You are on page 1of 15

TẬP ĐOÀN DẦU KHÍ QUỐC GIA VIỆT NAM CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

BAN QUẢN LÝ DỰ ÁN Độc lập - Tự do - Hạnh phúc


ĐIỆN LỰC DẦU KHÍ THÁI BÌNH 2
-------------------------------------------------------
Số: /QĐ-BĐTB2 Thái Bình, ngày tháng 12 năm 2022

QUYẾT ĐỊNH
V/v: Ban hành bản Nội quy lao động của Ban QLDA
ĐLDK Thái Bình 2

TRƯỞNG BAN
BAN QUẢN LÝ DỰ ÁN ĐIỆN LỰC DẦU KHÍ THÁI
BÌNH 2

Căn cứ Bộ luật lao động số 45/2019/QH14 ngày 20/11/2019;

Căn cứ Quyết định số 825/QĐ-DKVN ngày 31/3/2011 của


của Hội đồng thành viên Tập đoàn Dầu khí Việt Nam về việc thành
lập Ban QLDA Điện lực Dầu khí Thái Bình 2;

Căn cứ Quyết định số 1029/QĐ-DKVN ngày 15/4/2011 của


Tổng giám đốc Tập đoàn Dầu khí Việt Nam về việc phê duyệt và
ban hành Quy chế tổ chức và hoạt động của Ban QLDA ĐLDK
Thái Bình 2;

Căn cứ Nghị quyết Hội nghị Người lao động năm 2021 của
Ban QLDA Điện lực Dầu khí Thái Bình 2;

Xét đề nghị của Trưởng Phòng Tổ chức Hành chính và sau


khi trao đổi thống nhất với Ban chấp hành Công đoàn Ban QLDA
Điện lực Dầu khí Thái Bình 2,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Ban hành kèm theo quyết định này bản Nội quy lao
động của Ban Quản lý Dự án Điện lực Dầu khí Thái Bình 2.

Điều 2. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký và thay thế


Quyết định số 245/QĐ-BĐTB2, ngày 25/7/2014 của Ban QLDA
ĐLDK Thái Bình 2.
Điều 3. Các Ông/Bà Phó Trưởng Ban, Kế toán trưởng,
Trường phòng chức năng thuộc Ban Quản lý Dự án Điện lực Dầu
khí Thái Binh 2 chịu trách nhiệm thi hành quyết định này./.

Nơi nhận:
- Như điều 3;

- Đảng ủy Ban QLDA (để,b/c); ~ Công đoàn, Đoàn TN (để p/h);

- Lưu VT, TCHC.

NỘI QUY LAO ĐỘNG CỦA BAN QUẢN LÝ DỰ ÁN


ĐIỆN LỰC DẦU KHÍ THÁI BÌNH 2
(Kèm theo Quyết định số: /QĐ-BĐTB2, ngày tháng năm 20)

CHƯƠNG I
NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1. Nội quy lao động của Ban QDLA ĐLDK Thái Bình 2
được xây dựng trên cơ sở Bộ Luật lao động số 45/2019/QH14 ngày
20/11/2019 của Nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam; Các quy
định của Chính phủ hướng dẫn thi hành Bộ luật Lao động và trên cơ
sờ phù hợp với đặc điểm, điều kiện hoạt động của Ban QDLA ĐLDK
Thái Bình 2.
 CBNV phải luôn ý thức bảo vệ uy tín, hình ảnh và lợi ích của Ban
QLDA.

 CBNV phải luôn tuân thủ nội quy, quy định của Ban QLDA.

 CBNV có trách nhiệm cập nhật kiến thức, nâng cao trách nhiệm,
trình độ chuyên môn trong giải quyết công việc, nỗ lực hết khả
năng nhằm mang lại hiệu quả công việc tốt nhất.
 Nghiêm túc chấp hành chỉ đạo điều hành của người quản lý trực
tiếp, chấp hành kỷ luật lao động, giữ gìn, xây dựng môi trường làm
việc hiện đại, chuyên nghiệp, chất lượng và hiệu quả.

