You are on page 1of 5

HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH QUỐC GIA ĐỀ THI KẾT THÚC HỌC PHẦN

KHOA NHÀ NƯỚC VÀ PHÁP LUẬT Luật Hiến pháp Việt Nam (Mã HP: SLF1002)
--------------------------
Số tín chỉ: 02
Đối tượng thi: Sinh viên học kỳ phụ đợt 2 PVMT
Bậc: Đại học; Hệ: Chính quy
Thời gian làm bài: 90 phút
Loại đề thi: Được sử dụng tài liệu
Hình thức thi: Thi viết

ĐỀ THI SỐ 01
Câu 1 (05 điểm): Anh/chị hãy trình bày hoàn cảnh ra đời và ý nghĩa của Hiến pháp năm
1946.
Câu 2 (05 điểm): Những khẳng định dưới đây là Đúng hay Sai? Tại sao?
1. Hiến pháp năm 1980 ghi nhận 02 thành phần kinh tế.
Đúng, theo Điều 18, Hiến pháp năm 1980
2. Thủ tướng đứng đầu Chính phủ là quy định xuyên suốt các bản Hiến pháp Việt Nam.

Sai, theo Điều 44, Hiến pháp năm 1946 thì Chính phủ gồm có Chủ tịch nước Việt Nam
dân chủ cộng hoà, Phó chủ tịch và Nội các. Nội các có Thủ tướng, các Bộ trưởng, Thứ
trưởng. Có thể có Phó Thủ tướng.
3. Phân định các cơ quan thực hiện ba quyền: Lập pháp; Hành pháp và Tư pháp được quy
định lần đầu trong Hiến pháp năm 1992.

Sai, theo khoản 3, Điều 2, Hiến pháp năm 2013 thì quyền lực nhà nước là thống nhất, có sự
phân công, phối hợp, kiểm soát giữa các cơ quan nhà nước trong việc thực hiện các quyền
lập pháp, hành pháp, tư pháp.
4. Theo Hiến pháp năm 2013, Tòa án Nhân dân và Viện Kiểm sát Nhân dân là hai chủ thể
thực hiện quyền Tư pháp.

Sai, theo khoản 1, Điều 102, Hiến pháp năm 2013 thì Tòa án nhân dân là cơ quan xét xử của
nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, thực hiện quyền tư pháp.
5. Theo Hiến pháp năm 2013, công dân có quyền học tập.

Sai, theo Điều 39, Hiến pháp năm 2013 thì công dân có quyền và nghĩa vụ học tập.

---------------------------------
Ghi chú: Cán bộ coi thi không giải thích gì thêm
KT. TRƯỞNG KHOA TRƯỞNG BỘ MÔN GIẢNG VIÊN RA ĐỀ
PHÓ TRƯỞNG KHOA (Ký, ghi rõ họ tên) (Ký, ghi rõ họ tên)
(Ký, ghi rõ họ tên)

Trần Quyết Thắng

HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH QUỐC GIA ĐÁP ÁN – THANG ĐIỂM


KHOA NHÀ NƯỚC VÀ PHÁP LUẬT ĐỀ THI KẾT THÚC HỌC PHẦN
-------------------------- Luật Hiến pháp Việt Nam (Mã HP: SLF1002)

Số tín chỉ: 02
Đối tượng thi: Sinh viên học kỳ phụ đợt 2 PVMT
Bậc: Đại học; Hệ: Chính quy
Thời gian làm bài: 90 phút
Loại đề thi: Được sử dụng tài liệu
Hình thức thi: Thi viết

ĐỀ THI SỐ 01

Câu Đáp án Điểm


Câu 1 Anh/chị hãy trình bày hoàn cảnh ra đời và ý nghĩa của Hiến pháp năm 05 điểm
1946.
Ý1 Vừa mới ra đời, nước Việt Nam dân chủ cộng hòa ở vào một tình thế 0,5 điểm
“ngàn cân treo sợi tóc”. Vận mệnh của Tổ quốc, nền độc lập của dân
tộc vừa mới giành được đang đứng trước nguy cơ mất còn. Vì vậy,
ngày 3/9/1945, trong phiên họp đầu tiên của Chính phủ, Hồ Chủ tịch đã
xác định, một trong những nhiệm vụ cấp bách của Chính phủ là phải
xây dựng cho được một bản Hiến pháp. Người chỉ rõ: “Trước chúng ta
đã bị chế độ quân chủ chuyên chế cai trị, rồi đến chế độ thực dân không
kém phần chuyên chế, nên nước ta không có hiến pháp. Nhân dân ta
không được hưởng quyền tự do dân chủ. Chúng ta phải có một hiến
pháp dân chủ".
Ý2 Tháng 11/1945, bản Dự án Hiến pháp của nước Việt Nam dân chủ
cộng hòa đã được Chính phủ soạn thảo và được công bố để lấy ý kiến
các chính giới. Uỷ ban kiến quốc của Chính phủ cũng đã tự nghiên cứu 0,5 điểm

và đưa ra một Dự thảo Hiến pháp.


