You are on page 1of 18

TRƯỜNG ĐẠI HỌC DƯỢC HÀ NỘI

KHOA QUẢN LÝ VÀ KINH TẾ DƯỢC

TÀI LIỆU HƯỚNG DẪN SEMINAR


HỌC PHẦN

PHÁP LUẬT ĐẠI CƯƠNG

HÀ NỘI, 2022
MỤC LỤC

Bài 1……………………………………………………………………………………….1

Bài 2 ………………………………………………………………………………………5

Bài 3……………………………………………………………………………………….9

Bài 4……………………………………………………………………………………...13
HƯỚNG DẪN SEMINAR

PHÁP LUẬT ĐẠI CƯƠNG

BÀI 1: Phân tích tình huống thi hành Luật Lao động
***

1 MỤC TIÊU

1. Khái quát được các văn bản quy phạm pháp luật có liên quan tới việc
thực thi Bộ luật Lao động hiện hành.
2. Vận dụng các kiến thức để giải quyết một số tình huống liên quan đến
thực thi Bộ luật Lao động.
3. Phát triển kỹ năng tìm kiếm và tổng hợp các văn bản quy phạm pháp luật
có liên quan với Bộ luật Lao động
4. Phát triển kỹ năng làm việc nhóm, kỹ năng quản lý công việc, kỹ năng
phân tích và giải quyết vấn đề

2 CƠ SỞ LÝ THUYẾT

3 TÀI LIỆU CẦN CHUẨN BỊ

- Bộ luật Lao động 2019


- Các văn bản hướng dẫn thi hành Bộ luật Lao động 2019 và các quy định
khác có liên quan.
Chuẩn bị trước buổi seminar:

- Sinh viên phân thành các nhóm làm việc (1 tổ chia 2 nhóm)_
- Mỗi nhóm sinh viên tiến hành chuẩn bị nội dung một chủ đề trong Phần 1 và
Phần 2 để thuyết trình và thảo luận.

4 NỘI DUNG SEMINAR:

- Các tình huống trong Phần 1 sẽ được giảng viên phân công vào đầu buổi
seminar cho mỗi nhóm sinh viên.
- Thuyết trình các phần đã tổng hợp và thảo luận theo nhóm.
- Các thành viên khác trong lớp nhận xét, đóng góp ý kiến về tình huống.

4.1 PHẦN 1: Nội dung các phần tổng hợp theo nhóm

Các nhóm chuẩn bị theo chủ đề được gợi ý

1) Chủ đề 1: Xác định các văn bản pháp luật có liên quan hiệu lực và liên quan
nội dung với Bộ luật Lao động 2019
2) Chủ đề 2: Trình bày các quy định cụ thể về tuổi nghỉ hưu theo Bộ luật Lao
động 2019 và các văn bản hướng dẫn liên quan.
3) Chủ đề 3: Phân tích các vấn đề có thể phát sinh khi người lao động buộc
phải chuyển sang làm việc trực tuyến trong bối cảnh dịch bệnh.
4) Chủ đề 4: Xác định các mối quan hệ lao động trong nền kinh tế Việt Nam.
Phân tích đặc điểm của các mối quan hệ lao động này; Luật lao động có điều
chỉnh tất cả các mối quan hệ lao động này hay không?
(Gợi ý: đối tượng là người làm công ăn lương tại các doanh nghiệp; đối
tượng là viên chức nhà nước làm việc trong các đơn vị sự nghiệp; đối tượng
là cán bộ y tế trong các cơ quan hành chính như Sở Y tế...; đối tượng là các
người cung cấp các dịch vụ chăm sóc sức khỏe vd điều dưỡng đến chăm sóc
tại nhà theo giờ).
5) Chủ đề 5: Khái quát hóa các quy định liên quan tới giao kết Hợp đồng lao
động. Phân biệt một số khái niệm liên quan đến tiền lương thường được sử
dụng (mức lương cơ sở, mức lương tối thiểu vùng, lương cơ bản, tiền lương
tính đóng BHXH, lương phải nộp thuế TNCN…)
6) Chủ đề 6: Phân tích một số chính sách khuyến khích hỗ trợ lao động trong
ngành y tế đang được áp dụng hiện nay (về thời gian làm việc, phụ cấp, điều
kiện làm việc, tiêu chuẩn an toàn lao động…)