Điều 2. Phạm vi áp dụng:


Nội quy lao động áp dụng cho toàn thể Cán bộ Công nhân viên
trong Ban Quán lý Dự án, làm việc theo các hình thức và các loại Hợp
đồng lao động, kể cả Người lao động trong thời gian thử việc, học
nghề, thực tập tại Ban QLDA Điện lực Dầu khí Thái Bình 2.

Điều 3. Phạm vi điều chỉnh:

Các hành vi khác chưa được quy định trong Nội quy lao động
này thì căn cứ vào Thỏa ước lao động tập thể, Luật lao động và các
văn bản hướng dẫn Luật lao động hiện hành.

Điều 4. Định nghĩa, các từ viết tắt trong Nội quy:

 Ban QLDA: Ban Quản lý Dự án Điện lực Dầu khí Thải Bình 2

 CBNV: Cán bộ nhân viên

 NSDLĐ: Người sử dụng lao động

 NLĐ: Người lao động

 NQLĐ: Nội quy lao động

 BHLĐ: Bảo hộ lao động

 ATLĐ: An toàn lao động

CHƯƠNG II
THỜI GIỜ LÀM VIỆC, THỜI GIỜ NGHỈ NGƠI

Điều 5. Thời giờ làm việc:


5.1 Giờ làm việc hành chính: Là giờ làm việc quy định cho khối văn
phòng
a) Buổi sáng: Từ 08 giờ 00 phút đến 12 giờ 00 phút;
b) Buổi chiều: Từ 13 giờ 00 đến 17 giờ 00.
5.2 Giờ làm việc theo ca: Là giờ làm việc của bộ phận làm việc theo ca
a) Ca sáng: Từ 08 giờ 00 đến 16 giờ 00;
b) Ca chiều: Từ 16 giờ 00 đến 24 giờ 00;
c) Ca đêm: Từ 24 giờ 00 (hôm trước) đến 08h00 (hôm sau).
5.3 Tùy theo tính chất công việc và từng giai đoạn triển khai dự án, Người
lao động được bố trí làm việc ở Phòng chức nãng/bộ phận nào thì tuân
thủ theo sự sắp xếp thời giờ làm việc và phân công của Tổ trưởng đó.
5.4 Riêng giờ làm việc của lái xe không nhất thiết theo các quy định trên
mà căn cứ theo nhu cầu thực tế của công việc trên cơ sở bảo đảm giờ
thực lái của lái xe trên xe ô tô không quá 8 giờ/ngày. Đối với cán bộ,
nhân viên làm việc ngoài hiện trường áp dụng thời gian làm việc theo
tính chất công việc thực te nhưng phải đảm bảo thời gian làm việc
không vượt quá 8 giờ/ngày hoặc không vượt quá 40 giờ/tuần.
Điều 6. Làm thêm giờ:
6.1 Căn cứ vào tình hình thực tế triển khai dự án, Lãnh đạo Ban phê duyệt
danh sách huy động Người lao động làm thêm giờ do Trưởng đơn
vị/bộ phận đề xuất, trên cơ sở các đơn vị/bộ phận đã trao đồi thống
nhất bằng văn bản với Người lao động tại đơn vị/bộ phận. Số giờ làm
thêm không quá 50% số giờ làm việc bình thường trong 1 ngày
(không vượt 4 giờ/ngày); tổng số giờ làm thêm trong tháng không
vượt quá 40 giờ/tháng và tổng thời gian làm thêm cả năm không vượt
quá 300 giờ/năm.
6.2 Người sử dụng lao động có quyền yêu cầu người lao động làm thêm
giờ vào bất kỳ ngày nào mà không bị giởi hạn về số giờ làm thêm theo
quy định tại Điều 107 của Bộ luật lao động và người lao động không
được từ chối trong trường hợp sau đây:
a) Thực hiện lệnh động viên, huy động bảo đảm nhiệm vụ quốc phòng,
an ninh theo quy định của pháp luật;

b) Thực hiện các công việc nhằm bảo vệ tính mạng con người, tài sản
của cơ quan, tổ chức, cá nhân trong phòng ngừa, khắc phục hậu quả
thiên tai, hỏa hoạn, dịch bệnh nguy hiểm và thảm họa, trừ trường hợp
có nguy cơ ảnh hường đến tính mạng, sức khỏe của người lao động
theo quy định của pháp luật vê an toàn, vệ sinh lao động.

