You are on page 1of 15

CÂU HỎI ÔN TẬP

Câu 1 (CLO1.1): Anh (chị) hãy trình bày các hình thức xử phạt hành chính trong
lĩnh vực du lịch
1. Hình thức xử phạt chính
Đối với mỗi hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực du lịch, cá nhân, tổ chức
vi phạm phải chịu một trong các hình thức xử phạt chính sau đây:
a) Cảnh cáo;
b) Phạt tiền.
2. Các hình thức phạt bổ sung
Tùy theo tính chất, mức độ vi phạm, cá nhân, tổ chức có hành vi vi phạm hành
chính trong lĩnh vực du lịch còn có thể bị áp dụng một hoặc nhiều hình thức xử phạt
bổ sung sau đây:
a) Tước quyền sử dụng có thời hạn từ 01 tháng đến 24 tháng: Giấy phép kinh
doanh dịch vụ lữ hành; thẻ hướng dẫn viên du lịch; quyết định công nhận hạng cơ sở
lưu trú du lịch; quyết định công nhận cơ sở kinh doanh dịch vụ du lịch khác đạt tiêu
chuẩn phục vụ khách du lịch; quyết định công nhận điểm du lịch; quyết định công
nhận khu du lịch; biển hiệu phương tiện vận tải khách du lịch;
b) Đình chỉ hoạt động có thời hạn từ 01 tháng đến 06 tháng;
c) Tịch thu tang vật vi phạm hành chính: Giấy phép kinh doanh dịch vụ lữ hành
giả; thẻ hướng dẫn viên du lịch giả; biển hiệu phương tiện vận tải khách du lịch giả.
Câu 2 (CLO1.1): Anh (chị) hãy cho biết mức phạt tiền và thẩm quyền phạt tiền
trong lĩnh vực du lịch?
1. Mức phạt tiền tối đa đối với mỗi hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực du lịch
đối với cá nhân là 50.000.000 đồng, đối với tổ chức là 100.000.000 đồng.
2. Mức phạt tiền quy định tại các Điều 6, 8, 9, 10, 11, 12, 13, 14, 15, 16, 17 và 18
Nghị định này là áp dụng đối với cá nhân. Mức phạt tiền quy định tại Điều 7 Nghị
định này là áp dụng đối với tổ chức.
3. Đối với cùng một hành vi vi phạm hành chính thì mức phạt tiền đối với tổ chức gấp
02 lần mức phạt tiền đối với cá nhân.
4. Thẩm quyền phạt tiền của các chức danh có thẩm quyền xử phạt quy định tại
Chương III Nghị định này là thẩm quyền áp dụng đối với hành vi vi phạm hành chính
của cá nhân; thẩm quyền phạt tiền với tổ chức gấp 02 lần thẩm quyền phạt tiền đối với
cá nhân.
Câu 3 (CLO1.3). Theo quy định tại Nghị định số 45/2019/NĐ-CP xử phạt vi phạm
quy định chung về kinh doanh dịch vụ lưu trú như thế nào?
Tại nghị định 45/2019/ND-CP điều 10:
1. Phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau
đây:
a) Thông báo không đầy đủ các nội dung tới cơ quan chuyên môn về du lịch cấp
tỉnh nơi có cơ sở lưu trú du lịch trước khi đi vào hoạt động theo quy định;
b) Thông báo hoạt động không đúng thời hạn theo quy định;
c) Không niêm yết công khai giá hàng hóa, dịch vụ theo quy định.
2. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau
đây:
a) Không thông báo trước khi đi vào hoạt động theo quy định;
b) Không thông báo về việc thay đổi tên cơ sở lưu trú du lịch theo quy định;
c) Không thông báo về việc thay đổi quy mô cơ sở lưu trú du lịch theo quy định;
d) Không thông báo về việc thay đổi địa chỉ cơ sở lưu trú du lịch theo quy định;
đ) Không thông báo về việc thay đổi người đại diện theo pháp luật của cơ sở lưu
trú du lịch theo quy định.
3. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với hành vi không niêm yết
công khai nội quy của cơ sở lưu trú du lịch theo quy định.
4. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với hành vi bán không đúng
giá niêm yết hàng hóa, dịch vụ trong cơ sở lưu trú du lịch.
5. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với hành vi không bảo đảm
quyền và lợi ích hợp pháp theo hợp đồng đã giao kết với khách du lịch.
6. Phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với một trong các hành vi
sau đây:
a) Hoạt động kinh doanh dịch vụ lưu trú du lịch sau khi đã thông báo tạm dừng
hoặc chấm dứt hoạt động;
b) Hoạt động kinh doanh dịch vụ lưu trú du lịch sau khi bị cơ quan nhà nước có
thẩm quyền đình chỉ hoạt động kinh doanh.
7. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với hành vi không bảo đảm
điều kiện kinh doanh dịch vụ lưu trú du lịch quy định tại điểm a và điểm b khoản 1
Điều 49 của Luật Du lịch.
8. Quy định từ khoản 1 đến khoản 7 Điều này cũng được áp dụng đối với nhà khách,
nhà nghỉ của cơ quan nhà nước có hoạt động kinh doanh dịch vụ lưu trú du lịch.
Câu 4 (CLO1.3). Theo quy định tại Nghị định số 45/2019/NĐ-CP Quy định xử
phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực du lịch, mức xử phạt đối với hành vi vi
phạm quy định về điều kiện tối thiểu về cơ sở vật chất kỹ thuật, dịch vụ lưu trú
du lịch như thế nào?
Tại Nghị định số 45/2019/ND-CP điều 11
1. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau
đây:
a) Không thông báo về việc bổ sung, hoàn thiện đáp ứng điều kiện tối thiểu hoặc
thay đổi loại hình cơ sở lưu trú du lịch theo quy định;
b) Không có giường hoặc đệm hoặc chiếu hoặc chăn hoặc gối theo quy định;
c) Không có khăn mặt hoặc khăn tắm theo quy định;
d) Không thay bọc đệm hoặc chiếu hoặc bọc chăn hoặc bọc gối khi có khách
mới;
đ) Không thay khăn mặt hoặc khăn tắm khi có khách mới.
2. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với hành vi không có tủ thuốc
cấp cứu ban đầu đối với bãi cắm trại du lịch theo quy định.
3. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau
đây:
a) Không có tối thiểu 10 buồng ngủ đối với khách sạn hoặc không có phòng ngủ
đối với biệt thự du lịch, căn hộ du lịch, tàu thủy lưu trú du lịch, nhà nghỉ du lịch hoặc
không có khu vực lưu trú cho khách đối với nhà ở có phòng cho khách du lịch thuê
hoặc không có khu vực dựng lều, trại đối với bãi cắm trại du lịch;
b) Không có quầy lễ tân đối với khách sạn hoặc khu vực tiếp khách đối với biệt
thự du lịch, căn hộ du lịch hoặc khu vực đón tiếp khách đối với tàu thủy lưu trú du
lịch, nhà nghỉ du lịch, bãi cắm trại du lịch theo quy định;
c) Không có nơi để xe cho khách đối với khách sạn nghỉ dưỡng hoặc khách sạn
bên đường theo quy định;
d) Không có bếp hoặc phòng ăn hoặc dịch vụ phục vụ ăn uống đối với khách sạn
nghỉ dưỡng, khách sạn nổi, khách sạn bên đường, tàu thủy lưu trú du lịch; không có
bếp đối với biệt thự du lịch, căn hộ du lịch, nhà ở có phòng cho khách du lịch thuê
theo quy định;
đ) Không có nhân viên trực 24 giờ mỗi ngày đối với khách sạn, biệt thự du lịch,
nhà nghỉ du lịch; không có nhân viên bảo vệ trực khi có khách đối với bãi cắm trại du
