You are on page 1of 11

Câu hỏi vấn đáp

1. Luật du lịch chỉ sử dụng phương pháp mệnh lệnh, quyền uy. Đúng hay
sai? Vì sao
Sai. Vì trong nhiều trường hợp xảy ra vi phạm trong du lịch có thể giải
quyết bằng sự thỏa thuận, hòa giải giữa các bên.
2. Có mấy loại khách du lịch? Kể tên cụ thể Có 3 loại:
Căn cứ Điều 10 Luật Du lịch 2017
Khách du lịch bao gồm khách du lịch nội địa, khách du lịch quốc tế đến
Việt Nam và khách du lịch ra nước ngoài (khoản 1)
- Khách du lịch nội địa là công dân Việt Nam, người nước ngoài cư trú ở
Việt Na, đi du lịch trong lãnh thổ Việt Nam (khoản 2)
- Khách du lịch quốc tế đến Việt Nam là người nước ngoài, người Việt
Nam định cư ở nước ngoài vào Việt Nam du lịch (khoản 3)
- Khách du lịch ra nước ngoài là công dân Việt Nam và người nước ngoài
cư trú ở Việt Nam đi du lịch nước ngoài (khoản 4)
3. Khách du lịch quốc tế đến việt nam phải là người nước ngoài đúng hay
sao? Vì sao.
Sai. Khách du lịch quốc tế đến Việt Nam có thể là người nước ngoài hoặc
người Việt Nam định cư ở nước ngoài vào Việt Nam du lịch
Khoản 3, Điều 10, Luật Du lịch 2017
4. Những chủ thể nào có nghĩa vụ đảm bảo an toàn cho khách du lịch?
Căn cứ Điều 13 Luật du lịch 2017
- Cơ quan nhà nước có thẩm quyền, trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn
của mình, có biện pháp bảo đảm an ninh, trật tự, an toàn xã hội tại khu du lịch,
điểm du lịch.
- Tổ chức cá nhân quản lý khu du lịch, điểm du lịch có biện pháp phòng,
tránh rủi ro và tổ chức bộ phận bảo vệ cứu hộ, cứu nạn cho khách du lịch.
- Tổ chức, cá nhân kinh doanh du lịch có trách nhiệm cảnh báo nguy cơ
gây nguy hiểm cho khách du lịch; thông báo, chỉ dẫn kịp thời cho khách fu lịch
trong trường hợp khẩn cấp, áp dụng biện pháp cần thiết, phối hợp với cơ quan,
tổ chức, cá nhân có liên quan trong việc cứu hộ, cứu nạn cho khách du lịch.
5. Cá nhân kinh doanh du lịch có được tiếp nhận và giải quyết kiến nghị của
khách du lịch trong phạm vi quản lý không?
Có. Theo Khoản 1, Điều 14, Luật Du lịch 2017 quy định:
Tổ chức, cá nhân kinh doanh du lịch, quản lý khu du lịch, điểm du lịch tổ
chức tiếp nhận và giải quyết kịp thời kiến nghị của khách du lịch trong phạm vi
quản lý
6. Chủ thể nào có thẩm quyền công nhận điểm du lịch.
Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có thẩm quyền công nhận điểm du lịch
Điẻm c, Khoản 2, Điều 24 Luật Du lịch 2017
7. Trong trường hợp điểm du lịch không đảm bảo điều kiện theo quy định của
pháp luật thì có bị thu hồi quyết định công nhận điểm du lịch không? Nếu có
chủ thể nào có thẩm quyền?
Trong trường hợp điểm du lịch không đảm bảo điều kiện theo quy định
của pháp luật thì sẽ bị thu hồi quyết định công nhận điểm du lịch. Ủy ban nhân
dân cấp tỉnh có thẩm quyền thu hồi quyết định.
Quy định tại Khoản 3, Điều 24 Luật du lịch 2017
8. Chủ thể nào có thẩm quyền công nhận khu du lịch quốc gia nằm trên địa
bàn từ 2 đơn vị hành chính câp tỉnh trở lên? Căn cứ?
