanh nghiệp Nhà nước, đa số đều chấp
hành giờ giấc làm việc và nghỉ ngơi theo đúng người lao động làm việc trong khu vực
kinh tế này được hưởng đầy đủ các chế độ chính sách. Thậm chí, nhiều đơn vị, doanh
nghiệp còn cho người lao động hưởng các ưu đãi cao hơn so với mức luật định. Đối với
các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế, nhìn chung các doanh nghiệp cũng tích
cực thực hiện các quy định về thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi. người lao động làm
việc trong khu vực này cũng được hưởng tương đối đầy đủ các quyền và lợi ích liên
quan đến thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi.
Nhìn chung, các quy định về thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi của nước ta hiện
nay khá tiến bộ, luôn vận động theo hướng phát triển của xã hội và hòa mình vào dòng
chảy của pháp luật lao động của các nước trên thế giới cũng như ILO (Tổ chức lao động
quốc tế). Chính điều này đã tạo ra môi trường pháp lý vững chắc nhằm bảo vệ quyền và
lợi ích của người lao động trong mối quan hệ với người sử dụng lao động.

1.2. Hạn chế

Bên cạnh các thành tựu mà chế định thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi đã đạt
được thì chế định này qua một thời gian áp dụng cũng đã bộc lộ những hạn chế nhất
định:

Thứ nhất, quy định về thời giờ làm việc tiêu chuẩn chưa được chặt chẽ.

+ Nhiều doanh nghiệp trong nước đã lợi dụng kẽ hở của pháp luật để tận dụng tối đa
sức lao động của công nhân.

17
+ Pháp Luật quy định người lao động không được làm quá 8 giờ/ngày, 48 giờ/tuần
đối với các công việc bình thường trong điều kiện bình thường nhưng lại quy định người
lao động được quyền giao kết một hoặc nhiều hợp đồng hợp đồng lao động với một hoặc
nhiều người sử dụng lao động theo quy định tại Điều 19 Bộ luật lao động 2019 thì trong
trường hợp đó “phải đảm bảo thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi theo quy định pháp
luật”. Tuy nhiên người lao động có tự nguyện chấp hành hay không và người sử dụng lao
động sẽ đứng ra quản lý vấn đề này như thế nào thì pháp luật vẫn chưa có quy định cụ
thể. Khi người lao động ký kết nhiều hợp đồng lao động thì thời gian làm việc của người
lao động được tính dựa trên quy định nào, sẽ là không quá 8 giờ/ngày làm việc đối với
một hợp đồng lao động hay đối với tất cả các hợp đồng lao động. Do vậy mà quy định
như trên là chưa hợp lý.

Và thực tế cho thấy rằng, người lao động thường làm việc với thời gian cao hơn
mức quy định pháp luật. Nếu coi đây là nghĩa vụ của người lao động thì nên chăng có
một cơ chế giám sát chặt chẽ việc thực hiện quy định của người lao động và người sử
dụng lao động. Mặt khác, pháp luật cần quy định chặt chẽ hơn nhằm tránh người sử dụng
lao động dựa vào các quy định này ký nhiều hợp đồng lao động với người lao động nhằm
bóc lột tối đa sức lao động của họ.

Thứ hai, quy định về thời giờ làm thêm chưa hợp lý.

Việc quy định chế độ làm thêm giờ giới hạn ở mức tối đa là hết sức cần thiết trong
việc bảo vệ sức khỏe của người lao động. Theo điểm b khoản 2 Điều 107 BLLĐ 2019
quy định về việc làm thêm giờ, BLLĐ cho phép thời gian làm thêm trong một ngày
không quá 4 giờ tức là không quá 50% tổng số giờ làm việc tiêu chuẩn của một ngày là
quá nhiều bởi vì nếu phải huy động làm thêm với mức tối đa thì một ngày một người lao
động phải làm việc 12 giờ liên tục, mức thời giờ này là quá dài và có thể gây ảnh hưởng
tới sức khỏe của người lao động.

Bên cạnh đó theo điểm b, khoản 2, điều 107 BLLĐ 2019, BLLĐ chỉ có mức giới
hạn số giờ làm thêm trong ngày (thông thường là không quá 4 tiếng/ ngày) và trong năm

18
(không quá 200 hoặc 300 giờ/ năm) mà chưa có mức giới hạn thời giờ làm thêm trong
quý. Với quy định hiện hành thì doanh nghiệp có thể sử dụng quỹ thời giờ làm thêm tối
đa trong một năm (200 giờ hoặc 300 giờ) vào bất kỳ thời điểm nào trong năm bằng việc
bắt người lao động làm việc liên tục trong vài tháng liền. Điều này sẽ gây ảnh hưởng
nghiêm trọng đến sức khỏe của người lao động, nhất là lao động nữ.

=> Chính vì vậy, việc quy định số giờ làm thêm tối đa mỗi quý là hết sức cần thiết
nhằm bảo vệ sức khỏe người lao động. Bởi lẽ nếu người lao động phải làm việc thêm giờ
trong một khoảng thời gian dài có thể dẫn tới tình trạng căng thẳng, mệt mỏi, dễ xảy ra
tai nạn lao động ở những giờ làm thêm. Ngoài ra, điều đó có thể gây ra tình trạng thiếu
việc làm do doanh nghiệp không muốn tuyển người lao động mới mà muốn huy động
người lao động hiện có làm thêm giờ.

Vấn đề thời gian làm thêm giờ đòi hỏi sự thỏa thuận, có sự tham gia của ba bên, trong
đó, Nhà nước tạo ra khuôn khổ pháp luật, doanh nghiệp dựa trên nhu cầu và chi phí có
chịu được không, người lao động cũng vậy. Tuy nhiên, rõ ràng người lao động không thể
tự quyết định được, họ cũng không có quyền từ chối làm thêm nếu đang ở trong một dây
chuyền sản xuất.

Thứ ba, nhiều doanh nghiệp còn bớt xén thời gian nghỉ giữa giờ của người lao động

Theo quy định của BLLĐ thì người lao động làm việc liên tục 8 giờ hoặc 7,6 giờ đối với
trường hợp đặc biệt sẽ được bố trí nghỉ giữa ca ít nhất 30 phút hoặc 45 phút trong trường
hợp làm vào ban đêm (theo khoản 1 Điều 109 BLLĐ 2019). Thời gian nghỉ chuyển từ
ca này sang khác là ít nhất 12 giờ quy định tại Điều 110 BLLĐ 2019. Tuy nhiên, trên
thực tế, thời gian nghỉ giữa giờ của người lao động thường bị cắt xén, có nơi còn không
được nghỉ giữa ca. Tình trạng bớt xén thời giờ nghỉ giữa ca không chỉ diễn ra tại các
doanh nghiệp vừa và nhỏ, tình trạng này có xảy ra ở phổ biến tại các doanh nghiệp lớn,
doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài đặc biệt là các công ty sản xuất có vốn đầu tư
nước ngoài.

