You are on page 1of 7

1.

Nhận định: “Nguồn của LHP chỉ bao gồm HP 1992 (sửa đổi, bổ sung năm 2001)”
- Sai
- Cspl: Luật tổ chức QH, Luật tổ chức CP, Luật tổ chức CQCP...
- Nguồn của LHP không chỉ bao gồm HP 1992 (sđ, bs 2001), nguồn cơ bản của LHP là những văn bản quy
phạm pháp luật có chứa các quy phạm về pháp luật HP, trong đó HP là nguồn quan trọng chủ yếu và phổ biến
nhất. Ngoài ra còn có HP năm 1946, HP 1959,... Dưới HP còn có pháp lệnh của UBTVQH, nghị quyết của
QH, nghị định của CP trong tổ chức nhà nước cũng làm nên một bộ luật HP.
2. Nhận định: “Nguồn của khoa học LHP chỉ bao gồm các bản HP VN”
- Sai
- Nguồn của khoa học LHP không chỉ bao gồm các bản HP VN mà còn là:
+ Tổng hợp những tài liệu liên quan để nghiên cứu về LHP
+ Các văn bản chứa đựng các quy phạm LHP
+ Những tác phẩm kinh điển
+ Các văn kiện của Đảng, các bài báo khoa học, sách chuyên khảo về tổ chức nhà nước, giáo trình và các ấn
phẩm pháp lý khác
3. Nhận định: “HP ra đời cùng với sự ra đời của nhà nước”
- Sai
- HP ra đời không cùng với sự ra đời của Nhà nước. Vì :
+ Nhà nước ra đời khi mâu thuẫn giai cấp trong xã hội lên đến đỉnh điểm, không thể điều hòa được. Trong khi
phải đến một giai đoạn lịch sử nhất định, khi thỏa mãn các điều kiện về kinh tế, chính trị, xã hội thì HP mới ra
đời, HP là sản phẩm của cuộc cách mạng tư sản qua đó xóa bỏ chế độ phong kiến.
- Ví dụ: Nhà nước Văn Lang là nhà nước đầu tiên của nước VN, xuất hiện vào khoảng 2879 năm TCN (TK7),
còn bản HP thành văn đầu tiên của VN là bản HP 1946
Nhà nước đầu tiên trên thế giới là nhà nước Ai Cập cổ đại, xuất hiện vào khoảng 4000 năm TCN, trong
khi bản HP thành văn đầu tiên trên thế giới là bản HP của Hoa Kỳ 1787
4. Nhận định: “Ở nước ta, HP ra đời trước Cách mạng tháng Tám năm 1945”
- Sai
- Vì HP đầu tiên của nước ta là bản HP 1946, được thông qua vào ngày 9/11/1946. Trước CMT8, VN là một
nước thuộc địa nửa phong kiến ( thuộc địa của Pháp và chế độ phong kiến dưới triều Nguyễn). Đất nước
không có tự do, độc lập, nhân dân không được quyền làm chủ. Như vậy, trước CMT8 nước ta không có HP.
5. Nhận định: “Trong khoa học pháp lý hiện nay, việc phân chia Hp thành Hp cổ điển và Hp hiện đại là căn
cứ vào thời gian ban hành các bản Hp”
- Sai
- Vì trong khoa học pháp lý hiện nay, việc phân chia Hp thành Hp cổ điển và Hp hiện đại không căn cứ vào thời
gian ban hành mà căn cứ vào tính chất, nội dung quy định các bản Hp.
+ Hp cổ điển: nội dung chủ yếu quy định về tổ chức quyền lực nhà nước, có ít các quy định về quyền tự do
của công dân, chỉ có phân quyền và nhân quyền. Vd: Mỹ (1787), Vương quốc Bỉ (1831), Liên bang Thụy Sĩ
(1874)...
+ Hp hiện đại: nội dung quy định bao trùm khái quát hơn, ngoài phân quyền và nhân quyền còn có các quy
định về kinh tế, văn hóa, giáo dục, công nghệ... Vd: Việt Nam (1946), Pháp (1946, 1958), Nhật Bản (1948)...
Như vậy, trong khoa học pháp lý hiện nay, việc phân chia Hp thành Hp cổ điển và Hp hiện đại không căn cứ
vào thời gian ban hành các bản Hp.
6. Nhận định: “Hp không thành văn là Hp chỉ được cấu thành từ một nguồn là các tập tục mang tính Hp.”
- Sai
- Hiến pháp không thành văn gồm 2 phần chính:
+ Phần thành văn: đạo luật thường mang tính Hp
+ Phần không thành văn: tập tục chính trị mang tính Hp
Vd: Hp không thành văn ở Anh, Anh có hơn 300 đạo luật thường mang tính Hp cùng với các tập tục chính trị
khác như nữ hoàng/ vua Anh luôn bổ nhiệm người đứng đầu Đảng cầm quyền là Thủ tướng.