6.3 Người lao động thực hiện theo chức năng, nhiệm vụ được giao làm
việc theo giờ hành chính, nếu chưa hoàn thành nhiệm vụ được giao thì
phải tự sắp xếp làm bù để hoàn thành công việc. Thời gian làm bù này
không được tính để thanh toán công làm thêm giờ.
Điều 7. Thời giờ nghỉ ngơi:

7.1 Nghỉ trong giờ làm việc: Ngoài thới gian được nghỉ trong giờ quy định
tại khoản 1, 2 Điều 109 BLLĐ, Người lao động làm vỉệc liên tục 1 giờ
được nghỉ tại chỗ 10 phút ( tính vào giờ làm việc), trừ các công việc
mang tính cấp thiết Người lao động phải làm việc liên tục đến hết ca.
7.2 Nghỉ chuyển ca: Người lao động làm việc theo ca, khi hết ca làm việc
được nghỉ 12 giờ trước khi chuyển sang ca làm việc khác.
7.3 Nghỉ hàng tuần:
a) Người lao động làm việc theo giờ hành chính được nghỉ hàng tuần vào
ngày Thứ Bảy và Chủ Nhật ( 2 ngày/tuần );
b) Người lao động làm việc theo ca, ngoài thời gian nghỉ chuyển ca được
bố trí nghỉ ít nhất 24 giờ liên tục trong 1 tuần.
7.4 Nghỉ phép hàng năm
a) Điều kiện được nghỉ phép hàng năm được thực hiện theo khoản 1
Điều 113-BLLĐ;
b) Lịch nghỉ phép hàng năm:
 Trưởng đơn vị/ bộ phận quản lý trực tiếp có trách nhiệm bố trí lịch
nghỉ phép cho người lao động hợp lý vào các tháng trong năm đảm
bảo không ảnh hưởng đến nhiệm vụ chung được giao; số ngày nghỉ
phép hàng năm được tính đến hết quý I của năm sau (năm liền kề).
 Người lao động có thể nghỉ nghỉ phép hàng năm thành nhiều lần hoặc
nghỉ gộp 1 năm/ lần tuỳ thuộc vào sự sắp xếp công việc và nếu được
sự chấp nhận của Trưởng đơn vị/ bộ phận quản lý trực tiếp.
c) Ngày nghỉ phép hàng năm tăng thêm theo thâm niên làm việc được áp
dụng theo Điều 114-BLLĐ. Ngoài ra, đối với người lao động có địa
chỉ cư trú ở địa bàn xa xôi, cách trụ sở làm việc (Ban QLDA) từ
200km trở lên, mỗi năm được tính thêm 01 ngày đi đường ngoài ngày
nghỉ hàng năm;
d) Tiền lương khi Người lao động nghỉ phép hàng năm:
Những ngày nghỉ phép năm (bao gồm cả ngày đi đường theo quy định
tại khoản 7.4, điểm a và c – Điều này) của Người lao động được trả
bằng ngày lương làm việc bình thường;
e) Trường hợp do thôi việc, bị mất việc làm mà chưa nghỉ hàng năm
hoặc chưa nghỉ hết số ngày nghỉ hàng năm thì được người sử dụng lao
động thanh toán tiền lương cho những ngày chưa nghỉ. Việc thanh
toán tiền lương cho những ngày nghỉ thực hiện theo quy định hiện
hành.
7.5 Nghỉ bù
Người lao động làm thêm giờ theo quy định tại các khoản 6.1, 6.2
Điều 6 thì được bố trí nghỉ bù để đảm bảo sức khoẻ, cứ 01 ngày làm
thêm được bố trí 01 ngày nghỉ bù. Trường hợp Ban QLDA không thể
bố trí nghỉ bù thì Người sử dụng lao động thanh toán bằng tiền cho số
ngày làm thêm Người lao động.