19
Lấy một ví dụ điển hình trong ngành sản xuất công nghiệp ô tô Việt Nam, Công ty Ô tô
Toyota Việt Nam (trụ sở chính tại Vĩnh Phúc), thời giờ làm việc được chia thành 3 ca,
mỗi ca 8 tiếng; tuy nhiên, ở mỗi ca người lao động chỉ được nghỉ giữa ca 20 phút. Như
vậy, công ty đã cắt bớt của người lao động mất 10 phút nghỉ giữa ca đối với ca ngày và
25 phút đối với ca đêm

Thực trạng vi phạm pháp luật đối với lao động nữ đang rất nghiêm trọng, nhiều nữ công
nhân không được hưởng chế độ thai sản vì doanh nghiệp trốn trách nhiệm đóng bảo hiểm
xã hội, lao động nữ không được nghỉ 60 phút mỗi ngày đối với trường hợp nuôi con dưới
12 tháng tuổi, không được chuyển công việc khác nhẹ nhàng hơn khi mang thai trên 7
tháng tuổi.

Lao động chưa thành niên và lao động trẻ em là đối tượng lao động đặc biệt cần phải
được bảo vệ của pháp luật lao động. Trên thực tế, bất chấp các quy định của pháp luật về
chế độ thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi áp dụng cho người chưa thành niên, một số
doanh nghiệp vẫn có tình lạm dụng các lao động này. Các hành vi lạm dụng chủ yếu là
việc bắt các em làm việc quá mức thời gian cho phép, bắt làm thêm, làm đêm hoặc làm
các công việc nặng nhọc như làm trong các công trường xây dựng, tại nông trại sản xuất.

20
2. Kinh nghiệm từ 1 số nước trên thế giới trong pháp luật lao động về giờ làm, thời
giờ nghỉ ngơi

2.1. Mỹ

a. Ưu điểm

Tuần làm việc tiêu chuẩn là Thứ Hai đến Thứ Sáu, 9:00 sáng đến 5:00 chiều, nhưng sẽ
linh hoạt với thời gian của người lao động. Tuy nhiên, mô hình tiêu chuẩn ngày làm việc
8 tiếng ở văn phòng từ 9h sáng đến 5h chiều đã không còn được nhiều người lao động ở
Mỹ ưa chuộng. Giờ đây, họ lựa chọn tan làm sớm để đi đón con hoặc tập luyện, sau đó
đến tối quay trở lại để hoàn thành nốt công việc dang dở. Cụ thể, tại một số doanh
nghiệp, các nhà quản lý cho biết họ đang chứng kiến khung giờ "chết" từ 4h chiều đến 6h
tối. Trong khoảng thời gian đó, nhân viên sẽ tan làm sớm để chạy ra ngoài làm một số
việc vặt cá nhân, đi đón con, tranh thủ đi về trước khi tắc đường giờ cao điểm hoặc chơi
một bộ môn thể thao rèn luyện sức khỏe. Đến tối, sau khi họ xong xuôi cơm nước, tắm
rửa, họ sẽ quay lại bàn làm việc và hoàn thành nốt nhiệm vụ được giao.

Một tuần làm việc tiêu chuẩn ở Mỹ là 40 giờ, tuy nhiên nhiều người đã cố gắng làm được
nhiều hơn thế. Họ vẫn thường xuyên kiểm tra email sau giờ làm việc. Điều này là không
bắt buộc nhưng với thái độ làm việc tích cực của người Mỹ khiến họ dễ dàng thăng tiến
trong sự nghiệp.
=> Quan niệm: càng làm nhiều, cơ hội thăng tiến càng cao.

b. Hạn chế
Không giống như nhiều quốc gia, Hoa Kỳ không có luật giới hạn số giờ làm việc mỗi
tuần. Người Mỹ làm việc nhiều giờ hơn và nghỉ ít hơn so với hầu hết các quốc gia công
nghiệp hóa khác. Một nghiên cứu năm 2016 cho thấy người Mỹ làm việc nhiều hơn
khoảng 20% so với các đối tác châu Âu (tương đương với một ngày bổ sung mỗi tuần) và
nghỉ ít ngày hơn mỗi năm.

21
Luật liên bang của Mỹ không yêu cầu các công ty phải có giờ nghỉ trưa hay giờ giải
lao cho người lao động. Trong khi đó, Italy và Trung Quốc cho công nhân nghỉ trưa 2
tiếng. Người Mỹ cũng ăn bữa trưa tại bàn với tỷ lệ cao hơn so với lao động các nước phát
triển khác, mặc dù các nghiên cứu nói rằng nghỉ giải lao để tăng cường hợp tác nhóm và
thúc đẩy sự sáng tạo. Một hệ quả cuộc công nghệ di động chính là con người có thể làm
việc suốt ngày đêm, bao gồm thứ bảy và chủ nhật. Theo số liệu của OECD, tỷ lệ người
Mỹ dành cuối tuần để làm việc nhiều hơn bất kể quốc gia nào khác.
Pháp, Đức, Tây Ban Nha và Anh cung cấp hơn 20 ngày nghỉ phép có lương cho người
lao động. Còn Mỹ không bắt buộc các công ty phải có chế độ ngày nghỉ có lương,
thay vào đó các chủ lao động tự quyết định về quy định nghỉ phép đối với người lao
động. Kể cả 10 ngày nghỉ lễ của quốc gia, điều đó cũng không được đảm bảo, theo Bộ
Lao động Mỹ. Do đó, cứ 4 công ty tư nhân của Mỹ thì mới có 3 đơn vị cho nghỉ phép có
lương và nếu nghỉ có lương thì một công nhân trung bình nhận được 10 ngày nghỉ có
lương sau một năm làm việc, theo Cục Thống kê Lao động. Ngay cả khi được nghỉ phép,
người Mỹ nổi tiếng ít chịu nghỉ ngơi. Theo một thống kê, gần 30 triệu lao động Mỹ (10%
dân số nước này) hầu như không có ngày nghỉ phép trong năm. Thậm chí, ngay cả các
ngày lễ như Ngày Labor Day (Ngày Lao động Mỹ 3.9), nhiều người vẫn phải đi làm.

