You are on page 1of 3

4.

Luật lao động :


*Khái niệm : 
Kỉ luật lao động là những quy định có tính bắt buộc về việc tuân theo thời gian, công
nghệ và điều hành sản xuất kinh doanh được thể hiện trong nội quy lao động nhằm
bảo đảm trật tự tại đơn vị sử dụng lao động.

*Nội quy :
-Nội quy lao động là những quy định về kỷ luật lao động mà người lao động phải thực
hiện khi làm việc tại doanh nghiệp; quy định việc xử lý đối với người lao động có
hành vi vi phạm kỷ luật lao động; quy định trách nhiệm vật chất đối với người lao
động vi phạm kỷ luật làm thiệt hại tài sản của Công ty.
-Áp dụng đối với tất cả mọi người lao động làm việc trong doanh nghiệp theo các hình
thức và các loại hợp đồng lao động, kể cả người lao động trong thời gian thử việc, học
nghề.
(1) Thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi: quy định thời giờ làm việc bình thường
trong 01 ngày, trong 01 tuần; ca làm việc; thời điểm bắt đầu, thời điểm kết thúc ca làm
việc; làm thêm giờ (nếu có); làm thêm giờ trong các trường hợp đặc biệt; thời điểm
các đợt nghỉ giải lao ngoài thời gian nghỉ giữa giờ; nghỉ chuyển ca; ngày nghỉ hằng
tuần; nghỉ hàng năm, nghỉ việc riêng, nghỉ không hưởng lương;
(2) Trật tự tại nơi làm việc: quy định phạm vi làm việc, đi lại trong thời giờ làm việc;
văn hóa ứng xử, trang phục; tuân thủ phân công, điều động của người sử dụng lao
động;
(3) An toàn, vệ sinh lao động tại nơi làm việc: trách nhiệm chấp hành các quy định,
nội quy, quy trình, biện pháp bảo đảm về an toàn, vệ sinh lao động, phòng chống cháy
nổ; sử dụng và bảo quản các phương tiện bảo vệ cá nhân, các thiết bị bảo đảm an toàn,
vệ sinh lao động tại nơi làm việc; vệ sinh, khử độc, khử trùng tại nơi làm việc;
(4) Phòng, chống quấy rối tình dục tại nơi làm việc; trình tự, thủ tục xử lý hành vi
quấy rối tình dục tại nơi làm việc: người sử dụng lao động quy định về phòng, chống
quấy rối tình dục theo quy định tại Điều 85 Nghị định 145/2020/NĐ-CP;
(5) Bảo vệ tài sản và bí mật kinh doanh, bí mật công nghệ, sở hữu trí tuệ của người sử
dụng lao động: quy định danh mục tài sản, tài liệu, bí mật công nghệ, bí mật kinh
doanh, sở hữu trí tuệ; trách nhiệm, biện pháp được áp dụng để bảo vệ tài sản, bí mật;
hành vi xâm phạm tài sản và bí mật;
(6) Trường hợp được tạm thời chuyển người lao động làm việc khác so với hợp đồng
lao động: quy định cụ thể các trường hợp do nhu cầu sản xuất, kinh doanh được tạm
thời chuyển người lao động làm việc khác so với hợp đồng lao động theo quy định tại
khoản 1 Điều 29 của Bộ luật Lao động;
(7) Các hành vi vi phạm kỷ luật lao động của người lao động và các hình thức xử lý
kỷ luật lao động; quy định cụ thể hành vi vi phạm kỷ luật lao động; hình thức xử lý kỷ
luật lao động tương ứng với hành vi vi phạm;
(8) Trách nhiệm vật chất: quy định các trường hợp phải bồi thường thiệt hại do làm hư
hỏng dụng cụ, thiết bị hoặc có hành vi gây thiệt hại tài sản; do làm mất dụng cụ, thiết
bị, tài sản hoặc tiêu hao vật tư quá định mức; mức bồi thường thiệt hại tương ứng mức
độ thiệt hại; người có thẩm quyền xử lý bồi thường thiệt hại;
(9) Người có thẩm quyền xử lý kỷ luật lao động: người có thẩm quyền giao kết hợp
đồng lao động bên phía người sử dụng lao động quy định tại khoản 3 Điều 18 của Bộ
luật Lao động hoặc người được quy định cụ thể trong nội quy lao động.

