You are on page 1of 3

CHỦ ĐỀ 4 Chương 4

Trong tác phẩm Dân vận (1949), Chủ tịch Hồ Chí Minh đã viết:
“I- NƯỚC TA LÀ NƯỚC DÂN CHỦ
Bao nhiêu lợi ích đều vì dân.
Bao nhiêu quyền hạn đều của dân.
Công việc đổi mới, xây dựng là trách nhiệm của dân.
Sự nghiệp kháng chiến, kiến quốc là công việc của dân.
Chính quyền từ xã đến Chính phủ trung ương do dân cử ra.
Đoàn thể từ Trung ương đến xã do dân tổ chức nên.
Nói tóm lại, quyền hành và lực lượng đều ở nơi dân.”
Câu hỏi:
1.     Bằng kiến thức đã học và những hiểu biết cá nhân, anh (chị hãy chứng minh ba luận điểm sau
của Hồ Chí Minh về nhà nước của dân, do dân, vì dân:
-         Của dân: “Bao nhiêu quyền hạn đều của dân”
-         Do dân: “Chính quyền từ xã đến Chính phủ trung ương do dân cử ra”
-         Vì dân: “Bao nhiêu lợi ích đều vì dân”
Vận dụng những quan điểm này trong giai đoạn hiện nay.

2.     Theo Hồ Chí Minh: “Bao nhiêu quyền hạn đều của dân.”, “quyền hành và lực lượng đều ở nơi
dân”. Theo anh (chị) “quyền” ở đây là những quyền gì?

Bài Làm
(Dẫn dắt :Sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn khẳng định công tác vận động quần chúng là
một nhiệm vụ chiến lược, có ý nghĩa quyết định đối với thành bại của cách mạng. Tư tưởng đó
được Người thể hiện sinh động trong tác phẩm “Dân vận” đăng trên Báo Sự thật, số 120, ngày
15-10-1949, với bút danh X.Y.Z. Hơn 70 năm trôi qua, tác phẩm “Dân vận” của Người vẫn còn
nguyên giá trị lý luận và thực tiễn sâu sắc; có ý nghĩa đặc biệt quan trọng trong công tác dân
vận của Đảng hiện nay. Trong mục I của tác phẩm, Chủ tịch Hồ Chí Minh khẳng định: “NƯỚC
TA LÀ NƯỚC DÂN CHỦ. Chữ “dân” được Người nhắc đến nhiều lần trong tác phẩm để cho
ta thấy được tầm quan trọng của nhân dân đối với vận mệnh của đất nước.)
I . Chứng minh 3 luận điểm của chủ tịch Hồ Chí Minh
1, Nhà nước của dân: “Bao nhiêu quyền hạn đều của dân”
-Theo Hồ Chí Minh, Nhà nước của dân là nhà nước mà ở đó tất cả quyền lực đều thuộc về nhân
dân. Nhân dân là gốc, nhân dân là chủ thể của quyền lực nhà nước, bao nhiêu quyền hạn của
Nhà nước đều là của nhân dân, nhà nước là đầy tớ của nhân
dân; nhà nước phải tin vào trí tuệ và lực lượng của nhân dân. 
- Theo Người, nhà nước của dân phải là nhà nước luôn luôn đặt dưới sự kiểm
tra, kiểm soát của nhân dân. Sự kiểm tra, kiểm soát của nhân dân đối với nhà nước chính là để 
nhà nước ngày càng trưởng thành và lớn mạnh hơn, luôn giữ vững được bản chất cách mạng 
của mình.
-Quan điểm nhất quản của Hồ Chí Minh là xác lập mọi quyền lực trong
tay Nhà nước và trong xã hội đều thuộc về nhân dân. Quan điểm này của Hồ Chí
Minh được thể hiện trong các hiện pháp do Người lãnh đạo soạn thảo - Hiến pháp năm
1946 và hiện pháp 1959:
+ Nhân dân lao động làm chủ Nhà nước thì dẫn đến một hệ quả là nhân
dân có quyền kiểm soát Nhà nước, cử tri bầu ra các đại biểu, ủy quyền cho các đại biểu đó 
bàn và quyết định những vấn đề quốc kế dân sinh.