2.2. Đức

a. Ưu điểm
Thời giờ làm việc

Không có quốc gia nào trên thế giới lại ưu ái người lao động hơn nước Đức. Theo số liệu
của Eurostat, thời gian làm việc trung bình của người lao động ở Đức là 34,8 giờ mỗi
tuần, thấp hơn so với mức trung bình của châu Âu là 37 giờ mỗi tuần.
Luật giờ giấc làm việc và nghỉ ngơi của họ quy định rõ: Tuần làm việc trung bình ở Đức
là 36-40 giờ/tuần. Thời gian làm việc/ngày của công nhân viên không được quá 8h. Đặc
biệt, thời gian nghỉ ngơi sau giờ làm việc chí ít cũng phải đủ 11 giờ. Trong suốt 11 tiếng
đồng hồ này, mọi hoạt động liên quan đến công việc đều là vi phạm pháp luật. Với người

22
Đức, đã hết giờ làm là phải nghỉ. Họ gọi giờ nghỉ ngơi sau một ngày lao động là
"Feierabend". Thuật ngữ này mang nghĩa cắt đứt mọi liên hệ với công việc.

Một tuần làm việc toán thời gian ở Đức trung bình từ 36-40 giờ (khoảng 7-8 giờ/ngày), 5
ngày một tuần với 30-60 phút nghỉ giải lao và ăn trưa. Đạo luật Thời giờ Làm việc quy
định rằng thời giờ làm việc có thể có nhiều lần nghỉ giữa giờ.

Thời giờ nghỉ ngơi

Trong đó quy định chốt rằng nếu tổng thời giờ làm việc kéo dài từ sáu đến chín tiếng, thì
cần ít nhất 30 phút nghỉ ngơi, và nếu tổng thời giờ làm việc nhiều hơn chín tiếng, thì cần
ít nhất 45 phút nghỉ. Thời giờ nghỉ ngơi có thể được chia thành nhiều lần nghỉ, mỗi lần 15
phút.
Người lao động có thể làm thêm tối đa 8 giờ mỗi tuần, nhưng phải được trả lương cao
hơn. Ngoài ra, người lao động ở Đức có quyền được nghỉ 2 ngày mỗi tuần, bao gồm cả
ngày chủ nhật. Trong trường hợp người lao động được tuyển dụng làm việc vào CN hoặc
ngày lễ thì một ngày nghỉ khác phải được bù lại trong khoảng 2 tuần sau khi làm việc vào
CN và trong khoảng 8 tuần sau khi làm việc vào ngày nghỉ lễ.
Nghỉ phép, nghỉ lễ
Nhân viên toàn thời gian được hưởng tối thiểu 24 ngày nghỉ phép hàng năm có hưởng
lương. Nhân viên làm việc 5 ngày/tuần được nghỉ phép ít nhất 20 ngày mỗi năm có

23
hưởng lương. Trên thực tế, NSDLD thường cho nhân viên của họ nghỉ nhiều hơn, từ 27-
30 ngày trong năm, không bao gồm các ngày nghỉ lễ. Ở Đức còn có 10 ngày nghỉ lễ
chính thức mỗi năm mà người lao động được hưởng ngoài quyền được nghỉ phép hàng
năm của họ.
Theo luật Đức, người lao động bị đau ốm được trả lương đầy đủ tối đa 6 tuần. Trường
hợp người lao động bị đau ốm trên 6 tuần có thế nộp đơn xin trợ cấp ốm đau theo luật
định, được trả bằng 70% mức lương bình thường của họ, tối đa 78 tuần.

b. Hạn chế

Theo quy định, không ai được phép làm gián đoạn Feierabend, bao gồm cả chính bản
thân người lao động. Đã nghỉ ngơi là phải buông công việc xuống triệt để. Song kể từ khi
điện thoại thông minh xuất hiện, quy định này bỗng trở nên bất tiện.
Cụ thể: Claudia Knuth, luật sư thuộc công ty luật Lutz Abel nói “Nghỉ ngơi liên tục
những 11h là quá dài," - "Không ít người đã kiểm tra email công việc trong khoảng thời
gian này chỉ vì… buồn chán". Kết quả khảo sát thực tế năm 2019 của hiệp hội kỹ thuật
số Bitkom, Đức cho thấy: 96% người tham gia cho rằng Feierabend quá cứng nhắc. Họ
muốn có sự thay đổi, linh hoạt thời gian nghỉ ngơi sao cho phù hợp với công việc và
cuộc sống của từng người.
Thực tế thì từ lâu, Feierabend đã bị lách.Một số người muốn có thêm thời gian rảnh
rỗi vào buổi chiều để lo các chuyện lặt vặt, ví dụ như chăm con cái, sau đó làm bù giờ
vào buổi tối. Một số khác lại muốn bàn bạc lúc khuya với đồng nghiệp, để hôm sau có thể
đi làm muộn hơn".
Theo khảo sát vào năm 2017, 20% công nhân viên đã nghỉ ngơi ít hơn 11h/ngày ít nhất là
1 lần/tháng. Họ nghi ngờ 20% này đã bị ép lao động ngoài giờ.

24
2.3. Nhật Bản

a. Ưu điểm
Giờ làm việc
Theo Luật Tiêu chuẩn lao động, số giờ làm việc tối đa là 8 giờ/ngày và 40 giờ/tuần. Nếu
một công ty muốn người lao động làm thêm giờ, công ty phải trả thêm tiền lương.
Giờ nghỉ ngơi
Nghỉ ngơi ít nhất 45 phút nếu số giờ làm việc mỗi ngày vượt quá 6 giờ và ít nhất 60 phút
nếu vượt quá 8 giờ.
Ngày nghỉ
Công ty phải cho người lao động ít nhất 1 ngày nghỉ (ngày nghỉ hợp pháp) mỗi tuần, hoặc
ít nhất 4 ngày nghỉ trong khoảng thời gian 4 tuần.
Nghỉ phép: Đối với năm đầu tiên làm việc, người lao động sẽ có 10 ngày nghỉ phép. Nếu
người lao động làm việc liên tiếp cho công ty trong vòng 6 tháng, công ty sẽ có chế độ về
kỳ nghỉ dài ngày cho người lao động. Số lượng ngày nghỉ phụ thuộc vào chính thời gian
người lao động cống hiến.
Chế độ nghỉ phép có lương (Yukyu): Khi bạn vào công ty được 6 tháng và đáp ứng được
khoảng 80% trở lên tất cả các ngày làm việc (được ghi trong hợp đồng) thì bạn được
hưởng yukyu tối thiểu 10 ngày. Từ thời điểm bạn nhận được yukyu, bạn có 2 năm để sử
dụng nó. Sau 2 năm nếu vẫn còn thì bạn sẽ bị mất.Và sau đó mỗi năm tiếp theo, số ngày
được hưởng yukyu của bạn sẽ tăng dần
Nghỉ lễ: Pháp luật Nhật Bản quy định có 16 ngày nghỉ lễ trong năm
Quy định giờ làm thêm như sau
Không quá 50% số giờ làm việc bình thường trong 01 ngày; khi áp dụng quy định làm
việc theo tuần thì tổng số giờ làm việc bình thường và số giờ làm thêm không quá 12 giờ
trong 01 ngày;
Không quá 12 giờ trong 01 ngày khi làm thêm vào ngày nghỉ lễ, tết và ngày nghỉ hằng
tuần.