CHƯƠNG III
TRẬT TỰ NƠI LÀM VIỆC

Điều 8. Quy định nơi làm việc:


8.1 CBNV phải giữ gìn sạch sẽ nơi làm việc, sắp xếp tài liệu gọn gàng
đúng nơi quy định; xả/bỏ rác thải vào đúng nơi quy định.
8.2 Không hút thuốc lá trong phòng làm việc, khu vực làm việc chung và
tại các khu vực có biển cấm hút thuốc lá trong Ban QLDA.
8.3 CBNV kịp thời báo cáo quản lý trực tiếp và Phòng TCHC khi phát
hiện bệnh lây nhiêm có thê gây nguy hiêm và ảnh hưởng đên sức khoẻ
của người khác.
8.4 Không khuyến khích mang tài sản cá nhân vào trụ sở làm việc và Ban
QLDA không chịu trách nhiệm về sự mất mát tài sản cá nhân trong
phạm vi trụ sở làm việc.
8.5 Khi khách đến làm việc, nhân viên lễ tân hướng dẫn vào khu vực tiếp
khách, phục vụ nước uống. Sau đó thông báo cho các cá nhân, bộ
phận có liến quan làm việc.
8.6 CBNV đã nghỉ việc khi đến Ban QLDA liên hệ công tác được xem là
khách đến làm việc và thực hiện như quy định ở khoản 8.5 điều này.
8.7 Nghiêm cấm quấy rối tình dục hoặc bất cứ hành vi quấy rối nào khác
hoặc phân biệt đối xử đối với đồng nghiệp. .
Điều 9. Tác phong làm việc:
9.1 Trang phục làm việc của CBNV làm việc tại khối văn phòng phải gọn
gàng, lịch sự, sạch sẽ (Nam: áo sơ mi, quần Âu - sơ vin, Nữ: áo có
tay/áo len, áo vest, quần dài/ váy với chiều dài tối thiểu đến gối; cả
nam và nữ đều phải đi giày/dép sandal gọn gàng, lịch sự).
9.2 CBNV khi tham gia giám sát công trường phải mặc trang mục bảo hộ
lao động.
9.3 CBNV khi đi dự các cuộc hội thảo, hội nghị, hoặc tham gia tiếp xúc
với đối tác tuỳ theo hoàn cảnh mà sử dụng trang phục cho phù hợp,
nhưng phải đảm bảo gọn gàng, lịch sự. Khi dự hội nghị/hội thảo,
CBNV phải thực hiện tác phong, văn hóa doanh nghiệp (đên trước giờ
khai mạc ít nhât 5 phút đê đợi người chủ trì, khi người chủ trì có mặt,
tất cả phải đứng dậy chào/vỗ tay hoan ngênh; trong khi hội nghị phải
để điện thoại ở chế độ im lặng, khi có cuộc gọi cần thiết phải xin phép
ra ngoài để nghe, tránh làm ảnh hưởng đến người khác).

9.4 Trong giờ làm việc, người lao động phải có mặt tại địa điểm làm việc
theo quy định, không được làm bất cứ việc riêng nào ngoài công việc
được giao.

9.5 Không được vắng mặt tại trụ sở làm việc nếu không có lý do chính
đáng và phải thông báo cho cấp trên biết mỗi khi ra ngoài công tác.

9.6 Trong giờ làm việc CBNV không được làm việc riêng, tán gẫu, chơi
bài, chơi điện tử; đi lại, trao đổi gây ồn ào ảnh hưởng tới các đồng
nghiệp khác.

