You are on page 1of 28

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM KỸ THUẬT HƯNG

YÊN
KHOA KINH TẾ
-------------  -------------

BÀI TIỂU LUẬN LUẬT KINH TẾ


ĐỀ TÀI: CHẾ ĐỊNH PHÁP LUẬT VỀ TIỀN LƯƠNG,
THỜI GIAN LÀM VIỆC VÀ NGHỈ NGƠI

Giảng viên hướng dẫn: Hoàng Thị Hồng Đào

Sinh viên: Đỗ Văn Lộc

Lớp: 109212

Hưng Yên - 5/ 2023


LỜI CAM ĐOAN
Em xin cam đoan đề tài: Chế định pháp luật về tiền lương, thời giờ làm
việc, thời giờ nghỉ ngơi

Chúng em đã kiểm tra dữ liệu theo quy định hiện hành.

Kết quả bài làm của đề tài Chế định pháp luật về tiền lương, thời giờ làm
việc, thời giờ nghỉ ngơi là trung thực và không sao chép từ bất kỳ bài tập của
bạn khác.
Hưng Yên, ngày 10 tháng 4 năm 2023

Người cam đoan


Lộc
Đỗ Văn Lộc
MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN......................................................................................................2
PHẦN MỞ ĐẦU.......................................................................................................4
1. Lý do chọn đề tài................................................................................................4
2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu....................................................................4
3. Đối tượng nghiên cứu........................................................................................5
4. Phạm vi nghiên cứu:.........................................................................................5
5. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu:............................................5
6. Ý nghĩa lí luận và giá trị thực tiễn của bài tiểu luận:......................................6
CHƯƠNG 1: KHÁI QUÁT QUY ĐỊNH PHÁP LUẬT VỀ TIỀN LƯƠNG, THỜI
GIỜ LÀM VIỆC, THỜI GIỜ NGHỈ NGƠI.............................................................7
1.1. Khái quát quy định pháp luật về tiền lương..................................................7
1.1.1. Khái quát về tiền lương..........................................................................7
1.1.2. Chế độ tiền lương..................................................................................10
1.2. Khái quát quy định pháp luật về thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi.....12
1.2.1. Khái niệm về thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi............................12
1.2.2. Pháp luật hiện hành quy định về chế độ thời giờ làm việc, thời giờ
nghỉ ngơi..............................................................................................................13
1.2.3. Ý nghĩa của việc quy định thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi.......15
KẾT LUẬN CHƯƠNG I.........................................................................................17
CHƯƠNG 2: THỰC TIỄN THỰC HIỆN QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT VỀ
TIỀN LƯƠNG, THỜI GIỜ LÀM VIỆC, THỜI GIỜ NGHỈ NGƠI.....................18
2.1 Thực trạng áp dụng quy định của pháp luật ở Việt Nam hiện nay............18
2.1.1 Những thành tựu đạt được......................................................................18
2.1.2 Những mặt hạn chế..................................................................................19
2.2. Một số vi phạm quy định của pháp luật về tiền lương, thời giờ làm việc, thời
giờ nghỉ ngơi...........................................................................................................20
CHƯƠNG 3: MỘT SỐ KIẾN NGHỊ NHẰM BẢO VỆ QUYỀN LỢI HỢP PHÁP
CỦA NGƯỜI LAO ĐỘNG VỀ TIỀN LƯƠNG, THỜI GIỜ LÀM VIỆC, THỜI
GIỜ NGHỈ NGƠI...................................................................................................23
3.1. Các giải pháp về tiền lương.........................................................................23
3.2. Các giải pháp về thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi...............................23
PHẦN KẾT LUẬN.................................................................................................24
PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài

Thành công của Đại hội đại biểu toàn quốc VI (1986), Việt Nam đã có
những thành công nhất định trong công cuộc Công nghiệp hóa-Hiện đại hóa.
Theo Ngân hàng Thế giới tại Việt Nam từ năm 2002 đến 2020, GDP đầu người
tăng 2,7 lần, đạt gần 2.800 USD. Cũng trong giai đoạn này, tỉ lệ nghèo (theo
chuẩn 1,9 USD/ngày) giảm mạnh từ hơn 32% năm 2011 xuống còn dưới 2%.
Việt Nam là quốc gia đông dân thứ 15 trên thế giới và đứng thứ 3 trong khu vực
Đông Nam Á (Kết quả Tổng điều tra dân số lần thứ 5 tại Việt Nam năm 2019).
Qua những số liệu trên có thể thấy nước ta có lực lượng lao động dồi dào, kinh
tế phát triển ổn định, đời sống nhân dân ngày càng được nâng cao… đó là
những nguồn thu hút lớn cho các hoạt động kinh tế ở Việt Nam.

Nhân tố con người luôn được Đảng và Nhà nước ta chú trọng và phát huy
tối đa; đóng vai trò quan trọng trong việc phát triển kinh tế, xã hội… Thị trường
lao động Việt Nam trong những năm gần đây có những biến động lớn, đặc biệt
là tình trạng tranh chấp lao động. Tranh chấp lao động là một hiện tượng xã hội
phát sinh trong lĩnh vực lao động. Mặc dù, Chính Phủ đã ban hành các quy định
chính sách, pháp luật về bảo vệ việc làm của Việt Nam song trên thực tế các quy
định này hiện đang có lợi cho chủ sử dụng lao động và gây khó khăn cho những
lao động. Đó cũng chính là lí do để “Quy định pháp luật về tiền lương, thời giờ
làm việc, thời giờ nghỉ ngơi và thực tiễn áp dụng” được chọn làm đề tài tiểu
luận.

2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu

Với mục đích là để thấy được thực tiễn áp dụng các quy định về tiền lương,
thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi; nâng cao trình độ hiểu biết cho người lao
động nhằm tránh xảy ra mâu thuẫn trong lao động; giải quyết các tranh chấp lao
động có ý nghĩa rất lớn, đảm bảo cho các quan hệ lao động diễn ra ổn định,
quyền lợi của các bên trong quan hệ lao động được bảo vệ.
Với nhiệm vụ nghiên cứu đề tài hướng tới những nội dung sau đây:

- Cơ sở lí luận nghiên cứu về quy định pháp luật về tiền lương,


thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi.
- Nghiên cứu thực trạng áp dụng các quy định pháp luật về tiền
lương, thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi.
- Đề xuất phương hướng và một số giải pháp nhằm nâng cao
hiệu quả áp dụng quy định pháp luật về tiền lương, thời giờ làm việc, thời
giờ nghỉ ngơi vào thực tiễn.