25
=> Nói đến Nhật Bản là phải nói đến sự kỷ luật, bởi tính cách này đã ăn sâu trong mỗi
người Nhật. Mọi hoạt động, từ giấc ngủ đến thời gian ăn uống, vui chơi, làm việc, nghỉ
ngơi đều được sắp xếp cụ thể. Tuy nhiên, môi trường làm việc kỷ luật quá nghiêm khắc
và có phần máy móc đã gây ra nhiều hệ lụy.
b. Hạn chế

Người Nhật không chỉ làm việc trong khoảng thời gian hành chính mà hầu như họ sẽ
không ra về vào lúc 5 giờ chiều mà sẽ tiếp tục làm đến 7 hay 8 giờ tối có khi muộn hơn.
Với một đất nước có nền văn hóa và cách ứng xử đầy kỷ luật và lòng tự trọng, người lao
động tại Nhật Bản phải đối mặt với áp lực công việc cực độ. Đất nước hoa anh đào đang
phải chống lại cơn ác mộng “Karoshi”, vắt kiệt sức làm việc cho đến chết. Ngoài làm
việc theo giờ hành chính, người lao động còn phải đối mặt với các giờ làm thêm đầy căng
thẳng và mệt mỏi. Nhật Bản đã có khoảng thời gian khủng hoảng và gây xôn xao dư luận
từ những vụ người lao động tìm đến cái chết vì áp lực công việc quá lớn.

Theo kết quả công bố về tình trạng chết vì việc (karoshi) ở Nhật, cứ 4 công ty Nhật thì có
1 công ty thừa nhận rằng nhân viên của họ làm việc thêm đến hơn 80 tiếng mỗi tháng. Tất
cả họ, mỗi người chết theo một cách riêng: Cắt cổ tay, treo cổ, uống thuốc ngủ... song đều
có liên quan đến cùng một vấn đề: công việc. Mà nguồn gốc chính là đến từ chính sách
làm việc về thời giờ làm việc, nghỉ ngơi của doanh nghiệp cũng như đất nước họ.
=> Luật cũng không quy định rõ nhà tuyển dụng nào sẽ chịu trách nhiệm kiểm soát tổng
số giờ làm việc của những nhân viên làm nhiều công việc để đảm báo sức khỏe cho họ.
Chính phủ Nhật Bản cũng đã đưa ra rất nhiều kế hoạch nhằm giải quyết cơn ác mộng
“Karoshi” như định mức giờ làm thêm, chương trình “thứ sáu quan trọng”, cải cách giờ
làm,… nhưng có lẽ chưa đủ để giải quyết triệt để cơn ác mộng này.

26
2.4. So sánh với Việt Nam

Mỹ Đức Nhật Bản Việt Nam

Giờ Tuần làm việc Một tuần làm Số giờ làm việc tối Không quá 08 giờ
làm tiêu chuẩn là việc toán thời đa nên là 8 giờ/ngày trong 01 ngày và
việc Thứ Hai đến gian trung bình và 40 giờ/tuần (số không quá 48 giờ
Thứ Sáu, 9:00 từ 36-40 giờ giờ làm việc hợp trong 01 tuần.
sáng đến 5:00 (khoảng 7-8 pháp). Nếu một
chiều, nhưng giờ/ngày), 5 công ty muốn người
sẽ linh hoạt ngày một tuần lao động làm thêm
Khung giờ giờ, công ty phải trả
"chết" từ 4h thêm tiền lương.
chiều đến 6h
tối.

Giờ Không yêu 30-60 phút nghỉ ngơi ít nhất 45 Điều 109 Bộ luật
nghỉ cầu các công nghỉ giải lao và phút nếu số giờ làm Lao động năm
ngơi ty phải có giờ ăn trưa việc mỗi ngày vượt 2019: Người lao
nghỉ trưa hay Đạo luật Thời quá 6 giờ và ít nhất động làm việc theo
giờ giải lao giờ Làm việc 60 phút nếu vượt thời giờ làm việc
cho người lao quy định rằng quá 8 giờ. bình thường từ 06
động thời giờ làm giờ trở lên trong một
1 ngày nghỉ (ngày
việc có thể có ngày thì được nghỉ
nghỉ hợp pháp) mỗi
nhiều lần nghỉ giữa giờ ít nhất 30
tuần, hoặc ít nhất 4
giữa giờ. phút liên tục, làm
ngày nghỉ trong
Có quyền được việc ban đêm thì
khoảng thời gian 4
nghỉ 2 ngày được nghỉ giữa giờ ít

27
mỗi tuần, bao tuần. nhất 45 phút liên tục.
gồm cả ngày Trường hợp người
chủ nhật. lao động làm việc
theo ca liên tục từ 06
giờ trở lên thì thời
gian nghỉ giữa giờ
được tính vào giờ
làm việc.

Mỗi tuần, người lao


động được nghỉ ít
nhất 24 giờ liên tục.

Nghỉ Không đảm Nhân viên toàn Điều 39 trong luật Theo quy định tại
có bảo thời gian được lao động Nhật Bản: Điều 112 Bộ luật
hưởng Không bắt hưởng tối thiểu Người lao động có Lao động năm 2019,
lương buộc các công 24 ngày nghỉ ngày nghỉ phép từ năm 2021 người
ty phải có chế phép hàng năm nhưng vẫn nhận lao động có tất cả 11
độ ngày nghỉ có hưởng được tiền lương đầy ngày nghỉ lễ, Tết và
có lương lương. đủ. Luật áp dụng được hưởng nguyên
Nhân viên chỉ cho cả người nước lương.
làm việc 5 ngoài tại Nhật Bản
ngày/tuần được như thực tập sinh,
nghỉ phép ít du học sinh, kỹ sư,
nhất 20 ngày điều dưỡng viên,…
mỗi năm có
hưởng lương.