lịch theo quy định.
4. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với hành vi không bảo đảm
nhà vệ sinh theo quy định.
5. Các quy định tại các khoản 1, 2, 3 và 4 Điều này cũng được áp dụng đối với nhà
khách, nhà nghỉ của cơ quan nhà nước có hoạt động kinh doanh dịch vụ lưu trú du
lịch.
6. Hình thức xử phạt bổ sung:
Đình chỉ hoạt động từ 01 tháng đến 03 tháng đối với hành vi quy định tại điểm a và
điểm d khoản 3 và khoản 4 Điều này.
Câu 5 (CLO1.3). Theo quy định tại Nghị định số 45/2019/NĐ-CP Quy định xử
phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực du lịch, mức xử phạt đối với hành vi Vi
phạm quy định về kinh doanh dịch vụ lưu trú du lịch đối với cơ sở lưu trú đã
được công nhận hạng như thế nào?
Tại Nghị đinh 45/2019/ND-CP điều 12:
1. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với hành vi không thực hiện
đúng quy định về mẫu biển công nhận hạng cơ sở lưu trú du lịch.
2. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với hành vi gắn biển công nhận
hạng cơ sở lưu trú du lịch không ở khu vực cửa chính của cơ sở lưu trú du lịch.
3. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau
đây:
a) Không gắn biển công nhận hạng cơ sở lưu trú du lịch sau khi được xếp hạng;
b) Không bảo đảm số lượng hoặc diện tích buồng ngủ theo tiêu chuẩn tương ứng
với từng loại, hạng cơ sở lưu trú du lịch theo quy định;
c) Không bảo đảm tiêu chuẩn về nơi để xe và giao thông nội bộ hoặc khu vực
sảnh đón tiếp theo quy định;
d) Không bảo đảm số lượng hoặc tiêu chuẩn nhà hàng, quầy bar theo quy định;
đ) Không bảo đảm tiêu chuẩn khu vực bếp theo quy định;
e) Không bảo đảm số lượng hoặc tiêu chuẩn phòng hội nghị, hội thảo, phòng họp
theo quy định;
g) Không bảo đảm tiêu chuẩn trang thiết bị, tiện nghi khác theo quy định;
h) Không bảo đảm tiêu chuẩn về dịch vụ theo quy định;
i) Không bảo đảm tiêu chuẩn về trình độ chuyên môn nghiệp vụ, ngoại ngữ của
người quản lý hoặc nhân viên phục vụ theo quy định.
4. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với hành vi kê khai không
trung thực hồ sơ đăng ký công nhận hạng cơ sở lưu trú du lịch.
5. Hình thức xử phạt bổ sung:
Tước quyền sử dụng quyết định công nhận hạng cơ sở lưu trú du lịch từ 06 tháng đến
12 tháng đối với hành vi quy định tại các điểm b, c, d, đ, e, g, h và i khoản 3 Điều này.
6. Biện pháp khắc phục hậu quả:
Buộc thu hồi quyết định công nhận hạng cơ sở lưu trú du lịch đối với hành vi quy định
tại khoản 4 Điều này.
Câu 6 (CLO1.1). Theo quy định tại Nghị định số 45/2019/NĐ-CP Quy định xử
phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực du lịch, mức xử phạt đối với hành vi Vi
phạm quy định về kinh doanh dịch vụ du lịch khác như thế nào?
Tại Nghị định 45/2019/ND-CP điều 13:
1. Phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với hành vi không niêm yết công
khai giá bán hàng hóa, dịch vụ theo quy định.
2. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với hành vi không thực hiện
đúng quy định về mẫu biển hiệu đạt tiêu chuẩn phục vụ khách du lịch.
3. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau
đây:
a) Không thông tin rõ ràng về nguồn gốc, chất lượng hàng hóa;
b) Không nhận thanh toán bằng thẻ do ngân hàng phát hành;
c) Không có thực đơn theo quy định;
d) Không có nội quy, quy trình theo quy định.
4. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau
đây:
a) Không có nơi đón tiếp hoặc nơi gửi đồ dùng cá nhân theo quy định;
b) Không có phòng tắm cho khách theo quy định;
c) Không có dịch vụ cho thuê dụng cụ tập luyện, thi đấu phù hợp với từng môn
thể thao theo quy định;
d) Không bảo đảm tiêu chuẩn nhân viên theo quy định;
đ) Không bảo đảm khu vực phòng ăn hoặc dụng cụ phục vụ ăn uống theo quy
định;
e) Không bảo đảm khu vực bếp theo quy định;
g) Không có nhân viên y tế hoặc kỹ thuật viên hoặc nhân viên phục vụ phù hợp
với từng dịch vụ chăm sóc sức khỏe theo quy định;
h) Không bán đúng giá niêm yết.
5. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với một trong các hành vi
sau đây:
a) Không bảo đảm nhà vệ sinh theo quy định;
b) Kê khai không trung thực hồ sơ đăng ký công nhận cơ sở kinh doanh dịch vụ
du lịch khác đạt tiêu chuẩn phục vụ khách du lịch.
6. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với hành vi treo biển hiệu
đạt tiêu chuẩn phục vụ khách du lịch khi chưa được cơ quan có thẩm quyền công
nhận.
7. Vi phạm quy định về cơ sở vật chất, trang thiết bị, dụng cụ, phương tiện, nhân viên
chuyên môn trong cơ sở kinh doanh dịch vụ thể thao, cơ sở kinh doanh dịch vụ vui
chơi giải trí, cơ sở kinh doanh dịch vụ chăm sóc sức khỏe thì bị xử phạt theo quy định
của pháp luật chuyên ngành.
8. Hình thức xử phạt bổ sung:
Tước quyền sử dụng quyết định công nhận cơ sở kinh doanh dịch vụ du lịch khác đạt
tiêu chuẩn phục vụ khách du lịch từ 01 tháng đến 06 tháng đối với hành vi quy định
tại khoản 4 và điểm a khoản 5 Điều này.
9. Biện pháp khắc phục hậu quả:
a) Buộc tháo dỡ biển hiệu đạt tiêu chuẩn phục vụ khách du lịch đối với hành vi
quy định tại khoản 6 Điều này;
b) Buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi quy định tại
điểm h khoản 4 và khoản 6 Điều này;
c) Buộc thu hồi quyết định công nhận cơ sở kinh doanh dịch vụ khác đạt tiêu
chuẩn phục vụ khách du lịch đối với hành vi quy định tại điểm b khoản 5 Điều này.
Câu 7 (CLO1.1): Anh (chị) hiểu như thế nào về việc Bảo vệ môi trường du lịch là
gì?
“Du lịch là hoạt động của con người ngoài nơi cư trú thường xuyên của mình
nhằm thoả mãn nhu cầu tham quan, giải trí, nghỉ dưỡng trong một khoảng thời gian
nhất định” (Pháp lệnh Du lịch, 2/1999). Các hoạt động du lịch liên quan một cách chặt
chẽ với môi trường (bao gồm cả môi trường tự nhiên và môi trường nhân văn).
Khái niệm môi trường du lịch theo nghĩa rộng là “các nhân tố về tự nhiên, kinh
tế - xã hội và nhân văn trong đó hoạt động du lịch tồn tại và phát triển”. Hoạt động du
lịch có mối quan hệ mật thiết với môi trường, khai thác đặc tính của môi trường để
phục vụ mục đích phát triển và tác động trở lại góp phần làm thay đổi các đặc tính của
môi trường.
Câu 8 (CLO1.2): Anh chị hãy trình bày các hành vi bị nghiêm cấm trong hoạt
động du lịch là gì?
Các hành vi bị nghiêm cấm trong hoạt động du lịch đã được quy định cụ thể tại Điều
9 Luật Du lịch 2017.