2
4.2 Phân tích tình huống

Các tình huống sẽ được phân công tại lớp

1) Tình huống 1:

Anh Nguyễn Văn T được tuyển dụng vào người giới thiệu thuốc tại Công ty cổ phần
dược phẩm A theo hợp đồng lao động thời hạn 36 tháng. Tuy nhiên, anh T được bố trí
công việc tại kho, không phù hợp theo hợp đồng đã ký kết đã được 6 tháng. Anh T đã
kiến nghị với Giám đốc công ty bố trí công việc theo đúng hợp đồng nhưng không được
giải quyết cũng không được giải thích lý do. Do đó, anh T đã nghỉ việc mà không báo
trước cho công ty A. Anh T hỏi việc tự ý nghỉ việc có bị xem là đơn phương chấm dứt
hợp đồng lao động trái pháp luật không? Tại sao?

2) Tình huống 2:

Anh Trần Văn N ký hợp đồng lao động thời hạn 03 tháng với Công ty Y. Sau khi làm
việc được 01 tháng, anh N đã nộp đơn xin nghỉ việc, 03 ngày làm việc sau khi nộp đơn,
anh N nghỉ việc. Anh Ngọc yêu cầu công ty trả lương cho những ngày làm việc và trả lại
những giấy tờ cá nhân anh đã nộp cho công ty khi ký hợp đồng. Tuy nhiên, công ty Y đã
từ chối với lý do anh N tự ý nghỉ việc không được sự đồng ý của công ty. Công ty Y từ
chối yêu cầu của anh N với lý do như vậy có đúng quy định của pháp luật không? Tại
sao?

3) Tình huống 3:

Anh Nguyễn Văn H đang làm việc tại công ty dược phẩm C theo hợp đồng lao động
thời hạn 36 tháng thì nhận được lệnh thực hiện nghĩa vụ quân sự. Tình huống này anh H
có được hoãn hợp đồng lao động theo quy định của pháp luật không? Giải thích?

4) Tình huống 4:

Chị Hoa là một nhân viên kế toán tại một Doanh nghiệp tư nhân. Ngoài công việc
này, chị nhận thêm việc quyết toán thuế cho một số cơ sở kinh doanh nhỏ lẻ khác vào
cuối tháng và có ký kết hợp đồng lao động với các cơ sở kinh doanh này. Việc chị Hoa
giao kết nhiều hợp đồng lao động có đúng quy định của pháp luật không? Giải thích?
5) Tình huống 5:

Anh Hoàng vừa được nhận vào công ty Dược phẩm làm việc ở vị trí dược sỹ đại học làm
việc tại phòng nghiên cứu phát triển. Anh Hoàng được công ty thử việc trong thời gian
02 tháng, mức lương thử việc anh Hoàng bằng 80% mức lương của công việc cho một
người chính thức. Trong trường hợp này công ty thực hiện việc thử việc có phù hợp với
quy định của pháp luật không? Giải thích?

6) Tình huống 6: Anh Hải đang là nhân viên maketing tại một công ty dược phẩm X
được công ty ký hợp đồng lao động có thời hạn 12 tháng. Sau khi hợp đồng lao động đã
hết hạn hơn 2 tháng tuy nhiên, công ty dược phẩm X vẫn chưa ký kết hợp lao động mới,
anh Hải vẫn tiếp tục làm việc cho công ty dược phẩm X. Trong trường hợp này anh Hải
có quyền và nghĩa vụ như thế nào đối với công ty? Giải thích?
HƯỚNG DẪN SEMINAR

PHÁP LUẬT ĐẠI CƯƠNG

BÀI 2: Phân tích tình huống thi hành Luật Dân sự


***

1 MỤC TIÊU

1. Tổng hợp và tóm tắt được một số nội dung cụ thể của Bộ luật dân sự
2. Vận dụng để phân tích một số tình huống liên quan đến việc thực thi luật
dân sự
3. Phát triển kỹ năng làm việc nhóm, kỹ năng quản lý công việc, kỹ năng
phân tích và giải quyết vấn đề

