You are on page 1of 31

LUẬT DU LỊCH

LAW ON TOURISM

TS. ĐÀO THỊ THU HẰNG

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ - LUẬT


ĐHQG-HCM, 2019
NỘI DUNG

1. Nhập môn luật du lịch


2. Khách du lịch
3. Hướng dẫn viên du lịch
4. Kinh doanh lữ hành & vận chuyển khách
5. Kinh doanh khách sạn & dịch vụ ăn uống
6. Kinh doanh điểm du lịch, khu du lịch
7. Hợp đồng dịch vụ du lịch và giải quyết tranh chấp
8. Quản lý nhà nước về du lịch
9. Cam kết quốc tế về du lịch
10. Thỏa thuận thừa nhận lẫn nhau về nghề du lịch trong
ASEAN
Chương 4
KINH DOANH LỮ HÀNH & VẬN CHUYỂN
KHÁCH

1. Đặc điểm & phân loại dịch vụ du lịch


2. Tổ chức kinh doanh du lịch
3. Điều kiện kinh doanh lữ hành
4. Điều kiện kinh doanh vận chuyển khách
1. Đặc điểm dịch vụ du lịch

• Dịch vụ du lịch là dịch vụ do các cơ sở kinh


doanh du lịch cung cấp cho khách du lịch.
Vd??

1. Dịch vụ du lịch vô hình nên không thể lưu trữ


được
2. Quá trình sản xuất và cung ứng dịch vụ diễn
ra đồng thời
3. Chất lượng dịch vụ du lịch được đo bằng
chính sự hài lòng của khách du lịch.
4. Cầu dịch vụ du lịch theo mùa.
1. Phân loại dịch vụ du lịch

• Dịch vụ lữ hành
• Dịch vụ vận chuyển khách du lịch
• Dịch vụ tham quan điểm du lịch, khu du lịch
• Dịch vụ đại lý du lịch
• Dịch vụ lưu trú
• Dịch vụ ăn uống
• Dịch vụ vui chơi, giải trí
• Dịch vụ du lịch khác….
2. Tổ chức kinh doanh du lịch

Bao gồm doanh nghiệp hoặc hộ kinh doanh.


Doanh nghiệp: công ty cổ phần, công ty TNHH
MTV, công ty TNHH từ hai thành viên, công ty hợp
danh và doanh nghiệp tư nhân. Thực tế, cả nước có
trên 10.000 doanh nghiệp lữ hành cả quốc tế lẫn nội
địa. Vd?

Hộ kinh doanh: Loại hình do một cá nhân làm chủ,


do một nhóm cá nhân làm chủ (có hợp đồng hợp
tác) hoặc một hộ gia đình làm chủ.
Vd?
Hộ kinh doanh
Hộ kinh doanh
Hộ kinh doanh
3. ĐIỀU KIỆN KINH DOANH LỮ HÀNH

TOUR?
Điều kiện kinh doanh dịch vụ lữ hành nội địa

= đã được cấp phép kinh doanh.

• Là doanh nghiệp;
• Ký quỹ kinh doanh;
• Người phụ trách kinh doanh dịch vụ lữ hành phải tốt
nghiệp trung cấp trở lên chuyên ngành về lữ hành; hoặc
phải có chứng chỉ nghiệp vụ điều hành du lịch nội địa;
• Đã đóng phí thẩm định.

Vd?
Mức ký quỹ

 Mức ký quỹ kinh doanh dịch vụ lữ hành nội địa:


100.000.000 đ.
 Kinh doanh dịch vụ lữ hành đối với khách du lịch
quốc tế đến VN: 250.000.000 đ;
 Kinh doanh dịch vụ lữ hành đối với khách du lịch ra
nước ngoài: 500.000.000 đ;
 Kinh doanh dịch vụ lữ hành đối với khách du lịch
quốc tế đến VN và khách du lịch ra nước ngoài:
500.000.000 đ.
Mức ký quỹ

Có hiệu quả không? Có cần thiết không?