Đối với khu du lịch nằm trên địa bàn từ 2 đơn vị hành chính cấp tỉnh trở
lên, Thủ tướng Chính phủ có thẩm quyền công nhận
Khoản 3, Điều 28 Luật Du lịch 2017
9. Chủ thể có thẩm quyền công nhận khu du lịch quốc gia.
- Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch có thẩm quyền công nhận
khu du lịch quốc gia.
Điểm c, Khoản 2 Điều 28 Luật du lịch 2017
10. DN kinh doanh dịch vụ lữ hành quốc tế trừ DN có vốn đầu tư nước ngoài
không được kinh doanh dịch vụ lữ hành nội địa đúng hay sai? Vì sao?
Sai. Vì Doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ lữ hành quốc tế được kinh
doanh dịch vụ lữ hành quốc tế và dịch vụ lữ hành nội địa trừ doanh nghiệp có
vốn đầu tư nước ngoài chỉ được kinh doanh dịch vụ lữ hành quốc tế phục vụ
khách du lịch quốc tế đến Việt Nam.
Quy định tại Khoản 3, 4 Điều 30 Luật du lịch 2017
11. Điều kiện kinh doanh dịch vụ lữ hành nội địa là doanh nghiệp được
thành lập theo quy định của pháp luật về doanh nghiệp. Nhận định này đúng
hay sai? Vì sao
Sai. Vì đây chỉ là một trong những điều kiện kinh doanh dịch vụ lữ hành
nội địa.
Căn cứ theo Khoản 1 Điều 31 Luật du lịch 2017: Điều kiện kinh doanh
dịch vụ lữ hành nội địa bao gồm:
- Là doanh nghiệp được thành lập theo quy định của pháp luật về doanh
nghiệp.
- Ký quỹ kinh doanh dịch vụ lữ hành nội địa tại ngân hàng
- Người phụ trách kinh doanh dịch vụ lữ hành phải tốt nghiệp trung cấp
trở lên chuyên ngành về lữ hành, trường hợp tốt nghiệp trung cấp trở lên chuyên
ngành khác thì phải có chứng chỉ nghiệp vụ điều hành du lịch nội địa
12. Nêu mức ký quỹ KD dịch vụ lữ hành nội địa, KD dịch vụ lữ hành quốc
tế? Căn cứ
- Mức kí quỹ kinh doanh dịch vụ lữ hành nội địa: 100.000.000 (1 trăm
triệu) đồng
- Mức kí quỹ kinh doanh lữ quốc tế:
+ kinh doanh dịch vụ lữ hành đối với khách du lịch quốc tế đến Việt
Nam: 250.000.000 (hai trăm năm mươi triệu) đồng
+ Kinh doanh dịch vụ lữ hành đối với khách du lịch ra nước ngoài:
500.000.000 (năm trăm triệu) đồng.
Khoản 1,2 Điều 14 Nghị định 168/2017
13. Chủ thể có thẩm quyền cấp giấy phép kinh doanh dịch vụ lữ hành nội
địa?
Cơ quan chuyên môn về du lịch cấp tỉnh nơi doanh nghiệp đặt trụ sở có
thẩm quyền cấp giấy phép kinh doanh dịch vụ lữ hành nội địa.
Khoản 2, Điều 32 Luật Du lịch 2017
14. Chủ thể có thẩm quyền cấp giấy phép kinh doanh dịch vụ lữ hành quốc
tế?
Tổng cục Du lịch có thẩm quyền cấp giấy phép kinh doanh dịch vụ lữ
hành quốc tế
Khoản 2, Điều 33, Luật du lịch 2017
15. Doanh nghiệp đã bị thu hồi giấy phép kinh doanh dịch vụ lữ hành có
quyền được đề nghị cấp giấy phép kinh doanh dịch vụ lữ hành nữa không?
Có.
