You are on page 1of 3

Câu 1:

+ Nghỉ trong giờ làm việc:


Thời gian nghỉ trong giờ làm việc được hiểu là khoảng thời gian người lao động tạm
dừng thực hiện công việc để nghỉ ngơi, ăn uống hoặc thực hiện các nhu cầu cần thiết
khác nhằm khôi phục sức lao động sau đó lại tiếp tục làm việc.
Căn cứ pháp lý:
Theo Điều 109 BLLĐ: Người lao động làm việc từ 6 giờ trở lên trong một ngày thì
được nghỉ giữ giờ ít nhất 30p liên tục, làm việc ban đêm thì được nghỉ ngơi ít nhất 45p
liên tục
Trường hợp người lao động làm việc theo ca liên tục từ 06 giờ trở lên thì thời gian
nghỉ giữa giờ được tính vào giờ làm việc.
Điều 110: Nghỉ chuyển ca: “Người lao động làm việc theo ca được nghỉ ít nhất 12 giờ
trước khi chuyển sang ca làm việc khác”
+ Nghỉ ngoài giờ làm việc: Thời gian nghỉ sau khi giờ làm việc kết thúc
VD: Người lao động có thời gian làm việc một ngày từ 9h-17h có thời gian nghỉ trưa
từ 12h-12h30 thì thời gian nghỉ ngoài giờ làm việc của người lao động này sẽ từ 17h-
9h sáng hôm sau.
Câu 2:

Thời giờ làm việc cụ thể trong công ty; thời điểm bắt đầu, thời điểm kết thúc ca; giờ
giải lao; nội quy công ty… là những nội dung phải được tiêu chuẩn hoá.

Việc tiêu chuẩn hoá vừa là quyền vừa là nghĩa vụ của NSDLD. Là nghĩa vụ vì nó là
căn cứ bảo vệ quyền và lợi ích của người lao động, tránh tình trạng bóc lột sức lao
động. Đồng thời là quyền của vì nó giúp NSDLD có thể chủ động sắp xếp, bố trí lao
động.

câu 3: Căn cứ vào khoản 2 Điều 105 BLLĐ 2019: “ Người sử dụng lao động có quyền
quy định thời giờ làm việc theo ngày hoặc tuần nhưng phải thông báo cho người lao
động biết; trường hợp theo tuần thì thời giờ làm việc bình thường không quá 10 giờ
trong 01 ngày và không quá 48 giờ trong 01 tuần.” => do NSDLĐ quyết định trong
khuôn khổ của pháp luật. Tuy nhiên, trong những trường hợp phân bổ lại thời gian
làm việc hàng ngày, hàng tuần hay hàng tháng thì NSDLĐ phải thỏa thuận thống nhất
với tập thể người lao động trong các cam kết hay các thỏa ước lao động tập thể.

Câu 4: Thời giờ làm việc linh hoạt: là việc quy định các hình thức tổ chức lao động
mà trong đó có sự khác nhau về độ dài và thời điểm làm việc của người lao động so
với thời gian làm việc thông thường đã được quy định theo ngày, tuần, tháng, năm làm
việc.
Thời giờ làm việc bình thường: là thời giờ đã được quy định số giờ làm việc của
người lao động trong một ngày, đêm, hay một tuần lễ hoặc số ngày làm việc của người
lao động trong một tháng hay trong 1 năm.

Thời giờ làm việc rút ngắn: là quy định về việc người lao động có thể được rút ngắn
thời giờ làm việc trong một số trường hợp đặc thù.

Mục đích của việc xác định loại TGLV là để: giúp người sử dụng lao động có thể dễ
dàng kiểm soát, quản lí, nắm được năng suất làm việc của người lao động. Ngoài ra,
giúp các bên có nhiều sự lựa chọn hơn trong công việc.

Việc bán thời gian là kiểu thời giờ làm việc bình thường. Vì nó đã được quy định sẵn
số giờ làm việc của người lao động, có thể trong 1 ngày hoặc 1 tuần.