9.7 CBNV không được hút thuốc lá, uống bia, rượu trong giờ làm việc (kể
cả nghỉ giữa ca) hoặc đến nơi làm việc trong tình trạng say xỉn.

9.8 Người lao động làm việc theo ca, trước khi rời ca phải có trách nhiệm
bàn giao công việc cho người làm ca sau đến thay thế.
Điều 10. Thái độ, hành vi ứng xử:

10.1 Với cấp quản lý cao hơn:

 Không được có thái độ, hành vi, phát ngôn thiếu tôn trọng gây mất trật
tự trong Ban và ảnh hưởng đến uy tín của cấp quản lý cao hơn.

 Với cán bộ quản lý trực tiếp: Khi thực hiện công việc phải tuân theo
chỉ đạo của cán bộ quản lý trực tiếp (ngoại trừ trường hợp mệnh lệnh
của cấp trến vi phạm pháp luật, hoặc nếu thi hành chắc chắn sẽ gây sự
cố tai nạn. Trong trường hợp này NLĐ phải chịu hoàn toàn trách
nhiệm nếu hành vi không tuân thủ mệnh lệnh của mình là sai).

10.2 Với đồng nghiệp:

 Phải hỗ trợ nhau thực hiện công việc. Giao tiếp nhã nhặn, có tinh thần
hợp tác, tác phong, thái độ đúng mực, không xúc phạm đến nhân
phẩm, dạnh dự của người khác.

 Không được có thái độ, hành vi chia rẽ làm mất đoàn kết nội bộ, mất
uy tín của đồng nghiệp.

10.3 Với Nhà thầu/đối tác:

 Phải có thái độ cởi mở, lịch sự với nhà thầu/đối tác; lắng nghe ý kiến
và cố gắng giải quyết các yêu cầu chính đáng của họ.

 Không được đòi hỏi hoặc nhận tiền hoa hồng của mọi đối tượng có
liên quan đến hoạt động của Ban QLDA.

CHƯƠNG IV
AN TOÀN LAO ĐỘNG - VỆ SINH LAO ĐỘNG

Điều 11. Các quy định về an toàn lao động khi sừ dụng máy
móc:

11.1 Người lao động phải tuân thủ các nội quy, quy trình vận hành các loại
máy, thiết bị và các biện pháp làm việc an toàn lao động, vệ sinh lao
động và bảo vệ môi trường.
11.2 CBNV Ban QLDA phải tuân thủ các quy trình, quy phạm các tiêu
chuẩn về an toẳn lao động.

11.3 Nơi làm việc nếu có yếu tố độc hại phải được Ban QLDA kiểm tra
định kỳ để xác định các yếu tố độc hại. Khi có hiện tượng bất thường
phải kiểm tra và có biện pháp xử lý ngay. Lập hồ sơ lưu giữ và theo
dõi đúng quy định.

11.4 Định kỳ, Ban QLDA tổ chức khám sức khoẻ định kỳ cho người lao
động mỗi năm/1 lần; riêng lao động nữ được khám chuyên khoa;
ngoài ra, Ban QLDA thực hiện phun thuốc diệt muỗi, côn trùng phòng
dịch tại khu nhà ờ, nhà làm việc.

Điều 12. Phòng ngừa tai nạn lao động:

12.1 Trường hợp khi làm việc trực tiếp với máy móc, thiết bị phát hiện có
nguy cơ gây tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, CBNV phải báo kịp
thời với người có trách nhiệm để có biện pháp khắc phục.

12.2 CBNV được quyền từ chối làm việc hoặc chủ động rời khỏi nơi làm
việc khi thấy có nguy cơ xảy ra tai nạn lao động đe dọa tính mạng cho
tới khi nguy cơ được khắc phục nhưng phải hoàn toàn chịu trách
nhiệm về quyết định của mình đông thời phải báo cáo ngay cho người
phụ trách biêt.