2 CƠ SỞ LÝ THUYẾT

1. Bộ luật Dân sự 2015


2. Các văn bản hướng dẫn thi hành Bộ luật Dân sự 2015 và các quy định khác
có liên quan.

3. TÀI LIỆU CẦN CHUẨN BỊ

- Bộ luật Dân sự 2015


- Các văn bản hướng dẫn thi hành Bộ luật Dân sự 2015 và các quy định khác
có liên quan.
Chuẩn bị trước buổi seminar:

- Sinh viên phân thành các nhóm làm việc (1 tổ chia 2 nhóm)_

o Sinh viên chia mỗi tổ thành 2 nhóm làm việc.

o Mỗi sinh viên tìm hiểu nội dung của Bộ luật Dân sự.

o Mỗi nhóm có tối thiểu một máy tính để soạn bài trình bày và trình
chiếu được trước lớp.
4. NỘI DUNG SEMINAR:

Mỗi nhóm sinh viên tiến hành thảo luận về một chủ đề được phân công và phân
tích tình huống được giao.

Các nhóm thuyết trình kết quả thảo luận:


o Tóm tắt nội dung chính các quy định về chủ đề được phân công

o Phân tích tình huống được giao, chỉ rõ căn cứ theo quy định của Bộ
luật Dân sự

- Các thành viên khác trong lớp nhận xét, đóng góp ý kiến về phần thuyết
trình của mỗi nhóm.

- Giảng viên tổng kết

5 CHỦ ĐỀ VÀ TÌNH HUỐNG SEMINAR

5.1 Chủ đề 1: Quyền nhân thân

Tình huống:

Bạn A là sinh viên đại học, sử dụng mạng xã hội Facebook, thường xuyên
chụp hình đăng lên để nhận like và comment. Một buổi sáng học kỳ 1 năm 2021,
đang trong giờ học, bạn A sử dụng điện thoại thông minh chụp hình bạn B ngồi
phía sau đang ngủ gật và đăng tải lên trang cá nhân của mình. Sau đó, nhiều bạn
học xem được để lại nhiều bình luận, trong đó có những bình luận không hay dành
cho bạn B. Bạn B cảm thấy khó chịu, yêu cầu bạn A gỡ bức ảnh đó xuống nhưng
bạn A không làm.

Việc bạn A chụp hình bạn B và đăng lên Facebook là đúng hay sai? Vì sao?
Nếu ở trong trường hợp của bạn B thì anh/chị sẽ làm gì?

5.2 Chủ đề 2: Xác lập, chấm dứt quyền sở hữu

Tình huống:
Ông B trong quá trình cải tạo ao nhà phát hiện một cái bình cổ hoa văn rất
đẹp, được xác định đó là một cổ vật thời Trần. Tin đồn lan ra, ngay lập tức có
người đến nhà ông B đặt vấn đề mua cái bình với giá 600 triệu. Tuy nhiên, vợ ông
B không đồng ý bán mà khuyên chồng phải thông báo và giao nộp chiếc bình cho
Uỷ ban nhân dân cấp xã và sau này nhận tiền thưởng.

Anh/chị có nhận xét gì về ý kiến của vợ ông B? Pháp luật quy định việc xác
lập quyền sở hữu đối với tài sản bị chôn, giấu, bị vùi lấp, chìm đắm được tìm thấy
như thế nào?
5.3 Chủ đề 3: Quy định về giao kết hợp đồng và thực hiện hợp đồng

Tình huống:

Hợp đồng vận chuyển được ký kết giữa công ty dược phẩm P và công ty vận
tải T có nội dung: hàng tuần, công ty sẽ điều một chiếc xe tải chở hàng cho từ kho
của công ty P đến phân phối cho một số cửa hàng theo các địa điểm cụ thể trong
thành phố. Tuy nhiên, trong một lần đến giờ hẹn, chiếc xe tải của công ty T đã đến
chậm giờ quy định do lái xe ngủ quên, khiến cho cửa hàng của công ty P không kịp
cung cấp hàng cho khách bị thiệt hại 10 triệu đồng.