3. Đối tượng nghiên cứu

Nghiên cứu quy định pháp luật và thực tiễn áp dụng về tiền lương, thời giờ
làm việc, thời giờ nghỉ ngơi.

4. Phạm vi nghiên cứu:

a. Về nội dung:

Các quy định pháp luật về tiền lương, thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi
và thực tiễn áp dụng.
Những lí luận về xử lí vi phạm pháp luật, làm tổn hại đến quyền và nghĩa vụ
của công dân trong các vấn đề về tiền lương và thời giờ làm việc, nghỉ ngơi.
Bàn luận về các kì vọng cũng như hạn chế sau khi áp dụng xử lí vi phạm
pháp luật về tiền lương và thời giờ làm việc, nghỉ ngơi. Kết quả thực tiễn khi áp
dụng các quy định pháp luật.

b. Về không gian:
Bài tiểu luận nghiên cứu, đánh giá thực hiện các quy đinh pháp luật về tiền
lương, thời giờ làm việc, nghỉ ngơi trên địa bàng cả nước.
5. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu:

a. Phương pháp luận:

Trong quá trình nghiên cứu, có thể vận dụng các phương pháp luận dựa
trên các phạm trù của triết học Mác- Lênin mà hạt nhân là phương pháp duy vật
biện chứng, tư tưởng Hồ Chí Minh và Đảng cộng sản Việt Nam cũng như lực
lượng lao động mọi tầng lớp của Việt Nam.

b. Phương pháp nghiên cứu:


- Phương pháp phân tích tổng hợp: dùng để làm rõ về các vấn đề lý luận về
việc ban hành xử lý vi phạm pháp luật trong vấn đề tiền lương, thời giờ làm việc,
thời giờ nghỉ ngơi và thực tiễn áp dụng. Cùng với đó là đánh giá, nghiên cứu
những bất cập của pháp luật trong lĩnh vực này.
- Phương pháp so sánh, đối chiếu pháp luật: phương pháp thực hiện để làm
rõ và so sánh sự tương đồng cũng như những mặt tốt và hạn chế của pháp luật
Việt Nam so với pháp luật thế giới. Từ đó rút ra kết luận học trau dồi và phát
hiện điểm mạnh, hơn hết đó là hoàn thành những lỗ hổng trong quy định của
pháp luật về vấn đề tiền lương, thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi và thực tiễn
áp dụng.

6. Ý nghĩa lí luận và giá trị thực tiễn của bài tiểu luận:
- Nghiên cứu tiểu luận đem lại các giá trị khoa học một cách có hệ thống
chuẩn mực, có vai trò và ý nghĩ to lớn trong việc hình thành các cơ sở lí luận về
pháp luật cũng như đánh giá thực tiễn vấn đề quy phạm pháp luật về tiền lương,
thời giờ làm việc và thực tiễn áp dụng. Từ đó hỗ trợ việc hoàn thánh xử lí vi
phạm và hình thành đề xuất nâng cao giải quyết các vấn đề bất cập chưa được xử
lí ổn thỏa.
- Nhờ vào nội dung nghiên cứu mang tính chất gần gũi với cuộc sống thường
ngày, dễ dàng đọc hiểu và áp dụng. Đóng vai trò là nguồn kiến thức cho các tầng
lớp sinh viên ngành luật làm tài liệu tham khảo, cũng như đêm lại vốn kiến thức
cần thiết cho những ai có nhu cầu tìm hiểu về pháp luật.
CHƯƠNG 1: KHÁI QUÁT QUY ĐỊNH PHÁP LUẬT VỀ TIỀN
LƯƠNG, THỜI GIỜ LÀM VIỆC, THỜI GIỜ NGHỈ NGƠI
1.1. Khái quát quy định pháp luật về tiền lương

1.1.1. Khái quát về tiền lương

1.1.1.1 Khái niệm về tiền lương

Tiền lương là số tiền mà người sử dụng lao động mà trả cho người lao
động theo thỏa thuận để thực hiện công việc, bao gồm mức lương theo công
việc hoặc chức danh, phụ cấp lương và các khoản lương khác (Khoản 1 Điều
90).

1.1.1.2 Bản chất của tiền lương

Hầu hết mọi người trong xã hội tham gia vào quá trình lao động để thỏa
mãn các nhu cầu về vật chất và tinh thần của bản thân và gia đình. Lao động
được đem ra trao đổi và do vậy tiền lương là phạm trù trao đổi. Tiền lương
chính là biểu hiện bằng tiền của giá trị sức lao động mà người lao động được sử
dụng để bù đắp hao phí lao động của mình trong quá trình sản xuất nhằm tái tạo
sức lao động. Như vậy, bản chất của tiền lương là giá cả của hàng hóa sức lao
động được hình thành trên cơ sở giá trị sức lao động thông qua sự thỏa thuận
của người lao động và người sử dụng lao động đồng thời bị chi phối bởi các quy
luật như quy luật cung - cầu, quy luật giá trị,…

1.1.1.3 Vai trò của tiền lương

Tiền lương có vai trò như cầu nối giữa người lao động và người sử dụng
lao động. Tiền lương chính là nguồn thu nhập chủ yếu của người lao động, đồng
thời nó cũng là một phần chi phí sản xuất của doanh nghiệp. Để hai bên cùng có
lợi thì doanh nghiệp cần tính toán một cách hợp lý bởi nếu tiền lương trả cho
người lao động không hợp lý sẽ làm họ không còn động lực làm việc, không
đảm bảo năng suất, kỷ luật làm việc.

Điều này sẽ khiến doanh nghiệp không đạt được mức tiết kiệm chi phí lao
động cũng như lợi nhuận cần có để doanh nghiệp tồn tại như vậy lúc này hai
bên đều không có lợi.