Như vậy. Hp không thành văn không phải là Hp chỉ được cấu thành từ một nguồn là các tập tục mang tính Hp
7. Nhận định: “Theo quy định của Hp năm 2013, thủ tục sửa đổi Hp được tiến hành như thủ tục sửa đổi một
đạo luật thông thường.”
- Sai
- CSPL: luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật và Điều 120 HP 2013
+ Trình tự sửa đổi một đạo luật thông thường sẽ do QH thông qua với tỉ lệ tán thành là ½
+ Trình tự sửa đổi của Hp 2013 do 4 chủ thể yêu cầu là CTN, UBTVQH, CP hoặc ít nhất 1/3 tổng số ĐBQH
yêu cầu. Hp 2013 thành lập ra Ủy ban dự thảo Hp làm cơ quan soạn thảo. Tỉ lệ tán thành: 2/3 và Hp có hiệu
lực khi QH đưa ra cho ĐBQH biểu quyết tán thành nhằm thông qua Hp, thời điểm có Hiệu lực của Hp do QH
quyết định.

Đạo luật thông thường Điều 120 HP 2013


Chủ thể yêu cầu Nhiều chủ thể (được quy định CTN, UBTVQH, CP hoặc ít nhất
trong luật BHVBQPPL) 1/3 tổng số ĐBQH
Cơ quan soạn thảo Ban soạn thảo Ủy ban dự thảo
Tỷ lệ tán thành Quá ½ DBQH Ít nhất 2/3 tổng số ĐBQH
Hiệu lực Khi được QH thông qua và thời Do QH quyết định
gian có hiệu lực được ghi cụ thể
trong văn bản luật

8. Nhận định: “Thủ tục sửa đổi Hp được quy định trong Hp 2013 giống Hp 1992”
- Sai

Điều 147 HP 1992 Điều 120 HP 2013


Chủ thể yêu cầu QH CTN, UBTVQH, CP hoặc ít nhất
1/3 tổng số ĐBQH
Cơ quan soạn thảo Không quy định Ủy ban dự thảo HP
Tỷ lệ tán thành Ít nhất 2/3 tổng số ĐBQH Ít nhất 2/3 tổng số ĐBQH
Hiệu lực QH quyết định QH quyết định
9. Nhận định: “Thủ tục sửa đổi Hp được quy định trong Hp năm 2013 giống với Hp năm 1946”
- Sai

Điều 70 Hp 1946 Điều 120 Hp 2013


Chủ thể yêu cầu 2/3 tổng số nghị viên CTN, UBTVQH, CP hoặc ít nhất
1/3 tổng số ĐBQH
Cơ quan soạn thảo Ban dự thảo Ủy ban dự thảo
Tỷ lệ tán thành Không quy định cụ thể tỉ lệ, chỉ Ít nhất 2/3 tổng số ĐBQH
quy định chung là “nghị viên ưng
chuẩn”
Hiệu lực Sau khi đưa ra cho toàn dân phúc QH quyết định
quyết
10. Hãy chứng minh và giải thích sự độc đáo của chế định CTN trong Hp 1946
Sự độc đáo của chế định CTN trong Hp 1946:
- Về hoàn cảnh: CMT8 năm 1945 thành công, ngày 2-9-1945 Hồ Chí Minh đọc bản tuyên ngôn độc lập khai
sinh ra nước VNDCCH, “ngàn cân treo sợi tóc” thù trong giặc ngoài ở khắp nơi, nạn đói lấy đi 2 triệu người
dân
- Về cách thành lập: Theo Đ45 HP1946 quy định về quyền bầu ra CTN, CTN có nhiệm kỳ 5 năm hơn cả nghị
viện (3 năm), để đảm bảo vai trò CTN vẫn còn đủ để Việt quốc, việt cách không thể đánh đổ thành quả cách
mạng của nhân dân ta. CTN được bầu với tỉ lệ 2/3 thì điều đó chắc chắn Chủ tịch HCM đắc cử bởi số phiếu
bên phe ta đủ cho con số ấy, gây bất lợi cho phe phản Cách mạng
- Vị trí của CTN: là người đứng đầu nhà nước, nguyên thủ quốc gia, còn là người đứng đầu Chính phủ, CTN
nắm quyền hành cao nhất cũng để đảm bảo cho hoạt động của các cơ quan nhà nước
- Vai trò của CTN: có vai trò vô cùng quan trọng nắm trong tay mọi quyền hành quyết định mọi vấn đề. Theo
Đ53 HP1946 chúng ta có thể thấy quyền hành tối cao mà chẳng có CTN nào trong Hp về sau có được, có
quyền ban hành sắc lệnh tương đương 1 đạo luật, CTN có quyền phủ quyết các đạo luật do nghị viện ban
hành. CTN còn nắm vai trò trong an ninh quốc gia là tổng chỉ huy quân đội
- Trách nhiệm CTN: theo Đ51 HP 1946 CTN phản quốc thì Nghị viện sẽ thành lập ra một tòa án đặc biệt, toà
án này độc lập không bị chi phối bởi phe nào.