Phương thức ký quỹ

Doanh nghiệp thực hiện ký quỹ bằng đồng VN tại ngân


hàng thương mại, ngân hàng hợp tác xã hoặc chi nhánh
ngân hàng nước ngoài thành lập và hoạt động tại VN
và được hưởng lãi suất theo thỏa thuận. Tiền ký quỹ
phải được duy trì trong suốt thời gian doanh nghiệp
kinh doanh dịch vụ lữ hành.
Hồ sơ đề nghị cấp Giấy phép kinh doanh dịch vụ lữ
hành nội địa

• Đơn đề nghị theo mẫu;


• Bản sao có chứng thực Giấy chứng nhận đăng ký
doanh nghiệp;
• Giấy chứng nhận ký quỹ;
• Bản sao có chứng thực quyết định bổ nhiệm hoặc
hợp đồng lao động giữa doanh nghiệp với người phụ
trách kinh doanh ;
• Bản sao có chứng thực văn bằng, chứng chỉ của
người phụ trách kinh doanh
Trình tự, thủ tục, thẩm quyền cấp Giấy phép kinh
doanh dịch vụ lữ hành nội địa:

•Doanh nghiệp nộp 01 bộ hồ sơ đến cơ quan chuyên


môn về du lịch cấp tỉnh nơi doanh nghiệp có trụ sở;

• Trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ


hợp lệ, cơ quan chuyên môn về du lịch cấp tỉnh thẩm
định và cấp; trường hợp từ chối, phải thông báo bằng
văn bản và nêu rõ lý do.
Điều kiện kinh doanh dịch vụ lữ hành quốc tế

= đã được cấp phép kinh doanh.

• Là doanh nghiệp;
• Ký quỹ kinh doanh;
• Người phụ trách kinh doanh dịch vụ lữ hành phải tốt
nghiệp cao đẳng trở lên chuyên ngành về lữ hành;
phải có chứng chỉ nghiệp vụ điều hành du lịch quốc tế.
• Đã đóng phí thẩm định
Hồ sơ đề nghị cấp Giấy phép kinh doanh dịch vụ lữ
hành quốc tế:

• Đơn đề nghị theo mẫu


• Bản sao có chứng thực Giấy chứng nhận đăng ký
doanh nghiệp hoặc Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư;
• Giấy chứng nhận ký quỹ;
• Bản sao có chứng thực văn bằng, chứng chỉ của
người phụ trách kinh doanh dịch vụ lữ hành;
• Bản sao có chứng thực quyết định bổ nhiệm hoặc hợp
đồng lao động giữa doanh nghiệp với người phụ trách
kinh doanh.
Trình tự, thủ tục, thẩm quyền cấp Giấy phép kinh
doanh dịch vụ lữ hành quốc tế:

• Doanh nghiệp đề nghị nộp 01 bộ hồ sơ đến Tổng cục


Du lịch;
• Trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ
hợp lệ, Tổng cục Du lịch thẩm định, cấp Giấy phép cho
doanh nghiệp và thông báo cho cơ quan chuyên môn về
du lịch cấp tỉnh nơi doanh nghiệp có trụ sở; trường hợp
từ chối, phải thông báo bằng văn bản và nêu rõ lý do.
Quyền và nghĩa vụ của doanh nghiệp lữ hành (1)

1. Xây dựng, quảng cáo, bán và tổ chức thực hiện các


dịch vụ du lịch, chương trình du lịch cho khách du
lịch theo phạm vi kinh doanh quy định trong giấy
phép;
2. Bảo đảm duy trì các điều kiện kinh doanh dịch vụ
lữ hành; công khai tên doanh nghiệp, số giấy phép
kinh doanh dịch vụ lữ hành trên biển hiệu tại trụ sở,
chi nhánh, văn phòng giao dịch, trong hợp đồng lữ
hành, trên ấn phẩm quảng cáo và trong giao dịch
điện tử;
Quyền và nghĩa vụ của doanh nghiệp lữ hành (2)