Ý3 Ngày 2/3/1946, tại kỳ họp thứ nhất, Quốc hội khóa I, Quốc hội đã bầu 0,5 điểm
Ban Dự thảo Hiến pháp gồm 11 người: Trần Duy Hưng, Tôn Quang
Phiệt, Đỗ Đức Dục, Cù Huy Cận, Nguyễn Đình Thi, Huỳnh Bá Nhung,
Trần Tấn Thọ, Nguyễn Cao Hách, Đào Hữu Dương, Phạm Gia Đỗ,
Nguyễn Thị Thục Viên.
Ý4 Nhiệm vụ của Ban là tiếp tục nghiên cứu Dự thảo Hiến pháp để phiên 0,5 điểm
họp sau đem trình trước Ban Thường trực để Ban Thường trực trình
Quốc hội. Căn cứ vào bản Dự án của Chính phủ và đối chiếu với bản
Dự thảo của Uỷ ban kiến quốc, tập hợp những kiến nghị phong phú của
toàn dân và tham khảo kinh nghiệm soạn Hiến pháp của các nước ở
châu á, châu Âu, Ban Dự thảo Hiến pháp của Quốc hội đã soạn thảo
một Dự án Hiến pháp để trình Quốc hội.
Ý5 Trong phiên họp ngày 29/10/1946, Ban Dự thảo Hiến pháp của Quốc 0,5 điểm
hội được mở rộng thêm 10 vị đại biểu cho các nhóm, đại biểu trung lập,
đại biểu Nam Bộ, đại biểu đồng bào dân tộc thiểu số để tham gia tu bổ
thêm bản Dự án.
Ý6 Tại kỳ họp thứ hai Quốc hội khóa I, từ ngày 28/10 đến ngày 9/11/1946, 0,5 điểm
lần đầu tiên Quốc hội Việt Nam thực hiện quyền lập hiến. Từ ngày
2/11/1946, Quốc hội bắt đầu thảo luận về Dự án Hiến pháp. Các đại
biểu của các nhóm đảng trong Quốc hội đã lần lượt phát biểu ý kiến.
Các vị đại biểu của các nhóm đều đã nêu ra những ưu điểm của Dự án
Hiến pháp, đóng góp thêm một số khía cạnh cụ thể và đi đến thống
nhất nội dung của Dự án. Sau nhiều buổi thảo luận và tranh luận sôi
nổi, sửa đổi, bổ sung cho từng điều cụ thể, ngày 9/11/1946, Quốc hội
đã biểu quyết thông qua Hiến pháp của nước Việt Nam dân chủ cộng
hòa, Hiến pháp 1946 với sự nhất trí của 240/242 đại biểu dự họp.
Ý7 Tuy bản Hiến pháp đã được thông qua, nhưng do hoàn cảnh chiến tranh 0,5 điểm
đang lan rộng, cho nên Quốc hội đã biểu quyết chưa ban hành Hiến
pháp bằng một sắc lệnh và chưa thi hành Hiến pháp ngay, việc bầu
Nghị viện nhân dân theo quy định của Hiến pháp chưa thể tổ chức
được.
Ý8 Quốc hội tiếp tục thảo luận để xác định nhiệm vụ của Ban Thường trực Quốc 0,5 điểm
hội và cuối cùng đã nhất trí giao cho Ban Thường trực Quốc hội phối hợp với
Chính phủ để quy định việc thi hành Hiến pháp. Trong thời kỳ chưa thi hành
Hiến pháp thì Chính phủ phải dựa vào những nguyên tắc đã định trong Hiến
pháp để ban hành các đạo luật.
Ý9 Phân tích ý nghĩa lịch sử của Hiến pháp năm 1946 0,5 điểm
Ý 10 Phân tích ý nghĩa chính trị của Hiến pháp năm 1946 và các giá trị ảnh hưởng 0,5 điểm
đến hoạt động lập hiến ở Việt Nam hiện nay.
Câu 2 Những khẳng định dưới đây là Đúng hay Sai? Tại sao? 05 điểm
1. Hiến pháp năm 1980 ghi nhận 02 thành phần kinh tế.
2. Thủ tướng đứng đầu Chính phủ là quy định xuyên suốt các bản Hiến
pháp Việt Nam.
3. Phân định các cơ quan thực hiện ba quyền: Lập pháp; Hành pháp và
Tư pháp được quy định lần đầu trong Hiến pháp năm 1992.
4. Theo Hiến pháp năm 2013, Tòa án Nhân dân và Viện Kiểm sát Nhân
dân là hai chủ thể thực hiện quyền Tư pháp.
5. Theo Hiến pháp năm 2013, công dân có quyền học tập.
1 - Nhận định Đúng. 0,5 điểm
- Vì: Theo Điều 18, Hiến pháp năm 1980 quy định hai thành phần kinh tế 0,5 điểm
gồm: thành phần kinh tế quốc doanh thuộc sở hữu toàn dân và thành phần
kinh tế hợp tác xã thuộc sở hữu tập thể của nhân dân lao động.
2 - Nhận định SAI 0,5 điểm
- Vì: Theo Điều 44, Hiến pháp năm 1946 quy định Chủ tịch nước đứng đầu 0,5 điểm
Chính phủ.
3 - Nhận định SAI. 0,5 điểm
- Vì: Sự phân định này lần đầu trong khoản 3, Điều 2 Hiến pháp năm 2013. 0,5 điểm
4 - Nhận định SAI. 0,5 điểm

- Vì: Theo khoản 1, Điều 102 Hiến pháp năm 2013, chỉ Tòa án Nhân dân mới 0,5 điểm
là chủ thể thực hiện quyền Tư pháp.
5 - Nhận định SAI. 0,5 điểm

- Vì: Theo Điều 39 Hiến pháp năm 2013, Công dân có quyền và nghĩa vụ học 0,5 điểm
tập.
KT. TRƯỞNG KHOA TRƯỞNG BỘ MÔN GIẢNG VIÊN RA ĐỀ
PHÓ TRƯỞNG KHOA (Ký, ghi rõ họ tên) (Ký, ghi rõ họ tên)
(Ký, ghi rõ họ tên)

Trần Quyết Thắng

You might also like