You are on page 1of 7

BỘ ĐỀ THI VẤN ĐÁP MÔN LUẬT HÌNH SỰ 1

CHƯƠNG 1. KHÁI NIỆM, NHIỆM VỤ, NGUYÊN TẮC, HIỆU LỰC CỦA
LUẬT HÌNH SỰ VIỆT NAM
1. Nguồn của Luật Hình sự là gì? Trình bày các loại nguồn của Luật hình sự?
2. Trình bày khái niệm Luật hình sự? phân biệt Luật hình sự và đạo luật hình sự?
3. Trình bày nội dung của phương pháp quyền uy? Tại sao Nhà nước sử dụng
phương pháp quyền uy để điều chỉnh quan hệ pháp luật hình sự?
4. Tại sao nói Luật hình sự là một ngành luật độc lập trong hệ thống pháp luật
Việt Nam?
5. Đối tượng điều chỉnh của Luật hình sự Việt Nam là gì? Hãy trình bày cấu thành
của quan hệ xã hội là đối tượng điều chỉnh của Luật hình sự Việt Nam?
6. Trình bày nội dung hiệu lực theo không gian của Luật hình sự Việt Nam? Khi
nào hành vi phạm tội được coi là thực hiện trên lãnh thổ Việt Nam?
7. Trình bày nội dung hiệu lực theo thời gian của Luật hình sự Việt Nam? Cho ví
dụ minh hoạ về hiệu lực theo thời gian của BLHS Việt Nam?
8. Trình bày cấu tạo của Bộ Luật hình sự Việt Nam?
9. Phân tích nguyên tắc hành vi trong Luật hình sự?
10. Phân tích nguyên tắc có lỗi trong Luật hình sự?
11. Thế nào là hiệu lực hồi tố? Cho biết Bộ luật hình sự Việt Nam có hiệu lực hồi
tố không? Tại sao?

CHƯƠNG 2. TỘI PHẠM – CẤU THÀNH TỘI PHẠM


1. Tội phạm là gì? Hãy trình bày phân loại tội phạm theo BLHS hiện hành?
2. Trình bày khái niệm dấu hiệu của tội phạm? Tội phạm bao gồm những dấu hiệu
nào?
3. Phân loại tội phạm là gì? hãy cho biết cơ sở phân loại tội phạm và căn cứ để
xác định loại tội phạm theo quy định tại Khoản 1 Điều 8 Bộ luật hình sự 2015
(Sửa đổi bổ sung năm 2017)
4. Tại sao nói tính nguy hiểm cho xã hội là đặc điểm cơ bản của tội phạm và
mang tính khách quan?
5. Cấu thành tội phạm là gì? Hãy trình bày các cách phân loại cấu thành tội phạm.
6. Cấu thành tội phạm bao gồm những yếu tố nào? Trình bày khái quát mặt chủ
quan của tội phạm?
7. Trình bày khái quát các yếu tố cấu thành tội phạm? Phân biệt khách thể của tội
phạm với đối tượng tác động của tội phạm?
8. Khách thể của tội phạm là gì? Phân biệt khách thể của tội phạm với đối tượng
điều chỉnh của LHS?
9. Mặt chủ quan của tội phạm là gì? Phân tích yếu tố lỗi trong cấu thành tội
phạm?
10. Lỗi trong mặt chủ quan của tội phạm là gì? Một người sẽ bị coi là có lỗi khi
nào? Có bao nhiêu hình thức lỗi?
11. Hậu quả nguy hiểm cho xã hội của tội phạm là gì? Hậu quả nguy hiểm của tội
phạm có phải là yếu tố bắt buộc trong mọi cấu thành tội phạm hay không?
12. Mối quan hệ nhân quả giữa hành vi phạm tội và hậu quả của tội phạm là gì?
Trình bày điều kiện để xác định hành vi phạm tội và hậu quả nguy hiểm cho xã
hội có mối quan hệ nhân quả với nhau.
13. Trình bày dấu hiệu chủ thể của tội phạm? Hãy nêu điểm mới của BLHS năm
2015 (sửa đổi bổ sung năm 2017) quy định về chủ thể của tội phạm?
14. Phân biệt động cơ và mục đích của tội phạm. Động cơ và mục đích của tội
phạm có phải là dấu hiệu bắt buộc trong mọi cấu thành tội phạm hay không?
15. Thế nào là tội phạm có cấu thành hình thức? Trình bày cơ sở của việc xây dựng
cấu thành tội phạm hình thức?
16. Phân biệt lỗi cố ý trực tiếp và cố ý gián tiếp?
17. Phân biệt lỗi vô ý do cẩu thả và lỗi vô ý vì quá tự tin?
18. Trình bày những điều kiện để một người được coi là không có năng lực trách
nhiệm hình sự?
19. Đối tượng tác động của tội phạm là gì? Trình bày các bộ phận hợp thành của
khách thể của tội phạm là đối tượng tác động?
20. Nêu những đặc điểm của hành vi phạm tội? Trình bày các hình thức của hành
vi phạm tội?
21. Trình bày phạm vi chịu trách nhiệm hình sự của pháp nhân thương mại theo
quy định của Bộ luật hình sự hiện hành?
22. Căn cứ vào cấu trúc của cấu thành tội phạm thì cấu thành tội phạm được phân
chia thành mấy loại? Cho ví dụ minh hoạ?
23. Tội phạm có cấu thành hình thức là gì? Cho ví dụ minh hoạ?
24. Tội phạm có cấu thành vật chất là gì? cho ví dụ minh hoạ?
25. Hãy trình bày các tiêu chí phân biệt tội phạm và các vi phạm pháp luật khác?
26. Hành vi dưới dạng không hành động sẽ bị coi là tội phạm trong trường hợp
nào? Cho ví dụ minh hoạ?
27. Trình bày các dấu hiệu của chủ thể tội phạm là pháp nhân thương mại?
28. Trình bày quy định của Bộ luật hình sự hiện hành về tuổi chịu trách nhiệm hình
sự?
29. Đối tượng tác động của tội phạm là gì? Đối tượng tác động của tội phạm bao
gồm những loại nào?
30. Khách thể của tội phạm là gì? Phân loại khách thể của tội phạm?
31. Dấu hiệu định tội được quy định trong loại cấu thành tội phạm nào? Cho ví dụ
minh hoạ.
32. Hậu quả của tội phạm là gì? Phân loại hậu quả của tội phạm?
33. Trình bày khái niệm của tội ghép, tội kéo dài, tội liên tục? Cho ví dụ minh hoạ?
34. Thế nào là hành vi khách quan của tội phạm? Hãy cho biết các dạng cấu trúc
đặc biệt của hành vi khách quan của tội phạm.
35. Năng lực trách nhiệm hình sự là gì? Hãy cho biết điều kiện để một người được
coi là có năng lực trách nhiệm hình sự?
36. Trình bày quy định của Bộ luật hình sự hiện hành về tuổi chịu trách nhiệm hình
sự. Nêu các căn cứ để quy định về tuổi chịu trách nhiệm hình sự trong Bộ luật
hình sự Việt Nam.