+Dân là chủ có nghĩa là xác định vị thế của dân, còn dân làm chủ nghĩa là xác định quyền, 
nghĩa vụ của dân.Trong Nhà nước của dân, với ý nghĩa đó, người dân được hưởng mọi quyền 
dân chủ.

2. Nhà nước do dân: “Chính quyền từ xã đến Chính phủ trung ương do dân cử ra”
- Nhà nước do dân là nhà nước do nhân dân lựa chọn, bầu ra những đại biểu của mình, những
đại biểu này thay mặt nhân dân tổ chức, điều hành các cơ quan nhà nước từ Trung ương đến địa
phương thông qua chế độ tổng tuyển cử phổ thông đầu phiếu
-Theo tư tưởng Hồ Chí Minh, nhân dân là người giữ vai trò quyết định trên tất cả các lĩnh
vực. Nhà nước chỉ phát huy dân chủ cao nhất khi Nhà nước là của nhân dân. Sự nghiệp kháng
chiến, kiến quốc là công việc của dân .
-Nhân dân là lực lượng xây dựng đất nước, là lực lượng hợp thành, nuôi dưỡng, bảo vệ các tổ
chức chính trị, do vậy nhân dân có quyền làm chủ đất nước, làm chủ chế độ, làm chủ tất cả các
lĩnh vực của đời sống xã hội.
- Người còn nêu rõ quyền của dân. Nhà nước do dẫn tạo ra và nhân dân tham gia quản lý là ở
chỗ:
+ Toàn bộ công dân bầu ra Quốc hội - cơ quan quyền lực cao nhất của nhà nước, cơ quan duy
nhất có quyền lập pháp. 
+ Quốc hội bầu ra Chủ tịch nước, Uỷ ban thường vụ Quốc hội và hội đồng chính phủ (nay gọi
là Chính phủ). 
+ Hội đồng chính phủ là cơ quan hành chính cao nhất của cũ Nhà nước, thực hiện các
nghị quyết của Quốc hội và chấp hành pháp luật .
+ Mọi công việc của bộ máy nhà nước trong việc quản lý xã hội đều thực hiện ý chí của nhân
dân (thông qua quốc hội do dân bầu ra)
3. Nhà nước vì dân: “Bao nhiêu lợi ích đều vì dân”
-Nhà nước vì dân là nhà nước phục vụ lợi ích và nguyện vọng chính đáng của nhân dân, lấy
hạnh phúc của nhân dân làm mục tiêu phấn đấu. Nhà nước không có đặc quyền, đặc lợi, đứng
trên nhân dân mà phải thực sự trong sạch, cần, kiệm, liêm, chính, chí công, vô tư. Chủ tịch Hồ
Chí Minh đã nhiều lần nhắc nhở: Việc gì có lợi cho dân thì dù nhỏ cũng cố gắng làm. Việc gì
có hại cho dân thì dù nhỏ cũng cố gắng tránh.
-Nhà nước vì dân là Nhà nước luôn đề cao ý thức trách nhiệm chính trị trước nhân dân. Người
cho rằng: Nếu dân đói, Đảng và Chính phủ có lỗi; nếu dân rét là Đảng và Chính phủ có lỗi; nếu
dân dốt, Đảng và Chính phủ có lỗi.
“Bao nhiêu lợi ích đều vì dân” cũng là phương hướng tu dưỡng rèn luyện tư tưởng quan
trọng nhất của mỗi cán bộ, đảng viên và công chức. Bác Hồ hết sức coi trọng điểm này trong
việc giáo dục đạo đức cách mạng cho cán bộ, đảng viên, công chức; bản thân Bác tự mình làm
gương bằng cả cuộc đời hết lòng phục vụ cách mạng, phục vụ nhân dân của mình. Nó là cơ sở
tư tưởng của các phương châm trong công tác dân vận: “Trọng dân, gần dân, hiểu dân, học
dân, có trách nhiệm với dân”; “Dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra”; “Nghe dân nói,
nói dân hiểu, làm dân tin”
* Vận dụng những quan điểm này trong giai đoạn hiện nay.
- Thứ nhất, tiếp tục nghiên cứu và quán triệt tư tưởng Hồ Chí Minh về dân chủ và xây dựng
Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân
-Thứ hai, tiếp tục cụ thể hóa, hoàn thiện thể chế thực hành dân chủ theo tinh thần Cương lĩnh
xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội (bổ sung, phát triển năm 2011) và
Hiến pháp năm 2013. 
+ “Dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra, dân giám sát, dân thụ hưởng”
+ Xử lý các vi phạm pháp luật theo nguyên tắc mọi công dân bình đẳng trước pháp luật
+ Chủ trương thực hành dân chủ một cách đồng bộ và toàn diện
+ Phát huy tinh thần tích cực, chủ động của nhân dân trong việc tham gia thực hành dân chủ,
tham gia xây dựng bộ máy nhà nước trong sạch, liêm chính, hiệu lực, hiệu quả
- Thứ ba, tiếp tục đổi mới tổ chức và hoạt động của Quốc hội và hội đồng nhân dân các cấp,
nâng cao chất lượng, hiệu quả của công tác lập pháp, giám sát tối cao và quyết định những vấn
đề quan trọng của đất nước.
-Thứ tư, đẩy mạnh xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức liêm chính, có bản lĩnh
chính trị, có phẩm chất đạo đức, năng lực, uy tín, tính chuyên nghiệp cao, sức khỏe tốt, tận tụy
phục vụ nhân dân. Cán bộ, đảng viên phải thực sự gương mẫu trong cuộc sống, "đảng viên đi
trước, làng nước theo sau"; phải “trọng dân, gần dân, hiểu dân, học dân và có trách nhiệm với
nhân dân”; luôn đặt lợi ích tập thể lên trên hết, kiên quyết phòng, chống chủ nghĩa cá nhân.