Theo đó, các hành vi bị nghiêm cấm trong hoạt động du lịch bao gồm:

- Làm phương hại đến chủ quyền, lợi ích quốc gia, quốc phòng, an ninh, trật tự, an
toàn xã hội, truyền thống văn hóa, đạo đức, thuần phong mỹ tục của dân tộc.

- Lợi dụng hoạt động du lịch để đưa người từ Việt Nam ra nước ngoài hoặc từ nước
ngoài vào Việt Nam trái pháp luật.

- Xâm hại tài nguyên du lịch, môi trường du lịch.

- Phân biệt đối xử với khách du lịch, thu lợi bất hợp pháp từ khách du lịch; tranh giành
khách du lịch, nài ép khách du lịch mua hàng hóa, dịch vụ.

- Kinh doanh du lịch khi không đủ điều kiện kinh doanh, không có giấy phép kinh
doanh hoặc không duy trì điều kiện kinh doanh trong quá trình hoạt động theo quy
định của Luật này và quy định khác của pháp luật có liên quan.

- Sử dụng giấy phép kinh doanh dịch vụ lữ hành của doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ
lữ hành khác hoặc cho tổ chức, cá nhân khác sử dụng giấy phép kinh doanh dịch vụ lữ
hành của doanh nghiệp để hoạt động kinh doanh.

- Hành nghề hướng dẫn du lịch khi không đủ điều kiện hành nghề.

- Quảng cáo không đúng loại, hạng cơ sở lưu trú du lịch đã được cơ quan nhà nước có
thẩm quyền công nhận; quảng cáo về loại, hạng cơ sở lưu trú du lịch khi chưa được cơ
quan nhà nước có thẩm quyền công nhận.