Theo anh/chị, thiệt hại trong trường hợp này được giải quyết như thế nào?
Luật dân sự quy định thiệt hại được bồi thường do vi phạm hợp đồng như thế nào?

5.4 Chủ đề 4: Hợp đồng thuê tài sản

Tình huống:

Sinh viên B có thuê một căn chung cư mini 2 phòng ngủ với giá 3 triệu
đồng. Do còn trống một phòng, sinh viên B muốn cho một người khác thuê lại.
Việc sinh viên B cho thuê lại phòng như vậy là đúng hay sai? Một học sinh C, 15
tuổi, trọ học trên thành phố, muốn thuê lại phòng trống đó và ký hợp đồng với sinh
viên B có được không?
Trong thời hạn thuê, căn hộ chung cư xảy ra tình trạng vỡ ống nước. Sinh
viên B đã gọi người sửa chữa với mức chi phí là 2 triệu đồng. Sau đó, sinh viên B
báo cho chủ nhà và yêu cầu chủ nhà chi 2 triệu đồng. Chủ nhà không đồng ý chi
trả. Trong tình huống này, chủ nhà có phải chi trả số tiền đó hay không? Vì sao?
HƯỚNG DẪN SEMINAR

PHÁP LUẬT ĐẠI CƯƠNG

Bài 3: Phân tích tình huống thi hành luật hành chính
1 MỤC TIÊU

- Khái quát được các văn bản quy phạm pháp luật trong ngành luật hành
chính.
- Khái quát được một số nội dung chính yếu trong các văn bản quy phạm pháp
luật áp dụng trong quản lý hành chính lĩnh vực Dược và y tế.
- Vận dụng dụng các kiến thức để giải quyết một số tình huống liên quan đến
xử phạt hành chính trong lĩnh vực Dược và y tế và ban hành văn bản hành
chính.

2 CƠ SỞ LÝ THUYẾT

Luật tố tụng hành chính: Luật số 93/2015/QH13


Luật Xử lý vi phạm hành chính: Luật số 15/2012/QH13, Luật số
67/2020/QH14
Luật cán bộ, công chức: Luật số 22/2008/QH12, Luật số 52/2019/QH14
Luật viên chức: Luật số 58/2010/QH12, Luật số 52/2019/QH14
Luật Khám chữa bệnh: Luật số 40/2009/QH12
Luật Dược: Luật số 105/2016/QH13
Nghị định xử phạt hành chính trong lĩnh vực y tế 117/2020/NĐ-CP

3 TÀI LIỆU CẦN CHUẨN BỊ

- Luật tố tụng hành chính: Luật số 93/2015/QH13


- Các văn bản hướng dẫn thi hành và các quy định khác có liên quan.
Chuẩn bị trước buổi seminar:
Sinh viên cần chuẩn bị các nội dung sau:
- Chia nhóm: mỗi tổ chia 2 nhóm
- Chuẩn bị: mỗi nhóm tìm hiểu và chuẩn bị bài thuyết trình trên powerpoint về
các văn bản QPPL theo 2 nội dung: 01 văn bản QPPL liên quan ngành Luật
hành chính và 01 văn bản quy phạm pháp luật thuộc lĩnh vực hành chính
trong quản lý ngành y tế.
Gợi ý các văn bản QPPL như sau:
+ Các văn bản quy phạm pháp luật cơ bản liên quan ngành Luật hành chính:
Luật tố tụng hành chính, Luật Xử lý vi phạm hành chính, Luật cán bộ, công
chức; Luật viên chức
+ Các văn bản quy phạm pháp luật thuộc lĩnh vực hành chính trong quản lý
ngành y tế: Luật Khám chữa bệnh, Luật Dược, Nghị định xử phạt hành
chính trong lĩnh vực y tế.