CHƯƠNG 3. CÁC GIAI ĐOẠN THỰC HIỆN TỘI PHẠM


1. Trình bày khái niệm, điều kiện của trường hợp tự ý nửa chừng chấm dứt việc
phạm tội?
2. Tự ý nửa chừng chấm dứt việc phạm tội xảy ra ở giai đoạn nào của quá trình
phạm tội? Tại sao Luật hình sự Việt Nam chỉ công nhận tự ý nửa chừng chấm
dứt việc phạm tội trong các giai đoạn đó?
3. Các giai đoạn thực hiện tội phạm là gì? ý nghĩa của việc phân chia các giai
đoạn thực hiện tội phạm?
4. Trình bày khái niệm các giai đoạn thực hiện tội phạm? Một tội phạm cố ý có
những giai đoạn thực hiện nào?
5. Hãy cho biết các điều kiện để được công nhận là một giai đoạn thực hiện tội
phạm? Tại sao nảy sinh ý định phạm tội không được coi là một giai đoạn thực
hiện tội phạm?
6. Trình bày khái niệm các giai đoạn thực hiện tội phạm. Tại sao các giai đoạn
phạm tội chỉ đặt ra đối với tội thực hiện với hình thức lỗi cố ý?
7. Chuẩn bị phạm tội là gì? Cho ví dụ minh hoạ?
8. Phạm tội chưa đạt là gì? Cho ví dụ minh hoạ?
9. Tội phạm hoàn thành là gì? Cho ví dụ minh hoạ?
10. Tự ý nửa chừng chấm dứt việc phạm tội là gì? Cho ví dụ minh hoạ?
11. Trình bày vấn đề trách nhiệm pháp lý đối với hành vi tự ý nửa chừng chấm dứt
việc phạm tội?
12. Hãy trình bày căn cứ để xác định trách nhiệm hình sự đối với trường hợp chuẩn
bị phạm tội và phạm tội chưa đạt.

CHƯƠNG 4. ĐỒNG PHẠM


1. Phân biệt hành vi che giấu tội phạm và không tố giác tội phạm?
2. Phân tích khái niệm đồng phạm. Có những loại người đồng phạm nào?
3. Trình bày nguyên tắc xác định trách nhiệm hình sự trong đồng phạm. Những
hành vi nào liên quan đến đồng phạm cấu thành tội độc lập?
4. Nêu các hình thức đồng phạm? Phân biệt phạm tội có tổ chức với tổ chức phạm
tội?
5. Trình bày khái niệm đồng phạm? Tại sao đồng phạm chỉ được xác định trong
phạm tội do cố ý?
6. Những hành vi liên quan đến đồng phạm cấu thành tội độc lập bao gồm những
hành vi nào? Cho ví dụ minh hoạ?
7. Trình bày các dấu hiệu của đồng phạm?
8. Người thực hành là gì? Tại sao nói hành vi của người thực hành có vai trò
trung tâm của đồng phạm?