+ CTN theo Hp 1946 phù hợp với hoàn cảnh thù trong giặc ngoài bấy giờ vì khi lập ra một CTN có quyền hạn
như vậy để CTN có thể bảo vệ thành quả cách mạng của nhân dân ta tại thời điểm đó và thoát khỏi tình trạng
đa đảng
+ CTN là người thực quyền: khi vừa quản lí đất nước, nắm CP trong tay, quản lí hành pháp, nắm ANQP. Đây
là những điều mà chủ tịch Hồ Chí Minh đã học hỏi được từ văn hóa các nước Châu Mỹ nhưng không bê
nguyên si vào, mà thay đổi để thích hợp với hoàn cảnh của nhân dân ta tại thời điểm đó. Qua đó thể hiện được
tầm nhìn xa trông rộng của người lập hiến
+ Chế định CTN trong Hp1946 khắc họa lên chính thể cộng hòa hỗn hợp
Tóm lại, CTN năm 1946 rất đặc biệt và độc đáo, nhìn về hình thức thì Hp 1946 mang những đặc điểm và hình thức
chính thể cộng hòa tổng thốngb và cộng hòa đại nghị nhưng về bản chất thì không theo một hình thức nào. Như vậy,
chế định CTN là một mô hình nguyên thủ quốc gia độc đáo chưa từng có trong lịch sử lập hiến, không rập khuôn, sao
chép một cách máy móc theo bất kì nguyên thủ quốc gia ở bất kì chính thể nào nhưng đã thể hiện có sự chọn lọc, sáng
tạo
11. Nhận định: “Ở nước ta hiện nay, nhân dân chỉ thực hiện quyền lực nhà nước gián tiếp thông qua Quốc
hội và Hội đồng nhân dân các cấp”
- Sai
- CSPL: Đ6 Hp 2013
- Nhân dân không chỉ thực hiện quyền lực nhà nước một cách gián tiếp (dân chủ đại diện) mà còn thực hiện
quyền lực một cách trực tiếp (dân chủ trực tiếp)
- Trong đó: dân chủ trực tiếp thể hiện thông qua bầu cử, trưng cầu dân ý. Dân chủ đại diện không chỉ thể hiện
thông qua QH, Hội đồng nhân dân các cấp mà còn thông qua các cơ quan nhà nước khác
12. Nhận định: “Các Hp VN đều ghi nhận sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản VN”
- Sai
- Không phải Hp VN nào cũng ghi nhận sự lãnh đạo của Đảng CS VN:
+ Hp 1946: chưa ghi nhận sự lãnh đạo của Đảng vì lúc đó tình hình kinh tế xã hội của nước ta lúc bấy giờ rất
rối ren, gian khó, chính quyền non trẻ, nạn đói 1945 cướp đi hàng triệu người, thiên tai lũ lụt xãy ra liên miên,
Đảng ta đã sử dụng phương pháp mềm dẻo, lui về hoạt động bí mật âm thầm tuyên truyền Chủ nghĩa Mác, tập
hợp tất cả những con người yêu cách mạng
+ Hp 1959: ghi nhận sự lãnh đạo của Đảng ở lời nói đầu như là ở bước thăm dò dư luận của Đảng ( có ít nhất
lần nói về sự lãnh đạo của Đảng)
Hp 1980, 1992, 2013: đã hình thành 1 điều 4 riêng nằm trong Hp
13. Nhận định: “Trong hệ thống chính trị nước ta hiện nay, nhà nước giữ vai trò là lực lượng lãnh đạo”
- Sai
- CSPL: Điều 2, Điều 4 Hp 2013
- Theo HP 2013 Điều 4, ĐCSVN có vai trò là đội tiên phong của giai cấp công nhân, đồng thời là đội tiên
phong của Nhân dân lao động và của dân tộc Việt Nam, đại biểu trung thành của giai cấp công nhân, nhân dân
lao động, lấy chủ nghĩa Mác Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh làm nền tảng tư tưởng, là lực lượng lãnh đạo của