4 NỘI DUNG SEMINAR:

- Các nhóm sinh viên thảo luận 30-45 phút trước khi trình bày tóm tắt các nội
dung cơ bản của các văn bản QPPL.
- Các nhóm sinh viên phân tích 01 tình huống liên quan Luật hành chính
(giảng viên phân công mỗi nhóm 01 tình huống)
- Các nhóm sinh viên soạn thảo 01 văn bản hành chính theo sự phân công của
giảng viên hướng dẫn.

5 TÌNH HUỐNG

Dựa trên các văn bản QPPL liên quan, anh/chị hãy phân tích về hành vi vi phạm thuộc
lĩnh vực hành chính (quy phạm nào điều chỉnh) trong các tình huống dưới đây.

10
5.1 Công ty TNHH dược phẩm và thiết bị y tế X báo cáo không chính xác các yếu tố
hình thành giá thuốc theo quy định của pháp luật đối với 05 hồ sơ kê khai giá thuốc.
Công ty có thể bị xử lý như thế nào?

5.2. Bạn sinh viên F cho em trai là T (14 tuổi) mượn xe máy đi và em trai T đã bị cảnh
sát giao thông dừng xe vì không đội mũ bảo hiểm khi tham gia giao thông, em trai T
gọi điện cho bạn F thông báo cảnh sát giao thông đang ra quyết định xử phạt. Bạn
sinh viên F cho rằng em trai T của mình chưa đủ tuổi sử dụng xe máy (dưới 16 tuổi)
nên không bị xử phát hành chính?
Anh/chị hãy cho biết ý kiến của bạn sinh viên F là đúng hay sai? Pháp luật quy định
như thế nào về vấn đề độ tuổi xử lý vi phạm hành chính đối với vi phạm về an ninh,
trật tự, an toàn xã hội mà không phải là tội phạm?
Với TH em trai T là người chưa thành niên vi phạm pháp luật về an ninh, trật tự, an
toàn xã hội mà không phải là tội phạm có thể áp dụng biện pháp thay thế xử lý vi
phạm hành chính hay không? Nếu có là những biện pháp nào?

5.3. Để góp phần xây dựng nếp sống văn hóa mới, xã H đã xây dựng Hương ước
(được UBND xã H phê chuẩn) trong đó có nội dung “Gia đình nào để con cái chưa đủ
tuổi thành niên hút thuốc lá, uống rượu thì sẽ bị phạt hành chính 500.000 đồng và số
tiền đó sẽ bổ xung vào quỹ chung của xã”. Quy định trên của Hương ước xã H là đúng
hay sai? Giải thích?
5.4 Anh An hiện tại đang sinh sống tại một khu chung cư. Hàng ngày khi đi làm, anh
thấy hết sức mệt mỏi vì tình trạng mất vệ sinh môi trường xung quanh khu chung cư
do tự ý đốt rác ở khu vực dân cư. Pháp luật quy định như thế nào về hành vi này và
mức xử phạt như thế nào?
5.5 Anh Yên là công chức làm việc tại cơ quan X có hành vi vi phạm kỷ luật. Thủ
trưởng cơ quan đã ra quyết định xử lý kỷ luật bao gồm hai hình thức: kéo dài thời hạn
nâng bậc lương thêm một năm và cắt thưởng cuối năm của anh Yên. Quyết định xử lý kỷ
luật đó có đúng không? Giải thích ?
6 SOẠN THẢO VĂN BẢN HÀNH CHÍNH
Các gợi ý:
- Quyết định khen thưởng nhân viên
- Quyết định bổ nhiệm trưởng phòng X cho nhân viên
- Quyết định tuyển dụng nhân viên.
- Công văn Doanh nghiệp gửi bệnh viện (giải trình về chất lượng thuốc, ngừng cung
ứng thuốc,…)
- Báo cáo của bệnh viện gửi Sở y tế/Bộ Y tế (tình hình sử dụng thuốc trúng thầu, sử
dụng thuốc gây nghiện,…)
- Biên bản (biên bản nghiệm thu, biên bản bàn giao…)
HƯỚNG DẪN SEMINAR
PHÁP LUẬT ĐẠI CƯƠNG

BÀI 4 : Phân tích tình huống thi hành


Luật hôn nhân và gia đình
***

1 MỤC TIÊU

Sau khi kết thúc buổi seminar, sinh viên có khả năng:

1. Tra cứu và hệ thống hoá được một số nội dung của các văn bản quy
phạm pháp luật trong lĩnh vực hôn nhân và gia đình.
2. Vận dụng dụng các kiến thức để giải quyết một số tình huống liên
quan đến thực thi luật Hôn nhân và gia đình.