1. Thông báo về việc thay đổi người phụ trách kinh


doanh dịch vụ lữ hành, gửi hồ sơ về người phụ
trách kinh doanh dịch vụ lữ hành thay thế cho cơ
quan nhà nước có thẩm quyền cấp giấy phép trong
thời hạn 15 ngày kể từ khi thay đổi;
2. Cung cấp thông tin về chương trình, dịch vụ, điểm
đến du lịch cho khách du lịch;
Quyền và nghĩa vụ của doanh nghiệp lữ hành (3)
1. Sử dụng hướng dẫn viên du lịch để hướng dẫn
khách du lịch theo hợp đồng lữ hành; chịu trách
nhiệm về hoạt động của hướng dẫn viên du lịch
trong thời gian hướng dẫn khách du lịch theo hợp
đồng;
2. Chấp hành, phổ biến, hướng dẫn khách du lịch tuân
thủ pháp luật, quy định của nơi đến du lịch; ứng xử
văn minh, tôn trọng bản sắc văn hóa, phong tục, tập
quán của VN và nơi đến du lịch; phối hợp với cơ
quan nhà nước có thẩm quyền xử lý kịp thời các
hành vi vi phạm pháp luật của khách du lịch trong
thời gian tham gia chương trình du lịch;
Quyền và nghĩa vụ của doanh nghiệp lữ hành (4)
1. Mua bảo hiểm cho khách du lịch trong thời gian
thực hiện chương trình du lịch, trừ trường hợp
khách du lịch đã có bảo hiểm cho toàn bộ chương
trình du lịch;
2. Thực hiện chế độ báo cáo, thống kê, kế toán, lưu
giữ hồ sơ theo quy định của pháp luật;
3. Áp dụng biện pháp bảo đảm an toàn tính mạng, sức
khỏe, tài sản của khách du lịch; kịp thời thông báo
cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền về tai nạn, rủi
ro xảy ra với khách du lịch và có biện pháp khắc
phục hậu quả;
4. Quản lý khách du lịch theo chương trình du lịch đã
thỏa thuận với khách du lịch.
4. Kinh doanh vận tải khách du lịch

Kinh doanh vận tải khách du lịch là việc cung cấp dịch
vụ vận tải đường hàng không, đường biển, đường thủy
nội địa, đường sắt, đường bộ chuyên phục vụ khách du
lịch theo chương trình du lịch, tại khu du lịch, điểm du
lịch.
https://dantri.com.vn/du-lich/nhung-hang-hang-khong-tot-nha
t-the-gioi-nam-2019-20190405082105631.htm
Điều kiện kinh doanh vận tải khách du lịch

Tổ chức, cá nhân kinh doanh vận tải khách du lịch phải


đáp ứng điều kiện kinh doanh vận tải; quy chuẩn kỹ
thuật, bảo vệ môi trường của phương tiện vận tải; điều
kiện của người điều khiển phương tiện vận tải, nhân
viên phục vụ, trang thiết bị, chất lượng dịch vụ trên
từng loại phương tiện vận tải theo quy định của pháp
luật.
Quyền và nghĩa vụ của tổ chức, cá nhân kinh doanh
vận tải khách du lịch

1. Vận tải khách du lịch theo hợp đồng với doanh


nghiệp kinh doanh dịch vụ lữ hành, với khách du lịch
theo hành trình, tuyến đường phù hợp.
2. Mua bảo hiểm cho khách du lịch theo phương tiện
vận tải.
3. Bảo đảm các tiêu chuẩn, điều kiện theo quy định
trong suốt quá trình khai thác, sử dụng phương tiện vận
tải.
4. Gắn biển hiệu vận tải khách du lịch ở nơi dễ nhận
biết trên phương tiện vận tải.

You might also like