CHƯƠNG 5. CÁC TÌNH TIẾT LOẠI TRỪ TÍNH CHẤT NGUY HIỂM CHO
XÃ HỘI CỦA HÀNH VI
1. Hãy nêu các trường hợp loại trừ trách nhiệm hình sự. Phân biệt loại trừ trách
nhiệm hình sự và miễn trách nhiệm hình sự.
2. Trách nhiệm hình sự là gì? Các căn cứ miễn trách nhiệm hình sự?
3. Căn cứ miễn trách nhiệm hình sự? So sánh miễn trách nhiệm hình sự và miễn
hình phạt?
4. Hãy nêu các trường hợp loại trừ trách nhiệm hình sự? Phân tích trường hợp
phòng vệ chính đáng?
5. Trình bày các điều kiện của phòng vệ chính đáng. Cho một ví dụ về phòng vệ
chính đáng.
6. Trình bày các điều kiện của tình thế cấp thiết. Như thế nào là vượt quá yêu cầu
của tình thế cấp thiết?
7. Thế nào là vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng? Phân biệt vượt quá giới hạn
phòng vệ chính đáng với phạm tội do trong trường tinh thần bị kích động
mạnh.
8. Tình thế cấp thiết là gì? Trình bày các điều kiện của tình thế cấp thiết?
9. Trình bày khái niệm các tình tiết loại trừ tính chất nguy hiểm cho xã hội của
hành vi?
10. Trình bày khái niệm sự kiện bất ngờ? Phân biệt sự kiện bất ngờ với tình thế
cấp thiết?

CHƯƠNG 6. TRÁCH NHIỆM HÌNH SỰ VÀ HÌNH PHẠT


1. Hãy nêu các loại hình phạt? Cách áp dụng hình phạt chính và hình phạt bổ
sung?
2. Phân tích thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự? Hết thời hiệu truy cứu TNHS
thì người phạm tội có mặc nhiên không bị truy cứu TNHS hay không?
3. Hãy trình bày khái niệm, đặc điểm và mục đích của hình phạt. Phân biệt hình
phạt chính với hình phạt bổ sung.
4. Nêu các căn cứ quyết định hình phạt? Nguyên tắc quyết định hình phạt dưới
mức thấp nhất của khung hình phạt là gì?
5. Phân tích quy định của pháp luật hình sự về quyết định hình phạt trong trường
hợp phạm nhiều tội?
6. Trường hợp người phạm tội có nhiều bản án thì cách thức tổng hợp hình phạt
như thế nào?
7. Phạm tội nhiều lần là gì? Phân biệt trường hợp phạm nhiều tội với phạm tội
nhiều lần.
8. Hãy trình bày tính chất pháp lý của án treo. Các căn cứ để cho hưởng án treo.
9. Nêu khái niệm án treo? Phân biệt án treo với cải tạo không giam giữ?
10. Trình bày hình phạt tịch thu tài sản? Phân biệt hình phạt Tịch thu tài sản với
biện pháp tịch thu vật, tiền trực tiếp liên quan đến tội phạm?
11. Hãy trình bày về thời gian thử thách, cách tính thời gian thử thách và giảm thời
gian thử thách của án treo.
12. Các trường hợp được miễn chấp hành hình phạt. Phân biệt miễn chấp hành
hình phạt với miễn hình phạt.
13. Xóa án tích là gì? Phân biệt đương nhiên xóa án tích với xóa án tích theo quyết
định của Tòa án.
14. Trường hợp nào thì người phạm tội được xem là không có án tích? Hãy trình
bày thời hạn đương nhiên xóa án tích.
15. Trình bày quy định về quyết định hình phạt đối với người dưới 18 tuổi phạm
tội.
16. Như thế nào là tái phạm, tái phạm nguy hiểm? Tái phạm, tái phạm nguy hiểm
có phải là trường hợp phạm tội nhiều lần không?
17. Trình bày khái niệm và mục đích của hình phạt?
18. Khái quát về hệ thống hình phạt và các biện pháp tư pháp theo quy định của Bộ
luật Hình sự hiện hành?
19. Trình bày căn cứ quyết định hình phạt?
20. Trình bày quy định về quyết định hình phạt trong trường hợp đặc biệt?
21. Miễn chấp hành hình phạt là gì? Nêu điều kiện để miễn chấp hành hình phạt.
22. Án treo là gì? Trình bày các điều kiện để được hưởng án treo?
23. Người dưới 18 tuổi phạm tội không bị áp dụng hình phạt nào? Trình bày phạm
vi chịu TNHS của người dưới 18 tuổi phạm tội?

You might also like