Nghỉ lễ Khá khắc Ở Đức còn có


16 ngày nghỉ lễ 11 ngày nghỉ lễ trong

28
nghiệt, hầu 10 ngày nghỉ lễ
trong năm năm (đã tăng 1 ngày
như không có chính thức mỗi
lễ bởi số ngày nghỉ
ngày nghỉ lễ năm mà người
lễ, tết ở Việt Nam
lao động được
chỉ ở mức trung bình
hưởng ngoài
thấp và ở mức thấp
quyền được
so với các quốc gia
nghỉ phép hàng
trong khu vực)
năm của họ.

Làm Người sử Thời giờ làm


Không quá 45 NSDLĐ được sử
thêm dụng lao động thêm phải phù
tiếng/tháng và 360 dụng người lao động
giờ, phải trả lương hợp với thời
tiếng/năm làm thêm không quá
tăng cho công giờ làm việc tối
200 giờ trong 01
ca nhân thuộc đa là không Khi làm thêm giờ
năm hoặc không quá
diện miễn trừ quá 60 giờ/tuần vào ngày nghỉ hoặc
300 giờ / năm đối
theo mức tối và trung bình ca đêm, mức lương
với trường hợp tại
thiểu và tiền không quá 48 sẽ cao hơn (Làm
khoản 3 điều 107
làm thêm giờ giờ trong 6 thêm lúc nửa đêm
BLLĐ 2019
khi công nhân tháng. mức lương gấp 1,5
làm việc Thường sẽ lần trở lên.) NLĐ làm thêm giờ
nhiều hơn 40 được bù bằng được hưởng thêm ít
giờ trong một thời gian nghỉ nhất bằng 300% tiền
tuần lễ. thay thế, mặc lương tính theo đơn
dù một số công giá tiền lương hoặc
ty sẽ trả tiền tiền lương thực trả
cho số giờ làm theo công việc đang
thêm đó. làm.

Hạn Giờ làm việc “Nghỉ ngơi Luật cũng không

29
chế luôn ở top liên tục những quy định rõ nhà
cao nhất 11h là quá dài” tuyển dụng nào sẽ
Người lao Thực tế thì từ chịu trách nhiệm
động Mỹ lâu, quy định kiểm soát tổng số
đang đứng này đã bị lách giờ làm việc của
cuối bảng về những nhân viên
vấn đề dành làm nhiều công việc
thời gian để để đảm báo sức
nghỉ ngơi khỏe cho họ.

30
3. Khảo sát về thực trạng tuân thủ pháp luật lao động về thời gian làm việc, thời
gian nghỉ ngơi.

Mục tiêu khảo sát: Nhóm tiến hành khảo sát để thu thập thông tin và số liệu nhằm nhận
định, đánh giá thực trạng, thực tiễn về thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi trên địa bàn
thành phố Hà Nội hiện nay.
Phạm vi khảo sát: tiến hành khảo sát thực trạng pháp luật về thời giờ làm việc và nghỉ
ngơi ở các doanh nghiệp trên địa bàn thành phố Hà Nội

3.1. Mức độ hiểu biết đối với các quy định trong pháp luật lao động về thời gian làm
việc, thời gian nghỉ ngơi

1 - Hoàn toàn không biết


2 - Không biết
3 - Có nghe qua
4 - Biết
5 - Biết rõ

Dựa vào biểu đồ, chúng ta có thể rút ra một số kết luận quan trọng về mức độ hiểu biết về
pháp luật liên quan đến thời giờ làm việc và thời giờ nghỉ ngơi của người lao động. Mức

31
độ hiểu biết này đóng vai trò quan trọng trong việc đảm bảo quyền lợi và sự công bằng
cho người lao động.

Mức độ hiểu biết thấp là một vấn đề quan trọng. Có một phần nhỏ người tham gia khảo
sát (8%) hoàn toàn không biết về các quy định liên quan đến thời giờ làm việc và nghỉ
ngơi. Điều này đòi hỏi chúng ta tập trung vào việc cung cấp thông tin pháp lý cần thiết và
giáo dục về quy định lao động.

Tuy không phải là tỷ lệ lớn nhưng có 12% người lao động "không biết" về các quy định
này. Cần thiết phải tìm hiểu nguyên nhân tại sao họ không biết và đề xuất các biện pháp
cụ thể để tăng cường kiến thức của họ.

Tỷ lệ lớn nhất (40%) chỉ nghe qua các thông tin chung chung. Điều này thể hiện rằng
phần lớn người lao động đã nghe qua về các quy định liên quan đến thời giờ làm việc và
nghỉ ngơi, nhưng chưa hình thành kiến thức sâu sắc.

Mặc dù tỷ lệ người biết (26%) và biết rõ (15%), nhưng tỷ lệ này vẫn còn thấp so với kỳ
vọng. Điều này có nghĩa rằng việc cung cấp thông tin chi tiết và giáo dục về các quy định
liên quan đến thời giờ làm việc và nghỉ ngơi cần được nâng cao.

Tóm lại, mức độ hiểu biết về pháp luật liên quan đến thời giờ làm việc và thời giờ nghỉ
ngơi của người lao động chưa đạt được mức đủ cao. Chúng ta cần có các biện pháp giáo
dục và truyền thông hiệu quả để nâng cao mức độ hiểu biết này và đảm bảo quyền lợi của
người lao động được bảo vệ đầy đủ.

32
3.2. Mức độ hài lòng đối với các quy định trong pháp luật lao động về thời gian làm
việc, thời gian nghỉ ngơi

1 - Rất không hài lòng


2 - Không hài lòng
3 - Bình thường
4 - Hài lòng
5 - Rất hài lòng

Dựa trên biểu đồ trên, có thể thấy mức độ không hài lòng và rất không hài lòng về thời
giờ làm việc và thời giờ nghỉ ngơi của người lao động chiếm tỷ lệ khá cao (49%) gần
bằng ½ trên tổng số phản hồi, trong đó số người không hài lòng chiếm 24% và số người
rất không hài lòng chiếm 25%. Mặt khác, tỷ lệ về mức độ hài lòng nói chung là 41%. Ở
đây có sự chênh lệch giữa số người thấy hài lòng và không hài lòng nhưng không phải
quá lớn, vì sao lại như vậy? Có một số lý do giải thích tại sao tỷ lệ không hài lòng và rất
không hài lòng về thời gian làm việc và thời gian nghỉ ngơi của người lao động cao như
vậy, trong khi tỷ lệ hài lòng chưa đạt mức cao.

33
Một lý do có thể là do áp lực công việc ngày càng tăng lên. Các doanh nghiệp có thể áp
đặt một lịch trình làm việc nghiêm ngặt, yêu cầu nhân viên làm việc nhiều giờ trong ngày
và thậm chí cả cuối tuần. Điều này có thể dẫn đến sự căng thẳng và thiếu thời gian cho
cuộc sống cá nhân và gia đình, gây ra sự không hài lòng về thời gian nghỉ ngơi.