2 CƠ SỞ LÝ THUYẾT
a. Luật Hôn nhân và gia đình 2014 số 52/2014/QH13.
b. Một số văn bản qui phạm pháp luật trong lĩnh vực hôn nhân và gia đình

3 TÀI LIỆU CẦN CHUẨN BỊ

Luật Hôn nhân và gia đình 2014 số 52/2014/QH13.


Một số văn bản qui phạm pháp luật trong lĩnh vực hôn nhân và gia đình
Chuẩn bị trước buổi seminar:
a. Tổ trưởng chia tổ thành 2 nhóm và phân công mỗi nhóm chuẩn bị trước
một chủ đề theo nội dung 4.1.
b. Mỗi nhóm sinh viên tiến hành chuẩn bị trước khi đến lớp bản tiểu luận
để thuyết trình theo chủ đề đã được phân công theo nội dung 4.1 và phân tích
tình huống theo nội dung 4.2
c. Mỗi nhóm có tối thiểu một máy tính để trình bày được trước lớp.

4 NỘI DUNG SEMINAR


- Các sinh viên trong mỗi nhóm được chỉ định báo cáo tiểu luận và trả lời
các câu hỏi tình huống
- Các thành viên khác trong lớp nhận xét và đóng góp ý kiến
- Giảng viên nhận xét, đánh giá

4.1. Các chủ đề tiểu luận

1) Chủ đề 1: Hệ thống hoá (liệt kê) các văn bản qui phạm pháp luật hiện
hành, quy định về Hôn nhân và gia đình, tóm tắt nội dung chính của các
văn bản (mỗi văn bản khoảng 10 dòng). Yêu cầu trình bày khoảng 10 văn
bản
2) Chủ đề 2: Trình bày khái quát một số quy định về sinh con bằng kỹ thuật
thụ tinh trong ống nghiệm và điều kiện mang thai hộ vì mục đích nhân
đạo.
3) Chủ đề 3:Trình bày khái quát một số quy định về các mối quan hệ hôn
nhân và gia đình có yếu tố nước ngoài.

4.2. Các câu hỏi, tình huống

1. Anh A kết hôn với chị B từ năm 2010, đến nay đã sinh được một
con trai và một con gái. Do cuộc sống gia đình khó khăn, anh A phải đi làm ăn
xa. Thời gian gần đây, chị B phát hiện anh A ngoại tình, đang chung sống với
người phụ nữ khác. Chị B muốn biết, hành vi của anh Hải có bị xử phạt không?
2. Anh X và chị Y kết hôn với nhau và có 2 người con, 01 trai và 01
gái. Sau một thời gian Anh X bị bệnh nặng và chết đột ngột không để lại di
chúc, tài sản để lại gồm có ngôi nhà 2 tầng, diện tích đất 150m2 và số tiền tiết
kiệm gửi ngân hàng 500 triệu đồng. Đến nay, mẹ của anh X muốn chia tài sản
thừa kế từ con trai, nhưng chị Y không đồng ý, cho rằng tài sản đó là tài sản
chung của vợ chồng chị nên mẹ chồng không được nhận. Hai bên xảy ra mâu
thuẫn, cãi vã. Trong trường hợp này, mẹ anh X có được nhận tài sản thừa kế
theo pháp luật không?

