You are on page 1of 2

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

QUY CHẾ NGHỈ PHÉP


Điều 1: Phạm vi và đối tượng áp dụng

1. Phạm vi: Quy định này quy định về thời giờ làm việc, nghỉ lễ, nghỉ việc riêng của
nhân viên Công ty.
2. Đối tượng áp dụng: Các nhân viên thuộc Công ty.

Điều 2: Quy định về nghỉ lễ, nghỉ việc riêng được hưởng nguyên lương

1. Nghỉ lễ, Tết

Người lao động được nghỉ làm việc, hưởng nguyên lương trong những ngày lễ, Tết sau
đây:

a. Tết Dương lịch: 1 ngày (ngày 1/1 dương lịch);

b. Tết Âm lịch: 5 ngày;

c. Ngày Chiến thắng: 1 ngày (ngày 30/4 dương lịch);

d. Ngày Quốc tế lao động: 1 ngày (ngày 1/5 dương lịch);

e. Quốc khánh: 2 ngày (ngày 2/9 dương lịch và 1 ngày liền kề trước hoặc sau);

f. Ngày Giỗ Tổ Hùng Vương: 1 ngày (ngày 10/3 âm lịch).

Lao động là người nước ngoài làm việc tại Việt Nam ngoài các ngày nghỉ nêu trên còn
được nghỉ thêm 1 ngày Tết cổ truyền dân tộc và 1 ngày Quốc khánh của nước họ.

2. Nghỉ hằng năm

Người lao động làm việc đủ 12 tháng cho một người sử dụng lao động thì được nghỉ hằng
năm, hưởng nguyên lương theo hợp đồng lao động như sau:

a. 12 ngày làm việc đối với người làm công việc trong điều kiện bình thường;
b. 14 ngày làm việc đối với người lao động chưa thành niên, lao động là người khuyết
tật, người làm nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm;

c. 16 ngày làm việc đối với người làm nghề, công việc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy
hiểm.

Điều 114 quy định, cứ đủ 5 năm làm việc cho một người sử dụng lao động thì số ngày
nghỉ hằng năm của người lao động theo quy định tại khoản 1 Điều 113 của Bộ luật này
được tăng thêm tương ứng 1 ngày.

3. Nghỉ việc riêng

Người lao động được nghỉ việc riêng mà vẫn hưởng nguyên lương và phải thông báo với
người sử dụng lao động trong trường hợp: Kết hôn được nghỉ 3 ngày.

Điều 3: Quy định về thời gian làm việc

a. Không ăn sáng tại nơi làm việc

b. Không đi làm muộn sau 8:30

c. Đi làm muộn sau 8:30 không thông báo trước vì bất cứ lý do nào, sau 3 lần sẽ sẽ bị trừ
1 ngày công.

d. Người lao động phải được người quản lý trực tiếp chấp thuận trước nếu muốn về sớm
hoặc ra ngoài vì mục đích cá nhân trong giờ làm việc.

e. Trong trường hợp đến trễ hoặc xin nghỉ phép 1 ngày, người lao động phải thông báo
cho người quản lý trực tiếp trước 1 ngày.

f. Trong trường hợp xin nghỉ phép từ 2 ngày trở lên, người lao động phải thông báo cho
quản lý trực tiếp và Giám đốc trước 1 ngày.
Điều 4: Báo cơm
a. Đối với Fulltime: Mặc định ăn, báo cắt khi không ăn.
b. Đối với Thực tập: Cuối tuần tích sổ ăn cho cả tuần sau.
c. Đối với Part-time: Tích sổ ăn hoặc liên lạc qua zalo cho Chị Diệu.
d. Báo cắt cơm liên lạc Zalo cho chị Diệu trước 21h tối hôm trước.

You might also like