1.1.1.4 Chức năng của tiền lương

- Chức năng thước đo giá trị: Sức lao động được trả căn cứ vào giá trị
mà nó cống hiến và tiền lương là biểu hiện bằng tiền của giá trị sức lao động.
Chức năng đo giá trị phản ánh thông qua bảng lương, bậc lương và hệ số lương.
- Chức năng tái sản xuất lao động: Trong mọi quá trình sản xuất thì
sức lao động là yếu tố quan trọng nhất và là lực lượng sản xuất sáng tạo chủ yếu
của xã hội sản xuất. Tiền lương là cơ sở giúp người lao động bù đắp lại sức lao
động hao mòn, họ cần có thu nhập bằng tiền lương. Bản chất của tái sản xuất sức
lao động là để người lao động duy trì và phát triển sức lao động và tích lũy kinh
nghiệm, nâng cao trình độ, chất lượng lao động. Hơn nữa tiền lương còn được sử
dụng cho các nhu cầu thiết yếu của các thành viên trong gia đình người lao động.
- Chức năng kích thích lao động: Để động viên người lao động làm
việc có năng suất cao, đem lại hiệu quả kinh tế rõ rệt thì người sử dụng lao động
cần quan tâm tới tiền lương nhằm kích thích người lao động nâng cao trình độ
chuyên môn nghiệp vụ, tăng năng suất lao động, tăng hiệu quả công việc.
- Chức năng tích lũy: Tiền lương phải bảo đảm cho người lao động
không những duy trì được cuộc sống hằng ngày trong thời gian làm việc mà còn
phải dự phòng cho cuộc sống lâu dài khi họ hết khả năng lao động hay gặp bất
trắc.

1.1.1.5 Các nguyên tắc cơ bản của tiền lương

- Tiền lương được trả trên cơ sở sự thỏa thuận giữa người sử
dụng lao động và người lao động

Bộ luật lao động quy định người sử dụng lao động và người lao động được
tự do thỏa thuận lương dựa trên năng suất, chất lượng và hiệu quả công việc của
người lao động, trên cơ sở hiệu quả sản xuất kinh doanh của đơn vị nhưng mức
lương phải được ghi rõ ràng trong hợp đồng lao động và đặc biệt hai bên không
được thỏa thuận, thương lượng mức lương thấp hơn mức lương tối thiểu do nhà
nước quy định. Nguyên

tắc này xuất phát từ sự bình đẳng và sự tự do thỏa thận của hai bên khi kí
kết hợp đồng lao động, sẽ là cơ sở pháp lí của mỗi bên trong trường hợp xảy ra
tranh chấp, kiện tụng, tố cáo nếu có sau này.

- Trả lương không được thấp hơn mức lương tối thiểu do Nhà
nước quy định

Đây là nguyên tắc quan trọng nhất của tiền lương nhằm bảo vệ quyền và lợi
ích của người lao động. Mức lương tối thiểu được xây dựng trước hết căn cứ vào
mức sống tối thiểu của từng quốc gia, là mức độ thỏa mãn nhu cầu tối thiểu do
nhà nước ban hành bắt buộc người sử dụng lao động phải tuân thủ nhằm đảm
bảo mức sống tối thiểu cho người lao động, mức lương tối thiểu phải được
thường xuyên điều chỉnh cho phù hợp với nền kinh tế đất nước và đáp ứng nhu
cầu tối thiểu của người lao động.

- Chống chủ nghĩa bình quân trong tiền lương

Chủ nghĩa bình quân trong thời bao cấp đã trở nên lạc hậu, không đáp ứng
được nhu cầu xã hội. Thời bao cấp, tiền lương của người làm nhiều cũng như của
người làm ít, của người làm việc có hiệu quả cũng chỉ bằng người ít hiệu quả,
cũng chính vì vậy mà tiền lương đã không thực hiện được chức năng kích thích
lao động. Hiện nay, sự chênh lệch giữa các bậc trong thang, bảng lương khuyến
khích người lao động có trình độ, có năng lực chuyên môn cao, kích thích người
lao động làm việc tích cực, sáng tạo.

- Tiền lương phải đảm bảo tái sản xuất sức lao động

Việc bảo đảm tái sản xuất sức lao động như ăn, mặc, ở, đi lại, đồ dùng sinh
hoạt, giao tiếp xã hội, bảo vệ sức khỏe, dịch vụ hạ tầng,… được thể hiện thông
qua tiền lương mà người lao động nhận được.
- Trả lương phải bình đẳng giữa người lao động nam và lao động
nữ trong côn việc có giá trị ngang nhau

Xuất phát từ mục đích bảo vệ người lao động nữ do một thực tế đã tồn tại
từ lâu trong sử dụng lao động là lao động nữ thường bị xem nhẹ hơn lao động
nam, nên lương lao động nữ thường thấp hơn lao động nam. Nếu lao động nữ
và lao động nam làm công việc như nhau, năng suất và chất lượng công việc
như nhau thì người sử dụng lao động phải trả lương như nhau, tuyệt đối không
có sự phân biệt về trả lương.

- Tiền lương phải được trả trực tiếp, đầy đủ, đúng thời hạn và tại
nơi làm việc

Nguyên tắc này được đặt ra nhằm để bảo vệ quyền và lợi ích tối đa của
người lao động việc trả lương và hạn chế được nhiều nguyên nhân như: Trả
lương chậm, khấu trừ tiền lương sai, trả lương không đủ, gây khó khăn phiền
hà cho người lao động.

1.1.1.6. Ý nghĩa của tiền lương

Đối với người sử dụng lao động, tiền lương là một trong những yếu tố chi
phí sản xuất kinh doanh. Do đó, họ đòi hỏi phải chi tiêu tiền lương thỏa đáng
cùng với các yếu tố đầu vào khác để đem lại hiệu quả cao trong sản xuất kinh
doanh, qua đó thu hút nguồn nhân lực giỏi, tăng lợi nhuận cho doanh nghiệp
đồng thời nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của người lao động.