II Theo Hồ Chí Minh: “Bao nhiêu quyền hạn đều của dân.”, “quyền hành và lực lượng
đều ở nơi dân”. Theo anh (chị) “quyền” ở đây là những quyền gì?
- Nói đến nhà nước là nói đến quyền hành, quyền lực, quyền hạn. Nhà nước quản lý và tổ chức
xã hội bằng “quyền” của mình, thông qua luật pháp:
Nhân dân làm cách mạng giành được chính quyền thì “quyền hành”, “quyền lực” phải thuộc
về nhân dân. Nhân dân “ủy quyền” cho nhà nước một phần quyền hành, quyền lực của mình
theo Hiến pháp, pháp luật để nhà nước thực hành phận sự trước nhân dân. Ngay cả quyền lực
lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam cũng là do sự ủy quyền của nhân dân. 
- Còn là quyền làm chủ của nhân dân: Cụ thể là quyền về chính trị và quyền về kinh tế , văn
hóa, xã hội của công dân , có quyền tự do về ngôn luận, có quyền tự do báo chí, tiếp cận thông
tin, hội họp, lập hội; công dân nam và nữ đều bình đẳng về mọi mặt;…
Theo tư tưởng Hồ Chí Minh, nhân dân là người giữ vai trò quyết định trên tất cả các lĩnh vực:
Từ kinh tế, chính trị đến văn hoá, xã hội, từ những chuyện nhỏ có liên quan đến lợi ích cá nhân
đến những chuyện lớn như lựa chọn thể chế, lựa chọn người đứng đầu Nhà nước.
“Mọi quyền hạn đều của dân”. Cán bộ từ Trung ương đến cán bộ ở các cấp các ngành đều là
“đầy tớ” của dân, do dân cử ra và do dân bãi miễn.

You might also like