- Doanh nghiệp bị thu hồi giấy phép kinh doanh dịch vụ lữ hành được đề
nghị cấp giấy phép kinh doanh dịch vụ lữ hành sau 6 tháng kể từ ngày quyết
định thu hồi giấy phép có hiệu lực khi doanh nghiệp bị thu hồi giấy phép trong
các trường hợp:
+ Doanh nghiệp không đáp ứng một trong các điều kiện kinh
doanh dịch vụ lữ hành quy định tại khoản 1 hoặc khoản 2 Điều 31 của Luật Du
lịch 2017
+ Không đổi giấy phép kinh doanh dịch vụ lữ hành theo quy định
tại khoản 1 Điều 35 của Luật du lịch 2017
- Doanh nghiệp bị thu hồi giấy phép kinh doanh dịch vụ lữ hành được đề
nghị cấp lại giấy phép kinh doanh sau 12 tháng kể từ ngày quyết định thu hồi
giấy phép có hiệu lực khi doanh nghiệp bị thu hồi giấy phép trong ccas trường
hợp:
+ Làm phương hại đến chủ quyền, lợi ích quốc gia, quốc phòng an
ninh.
+ Lợi dụng hoạt động du lịch để đưa người từ Việt Nam ra nước
ngoài hoặc từ nước ngoài vào Việt Nam trái pháp luật
+ Cho tổ chức, cá nhân khác sử dụng giấy phép kinh doanh dịch vụ
lữ hành của doanh nghiệp để hoạt động kinh doanh
+ Không thực hiện đầy đủ nghĩa vụ được quy định tại điểm i
Khoản 1 Điều 37 của Luật du lịch 2017, gây hại nghiêm trọng đến tính mạng,
sức khỏe, tài sản của khách du lịch
+ Giả mạo hồ sơ đề nghị cấp, cấp đổi, cấp lại giấy phép kinh doanh
dịch vụ lữ hành.
Khoản 1, 2 Điều 36 Luật Du lịch 2017
16. Cơ quan nào có thẩm quyền cấp biển hiệu phương tiện vận tải khách du
lịch là xe ô tô?
Sở Giao thông vận tải nơi đơn vị kinh doanh đặt trụ sở chính hoặc chi
nhánh có thẩm quyền cấp biển hiệu phương tiện vận tải khách du lịch là xe ô tô
Khoản 2 Điều 17 Nghị định 168/2017
17. Cá nhân kinh doanh vận tải khách du lịch không có nghĩa vụ mua bảo
hiểm cho khách du lịch theo phương tiện vận tải. Nhận định này đúng hay
sai. Vì sao
Sai. Tổ chức, cá nhân kinh doanh vận tải khách du lịch có nghĩa vụ mua
bảo hiểm cho khách du lịch theo phương tiện vận tải. Điều này được quy định
tại Khoản 2 Điều 47 Luật du lịch 2017
18. Kinh doanh dịch vụ lưu trú du lịch không cần phải đăng ký kinh doanh.
Nhận định này đúng hay sai. Vì sao
Sai. Vì theo Khoản 1 Điều 49 Luật du lịch 2017 có quy định điều kiện
doanh dịch vụ lưu trú du lịch là phải đăng kí kinh doanh theo quy định của pháp
luật.
19. Chủ thể có thẩm quyền công nhận hạng cơ sở lưu trú du lịch?
- Tổng cục du lịch thẩm định, công nhận cơ sở lưu trú du lịch hạng 4 sao,
và hạng 5 sao
- Cơ quan chuyên môn về du lịch cấp tỉnh thẩm định, công nhận cơ sở lưu
trú du lịch hạng 1 sao, 2 sao, 3 sao
Khoản 3 điều 50 Luật du lịch 2017
20. Quyết định công nhận hạng cơ sở lưu trú du lịch có giá trị vô thời hạn.
Nhận định trên đúng hay sai? Vì sao?
Sai. Quyết định công nhận hạng cơ sở lưu trú du lịch có thời hạn 5 năm.
Khoản 6 Điều 50 Luật du lịch 2017
21. Biển hiệu vận tải khách du lịch gắn ở vị trí nào trên phương tiện vận
tải?