- Các hành vi bị nghiêm cấm khác theo quy định của luật khác có liên quan..
Câu 9 (CLO1.1): Anh (chị) trình bày khái niệm Khách du lịch ? phân loại khách
du lịch?
Tại Khoản 2 Điều 3 Luật du lịch 2017 quy định: “Khách du lịch là người đi du lịch
hoặc kết hợp đi du lịch, trừ trường hợp đi học, làm việc để nhận thu nhập ở nơi đến”.
Và căn cứ điều 10 Luật du lịch 2017, có quy định về các loại khách du lịch sau:
Khách du lịch bao gồm khách du lịch nội địa, khách du lịch quốc tế đến Việt Nam và
khách du lịch ra nước ngoài.
 Khách du lịch nội địa là công dân Việt Nam, người nước ngoài cư trú ở Việt
Nam đi du lịch trong lãnh thổ Việt Nam.
 Khách du lịch quốc tế đến Việt Nam là người nước ngoài, người Việt Nam định
cư ở nước ngoài vào Việt Nam du lịch.
 Khách du lịch ra nước ngoài là công dân Việt Nam và người nước ngoài cư trú
ở Việt Nam đi du lịch nước ngoài.
Câu 10 (CLO1.1): Anh chị hãy xác định Quyền và nghĩa vụ của khách du lịch ?
Căn cứ tại Điều 11 Luật Du lịch 2017, có quy định về quyền của khách du lịch như
sau:
 Quyền của khách du lịch
1. Sử dụng dịch vụ du lịch do tổ chức, cá nhân kinh doanh du lịch cung cấp hoặc tự đi
du lịch.
2. Yêu cầu tổ chức, cá nhân kinh doanh du lịch cung cấp thông tin về chương trình,
dịch vụ, điểm đến du lịch theo hợp đồng đã ký kết.
3. Được tạo điều kiện thuận lợi về xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh, hải quan, lưu cư
trú, đi lại trên lãnh thổ Việt Nam phù hợp với quy định của pháp luật và điều ước quốc
tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.
4. Được bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp theo hợp đồng đã giao kết với tổ chức, cá
nhân kinh doanh, cung cấp dịch vụ du lịch.
5. Được đối xử bình đẳng; được bảo đảm an toàn về tính mạng, sức khỏe, tài sản khi
sử dụng dịch vụ du lịch; được tôn trọng danh dự, nhân phẩm; được cứu hộ, cứu nạn
trong trường hợp khẩn cấp.
6. Khiếu nại, tố cáo, khởi kiện hành vi vi phạm pháp luật về du lịch.
7. Kiến nghị với tổ chức, cá nhân quản lý khu du lịch, điểm du lịch, cơ sở cung cấp
dịch vụ du lịch và cơ quan nhà nước có thẩm quyền về các vấn đề liên quan đến hoạt
động du lịch.
8. Được bồi thường thiệt hại theo quy định của pháp luật.
Ngoài ra thì khách du lịch cũng có nghĩa vụ của mình có quy định tại Điều 12 Luật Du
lịch 2017, có quy định về nghĩa vụ của khách du lịch như sau:
 Nghĩa vụ của khách du lịch
1. Tuân thủ pháp luật Việt Nam và pháp luật của quốc gia, vùng lãnh thổ nơi đến du
lịch; ứng xử văn minh, tôn trọng phong tục, tập quán, bản sắc văn hóa địa phương,
bảo vệ và giữ gìn tài nguyên du lịch, môi trường du lịch; không gây phương hại đến
hình ảnh quốc gia, truyền thống văn hóa dân tộc của Việt Nam.
2. Thực hiện nội quy của khu du lịch, điểm du lịch, cơ sở cung cấp dịch vụ du lịch.
3. Thanh toán tiền dịch vụ theo hợp đồng, phí, lệ phí và các khoản thu khác theo quy
định của pháp luật.
4. Bồi thường thiệt hại theo quy định của pháp luật về dân sự.
Câu 11 (CLO1.1): Anh (chị) hãy trình bày những vấn đề đảm bảo an toàn và giải
quyết những kiến nghị cho khách du lịch?
Căn cứ Điều 13 Luật Du lịch 2017 quy định bảo đảm an toàn cho khách du lịch, cụ thể
như sau:
1. Cơ quan nhà nước có thẩm quyền, trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của
mình, có biện pháp bảo đảm an ninh, trật tự, an toàn xã hội tại khu du lịch, điểm du
lịch.
2. Tổ chức, cá nhân quản lý khu du lịch, điểm du lịch có biện pháp phòng, tránh
rủi ro và tổ chức bộ phận bảo vệ, cứu hộ, cứu nạn cho khách du lịch.
3. Tổ chức, cá nhân kinh doanh du lịch có trách nhiệm cảnh báo nguy cơ gây
nguy hiểm cho khách du lịch; thông báo, chỉ dẫn kịp thời cho khách du lịch trong
trường hợp khẩn cấp; áp dụng biện pháp cần thiết, phối hợp với cơ quan, tổ chức, cá
nhân có liên quan trong việc cứu hộ, cứu nạn cho khách du lịch.
Việc giải quyết kiến nghị của khách du lịch khi tham gia vào các hoạt động du lịch