12.3 CBNV có bệnh, mệt mỏi được phép đề nghị xin nghỉ để đảm bảo an
toàn cho người và máy móc thiêt bị, cán bộ có trách nhiệm trực tiêp
giải quyêt hợp tình hợp lý. Trường hợp ốm đau, bệnh nặng phải báo
Lãnh đạo Ban QLDA để đưa CBNV đi cấp cứu kịp thời.

Điều 13. Vệ sinh lao động:

13.1 CBNV được giao quản lý máy móc, thiết bị, công cụ dụng cụ, tài sản
của Ban QLDA phục vụ công tác phải có trách nhiệm giữ gìn sạch sẽ,
bảo trì đúng hướng dẫn của nhà chế tạo, nhằm bảo đảm tuổi thọ và
tính năng làm việc của máy móc, thiết bị. Các CBNV khác dù không
được giao quản lý máy móc, thiết bị, công cụ, tài sản cụ thể, nhưng
vẫn phải có ý thức trách nhiệm và hành động bảo vệ, bảo quản máy
móc, thiết bị, công cụ dụng cụ, tài sản của Ban QLDA trong các
trường hợp cần thiết.

13.2 CBNV Ban QLDA phải có trách nhiệm cao nhất thực hành tiết kiệm
chi phí cho Ban QLDA, kể từ việc sử dụng các vật dụng trong nhà vệ
sinh (WC), vật dụng- văn phòng phẩm, điện, nước, các thiết bị, dụng
cụ khác,… v.v của Ban QLDA.
Điều 14. Những quy định an toàn lao động mà Người lao động
phải thực hiện:

14.1 Người lao động phải nghiêm túc tham dự đầy đủ và đúng thời gian
quy định của các khóa học, huấn luyện ve an toàn lao động, quy trình
vận hành máy móc, thiết bị, phòng cháy chữa cháy. Tham gia diễn tập
phòng cháy chữa cháy, an toàn lao động và ứng phó khi xảy ra sự cố
theo sự phân công của người có trách nhiệm.

14.2 Tuyệt đối không mang vào cơ quan, đơn vị công tác các chất gây
cháy, nổ, độc hại, vũ khí, dụng cụ nguy hiểm khác.

14.3 Khi làm các công việc bắt buộc phải thực hiện quy định an toàn bảo
hộ lao động, người lao động phải sử dụng các thiết bị, phương tiện và
trang phục bảo hộ lao động đầy đủ.

14.4 Tuân thủ triệt để các bàng báo quy định, chỉ dẫn về an toàn lao động,
quy trình vận hành thiết bị máy móc, phòng chống cháy nổ được treo
trong phạm vi cơ quan, đơn vị công tác.

14.5 Khi sử dụng các loại máy móc, thiết bị phải tuân thủ các quy trình vận
hành an toàn máy móc, thiết bị làm việc và các quy phạm, tiêu chuẩn
an toàn lao động. Cán bộ kỹ thuật chịu trách nhiệm kiểm tra, tổ chức
thực hiện chế độ bảo dưỡng, bảo trì máy móc, thiết bị trong cơ quan,
đơn vị công tác theo lịch trình quy định và hướng dẫn cách sử dụng,
vận hành an toàn cho người được phân công sử dụng, vận hành.

14.6 Không tự ý sử dụng, vận hành máy móc, thiết bị, vật tư khi không
được phép hoặc không rõ cách thức sử dụng, vận hành; nếu không
hiểu rõ hoặc có nghi ngờ vê mức độ an toàn thì phải hỏi hoặc báo cáo
ngay với người có trách nhiệm.

14.7 Khi phát hĩện các hiện tượng bất thường trong lúc vận hành trang thiết
bị, máy móc hoặc cá nhân thao tác không an toàn, không tuân thủ quy
trình vận hành, an toàn lao động thì phải báo cáo ngay với người có
trách nhiệm để kịp thời đỉều chỉnh, phòng ngừa tai nạn xảy ra.