3. Ông Q kết hôn với bà P sinh được được 01 người con trai 17 tuổi
tên là H. Cháu H được ông bà nội cho riêng số tiền là 500 triệu đồng, hiện nay
cháu đang nhờ bố mẹ quản lý. Đang là thời gian nghỉ hè và vốn rất thích kinh
doanh nên H nói bố mẹ đưa lại tiền cho mình để kinh doanh bán hàng qua
mạng. Ông Q và bà P không đồng ý vì cho rằng cháu H còn nhỏ và số tiền này
phải do ba mẹ định đoạt. Vì vậy, giữa bố mẹ và cháu H xảy ra mâu thuẫn. H
muốn biết là pháp luật quy định về vấn đề này như thế nào để giải thích cho bố,
mẹ?
4. Anh K và chị H kết hôn được hơn 5 năm mà vẫn chưa có con. Hai
anh chị thống nhất sẽ nhờ chị X (con chú của anh K) mang thai hộ. Mọi thủ tục
đã hoàn thành, chị X đã mang thai, sau 09 tháng 10 ngày chị sinh được bé trai
nặng 3,2 kg, nhưng lúc này, vợ chồng anh K xảy ra cãi vã, mâu thuẫn nhau nên
không muốn nhận con về, đến thời gian giao con cho bên nhờ mang thai hộ,
nhưng vợ chồng anh K không đến nhận. Chị X muốn biết, trong trường hợp
này, pháp luật quy định như thế nào?
5. Anh C chung sống với chị M như vợ chồng nhưng không đăng ký
kết hôn, chị M mang thai và sinh được bé gái. Chị M đăng ký khai sinh cho con
nhưng do không đăng ký kết hôn nên không ghi họ tên cha trong giấy khai sinh
của con. Một thời gian sau, do cuộc sống quá khó khăn, vất vả, chị M bỏ đi, để
lại con cho anh C nuôi dưỡng và không liên lạc được. Đến tháng 9/2022, con đủ
tuổi đi học, anh C muốn làm thủ tục nhận con. Anh C muốn biết anh đăng ký
nhận con trong trường hợp này như thế nào?
6. Anh L và chị N kết hôn với nhau được hơn 9 năm. Ngoài tài sản
chung của vợ chồng, anh L cũng muốn có tài sản riêng của mình. Anh L muốn
biết tài sản riêng của vợ chồng là những tài sản nào?
7. Anh A và chị N kết hôn đã hơn 8 năm nhưng không có con. Hai
anh chị muốn yêu cầu được mang thai hộ. Anh A muốn hỏi cơ sở khám bệnh,
chữa bệnh nào được phép thực hiện kỹ thuật mang thai hộ vì mục đích nhân
đạo?
8. Anh M và chị U kết hôn với nhau được hơn 10 năm và có 01 con
trai và 01 con gái. Hai anh chị có ngôi nhà và diện tích đất 500m2. Một thời
gian sau, anh M làm ăn thua lỗ, nên nợ một số tiền lớn. Anh M đã thực hiện
chia tài sản chung với vợ nhằm để trốn việc trả nợ. Việc chia tài sản chung này
có được phép không?
9. Anh V và chị Y kết hôn được 5 năm mà vẫn chưa có con. Nhiều
lần anh chị đi khám và bác sĩ chẩn đoán chị Y không thể mang thai và sinh con
ngay cả khi áp dụng kỹ thuật hỗ trợ sinh sản. Vì vậy, hai vợ chồng quyết định
sẽ sinh con và nhờ người mang thai hộ. Chị Y muốn em gái của mình là người
mang thai hộ, anh V thì không đồng ý, vì muốn người ngoài mang thai hộ tránh
nhiều chuyện về sau. Hai vợ chồng xảy ra cãi vã, mâu thuẫn. Tình huống này
nên được giải quyết như thế nào?
10. Cô A đã tổ chức đám cưới nhưng chưa đăng ký kết hôn. Vài năm
sau, cô chia tay người chồng cũ và dự định kết hôn với chồng mới và đăng ký
kết hôn. Trường hợp này cô A có được cấp Giấy chứng nhận độc thân không?
Cho biết Giấy chứng nhận độc thân thường được sử dụng trong các trường hợp
nào?

You might also like