được quy định tại Điều 14 Luật Du lịch 2017. Cụ thể như sau:
1. Tổ chức, cá nhân kinh doanh du lịch, quản lý khu du lịch, điểm du lịch tổ chức
tiếp nhận và giải quyết kịp thời kiến nghị của khách du lịch trong phạm vi quản lý.
2. Ủy ban nhân dân các cấp, trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình, tổ
chức tiếp nhận, giải quyết kiến nghị của khách du lịch trên địa bàn.
3. Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của
mình, tiếp nhận, giải quyết hoặc phối hợp với cơ quan nhà nước có thẩm quyền giải
quyết kiến nghị của khách du lịch.
Câu 12 (CLO1.2): Anh chị hãy trình bày khái niệm cơ sở lưu trú ? các loại hình
cơ sơ lưu trú? Điều kiện kinh doanh dịch vụ lưu trú?
 Theo khoản 12 Điều 3 Luật Du lịch 2017, cơ sở lưu trú du lịch là nơi cung cấp
dịch vụ phục vụ nhu cầu lưu trú của khách du lịch.
 Cụ thể tại Điều 21 Nghị định 168/2017/NĐ-CP, các loại hình cơ sở lưu trú du
lịch bao gồm:
- Khách sạn: Cơ sở lưu trú du lịch bảo đảm chất lượng về cơ sở vật chất, trang thiết bị
và dịch vụ cần thiết phục vụ khách du lịch; bao gồm: Khách sạn nghỉ dưỡng, khách
sạn bên đường, khách sạn nổi và khách sạn thành phố.
 Khách sạn nghỉ dưỡng: Cơ sở lưu trú du lịch được xây dựng thành khối hoặc
thành quần thể các biệt thự, nhà thấp tầng, căn hộ, ở khu vực có cảnh quan
thiên nhiên đẹp;
 Khách sạn bên đường: Cơ sở lưu trú du lịch gần đường giao thông, có bãi đỗ xe
nhằm phục vụ nhu cầu lưu trú của khách sử dụng phương tiện giao thông
đường bộ (xe máy, ô tô) đi du lịch hoặc nghỉ ngơi giữa những chặng đường dài;
 Khách sạn nổi: Cơ sở lưu trú du lịch neo đậu trên mặt nước và có thể di chuyển
khi cần thiết;
 Khách sạn thành phố: Cơ sở lưu trú du lịch được xây dựng tại các đô thị phục
vụ khách du lịch.
- Biệt thự du lịch: Biệt thự có trang thiết bị, tiện nghi cho khách du lịch thuê và có thể
tự phục vụ trong thời gian lưu trú.
- Căn hộ du lịch: Căn hộ có trang thiết bị, dịch vụ cần thiết phục vụ khách du lịch.
Khách có thể tự phục vụ trong thời gian lưu trú.
- Tàu thủy lưu trú du lịch: Phương tiện vận tải thủy có phòng ngủ phục vụ nhu cầu lưu
trú của khách du lịch.
- Nhà nghỉ du lịch: Cơ sở lưu trú có trang thiết bị, tiện nghi cần thiết phục vụ khách du
lịch.
- Nhà ở có phòng cho khách du lịch thuê: Nhà ở có khu vực được bố trí trang thiết bị,
tiện nghi cho khách du lịch thuê lưu trú; khách cùng sinh hoạt với gia đình chủ nhà.
- Bãi cắm trại du lịch: Khu vực được quy hoạch ở nơi có cảnh quan thiên nhiên đẹp,
có kết cấu hạ tầng, có cơ sở vật chất và dịch vụ cần thiết phục vụ khách cắm trại.
 Để kinh doanh doanh dịch vụ lưu trú du lịch, cá nhân, tổ chức phải đáp ứng các
điều kiện được quy định tại khoản 1 Điều 49 Luật Du lịch 2017, cụ thể như
sau:
- Có đăng ký kinh doanh theo quy định của pháp luật;
- Đáp ứng điều kiện về an ninh, trật tự, an toàn về phòng cháy và chữa cháy, bảo vệ
môi trường, an toàn thực phẩm theo quy định của pháp luật;
- Đáp ứng điều kiện tối thiểu về cơ sở vật chất kỹ thuật và dịch vụ phục vụ khách du
lịch.
Câu 13 (CLO1.2): Anh chị hãy trình bày quy trình thủ tục xếp hạng cơ sở lưu trú
được thực hiện như thế nào?
Trình tự, thủ tục công nhận hạng cơ sở lưu trú du lịch được quy định như sau:
- Tổ chức, cá nhân kinh doanh dịch vụ lưu trú du lịch nộp 01 bộ hồ sơ đến cơ quan
nhà nước có thẩm quyền quy định tại khoản 3 Điều này. Trường hợp hồ sơ không hợp
lệ, trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ, cơ quan nhà nước có
thẩm quyền phải thông báo bằng văn bản và nêu rõ yêu cầu sửa đổi, bổ sung;
- Trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ, cơ quan nhà nước có
thẩm quyền chủ trì, phối hợp với tổ chức xã hội - nghề nghiệp về du lịch thẩm định và
ra quyết định công nhận hạng cơ sở lưu trú du lịch; trường hợp không công nhận, phải
thông báo bằng văn bản và nêu rõ lý do.
Câu 14 (CLO1.3): Anh (chị) hãy trình bày cụ thể Quyền và nghĩa vụ của tổ chức
cá nhân kinh doanh dịch vụ lưu trú