Thứ hai, cơ cấu làm việc trong một số ngành công nghiệp có thể không linh hoạt. Người
lao động có thể bị buộc tuân theo thời gian làm việc cố định mà họ không thể thay đổi.
Điều này có thể làm cho họ cảm thấy bị ràng buộc và không có tính linh hoạt trong việc
quản lý thời gian cá nhân.

Thứ ba, một số người có thể gặp khó khăn trong việc cân bằng giữa công việc và cuộc
sống cá nhân. Điều này đặc biệt đúng đối với những người đã có gia đình, con cái. Họ có
thể cảm thấy áp lực từ cả hai phía và việc quản lý thời gian trở nên khó khăn.

Mặc dù có sự không hài lòng về thời gian làm việc và thời gian nghỉ ngơi, tỷ lệ hài lòng
không quá thấp, có thể do có một phần người lao động vẫn có thể tìm cách cân bằng và
thỏa mãn với lịch trình làm việc của họ. Tuy nhiên, để cải thiện tỷ lệ hài lòng, có thể cần
xem xét các biện pháp như linh hoạt hơn trong lịch trình làm việc, hỗ trợ quản lý thời
gian, và tạo ra điều kiện làm việc tốt hơn để giảm áp lực công việc.

34
3.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến việc quy định thời gian làm việc, thời gian nghỉ ngơi tại
các doanh nghiệp

Bản chất công việc, văn hóa công ty và độ tuổi của nhân viên đều đóng một vai trò quan
trọng trong quyết định về thời gian làm việc và nghỉ ngơi. Tuy nhiên, để hiểu rõ hơn tại
sao các yếu tố này ảnh hưởng mạnh mẽ đến quyết định, chúng ta cần đi sâu hơn vào từng
khía cạnh.
Bản chất công việc (57,1%): Tính chất của công việc có thể có nhiều khía cạnh. Độ phức
tạp của nhiệm vụ có thể tạo ra áp lực lớn hoặc yêu cầu sự tập trung cao độ. Khối lượng
công việc cần hoàn thành cũng đóng một vai trò quan trọng. Những người có nhiều
nhiệm vụ và công việc phức tạp hơn có thể cảm thấy áp lực cao hơn về thời gian làm việc
và nghỉ ngơi. Điều này đặc biệt quan trọng trong môi trường làm việc ngày càng cạnh
tranh, nơi mà hiệu suất và hiệu quả là quan trọng.
Văn hóa công ty (31,6%): Văn hóa công ty định hình cách nhân viên làm việc và tương
tác trong tổ chức. Điều này cho thấy rằng văn hóa và giá trị tổ chức có ảnh hưởng đáng
kể đến quy định thời gian làm việc và nghỉ ngơi. Môi trường làm việc, hướng dẫn của
lãnh đạo, và cách tổ chức đánh giá và đề cao việc làm việc đều có một vai trò quan trọng
trong việc quyết định về thời gian làm việc.
Độ tuổi (11,2%): Mức độ linh hoạt và yêu cầu về thời gian có thể khác nhau đối với nhân
viên ở các độ tuổi khác nhau. Người trẻ có thể tìm kiếm sự linh hoạt trong thời gian làm

35
việc để thúc đẩy sự phát triển sự nghiệp, trong khi người có gia đình có thể cần thời gian
linh hoạt để quản lý cuộc sống gia đình và công việc.
Tóm lại, các yếu tố này tương tác một cách phức tạp và cần được xem xét kỹ lưỡng khi
xây dựng chính sách về thời gian làm việc trong tổ chức. Hiểu rõ những yếu tố này giúp
đảm bảo sự hài lòng và hiệu suất cao của nhân viên, đồng thời giúp tổ chức thích nghi với
môi trường làm việc ngày càng đa dạng và thách thức.

Có thể thấy rằng quy định thời gian làm việc và nghỉ ngơi phụ thuộc vào nhiều yếu tố,
bao gồm bản chất công việc, văn hóa công ty, và sự đa dạng về độ tuổi của nhân viên.
Các tổ chức cần xem xét cẩn thận các yếu tố này khi xây dựng chính sách thời gian làm
việc để đảm bảo sự hài lòng và hiệu suất của nhân viên.

3.4. Kiến nghị về việc quy định thời gian làm việc và nghỉ ngơi tại các doanh nghiệp

Dựa vào biểu đồ, chúng ta có thể nhận thấy rằng một phần lớn người lao động có kiến
nghị thay đổi (54%) về các quy định thời gian làm việc và nghỉ ngơi. Điều này đòi hỏi sự
quan tâm và xem xét cẩn thận từ phía quản lý và cơ quan chức năng. Việc đa số người lao
động mong muốn thấy sự điều chỉnh trong quy định này có thể cho thấy rằng quy định
hiện tại có thể đã không thực sự đáp ứng nhu cầu của họ hoặc có thể cần điều chỉnh để
tạo ra môi trường làm việc tốt hơn.

36
Tuy nhiên, cũng đáng chú ý rằng tỷ lệ kiến nghị giữ nguyên quy định (45%) cűng không
hề nhỏ. Điều này có thể ám chỉ rằng một số người lao động hoặc doanh nghiệp hiện đã
hài lòng với quy định thời gian làm việc và nghỉ ngơi hiện tại. Họ có thể cảm thấy rằng
hệ thống vẫn tốt và không cần sự thay đổi đột ngột. Việc này đặt ra một thách thức cho
việc điều chỉnh quy định mà không làm giảm sự hài lòng của những người này.
Đáng chú ý, tỷ lệ kiến nghị nghỉ cả ngày thứ 7 chỉ chiếm 1%. Điều này cho thấy phần lớn
các doanh nghiệp đã cung cấp cho người lao động của họ 2 ngày nghỉ cuối tuần hoặc họ
cảm thấy ổn về việc làm cả thứ 7 trong tuần. Tuy nhiên, vẫn cần theo dõi và xem xét
thêm về quy định này để đảm bảo rằng nó thực sự đáp ứng nhu cầu của người lao động
và không tạo ra áp lực không cần thiết.
Tóm lại, biểu đồ này cung cấp cái nhìn tổng quan về mức độ kiến nghị thay đổi quy định
về thời giờ làm việc và nghỉ ngơi của người lao động. Điều này nhấn mạnh sự cần thiết
phải có sự quan tâm và sự điều chỉnh cẩn thận để đảm bảo quyền lợi và sự hài lòng của
tất cả các bên liên quan.