Đối với người lao động, tiền lương là nguồn thu nhập chủ yếu, ảnh hưởng
trực tiếp đến mức sống của họ, góp phần tạo động lực để người lao động phát
triển tăng năng suất lao động.
1.1.2. Chế độ tiền lương

1.1.2.1. Tiền lương tối thiểu

Khoản 1 Điều 91 Bộ luật Lao động quy định tiền lương tối thiểu là mức
lương thấp nhất trả cho người lao động làm công việc giản đơn nhất, trong điều
kiện cho lao động bình thường và phải đảm bảo nhu cầu sống tối thiểu của
người lao động và gia đình họ.

1.1.2.2. Phụ cấp tiền lương

Là số tiền ngoài lương cơ bản được trả cho người lao động làm công việc có
yếu tố không ổn định hoặc vượt quá điêu kiện bình thường mà yếu tố này chưa
được tính đến trong lương cơ bản, nhằm bù đắp thêm cho người lao động, khuyến
khích họ yên tâm làm việc và đảm bảo sự công bằng xã hội.

1.1.2.3. Thang lương, bảng lương và định mức lao động


Để tuyển dụng, sử dụng lao động, thỏa thuận mức lương theo công việc
hoặc chức danh ghi trong hợp đồng lao động và trả lương cho người lao động
thì người sử dụng lao động phải xây dựng thang lương, bảng lương và định
mức lao động làm cơ sở.

Thang lương là những bậc lương được làm thước đo chất lượng lao động,
phân định những quan hệ tỷ lệ tả công lao động khác nhau theo trình độ chuyên
môn khác nhau giữa các nhóm người lao động. Thang lương bao gồm một số
nhất định các bậc và hệ số tiền lương tương ứng. Mỗi bậc thang lương thể hiện
mức độ phức tạp và tiêu hao lao động của công việc.

Bảng lương là bảng biểu trong đó quy định các ngạch, bậc lương cho từng
ngành, nhề, chức danh công việc khác nhau, là tổng số tiền thực mà doanh
nghiệp trả cho người lao động của mình bao gồm các khoản tiền lương, tiền
thưởng, phụ cấp, trợ cấp,
… trong một thời gian nhất định.

Bất cứ người lao động làm trong bất kỳ doanh nghiệp khi làm việc họ đều
mong muốn có một mức lương hợp lý. Thang, bảng lương dựa vào trình độ, mức
độ làm việc của người lao động, tạo động lực, nâng cao hiệu quả công việc.
Ngoài ra còn thể hiện tính công bằng, nhất quán, chuyên nghiệp trong quản lý,
giúp các doanh nghiệp dễ dàng hoạch định quỹ lương, nâng cao hiệu quả quản
lý. Một trong những cơ sở để người sử dụng lao động tuyển dụng, sử dụng lao
động, thỏa thuận mức lương ghi trong hợp đồng lao động và trả lương cho người
lao động là định mức lao động. Định mức lao động là một khối lượng, công việc
hoặc sản phẩm mà người lao động phải hoàn thành trong một khoảng thời gian
nhất định.

1.1.2.4. Trả lương trong một số trường hợp đặc biệt

Về hình thức trả lương, người sử dụng lao động và người lao động thỏa
thuận về hình thức trả lương theo thời gian, sản phẩm và khoán.

 Trả lương làm thêm giờ, làm việc vào ban đêm

Nếu do yêu cầu của công việc, người lao động ngoài những giờ làm việc
theo quy định, có thể thỏa thuận với người sử dụng lao động để làm thêm giờ.
Nhằm bù đắp những hao phí mà người lao động bỏ ra để hoàn thành công việc
ngoài thời gian làm

việc tiêu chuẩn. Mức lương làm thêm giờ được quy định tại Điều 98 Bộ luật
lao động 2019 1

 Trả lương ngừng việc (Điều 99 Bộ luật lao động) 2. Ngoài ra, trong
một số trường hợp cụ thể thì người sử dụng lao động có quyền khấu trừ lương
người lao động Pháp luật quy định (Điều 102 Bộ luật lao động 3); căn cứ vào
kết quả sản xuất, kinh doanh, mức độ hoàn thiện công việc người sử dụng lao
động có thể thưởng cho người lao động (Điều 104 Bộ luật lao động 4); người
lao động có thể tạm ứng lương theo quy định Pháp luật (Điều 101 Bộ luật lao
động 5). Tùy từng trường hợp mà pháp luật quy định cách áp dụng tiền lương
làm căn cứ để tính các chế độ trợ cấp có tính khác biệt.

1.2. Khái quát quy định pháp luật về thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi

1.2.1. Khái niệm về thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi

Trong quan hệ lao động, làm việc và nghỉ ngơi là hai khái niệm khác nhau
nhưng có mối liên hệ chặt chẽ với nhau tạo thành một trong những quyền cơ
bản của con người. Tuy nhiên, trong nền kinh tế thị trường, vì những nguyên
nhân, mục đích khác nhau mà tính hợp lí giữa thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ
ngơi rất dễ bị phá vỡ. Vì vậy, sự điều chỉnh của pháp luật đối với vấn đề này để
bảo vệ người lao động, tránh sự lạm dụng từ người sử dụng lao động là thực sự
cần thiết. Pháp luật về thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi xuất phát từ yêu cầu
bảo vệ người lao động trong lĩnh vực lao động, từ sự tác động của nền kinh tế
thị trường, từ bản chất nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa mà nước ta xây
dựng.

Trong khoa học kinh tế lao động:

- Thời giờ làm việc được hiểu là khoảng thời gian cần và đủ
để người lao động hoàn thành định mức lao động hoặc khối lượng công
việc đã được giao.
- Thời giờ nghỉ ngơi là khoản thời gian cần thiết để người lao
động tái sản xuất lao động đã hao phí nhằm đảm bảo quá trình lao động
được diễn ra liên tục.