Nhà nước và xã hội  Đảng mới giữ vai trò lực lượng lãnh đạo
- Theo điều 2 Hp 2013 quy định, Nhà nước CHXHCNVN là nhà nước pháp quyền XHCN của nhân dân, do
nhân dân, vì nhân dân  Nhà nước có vai trò quản lí dưới sự giám sát của nhân dân, do nhân dân làm chủ
14. Nhận định: “Chính sách đối ngoại của nước ta theo Hp 2013 giống với Hp 1992”
- Sai
- CSPL: chương 1 Diều 14 Hp 1992, chương 1 Điều 12 Hp 2013
- Vì chính sách đối ngoại của nước ta ở chương 1 Điều 12 Hp 2013 đã được kế thừa và phát triển hơn so với
quy định tại chương 1 Điều 14 Hp 1992, thể hiện cụ thể qua những nội dung chính như sau:
+ Bổ sung cụm từ “độc lập”, “tự chủ” trong chính sách đối ngoại của Nhà nước ta
+ Lần đầu tiên Hp quy định mục tiêu của đối ngoại là “vì lợi ích của quốc gia, dân tộc”
+ Lần đầu tiê tuyên bố “tuân thủ Hiến chương Liên hợp quốc và điều ước quốc tế mà CHXHCN VN là thành
viên”
- Như vậy, chính sách đối ngoại của nước ta theo Hp 2013 có những nội dung khác so với Hp 1992, văn minh
và tiến bộ hơn
15. Sự lãnh đạo của Đảng được ghi nhận khác nhau như thế nào trong lịch sử lập hiến VN và giải thích vì
sao có sự khác nhau đó
- Hp 1946: chưa có quy định trực tiếp nhưng đã gián tiếp thừa nhận vai trò lãnh đạo của Đảng
- Hp 1959: chưa có điều quy định riêng về Đảng nhưng vị trí, vai trò của Đảng đã được nhắc tới 3 lần trong lời
nói đầu của Đảng (Đ4)
- Có sự khác nhau đó vì:
+ Hp 1946: tình hình kinh tế, chính trị còn nhiều khó khăn, bất ổn, thù trong giặc ngoài. Thù trong bởi khi này
chúng ta đa đảng (70 ghế trong nghị viện dành cho Việt Quốc Việt Cách), giặc ngoài: quân Mỹ, Pháp, Tưởng
+ Hp 1959: đất nước ta vào thời điểm đấy đã giành được độc lập, nhưng vẫn còn khó khăn và thiếu thốn. Hp
công nhận sự lãnh đạo của Đảng ở lời nói đầu như một sự thăm dò, tham khảo dư luận về Đảng (trong Hp đã
có ít nhất 3laanf đề cập đến vai trò, khẳng định sự lãnh đạo của Đảng)
Hp 1980, 1992 (sửa đổi, bổ sung 2001). Hp 2013 khẳng định vai trò của Đảng ở lời nói đầu, và điều 4 trong
bản Hp
Dù cho thời điểm nào, lúc đất nước đang khó khăn hay cho tới khi đất nước đang trên đà phát triển, ĐCSVN luôn luôn
ủng hộ, bên cạnh nhân dân, đấu tranh giành độc lập dân tộc
16. Tại sao cần phải phát huy vai trò phản biện xã hội của Mặt trân Tổ quốc Vn ở nước ta hiện nay? Trình
bày ý kiến của anh/chị về vai trò trên của Mặt trận Tổ quốc VN
- CSPL: Điều 32, 33, 34 Luật MTTQVN năm 2015
- Phản biện xã hội là gì?
- Tại sao phải phản biện xã hội?
- Phản biện xã hội khác gì với phản đối hay phản bác
- Thực hiện PBXH không chỉ có ý nghĩa đem lại lợi ích (vật chất và tinh thần) chính đáng, hợp pháp cho xã hội,
mà còn có ý nghĩa chínhtri sâu sắc giữa Nhà nước với nhân dân
- Trình bày ý kiến: ..... MTTQVN là cơ quan đại diện cho nhân dân nên cần có sự liên kết, gắn kết.....