Biển hiệu vận tải khách du lịch được gắn ở nơi dễ nhận biết trên phương
tiện vận tải
Khoản 4 Điều 47 Luật du lịch 2017
22. Hạng cơ sở lưu trú du lịch ở Việt Nam hiện nay cao nhất là bao nhiêu?
Cao nhất là 5 sao
23. Cơ quan nào công nhận cơ sở lưu trú du lịch hạng 04 sao và hạng 05
sao?
Tổng cục Du lịch thẩm định, công nhân cơ sở lưu trú du lịch hạng 4 sao
và 5 sao.
Điểm a, Khoản 3 Điều 50 Luật du lịch 2017
24. Chủ thể kinh doanh dịch vụ lưu trú du lịch có cần phải đăng ký kinh
doanh không?
Có. Vì theo Khoản 1 Điều 49 Luật du lịch 2017 có quy định điều kiện doanh
dịch vụ lưu trú du lịch là phải đăng kí kinh doanh theo quy định của pháp luật.
25. Hợp đồng lữ hành có bắt buộc phải có “Điều khoản loại trừ trách
nhiệm trong trường hợp bất khả kháng” hay không?
Có. Điều này nằm trong nội dung của hợp đồng lữ hành được quy định tại
Khoản 3 điều 39 luật du lịch 2017
a) Mô tả rõ ràng số lượng, chất lượng, giá dịch vụ, thời gian, cách thức cung
cấp dịch vụ trong chương trình du lịch
b) Giá trị hợp đồng và phương thức thanh toán
c) Điều khoản loại trừ trách nhiệm trong trường hợp bất khả kháng
d) Điều kiện và trách nhiệm tài chính liên quan đến việc thay đổi, bổ sung,
hủy bỏ hợp đồng
đ) Điều khoản về bảo hiểm cho khách du lịch
26. Khẳng định sau đây Đúng/Sai? Giải thích: Doanh nghiệp lữ hành bắt
buộc phải mua bảo hiểm cho khách du lịch trong thời gian thực hiện chương
trình du lịch.
Đúng, theo Điểm đ Khoản 1 điều 37 Luật DL 2017, DN lữ hành phải
mua bảo hiểm cho khách du lịch trong thời gian thực hiện chương trình du lịch,
trừ trường hợp khách du lịch đã có bảo hiểm cho toàn bộ chương trình du lịch
27. Khẳng định sau đây Đúng/Sai? Giải thích: DN lữ hành có trách nhiệm
Hỗ trợ khách du lịch làm thủ tục nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh, hải quan.
Đúng, theo điểm c Khoản 2 Điều 37 Luật Du lịch 2017 quy định doanh
nghiệp lữ hành có trách nhiệm hỗ trợ khách du lịch làm thủ tục nhập cảnh, xuất
cảnh, quá cảnh, hải quan
28. Những trường hợp nào doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ lữ hành bị
thu hồi giấy phép kinh doanh dịch vụ lữ hành:
a. Làm phương hại đến chủ quyền, lợi ích quốc gia, quốc phòng, an ninh;
b. Lợi dụng hoạt động du lịch để đưa người từ Việt Nam ra nước ngoài hoặc từ
nước ngoài vào Việt Nam trái pháp luật;
c. Cho tổ chức, cá nhân khác sử dụng giấy phép kinh doanh dịch vụ lữ hành của
doanh nghiệp để hoạt động kinh doanh;
d. Xây dựng, quảng cáo, bán và tổ chức thực hiện các dịch vụ du lịch, chương
trình du lịch cho khách du lịch theo phạm vi kinh doanh quy định trong giấy
phép
Theo Khoản 1 Điều 36 Luật Du lịch 2017
29. Trường hợp nào doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ lữ hành phải cấp
đổi giấy phép kinh doanh dịch vụ lữ hành:
a. Thay đổi Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc Giấy chứng nhận đăng
ký đầu tư;
b. Thay đổi phạm vi kinh doanh dịch vụ lữ hành quốc tế.
c. Bị thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc Giấy chứng nhận đăng
ký đầu tư.
Căn cứ vào Khoản 1 Điều 35 Luật Du lịch 2017
30. Khẳng định sau đây Đúng/Sai? Giải thích: Hướng dẫn viên du lịch
quốc tế không được được hướng dẫn cho khách du lịch nội địa.
