You are on page 1of 4

THAM KHẢO

ĐỀ THI CUỐI KỲ I (2022-2023)

Câu 1: Những câu nhận định sau đây đúng hay sai và giải thích tại
sao?
1. Bất kể là nhiệm vụ nào của nhà nước thì cũng cần được thực hiện
bởi tất cả các cơ quan trong bộ máy nhà nước (BMNN).
- Sai.
- Không phải tất cả các nhiệm vụ của nhà nước đều cần được thực hiện
bởi tất cả các CQ trong BMNN. Mỗi CQNN có nhiệm vụ, chức năng
riêng phù hợp với vai trò của cơ quan đó. Các nhiệm vụ trong các lĩnh
vực khác nhau sẽ được phân loại riêng và được chuyển giao cho CQNN
có thẩm quyền phù hợp để thực hiện nhiệm vụ đó nhằm tham gia thực
hiện CN, NV, mục tiêu chung của cả BMNN.

2. Trong hình thức chính thể quân chủ, người đứng đầu nhà nước là
người có quyền nắm giữ cả 3 quyền lực: quyền lập pháp, hành pháp
và tư pháp.
- Sai.
- Hình thức chính thể quân chủ được chia thành 2 loại: chính thể quân
chủ tuyệt đối và chính thể quân chủ hạn chế.
+ Chính thể quân chủ tuyệt đối: Vua giữ vai trò nguyên thủ quốc
gia nắm giữ quyền lực tối cao một cách tuyệt đối, vô hạn trong 3 lĩnh vực
lập pháp, hành pháp và tư pháp. VD: Nhà vua phong kiến Pháp, Trung
Quốc, Sa Hoàng Nga,...
+ Chính thể quân chủ hạn chế: là hình thức chính thể quyền lực
của nhà vua bị hạn chế bởi các thiết chế quyền lực khác trong tổ chức
BMNN.

3. Giả định của quy phạm pháp luật (QPPL) nêu lên hoàn cảnh, điều
kiện xảy ra trong thực tế đời sống, xác định phạm vi tác động của
pháp luật.
- Đúng.
- Khái niệm của giả định: Là một bộ phận của QPPL nêu lên những
điều kiện, hoàn cảnh (thời gian, địa điểm,…) có thể xảy ra trong thực tế
cuộc sống và cá nhân hay tổ chức khi ở vào những hoàn cảnh, điều kiện
đó phải chịu sự tác động của QPPL.
- Vai trò của giả định: xác định phạm vi tác động của pháp luật

4. Việc đảm bảo tính ổn định của hệ thống pháp luật (HTPL) đòi hỏi
số lượng các ngành luật phải không có sự thay đổi.
- Sai.
- Số lượng ngành luật có thể có sự thay đổi trong phạm vi nhất định để
đảm bảo tính ổn định của HTPL vì việc phân định các ngành luật của
HTPL mang tính chất tương đối:
+ Các QHXH luôn thay đổi
+ Mỗi lĩnh vực QHXH có thể do nhiều ngành luật điều chỉnh và
ngược lại một ngành luật có thể điều chỉnh nhiều lĩnh vực QHXH
+ Quan điểm, nhận thức và truyền thống pháp lý của mỗi quốc gia
khác nhau thì việc phân chia cũng khác nhau.
+ Sự phân chia các ngành luật trong HTPL dù dựa trên tính chất
của lĩnh vực QHXH mang tính khách quan như thế nào thì sự tăng giảm,
tách nhập các ngành luật chắc chắn bị chi phối bởi yếu tố chủ quan của
nhà lập pháp.
5. Nhà nước chỉ có thể thực hiện pháp luật dưới hình thức áp dụng
pháp luật.
- Sai.
- Ngoài hình thức của hoạt động áp dụng pháp luật là văn bản áp dụng
pháp luật, NN còn có thể thực hiện pháp luật dưới hình thức văn bản quy
phạm pháp luật.
Phân biệt VB áp dụng PL >< VB quy phạm pháp luật
VBQPPL: thường chứa các quy định rộng rãi, có tính bao quát, thiết lập
khung pháp lý.
VBADPL: thường có tính hướng dẫn chi tiết, cụ thể để cá nhân, tổ chức
dễ dàng hiểu và áp dụng.
Khi ban hành VBADPL, CQNN phải soi chiếu vào VBQPPL để đảm bảo
sự tương quan và tránh sự chồng chéo lẫn nhau. Điều quan trọng là
VBADPL phải thể hiện tinh thần nhất quán của VBQPPL.
6. Động cơ là yếu tố không thể thiếu trong mặt chủ quan của vi phạm
pháp luật.
-