17. Nhận định: “Quyền con người và quyền công dân là hai phạm trù hoàn toàn đồng nhất nhau”
- Sai
- Quyền con người và quyền công dân là hai phạm trù đồng dạng nhưng không đồng nhất nhau
+ Quyền con người là những bảo đảm pháp lý toàn cầu có tác dụng bảo vệ các cá nhân và các nhóm chống lại
những hành động hoặc sự bỏ mặc mà làm tổn hại đến nhân phẩm, những sự được cho phép và tự do cơ bản
của con người
- Quyền công dân là khả năng mà nhà nước thừa nhận cho công dân (cá nhân có quốc tịch của quốc gia sở tại)
trong việc thực hiện hành vi nhất định
- Xét về mặt chủ thể quyền: Quyền con người có nội hàm rộng hơn quyền công dân và không bị giới hạn bởi
tiêu chí quốc tịch
- Xét về mặt nội dung quyền: Quyền công dân được dựa trên cơ sở tôn trọng quyền con người và quyền con
người chỉ có thể được đảm bảo bằng những quy định về quyền công dân trong pháp luật của mỗi quốc gia
- Xét về mặt giá trị: Quyền con người vừa mang tính toàn cầu, vừa mang tính địa phương, tùy thuộc vào sự phát
triển kinh tế, tình hình chính trị
18. Nhận định: “Theo quy định của Hp hiện hành, các quyền con người, quyền công dân về chính trị, dân sự,
kinh tế, văn hóa, xã hội được công nhận, tôn trọng, bảo vệ, bảo đảm theo Hp và luật”
- Sai
- CSPL: Khoản 1 điều 14 Hp 2013
- Vì Khoản 1 điều 14 Hp 2013 đã quy định: “ở nước CHXHCNVN, các quyền con người, quyền công dân về
chính trị, dân sự, kinh tế, xã hội, văn hóa được công nhận, tôn trọng, bảo vệ, bảo đảm theo Hiến pháp và luật”
- Pháp luật có nghĩa rộng hơn Luật, trong đó:
+ Luật (Đạo luật): 2 văn bản QPPL bao gồm Luật và Bộ luật do QH ban hành (Đ69 Hp2013)
+ Pháp luật: nhiều văn bản QPPL bao gồm Luật, Bộ luật, Nghị định, Quyết định, Thông tư do nhiều chủ thể
ban hành
19. Nhận định: “Theo quy định của Hiến pháp hiện hành, nộp thuế là quyền công dân”
- Sai
- CSPL: Điều 47 Hp 2013
- Theo quy định của Hp hiện hành, nộp thuế không phải là quyền mà là nghĩa vụ mang tính bắt buộc
- Quyền công dân là khả năng công dân được thực hiện những hành vi mà pháp luật không cấm, là khả năng
công dân được lựa chọn giữa làm và không làm, nghĩa vụ là yêu cầu mà công dân phải thực hiện hoặc không
được phép thực hiện theo quy định của pháp luật
20. Nhận định: “Theo quy định của Hp hiện hành, học tập chỉ là quyền công dân”
- Sai
- CSPL: Điều 39 Hp 2013
- Theo quy định của Hp hiện hành, học tập không chỉ là quyền mà còn là nghĩa vụ của mỗi công dân
- Quyền công dân là khả năng cho phép công dân được lựa chọn hành vi của mình, giữa làm và không làm,
muốn hướng quyền đó hay không lag tùy tự do ý chí mỗi cá nhân, nhà nước có trách nhiệm bảo đảm cho công
dân thực hiện quyền đó. Nghĩa vụ là sự bắt buộc, yêu cầu mà công dân phải thực hiện hoặc không được phép
thực hiện hành vi nào đó theo quy định của pháp luật và nếu công dân không thực hiện hoặc làm trái sẽ bị xử
lý theo chế tài
21. Nhận định: “Hp hiện hành quy định sự bao cấp của Nhà nước đối với học phí và viện phí”
- Sai
- CSPL: điều 60, 61 Hp 1980; điều 58, 61 Hp 2013
- Vì chỉ có ở Hp 1980 mới quy định sự bao cấp của Nhà nước đối với học phis và viện phí (Đ60: Nhà nước thực
hiện chế độ học không phải trả tiền; Đ61: Nhà nước thực hiện chế độ khám chữa bệnh không phải trả tiền).
Tuy nhiên ở Hp 2013, căn cứ vào Đ58, Đ61 của Hp 2013 Nhà nước không còn bao cấp đối với học phí và
viện phí. Nhà nước chỉ có chính sách miễn giảm học phí và viện phí đối với những trường hợp đặc biệt. Như
vậy Hp hiện hành không quy định sự bao cấp của Nhà nước đối với học phí và viện phí
22. Nhận định: “Hp hiện hành quy định sự bao cấp của Nhà nước đối với việc làm”
- Sai
- CSPL: điều 58 Hp 1980, điều 57 Hp 2013
- Vì chỉ có Hp 1980 mới quy định sự bao cấp của Nhà nước đối với việc làm (Đ58 Hp2013) quy định: Công
dân đủ tuổi được nhà nước sắp xếp tạo việc làm theo khả năng  sự bảo hộ của nhà nước với việc làm của
người dân. Tuy nhiên đến nay, ở điều 57Hp 2013 quy định: Nhà nước không còn bao cấp đối với việc làm.