37
CHƯƠNG III: KIẾN NGHỊ HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT LAO ĐỘNG VỀ THỜI
GIAN LÀM VIỆC, THỜI GIAN NGHỈ NGƠI TẠI CÁC DOANH NGHIỆP

1. Những kiến nghị hoàn thiện các quy định pháp luật về thời gian làm việc, thời
gian nghỉ ngơi tại các doanh nghiệp

Theo như những nội dung đã phân tích tại phần chương 2 ở trên ta có thể thấy các quy
định của pháp luật hiện hành của nước ta về thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi là tương
đối hoàn thiện so với các nước trong khu vực và trên thế giới. Tuy nhiên, bên cạnh những
thành tựu mà quy định pháp luật về thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi đạt được thì nó
cũng có những hạn chế. Chính vì vậy mà ở phần này chúng ta sẽ nói về những kiến nghị,
đề xuất để có thể khắc phục những hạn chế và hoàn thiện các quy định pháp luật về thời
giờ làm việc và thời giờ nghỉ ngơi ở nước ta.
Sau quá trình nghiên cứu và tìm hiểu nhóm em có đưa ra những đề xuất để hoàn thiện các
quy định pháp luật về thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi như sau:
Thứ nhất, Cần quy định chặt chẽ hơn về thời giờ làm việc tiêu chuẩn.
Quy định rõ ràng hơn quy định về thời giờ làm việc bình thường quy định tại khoản 1
Điều 105 Bộ luật lao động 2019 như sau: “ Thời giờ làm việc bình thường không quá 08
giờ trong 01 ngày và không quá 48 giờ trong 01 tuần với người lao động ký kết và thực
hiện một hay nhiều hợp đồng lao động”. Nếu quy định thời giờ làm việc không cụ thể thì
có thể người lao động hoặc người sử dụng lao động sẽ ký nhiều hợp đồng lao động và có
thể người lao động làm trên 8 giờ với thời gian làm việc bình thường thậm chí có thể đến
20 giờ trong ngày bởi vì người lao động vì muốn có thu nhập cao còn người sử dụng lao
động muốn người lao động hoàn thành được nhiều công việc trong ngày. Điều đó, đem
lại ảnh hưởng xấu đến hiệu quả công việc cũng như sức khỏe của người lao động. Chính
vì vậy việc quy định “thời giờ làm việc bình thường không quá 08 giờ trong 01 ngày và
không quá 48 giờ trong 01 tuần với người lao động ký kết và thực hiện một hay nhiều
hợp đồng lao động” tại khoản 1 Điều 105 Bộ luật lao động 2019 là cần thiết để đảm bảo
người lao động có thời gian nghỉ ngơi hợp lý, đảm bảo sức khỏe của người lao động bên

38
cạnh đó cũng đảm bảo người lao động đủ tỉnh táo, năng lượng để hoàn thành tốt các
nhiệm vụ được giao. Điều này khiến cho các doanh nghiệp khó có thể lợi dụng kẽ hở của
pháp luật để tận dụng tối đa sức lao động của công nhân.
Bên cạnh đó, việc làm rõ quy định này cũng có lợi cho người sử dụng lao động bởi lẽ khi
người lao động làm việc ở trong trạng thái tốt thì sẽ làm việc hiệu quả hơn. Từ đó, giúp
doanh nghiệp ngày càng vững mạnh và phát triển.
Quy định về thời giờ làm thêm một cách hợp lý hơn như là quy định thêm mức giới hạn
số giờ làm thêm trong tháng và quý.

Thứ hai, bổ sung quy định pháp luật về thời gian về nghỉ ăn cơm giữa ca là 20-30
phút. Bởi vì theo những gì phân tích ở phần hạn chế của quy định pháp luật về thời giờ
làm việc, thời giờ nghỉ ngơi thì ta có thể thấy sự khác biệt giữa thời gian nghỉ giữa ca làm
việc và thời gian nghỉ ăn cơm. Hơn thế nữa nếu người lao động chỉ được nghỉ giữa giờ ít
nhất 30 phút liên tục khi người lao động làm việc theo thời giờ làm việc quy định tại Điều
105 của Bộ luật này từ 06 giờ trở lên trong một ngày và làm việc ban đêm thì được nghỉ
giữa giờ ít nhất 45 phút liên tục thì người lao động sẽ không có thời gian ăn nghỉ trưa
hoặc họ phải ăn rất nhanh thậm chí bỏ ăn để có thể được nghỉ ngơi. Nếu họ không được
ăn đầy đủ và không có thời gian nghỉ ngơi giữa giờ thì lâu dần họ sẽ mệt mỏi, sức khỏe
yếu, làm việc không hiệu quả.Vì vậy mà chúng em đề xuất bổ sung thêm quy định pháp
về thời gian nghỉ ăn cơm trưa giữa ca là khoảng 20-30 phút. Mặc dù ở đây chỉ ước chừng
khoảng thời gian về nghỉ ăn cơm trưa giữa ca là 20-30 phút có thể vẫn còn nhiều tranh
cãi. Bởi lẽ bữa ăn trong thời gian bao lâu phụ thuộc vào nhiều yếu tố, gồm tính cá thể,
tuổi tác, đặc thù công việc. Tuy nhiên, theo Tiến sĩ, Bác sĩ Từ Ngữ - Phó Chủ Tịch -
Tổng Thư Ký Hội Dinh Dưỡng Việt Nam thì bữa ăn tốt nhất về mặt dinh dưỡng, tiêu
hóa với người bình thường chỉ nên dài khoảng 20-30 phút, tính từ khi miệng có hoạt động
nhai đến khi buông đũa, không bao gồm lúc dọn cơm hoặc nói chuyện sau ăn. Ăn chậm
giúp trải nghiệm về màu sắc, kết cấu, mùi và vị thực phẩm, tạo niềm vui trong ăn uống.
Nếu bữa ăn quá 30 phút, một số vấn đề có thể xảy ra, như thực phẩm nguội lạnh, biến
chất, cảm giác không ngon miệng,...Mặt khác, mọi người không nên ăn trong 10-15 phút.