Trong khoa học luật lao động:

- Thời giờ làm việc được hiểu là khoảng thời gian do pháp luật
quy định, theo đó, người lao động phải có mặt tại địa điểm làm việc và
thực hiện những nhiệm vụ

được giao phù hợp với nội dung lao động của đơn vị, điều lệ doanh
nghiệp và hợp đồng lao động.
- Thời giờ nghỉ ngơi là thời gian người lao động không phải
thực hiện nghĩa vụ lao động và có quyền sử dụng thời gian theo ý mình.
1.2.2. Pháp luật hiện hành quy định về chế độ thời giờ làm việc, thời
giờ nghỉ ngơi

1.2.2.1 Pháp luật hiện hành quy định về thời giờ làm việc

Theo như pháp luật hiện hành thì tại điều 105 Thời giờ làm việc bình
thường được quy định trong Bộ luât lao động 2019 :
“1. Thời giờ làm việc bình thường không quá 08 giờ trong 01 ngày và
không quá 48 giờ trong 1 tuần.

2. Người sử dụng lao động có quyền quy định thời giờ làm việc theo
ngày hoặc tuần nhưng phải thông báo cho người lao động biết; trường hợp
theo tuần thì thời giờ làm việc bình thường không quá 10 giờ trong 01 ngày và
không qua 48 giờ trong 1 tuần.

3. Người sử dụng lao động có trách nhiệm giới hạn thời gian làm việc
tiếp xúc với yếu tố nguy hiểm, yếu tố có hại đúng theo quy chuẩn kỹ thuật quốc
gia và pháp luật có liên quan.”

Giờ làm việc ban đêm được tính từ 22 giờ đến 06 giờ sáng hôm sau
(Điều 116 Bộ luật lao động)

Ngoài ra, làm thêm giờ được quy định tại Điều 107 Bộ luật 2019 6

Nhằm bảo vệ quyền lợi và đảm bảo sức khỏe cho người lao động, ngăn
chặn những hành vi tiêu cực của người sử dụng lao động như tăng giờ làm, giảm
thời gian nghỉ ngơi giữa các ca,… thì việc quy định về một khoảng thời gian áp
dụng cho người lao động là cần thiết.

1.2.2.2 Pháp luật hiện hành quy định thời giờ nghỉ ngơi có hưởng
lương

- Về mặt sinh học của người lao động thì sau khoảng thời gian làm
việc liên tục trong 06 hoặc 08 giờ thì lúc này sức khỏe của họ giảm sút, vì thế
điều luật Nghỉ

trong giờ làm việc định ra là để người lao động có thời gian thư giãn thần
kinh, cơ bắp, thực hiện công việc hiệu quả.
- Tại Điều 110 Nghỉ chuyển ca “ Người lao động làm việc theo ca
được nghỉ ít nhất 12 giờ trước khi chuyển sang ca làm việc khác.”.Mục đính của
nghỉ chuyển ca là tái sản xuất sức khỏe người lao động, sau khi nghỉ chuyển ca
thì họ có thể đạt được trạng thái tinh thần làm việc tốt, ổn định từ đó năng suất
được tăng cao.
- Ngoài ra, còn có các trường hợp thời giờ nghỉ có hưởng lương khác
như nghỉ hằng năm (điều 111 8); nghỉ lễ, tết (điều 112 9); hoặc tại khoản 1 điều
10
115 đều được pháp luật quy định rõ ràng trong Bộ luật Lao động. Nghỉ hằng
năm là nhằm tạo điều kiện cho người lao động có một khoảng thời gian được
quyền nghỉ ngơi ngoài các loại thời gian nghỉ hằng tuần, nghỉ lễ tết, nghỉ việc
riêng hoặc nghỉ không hưởng lương khi làm việc cho người sử dụng lao động.

1.2.2.3 Pháp luật hiện hành quy định về thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ
ngơi không hưởng lương

- Trừ những trường hợp đã thỏa thuận trước thì nghỉ hằng tuần sẽ
không được trả lương. Theo quy định về nghỉ hằng tuần tại Điều 111 Bộ luật
Lao động 2019 8, mỗi tuần, người lao động được nghỉ ít nhất 24 giờ liên tục.
Trong trường hợp đặc biệt do chu kỳ lao động không thể nghỉ hằng tuần thì
người sử dụng lao động có trách nhiệm bảo đảm cho người lao động được nghỉ
bình quân 1 tháng ít nhất 4 ngày. Nếu ngày nghỉ trùng với ngày lễ, tết theo quy
định của Bộ luật Lao động thì người lao động được nghỉ bù vào ngày nghỉ hằng
tuần vào ngày làm việc kế tiếp.

- Điều 115 Nghỉ việc riêng, nghỉ không hưởng lương quy định người
lao động được nghỉ không hưởng lương 01 ngày và phải thông báo với người sử
dụng lao động khi ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, anh, chị, em ruột chết,
cha hoặc mẹ kết hôn; anh, chị, em ruột kết hôn. Khoản 3 của điều luật này cũng
quy định người lao động nếu có nhu cầu nghỉ thì có thể thỏa thuận với người sử
dụng lao động để nghỉ thêm. Thời gian nghỉ thêm này người lao động không
được hưởng lương.

1.2.2.4 Pháp luật hiện hành quy định về thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ
ngơi đối với người làm công việc có tính chất đặc biệt

Căn cứ vào tính chất công việc đặc biệt của người lao động mà Quốc hội đã
ban hành điều luật quy định về thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi đối với
người lao động làm công việc có tính chất đặc biệt (điều 116, Bộ luật Lao động
2019 11). Việc quy định một thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi riêng biệt, hợp
lý nhằm bảo vệ người lao động làm những công việc có tính đặc biệt.
1.2.3. Ý nghĩa của việc quy định thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi
Đối với người lao động:

- Việc quy định quỹ thời gian làm việc, pháp luật lao động đảm bảo
cho người lao động có điều kiện thực hiện đầy đủ nghĩa vụ lao động trong quan
hệ lao động đồng thời bố trí, sử dụng thời gian một cách hợp lí.

- Có ý nghĩa quan trọng việc bảo hộ lao động, đảm bảo quyền nghỉ
ngơi của người lao động. Pháp luật quy định thời giờ làm việc ở mức tối đa, thời
giờ nghỉ ngơi tối thiểu hoặc rút ngắn thời gian làm việc với một số đối tượng
nhằm tránh sự lạm dụng sức lao động, đảm bảo tái sản xuất sức lao động, hạn
chế tai nạn lao động.
 Đối với người sử dụng lao động:

- Pháp luật quy định thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi làm giúp
người sử dụng lao động hoàn thành được mục tiêu sản xuất kinh doanh đã đề ra.
Người sử dụng lao động xây dựng được định mức lao động, xác định chi phí
nhân công và bố trí sử dụng lao động linh hoạt, hợp lí đảm bảo hiệu quả nhất,
dựa vào khối lượng công việc, quỹ thời gian cần thiết hoàn thành và thời gian
làm việc mà pháp luật quy định.