Nhà nước chỉ khuyến khích, tạo điều kiện ngang nhau trong việc tiếp cận nghề nghiệp chứ không đảm bảo
100% người dân VN đủ tuổi đều có việc làm. Như vậy, Hp hiện hành không quy định sự bao cấp của Nhà
nước đối với việc làm.
23. Phân tích làm sáng tỏ nguyên tắc “Quyền con người, quyền công dân có thể bị hạn chế theo quy định của
luật trong trường hợp cần thiết vì lý do quốc phòng, an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội, đạo đức xã
hội, sức khỏe của cộng đồng”
- CSPL: Khoản 2 Điều 14 Hp 2013
- Theo khoản 2 Điều 14 – Nguyên tắc hạn chế quyền con người: “Quyền con người, quyền công dân chỉ có thể
bị hạn chế theo qui định của luật trong trường hợp cần thiết vì lí do quốc phòng, an ninh quốc gia, trật tự, an
toàn xã hội, đạo đức xã hội, sức khỏe của cộng đồng”
+ Nguyên tắc này không nhằm mục đích hạn chế quyền con người mà thực chất nhằm bảo vệ quyền con
người, hạn chế quyền của cá nhân để bảo đảm quyền của tập thể
+ Nguyên tắc này mang đến một số ý nghĩa sau đây:
 ngăn chặn khả năng lạm dụng quyền lực nhà nước để vi phạm nhân quyền, thông qua việc ấn định
những điều kiện chặt chẽ với việc giới hạn quyền
 nói phòng ngừa những suy nghĩ và hành động cực đoan trong việc hưởng thụ, thực hiện các quyền.
Tóm lại, quyền con người, quyền công dân chỉ có thể bị hạn chế với 3 điều kiện cần và đủ sau:
 Chủ thể duy nhất có quyền hạn chế là QH – cơ quan đại biểu cao nhất của nhân dân vì QH
chính là cơ quan có khả năng nhất trong việc thể chế hóa ý nguyện của nhân dân một cách toàn diện, trung
thực. Các cơ quan nhà nước khác bằng những văn bản dưới luật không được hạn chế, cấm đoán quyền con
người, quyền công dân
 Hình thức pháp lý duy nhất hạn chế quyền con người, quyền công dân: quy định của Luật (hay
còn gọi là đạo luật gồm 2 vbqppl là Luật và Bộ Luật)
 Mục đích của việc hạn chế quyền là để trong những trường hợp thật cần thiết để bảo vệ một số
lợi ích chính đáng (quốc phòng, an ninh quốc gia, trật tự, an toàn, đạo đức xã hội, sức khỏe của cộng đồng) –
đây cũng là những mục đích được thừa nhận trong Luật Nhân quyền quốc tế
24. Nêu và phân tích ý nghĩa của những điểm mới trong chương II: “quyền con người, quyền và nghĩa vụ cơ
bản của công dân” của Hp 2013 so với chương V của Hp năm 1992 (sửa đổi, bổ sung 2001)
- Về vị trí chương: Hp 2013 nằm ở chương II trong khi Hp 1992 nằm ở chương V
 quyền và nghĩa vụ của con người ở Hp 2013 được đề cao, chú trọng hơn so với bản Hp 1992
- Về tên chương: Lần đầu tiên Hp 2013 xuấ hiện cụm từ “ quyền con người”
HP 2013 không đánh đồng giữa quyền con người và quyền công dân như bản Hp 1992 mà nó đã phân tách ra,
khẳng định sự khác biệt giữa 2 việc đó chính là “quyền con người”, “quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân”.