14.8 Khi thấy rõ có nguy cơ xảy ra tai nạn lao động đe dọa nghiêm trọng
đến tính mạng, sức khỏe, thì người lao động phải ngưng ngay công
việc đang iàm hoặc rời bỏ nơi làm việc và báo ngay cho người phụ
trách trực tiếp. Tuyệt đối không tiếp tục làm công việc đó hoặc quay
trở lại nơi làm việc đó nếu nguy cơ vẫn chưa được khắc phục.

14.9 Phải nắm vững quy trình phòng cháy chữa cháy, biết rõ nơi đe thiết bị
chữa cháy và sử dụng thành thạo thiết bị khi xảy ra cháy.

14.10 Không được tự ý kích hoạt hệ thống báo cháy khi không có cháy.

14.11 Khi xảy ra tai nạn lao động, những người lao động còn lại có trách
nhiệm khẩn trương thực hiện quy trình sơ cấp cứu theo huấn luyện và
theo quý định, đồng thời báo cáo ngay với cán bộ quản lý có trách
nhiệm để kịp thời có biện pháp xử lý, đảm bảo tính mạng, sức khỏe
của người bị tai nạn lao động.

CHƯƠNG V
BẢO VỆ TRANG THIẾT BỊ, TÀI SẢN, TÀI LIỆU MẬT

Điều 15. Người lao động làm việc trong Ban phải có trách nhiệm
giữ gìn, bảo vệ tài sản chung. Không được co tình làm hư hỏng, giảm tuổi
thọ hoặc làm mất thiết bị, máy móc, vật tư, dụng cụ sản xuất, dụng cụ hành
chính, sản phẩm hoặc các thiết bị văn phòng.
Điều 16. Người lao động được giao quản lý, sử dụng các thiết bị,
vật tư, công cụ lao động thì phải có trách nhiệm trực tiếp với các tài sản đó.
Nếu để người khác hoặc tự mình làm hư hỏng, mất mát thì người quản lý
trực tiếp phải chịu trách nhiệm bồi thường vật chất, tùy theo điều kiện và
mức độ cụ thể còn bị xử lý kỷ luật theo quy định tại Nội quy này hoặc truy
cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của Pháp luật.

Điều 17. Người lao động phải có trách nhiệm quản lý và sử dụng
các loại vật tư, văn phòng phẩm đúng định mức tiêu hao và định mức thời
gian sừ dụng quy định; đồng thời phải chịu trách nhiệm về lượng vật tư, văn
phòng phẩm vượt định mức và quản lý, sử dụng vượt định mức cho phép;
phải có ý thức phấn đấu hạ thấp tỷ lệ hao hụt của vật tư văn phòng phẩm.

Điều 18. Người lao động không được cung cấp bất cứ số liệu, tài
liệu mật, phần mềm, dự án, thiết kế kỹ thuật, dự toán, phim, ảnh và các
thông tin khác có liên quan đến dự án và các hoạt động khác của Ban
QLDA cho các tổ chức và cá nhân ngoài Ban.

Điều 19. Quy định về tài liệu mật:

19.1 Công văn, tài liệu có đóng dấu “Mật” do các cơ quan quản lý Đảng
và Nhà nước chuyển đen.

19.2 Tin, hồ sơ, tài liệu về đấu thầu, xét thầu các dự án đầu tư đang trong
quá trình xem xét chưa công bố.

19.3 Tài liệu thiết kế, xây dựng các công trình thuộc dự án đã được phê
duyệt chưa công bố.

19.4 Phương án, kế hoạch bảo vệ an ninh, an toàn các công trình trọng
điểm.

19.5 Tin, tài liệu về chọn đói tác; quá trình đàm phán; kết quả đàm phán
và nội dung các Họp đồng; nội dung các thỏa thuận thương mạỉ có
được trong quá trình triển khai Họp đồng đã ký kết với các đối tác
trong và ngoài nước chưa công bố.

19.6 Tài liệú kinh tế - khoa học - kỹ thuật do các đối tác nước ngoài
chuyển giao cho Ban QLDA mà theo yêu cầu của Bên giao không
được tiết lộ cho Bên thứ ba.