Theo Điều 53 – Luật du lịch 2017 quy định:

 Tổ chức, cá nhân kinh doanh dịch vụ lưu trú du lịch có những quyền sau:

a) Từ chối tiếp nhận k hách du lịch có hành vi vi phạm pháp luật, vi phạm nội
quy của cơ sở lưu trú du lịch hoặc khi cơ sở lưu trú du lịch không còn khả năng đáp
ứng yêu cầu của khách du lịch;

b) Hủy bỏ hợp đồng cung cấp dịch vụ đối với khách du lịch có hành vi vi phạm
pháp luật, vi phạm nội quy của cơ sở lưu trú du lịch.
 Cùng với đó, tổ chức, cá nhân kinh doanh dịch vụ lưu trú du lịch có nghĩa vụ:
a) Bảo đảm duy trì điều kiện kinh doanh dịch vụ lưu trú du lịch theo quy định tại
khoản 1, Điều 49 của Luật này;
b) Niêm yết công khai giá bán hàng hóa và dịch vụ, nội quy của cơ sở lưu trú du
lịch; c) Bồi thường thiệt hại cho khách du lịch theo quy định của pháp luật về dân sự;
d) Thông báo bằng văn bản cho cơ quan chuyên môn về du lịch cấp tỉnh nơi có
cơ sở lưu trú du lịch khi có sự thay đổi về tên cơ sở, quy mô, địa chỉ, người đại diện
theo pháp luật;
đ) Chỉ được sử dụng từ “sao” hoặc hình ảnh ngôi sao để quảng cáo về hạng cơ sở
lưu trú du lịch sau khi được cơ quan nhà nước có thẩm quyền công nhận hạng cơ sở
lưu trú du lịch;
e) Thực hiện chế độ báo cáo, thống kê, kế toán theo quy định của pháp luật.
Câu 15 (CLO1.4): Điều kiện đảm bảo an toàn thực phẩm đối với nơi chế biến,
kinh doanh dịch vụ ăn uống như thế nào? (3,0)

Tại Điều 28, 29 và Điều 30 Luật an toàn thực phẩm 2010 quy định:

 Điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm đối với nơi chế biến dịch vụ ăn uống:

- Bếp ăn được bố trí bảo đảm không nhiễm chéo giữa thực phẩm chưa qua chế biến và
thực phẩm đã qua chế biến.
- Có đủ nước đạt quy chuẩn kỹ thuật phục vụ việc chế biến, kinh doanh.

- Có dụng cụ thu gom, chứa đựng rác thải, chất thải bảo đảm vệ sinh.

- Cống rãnh ở khu vực cửa hàng, nhà bếp phải thông thoát, không ứ đọng.

- Nhà ăn phải thoáng, mát, đủ ánh sáng, duy trì chế độ vệ sinh sạch sẽ, có biện pháp để
ngăn ngừa côn trùng và động vật gây hại.

- Có thiết bị bảo quản thực phẩm, nhà vệ sinh, rửa tay và thu dọn chất thải, rác thải
hàng ngày sạch sẽ.

- Người đứng đầu đơn vị có bếp ăn tập thể có trách nhiệm bảo đảm an toàn thực
phẩm.

 Điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm đối với cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn
uống:

- Có dụng cụ, đồ chứa đựng riêng cho thực phẩm sống và thực phẩm chín.

- Dụng cụ nấu nướng, chế biến phải bảo đảm an toàn vệ sinh.

- Dụng cụ ăn uống phải được làm bằng vật liệu an toàn, rửa sạch, giữ khô
- Tuân thủ quy định về sức khoẻ, kiến thức và thực hành của người trực tiếp sản xuất,
kinh doanh thực phẩm.

Câu 16 (CLO1.4): Trình bày khái niệm cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uông?

Điều 2 Luật an toàn thực phẩm 2010

Cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống là cơ sở chế biến thức ăn bao gồm cửa hàng, quầy
hàng kinh doanh thức ăn ngay, thực phẩm chín, nhà hàng ăn uống, cơ sở chế biến suất
ăn sẵn, căng-tin và bếp ăn tập thể.

Câu 17 (CLO1.4): Trình bày các nguyên tắc quản lý an toàn thực phẩm theo
Luật An toàn thực phẩm 2010.

1. Bảo đảm an toàn thực phẩm là trách nhiệm của mọi tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh
doanh thực phẩm.

2. Sản xuất, kinh doanh thực phẩm là hoạt động có điều kiện; tổ chức, cá nhân sản
xuất, kinh doanh thực phẩm phải chịu trách nhiệm về an toàn đối với thực phẩm do
mình sản xuất, kinh doanh.