- Điểm mới trong nội dung:
+ lần đầu tiên Hp 2013 nhắc đến nguyên tắc hạn chế quyền con người, quyền công dân (Khoản 2 Điều 14 Hp
2013), đây là một điểm mới quan trọng mà Hp 1992 không quy định
+ hp 2013 quy định thêm 5 điều mới gồm: quyền sống (đ19), quyền được sống trong môi trường trong lành
(đ43), quyền được hưởng thụ các giá trị văn hóa, các tín ngưỡng tôn giáo (đ41)...  quy định về quyền con
người, quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân ở Hp 2013 mang tính văn minh và sâu sắc hơn Hp 1992
+ Nhấn mạnh vai trò trách nhiệm của nhà nước (Đ3 Hp 2013)  Hp 2013 cho thấy tư duy lập hiến tiến bộ,
sâu sắc
25. Nhận định: “Theo quy định của pháp luật hiện hành, ứng cử viên trong cuộc bầu cử ĐBQH có quyền tổ
chức vận động tranh cử”
- Sai
- CSPL: Điều 65 Luật bầu cử ĐBQH và ĐB HĐND năm 2015
- VN không sử dụng thuật ngữ vận động tranh cử trong tất cả văn bản quy phạm pháp luật mà chỉ có vận động
bầu cử. Bởi vì nước ta chỉ có một Đảng lãnh đạo, không đa đảng, không có sự cạnh tranh, tranh giành.
- Vận động tranh cử nhằm thuyết phục càng nhiều cử tri bỏ phiếu cho ứng cử viên càng tốt. Vận động bầu
nhiệm đại biểu nếu được bầu làm ĐBQH, đại biểu HĐND
- Hai hành vi này khác nhau. Vì vậy theo Đ65 Luật bầu cử ĐBQH và ĐBHĐND năm 2015 ứng cử viên trong
cuộc bầu cử ĐBQH không có quyền tổ chức vận động tranh cử mà chỉ có quyền tổ chức vận động bầu cử theo
quy định của Luật định
ở ta, các ứng viên để có tên trong danh sách bầu cử đã trải qua một quá trình hiệp thương dài trước đó, cho
nên việc vận động tranh cử (bằng hình thức gặp gỡ, tiếp xúc với cử tri tại hội nghị tiếp xúc cử tri ở địa
phương nơi mình ứng cử), thường được tổ chức ở mức độ hạn chế, với thành phần được lựa chọn. Hơn nữa,
cơ chế “chọn mặt gửi vàng” ở ta không chỉ được thực hiện theo tiêu chuẩn, mà cò theo cơ cấu. Vấn đề là cử
tri sẽ lựa chọn cái gì: chọn tiêu chuẩn thì sẽ giúp cơ quan dân cử có chất lượng cao, chọn cơ cấu sẽ củng cố
chức năng đại diện của các cơ quan này.
26. Nhận định: “Theo quy định của PL hiện hành, cử tri không thể thực hiện quyền bỏ phiếu tại nơi đăng kí
tạm trú của họ”
- Sai
- CSPL: Khoản 2,3 đ29 và đ34 của Luật bầu cử ĐBQH và ĐBHĐND năm 2015
- Khoản 2,3 đ29 Luật bầu cử ĐBQH và ĐBHĐND năm 2015 đã quy định cử tri là người tạm trú và có thời gian
đăng kí tạm trú tại địa phương chưa đủ 12 tháng được ghi tên vào danh sách cử tri để bầu ĐBQH, ĐBHĐND
cấp tỉnh, cấp huyện ở nơi tạm trú hoặc đóng quân. Vì vậy, cử tri vẫn có thể thực hiện bỏ phiếu tại nơi đăng kí
tạm trú của họ theo quy định của Luật định hoặc nếu như cử tri không ở trong địa phương mình đăng sinh
sống mà ở nơi khác thì thực hiện việc bỏ phiếu ở nơi khác theo d34 của Luật này, cử tri có quyền xin giấy
chứng nhận của UBND cấp xã nơi mình đã có tên trong danh sách cử tri để được bổ sung tên vào danh sách
cử tri tham gia bỏ phiếu bầu ĐBQH, HĐND cấp tỉnh nơi mình có thể tham gia bỏ phiếu, khi bỏ phiếu UBND
cấp xã phải ghi ngay danh sách tên cử tri tại khu vực bỏ phiếu của địa phương mình cụm từ “bỏ phiếu nơi
khác”
27. Nhận định: “Theo quy định của PL hiện hành, trong cuộc bầu cử lại, ứng cử viên nào được nhiều phiếu
hơn là người trúng cử”
- Sai
- CSPL: d78 và d80 Luật bầu cử ĐBQH và ĐBHĐND năm 2015
- D78 và d80 Luật bầu cử ĐBQH và ĐBHĐND năm 2015 quy định rằng người trúng cử phải là người ứng cử
đạt số phiếu quá một nửa tổng số phiếu bầu hợp lệ và phải có số phiếu bầu cao hơn. Như vậy, theo quy định
của PL hiện hành, trong cuộc bầu cử lại, không phải ứng cử viên nào được nhiều phiếu hơn là người trúng cử
mà còn phải bảo đảm tỉ lệ số phiếu bầu trên 50% là số phiếu bầu hợp lệ và có số phiếu bầu cao hơn
28. Nhận định: “Theo qui định của PL hiện hành, trong cuộc bầu cử đầu nếu số người trúng cử không đủ so
với qui định thì sẽ tiến hành bầu bổ sung đại biểu”
- Sai
- CSPL: d79 và d89 Luật bầu cử ĐBQH và ĐBHĐND năm 2015
- D79 Luật bầu cử ĐBQH và ĐBHĐND năm 2015 qui định: trong cuộc bầu cử lần đầu nếu số người trúng cử
không đủ so với qui định thì sẽ tiến hành bầu cử thêm chứ không phải bầu cử bổ ung và d89 tại Luật này qui
định các trường hợp bầu cử bổ sung phải đáp ứng một trong hai trường hợp: trường hợp thứ nhất là việc bầu
cử bổ sung chỉ được tiến hành khi thời gian còn lại của nhiệm kì nhiều hơn 2 năm và thiếu trên 10% số ĐBQH
đã được bầu ở đầu nhiệm kì. Trường hợp thứ hai là việc bầu cử bổ sung chỉ được tiến hành khi thời gian còn
lại của nhiệm ki nhiều hơn 18 tháng và đáp ứng một trong các điều kiện theo quy định mà Luật đã đề ra.