Sai. Vì theo Điểm a Khoản 2 Điều 58 Luật du lịch 2017 về phạm vi hành
nghề của hướng dẫn viên du lịch: Hướng dẫn viên du lịch quốc tế được hướng
dẫn cho khách du lịch nội địa, khách du lịch quốc tế đến Việt Nam trong phạm
vi toàn quốc và đưa khách du lịch ra nước ngoài
31. Khẳng định sau đây Đúng/Sai? Giải thích: Người nước ngoài khi đủ
điều kiện cũng được cơ quan nhà nước có thẩm quyền của Việt Nam cấp thẻ
hướng dẫn viên du lịch.
Sai. Vì theo Khoản 2 Điều 59 Luật Du lịch 2017 quy định về điều kiện cấp
thẻ hướng dẫn viên du lịch quốc tế thì hướng dẫn viên du lịch phải có quốc tịch
Việt Nam và thường trú tại Việt Nam.
32. Khẳng định sau đây Đúng/Sai? Giải thích: Hướng dẫn viên du lịch
quốc tế phải tốt nghiệp cao đẳng trở lên chuyên ngành hướng dẫn du lịch
Đúng. Theo Điểm b Khoản 2 Điều 59 Luật Du lịch 2017 quy định hướng
dẫn viên du lịch quốc tế phải tốt nghiệp cao đẳng trở lên chuyên ngành hướng
dẫn viên du lịch, trường hợp tốt nghiệp cao đẳng trở lên chuyên ngành khác
phải có chứng chỉ nghiệp vụ hướng dẫn du lịch quốc tế.
33. Trường hợp nào cấp đổi thẻ hướng dẫn viên du lịch?
Theo Khoản 1 điều 62 Luật du lịch 2017 Hướng dẫn viên du lịch quốc
tế và hướng dẫn viên du lịch nội địa đề nghị cấp đổi thẻ hướng dẫn viên du lịch
trong trường hợp thẻ hết hết hạn sử dụng
34. Thẻ hướng dẫn viên du lịch có thời hạn bao lâu?
- Theo Khoản 4 Điều 58 Luật du lịch 2017: Thẻ hướng dân viên du lịch
quốc tế và thẻ hướng dẫn viên du lịch nội địa có thời hạn 5 năm
35. Khẳng định sau đây Đúng/Sai? Giải thích: Tổng cục Du lịch thẩm
định công nhận cơ sở lưu trú du lịch hạng 01 sao, hạng 02 sao và hạng 03
sao.
Khẳng định trên là sai.
- Cơ quan chuyên môn về du lịch cấp tỉnh thẩm định, công nhận cơ sở lưu
trú du lịch hạng 1 sao, 2 sao và 3 sao
(Tổng cục Du lịch thẩm định, công nhận cơ sở lưu trú du lịch hạng 4 sao
và 5 sao)
Khoản 3 Điều 50 Luật Du lịch 2017
36. Biển công nhận hạng cơ sở lưu trú du lịch được gắn ở khu vực nào
của cơ sở lưu trú du lịch?
Theo Khoản 8 Điều 50 Luật du lịch 2017 Biển công nhận hạng cơ sở lưu
trú du lịch được gắn ở khu vực cửa chính của cơ sở lưu trú du lịch
37. Chủ thể kinh doanh vận tải khách du lịch có phải mua bảo hiểm cho
khách du lịch theo phương tiện vận tải hay không?
Có.
Theo khoản 2 Điều 47 Luật Du lịch 2017 quy định: Chủ thể kinh doanh vận
tải khách du lịch có nghĩa vụ mua bảo hiểm cho khách du lịch theo phương tiện
vận tải.
38. Khẳng định sau đây Đúng/Sai? Giải thích: Hướng dẫn viên du lịch
phải đủ 18 tuổi trở lên
Đúng.
39. Phán quyết của trọng tài thương mại khi giải quyết tranh chấp trong
lĩnh vực du lịch có thể bị kháng cáo, kháng nghị không?