Câu 2: Tự luận
1. Cho ví dụ về một CQNN và phân biệt CQNN đó với một tổ chức xã
hội khác thông qua các đặc điểm của CQNN.
2. Hãy cho ví dụ về 2 trường hợp loại trừ lỗi của chủ thể thực hiện hành
vi trái pháp luật và phân tích ý nghĩa của lỗi trong cấu thành của vi phạm
pháp luật.

ĐỀ 01
PHẦN I
Những câu nhận định sau đây đúng hay sai và giải thích tại sao?
1. Nhà nước có hình thức chính thể quân chủ tuyệt đối thì không tồn
tại chế độ chính trị
- Đúng.
- Hình thức chính thể quân chủ tuyệt đối (quân chủ chuyên chế): Nhà vua
giữ vai trò nguyên thủ quốc gia nắm giữ quyền lực tối cao một cách tuyệt
đối, vô hạn trong 3 lĩnh vực lập pháp, hành pháp và tư pháp. Các quốc gia
theo chính thể quân chủ tuyệt đối ko thiết lập HP, ko có bất kỳ thiết
chế chính trị hay quy định nào của PL hạn chế quyền lực của nhà vua.
2. Nhà nước liên bang là xu hướng phát triển tất yếu của hình thức
cấu trúc nhà nước trong xã hội hiện đại, tiến bộ.
- Đúng.
- Trên thế giới, các nhà lập quốc Hoa Kỳ lựa chọn mô hình NN liên bang
nhằm xây dựng hệ thống phi tập trung và giới hạn quyền lực để bảo vệ xã
hội đa nguyên và tự do.
- Vì sao là xu hướng phát triển tất yếu? Vì mọi NN đều yêu cầu phải
được bảo đảm MQH giữa chủ quyền quốc gia và quyền tự chủ của chính
quyền cấp dưới; bảo đảm sự thống nhất và khác biệt; bảo đảm yêu cầu
hiệu quả trong quản lý và yêu cầu tự do, dân chủ.
- NNLB vừa đảm bảo sự quản lý thống nhất của NN nhưng vẫn đảm bảo
quyền của quốc gia thành viên, bảm đảm sự tự do cá nhân, sự đa dạng
của xã hội. -> Đây là yếu tố công nhận mô hình liên bang này là khuynh
hướng phát triển tất yếu của cấu trúc NN trong xã hội hiện đại, tiến bộ.

3. Một người vi phạm pháp luật có thể đồng thời chịu nhiều loại
trách nhiệm pháp lý.
- Đúng.

4. Bộ phận chế tài trong quy phạm pháp luật chính là cưỡng chế nhà
nước.
5. Tính sáng tạo được thể hiện trong tất cả các giai đoạn của quá
trình áp dụng pháp luật.

PHẦN II.
1 - Hãy xây dựng quan hệ pháp luật phát sinh dựa trên sự kiện pháp
lý sau:
a) Sự kiện pháp lý là một sự biến pháp lý
b) Sự kiện pháp lý là một hành vi pháp lý dưới dạng hành động
Sau đó phân tích thành phần QHPL trong các QHPL đã xây dựng ở trên.
2 - Em hãy phân tích và nêu quan điểm của mình về nguyên tắc phân
quyền trong tổ chức BMNN qua tình huống sau đây:
“Hạ viện Mỹ ngày 13/1/2021 đã bỏ phiếu thông qua nghị quyết
luận tội tổng thống Donald Trump với cáo buộc “kích động nổi dậy” liên
quan đến cuộc bạo luận chết người làm rung chuyển đổi Capitol ở
Washington DC vào ngày 6/1/2021” (theo cand.com.vn truy cập ngày
18/1/2021).

You might also like