29. Nhận định: “Theo qui định của PL hiện hành, người bị tạm giam, tạm giữ thì không được ghi tên vào
danh sách cử tri”
- Sai
- CSPL: khoản 5 d29 Luật bầu cử ĐBQH và HĐND năm 2015
- Theo khoản 5 d29 Luật bầu cử ĐBQH và ĐBHĐND năm 2015 qui định cử tri là người đang bị tạm giam, tạm
giữ, người đang chấp hành biện pháp đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc, cơ sở cai nghiện bắt buộc được ghi tên
vào danh sách cử tri để bầu ĐBQH và ĐBHĐND cấp tỉnh nơi người đó đang tạm bị tạm giam, tạm giữ, đang
chấp hành biện pháp đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc, cơ sở cai nghiện bắt buộc. Vì vậy, theo qui định của PL
hiện hành, người bị tạm giam, tạm giữ thì vẫn được ghi tên vào danh sách cử tri.
30. Nhận định: “Theo PL hiện hành, mọi công dân VN đủ 18 tuổi trở lên đều có quyền bầu cử ĐBQH,
ĐBHĐND các cấp”
- Sai
- CSPL: khoản 1 d30 Luật bầu cử ĐBQH và ĐBHĐND năm 2015
- Đủ 18 tuổi, không thuộc nhóm đối tượng bị cấm đi bầu
31. Nhận định: “Theo qui định của PL hiện hành, mọi người đều có quyền bầu cử và ứng cử”
- Sai
- CSPL: d27 Hp 2013
- Theo Hp 2013 tại d27 quy định công dân phải từ 18 tuổi trở lên mới có quyền bầu cử và phải đủ 21 tuổi trở
lên mới có thể có quyền ứng cử vào ĐBQH, HĐND, việc thực hiện các quyền này do luật định, đồng thời tại đ
30 Luật bầu cử 2015, đ 37 Luật bầu cử 2015: công dân không thuộc nhóm đối tượng bị cấm theo luật định thì
mới có quyền bầu và ứng cử, không phai tất cả mọi người.
32. Nhận định: “Theo qui định của PL hiện hành, người bị Tòa án kết án phạt tù nhưng được hưởng án treo
thì không được ghi tên vào danh sách cử tri”
- Sai
- CSPL: Khoản 1 đ.30 của Luật bầu cử ĐBQH và ĐBHĐND
- Theo khoản 1 đ.30 của Luật bầu cử ĐBQH và ĐBHĐND quy định chỉ khi người phạm tội bị tước quyền bầu
cử theo bản án, quyết định của Tòa án và bản án, quyết định ấy đã có hiệu lực pháp luật thì người này mới bị
tước quyền bầu cử (trừ trường hợp người này không đủ năng lực hành vi dân sự). Như vậy, công dân đủ 18
tuổi trở lên, có đủ năng lực hành vi dân sự, bị Tòa án kết án phạt tù nhưng được hưởng án treo, nếu không bị
tước quyền bầu cử (trong bản án không ghi hình phạt bị tước quyền bầu cử) vẫn có quyền bầu cử và được ghi
tên vào danh sách cử tri ở nơi mình cư trú để tham gia bầu ĐBQH và ĐBHĐND theo quy định của PL

You might also like