3. Quản lý an toàn thực phẩm phải trên cơ sở quy chuẩn kỹ thuật tương ứng, quy định
do cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền ban hành và tiêu chuẩn do tổ chức, cá
nhân sản xuất công bố áp dụng.
4. Quản lý an toàn thực phẩm phải được thực hiện trong suốt quá trình sản xuất, kinh
doanh thực phẩm trên cơ sở phân tích nguy cơ đối với an toàn thực phẩm.

5. Quản lý an toàn thực phẩm phải bảo đảm phân công, phân cấp rõ ràng và phối hợp
liên ngành
6. Quản lý an toàn thực phẩm phải đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội.
Câu 18 (CLO1.4): Trình bày quyền của tổ chức, cá nhân kinh doanh thực phẩm
theo Luật An toàn thực phẩm 2010.
Tổ chức, cá nhân kinh doanh thực phẩm có các quyền sau đây:
a) Quyết định các biện pháp kiểm soát nội bộ để duy trì chất lượng vệ sinh an toàn
thực phẩm;
b) Yêu cầu tổ chức, cá nhân sản xuất, nhập khẩu thực phẩm hợp tác trong việc thu hồi
và xử lý thực phẩm không bảo đảm an toàn;
c) Lựa chọn cơ sở kiểm nghiệm để kiểm tra an toàn thực phẩm; lựa chọn cơ sở kiểm
nghiệm đã được chỉ định để chứng nhận hợp quy đối với thực phẩm nhập khẩu;
d) Khiếu nại, tố cáo, khởi kiện theo quy định của pháp luật;
đ) Được bồi thường thiệt hại theo quy định của pháp luật.
Câu 19 (CLO1.4): Trình bày điều kiện chung về bảo đảm an toàn thực phẩm
theo Luật An toàn thực phẩm 2010.
Điều 10. Điều kiện chung về bảo đảm an toàn đối với thực phẩm
1. Đáp ứng quy chuẩn kỹ thuật tương ứng, tuân thủ quy định về giới hạn vi sinh vật
gây bệnh, dư lượng thuốc bảo vệ thực vật, dư lượng thuốc thú y, kim loại nặng, tác
nhân gây ô nhiễm và các chất khác trong thực phẩm có thể gây hại đến sức khỏe, tính
mạng con người.
2. Tùy từng loại thực phẩm, ngoài các quy định tại khoản 1 Điều này, thực phẩm còn
phải đáp ứng một hoặc một số quy định sau đây:
a) Quy định về sử dụng phụ gia thực phẩm, chất hỗ trợ chế biến trong sản xuất, kinh
doanh thực phẩm;
b) Quy định về bao gói và ghi nhãn thực phẩm;
c) Quy định về bảo quản thực phẩm.
Câu 20 (CLO1.4): trình bày các điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm đối với
nơi chế biến, kinh doanh dịch vụ ăn uống theo Luật An toàn thực phẩm 2010.
Điều 28. Điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm đối với nơi chế biến, kinh doanh dịch
vụ ăn uống
1. Bếp ăn được bố trí bảo đảm không nhiễm chéo giữa thực phẩm chưa qua chế biến
và thực phẩm đã qua chế biến.
2. Có đủ nước đạt quy chuẩn kỹ thuật phục vụ việc chế biến, kinh doanh.
3. Có dụng cụ thu gom, chứa đựng rác thải, chất thải bảo đảm vệ sinh.
4. Cống rãnh ở khu vực cửa hàng, nhà bếp phải thông thoát, không ứ đọng.
5. Nhà ăn phải thoáng, mát, đủ ánh sáng, duy trì chế độ vệ sinh sạch sẽ, có biện pháp
để ngăn ngừa côn trùng và động vật gây hại.
6. Có thiết bị bảo quản thực phẩm, nhà vệ sinh, rửa tay và thu dọn chất thải, rác thải
hàng ngày sạch sẽ.
7. Người đứng đầu đơn vị có bếp ăn tập thể có trách nhiệm bảo đảm an toàn thực
phẩm.

Câu 21: Trình bày các điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm đối với cơ sở chế
biến, kinh doanh dịch vụ ăn uống theo Luật An toàn thực phẩm 2010.
Điều 29. Điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm đối với cơ sở chế biến, kinh doanh
dịch vụ ăn uống
1. Có dụng cụ, đồ chứa đựng riêng cho thực phẩm sống và thực phẩm chín.
2. Dụng cụ nấu nướng, chế biến phải bảo đảm an toàn vệ sinh.
3. Dụng cụ ăn uống phải được làm bằng vật liệu an toàn, rửa sạch, giữ khô.
4. Tuân thủ quy định về sức khoẻ, kiến thức và thực hành của người trực tiếp sản xuất,
kinh doanh thực phẩm.
Câu 22 (CLO1.4): Trình bày các điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm đối với
nguyên liệu, dụng cụ ăn uống, chứa đựng thực phẩm và người kinh doanh thức
ăn đường phố
Điều 32. Điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm đối với nguyên liệu, dụng cụ ăn uống,
chứa đựng thực phẩm và người kinh doanh thức ăn đường phố
1. Nguyên liệu để chế biến thức ăn đường phố phải bảo đảm an toàn thực phẩm, có
nguồn gốc, xuất xứ rõ ràng.
2. Dụng cụ ăn uống, chứa đựng thực phẩm phải bảo đảm an toàn vệ sinh.
3. Bao gói và các vật liệu tiếp xúc trực tiếp với thực phẩm không được gây ô nhiễm và
thôi nhiễm vào thực phẩm.
4. Có dụng cụ che nắng, mưa, bụi bẩn, côn trùng và động vật gây hại.