Câu 5: Khi quy định và thực hiện chế độ pháp lý về TGLV, TGNN các bên phải tuân
theo tiêu chuẩn cốt lõi về chống lao động cưỡng bức của ILO (một trong các dấu hiệu
về lao động cưỡng bức của ILO đưa ra đó là làm việc quá thời gian quy định)

Câu 6. -Lịch nghỉ ngày tuần tháng sẽ do người sử dụng lao động quyết định và phải
được ghi nhận tại nội quy lao động của doanh nghiệp, đồng thời niêm yết công khai
tại nơi làm việc. quyền quyết định vẫn nằm ở phía người sử dụng lao động nhưng vẫn
sẽ có sự tham gia góp ý của tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở để việc bố trí,
sắp xếp lịch nghỉ hằng tuần được phù hợp với người lao động căn cứ tại khoản 3 điều
118. Với lịch nghỉ năm, căn cứ theo khoản 4 điều 113, Người sử dụng lao động có
trách nhiệm quy định lịch nghỉ hằng năm sau khi tham khảo ý kiến của người lao động
và phải thông báo trước cho người lao động biết. Người lao động có thể thỏa thuận
với người sử dụng lao động để nghỉ hằng năm thành nhiều lần hoặc nghỉ gộp tối đa 03
năm một lần.
-Người sử dụng lao động ko đc quyền đưa ra điều kiện buộc nlđ phải đáp ứng để
được được nghỉ , bởi pháp luật đã có các quy định về quyền được nghỉ ngơi của người
lao động tại các điều 109, 111, 112, 113.

Câu 7: NLĐ có việc riêng muốn nghỉ thì phải thông báo cho NSDLĐ, và có hai
trường hợp: cần có sự cho phép và không cần sự cho phép

Trường hợp thông báo và không cần cho phép được quy định tại Khoản 1 và Khoản 2
Điều 115 BLLĐ 2019. Còn trường hợp thông báo và cần sự cho phép thì được quy
định tại Khoản 3 Điều này, khi việc riêng không thuộc quy định tại 2 khoản trên. NLĐ
cần có thỏa thuận với NSDLĐ về việc cho phép mình nghỉ hay không.
Câu 8:
Căn cứ Khoản 2 Điều 111 BLLĐ 2019 quy định về nghỉ hằng tuần, việc nghỉ hằng
tuần của người lao động là cố định, tuy nhiên người lao động có thể được lựa chọn
ngày nghỉ cố định đó.
Câu 9:
Có rất nhiều yếu tố chi phối thời giờ làm việc và thời giờ nghỉ ngơi của NLD gồm một
số như sau:
-Tính chất công việc: được quy định tại các Khoản 3 Điều 105 Bộ luật lao động 2019
(quy định về trách nhiệm bảo đảm giới hạn thời gian làm việc đối với những công việc
tiếp xúc với những yếu tố nguy hiểm, yếu tố có hại) và Khoản 2 Điều 58 Nghị định
145/2020/NĐ-CP quy định về thời giờ nghỉ giải lao theo tính chất công việc.
-Thâm niên làm việc: được quy định tại Điều 114 Bộ luật lao động 2019 (ngày nghỉ
hằng năm tăng thêm theo thâm niên làm việc).
-Độ tuổi: ví dụ như trong Bộ luật lao động 2019, tại Điều 146 quy định về thời giờ
làm việc của người chưa thành niên. Điều 148.2 quy định về việc người lao động cao
tuổi có thể thỏa thuận với người sử dụng lao động rút ngắn thời giờ làm việc.
… Còn rất nhiều yếu tố khác. Tuy nhiên, Luật lao động hiện nay đang hướng đến sự
tôn trọng ý chí của người lao động, họ có quyền tự do sử dụng hoặc không sử dụng
một số quyền của bản thân.

You might also like