You are on page 1of 3

Cách thức thiết lập, địa vị, thẩm quyền của các nguyên thủ quốc gia Mỹ,

Anh,
Nhật thời cận hiện đại:
1. Cách thức thiết lập:
 Mỹ
+ Là công dân Hoa Kỳ
+ Từ 35 tuổi trở lên
+ Đã cư trú ở Hoa Kỳ trên 14 năm
+ Tổng thống được toàn dân bầu ra,nhưng theo đầu phiếu gián tiếp.
+ Trải qua 2 giai đoạn bầu cử: Sơ bộ và chính thức.
 Anh:
- Hoàng đế Anh được hình thành theo con đường thếtập, cha truyền
con nối ( hoàng đế truyền ngôi cho con trai, nếu không có con trai
thì truyền cho con gái). Người muốn lên ngôi hoàng đế phải là
người nghiêm túc, trong sạch, theo nếp sống “khuôn vàng thước
ngọc” của lễ giáo phong kiến.
 Nhật:
- Kế vị
2. Địa vị:
 Mỹ
- Tổng thống Mỹ lại làm việc theo nhiệm kỳ vớikỳ hạn là bốn năm và
không đương chức quá 2 nhiệm kì.
- Vừa là nguyên thủ quốc gia, vừa đứng đầu bộ máy Hành pháp.
 Anh
 Hoàng đế là nguyên thủ quốc gia nhưng hoàng đế chỉ nặng về vai trò
tượng trưng mọi hoạt động của hoàng đế chỉ nhằm một mục đích
chính thức hóa về mặt nhà nước các hoạt động của nghị viện và chính
phủ .
 Nhật:
- Chỉ có trách nhiệm đại diện quốc gia

3. Thẩm quyền:
 Mỹ
- Trên lĩnh vực hành pháp, nguyên thủ quốc gia có quyền bổ nhiệm các
quan chứccao cấp của cơ quan hành pháp. Ngoài ra, nguyên thủ quốc gia
có quyền thống lĩnh các lực lượng vũ trang, có quyền phong hàm cấp cho
các lực lượng vũ trang.
- Trong lĩnh vực lập pháp, nguyên thủ quốc gia có quyền tham gia vào quá
trình lập pháp, công bố với nhân dân những văn bản luật đã được thông
qua và có quyền phủ quyết các đạo luật.
- Trong lĩnh vực đối ngoại và an ninh quốc gia, Nguyên thủ quốc gia có
quyền thay mặt nhà nước về đối ngoại, có quyền bổ nhiệm các đại sứ, đại
diện ngoại giao, triệu hồi các đạisứ, tiếp nhận ủy nhiệm thư của đại diện
ngoại giao nước ngoài, quyết định phong hàm cấp ngoại giao, tiếp đại sứ,
đặc mệnh toàn quyền nước ngoài, tiến hành đám phán, kí kết các hiệp
ước, hiệp định quốc tế.
- Trong lĩnh vực tư pháp, nguyên thủ quốc gia có quyền bổ nhiệm, miễn
nhiệm cácthẩm phán tòa án tối cao, một số thẩm phán tòa án địa phương,
có quyền ân xá giảm hình phạt,thay đổi lời buộc tội. Ngoài ra nguyên thủ
quốc gia còn có quyền ban thưởng huân, huy chương,danh hiệu vinh dự
Nhà nước.
- Trong những trường hợp đặc biệt khác. Nguyên thủ quốc gia được trao
những quyền đặc biệt trong trường hợp đặc biệt để duy trì sự tồn tại và
trật tự quốc gia khi lãnh thổ hoặc chủ quyền quốc gia bị đe dọa. Đó là
quyền nguyên thủ quốc gia được tuyên bố tình trạng khẩn cấp, tình trạng
chiến tranh.
 Anh:
- Hoàng đế không có thực quyền và đúng như câu ngạn ngữ nhà vua trị vì
nhưng không cai trị.
- Hoàng đế là một quan trọng nhưng hoạt động này rất hình thức hoàng đế
có chức năng tập trung cho sự thống nhất và vững bền của dân tộc tượng
trưng cho quốc gia đại diện cho xứ sở người lãnh đạo nhà thờ anh ,là
trung điểm của lòng ái quốc. khi có chiến tranh xảy ra thì hoàng đế sẽ là
người đứng lên để kêu gọi quần chúng đứng lên bảo vệ dân tộc
- Hoàng đế không chịu trách nhiệm thị trường bất cứ vấn đề gì của nhà
nước cũng như không phải chịu trách nhiệm trước Nghị viện và ngược lại
- Mọi quyết định của hoàng đế chỉ có hiệu lực thực thi khi có chữ ký kèm
theo của thủ tướng
 Nhật:
- Thay mặt nhân dân thực hiện các quyền như trong điều 7 Hiến pháp:
Dưới sự đồng ý của Nội các, Hoàng đế thay mặt nhân dân thực hiện
+ban hành các tu chính án Hiến pháp, đạo luật, sắc lệnh của Nội các
và hiệp ước
+triệu tập Quốc hội
+giải tán Hạ nghị viện
+tuyên bố kết quả cuộc tổng tuyển cử Quốc hội
+bổ nhiệm hay bãi miễn các Bộ trưởng, các viên chức theo pháp luật
hiện hành
+thực hiện ân xá, giảm án, hoãn thi hành án, khôi phục quyền công
dân
+trao huân chương
+đại diện quốc gia trong các buổi lễ quan trọng
+tiếp đón các Bộ trưởng và đại sứ quốc tế
- Mọi hoạt động liên quan đến Nhà nước của Hoàng đế đều phải thông
qua Nội các (Chính phủ), Hoàng đế không đc tự quyết định bất cứ vấn
đề gì liên quan đến quyền lực nhà nước
- Hoàng đế được quyền bổ nhiệm Thủ tướng theo đề nghị của Quốc
hội, bổ nhiệm thẩm phán đứng đầu tòa án tối cao theo đề nghị của nội
các.

You might also like