Câu 23: Trình bày các quy định của pháp luật về điều kiện để kinh doanh
Casino?
Tại Nghị định 03/2017/ND-CP, điều 3:

1. Kinh doanh casino là hoạt động kinh doanh có điều kiện, chịu sự kiểm soát chặt chẽ
của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền để đảm bảo hoạt động tuân thủ đúng quy
định của Nghị định này và quy định của pháp luật có liên quan. Chỉ những doanh
nghiệp được cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh casino theo quy định tại
Nghị định này và doanh nghiệp quy định tại khoản 1 Điều 62 Nghị định này mới được
kinh doanh casino.

2. Kinh doanh casino phải gắn với hoạt động kinh doanh chính của doanh nghiệp
nhằm thúc đẩy phát triển về du lịch, thương mại, đa dạng hóa hình thức vui chơi giải
trí, làm phong phú đời sống tinh thần và thu hút khách du lịch; phải đảm bảo an ninh,
quốc phòng, trật tự và an toàn xã hội, đạo đức xã hội, sức khỏe cộng đồng.

3. Việc tổ chức, tham gia các trò chơi có thưởng phải đảm bảo minh bạch, khách quan,
trung thực, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của các bên tham gia.

4. Các tổ chức, cá nhân có liên quan đến việc tổ chức, tham gia các trò chơi có thưởng
phải tuân thủ đúng, đầy đủ quy định của Nghị định này và các quy định của pháp luật
khác có liên quan.

Câu 24: Anh chị hãy trình bày các điều kiện để kinh doanh Karaoke theo đúng
quy định ủa Pháp luật?
Tại Nghị định 54/2019/ND-CP, điều 4:
1. Là doanh nghiệp hoặc hộ kinh doanh được thành lập theo quy định của pháp luật.
2. Bảo đảm các điều kiện về phòng, chống cháy nổ và an ninh, trật tự theo quy định tại
Nghị định số 96/2016/NĐ-CP ngày 01 tháng 7 năm 2016 của Chính phủ quy định điều
kiện về an ninh, trật tự đối với một số ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện.
3. Phòng hát phải có diện tích sử dụng từ 20 m2 trở lên, không kể công trình phụ.
4. Không được đặt chốt cửa bên trong phòng hát hoặc đặt thiết bị báo động (trừ các
thiết bị báo cháy nổ).
Câu 25: Anh chị hãy trình bày các quy định của pháp luật về kinh doanh
Massagge?
Theo Điều 38 Nghị định 109/2016/NĐ-CP, điều kiện kinh doanh Massagge
1. Cơ sở vật chất:
a) Địa điểm cố định, có đủ ánh sáng, tách biệt với nơi sinh hoạt gia đình.
b) Các phòng xoa bóp phải bảo đảm các điều kiện sau đây:
- Mỗi phòng xoa bóp có chuông cấp cứu bố trí một chiều từ phòng xoa bóp tới phòng
bác sỹ hoặc nơi đón tiếp khách hàng;
- Có bản quy trình kỹ thuật xoa bóp chữ to, dễ đọc dán hoặc treo trên tường phòng xoa
bóp in trên khổ giấy A1.
c) Có buồng tắm hợp vệ sinh, bảo đảm có đủ điện, nước và các điều kiện vệ sinh khác
để chăm sóc khách hàng.
2. Thiết bị:
a) Có giường xoa bóp hoặc ghế hoặc đệm phù hợp; ga trải giường, gối, khăn tắm phải
bảo đảm vệ sinh;
b) Có giường khám bệnh, tủ thuốc cấp cứu, bàn làm việc và một số dụng cụ y tế (ống
nghe, huyết áp, nhiệt kế, bơm kim tiêm) tại phòng trực của bác sỹ;
c) Có đủ thuốc cấp cứu thông thường.
3. Nhân sự:
a) Người chịu trách nhiệm chuyên môn kỹ thuật đối với cơ sở dịch vụ xoa bóp phải là
bác sỹ hoặc y sỹ hoặc kỹ thuật viên thuộc một trong các chuyên ngành phục hồi chức
năng, vật lý trị liệu, y học cổ truyền hoặc có chứng chỉ đào tạo chuyên khoa phục hồi
chức năng, vật lý trị liệu hoặc y học cổ truyền. Trường hợp có chỉ định thuốc thì người
chịu trách nhiệm chuyên môn kỹ thuật phải là bác sỹ các chuyên ngành phục hồi chức
năng, vật lý trị liệu, y học cổ truyền;
b) Người làm việc tại cơ sở nếu có thực hiện kỹ thuật xoa bóp thì phải có chứng chỉ
hoặc giấy chứng nhận đào tạo về xoa bóp do cơ sở đào tạo hợp pháp cấp.
Nhân viên thực hiện kỹ thuật xoa bóp phải mặc trang phục gọn, sạch, đẹp, có phù hiệu
ghi rõ tên cơ sở, tên nhân viên, có ảnh 3 cm x 4 cm.
4. Cơ sở dịch vụ xoa bóp không thuộc loại hình phải cấp giấy phép hoạt động nhưng
trong thời hạn 10 ngày, trước khi hoạt động phải có văn bản thông báo đủ điều kiện
quy định tại các khoản 1, 2 và 3 Điều này gửi về Sở Y tế nơi đặt trụ sở để quản lý.
Văn bản thông báo theo mẫu quy định tại Phụ lục IX ban hành kèm theo Nghị định
này.”

You might also like