- Tạo cơ sở pháp lý cho người sử dụng lao động thực hiện quyền
quản lý, điều hành, giám sát lao động và đặc biệt trong xử lý kỷ luật lao
động.
 Đối với Nhà nước:
- Các quy định về thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi là công cụ điều
tiết của Nhà nước để bảo vệ sức lao động xã hội. Bằng các quy định này, Nhà
nước thực hiện chức năng kiểm tra, giám sát quan hệ lao động, tạo hành lang
pháp lý để giải quyết các bất đồng, tranh chấp về thời giờ làm việc – thời giờ
nghỉ ngơi.

- Ngoài ra, nó còn phản ánh trình độ phát triển, điều kiện kinh tế của
quốc gia và tính ưu việt của chế độ xã hội.
KẾT LUẬN CHƯƠNG I

Không chỉ là phạm trù kinh tế mà tiền lương còn là yếu tố hàng đầu của
các chính sách xã hội liên quan trực tiếp đến đời sống của người lao động. Chế
độ tiền lương phải xuất phát từ yêu cầu quan tâm toàn diện đến mục đích, động
cơ lao động, các nhu cầu cũng như lợi ích kinh tế của người lao động, có như
vậy thì tiền lương mới khơi dậy được những khả năng tiềm ẩn của người lao
động, phát triển sản xuất, xã hội.
Người lao động cũng như người sử dụng lao động đều là thành viên của xã
hội, đều được pháp luật bảo hộ. Việc người lao động tham gia quan hệ lao động
nhằm để tăng thu nhập hay tạo dựng cuộc sống cho bản thân và gia đình. Khi
người lao động làm việc đến một khoảng thời gian nào đó thì cơ thể cần được
nghỉ ngơi, đó chính là vấn đề được đặt ra là người lao động được nghỉ bao lâu
trong khi làm việc và hằng năm được nghỉ bao nhiêu ngà. Đảng và Nhà nước ta
rất quan tâm đến quyền lợi người lao động, điều này thể hiện qua các văn bản
Hiến pháp, Bộ luật lao động và các văn bảng hướng dẫn thi hành.

Bộ luật Lao động Việt Nam ra đời từ năm 1994, qua nhiều lần sửa đổi, bổ
sung, đã được hoàn thiện hơn ở Bộ luật lao động năm 2019. Các quy định của
Bộ luật Lao động đã xác lập khung pháp lý cơ bản bảo vệ người lao động khi
tham gia quan hệ lao động. Pháp luật về tiền lương, thời giờ làm việc, thời giờ
nghỉ ngơi là một trong những quy định quan trọng trong Bộ luật Lao động, vì nó
liên quan chặt chẽ đến đời sống và việc làm của người lao động. Quy định về
tiền lương, thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi trong Bộ luật Lao động khá
hoàn thiện, nó không chỉ bảo vệ người lao động mà còn góp phần không nhỏ
trong công cuộc công cuộc hóa, hiện đại hóa nước ta mà Đảng và nhà nước ta
đang hoàn thiện. Nhà nước cần tiếp tục nghiên cứu cải cách toàn diện và triệt để
hơn về chính sách tiền lương, thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi để phù hợp
với kinh tế thị trường và hội nhập quốc tế, hướng tới mục đích phát triển kinh tế
- xã hội ngày càng văn minh, hiện đại.

CHƯƠNG 2: THỰC TIỄN THỰC HIỆN QUY ĐỊNH CỦA PHÁP


LUẬT VỀ TIỀN LƯƠNG, THỜI GIỜ LÀM VIỆC, THỜI GIỜ
NGHỈ NGƠI.
2.1 Thực trạng áp dụng quy định của pháp luật ở Việt Nam
hiện nay.

2.1.1 Những thành tựu đạt được.

Mặc dù pháp luật đã quy định rõ về vấn đề lương, thời giờ làm việc, thời giờ
nghỉ ngơi một cách rõ ràng, nhưng trên thực tế đây là một vấn đề hết sức nhạy
cảm và khiến các nhà chức năng phải xử lí làm sao một cách hợp tình hợp lí.

Người lao động là đối tượng dễ bị tổn thương nhất trong quan hệ lao động,
bởi họ là đối tượng yếu thế hơn nhất là những người có trình độ phổ thông hoặc
chưa qua đào tạo; họ có ít hoặc không có kiến thức nền tảng nào về các điều
khoản trong hợp đồng lao động. Từ đó dẫn tới nhiều mâu thuẫn và các cuộc tranh
chấp.

Từ 1/1/1995- đến thời điểm bộ luật lao động có hiệu lực cho đến nay, Nhà
nước ta đã thiết lập một môi trường pháp lí về lao động mới. Là một chế định
mang tính hoàn thiện nhất và quan trọng nhất của bộ luật lao động. Chế định về
tiền lương, thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi đã góp phần tạo ra khung pháp
lí quy định rõ quyền và nghĩa vụ của các bên trong mối quan hệ lao động. Bên
cạnh tiền lương chính, lương tăng ca, chế độ nghỉ giữa ca...các quy định về
lương thưởng Tết, lương tháng thứ 13, nghỉ lễ Tết, nghỉ hằng năm và nghỉ việc
riêng cũng góp phần giúp cho người lao động có thêm nguồn thu nhập và thời
gian nghỉ ngơi. Do đó, quyền và lợi ích hợp pháp của người lao động được đảm
bảo một cách chính đáng.

2.1.2 Những mặt hạn chế.

Bên cạnh những thành tựu đạt được thì chế định về tiền lương, thời giờ làm
việc, thời giờ nghỉ ngơi sau một thời gian áp dụng đã bộc lộ một số nhược điểm,
những mặt còn hạn chế.