*Hình thức xử phạt : 


Có 4 hình thức xử lý khi NLĐ có hành vi vi phạm qui định, bao gồm:
• Khiển trách - Có thể xem khiển trách là hình thức xử lý kỷ luật lao động nhẹ nhất,
được áp dụng để nhắc nhở người lao động có hành vi vi phạm lần đầu với mức độ
nhẹ.
• Kéo dài thời hạn nâng lương không quá 6 tháng - Hình thức xử lý kỷ luật này
được áp dụng đối với trường hợp người lao động có hành vi vi phạm nghiêm trọng
hơn so với các trường hợp khiển trách.
• Cách chức - Cách chức là việc người có thẩm quyền, người sử dụng lao động ra
quyết định cho người được bổ nhiệm đang giữ một vị trí nhất định thôi không giữ
chức vụ đó nữa do vi phạm nội quy (hành vi vi phạm có mức độ nghiêm trọng hơn
trong trường hợp khiển trách và kéo dài thời hạn nâng lương không quá 06 tháng) lao
động thuộc phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của người đó, không còn xứng đáng với sự
tín nhiệm và trách nhiệm được giao. Cách chức chỉ đối với người có chức vụ và không
có thời hạn.
• Sa thải – Hình thức xử lý nặng nhất, chấm dứt quan hệ lao động, chấm dứt nguồn
kinh tế của người lao động và đôi khi ảnh hưởng tới tâm lý, nhân cách, uy tín của
người lao động.
Vì hình thức kỷ luật sa thải là hình thức xử phạt nặng nhất nên được người sử dụng
lao động áp dụng trong trường hợp sau đây:
o NLĐ có hành vi trộm cắp, tham ô, đánh bạc, cố ý gây thương tích, sử dụng ma túy
tại nơi làm việc.
o NLĐ có hành vi tiết lộ bí mật kinh doanh, bí mật công nghệ, xâm phạm quyền sở
hữu trí tuệ của người sử dụng lao động, có hành vi gây thiệt hại nghiêm trọng hoặc đe
dọa gây thiệt hại nghiêm trọng về tài sản, lợi ích của người sử dụng lao động hoặc
quấy rối tình dục tại nơi làm việc được quy định trong nội quy lao động.
o NLĐ bị xử lý kỷ luật kéo dài thời hạn nâng lương hoặc cách chức mà tái phạm trong
thời gian chưa xóa kỷ luật.
o NLĐ tự ý bỏ việc 5 ngày cộng dồn trong thời hạn 30 ngày hoặc 20 ngày cộng dồn
trong thời hạn 365 ngày tính từ ngày đầu tiên tự ý bỏ việc mà không có lý do chính
đáng.
Trường hợp được coi là có lý do chính đáng bao gồm thiên tai, hỏa hoạn, bản thân,
thân nhân bị ốm có xác nhận của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền và
trường hợp khác được quy định trong nội quy lao động.
Bộ luật Lao động năm 2019 quy định không được xử lý kỷ luật lao động đối với NLĐ
đang trong thời gian: Nghỉ ốm đau, điều dưỡng; nghỉ việc được sự đồng ý của người
sử dụng lao động; đang bị tạm giữ, tạm giam; đang chờ kết quả của cơ quan có thẩm
quyền điều tra xác minh và kết luận đối với hành vi trộm cắp, tham ô, đánh bạc, cố ý
gây thương tích, sử dụng ma túy tại nơi làm việc, tiết lộ bí mật kinh doanh, bí mật
công nghệ, xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ. Người sử dụng lao động không được xử lý
kỷ luật lao động đối với lao động nữ mang thai; lao động nghỉ thai sản, nuôi con dưới
12 tháng. Không xử lý kỷ luât lao động đối với NLĐ vi phạm kỷ luật lao động trong
khi mắc bệnh tâm thần hoặc một bệnh khác làm mất khả năng nhận thức hoặc khả
năng điều khiển hành vi của mình.

*Trách nhiệm vật chất ( bồi thường thiệt hại):


2 trường hợp
❖ Người lao động bồi thường thiệt hại
• NLĐ làm hư hỏng dụng cụ, thiết bị hoặc có hành vi khác gây thiệt hại tài sản của
NSDLĐ.
• NLĐ làm mất dụng cụ, thiết bị, tài sản của NSDLĐ hoặc tài sản khác do NSDLĐ
giao hoặc tiêu hao vật tư quá định mức cho phép thì phải BTTH một phần hoặc toàn
bộ theo thời giá thị trường;
• Trường hợp có hợp đồng trách nhiệm thì phải bồi thường theo hợp đồng trách nhiệm
• Người lao động bị sa thải do có hành vi trộm cắp hoặc có hành vi gây thiệt hại
nghiêm trọng hoặc đe doạ gây thiệt hại đặc biệt nghiêm trọng về tài sản của người sử
dụng lao động có thể đồng thời bị người sử dụng lao động yêu cầu bồi thường thiệt
hại.
❖ Người lao động không bồi thường thiệt hại
Thiệt hại cho NSDLĐ là do do thiên tai, hoả hoạn, địch họa, dịch  bệnh, thảm họa, sự
kiện xảy ra khách quan không thể lường trước được và không thể khắc phục được mặc
dù đã áp dụng mọi biện pháp cần thiết và khả năng cho phép

You might also like