19.7 Quyết định của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền về kế hoạch,
phương án kiểm tra vụ việc vi phạm pháp luật nghiêm trọng trong
hoạt động có liên quấn đến dự án NMNĐ Thái Bình 2 chưa công
bố.

19.8 Tin, tài liệu về các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước liên quan
đến hoạt động xây dựng dự án NMNĐ Thái Bình 2 có dấu hiệu vi
phạm pháp luật Việt Nam đang trong quá trình theo dõi, điều tra.

19.9 Tài liệu thiết kế kỹ thuật mạng máy tính nội bộ; mã khóa, mật khẩu,
các quy ước về đảm bảo an ninh mạng máy tính nội bộ của Ban
QLDA.

19.10 Hồ sơ, tài liệu, kết quả thanh tra và giải quyết đợn thứ khiếu nại, tố
cáo đang trong giai đoạn kiểm tra, xác minh hoặc đã kết luận nhưng
chưa công bố.

19.11 Phương án tổ chức bộ máy, điều chuyển, sắp xép và quy hoạch cán
bộ; Hồ sơ cán bộ và quy hoạch cán bộ Lãnh đạo chủ chót của Ban
QLDA.

Điều 20. Người lao động được giao quản lý hồ sơ, tài liệu, hóa
đơn, chứng từ, tiền mặt phải có trách nhiệm bảo quản và bảo vệ chu đáo.
Nếu để mất mát, hư hỏng, mua bán và lộ thông tin ra ngoài thì phải chịu
trách nhiệm và bị xử lý kỷ luật theo quy định hiện hành của Ban QLDA,
Tập đoàn và pháp luật của Nhà nước.

CHƯƠNG VI. ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH

Điều 21. Nội quy lao động này sẽ được áp dụng kết hợp với Thỏa ước
lao động tập thể, các nội quy, quy định khác của Ban QLDA và được sửa đổi, bồ
sung phù họp với tình hình thực tế và các thay đổi tương ứng của Pháp luật về kỷ
luật lao động và trách nhiệm vật chất.

Điều 22. Việc chấp hành Nội quy lao động của CBNV sẽ là một trong
những tiêu chí quan trọng để các Phòng chức năng quản lý CBNV, định kỳ xem xét
đánh giá phẩm chất của CBNV thuộc đơn vị mình và xét thưởng/thi đua các hình
thức theo quy định của Ban QLDA. CBNV vi phạm Nội quy lao động này thì tùy
mức độ mà xử lý kỷ luật hoặc phân loại, xếp loại cán bộ theo quy định của Ban
QLDA.

Lãnh đạo các Phòng chức năng có trách nhiệm hướng dẫn, theo dõi
kiểm tra, đôn đốc Người lao động thực hiện đúng những quy định tại Nội quy lao
động này.
Điều 23. Trong quá trình áp dụng Nội quy lao động này vào hoạt động
điều hành của Ban QLDA, CBNV thuộc Ban QLDA có trách nhiệm nghiên cứu,
tiếp tục góp ý, bổ sung trình Lãnh đạo Ban QLDA xem xét cập nhật, sao cho nội
dung Nội quy lao động đạt được các mục tiêu “nghiêm minh hơn, kỷ cương hơn,
tích cực hơn, thúc đẩy tiến độ dự án phát triển hơn”.

Điều 24. Việc sửa đổi, bổ sung các nội dung trong Nội quy lao động
này được thực hiện theo quyết định của Trưởng Ban QLDA trên cơ sở tuân thủ các
quy định của pháp luật hiện hành.

Điều 25. Tất cả Người lao động, CBNV thuộc Ban QLDA (kể cả
những người được tiếp nhận vào làm việc sau thời điểm Nội quy lao động này có
hiệu lực) có trách nhiệm đọc, hiểu và thực hiện nghiêm túc, đầy đủ toàn bộ các nội
dung của Nội quy lao động này.

You might also like