- Thứ nhất: quy định về thời gian làm thêm chưa thực sự hợp lí.
Giới hạn thời gian làm thêm ở mức 4 giờ/ ngày thực sự khá cao đó là chưa
kể thời gian thời gian làm chính 8 giờ/ ngày, thời gian đi lại, sinh
hoạt,...Do đó, sức khỏe của người lao

động không được đảm bảo. Ngoài ra, giới hạn làm thêm theo ngày và
theo năm cũng chưa thực sự hợp lí nên thay đổi ở mức theo ngày và theo
tháng.
- Thứ hai: nhiều quy định còn chưa rõ ràng hay không có quy
định như:
 Đối với trường hợp người lao động kí nhiều hợp đồng lao
động, vậy thời gian làm việc của người lao động là bao nhiêu? Là 8
tiếng/ngày đối với một hợp đồng hay tất cả hợp đồng.
 Về vấn đề nghỉ ăn cơm giữa ca: bộ luật lao đông chưa có quy
định nào về quyền người lao động có quyền nghỉ ăn cơm giữa ca làm
việc. Nguyên nhân là do thời giờ nghỉ giữa ca và thời giờ nghỉ ăn cơm
trưa là khác nhau.

2.2. Một số vi phạm quy định của pháp luật về tiền lương, thời giờ làm việc,
thời giờ nghỉ ngơi.
2.1.3 Trong các cơ quan, đơn vị thuộc Nhà nước.

Nhìn chung các cán bộ, công chức, viên chức Nhà nước thực hiện nghiêm
túc quy định của pháp luật về các chế định tiền lương, thời giờ làm việc, thời giờ
nghỉ ngơi. Nhiều cán bộ hoàn thành công việc với tinh thần trách nhiệm cao, cần
cù, siêng năng. Nhưng bên cạnh đó vẫn còn nhiều bất cập, một số bộ phận chưa
thực hiện đúng những gì pháp luật quy định,vẫn còn tình trạng đi trễ về sớm,
đánh bài, uống rượu bia,...ngay trong giờ làm việc. Ảnh hưởng đến tác phong,
nề nếp, uy tín và bộ mặt của bộ máy Nhà nước.

2.1.4 Đối với các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế.

Bên cạnh các doanh nghiệp thực hiện rất nghiêm chỉnh các chế định của
Nhà nước về tiền lương, thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi như: Tập đoàn
Dầu khí quốc gia Việt Nam, Tập đoàn viễn thông quân đội Viettel, Tập đoàn
Bưu chính Viễn thông Việt Nam,…Vẫn còn tình trạng rất nhiều các doanh
nghiệp lợi dụng các lỗ hổng của Pháp luật, các thiếu xót trong công tác thanh
kiểm tra nhằm chèn ép người lao động nhằm đạt được lợi nhuận. có nhiều hình
thức được thực hiện như sau:

- Giảm lương, nợ lương người lao động: Ví dụ điển hình như
trường hợp gần 300 công nhân từng làm việc tại Công ty cổ phần Đầu tư
và phát triển công nghệ cao Minh quân đang trong tình cảnh đi làm mà
khôngcó lương. Có người bị nợ nhiều nhất đến 6 tháng lương tương đương
30 triệu đồng. Sau nhiều hành trình đi tìm công lí còn nhọc nhằn, khó khăn
còn hơn trong công việc vệ sinh môi trường đầy độc hại, bụi bặm. Đến
nay, toàn bộ công nhân đã được nhận lương.

Hình 2.1. Cuộc sống cơ cực của những công nhân môi trường bị nợ lương
(Nguồn:VTV.VN)

Tuy nhiên, không phải trường hợp nào người lao động cũng nhận được số
tiền lương mà họ đã lao động vất vả để kiếm được; có nhiều trường hợp vì
không hiểu biết kiến thức nên họ đã bị công ty quỵt nợ một cách trắng trợn mà
không biết tìm ai, làm như thế nào để đòi lại công bằng cho bản thân, họ đành
ngậm đắng nuốt cay để làm lại từ đầu.

Vi phạm tiền thưởng người lao động: Mỗi dịp cuối năm, một vấn đề dở khóc
dở cười lại nổi lên, đó là hiện trạng thưởng cuối năm bằng hiện vật. mặc dù khi kí
hợp đồng có quy định về mức tiền thưởng cuối năm như thế nào, bằng tiền hay
bằng hiện vật nhưng nhiều doanh nghiệp để cho thuận tiện họ đã phát luôn hiện
vật mà chính công nhân làm ra để thưởng Tết. Dẫu biết là thưởng mang tính chất
tinh thần, khuyến khích thêm cho người lao động nhưng đi làm một năm vất vả,
họ trông ngóng khoản thưởng Tết để chi tiêu thêm cho gia đình. Giờ thưởng bằng
hiện vật phù hợp với không khí Tết còn được, nhiều trường hợp hi hữu hơn,
không biết nên khóc hay nên cười. Nhiều trường hợp người sử dụng lao động
thưởng Tết cho công nhân bằng hiện vật như hương, nhang, quần đùi, gạch đá...
hay giấy ăn có người được hẳn cả mười bịch. Làm cho công nhân chỉ biết khóc
thét.
- Vi phạm giờ làm việc tiêu chuẩn: Pháp luật quy định thời gian làm
việc tiêu chuẩn 8 tiếng/ngày, nhưng trên thực tế người lao động phải làm hơn
số giờ tiêu chuẩn này. Điều đáng nói ở đây là họ không được trả thêm tiền
lương mà chỉ được trả lương như làm việc bình thường
- Bớt xén thời giờ nghỉ giữa ca: Tình trạng bớt xén thời gian nghỉ giữa
ca ngày càng tăng và có thể xảy ra với bất cứ doanh nghiệp nào, thậm chí là đối
với những doanh nghiệp lớn không phải là ngoại lệ. Công ty Ô tô Toyota Việt
Nam, thời giờ làm việc chia thành 3 ca, mỗi ca 8 tiếng. 20 phút- đó là thời gian
nghỉ giữa ca của người lao động, vậy là doanh nghiệp đã ăn bớt 10 phút nghỉ
ngơi của công nhân vào ban ngày và 25 phút vào ban đêm. 10 phút với một công
nhân chả là gì nhưng với một doanh nghiệp hàng ngàn công nhân như vậy thì
thời giờ nghỉ ngơi bị ăn bớt là một con số vô cùng lớn. Điều đó rất bất công đối
với người lao động.
- Tăng số giờ làm thêm nhiều hơn mức quy định: Một số doanh nghiệp
nhằm tối đa hóa lợi nhuận, mở rộng, tăng năng suất nhưng họ không muốn thuê
thêm nhân công. Thế là các doanh nghiệp này không ngần ngại buộc công nhân
tăng ca cho dù điều đó là trái pháp luật. Mặc dù là hình thức tự nguyện giữa đôi
bên, nhưng trên thực tế nếu công nhân không muốn tăng ca sẽ bị buộc nghỉ việc
hoặc bị chèn ép đến mức phải tự nghỉ việc. Vì miếng cơm manh áo, người lao
động đành ngậm ngùi chấp nhận việc tăng ca để không bị đuổi việc.
- Phớt lờ quyền lợi của các lao động nữ: Người lao động nữ là một
trong những đối tượng thiệt thòi nhất, bởi vì một số doanh nghiệp không muốn
chi thêm khoảng phí cho chế độ thai sản, bảo hiểm xã hội; lao động nữ có con
nhỏ dưới 12 tháng tuổi không được nghỉ 60 phút mỗi ngày; không được chuyển
công việc nhẹ nhàng hơn khi mang thai trên 7 tháng tuổi.