39
Ăn quá nhanh không những không kịp thưởng thức mùi vị của thức ăn, mà còn khiến dạ
dày khó tiêu hóa thực phẩm, có thể gây bệnh đường ruột và còn dẫn đến béo phì. Quy
định này nhằm đảm bảo sức khỏe cho người lao động.
Thứ ba, quy định chặt chẽ hơn và bổ sung thêm các chế tài xử phạt những trường hợp
người sử dụng lao động vi phạm quy định pháp luật về bố trí thời giờ làm việc, thời giờ
nghỉ ngơi cho người lao động. Hiện nay các chế tài xử phạt những doanh nghiệp không
thực hiện đúng các quy định, bố trí thời giờ nghỉ giữa giờ cho người lao động như tại
khoản 1 Điều 6 và khoản 4 Điều 18 Nghị định 12/2022/NĐ-CP về các mức xử phạt
tiền/hành chính tùy vào số lượng nhân viên bị vi phạm. Cụ thể như sau:
Tại khoản 4 Điều 18 Nghị Định 12/2022/ NĐ-CP
→ Từ các phân tích trên, ở đây số tiền khi công ty không bố trí thời giờ nghỉ giữa giờ
không đúng quy định thì bị áp dụng mức xử phạt như sau:
- Từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với vi phạm từ 01 người đến 10 người lao
động.
- Từ 20.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với vi phạm từ 11 người đến 50 người lao
động
- Từ 40.000.000 đồng đến 80.000.000 đồng đối với vi phạm từ 51 người đến 100 người
lao động.
- Từ 80.000.000 đồng đến 120.000.000 đồng đối với vi phạm từ 101 người đến 300 người
lao động.
- Từ 120.000.000 đồng đến 150.000.000 đồng đối với vi phạm từ 301 người lao động trở
lên.
Tuy đã có chế tài xử phạt nhưng cũng chỉ là xử phạt hành chính, điều này làm các doanh
nghiệp cảm thấy lợi ích đạt được khi cắt xén thời gian nghỉ giữa giờ của người lao động
đem lại nhiều lợi ích nên họ vẫn tiếp tục thực hiện việc đó. Chính vì vậy cần phải nâng
cao số tiền xử phạt thậm chí có các chế tài nghiêm khắc hơn như đình chỉ hoạt động kinh
doanh trong thời hạn nhất định hoặc bắt buộc dừng hoạt động kinh doanh đối với những
trường hợp vi phạm rất nghiêm trọng. Chỉ có như vậy thì người lao động mới được
hưởng thời gian nghỉ giữa giờ mà họ xứng đáng được hưởng theo như quy định pháp luật

40
hiện hành. Đặc biệt là đối với những đối tượng như lao động chưa thành niên và nữ công
nhân đang nuôi con dưới 12 tháng tuổi. Bởi vì lao động chưa thành niên là những người
chưa phát triển đầy đủ về thể chất và tinh thần. Bên cạnh đó những nữ công nhân đang
nuôi con nhỏ thì họ cũng rất bận rộn, vất vả khi
phải chăm con đồng thời sức khỏe cũng yếu hơn khi vừa mới trải qua quá trình sinh nở.
Chính vì vậy họ cần được nghỉ ngơi đầy đủ để bảo đảm sự phát triển khỏe mạnh và tinh
thần tỉnh táo để làm việc hiệu quả hơn. Bên cạnh đó cũng bảo vệ quyền và lợi ích của
người lao động.

2. Một số giải pháp nâng cao hiệu quả thực hiện pháp luật về thời giờ làm việc, thời
giờ nghỉ ngơi của các doanh nghiệp tại thành phố Hà Nội.

Thứ nhất, tăng cường công tác quản lý, thanh tra của các cơ quan nhà nước có thẩm
quyền. Các cơ quan nhà nước có thẩm quyền tại các địa phương, tỉnh, thành phố có
doanh nghiệp, công ty nên thúc đẩy, giám sát chặt chẽ để họ thực hiện theo đúng quy
định của pháp luật. Đồng thời nên có những biện pháp tác động kịp thời, nhanh chóng khi
có công ty, doanh nghiệp thực hiện bố trí thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi không
đúng theo quy định của pháp luật.
Bên cạnh đó thì nhà nước nên cử những thanh tra thường xuyên thanh tra công tác làm
việc của các cơ quan có thẩm quyền về thời giờ làm việc và thời giờ nghỉ ngơi để tránh
có những trường hợp cơ quan có thẩm quyền đùn đẩy, thờ ơ với nhiệm vụ của mình hay
nhận hối lộ để các doanh nghiệp thực hiện trái pháp luật.
Thứ hai, đẩy mạnh việc đa dạng hóa các hình thức, biện pháp tuyên truyền, giáo dục
phù hợp với điều kiện sống và làm việc của người lao động; tập trung đầu tư tuyên
truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi cho người
lao động; tăng cường sự phối hợp giữa công đoàn cơ sở doanh nghiệp với công đoàn
cơ sở xã, phường, thị trấn để nâng cao chất lượng, hiệu quả xây dựng và các tủ sách pháp
luật về thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi.

41
Thứ ba, xem xét mở rộng khung thỏa thuận về thời giờ làm thêm để bù đắp sự thiếu hụt
lao động đột xuất cho người sử dụng lao động, nhằm tạo sự linh hoạt, tăng tính cạnh
tranh của thị trường lao động Việt Nam so với các nước trong khu vực, tăng thêm thu
nhập cho người lao động là cần thiết. Tuy nhiên, việc xem xét tăng thời giờ làm thêm
phải đặt trong mối quan hệ với các yếu tố khác như việc làm, thất nghiệp, sức khỏe của
người lao động, an toàn lao động, các vấn đề về xã hội… và cả xu hướng của thế giới
hiện nay (giảm giờ làm, tăng thời gian nghỉ ngơi). Quy định về giờ làm thêm phải đặt
trong mối quan hệ chặt chẽ với chính sách tiền lương của doanh nghiệp, bảo đảm quyền
lợi của người lao động, tránh việc doanh nghiệp lợi dụng tăng giờ làm thêm để trả lương
thấp, buộc người lao động không có sự lựa chọn nào ngoài việc phải “tự nguyện” làm
thêm giờ mới có thu nhập để đủ trang trải cuộc sống.
Việc tăng giờ làm thêm phải tính toán trong mối tương quan với thời giờ làm việc chính
thức, đảm bảo tái tạo kịp thời sức lao động cho người lao động. Hiện nay, quy định về
thời giờ làm việc chính thức của Việt Nam rất cao (48 giờ/tuần); nghỉ lễ, tết rất thấp so
với các nước trong khu vực và thế giới.

42
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Bộ luật lao động 2019
2. Nghị định 145/2020-NĐ-CP
3.Nghị định 12/2022/NĐ-CP
4.https://eva.vn/alo-bac-si/thanh-nien-24-tuoi-bua-nao-cung-nhai-gan-tieng-moi-xong-
bua-com-lieu-co-hai-thoi-gian-an-bao-lau-la-tot-nhat-c430a537659.html

43

You might also like