Không. Phán quyết của trọng tài có tính chung thẩm, đây là ưu thế vượt trội
so với hình thức giải quyết tranh chấp bằng thương lượng hòa giải. Sau khi
trọng tài đưa ra phán quyết thì các bên không có quyền kháng cáo trước bất kỳ
một tổ chức hay tòa án nào
40. Khẳng định sau đây Đúng/Sai? Giải thích: Chỉ Tòa án nhân dân cấp
huyện mới có thẩm quyền xét xử sơ thẩm những tranh chấp trong lĩnh vực
kinh doanh du lịch
Sai, không chỉ TAND cấp huyện mà TAND cấp tỉnh, TP trực thuộc trung
ương cũng có thẩm quyền xét xử sơ thẩm những tranh chấp trong lĩnh vực kinh
doanh DL
41. Khẳng định sau đây Đúng/Sai? Giải thích?: Thỏa thuận trọng tài phải xác
lâp trong hợp đồng.
42. Khẳng định sau đây Đúng/Sai? Giải thích?: Thỏa thuận trọng tài có
thể xác lập sau khi tranh chấp xảy ra.
Đúng.
43. Đơn vị kinh doanh vận tải đề nghị cấp lại biển hiệu khi nào? Căn cứ.
Đơn vị kinh doanh vận tải đề nghị cấp lại biển hiệu khi bị mất hoặc hư
hỏng.
Khoản 1 Điều 19 Nghị định 168/2017
44. Biển hiệu được cấp cấp đổi trong trường hợp nào?
Biển hiệu được cấp đổi trong các trường hợp
- Thay đổi chủ sở hữu phương tiện vận tải khách du lịch hoặc thay đổi
đơn vị kinh doanh vận tải khách du lịch
- Biển hiệu hết hạn
Khoản 1 Điều 18 Nghị định 168/2017
45. Khách du lịch ra nước ngoài là công dân việt nam đi du lịch ra nước
ngoài. NHận định trên đúng hay sai? Vì sao?
Sai. Theo Khoản 4 Điều 10 Luật du lịch 2017 quy định: Khách du lịch
ra nước ngoài là công dân Việt nam và người nước ngoài cư trú ở Việt Nam đi
du lịch nước ngoài.
46. Kinh doanh dịch vụ lữ hành có phải là ngành nghề kinh doanh có
điều kiện không? Căn cứ?
Có. Điều kiện kinh doanh dịch vụ lữ hành được quy định tại Điều 31 Luật du
lịch 2017
47. Trong mọi trường hợp, doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ lữ hành
phải mua bảo hiểm cho khách du lịch trong thời gian thực hiện chương trình
du lịch. Nhận định này đúng hay sai.
Sai. Doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ lữ hành phải mua bảo hiểm cho
khách du lịch trong thời gian thực hiện chương trình du lịch, trừ trường hợp
khách du lịch đã có bảo hiểm cho toàn bộ chương trình du lịch.
Căn cứ tại Điểm đ, Khoản 1, Điều 37, Luật Du lịch 2017
48. Hợp đồng lữ hành có thể được lập thành văn bản hoặc bằng miệng.
Nhận định này đúng hay sai?
Sai. Theo Khoản 2 Điều 39 Luật du lịch 2017: Hợp đồng lữ hành phải được lập
thành văn bản
49. Điều khoản về bảo hiểm cho khách du lịch có cần bắt buộc phải có
trong nội dung hợp đồng lữ hành không?
- Điều khoản về bảo hiểm cho khách du lịch là bắt buộc phải có trong nội dung
hợp đồng lữ hành
- Tại Khoản 3 Điều 39 Luật du lịch 2017 có quy định rõ
50. Tổ chức kinh doanh đại lý lữ hành không cần phải đăng ký kinh
doanh. Nhận định này đúng hay sai
Sai. Theo khoản 2 điều 40 Luật du lịch 2017 quy định: Tổ chức, cá nhân
kinh doanh đại lý lữ hành phải đăng kí kinh doanh tại cơ quan nhà nước có thẩm
quyền và có hợp đồng đại lý với doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ lữ hành.

You might also like