- Lạm dụng lao động trẻ em: Trẻ em là đối tượng nhiều công ty hướng
đến để thuê vì độ tuổi này pháp luật quy định không được tham gia lao động
nặng nhọc. Nhưng chính vì điều này mà tiền lương phải trả cho đối tượng này
thấp hơn nhiều so với người trưởng thành và còn dễ tăng thời gian làm việc hơn
do tính chất trẻ còn thiếu kinh nghiệm sống, trải nghiệm thực tế. Đây là việc làm
cần hết sức lên án và phản đối mạnh mẽ.
CHƯƠNG 3: MỘT SỐ KIẾN NGHỊ NHẰM BẢO VỆ QUYỀN LỢI
HỢP PHÁP CỦA NGƯỜI LAO ĐỘNG VỀ TIỀN LƯƠNG, THỜI
GIỜ LÀM VIỆC, THỜI GIỜ NGHỈ NGƠI.
Vấn để đảm bảo quyền lợi cho người lao động đang là vấn đề quan tâm
của xã hội.
Cần sự nỗ lực hơn nữa của các cơ quan ban ngành thông qua việc xây
dựng, điều chỉnh, sửa đổi, bổ sung các quy chế trong văn bản luật sao cho phù
hợp với yêu cầu thực tiễn hiện nay và phù hợp với chủ trương, nguyên tắc của
Đảng, nhà nước. Đồng thời dựa trên những vấn đề còn tồn đọng và tự hào là
một công dân Việt Nam với mong muốn góp một phần nhỏ để xây dựng đất
nước ngày càng vươn lên; nhóm em xin được đưa ra một số kiến nghị như sau:

3.1. Các giải pháp về tiền lương

- Bổ sung thêm các điều khoản về hình thức và chế độ trả lương.
- Hoàn thiện các quy định xử lí vi phạm việc trả lương cho người
lao động.
- Khuyến khích các doanh nghiệp xây dựng bảng lương và
thang lương trong nội bộ doanh nghiệp.

3.2. Các giải pháp về thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi

- Hoàn thiện các điều khoản trong bộ luật lao động.


- Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra tình hình áp dụng
quy định về thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi trong các doanh nghiệp.
- Tăng cường việc phổ cập kiến thức trong văn bản luật, các
quyền của người lao động.

- Các tổ chức Công Đoàn trong các doanh nghiệp cần phải nâng
cao hiệu quả trong hoạt động bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người
lao động.

PHẦN KẾT LUẬN

Trên cơ sở kế thừa và tôn trọng những giá trị truyền thống tốt đẹp của dân
tộc, pháp luật về tiền lương, thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi ở nước ta mang
đậm bản chất dân tộc. Nó không chỉ thể hiện sự phát triển của dân tộc, phát triển
trong lĩnh vực nhân quyền, mà trước hết là quyền hưởng lương, quyền làm việc
và quyền nghỉ ngơi của người lao động , nó không chỉ mang lại sự bình đẳng thực
sự cho người lao động khi tham gia quan hệ lao động mà còn là căn cứ hợp lý và
hiệu quả cho người sử dụng lao động, tạo cơ sở cho nhà nước điều tiết và quản lý
lao động, Hoạt động vì sự phát triển kinh tế và xã hội.
Mặc dù lịch sử hình thành và phát triển còn rất ngắn nhưng pháp luật về
tiền lương, thời giờ làm việc và thời giờ nghỉ ngơi ở nước ta khá tiên tiến và
đang được hoàn thiện từng ngày. Tuy nhiên, trên thực tế, bên cạnh mặt tích cực,
cũng còn nhiều hạn chế đó là việc tuân thủ không nghiêm chỉnh một số quy định
về tiền lương, thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi của một số doanh nghiệp
như có quá nhiều loại phụ cấp, nhiều khoản thu nhập ngoài lương , tăng giờ làm
quá thời giờ pháp luật cho phép, rút ngắn thời tại này chỉ là tạm thời và nhà
nước sẽ khắc phục trong thời gian tới.
Do trình độ bản thân còn nhiều hạn chế và bước đầu áp dụng lý luận vào
thực tiễn nên chắc chắn luận văn sẽ không thể tránh khỏi những thiếu sót, hạn
chế trong quá trình viết bài. Em rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến của quý
thầy cô để bài viết của em được hoàn thiện hơn và đăc biệt là để công trình đầu
tay này góp được một phần nhỏ nào đó vào công cuộc xây dựng và hoàn thiện
pháp luật về tiền lương, thời giờ làm việc và thời giờ nghỉ ngơi của lao động ở
nước ta.

You might also like